Trang

15 tháng 10, 2014

Thực hư tài liệu tuyên truyền Thành Đô

  • 15 tháng 10 2014
Hội nghị Thành Đô
Một số tầng lớp người dân đang yêu cầu Đảng bạch hóa Hội nghị Thành Đô.
Mới đây, xuất hiện một văn bản lưu truyền trên mạng Internet, được cho là do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, để tuyên truyền về Hội nghị Thành Đô và để các cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến tới cán bộ, đảng viên và người lao động.
Giới chức Việt Nam từ chối bình luận với BBC về tin này, nhưng một cựu cán bộ cao cấp thuộc Ban Dân vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam nói "có căn cứ" để ra đời tài liệu này.
Trong khi đó, một cựu thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ thời các Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải không bình luận trực tiếp về tài liệu. Nhưng bà nói chính quyền nếu không công bố nhiều thì cũng nên có lộ trình bạch hóa từng bước, chứ không nên giữ im lặng về cuộc đàm phán cấp cao Trung - Việt.

'Có văn bản ấy'

Được hỏi liệu văn bản này có phải là thật hay không, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng nói với BBC:
"Theo tôi nghĩ có một văn bản ấy để giải thích thắc mắc của nhân dân cũng như ở trong Đảng.
"Hiện nay như tôi thì chưa thấy nó xuống đến cơ sở, chưa thấy, mới thấy nó ở trên mạng.
"Nhưng tôi biết là có một cuộc họp mà ban tuyên huấn phải mời những người lãnh đạo cao cấp đến để tường trình."
Theo cựu Vụ trưởng này, văn bản tuyên truyền này đã ra đời trước áp lực của dư luận trong nước, đặc biệt của các giới từ tướng lĩnh, cán bộ cao cấp, các nhà nghiên cứu, tới nhiều người dân.
Ông Nguyễn Khắc Mai nói: "Và như thế là đứng trước một áp lực cần phải trình bày, trình bày có thỏa đáng hay không còn là một việc khác nữa."
Cựu quan chức dân vận của Trung ương Đảng cho biết chi tiết thêm về một cuộc họp của Ban tuyên giáo có liên quan tới văn bản này mới đây.
"Theo tôi biết, Ban tuyên giáo trung ương họ đã có một cuộc họp, đầu tiên là mời các cán bộ cao cấp, từ Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương đã về hưu đến để họ thông báo tình hình này.
"Và sau đó họ đưa ra chuyện ấy, đó là vấn đề mà buộc Ban tuyên giáo phải có một động tác để đáp lại yêu cầu từ người dân thường cho đến các tướng lĩnh, cho đến các nhà trí thức người ta yêu cầu phải minh bạch vấn đề này," ông Mai nói với BBC.

'Không thấy văn bản'

Tuy nhiên hôm thứ Năm, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông nói với BBC ông không hề biết tới văn bản này.
"Tôi đã nghỉ hưu được hơn một năm, bản thân tôi không thấy văn bản này," ông Đỗ Quý Doãn nói với BBC.
Khi được hỏi liệu văn bản này có thể được phổ biến tới cấp ủy Đảng nơi ông sinh hoạt hay không, cựu Thứ trưởng khẳng định thêm.
"Cái đó tôi không biết đâu, tôi không hề thấy văn bản đó và cũng chưa nghe thấy."
Cũng hôm thứ Năm, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận với BBC về hiện tượng xuất hiện của 'tài liệu tuyên huấn' này, cũng như một lá thư liên quan tướng Giáp được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, được lưu hành trên mạng gần đây.
Bà Chi Lan nói: "Xã hội đang có nhiều luồng suy nghĩ khác nhau, có nhiều điều trăn trở, kể cả đã được thể hiện bằng văn bản, của những người đã tham gia cách mạng từ rất lâu.
"Nên có một phản hồi nhất định của lãnh đạo hiện nay, của những người đang cầm quyền, đang chịu trách nhiệm, thì họ nên có thái độ, ít nhất họ nên có một lời giải trình.
"Hoặc nếu không rộng rãi thì gặp các cụ chẳng hạn để chia sẻ lại thông tin, thì tốt, hoặc tốt hơn nữa là đối thoại thì hay hơn nhiều.
"Bởi vì chính sự im lặng, không có giải thích gì, không có phản ứng gì từ phía chính quyền thì nhiều khi lại càng gây thêm những điều nghi ngại, những điều băn khoăn tiếp và càng có thể tiếp tục chia rẽ trong dự luận hoặc suy nghĩ trong xã hội Việt Nam, nó không có lợi gì cả."

'Tăng độ minh bạch'

Nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng chính quyền nên xem lại chính sách giữ bí mật với nhiều thông tin, hồ sơ, tài liệu trong quá khứ của mình. Bà nói:
"Có lẽ ở Việt Nam lâu nay xã hội cũng hơi bức xúc là số tài liệu mà được coi là mật thì nhiều quá. Thành ra cũng nên giảm bớt dần những tài liệu không được coi là mật, cần tăng thêm độ minh bạch về thông tin."
"Còn kể cả những thông tin cũ cũng vậy, có lẽ nên rút ngắn quá trình công khai hóa nó ra, chứ không nên giữ lâu quá.
Lãnh đạo Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Linh (giữa) từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tại Hội nghị Thành Đô
"Tôi cho là với Thành Đô là hiện nay trong quan hệ với Trung Quốc cũng đang có những cái phức tạp. Thứ hai nữa là một số người liên quan đến Thành Đô thì đang còn đây. Cho nên có thể có những điểm nhạy cảm nào đó mà người ta chưa muốn đưa ra."
Cũng về điểm này, hôm 15/4, một cựu quan chức ngành ngoại giao, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói:
"Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người."
"Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.
"Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau..."

'Để thử phản ứng'

Hôm thứ Năm, một cựu quan chức ngoại giao khác không muốn tiết lộ danh tính thì bình luận với BBC về thực hư của văn bản 'tuyên huấn' về Hội nghị 24 năm về trước.
Nhà ngoại giao nói:
"Văn bản này ra là chịu áp lực của dư luận, nay thì không thể không nói ra. Nhưng cách người ta chọn để nói nửa kín, nửa hở như thế càng không ổn.
"Mặt khác, nếu bạch hóa sẽ động chạm tới rất nhiều người, sẽ rất phức tạp.
"Nhưng tôi khẳng định là việc bảo có thỏa thuận Việt Nam là một tỉnh tự trị của Trung Quốc vào năm 2020 bởi phía Việt Nam trong hội đàm với Trung Quốc là bịa.
"Nhưng Trung Quốc họ đưa ra tin đó lại chính là vì Việt Nam muốn giấu nhẹm đi thông tin và các thỏa thuận, kể cả một số thỏa thuận của một số cá nhân trong Hội nghị này.
"Và do đó mà họ tung ra thông tin ấy, tạo sức ép với nội bộ của Việt Nam," cựu viên chức ngoại giao này nói với BBC.

Trái dưa hấu 9 tháng không hư, ngày càng...to ra

Đăng Bởi  - 

Trái dưa hấu 'khủng' chưng 9 tháng không hư, ngày càng...to ra
Một trái dưa hấu chưng từ dịp Tết Nguyên đán 2014 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hư thối. Điểm lạ nữa là trái dưa hấu to hơn so với lúc mới chưng.
Anh Lê Văn Quới ngụ ở ấp Long Định, xã Long Thắng, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, trái dưa hấu gia đình anh chưng trong dịp Tết Nguyên đán 2014 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hư thối.
Anh Quới có hơn 15 năm kinh nghiệm trồng dưa hấu. Trong dịp Tết Nguyên đán 2014, anh canh tác 3 công dưa hấu giống Hồng Cúc để bán tết.
Sau khi thu hoạch xong, anh để lại nhà vài cặp dưa để chưng. Trái dưa anh chưng từ ngày 27.12 âm lịch cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn, trọng lượng 7,5kg.
Lúc mới chưng dưa có màu vàng, sau vài tháng vỏ dưa chuyển sang màu vàng xanh và cứng.
Điểm lạ là lúc dưa mới chưng có kích thước 81cm, nhưng đến nay trái dưa lại to ra 84cm.

Trái dưa hấu gia đình anh chưng trong dịp Tết Nguyên đán 2014 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hư thối.
Theo Phúc Hiền (ĐTO)

TQ tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu

Đăng Bởi  - 

Trung Quốc: Phải tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu

Suốt từ ngày 11.10 đến nay, ở tỉnh Quý Châu - Trung Quốc nổ ra cuộc biểu tình lớn với hàng chục ngàn người tham gia. Chính quyền Trung Quốc đã điều hàng ngàn cảnh sát đặc biệt với cả máy bay trực thăng và xe bọc thép để dẹp loạn.


Báo chí Trung Quốc hầu như không đưa tin. Tuy nhiên, trên các mạng xã hội như weibo tràn ngập các bình luận cùng video clip và hình ảnh cho thấy cảnh sát đã dùng dùi cui tấn công người biểu tình, bất kể là người già hay thanh niên, nam giới hay phụ nữ. 

Hàng chục người đã bị thương, phải cấp cứu trong bệnh viện và có tin đã có một sinh viên tử vong do vết thương quá nặng. Cũng đã có rất nhiều người đã bị bắt nhưng chưa thể có những con số chính xác.

Biến cố bắt đầu khi chính quyền tỉnh hôm 29.9 thông qua nghị quyết sáp nhập ba huyện Zhenyuan, Cengong, Sansui thành một thành phố. Trung tâm hành chính mới sẽ đặt ở Zhenyuan.

Nhưng người dân ở huyện Sansui, vốn có đất bị thu hồi với giá rẻ mạt khiến họ giận dữ và xuống đường biểu tình.

Họ đòi chính quyền hoặc phải đặt trung tâm hành chính tại Sansui hoặc trả lại đất.


Thiên Hà

Một bộ phận không nhỏ không biết nằm ở đâu

Vietnamnet

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ, bây giờ không biết nằm ở đâu... Đi tìm “một bộ phận không nhỏ” này nhằm sửa bản thân bộ máy công quyền, phục vụ dân tốt hơn.
Tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM hôm nay, Chủ tịch nước đã giải đáp băn khoăn của cử tri về đội ngũ cán bộ hưởng ngân sách nhiều. Chủ tịch nước khẳng định, với con số gần 500.000 công chức hành chính công từ cấp quận huyện trở lên so với các nước Đông Nam Á không phải là nhiều, mục tiêu giảm không đáng kể, điều quan trọng là phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, chết sống với công việc, với đất nước của cán bộ.
“Tôi nghĩ rằng đa số anh em là như vậy nhưng có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này” - Chủ tịch nước đánh giá.
Theo ông, đi tìm “một bộ phận không nhỏ” này nhằm để sửa bản thân bộ máy công quyền và phục vụ dân tốt hơn.
Cử tri Nguyễn Vinh Ngọc (phường 4) bày tỏ bức xúc với Chủ tịch nước trước việc thời gian qua một số đường cao tốc vừa hoàn thành xong đã lún, nứt.
Chủ tịch nước, bộ phận không nhỏ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4. Ảnh: TTXVN
“Như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD vừa mới hoàn thành đã lún, nứt là do trình độ chuyên môn hay rút ruột công trình? Sắp tới những công trình lớn khác như tàu điện ngầm, sân bay Long Thành, đường cao tốc trên cao… có tạo được tin tưởng của nhân dân hay không khi giá trị đấu thầu dự án một đằng còn thực tế cao hơn giá trị ban đầu. Tại sao nợ công ngày một tăng mà chất lượng công trình ngày càng giảm?”, ông Ngọc đặt câu hỏi.
Trả lời cử tri Ngọc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Đường cao tốc một tỉ mấy [USD] này mới khánh thành bị nứt là một sự việc có thật. Thế nào cũng có tiêu cực trong này thôi”.
Theo Chủ tịch nước, một nhu cầu có thật mà không thể không làm, đó là cần một số tiền rất lớn để giải quyết cơ sở hạ tầng. Mà không vay thì làm sao làm đường sá. “Từ TP.HCM đến Vũng Tàu còn 1 tiếng rưỡi đồng hồ, trước đây phải 3 tiếng, nếu sửa một số chỗ không quá 1 tiếng. Đoạn đường có 100 cây số thôi mà. Đất nước mà cứ 100 cây số đi 2-3 tiếng thì tụt hậu mãi thôi”, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, sau 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được thành quả to lớn, tuy nhiên nhìn ra thế giới chúng ta vẫn thấp so với nhiều nước khu vực, mấy năm gần đây trong bối cảnh chung chúng ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn, vấn đề nợ công đang là thách thức, cần phải có kế sách để thoát ra những khó khăn hiện nay.
“Phải nhìn ra thế giới mà chắc chắn 5 năm tới hội nhập mạnh mẽ. Chúng ta sẽ có thị trường rộng lớn hơn và cũng phải mở cửa nhiều hơn. Một loạt vấn đề như hành chính công, nợ công…phải tiếp tục cải cách, nếu lừng chừng là mất cơ hội. Những cuộc tiếp xúc như thế này chúng tôi rất chú ý vì tôi biết rằng các cử tri đã chuẩn bị rất nhiều thông tin, cho nên làm sao có sự đồng thuận trong nội bộ Đảng, Nhà nước”- Chủ tịch nước nói.
Đề cập vấn đề bội chi đã chạm đỉnh an toàn, Chủ tịch nước nhấn mạnh trước nhu cầu phát triển không có đầu tư sẽ không thể phát triển nhưng việc chi là phải có hiệu quả, đồng thời phải tập trung cải cách hành chính công, sự nghiệp công, cải cách về ngân sách, giải bài toán nợ công, nếu không sẽ không có lối thoát. Chủ tịch nước đề nghị cử tri phối hợp giám sát, phát hiện phản ánh những tiêu cực, lãng phí tới các cơ chức năng để kịp thời xử lý.
Theo VOV, TTO, PLO

14 tháng 10, 2014

Việt Nam thua Lào, Campuchia: Điều đương nhiên vì...

(Thị trường) - Nếu cứ phát triển như hiện nay, VN không chỉ thua Lào mà còn thua cả Campuchia, Myanma đó là điều đương nhiên

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra khảo sát GDP bình quân đầu người năm 2013 của VN là 1.910 USD/người chỉ cao hơn Lào hơn 300USD/người và 900USD so với Campuchia. Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận "Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình".
Chia sẻ quan điểm cá nhân PGS-TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng: "Cảnh báo VN thua Lào và Campuchia đã dần thành hiện thực, đặc biệt trong bối cảnh, nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình".
Thua Lào và Campuchia là hiển nhiên
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam là hiển nhiên, điều này đã được cảnh báo từ trước đó cả chục năm nhưng không ai làm gì, không ai thay đổi.
Đó là cả một quá trình phát triển mà VN đã bộc lộ nhiều yếu điểm. Biểu hiện đầu tiên là tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại, lên ít nhưng xuống rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng thấp, DN phá sản, tín dụng ngân hàng không tăng trưởng được; nợ xấu, sở hữu chéo chưa được khắc phục.
Dự báo VN thua Lào và Campuchia là điểu hiển nhiên
Dự báo VN thua Lào và Campuchia là điểu hiển nhiên
Từ những yếu tố như vậy phải nhìn thêm gánh nặng nợ công ngày càng tăng, bội chi lớn… Tăng trưởng nền kinh tế phải dựa vào khu vực sản xuất, khu vực làm ra nhiều của cải, đóng góp cho tăng trưởng GDP lại ngày càng bị lụi bại, trong khi Lào và Campuchia họ vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%/năm thì VN cứ lẹt đẹt 5%/năm.  
"Đã có lần tôi nói, nếu cứ như hiện nay VN không chỉ thua Lào mà còn thua cả Campuchia, Myanmar. Đó là điều đương nhiên", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nói.
Ông Nam cho rằng, từ chỗ nền kinh tế không phát triển nó sẽ kéo theo sự đi xuống về mọi mặt từ GDP được cho là sắp thấp hơn Lào và Campuchia, Việt Nam đang bị đánh giá thấp về năng lực sáng tạo của nền kinh tế thua Lào, tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đang thua kém Campuchia. Đây là hệ quả của chính sách trì trệ, không chịu thay đổi.
 Cùng quan điểm, GS Võ Đại Lược- Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu KTTƯ cũng không tỏ ra bất ngờ trước dự báo VN sẽ thua Lào và Campuchia.
Một lẽ thông thường người ta luôn nhìn VN phải hơn Lào và Cam nhưng thực tế hiện nay lại đang thua kém, rõ nhất là tốc độ tăng trưởng của Lào và Campuchia đang vượt VN. GS Võ Đại Lược cho rằng. từ tốc độ tăng trưởng bị thua đương nhiên sẽ thua kém về những lĩnh vực khác.
"Cứ nhìn vào sự tăng trưởng liên tục của Lào 7%/năm, VN tăng trưởng không vượt được 6%, thậm chí các chỉ số về năng lực sang tạo, môi trường sản xuất cũng đều bị đánh giá thấp hơn Lào và Campuchia… Nếu không có đổi mới, tiếp tục trì trệ như thế này thì việc Lào và Cam vượt mặt VN là điều dễ hiểu", vị GS này nói.
Tăng trưởng không bền vững
Đi vào phân tích cụ thể, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết, nền kinh tế hiện nay không ngành nào không sa sút.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của VN, sau 30 năm công nghiệp hóa  tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ đạt 6-7%.
Chính sách điều hành, quản lý còn nặng tư duy bao cấp, cơ chế xin cho, VN chưa có được nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Đáng nói, cách thức tăng trưởng của VN không bền vững, chủ yếu dựa vào đào và bán, không dựa vào khu vực sản xuất mà ngược lại còn phải nuôi dưỡng những DNNN vốn được cho là ốm yếu, không hiệu quả.
Mặc dù được biệt đãi về phương diện tiếp cận nguồn lực, đồng thời trong nhiều trường hợp được hưởng vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, cũng là khu vcc chiếm nhiều nguồn lực của quốc gia (gần 70%) nhưng đóng góp của khu vực DNNN cho nền kinh tế lại rất hạn chế (khoảng 30%), không những thế lại đang trên đà đi xuống. Nếu tiếp tục tập trung nguồn lực vào khu vực DNNN kinh tế sẽ chỉ đi xuống.
Trong khi đó, tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm đang được xem là yếu tố cản trở, kìm hãm nền kinh tế lại không được giải quyết dứt điểm.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, nhìn lại, không có nước nào như VN tỉnh nào cũng có sân bay, cảng nước sâu trong khi đường xá trọng điểm thì xuống cấp, lún nứt nhưng lại đổ tiền làm những đường mang tính khu vực. Lao động giá rẻ đang dần không còn là lợi thế, DN nước ngoài có biểu hiện rút dần khỏi VN.
Cùng với đó, khâu quản lý nhà nước đang bộ lộ nhiều yếu kém, bộ máy quản lý ngày càng phình to nhưng hiệu quả không rõ nét. Nếu cứ mãi quẩn quanh trong vòng kim cô đó mà không thoát được VN chỉ có nước đành chấp nhận chịu thua Lào và Campuchia.
GS Võ Đại Lược khẳng định, để cải thiện được tình hình trong bối cảnh hiện nay bắt buộc VN phải đổi mới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nhất là khi VN gần như cầm chắc sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nếu không quyết tâm VN sẽ để mất cơ hội thay đổi.
Lam Lam

Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?

  • 14 tháng 10 2014
Các ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là nhân chứng của Hội nghị Thành Đô
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận.
Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
Sau đó, hồi đầu tháng Chín, 20 vị tướng tá về hưu trong lực lượng quân đội và công an Việt Nam đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu minh bạch hóa nội dung của Thỏa thuận Thành Đô.

‘Không có việc khu tự trị’

Trao đổi với BBC, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và là một trong 20 người ký tên vào bản kiến nghị trên, nói sau hơn một tháng họ vẫn chưa nhận được phản hồi gì.
Tuy nhiên, ông xác nhận Ban Tuyên giáo Trung ương sau đã ‘có thông tri gửi cho các cấp Đảng từ trên xuống dưới’ để giải thích về cuộc gặp Thành Đô.
BBC đã tìm cách liên lạc với Ban Tuyên giáo Trung ương để xác minh về tài liệu này nhưng không được.
Theo văn bản được lưu truyền trên mạng, tài liệu này khẳng định rằng ‘không hề có cái gọi là thỏa thuận Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc’.
“Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân,” văn bản được cho là của Ban Tuyên giáo Trung ương viết.
Văn bản này cũng cho rằng cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô ‘thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng ta, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước’.
Tướng Vĩnh nói rằng tài liệu này đã được Ban Tuyên giáo Trung ương gửi đến các đảng bộ cơ sở và ông cũng được nghe phổ biến khi sinh hoạt Đảng ở Đảng bộ nơi ông cư trú.
Về thái độ của các đảng viên sau khi nghe phổ biến văn bản này, ông Vĩnh cho biết ‘từ trước đến giờ ở trên nói như thế nào thì họ nghe như thế thôi’.

‘Không tin phía Trung Quốc’

Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật
Tuy nhiên, ông Vĩnh nói rằng nội dung về ‘khu tự trị’ mà truyền thông Trung Quốc đưa ra ông ‘biết chắc là không đúng’.
“Tôi đã đọc hồi ký của đồng chí Trần Quang Cơ (người từng là thứ trưởng Ngoại giao) thì chỉ có nói về việc (lãnh đạo hai nước) cãi nhau về việc rút quân ở Campuchia thôi,” ông nói.
Ông cho biết khi ông ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu minh bạch hóa về hội nghị Thành Đô thì ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra.
“Chúng tôi hỏi là vì chúng tôi muốn lãnh đạo trả lời là hoàn toàn không có. Đó chỉ là sự bịa đặt để gây nghi ngờ cho người Việt Nam thôi,” ông nói.
“Nhưng lãnh đạo lại không trả lời công khai ra,” ông than phiền.
Khi được hỏi vì sao các lãnh đạo Việt Nam lại không công khai bác bỏ thông tin bất lợi cho họ như vậy, ông Vĩnh nhận định: “Lãnh đạo chúng tôi rất thân Trung Quốc và rất sợ Trung Quốc cho nên không dám nói cái gì động đến họ cho nên không bác bỏ ý kiến của Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa Xã.”

Bất chấp bị không kích, IS thẳng tiến về phía Baghdad

Bất chấp chiến dịch cuộc không kích của Mỹ và liên quân, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn áp đảo quân đội Iraq và thừa thắng tiến về một tỉnh nằm ngay cửa ngõ thủ đô Baghdad.

TIN BÀI MỚI:

Liên tiếp các diễn biến báo động xảy ra cuối tuần qua và các lực lượng của Iraq có nguy cơ phải bỏ chạy nếu như quân đội Mỹ không can thiệp.
Nếu như ở Syria, IS đang thắng thế ở Kobani, thành phố chiến lược giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thì ở Iraq, tổ chức tàn bạo này đang hướng tới Anbar, cửa ngõ của Baghdad.
IS, Anbar, Iraq
IS đang đà tiến mạnh về phía Baghdad. (Ảnh: AP)
Tỉnh này hiện đang kêu gọi Mỹ triển khai binh lính tới thực địa để ngăn chặn đà tấn công tàn bạo và nhanh chóng của IS. Tổ chức khủng bố này đã tiến sâu cách sân bay Baghdad chỉ còn 25km, CNN dẫn thông tin từ người đứng đầu các nỗ lực quân sự Mỹ nhằm tiêu diệt IS ở Iraq.
IS hiện đang kiểm soát khoảng 80% tỉnh Anbar, theo Sabah Al-Karhout, Chủ tịch Hội đồng tỉnh. Phó Chủ tịch Falleh al-Issawi thì cho rằng, nếu Anbar thất thủ thì IS sẽ chiếm được một vùng trải rộng từ vành đai thủ đô Iraq tới Raqqa ở Syria.
Các nguồn tin an ninh Anbar cho CNN hay hôm 13/10 rằng, quân đội Iraq đã buộc phải bỏ lại một căn cứ quan trọng về mặt chiến lược ở tỉnh này sau khi giao chiến ác liệt với IS.
Hiện IS vẫn đang tiến nhanh tiến mạnh về phía Baghdad và không một ai có thể an toàn trước tổ chức này. Cuối tuần trước, chỉ huy cảnh sát Anbar đã bị giết trong một vụ nổ nhằm vào đoàn xe của ông.
Các lực lượng vũ trang Iraq vốn được đào tạo kém và thiếu thốn trang bị đang có nguy cơ phải "bỏ vũ khí chạy lấy người" khỏi Anbar nếu quân đội Mỹ không can thiệp kịp thời. Trong khi đó, khoảng 1.800 thành viên bộ tộc ở nơi này đã thiệt mạng hoặc bị thương vì chiến sự.
Thanh Hảo
  • Từ khóa: