Trang

5 tháng 2, 2015

Cán bộ nhận quà tết, lỗi tại dân?

(Người Việt) - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng kêu gọi: “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi”.

a
Người dân phát hiện cán bộ nhận quà tết phải gọi điện báo ngay...(Ảnh minh họa) 
Mấy hôm nay, Tết Ất Mùi đã gần kề, đường sá đông đúc, ở Hà Nội đi đến đâu cũng tắc đường. Có người nói vui: “Các công chức, cán bộ địa phương về đi lễ tết thủ đô khiến tắc cả đường”.
Ấy là nói vui thế thôi. Chứ ai rảnh rỗi tới mức ngồi đếm biển số xe trên đường xem xe nào xe địa phương, xe nào xe trung ương, có mà đếm cả ngày hoa mắt cũng không hết. Về chuyện quà tết biếu xén nhau mỗi dịp tết đến xuân về, năm nay, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng đã đưa ra lời kêu gọi: “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 080.48228”.
Trên mặt báo, ông Cục trưởng khẳng định: “Chúng tôi luôn khuyến khích người dân phát giác việc cán bộ, công chức, viên chức tặng quà hoặc nhận quà Tết trái quy định. Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà, tặng quà trái quy định thì hãy phản ánh ngay tới cơ quan chúng tôi. Nếu có kèm theo những bằng chứng nữa thì việc xác minh, xử lý của chúng tôi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.
Chết nỗi, sao dạo này các bác cán bộ lại gửi trọn niềm tin nơi dân chúng em nhiều thế nhỉ. Còn nhớ năm 2012, chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đưa ra đề nghị: “Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”.
Bây giờ lại đến lượt lãnh đạo Cục Chống tham nhũng cũng tin tưởng và giao cho người dân một trọng trách vô cùng nặng nề: Phát hiện cán bộ, công chức tặng quà hoặc nhận quà trái quy định, gọi điện thoại cấp báo ngay.
Cơ khổ, nói thì dễ thế đấy, đề cao và tin tưởng vai trò quần chúng tố giác tội phạm thật đấy. Nhưng ông Cục trưởng cứ nghĩ mà xem. Việc này khó hơn lên trời. Xưa nay thiên hạ tặng quà biếu xén nhau, cốt là để đền ơn hay nhờ vả kiểu “bánh ít đi bánh quy lại”, người ta phải làm kín đáo, thậm chí là bí mật như hoạt động tình báo. Dân nào được vào chốn ấy mà bắt quả tang hay phát hiện giúp cơ quan chức năng?
Dân nào trèo vào được những cơ quan công quyền đồ sộ hoành tráng có người canh gác? Dân nào trèo vào được mà rình rập những biệt thự bề thế của cán bộ chức trọng quyền cao để biết xem ai tặng gì, giờ nào ngày nào, quà nặng hay nhẹ, quà nhỏ hay to mà báo cáo với Cục Chống tham nhũng.
Dân gian có câu: “Ai biết ma ăn cỗ”. Thành ra các bác nói cứ nói cho vui thế thôi, làm được theo yêu cầu của các bác, dân chúng em cứ gọi là “bó toàn thân toàn tập”.
Lại nữa, ông Cục trưởng bảo phát hiện người nhận hay tặng quà tết trái quy định là  phải báo ngay. Ô hay, thế đúng quy định là như thế nào thì cũng phải công bố rõ ràng công khai cho dân biết. Chẳng hạn cấp nào được nhận hộp mứt tết, cấp nào được nhận hộp chè, chai rượu, con gà, gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh… Cứ y như tem phiếu thực phẩm thời bao cấp hồi xưa, công bố rõ ràng minh bạch hết cả ra để dân còn biết đường theo dõi.
Còn cứ kêu gọi chung chung thế này, e lại giống chuyện cười thời xưa. Chuyện kể ông quan huyện nọ, ngoài mặt thì dặn vợ không được nhận quà, đến khi vợ trót nhận một con chuột bằng vàng (vì ông huyện tuổi Tý) thì bèn gầm lên: “Bà dốt thế, sao không bảo tôi tuổi Sửu?”
Khi tham nhũng đã khó bề chữa trị, đã thành bệnh nặng mà nguy nhất là chính bệnh nhân chẳng hề muốn chữa thật tâm, cứ thích…ủ bệnh, nuôi bệnh thì tất cả những biện pháp hô hào tuyên truyền chung quy cũng chỉ là hình thức.
Sao chuyện quà tết với một bộ phận công chức cán bộ lại nặng nề đến thế, lại phải có quy định, để đến mức hễ ai nhận quà, tặng quà trái quy định, dân phải cấp báo với Cục Chống tham nhũng? Phải chăng vì ai cũng biết, mỗi dịp tết nhất là một dịp để các vị đền ơn biếu xén nhờ vả nhau. Có người nói “mùa xuân cũng là mùa thu” là vậy.  Cái “mùa thu” này cũng nhiều vàng lá chẳng kém “mùa thu lá vàng bay” kia là mấy.
Nghĩ đến lại thương các thầy cô giáo đang bám bản ở vùng cao, mỗi năm nói đến chuyện thưởng tết lại chạnh lòng muốn khóc. Quà tết của thầy cô là chai nước mắm, chai dầu ăn, gói mì chính, có nơi còn chẳng có gì.
Nghĩ lại thương những phận đời công nhân, quà tết là món nợ lương của công ty, lao đao không có cả tiền về quê ăn tết. Những người ấy, bảo họ nếu thấy cán bộ công chức nhận quà trái quy định phải báo cho Cục Chống tham nhũng, thật quá đỗi xót xa.
Thôi thì các bác cứ tuyên bố thế thôi, sức mấy mà dân chúng em làm theo được. Mà đã không làm theo được thì cũng đừng trách cứ ai nữa hết. Cán bộ, công chức nhận quà tặng trái quy định là lỗi tại dân. Ai bảo dân không đi mà thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ?
Bà con nào theo đạo Thiên Chúa hẳn đều biết một nghi thức sám hối, khi giáo dân phải đấm tay vào ngực mà xưng tội: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Cán bộ có hư cũng là lỗi tại dân. Chứ không thể nào khác được.
  • Mi An

Đường phố Hà Nội những ngày 'chỗ nào cũng tắc'

 - Những ngày cuối năm, đường phố Hà Nội chỗ nào cũng tắc. Những con đường chỉ ùn tắc vào giờ cao điểm thì vào những ngày này cũng ùn ứ mọi lúc. Những 'điểm nóng' về giao thông thì tắc dài, kẹt cứng các phương tiện giao thông.

Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Mặt cắt ngang đường Nguyễn Trãi được chia nhỏ, quây tôn để phục vụ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nên tắc đường kéo dài
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Xuân Thủy – Cầu Giấy cũng đang thi công tuyến đường sắt đô thị nên diện tích mặt đường dành cho các phương tiện tham gia giao thông rất nhỏ hẹp
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Lê Văn Lương và Lê Văn Lương kéo dài mất độ các phương tiện tham gia giao thông rất đông
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Ngã tư Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch vào giờ cao điểm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
 Hầm chui Kim Liên mật độ các phương tiện rất cao vào các khung giờ cao điểm sáng và chiều
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Phạm Văn Đồng, các phương tiện đi lên cả vỉa hè dành cho người đi bộ
 Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Huỳnh Thúc Kháng lúc nào cũng ùn tắc - Ảnh: Anh Dũng
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Bưởi ngày cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Nghi Tàm chung số phận - Ảnh: Anh Dũng
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Xe khách đón trả khách không đúng nơi quy định dẫn đến tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng đoạn trước cổng ĐH Ngoại ngữ
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Phạm Văn Đồng kẹt cứng các phương tiện tham gia giao thông những ngày cuối năm
P.Hải - A.Dũng

4 tháng 2, 2015

Internet Việt Nam chậm gần nhất khu vực?

Tháng trước, một báo cáo của Akamai về Thực trạng Internet toàn cầu quý III/2014 tuyên bố, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Internet Việt Nam đứng áp chót bảng xếp hạng về mọi tiêu chí, từ tốc độ kết nối trung bình đến kết nối băng rộng tốc độ cao.

Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận trong nước, bởi Việt Nam chỉ xếp trên duy nhất hai nước là Philippines và Ấn Độ về tốc độ kết nối trung bình (2,5 Mbps). Tốc độ kết nối cao nhất của Việt Nam chỉ có 16 Mbps, xếp trên duy nhất Ấn Độ. Đối với kết nối băng rộng tốc độ cao (trên 10 Mbps), với việc cùng có tỉ lệ sử dụng chưa đến 1%, Việt Nam và Philippines chia nhau đứng chót bảng. Ở hạng mục tốc độ kết nối trên di động, Việt Nam một lần nữa đứng cuối bảng với tốc độ trung bình 1,1 Mbps.
chất lượng Internet, Bộ TT&TT, Akamai
Có thật Internet Việt Nam chậm gần nhất khu vực?
Tuy nhiên, một số chuyên gia công nghệ và Internet trong nước tỏ ra hoài nghi về cơ sở để Akamai đưa ra những con số này.
Tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 1/2015 của Bộ TT&TT mới đây, Thứ trưởng Lê Nam Thắng đã chính thức có phản hồi về kết luận của Akamai. Theo Thứ trưởng, có thể các hãng nghiên cứu nước ngoài có cách tiếp cận khác nên dẫn đến sự khác biệt trong kết quả đo kiểm, hơn nữa việc cáp AAG nhiều lần gặp sự cố trong một năm qua cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ.
Chính vì vậy, Thứ trưởng giao Cục Viễn thông phối hợp cùng VNNIC và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại chất lượng, tốc độ dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet trong nước. Đáng chú ý, sau khi có kết quả, Cục Viễn thông sẽ phải công bố số liệu chính thức để truyền thông, giới công nghệ trong nước có nguồn đối chứng, tham chiếu từ một "đơn vị chính thống".
Bên cạnh đó, thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng đã có nhiều kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ Internet theo tuyến cáp mới, thay thế tuyến cáp AAG thường xuyên xảy ra sự cố. Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Viễn thông kiểm tra tình hình thực tế, tổng hợp và báo cáo lại Bộ trong thời gian sớm nhất.
T.C

3 tháng 2, 2015

EVN đang 'đốt' tiền vào đâu?

Mối lo EVN...phá sản: 

(Doanh nghiệp) - Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN chỉ rõ EVN đang lãng phí tiền chủ yếu vào đâu và cần làm gì để hạn chế tăng giá điện.

Chi phí đầu tư xây dựng quá lớn!
Theo ông Trần Viết Ngãi, người am hiểu hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ trước tới nay, hoạt động tài chính của EVN chưa tốt, tỷ suất lợi nhuận thấp. Hàng năm, EVN lỗ nhiều hơn lãi, lỗ luỹ kế năm 2014 lên tới 16.800 tỷ đồng.
"Điều đó chứng tỏ EVN không có vốn, trong khi đó gánh nặng đầu tư của EVN quá cao. Bình quân mỗi năm EVN đầu tư trên 130.000 tỷ cho phát triển nhà máy điện, hệ thống lưới điện, điện nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa, nâng cấp, sửa chữa... Lượng tiền đầu tư rất lớn trong khi Chính phủ không thể bỏ ngân sách ra được nên EVN phải đi vay.
Dù vay trong nước hay nước ngoài đều là vay thương mại chứ không có ưu đãi và các tổ chức tín dụng luôn buộc EVN phải có vốn đối ứng. Thông thường, tỷ lệ vốn đối ứng là 30%, trừ một số nước hoặc nhà đầu tư ODA có thể thấp hơn. Bởi vậy, hàng năm EVN phải có trong tay vài chục nghìn tỷ để làm vốn đối ứng, mà đó chưa phải là cho tất cả các dự án".
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam dẫn chứng, riêng dự án nhiệt điện Vĩnh Tân công suất 1.200 MW, EVN đã phải vay 2 tỷ USD, trong đó vốn đối ứng đã mất khoảng 600 triệu USD.
"Hàng chục dự án như thế đẩy khoản tiền đối ứng lên rất nhiều và EVN chỉ có cách đưa lợi nhuận ra. Trong khi đó, lợi nhuận hàng năm của EVN rất  thấp, không những thế lỗ còn chưa trả hết", ông cho biết.
Người dân đến đóng tiền ở Công ty Điện lực Sài Gòn, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ
Người dân đến đóng tiền ở Công ty Điện lực Sài Gòn, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ
Để giảm tốc độ cũng như mức độ tăng giá điện, theo ông Ngãi, mục tiêu số 1 của EVN phải là giảm chi phí, tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ cần EVN giảm được 10% chi phí đầu tư xây dựng tập đoàn này sẽ tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng.
Làm được điều này, ông Trần Viết Ngãi cho rằng, EVN phải căn cơ trong tất cả các khâu, từ khâu khảo sát, thăm dò địa chất, quy hoạch, lập thiết kế cho tới quá trình quản lý đầu tư, đầu tư xây dựng, lập tổng dự toán, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu... 
"Còn cứ vung tay quá trán, mỗi dự án năm, bảy nghìn tỷ thường xuyên như vậy là rất nguy hiểm. Làm tốt được cái này, EVN sẽ giảm gánh nặng cho Nhà nước, giảm mối lo về thiếu vốn đi rất nhiều".
Quá nhiều người
Một điểm khác mà Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng cho rằng EVN đã "đốt" quá nhiều tiền vào đó là chi phí cho bộ máy nhân sự khổng lồ của tập đoàn này.
Ông chỉ rõ: "Hiện nay số người của EVN quá lớn. Hệ thống điện có tổng công suất nguồn 34.000 MW, ấy là đã cộng cả dầu khí, sông Đà, TKV, còn EVN chỉ quản lý hơn 20.000 MW nhưng lượng người của tập đoàn lên tới 110.000 người. Trong đó, riêng khối điện lực (khối 5 tổng công ty điện lực - PV) đã chiếm khoảng 70.000 người".
Ngay cả người đi thu tiền điện, đo đếm công tơ, sửa chữa sự cố, nhất là cấp điện áp  thấp của EVN, theo ông Ngãi, "EVN có nhiều lắm", chưa kể lượng người vận hành trong các nhà máy.
Bởi thế, ông cho rằng, điểm mấu chốt là phải tập trung tinh giản bộ máy, sắp xếp lại nhân sự cho hợp lý hơn.
"EVN phải lắp đặt các công tơ điện tử cung cấp thông tin về trung tâm, chỉ cần ngồi đó cũng biết các chỉ số công tơ của từng hộ gia đình trong hàng tháng, dùng điện tử, bưu điện để cập nhật, thanh toán tiền điện. EVN cứ giật gấu vá vai, tính  toán không hợp lý khiến suốt ngày xảy ra sự cố, kéo theo lượng người đi sửa chữa quá đông.
Tốt nhất là EVN hãy củng cố một lượt cho thật tốt, đảm bảo 5-7 năm cũng không phải sửa chữa, thay thế. Ví dụ, tăng tiết diện dây lên từ 20cm2 lên 30-40cm2 để khi phụ tải tăng cũng không cần thay. Hay aptomat, cầu chì... cũng phải tính toán tuổi thọ sao cho được 5-10 năm, còn như bây giờ cứ chạy sửa suốt. EVN bớt người trong các nhà máy đi, điện tự dùng trong nhà máy cũng hạn chế. Các chi phí cho quảng cáo, báo chí, đối nội, đối ngoại... giảm càng nhiều càng tốt".
Ông Ngãi nhấn mạnh, EVN cần tiết kiệm trong tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, vận hành, quản lý, tiền lương, giảm tổn thất điện năng, sử dụng các thiết bị tiêu hao năng lượng thấp... "Những cái này không nhiều nhưng cần thiết, quan trọng nhất vẫn là việc EVN phải giảm chi phí trong đầu tư xây dựng. Đây mới chính là con voi mà một khi đã làm được thì EVN không cần phải tăng giá điện nhiều nữa, chỉ cần lãi mức độ nào đó để có vốn đối ứng đi vay là được".
Một số giải pháp khác được ông Ngãi đề cập nhằm hạn chế tăng giá điện là trong quá trình tái cơ cấu ngành điện phải cổ phần hoá các tổng công ty phát điện (Genco), Nhà nước chỉ chiếm cổ phần chi phối, còn lại bán ra để thu tiền về đầu tư. Cần có cơ chế đặc biệt, thậm chí là giá đặc biệt đối với những ngành tiêu  thụ nhiều điện năng như xi măng, sắt thép... để giảm tiêu hao năng lượng.
Nhắc lại khoản lỗ "khủng" của EVN, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do biến động của các nhiên liệu đầu vào như giá than, giá khí, giá dầu (riêng thuỷ điện EVN không lỗ) và giá sản xuất của EVN vẫn cao hơn giá bán. 
"Giá dầu giảm mạnh nhưng tỷ lệ các nhà áy điện chạy dầu của EVN không nhiều, chỉ có Ô Môn, Trà Nóc, trong khi tỷ lệ các nhà máy nhiệt điện than, khí vẫn là chủ yếu. Nhưng giá khí không giảm, giá than thì theo giá thị trường. Giá than tại Việt Nam hiện vẫn đang là 1,3-1,4 triệu đồng/tấn, nếu có giảm theo giá thế giới cũng không đáng kể".
Bởi vậy, với gánh nặng đầu tư quá lớn, ông Trần Viết Ngãi quả quyết, chỉ có một con đường duy nhất là tăng giá điện và với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì chỉ chịu đựng được mức tăng 10% đổ lại. Chỉ khi nào công suất đạt yêu cầu ổn định cao, thừa điện, tốc độ đầu tư giảm thì mới có thể tính chuyện giảm giá điện.
"Với cơ cấu, tổ chức hiện nay thì EVN còn phải tăng giá điện. Còn tăng mức độ nào thì phải cân đối. Bộ Công thương cũng đã yêu cầu EVN phải tính toán, công khai giá thành sản xuất, giá bán", ông nói.
  • Thành Luân

Nở rộ những phát ngôn văng mạng của “quan”...

Đăng Bởi  - 

phat ngon cua can bo
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, sai phạm trong công tác thiết kế bản vẽ thi công làm tăng 1,36 tỷ đồng.


Một ông quan thanh tra của Bộ GTVT, bỗng dưng nổi hứng lên tuyên bố rằng dự án chục tỷ, sai sót, thất thoát một tỷ là… TỐT rồi (Đất Việt, 14:33, 28.1.2015). Một ông là cán bộ tuyên giáo ngay giữa thủ đô – tuyên bố khơi khơi rằng ngày tết, bắn pháo hoa là để giúp cho người nghèo QUÊN đi cái khó, cái nghèo (Đất Việt,19:03, 27.1.2015). Một chị là Biên tập viên của Đài Truyền hình Quốc gia, “tự nhiên’ cho rằng nghệ sĩ Thanh Nga tự sát, “nên” (người nghe chắc chắn sẽ hiểu là tự sát cũng được đặt tên đường) sắp tới sẽ đặt tên đường ở TP HCM…

Một tuần mà có đến 3 dẫn chứng điển hình thì rõ ràng, người dân không choáng, không thất kinh mới là chuyện lạ.
Một trong những thói xấu của người Việt là hay nói to ở chốn đông người. Có thể do không biết kiềm chế, điều tiết âm lượng vừa phải; cũng có thể do cái tôi lớn quá, thích ra vẻ ta đây quá… Không ít bè bạn quốc tế phàn nàn về cái lối vừa thiếu văn hóa, vừa kém tôn trọng người khác của không ít người Việt. Thế nhưng, nếu so với cách phát ngôn văng mạng của quan chức trong mấy ngày gần đây thì nói to (nhưng không sai) ở chỗ đông người, chẳng là cái gì khi so với sự ngoa ngôn, sàm ngôn của các bậc chức sắc… 
Đài truyền hình và cán bộ tuyên giáo chắc chắn thuộc về ‘đẳng cấp’ nói năng chuẩn mực vì nghề của họ là nghề nói mà. Còn Bộ GTVT chắc chắn là cơ quan nắm trong tay rất nhiều tiền của, chẳng hạn, mùa mưa bão, ai biết được bao nhiêu tấn đất cát bị bão lũ cuốn trôi? Vì có nhiều tiền dân, của nước nên đội vốn 300 triệu USD thì coi là ‘mới điều chỉnh một tỷ’, còn sai phạm khoản tiền đủ cho 1.000 sinh viên sống trong một tháng thì cho là chuyện.. tốt đẹp?
Đừng nói là nhầm lẫn hay lỡ lời bởi cha ông có dặn rồi: Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói để… lừa lẫn nhau.
Xin hỏi các quan, nếu như bắn pháo hoa để cho dân quên cơ cực, bần hàn thì cái sự quên ấy kéo dài mấy phút hay mấy chục phút?
Chẳng lẽ cả một cách làm, quan điểm mà chỉ nhằm xoa dịu nỗi đau có mươi lăm phút thôi sao? Tiền tỷ với các ngành nắm trong tay hàng trăm ngàn tỷ dĩ nhiên là chuyện nhỏ nhưng thất thoát, sai phạm mà cứ coi là tốt thì đến bao giờ đất nước mới khá lên?
BTV một đài truyền hình cũng không thể biện minh vì cái lỗi (cứ cho là lỡ ấy) phạm phải là rất nghiêm trọng. Đặt tên đường phố chưa bao giờ là chuyện nhỏ. Nó là văn hóa, là chính trị, là sự tôn vinh, trân trọng những đóng góp to lớn của người đã khuất, nên sẽ chẳng bao giờ có chuyện đã tự sát lại còn vinh danh.
Cái nguyên tắc tối giản của phổ văn hóa (tạm coi là thế), đó là, phải có cái nền cơ bản về văn hóa mới có quyền ‘thay mặt’ đất nước, chính quyền để phát ngôn. Nguyên tắc đó không cho phép bất kỳ một ai nhầm lẫn. Chẳng hề vô cớ khi cha ông xưa đã minh triết bốn cái cần phải học trong cuộc đời là, học ăn, học nói, học gói, học mở. Trong vòng mấy tháng gần đây, VTV sai, lẫn lung tung là điều khó chấp nhận. Chưa thấy quan chức nào bị ảnh hưởng; chẳng lẽ cứ đổ riết cho ‘cậu đánh máy’ hết năm này qua năm khác?
Mùa xuân đang đến, tết nhất đã cận kề, xin các vị quan chức đừng làm người dân buồn phiền thêm nữa bởi vô số kiểu ngoa ngôn, lộng ngôn, sàm ngôn, cay đắng ngôn….
Không có những chuyện ấy cuộc sống cũng phức tạp, vất vả lắm rồi. Xin các vị hãy coi trọng hơn một chút tiền thuế của dân, hiểu đúng hơn một chút cái khó, cái khổ của người nghèo và biết thêm một chút về kiến thức để dễ bề ăn nói cho dân hiểu, dân tin…
Hà Văn Thịnh
Tags : cán bộ, văn hóa, ngoa ngôn, thói xấu, quan chức, dân, học ăn học nói, Hà Văn Thịnh

Thời sự trong ngày: Bí thư huyện cán chết 3 người

- Bác đề xuất tăng gần 200% thuế ôtô; Bí thư Huyện ủy cầm lái chiếc xe gây tai nạn làm 3 người chết; Tết Nguyên Đán, miền Bắc sẽ mưa rét; Tạm giữ 5 “ông chú Viettel” lừa đảo hơn 500 triệu;30 gương mặt nổi bật nhất dưới 30 tuổi tại Việt Nam; Hà Hồ vẫn là vợ Cường đôla... là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 3/2.

BÁC ĐỀ XUẤT TĂNG GẦN 200% THUẾ ÔTÔ
Do Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa mới được Quốc hội thông qua, hiệu lực từ 1/1/2016, nên trước mắt, Chính phủ sẽ không điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô nhưng sẽ ban hành lộ trình giảm sắc thuế này sau mỗi 3 năm.
Xem chi tiết tại đây.
TẾT NGUYÊN ĐÁN, MIỀN BẮC SẼ MƯA RÉT
Những ngày trước Tết, miền Bắc sẽ đón nắng ấm, trời ít mưa. Tuy nhiên từ 30 Tết, các tỉnh phía Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh khiến trời rét, kèm mưa nhỏ.
Đọc tiếp tại đây.
BÍ THƯ HUYỆN ỦY CẦM LÁI CHIẾC XE GÂY TAI NẠN LÀM 3 NGƯỜI CHẾT
thời sự trong ngày, Bí thư huyện, tai nạn, thuế ô tô, ông chú, Viettel, Tết Nguyên Đán, chú rể, tân hôn
Chiếc xe ô tô do Bí thư Huyên ủy Hà Quảng điều khiển gây tai nạn
Đại tá Nguyễn Hữu Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng, cho biết, ông Lãnh Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng) là người trực tiếp cầm lái gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết 3 người vào ngày 30/1 tại xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng.
TẠM GIỮ 5 “ÔNG CHÚ VIETTEL” LỪA ĐẢO HƠN 500 TRIỆU
Đội thương mại điện tử, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) - Công an Hà Nội cho biết, vừa tạm giữ 5 vụ “ông chú Viettel” lừa đảo khách hàng hơn 500 triệu đồng.
Đọc tin tại đây.
LỘ DIỆN NGHI CAN GIẾT CHÚ RỂ SAU ĐÊM TÂN HÔN Ở HẢI PHÒNG
Nghi can chính trong vụ án được công an xác định là sinh sống ngay tại địa bàn huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
Xem tin tại đây.
LẠ KỲ KIỂU ‘THI CÔNG CHỜ LÚN’ Ở DỰ ÁN NGHÌN TỶ
Ông Nguyễn Bá Đức, PGĐ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết, việc thi công chờ lún là nằm trong thiết kế dự án? Tuy nhiên, vấn đề quan tâm hơn là việc phải chờ lún trong bao lâu, bao giờ mới có thể thi công kênh dẫn tại khu vực lún thì ông Đức không thể trả lời.
Xem tiếp tại đây.
30 GƯƠNG MẶT NỔI BẬT NHẤT DƯỚI 30 TUỔI TẠI VIỆT NAM
Danh sách "30 gương mặt dưới 30 tuổi" nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam vừa được tạp chí Forbes Việt Nam công bố ngày 2/2.
PHÂN LÀN GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI 'MẮC NHIỀU LỖI KỸ THUẬT'
“Dù phân làn là một giải pháp tốt, nhưng thiết kế phân làn một số nơi tại Hà Nội đang mắc khá nhiều lỗi kỹ thuật nghiêm trọng về mặt an toàn...” - chuyên gia giao thông Trần Hũu Minh đã có những phân tích xung quanh việc phân làn tại Việt Nam sau khi Hà Nội bỏ hàng loạt dải phân cách cứng trên một số tuyến phố đang gây nhiều tranh cãi.
Đọc tin tại đây.
VỤ ‘CÔNG VĂN LẠ’: BỘ TC ‘ÁP ĐẶT’ THỜI HẠN KINH DOANH CHO DN?
Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm buộc kiểm hóa 100% đối với hàng hóa rượu, bia, thuốc lá và gỗ khi xuất khẩu. Đặc biệt, quy định không hoàn thuế với những lô hàng tái xuất quá thời hạn 365 ngày gần như đã ‘áp đặt’ thời hạn kinh doanh với doanh nghiệp.
Đọc bài tại đây.
HÀ NỘI BẮN PHÁO HOA NGHỆ THUẬT TẾT ẤT MÙI 2015
Ngoài 30 điểm bắn pháo hoa truyền thống, Hà Hội sẽ bắn pháo hoa nghệ thuật tầm cao tại khu vực bãi giữa sông Hồng vào đêm giao thừa Tết Ất Mùi 2015.
VỤ ĐIỆN LỰC ‘VÒI’ TIỀN DÂN: KỶ LUẬT HÀNG LOẠT CÁ NHÂN, TẬP THỂ
Cán bộ điện lực thuộc tổ Quản lý vận hành (QLVH) điện xã Triệu Lộc (thuộc Cty CP quản lý kinh doanh điện Thanh Hóa) mắc công tơ điện “vòi” dân từ 1.600.000đ đến 2.500.000đ đã bị kỷ luật.
Đọc tiếp tại đây.
XƯNG LÀ THANH TRA GIAO THÔNG, QUẤY RỐI CSGT LÀM NHIỆM VỤ
Xe CSGT đang đậu bên đường để giải quyết một vụ tai nạn vừa mới xảy ra thì bất ngờ chiếc xe ben đi phía sau lao vào đuôi xe CSGT làm xe này xoay 180 độ, trượt dài rồi lao vào hai chiếc xe máy đậu bên đường.
XÂY CẦU DÂY VĂNG HƠN 3.000 TỶ NỐI TRUNG TÂM TPHCM
Sáng 3/2/2015, UBND.TPHCM và công ty Đại Quang Minh đã tiến hành lễ động thổ Dự án Xây dựng Cầu Thủ Thiêm nối quận 2 với khu trung tâm quận 1, TPHCM.
Xem tin tại đây.
BẮT BĂNG XÃ HỘI ĐEN TỐNG TIỀN NGƯỜI TỐ CÁO
thời sự trong ngày, Bí thư huyện, tai nạn, thuế ô tô, ông chú, Viettel, Tết Nguyên Đán, chú rể, tân hôn
Các đối tượng thuộc băng nhóm do Ngô Thiên, tức Trúc “nẫu”, cầm đầu
Ngày 2/2 công an Q.Thủ Đức, TP.HCM cho biết vừa phối hợp cùng Cục cảnh sát hình sự, Bộ công an triệt phá băng nhóm giang hồ do Ngô Thiên (tự Trúc “nẫu”, SN 1968, ngụ Q.Thủ Đức) cầm đầu.
Đọc bài tại đây.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC: HÀ HỒ VẪN LÀ VỢ CƯỜNG ĐÔLA
Khi tin rằng mối duyên giữa hai người nổi tiếng đã chấm dứt, dư luận rất ngạc nhiên khi biết Hồ Ngọc Hà vẫn là vợ Cường đô la.
Đọc tin tại đây.
CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG BÁN VÉ TẾT CỦA CÔNG TY PHƯƠNG TRANG
Ngày 2/2, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có công điện gửi UBND TP HCM về việc chấn chỉnh hoạt động bán vé tết của công ty Phương Trang.
Xem tin tại đây.
3 MẸ CON BỊ NẠN DƯỚI GẦM XE ĐẦU KÉO
Người phụ nữ chạy xe máy dừng lại trước đầu xe đầu kéo chờ đèn tín hiệu giao thông. Đèn xanh vừa bật lên, xe đầu kéo vọt nhanh húc cả xe lẫn người vào gầm…
Đọc tin tại đây.
ĐỌC CHẬM
Cuộc đời cô nữ sinh đó là một chuỗi những khó khăn và sự cố gắng vươn lên không ngừng. Có nằm mơ cô cũng không thể ngờ đến ngày mình phải đứng trước vành móng ngựa để chịu sự trừng phạt của pháp luật.
KỲ QUẶC
VietNamNet nhận được bài viết của một giáo viên phân tích những bất cập khi đưa tài liệu dạy kĩ năng sống vào các trường tiểu học. Dưới đây là nội dung bài viết.
Sáng nay (3/2), tin từ Khoa Mắt - BV TW Huế cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị đâm đũa vào mắt nhưng thoát chết hy hữu. 
ẢNH TRONG NGÀY
thời sự trong ngày, Bí thư huyện, tai nạn, thuế ô tô, ông chú, Viettel, Tết Nguyên Đán, chú rể, tân hôn
CLIP HOT
Về vụ “Xưng là thanh tra giao thông, quấy rối CSGT làm nhiệm vụ”, hiện Chi cục quản lí đường bộ II.4 đã nhận được quyết định đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Đức Việt để phục vụ công tác điều tra. 
M.Anh (tổng hợp)