Trang

22 tháng 9, 2014

“Tham nhũng đang đe dọa chế độ”

Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói như thế. 

Đăng Bởi  - 
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Tham nhũng đang đe dọa chế độ”
“Bài học ở Đông Âu, Ai Cập và Bắc Phi đã cho thấy, khi tham nhũng trở lên tràn lan, lòng dân không yên người ta nổi lên thì coi như chế độ sụp đổ” – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trăn trở khi trò chuyện cùng báo Một Thế Giới.
Cần trị tham nhũng để lấy lại lòng tin
“Vụ mùa xuân Ai Cập: Nguồn gốc là gì?" – nguyên chủ tịch nước phân tích. “Khi tham nhũng lên đến Trung ương rồi, người dân bất mãn và đây là dịp để bùng nổ. Khi các cuộc cách mạng mùa xuân ở Ai Cập và Bắc Phi diễn ra, tôi có nói chuyện với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang về vấn đề tham nhũng và lý do vì sao Đông Âu sụp đổ”.
Mùa xuân năm 2011, hàng triệu người dân Ai Cập biểu tình 18 ngày liên tục tại Quảng trường Tahrir, dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak. Sự kiện trên bắt nguồn từ hành động tự thiêu của một anh chàng bán rau 27 tuổi trên đường phố và bị cảnh sát bắt.
“Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng bây giờ tham nhũng tràn lan” – nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta nhìn vô không phục”.
“Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và  anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”.
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
“Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết". (ảnh: Nguyên Trương)
Nhân vụ án Dương Chí Dũng, theo nguyên chủ tịch nước, để trị triệt để tham nhũng là hoàn toàn có thể. Vấn đề là có làm quyết liệt  hay không.
“Nếu làm thì được chứ sao không. Chúng ta thành lập một ban đặc biệt để làm. Không có luật nào cấm hết, mà nếu có cấm thì quốc hội 6 tháng họp một lần, chúng ta có thể sửa. Quan trọng là chọn người đứng đầu” – nguyên chủ tịch nhận định.
“Muốn chống tham nhũng một cách triệt để thì thứ nhất là phải làm từng bước, cứ có vụ nào làm triệt để vụ đó. Thứ hai là những quan chức được cử đứng đầu phải thực sự mạnh mẽ, thực sự liêm khiết, tham nhũng sẽ được giải quyết lần lần”.
Về vấn đề có đại biểu quốc hội nêu ra giữa nghị trường là “tham nhũng chưa bị sát thương”, hay thậm chí có đại biểu còn thừa nhận “chỉ mới chống được tham nhũng đến cấp làng, cấp xã”. 
Nguyên chủ tịch bày tỏ quan điểm: “Chống đến cấp thôn, cấp xã vẫn chưa làm được, mới làm sơ sơ trầy da thôi.Khi tôi về xã mới thấy người dân mình khổ, khi có chuyện gì xảy ra không thấy công an, chính quyền bảo vệ”.
Đề cập đến vấn đề luân chuyển cán bộ, nguyên chủ tịch nước cho biết đây là vấn đề cần thiết nhưng chúng ta đừng quá công thức, cứng nhắc.
“Mấy năm gần đây qui hoạch cán bộ trên về cơ sở, ai không qua cấp huyện thì không lãnh đạo cấp tỉnh, ai không qua cấp tỉnh thì không lãnh đạo cấp trung ương. Theo tôi, qua cơ sở là môi trường rèn luyện tốt, nhưng ko nên tuyệt đối quá. Bây giờ  gần như là tuyệt đối quá thì gây khó khăn cho nhiều cán bộ giỏi”.
Đối xử trước sau như một với thế hệ có công
Nguyên chủ tịch nước kể câu chuyện về bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt Nam, sau là Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách phía nam.
“Có lần chị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) than với tôi rằng sao Quỳnh Hoa bây giờ khó gặp quá, xin gặp mấy lần mà vẫn không cho gặp. Lúc đó tôi là bí thư thành ủy TPHCM, hai ba lần tôi tìm gặp nhưng cũng bị từ chối. Sau tôi phải nhờ qua ông chồng (GS Huỳnh Văn Nghị - MTG) tôi mới được chị ấy tiếp. Sau tôi tìm hiểu kỹ lý do tại sao chị ấy giận thì có nhiều nguyên do, trong đó có câu chuyện về căn nhà của chị ấy”.
“Chị nói với tôi: Ông coi thời tôi đi theo cách mạng tôi bỏ nhà bỏ cửa hết, nhà này của tôi nhưng do ba tôi đứng tên để có bề gì thì cũng còn mà ở. Đến hồi giải phóng, tôi là bộ trưởng chính phủ lâm thời, đáng lẽ tôi có nhà, có tiêu chuẩn nhưng tôi không nhận, tôi về nhà tôi ở”.
“Vậy mà nhà tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không làm được chủ quyền. Sau khi ba tôi mất  người ta nói với tôi là tôi phải có giấy của ông anh bên Mỹ, ông anh ở bên Pháp gửi về chứng nhận ủy quyên cho Quỳnh Hoa. Tôi nói mắc mớ gì tôi làm, nên tôi không làm”.
“Rồi từ đó chị ấy tự ái, trách cứ, không tiếp ai hết.Khi biết rồi thì tôi về tính chuyện làm.Nhưng làm cũng không dễ, do cơ chế. Nhưng tôi vẫn làm quyết liệt cho chị ấy. Chị ấy vui vẻ ngay. Chị ấy nói: Tôi không lấy nhà của nhà nước là may cho nhà nước rồi, chứ nhà của tôi mà cũng không cho tôi làm chủ quyền là sao” - nguyên chủ tịch nước kể.
“Sau này chị Bình nói với tôi, lúc đó tôi còn là chủ tịch nước, là hiện còn nhiều người có công với đất nước, nhưng vẫn chưa được xét công nhận. Vậy là tôi yêu cầu cho rà soát lại hết, sau đó làm qui trình xét trao huân chương, huy chương cho họ, tất cả đều vui vẻ”.
“Do đó, đối xử với  thế hệ có công với cách mạng, chúng ta cần phải trước sau như một, cần bản lĩnh để giải quyết các vấn đề, chứ nếu không, mình sẽ bị cho là không thủy chung” – nguyên chủ tịch nước đúc kết.
Ngọc Thịnh (thực hiện)
Ảnh chính: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trò chuyện với tác giả - Tổng biên tập báo Một Thế Giới tại nhà riêng ở Bình Dương. (Ảnh: Nguyên Trương)

Cựu Bộ trưởng có quyền không biết luật, bất chấp luật?

Đăng Bởi  - 

Hầm đường bộ Đèo Cả, đầu phía Nam.
Hầm đường bộ Đèo Cả, đầu phía Nam.

Ông Hồ Nghĩa Dũng tiền nhiệm của ông Đinh La Thăng vừa bị phát hiện vi phạm pháp luật một cách trắng trợn đã đặt ra một câu hỏi mà chính ông Dũng và nhiều quan chức khác cỡ như ông không dễ trả lời, đó là, làm đến chức bộ trưởng thì không cần thiết phải biết luật hay được quyền… bất chấp luật?
Ngài nguyên Bộ trưởng bộ GTVT đầy quyền lực này vừa chỉ thôi chức bộ trưởng từ tháng tám năm 2011 lập tức đến tháng tư năm 2012 tức là vừa tròn 8 tháng, đã “vui vẻ” vừa “hạ cố” vừa “êm êm hạ cánh” với cái chức ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Đèo Cả - một cái chức thật ra đối với một người như ngài chỉ là cải thiện, chỉ là chiếu cố ăn thêm.
Hành động trên của ngài cựu bộ trưởng đã công khai vi phạm Nghị định 102 của Chính phủ, khi Nghị định đó chỉ rõ rằng, với chức danh bộ trưởng chuyên ngành mà ngài đích danh ký chỉ định thầu cho chính doanh nghiệp mà ngài về làm lãnh đạo xây dựng đường hầm Đèo Cả thì phải 36 tháng sau khi về vườn ngài mới được quyền nhận. (Ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế minh bạch, đàng hoàng thì luật của họ quy định chí ít là phải sau 5 năm tức 60 tháng quan chức có vai trò quản lý chuyên ngành mới được phép tham gia kinh doanh lĩnh vực mà mình từng quản lý để tránh việc chuẩn bị “hậu chiến”).


Cựu Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã trở thành thành viên HĐTQ cho công ty Đèo Cả
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra là ngài cựu bộ trưởng một bộ liên quan đến nhiều bộ luật rường cột đời sống xã hội như Luật Giao thông liệu có biết cái nghị định 102 ấy không? Nếu ngài có biết thì tại sao ngài lại bất chấp luật trong khi chắc chắn đời sống kinh tế của ngài không đến nỗi khó khăn vì nghỉ hưu để nôn nóng tìm nguồn kinh tế cải thiện?
Ở đây chỉ có thể giải thích rằng hoặc là ngài đã là bộ trưởng thì đương nhiên theo tiền lệ lâu nay ngài tự cho mình cái quyền đẻ ra luật chứ không cần biết luật và tuân theo luật. Hoặc lòng tham của ngài vô đáy, ở đâu có lợi ích là có mặt dính phần, bất chấp danh dự một người từng ở vị trí uy nghi?
Không thể nói rằng “thằng” Công ty cổ phần Đèo Cả nó chơi đểu, nó lừa ngài, nên ngài chỉ là một nạn nhân của âm mưu “bêu xấu cán bộ” được! Bởi vì có thanh minh vậy thì chẳng ai tin. Ngược lại, dư luận có thể đặt câu hỏi, chắc là do ngài dùng quyền uy bộ trưởng của mình ký quyết định chỉ định thầu đào hầm Đèo Cả cho Công ty cổ phần Đèo Cả ở thời kì kiếm được, giành được một hợp đồng hàng trăm tỷ không hề dễ, nên công ty này “chơi đẹp” “đền ơn đáp nghĩa” lại cho ngài cái chức ủy viên HĐQT để ngài có cái cớ mà thêm thu nhập lúc về hưu.
Còn một câu hỏi nữa nhưng không phải với ngài cựu bộ trưởng mà với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước cũng như giám sát pháp luật của nước nhà là, tại sao cái việc vi phạm pháp luật chình ình công khai như thế mà phải gần hai năm rưỡi sau mới bị phanh phui?
Và sắp tới đây, ngài cựu bộ trưởng sẽ bị xử lý thế nào, cũng như Công ty cổ phàn Đèo Cả sẽ bị xử lý thế nào cho phải phép và có tính răn đe để pháp luật của chúng ta thực sự nghiêm minh như các vị lãnh đạo quốc gia từng rao rảng. Hay là để mặc người dân tiếp tục tin rằng cứ là cấp cao như bộ trưởng thì không cần biết luật và bất chấp luật?
Lưu Trọng Văn

21 tháng 9, 2014

​Người Nga biểu tình phản đối Matxcơva can thiệp vào Ukraine


BTTD: Nhân loại cần hòa bình!

Chiến tranh là tàn phá, là bắn giết dã man. Bất đắc dĩ mới cần chiến tranh để vệ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công lý.

21/09/2014 21:10 GMT+7
TTO - Ngày 21-9, hàng nghìn người Nga đã đổ ra đường phố thủ đô Matxcơva tham gia cuộc biểu tình “Tuần hành vì hòa bình” để phản đối sự can thiệp của chính phủ Nga tại Ukraine.
Người Nga giương cờ Ukraine biểu tình phản đối sự can thiệp của điện  Kremlin vào miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters
Theo AFP, rất nhiều người biểu tình đã cầm cờ Ukraine diễu hành tại trung tâm thành phố.
Họ giương cao những biểu ngữ như “Nói không với chiến tranh”, “Ukraine, chúng tôi ở bên các bạn”, ”Chúng tôi không muốn chiến tranh với Ukraine”…
Nhà tổ chức Sergei Davidis cho biết “hàng chục nghìn người” đã có mặt. Tuy nhiên cảnh sát Matxcơva khẳng định chỉ có 5.000 người tham dự cuộc diễu hành.
“Thông điệp của cuộc diễu hành là kêu gọi chính phủ ngừng cuộc chiến bí mật mà họ không muốn thừa nhận” - Reuters dẫn lời người biểu tình Yelena Volkova.
Người biểu tình tên Gennady khẳng định điện Kremlin cần rút quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine để hòa bình được lập lại.
Người biểu tình tên Igor Yasin cho rằng cuộc chiến ở miền đông Ukraine là “hành động điên rồ và là tội ác chống lại Ukraine”.
Người nổi tiếng kêu gọi phản đối trên mạng xã hội
Trước đó, các nhân vật nổi tiếng ủng hộ cuộc biểu tình đã lên mạng xã hội kêu gọi người dân Nga phản đối sự can thiệp của điện Kremlin tại miền đông Ukraine.
Cựu đại sứ Nga tại Pháp Yury Ryzhov, 83 tuổi, cho rằng người Nga “nên rời mắt khỏi màn hình tivi và biểu tình phản đối cuộc chiến thầm lặng của Nga”.
Trong một đoạn video được tung lên mạng, ngôi sao truyền hình Leonid Parfyonov đặt câu hỏi: “Tại sao tại đất nước chúng ta hòa bình bị xem là sự xấu hổ và phản bội, còn chiến tranh được tôn vinh là danh dự và anh hùng?”
Nữ diễn viên Elena Koreneva cho rằng việc Nga can thiệp vào Ukraine đã khiến đất nước phung phí nguồn lực lẽ ra có thể dùng để giải quyết các vấn đề trong nước.
Thi sĩ Igor Irtenyev nhấn mạnh người Nga “không nên quên ai đã bắt đầu cuộc chiến, ai đã chiếm Crimea”.
Các nhà tổ chức cuộc diễu hành yêu cầu chính phủ Nga “ngừng các chính sách hiếu chiến và vô trách nhiệm” đã dẫn đất nước tới sự cô lập, khủng hoảng kinh tế và ”xu thế phát xít”.
“Các chính sách này đã dẫn tới chiến tranh ở Ukraine, khiến hàng nghìn người Ukraine và Nga thiệt mạng. Các binh sĩ Nga đã chết hoặc bị bắt làm tù binh ở Ukraine. Đây là sự can thiệp quân sự trực tiếp” - các nhà tổ chức khẳng định.
Ngoài ra khoảng 1.000 người cũng biểu tình chống can thiệp vào Ukraine ở thành phố St. Petersburg.
NGUYỆT PHƯƠNG

Trung Quốc có thể dùng Gạc Ma làm bàn đạp tấn công

BTTD: TQ đã công khai dã tâm xâm lược Biển Đông. Biển đảo VN sẽ ra sao?
Qua theo dõi tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Gạc Ma và một số đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hai chuyên gia quốc phòng của IHS Jane's cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh dùng các điểm này làm bàn đạp để tấn công các mục tiêu của các nước cùng có tranh chấp trong khu vực.

g-8493-1411292608.jpg
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh:IHS
Theo hai chuyên gia James Hardy và Sean O'Connor trên tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, các hình ảnh vệ tinh từ Tổ chức Quốc phòng và Không gian Airbus cho thấy tiến độ đáng kể trong việc xây dựng của Trung Quốc trên đá Gạc Ma ở Trường Sa.
Nếu như đầu năm nay, cơ sở duy nhất ở Gạc Ma mới chỉ là nền bê tông nhỏ, dành cho hạ tầng thông tin liên lạc, tòa đồn trú và bến tàu, thì hiện nay, cơ sở này đã được bao quanh bởi một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2.
Trung Quốc xây dựng một đập ngăn nước biển được gia cố bao quanh cả đảo, có hai bến tàu và một cầu tàu ở mạn tây bắc. Một tòa nhà lớn ở mạn tây nam và các thiết bị khác là máy bơm khử muối, máy trộn bê tông và một kho nhiên liệu.
Hai chuyên gia cũng dẫn các hình ảnh do truyền thông Trung Quốc công bố ngày 13/9 cho thấy, Bắc Kinh cũng đang xây dựng công trình tương tự tại đá Châu Viên, bao gồm công trình khử muối, cần trục, máy khoan, cùng với các đống nguyên liệu xây dựng.
Hồi tháng 6, hệ thống theo dõi tự động AISLive của IHS Jane's cũng ghi nhận tàu Ting Jing Hao, một tàu thực hiện nạo vét hầu hết công trình khai hoang của Trung Quốc ở Trường Sa, đến đá Châu Viên ba lần kể từ tháng 9 năm ngoái, lần gần nhất là ngày 10/4 và ngày 22/5 vừa qua. Ting Jing Hao cũng đến đá Ga Ven, ở trung tâm của Trường Sa và gần tới đảo Ba Bình. Các hình ảnh do Chính phủ Philippines công bố tháng trước cho thấy Trung Quốc xây dựng khá quy mô ở đá Ken Nan, nằm trong cụm Sinh Tồn.
Hai chuyên gia nhận định ở các đá nói trên, Trung Quốc đang xây dựng các đảo xung quanh nền bê tông được xây dựng từ thập niên 1980 và 1990. Chương trình mở rộng khai hoang ở Trường Sa của Bắc Kinh phớt lờ Tuyên bố DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với ASEAN, trong đó các nước có liên quan cam kết không làm phức tạp tình hình.
"Các hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa trong 12 tháng qua là thách thức lớn với hiện trạng Biển Đông khi họ tạo nên các cơ sở có năng lực hỗ trợ binh lính đồn trú ở các khu vực rất gần với các điểm mà các nước khác chiếm giữ ở Trường Sa".
Các sự kiện trong lịch sử xung đột ở Biển Đông cho thấy những cơ sở như vậy có thể được dùng làm điểm xuất phát cho các cuộc tấn công vào các thực thể gần đó, mặc dù đến nay Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đòi yêu sách bằng sử dụng tàu bán quân sự và biện pháp bao vây.
Khánh Lynh

20 tháng 9, 2014

Tay không bắt sống con trăn khổng lồ

(Dân trí) - Một giáo viên dạy toán sống tại thị trấn Matoury, vùng Guyane thuộc Pháp, đã dùng tay không để chiến đấu và bắt sống một con trăn anaconda dài 5,2 m và nặng gần 80 kg.

Sebastien Bascoules, một giáo viên dạy toán 39 tuổi sống tại thị trấn Matoury (tỉnh Guyane thuộc Pháp, một tỉnh lỵ hải ngoại nằm ở nam Mỹ của Pháp) đã chiến đấu và bắt sống một con trăn anaconda dài 5,2 m và nặng 79,5kg sau khi con trăn này xuất hiện gần khu dân cư và ăn thịt con chó của một người bạn.

Bascoules cho biết ban đầu anh không cảm thấy sợ hãi khi đối mặt con trăn vì nghĩ rằng kích cỡ nó không quá lớn, nhưng khi chứng kiến toàn bộ cơ thể của nó, Bascoules đã có chút bất ngờ và bối rối.

“Kể từ khi 10 tuổi, tôi đã thích xử lý các loài bò sát, nhưng đây là con trăn lớn nhất từ trước đến nay mà tôi nhìn thấy”, Bascoules cho biết.

Sebastien Bascoules (trái) và con trăn “khủng” mà anh bắt được
Sebastien Bascoules (trái) và con trăn “khủng” mà anh bắt được

Do vừa nuốt xong con chó và đang trong quá trình tiêu hóa thức ăn, con trăn khá trầm tĩnh khi Bascoules chạm vào nó, nhưng anh vẫn hết sức cẩn thận nhờ một người bạn nắm chặt đuôi con trăn để nó không cuốn chặt lấy anh.

Sau một hồi vật lộn với con trăn, Bascoules đã sử dụng chiếc áo pull của mình để quấn vào đầu con trăn và giữ chặt nó. 

Bascoules cho biết sau khi bắt được con trăn, trời đã quá tối nên anh không thể mang nó đến khu vực cách xa khu dân cư để thả ra, do vậy Bascoules đã phải mang con trăn này và đặt trong bồn tắm của gia đình, dĩ nhiên khi đầu vẫn được quấn chặt bởi chiếc áo.

Dĩ nhiên, người nhà của Bascoules cảm thấy không thoải mái và an toàn với “vị khách không mời” này. 

“Vợ tôi cảm thấy lo lắng rằng nó có thể thoát ra ngoài vào ban đêm”, Bascoules chia sẻ. “Tuy nhiên tôi không lo lắng vì lớp áo quấn chặt trên đầu, nó sẽ trở nên mờ mịt và chỉ giống như một con sâu khổng lồ”.

Con trăn dài hơn 5m và nặng gần 80kg
Con trăn dài hơn 5m và nặng gần 80kg

Ngày hôm sau, Bascoules đã thả con trăn tại một khu đầm lầy cách xa khu dân cư gần 10km, nơi các loài sinh vật hoang dã thường được nhìn thấy.

Bascoules sinh ra tại Pháp và chuyển đến tỉnh Guyane thuộc Pháp (nằm ở khu vực nam Mỹ) trong 15 năm và hiện đang là một giáo viên dạy toán cũng như một hướng dẫn viên du lịch bán thời gian. Bascoules cho biết mình quyết định chuyển đến đây vì tình yêu với các loài động vật, đặc biệt là loài bò sát và lưỡng cư.

Cận cảnh lớp vảy đáng sợ của con trăn anaconda
Cận cảnh lớp vảy đáng sợ của con trăn anaconda

Nhiều người hiếu kỳ đã tập trung để xem con trăn vừa bắt được
Nhiều người hiếu kỳ đã tập trung để xem con trăn vừa bắt được

Guyane là một khu vực quy tụ khá nhiều loài rắn và bò sát, với khoảng 98 loài trăn, rắn khác nhau tại khu vực này. Bascoules cho biết bắt được một con trăn với kích cỡ “khủng” như vậy là “giấc mơ đã trở thành hiện thực” của anh.

Video Bascoules và con trăn “khủng” mà anh bắt được:



T.Thủy
Theo DM

Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Agribank bị bắt tạm giam

(Dân trí) - Ngày 20/9, Cơ quan CSĐT (Bộ CA) cho biết đã tiến hành bắt tạm giam ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

 >> Bắt nguyên ủy viên Hội đồng Thành viên Agribank
 >> Agribank để lộ hàng loạt sai phạm về tín dụng
 >> Agribank cử người tạm thay Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo

Theo thông tin được biết, ông Đỗ Tất Ngọc (65 tuổi, trú tại phố Hàng Đồng, Hà Nội) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Ngọc đang bị cáo buộc có liên quan đến sai phạm tại Công ty In - Thương mại và Dịch vụ thuộc ngân hàng Agribank.
Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty In – Thương mại và Dịch vụ Agribank và Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo quốc tế (INED).
Trước đó, cũng trong vụ việc này, hồi tháng 7 vừa qua, Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Phạm Ngọc Ngoạn (58 tuổi, trú tại phố Hàng Bài, Hà Nội), nguyên thành viên Hội đồng thành viên Agribank; nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty In – Thương mại và Dịch vụ Agribank (nay là công ty TNHH một thành viên dịch vụ Agribank, về hành vi trên.
Sai phạm của ông Ngoạn được xác định có đã gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội, để xây dựng nhà máy in ngân hàng theo chủ trương di chuyển nhà máy in ngân hàng I ra khỏi nội thành.
Theo thông tin ban đầu ông Đỗ Tất Ngọc đã đồng ý để ông Phạm Ngọc Ngoạn ký hợp đồng kinh tế với Công ty INED nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hơn 20.300 m2 đất tại khu vực Quang Minh.
 
Sau đó, Công ty In - Thương mại và Dịch vụ Agribank đã chuyển khoản tiền 90 tỉ đồng cho Công ty INED nhưng lô đất chuyển nhượng trên chỉ là đất thuê của nhà nước, theo diện trả tiền hàng năm. Đến nay dự án xây dựng nhà máy in chưa được triển khai, còn số tiền hơn 90 tỉ đồng không có khả năng thu hồi gây thiệt hại cho Nhà nước.
 
Tuấn Hợp

Nỗi buồn của điện ảnh VN

Phim 21 tỷ đồng ế khách và những bất cập của phim nhà nước

Ra rạp trong vài ngày nhưng không có khán giả, bộ phim được đầu tư lớn - "Sống cùng lịch sử" của đạo diễn Thanh Vân - phải ngừng chiếu. 
Trong đợt phim ra rạp dịp lễ 2/9 vừa qua tại Hà Nội có ba phim được nhà nước rót kinh phí là Sống cùng lịch sử, Mộ gió và Đam mê. Dù được đầu tư với kinh phí lớn, các phim này chung số phận - chỉ trụ rạp được vài ngày và phải ngừng chiếu vì không bán nổi vé - dẫn tới thất bại về doanh thu lẫn hiệu ứng xã hội. 
Bộ phim "Sống cùng lịch sử" được đầu tư tới 21 tỷ đồng.
Sống cùng lịch sử được xem là thất bại lớn nhất dù được nhà nước mạnh tay đầu tư 21 tỷ đồng. Đây là một trong số dự án phim lịch sử có kinh phí lớn nhất của Việt Nam, do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất, NSND Nguyễn Thanh Vân đạo diễn và nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn viết kịch bản. Phim xoay quanh nhóm bạn trẻ đi phượt qua những chiến tích Điện Biên Phủ năm xưa. Suốt hành trình, họ mơ thấy mình xuất hiện trong những trận chiến của ông cha, gặp các anh hùng lịch sử và hóa thân thành những dân công kéo pháo, đào hầm trong 56 ngày đêm. Từ những con người của thế giới hiện đại, sống ích kỷ và thiếu trách nhiệm với xã hội, họ dần thay đổi theo hướng tích cực.
Sống cùng lịch sử ban đầu được kỳ vọng tạo ra bước đột phá cho mảng phim lịch sử. Tác phẩm từng được chọn mở màn đợt phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và chiếu miễn phí cho học sinh, sinh viên trên cả nước từ ngày 26-30/4.
Song, khi chính thức ra rạp ở Hà Nội dịp 2/9 vừa qua, những gì đoàn làm phim của NSND Thanh Vân nhận được chỉ là những hàng ghế trống tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng. Các nhà quản lý hai rạp này đã phải liên tục hủy các buổi chiếu vì số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người.
Đạo diễn Thanh Vân chia sẻ, bộ phim của ông không quá coi trong yếu tố kinh doanh mà tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Sau khi chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng, đạo diễn Thanh Vân sẽ phối hợp với Trung ương Đoàn Hà Nội chiếu Sống cùng lịch sử tại các trường đại học trong thời gian tới.
Giải thích thêm cho việc vắng khách, đạo diễn cho rằng nguyên nhân là phim được chiếu gói gọn trong hệ thống rạp nhỏ ít tính cạnh tranh. Ông nói: "Ê-kíp đã cố liên lạc với các rạp nhà nước lẫn tư nhân. Tuy vậy, không phải chủ rạp tư nhân nào cũng đồng ý bởi họ còn phải tính đến bài toán kinh doanh khi trình chiếu bộ phim". Đạo diễn Thanh Vân khẳng định, đợt chiếu vừa qua chỉ để chào mừng lễ 2/9 chứ không phải đợt phát hành quy mô toàn quốc. 
1-4719-1411100839.jpg
Đạo diễn Thanh Vân cho rằng việc quảng bá phim rộng rãi không chỉ phụ thuộc vào mỗi ê-kíp sản xuất mà còn phải nhờ tới các công ty, tổ chức chuyên nghiệp.
Một lý do khác khiến Sống cùng lịch sử không được công chúng biết đến rộng rãi là khâu quảng bá phim kém. Liên lạc với các đại diện của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM, họ đều khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim Sống cùng lịch sử của đạo diễn Thanh Vân.  
Trong khi đó, ra rạp cùng thời gian với Sống cùng lịch sử, Mộ gió và Đam mê, những bộ phim tư nhân như Scandal 2, Mất xác... có kế hoạch quảng bá bài bản. Chiến lược tiếp thị của họ bắt đầu từ khi dự án phim còn nằm trên giấy và được tiếp diễn liên tục cho tới khi ra rạp. Ý thức rõ ảnh hưởng của truyền thông đối với sự thành bại của doanh thu phim, các nhà sản xuất tư nhân dành một khoản ngân sách lớn cho chi phí quảng bá trong tổng kinh phí làm phim. Trong khi đó, thậm chí ngay cả khi đã ra rạp, thông tin về sự tồn tại của các bộ phim nhà nước vẫn rất ít ỏi.
NSND Thanh Vân thừa nhận đơn vị sản xuất của Hãng phim truyện Việt Nam không có bộ phận chuyên nghiệp để giúp dự án đến với nhiều khán giả. 
Ngoài việc thiếu chiến lược PR, Sống cùng lịch sử, cũng như nhiều bộ phim khác được nhà nước đầu tư, còn thất bại về doanh thu do thiếu sự khảo sát nhu cầu thị trường, thị hiếu khán giả.
Với tư cách là đồng nghiệp, đạo diễn Nhuệ Giang - vợ của NSND Thanh Vân  cho biết, việc phim Sống cùng lịch sử bị thờ ơ, lạnh nhạt là có thể đoán trước. "Bộ phim được chiếu vào ngày lễ vốn là dịp khán giả thường đi xem phim giải trí nên phần nào không thu hút được như mong đợi. Cuộc sống hiện đại không còn sâu sắc như xưa nên những phim như Sống cùng lịch sửkhi chiếu vào những dịp như vậy chỉ hấp dẫn với những người già hoặc các lớp khán giả hay hoài niệm về quá khứ", bà chia sẻ.
Tuy vậy, đứng ở góc độ khán giả, bà Nhuệ Giang lại cho rằng Sống cùng lịch sử là một bộ phim hay. Ngoài khai thác hình ảnh đẹp với các cuộc chiến đấu hoành tráng, các gương mặt anh hùng tiêu biểu, bộ phim còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử.
Bản thân đạo diễn Thanh Vân hoàn toàn hài lòng về nội dung và cách thể hiện của bộ phim. Nhưng ông cũng thừa nhận sự kén khách của đề tài chiến tranh, lịch sử đối với khán giả Việt. Ông cho biết, dòng phim lịch sử Việt Nam từ trước tới nay vốn không được yêu thích bằng phim giải trí. Đạo diễn cho rằng điều này chỉ có thể thay đổi khi xã hội xây dưng hệ thống giáo dục ý thức lịch sử dân tộc tốt hơn.
Khán giả Bình Mai (27 tuổi, Hà Nội), cho biết: "Tôi thấy bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh hơn so với các bộ phim về lịch sử trước đây. Mặc dù vậy, Sống cùng lịch sử vẫn đi theo lối mòn với cách xây dựng cốt truyện xa rời thực tế, lời thoại cũ kỹ và có nhiều tình tiết hơi vô lý". Một khán giả khác cho rằng, bộ phim vẫn còn mang nặng tính tuyên truyền, hơn nữa lại chỉ chiếu ở hai rạp nên ít người đi xem là chuyện bình thường.
Sống cùng lịch sử hay Mộ gió và Đam mê không phải là những phim nhà nước đầu tiên thất bại về mặt doanh thu. Trước đó, không ít phim từng được ra mắt rồi  “đắp chiếu”, cất kho như Rừng đen, Chơi vơi hay Vũ điệu đam mê. Những bộ phim này sau khi ra rạp đều bị loại khỏi danh sách chiếu sau hai tuần vì quá ế. Một số tác phẩm từng đoạt giải cao hoặc gây tiếng vang trên quốc tế như Mùi cỏ cháy hay Tâm hồn mẹ ra mắt năm 2011 lại không có cơ hội để ra rạp trong nước bởi gặp vấn đề về kinh phí phát hành.
Đức Trí
2-7211-1411100839.jpg