Trang

15 tháng 9, 2014

TQ biến Đá Châu Viên thành đảo lớn nhất Trường Sa

(Dân trí) - Trang Sina.com của Trung Quốc hôm nay ngang nhiên đăng bài viết cho biết, Trung Quốc sẽ biến Đá Châu Viên thành hòn đảo nhân tạo lớn nhất mà nước này chiếm đóng tại Trường Sa. 

 >>   Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố

Hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Đá Châu Viên.
Hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Đá Châu Viên.
Đá Châu Viên là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa, quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt, Trung Quốc đã phái quân đồn trú trái phép và xây dựng nhà nổi kiên cố tại đây.
Theo bài báo đăng tải trên Sina.com, từ cuối năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hoạt động cải tạo mở rộng đảo nhân tạo tại Đá Châu Viên, để biến Đá Châu Viên thành đảo lớn nhất mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa. Và tính đến tháng 5/2014 hòn đảo này đã là lớn nhất so với các đảo Trung Quốc chiếm đóng.
Hiện tại công tác mở rộng đảo vẫn đang được tiến hành và trong tương lai diện tích tại Đá Châu Viên có thể càng rộng lớn hơn.
Bài báo còn đăng một loạt ảnh về hoạt động như điều nhân công, xe tải công suất lớn, tàu nạo vét, cần cẩu để thực hiện hành vi mở rộng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên Đá Châu Viên.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc công khai hoạt động phi pháp của nước này trên quần đảo Trường Sa.
Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa xã ngày 9/9 vừa qua đã đăng bài viết nêu rõ hoạt động mở rộng đảo của Trung Quốc tại Trường Sa nhằm mục đích quân sự. Sau khi Trung Quốc hoàn thành mở rộng đảo, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng cầu cảng, sân bay nhằm biến các đảo này thành các căn cứ quân sự, khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông.
Một số hình ảnh về hoạt động biến bãi ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Quốc được công bố trên Sina.com:
Hương Giang

Hương Giang

Hương Giang

Hương Giang

Hương Giang

Hương Giang

Hương Giang

Hương Giang

Các tổ chức dân sự VN: Tốt hay xấu?

Lê Nguyên Hồng

Cập nhật: 10:51 GMT - thứ hai, 15 tháng 9, 2014
"Có vẻ như nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam đang dùng truyền thông báo chí cố vẽ ra bộ mặt xấu xí của các hội đoàn trong xã hội dân sự tự do"
Chỉ riêng trong khoảng từ cuối năm 2013 đến nay, tại Việt Nam đã có hàng loạt các tổ chức dân sự tự do được hình thành.
Hiện tượng này đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước.
Đã có nhiều lời biểu dương tán tụng sự góp mặt của các tổ chức đó trong các sinh hoạt chính trị xã hội tại Việt Nam, nhưng cũng có cả những chê trách, thị phi, ví dụ điển hình nhất là sau những chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” trong Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Vai trò của các tổ chức dân sự

Thông thường, các tổ chức dân sự vốn hoạt động trong lĩnh vực công. Nhưng nằm bên ngoài các hoạt động của nhà nước, nó đóng vai trò cốt tủy của xã hội dân sự.
Xã hội dân sự là nơi các công dân cùng nhau theo đuổi sự phát triển chung của một lĩnh vực nào đó trong cộng đồng.
Họ sinh hoạt bình đẳng với nhau, cùng nhau thảo luận và bàn bạc để tìm ra cách thức tổ chức và phát triển cộng đồng, họ bày tỏ các mối quan tâm về tư tưởng tôn giáo, chính trị, kinh tế, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu nhằm bảo vệ các lợi ích chung…
Hoạt động của các tổ chức dân sự phi chính phủ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển cân bằng về chính trị, văn hóa, tư tưởng, thắt chặt quan hệ giữa người với người…
Đặc biệt, vì là những tổ chức có nhiều người tham gia (số lượng thường không hạn chế) cho nên tiếng nói của các tổ chức, hội đoàn trong xã hội dân sự có sức mạnh tác động đến chính sách vận hành đất nước của nhà cầm quyền trong một quốc gia.
Vậy xã hội dân sự góp phần quan trọng (không thể thiếu) bổ khuyết cho dân chủ, và thực thi công lý.
Tuy nhiên, biết được tầm quan trọng của các tổ chức, hội đoàn dân sự, nhà cầm quyền độc tài bao giờ cũng tìm cách khuynh loát, bí mật hoặc công khai điều khiển các tổ chức dân sự tự do.
"Ở VN hiện nay hàng trăm hội đoàn đều nằm trong sự quản lý của cái gọi là Mặt trận Tổ quốc"
Ở Việt Nam hiện nay đang có hàng trăm các hội đoàn, nhưng tất cả đều nằm trong sự quản lý của cái gọi là Mặt trận Tổ quốc, và bị giam lỏng trong "Nghị Định về tổ chức hoạt động và quản lý hội" (Sắc lệnh102/SL/L004 ngày 20/5/1957, văn bản mới nhất số TT-BNV 03/2013 NĐ-CP).
Các tổ chức như Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em, Hội Nghề cá vv.., vị trí chủ tịch hội đều là do các đảng viên cốt cán của Đảng Cộng sản nắm giữ.
Các hội đoàn vì vậy đều hoạt động theo sự chỉ đạo và sự kiểm soát gắt gao của nhà cầm quyền.
Vì tình trạng trên, việc ra đời của các tổ chức dân sự tự do nằm ngoài vòng kiểm soát của chế độ, đã là một bước đột phá quan trọng, nhằm cân bằng sự phát triển của xã hội nói chung và tạo nền móng cho một xã hội dân sự đúng nghĩa.
Tuy nhiên, giống như một em bé tập đi, các tổ chức dân sự mới hình thành tại Việt Nam sẽ có những chuệch choạc, xáo trộn, thiếu thống nhất, thiếu kinh nghiệm tổ chức là điều dễ hiểu, mà câu chuyện khá ồn ào của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa qua giữa một số thành viên chủ chốt với nhau là ví dụ điển hình.

Thách thức

Bên cạnh đó, người ta không thể bỏ qua một yếu tố hết sức quan trọng, đó là sự phá hoại của chế độ độc tài, mặc dù trước áp lực quốc tế, nhà nước cộng sản không thể cấm việc thành lập các hội đoàn tự do.
Vì vậy, để ngăn chặn sự lớn mạnh của các tổ chức xã hội dân sự họ chỉ còn cách ngầm thao túng, lũng đoạn, gây bè phái chia rẽ, và làm suy yếu các tổ chức đó ngay từ lúc nó còn đang non yếu.
Những ngày còn hoạt động tại Sài Gòn, Việt Nam, người viết bài này còn nhớ rõ vào khoảng tháng 04/2008, trong một cuộc thẩm vấn của công an an ninh (TP HCM) Sài Gòn, một viên trung tá có nói: “Các anh cứ thành lập đảng đi, chúng tôi sẽ cho nhiều người của chúng tôi tham gia, sau đó chúng tôi sẽ bầu cử công khai để hạ bệ các anh xuống”.
"Trong một tổ chức dân sự cụ thể, việc ai đó tham gia các hội đoàn này là tự do, do đó sẽ vô cùng đơn giản nếu nhà cầm quyền muốn đưa người của họ vào để gây rối. Vì vậy, một thực tế mà các nhà tổ chức lập hội phải đối mặt đó là, có thể có sự hiện diện của công an an ninh trong chính các tổ chức dân sự đó"
Trong một tổ chức dân sự cụ thể, việc ai đó tham gia các hội đoàn này là tự do, do đó sẽ vô cùng đơn giản nếu nhà cầm quyền muốn đưa người của họ vào để gây rối. Vì vậy, một thực tế mà các nhà tổ chức lập hội phải đối mặt đó là, có thể có sự hiện diện của công an an ninh trong chính các tổ chức dân sự đó, nhất là đối với các tổ chức có khả năng (đúng hơn là tiềm năng) định hướng dư luận như Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Tuy không chính thức công nhận các hội đoàn dân sự tự do hiện nay ở Việt Nam bằng văn bản, nhưng chế độ cầm quyền đang buộc phải làm lơ trước sự ra đời của hàng loạt các hội đoàn.
Đây chính mối nguy hiểm tiềm tàng với họ ngay cả khi họ đã cài cắm được người vào các tổ chức dân sự đó, một khi chính những nhân sự đó nhận thức được ra là mình đang làm một công việc không trong sáng!
Cách nay chỉ khoảng dăm năm, người ta e ngại, thậm chí sợ hãi khi nhắc đến các cụm từ “tự do”, “dân chủ”, “cộng sản”, “độc tài”.., thì ngày nay việc chấp nhận cho ra đời các hội đoàn độc lập đã là một bước lùi đáng kể của nhà cầm quyền. Và tất nhiên, đó hiển nhiên là một bước tiến của dân chủ.
Có vẻ như nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam đang dùng truyền thông báo chí cố vẽ ra bộ mặt xấu xí của các hội đoàn trong xã hội dân sự tự do, nhằm ngăn cản người dân tham gia: Nào là hoạt động vì tiền hải ngoại, nào là hải ngoại giật dây, nào là tranh đua quyền lực, thậm chí ghen ăn tức ở.., nhưng chắc chắn công luận luôn biết gạn đục khơi trong và sẽ nhìn ra ngọn ngành tất cả!
Ở khía cạnh tinh thần, nếu người ta sớm thỏa mãn với việc ra đời của những hội đoàn dân sự tự do ví dụ như Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thì quả thật là họ đã tự tin quá mức. Con đường trước mặt của xã hội dân sự Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn vất vả…
Mặt khác, các tổ chức dân sự tự do cũng buộc phải chấp nhận quy luật đào thải, giống như việc hình thành các công ty.
Hàng năm mỗi quốc gia có thể xuất hiện hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn công ty mới đủ loại…., nhưng cũng có thể có con số tương đương các công ty khác phải tuyên bố phá sản.
Dẫu vậy, người ta vẫn hoàn toàn có thể tin rằng: Không một thế lực nào có thể cưỡng lại sự phát triển đi lên của xã hội dân sự!
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện đang sống tại Sydney, Australia.

Lực sỹ U70 bụng 6 múi

Nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1)
Ông Võ Văn Vân (62 tuổi) ở quận 8 TP.HCM, là người mới đây được biết đến với danh hiệu lực sĩ lão niên. Không chỉ sở hữu thân hình đẹp, cơ bụng 6 múi như những VĐV thể hình hàng đầu mà các bài tập trong một buổi của ông còn hơn những những thanh niên bình thường.
TIN THỂ THAO NÓNG NHẤT TRONG NGÀY, LỊCH THI ĐẤU, VIDEO CLIP BÓNG ĐÁ,TENNISF1 , NGẮM NGƯỜI ĐẸP THỂ THAO CỰC HOT.
Nhìn người đàn ông đã 62 tuổi này tập luyện hăng say như một thanh niên trẻ, không ít người phải trầm trồ thán phục.
Trung bình một buổi tập, ông Vân tập ít nhất 6 động tác. Mỗi động tác ông tập trong 7-8 hiệp (mỗi hiệp trung bình 12 cái).
Các mức tạ quen thuộc mà ông Vân chọn thường là 50 đến 80 kg. Tính ra, mỗi buổi tập tổng khối lượng ông nâng hơn 34 tấn các mức tập tạ. Một con số khủng khiếp của một người ở cái tuổi 62 mà tóc đã bạc trắng này.
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 1
Ông Vân chăm chỉ tập luyện ở phòng tập
HLV Khánh Toàn, người đã hướng dẫn và theo suốt quá trình tập luyện của ông Vân hơn 7 năm qua, nhận xét: “Chỉ có những thanh niên chơi thể hình vài năm mới tập bằng chú Vân, chứ thanh niên bình thường thì chú ăn đứt”.
Khi được hỏi về những điều mà tập thể hình mang lại, người đàn ông với công việc chính là phụ hồ này đã chia sẻ: “Tập thể hình giúp tôi bền bỉ hơn trong công việc, đi làm nhiều người trẻ hơn mà có khi làm còn không lại mình. Xưa đầu óc hay nghĩ nhiều chuyện, đi tập có nhiều kỷ niệm vui, những buồn phiền trong cuộc sống của giảm đi nhiều”
* Chiêm ngưỡng hình ảnh lực sỹ U70 Võ Văn Vân tập luyện:
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 2
Ông Vân sở hữu thân hình đẹp với cơ bụng 6 múi
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 3
Lực sỹ U70 Võ Văn Vân tâm sự: “Tập thể hình giúp tôi bền bỉ hơn trong công việc, đi làm nhiều người trẻ hơn mà có khi làm còn không lại mình. Xưa đầu óc hay nghĩ nhiều chuyện, đi tập có nhiều kỷ niệm vui, những buồn phiền trong cuộc sống của giảm đi nhiều.”
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 4
 “Có hôm mới tập luyện xong đang đứng trước phòng tập nghỉ mệt, có mấy ông Tây đi ô tô ngừng xe lại bước xuống nhìn mình ra vẻ ngưỡng mộ rồi chụp hình chung, tôi thấy tự hào lắm”, ông Vân kể lại kỷ niệm vui của mình.
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 5
Hỏi bí quyết trong luyện tập, ông Vân cho biết: “Cái chính là khi mình tập phải nghiêm túc, đúng bài bản, bản thân phải tuân thủ bài tập chứ không được tập kiểu chơi chơi”.
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 6
Nhắc đến cơ duyên đầu đưa đẩy gặp ông Vân, anh Toàn (áo trắng), là HLV của phòng tập, kể lại: “ Lúc đó cũng tình cờ khi mình mới mở phòng tập bên này (Quận 2) có nhờ chú Vân qua sửa chữa, bảo trì giúp một số thứ, biết chú có đam mê về thể hình, nên khi chú muốn tham gia tập tôi đồng ý ngay và tận tình hướng dẫn”.
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 7
Kể về sự siêng năng của ông Vân, anh Toàn chia sẻ một kỷ niệm khó quên: “Tôi nhớ chiều hôm đó chú chạy xe vừa tới phòng tập thì xe hết xăng, mượn tôi 50 ngàn để đổ. Thật sự cảm phục chú, mặc dù biết xe sắp hết xăng vẫn cố gắng chạy xe từ chợ Xóm Củi (Q8) sang Trần Não này (Q2) này chứ nhất quyết không bỏ tập”.
Lực sỹ U70 bụng 6 múi nâng 34 tấn tạ một buổi tập (Kỳ 1) - 8
Với ông Vân, thể hình không chỉ là niềm đam mê, mà còn giúp ông thêm bền bỉ trong công việc và quên đi những phiền muộn trong cuộc sống.
* Video lực sĩ Võ Văn Vân tập luyện:


* Lực sỹ U70 Võ Văn Vân có bí quyết sinh hoạt, ăn uống, bồi bổ như thế nào để có được cơ thể 6 múi cường tráng? Mời các bạn đón đọc kỳ 2 vào lúc 6h30, thứ Ba, 16/9. 
Lê Phong (Khám phá)

Vì sao DNVN không làm nổi sạc pin và ốc vít?

Vì sao không làm nổi sạc pin và ốc vít?

Bỏ qua nỗi xấu hổ bị doanh nghiệp (DN) ngoại “chê” lạc hậu, một số DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thú nhận vì sao không làm nổi sạc pin và ốc vít...

Chưa làm đã sợ khó
GS Nguyễn Mại (nguyên Thứ trưởng KH&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài)-người chứng kiến lời “chê” từ phía Samsung trong cuộc hội thảo, cho biết, trong số 93 DN cung ứng hàng phụ trợ (cho Samsung) chỉ có 7 đơn vị Việt Nam. Trong khi đây là thị trường đầy tiềm năng, riêng Samsung năm 2013 đã chi 19,8 tỷ USD mua linh phụ kiện.
“Có người hỏi tôi, trong danh mục các mặt hàng linh phụ kiện mà Samsung mong các DN trong nước thực hiện, có bao nhiêu cái ta làm được? Tôi nói không DN nào làm được, do chúng ta chưa bao giờ quan tâm tới lĩnh vực này, dù đó là cái sạc pin, ốc vít…”.
Bà Nguyễn Thị Tuyển (Phó phòng Kinh doanh, Công tyTabuchi Electric Việt Nam) cho biết, công ty bà dù của Nhật Bản cũng chỉ đạt được 7/8 tiêu chí Samsung đặt ra, như chất lượng, bảo hộ lao động, ổn định… còn tiêu chí giá cả không thể (Samsung đưa giá rất thấp). Tuy nhiên, số DN có được điều này cũng không nhiều.
“Chúng tôi muốn cạnh tranh với các DN đang cung cấp linh kiện hiện tại của Samsung đã rất khó, với DN Việt càng khó”, bà Tuyển nói. Theo đó, DN Việt chủ yếu vừa và nhỏ, sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh về giá, nhưng công nghệ, chất lượng, chứng nhận môi trường… hầu như không đạt.
Theo bà Tuyển, để khắc phục, trước tiên các DN Việt phải chủ động, tự cải thiện và nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, DN cần thêm hỗ trợ của nhà nước về vốn, công nghệ mới có thể nâng cấp và đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn.
Ông Đinh Văn Tuấn (Trưởng phòng Kinh doanh, Nhà máy Nhôm Đông Anh) cho rằng, ngoài yếu tố về công nghệ, quản lý chất lượng cũng là điểm yếu của DN Việt.
Theo đó, công ty ông mỗi tháng cung ứng khoảng 10.000 ống cho máy hút bụi của Samsung, nhưng một số khâu cũng phải liên kết với đơn vị khác thực hiện.
“Nếu biết liên kết, mỗi DN làm một phần, tôi tin các DN Việt có thể làm được các linh kiện yêu cầu kỹ thuật cao. Nhưng để tự DN liên kết sẽ rất khó, cần có người đứng ra để kết nối các DN”, ông Tuấn nói.
Về giá cả, theo ông Đinh Văn Tuấn, các DN chưa bắt tay vào làm nên nói giá đối tác đưa ra quá thấp. Thực tế công ty ông đã làm và chứng minh điều ngược lại, khi hầu hết sản phẩm làm ra dựa trên hệ thống máy móc sẵn có, đầu tư cũng chỉ phần nhỏ.
Phó GĐ Công tyTNHH Công nghệ Hoàng Anh (Bắc Ninh) Nguyễn Thị Xinh cho biết: “Làm sản phẩm cho Samsung cũng không quá khó. Một số sản phẩm trước đây đã làm, giờ họ cung cấp bản vẽ để mình làm theo. Nếu mình làm không đúng sản phẩm họ không mua. Cái khó, có chăng là năng lực của kỹ thuật viên có đáp ứng được hay không”, bà Xinh nói.

Dùng lợi thế DN nhà nước?

GS Nguyễn Mại cho biết, sau 25 năm thu hút FDI, việc lan tỏa của khối này sang các DN Việt còn hạn chế, đặc biệt trong công nghiệp hỗ trợ. Theo GS Mại, chủ yếu do nước ta chưa có chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ quốc gia nhằm tạo ra sản phẩm số lượng lớn. Trong khi đó, Thái Lan tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, Malaysia chủ yếu hỗ trợ ngành điện và điện tử.
“Kinh nghiệm cho thấy, mỗi nước chỉ nên tập trung vào một vài ngành công nghiệp hỗ trợ, từ đó hình thành một số DN có tiềm lực và quy mô lớn của thế giới”, GS Mại nói.
Theo GS Mại, sau 14 năm không thành công trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (từ năm 2001 tới nay), Chính phủ đang quyết định thay đổi chính sách, ưu tiên sản xuất hàng phụ trợ cho ngành công nghệ cao. Chính phủ đã có chủ trương lập quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, với số vốn ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, các địa phương cũng quan tâm hơn tới công nghiệp hỗ trợ, như Bắc Ninh, Thái Nguyên quan tâm tới Samsung; TPHCM tiếp cận với Intel; các hãng sản xuất lớn như LG, Nokia, Samsung, Intel, Canon… cũng mong muốn tìm DN hỗ trợ trong nước để giảm chi phí.
“Những điều này có thể tạo nên làn sóng mới đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, hy vọng thời gian tới sẽ có 15-20 DN có thể làm sản phẩm hỗ trợ cho những tên tuổi lớn”, GS Mại nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hiện các DN nhỏ và vừa chưa thể đáp ứng được yêu cầu công nghệ cao của các tập đoàn lớn nước ngoài.
“Quá trình tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu DN nhà nước ở thời điểm hiện nay cần có cái nhìn khác. Trước yêu cầu về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt về vốn, công nghệ, nhân lực… liệu chúng ta có cần ồ ạt cổ phần hóa DN nhà nước hay không”, ông Kiên nói.
Theo đó, ông Kiên đề xuất, DN nhà nước có thể dùng vốn ngân sách đầu tư máy móc sản xuất linh phụ kiện đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất. Sau đó mới cổ phần hóa để thu hút vốn xã hội và trả vốn cho ngân sách.
Theo kế hoạch, những chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sẽ được Quốc hội bàn thảo trong Luật Đầu tư (sửa đổi), vào tháng 10 tới.

Không sản xuất được cả cục sạc, ốc vít…là nỗi đau của Việt Nam 

Theo Lê Hữu Việt
Tiền Phong

14 tháng 9, 2014

Việt Nam giữa liên minh Nga-Trung

BTTD: Chính xác hơn, VN đang đứng giữa ngã ba: Đế quốc Mỹ, Sô vanh Nga và Bành trướng TQ. "Bâng khuâng đứng giữa 3 dòng nước. Chọn dòng nào để ích nước lợi dân"?

Cập nhật: 02:59 GMT - thứ hai, 15 tháng 9, 2014

Nga và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận khí đốt khổng lồ
Chưa kịp vuốt giận Bắc Kinh sau khi toan 'tư tình' với Mỹ, Việt Nam giờ đã phải đứng trước tình huống mới khi Nga và Trung Quốc đưa nhau đi 'hưởng tuần trăng mật'.

Trục liên minh Trung-Nga

Để chữa cháy cuộc bao vây của Tây Phương sau hành động ngang ngược của mình ở Ukraine, Nga quay sang dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc.
Thế giới hiện đang chứng kiến hai nước một thời là cộng sản anh em, đang dồn dập gia tăng các liên kết kỷ lục. Tháng Năm vừa qua là một mùa trăng mật của cặp tái hôn Trung-Nga.
Về kinh tế: hai nước vừa ký với nhau một thoả thuận được xem là lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp khí đốt thiên nhiên trị giá 400 tỉ, kéo dài trong 30 năm; về quân sự: lực lượng hải quân hai nước phối hợp tổ chứccác cuộc tập trận trên diện rộng ở biển Hoa Đông, gửi một thông điệp trực tiếp, mang tính đe dọa đến Nhật, đồng minh khu vực của Mỹ.
Và, cũng không thể không kể đến những nỗ lực hợp tác trên không, trên biển và trên mặt trận chiến tranh không gian mạng giữa Nga và Trung Quốc trong thời gian qua trong mục tiêu “thu hẹp khoảng cách công nghệ” với Mỹ như nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi ông nói về liên minh Nga Trung trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tuần trước.
Rõ ràng, liên minh Nga-Trung đã bắt đầu chuyển dịch rõ nét sau sự kiện ở Ukraine cùng với thái độ căng thẳng bất ngờ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với Trung Quốc trong chuyến đi châu Á vào tháng Tư vừa qua.
"Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực."
Tất cả đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga dù không tin, thậm chí không ưa nhau trong lịch sử phải bắt đầu cùng oán ghét Mỹ hơn bao giờ. Lý do của Nga là hiển nhiên ở Ukraine. Còn Trung Quốc, tình cảm lạnh nhạt đã bùng nổ thành cơn giận tràn ly khi Washington thổi bùng các vụ tình báo mạng và tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Kết quả là Bắc Kinh và Moscow chưa bao giờ gần nhau hơn như bây giờ trong nửa thế kỷ qua, và 'cuộc trăng mật ấy' đang gây đau đầu cho cả Mỹ và Việt Nam.

Việt Nam: Khiêu vũ giữa bầy sói

Mối căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á trong các tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc về lãnh thổ, lãnh hải, với các nước láng giềng đặc biệt với Việt Nam hiện là cơ hội để Nga chứng minh với Trung Quốc về khả năng hoà giải, vai trò trung gian cân bằng chiến lược nhằm tiến đến một quan hệ đối tác lớn hơn.
Và chính cuộc khủng hoảng hiện nay của Nga ở Ukraine và của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn đồng thời sẽ khiến các nước láng giềng của họ ở châu Âu và châu Á phải tăng cường khả năng quân sự của mình và tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Đáng tiếc thay, trong cuộc chạy đua để mưu tìm an toàn ấy, Hà Nội lại ở vào hoàn cảnh éo le nhất so với các nước Đông Nam Á khác đã từng hoặc đang là đồng minh của Hoa Kỳ.
Với Việt Nam, thật là mỉa mai khi mối quan hệ Nga-Việt, được xây dựng trong thời chiến tranh lạnh để đối trọng với Trung Quốc, giờ đây lại được sử dụng để giúp Bắc Kinh trong một quan hệ phức tạp.

Chính phủ Việt Nam đang đứng trước lựa chọn không dễ̉ dàng
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện rộng, Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực. Dù Moscow và Bắc Kinh vẫn có bất hoà vì lợi ích của Nga ở Biển Đông, nhưng chắc chắn hai chính phủ này sẽ có cách giải quyết sự khác biệt của họ vì quyền lợi chung trong việc phản đối Mỹ tiến vào sân sau của mình.
Trong hoàn cảnh đó, mối liên minh Nga-Trung sẽ là trở ngại cho nhu cầu củng cố an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Trong suốt cuộc đối đầu với hiếp đáp từ Bắc Kinh, bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ, Hà Nội đã củng cố khả năng phòng thủ bằng vũ khí của Nga. Chỉ riêng trong năm qua, Việt Nam đã chi 714 triệu Mỹ kim trang bị quân sự từ Nga. Dù là cuộc chạy đua trang bị có giá trị về chính trị nhiều hơn, giúp mang lại an tâm phần nào trong so sánh lực lượng với Trung Quốc và xoa dịu những nghi ngại có thể bùng nổ bất cứ lúc nào của tình ái quốc từ người dân đối với Hà Nội, ý nghĩa ấy cũng đang kém đi rất nhiều.
Có lẽ ngay trong tình hình này, Mỹ là lối thoát cho Việt Nam với Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp giải quyết bế tắc về kinh tế và việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương giúp củng cố an ninh quốc phòng chống lại Trung Quốc. Nhưng chính ở đây mà ta sẽ nhìn thấy: Hà Nội sẽ tiếp tục phải 'khiêu vũ giữa bầy sói' để bảo vệ quyền lực của mình.
Trừ khi, thực tế chính trị có thể khác nếu Mỹ thấy mình không còn nhiều lựa chọn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi nhu cầu phát triển Việt Nam thành một đối tác chiến lược để thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong khu vực có thể lớn hơn nhu cầu cải thiện nhân quyền (đừng quên rằng nước Mỹ từng ủng hộ một số chế độ độc tài tai tiếng nhất trong quá khứ).
Chỉ hy vọng rằng lựa chọn bi thảm ấy sẽ không xảy ra.

Tổ quốc hay quyền lực?

Nền móng cho quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt chắc chắn đã hiện hữu. Hai nước đã ký kết hợp tác toàn diện, chi tiết đến từng lãnh vực mà Mỹ và Việt Nam cùng hợp tác, bao gồm các lĩnh vực như xây dựng năng lực hàng hải, tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những thách thức về môi trường, cũng như giáo dục và thúc đẩy nhân quyền. Một số nỗ lực còn được Mỹ thực hiện để giúp Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất. "
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vẫn còn không thể tháo gỡ vì thành tích nhân quyền quá kém của Hà Nội. Từng là một người ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ McCaincũng như ứng cử viên chức vụ Đại sứ tại Việt NamTed Osius từng tuyên bố rằng việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí có thể được thực hiện nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào các cải thiện nhân quyền và đối xử với tù chính trị từ phía Hà Nội.
Về kinh tế, Việt Nam đang cần cánh cửa TPP hơn bao giờ để giải quyết thị trường. Về an ninh lãnh thổ và tính chính danh của chế độ, vụ giàn khoan là bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ lén lút, thua thiệt của Hà Nội với Bắc Kinh. Giờ đây, trong cuộc chuyển dịch mới của liên minh Nga Trung, Hà Nội lại tiếp tục xoay sở trên sợi dây xiếc căng thẳng giữa các quyền lực lớn đan chéo. Chọn lựa nào của Hà Nội cũng sẽ phải trả lời câu hỏi cơ bản: Tổ quốc hay quyền lực cai trị ?
Có một nỗi oán hận không nguôi, tình ái quốc đặc thù có tính lịch sử của người Việt đối với người Trung Quốc phương Bắc. Đó là tình cảm có thật đã khắc chạm bằng xương máu của người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử và đó là quả bom nổ chậm cảnh báo chính quyền Hà Nội trong mỗi quyết định chọn lựa giữa Tổ quốc và quyền lực.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của các tác giả, ý kiến đóng góp xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.

Nhiều nước giúp Mỹ chống IS

Nhiều nước đề nghị cấp bộ binh chống Nhà nước Hồi giáo

Nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực Trung Đông vừa đề nghị cung cấp các đơn vị bộ binh nhằm hỗ trợ Mỹ và đồng minh trong chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
IS-AFP-8403-1410745157.jpg
Lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua cho biết ông cảm thấy "được khích lệ vô cùng" bởi cam kết hỗ trợ chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) từ các quốc gia trong và ngoài khu vực Trung Đông. Trong số đó, một vài nước còn đề nghị huy động lực lượng bộ binh.
"Cùng với Mỹ, chúng ta còn có sự tham gia của các nước trong và ngoài khu vực, tất cả đều đã chuẩn bị tham gia viện trợ quân sự, sẵn sàng mở các cuộc tấn công thực tiễn nếu cần thiết", Reuters dẫn lời ông Kerry phát biểu trên kênh truyền hình CBS.
"Chúng ta chưa tìm kiếm các đơn vị lính hoạt động trên mặt đất", tuy vậy, "Một số nước đã đề nghị thực hiện điều đó", ông Kerry cho biết thêm nhưng không nêu rõ quốc gia nào đưa ra lời gợi ý.
Ông Kerry đang có chuyến công tác dài ngày tại Trung Đông với mục đích huy động sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và đồng minh nhằm xây dựng liên minh chống quân khủng bố IS.
Mỹ cùng 10 quốc gia đồng minh Arab hôm 11/9 thống nhất về chiến dịch phối hợp quân sự, động thái được xem là bước tiến lớn trong việc thiết lập hỗ trợ trong khu vực đối với kế hoạch không kích của Washington.
Ông Obama hôm 10/9 thông báo trước toàn thể dân chúng Mỹ về kế hoạch xây dựng liên minh để làm suy yếu và tiêu diệt những kẻ khủng bố đang hiện diện ở Iraq và Syria. Nhà Trắng cũng khẳng định Tổng thống Obama có quyền thực hiện điều đó và tuyên bố nước này đang có chiến tranh với IS.
Vũ Hoàng

Thu nhập bình quân người Việt đáng lẽ cao hơn 7.000 USD

BTTD: Vì sao dân Việt nghèo, thu nhập chỉ dưới 2000usd/năm?

 Mất mát quá lớn: 5000usd/người/năm.

Thu nhập bình quân người Việt đáng lẽ cao hơn 7.000 USD

Với mức này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.400USD. Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000USD, nhưng con số thực tế thấp hơn nhiều.

Việc bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng có thể giúp cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó GDP của Việt Nam tăng 1-2% (khoảng 15-25 tỷ USD).
Đây là khẳng định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đi cùng với kế hoạch loại bỏ 15% ngành nghề kinh doanh có đăng ký. Trong khi đó, theo báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) 2014 của Ngân hàng Thế giới tính toán dựa trên số liệu năm 2012, xếp hạng Việt Nam thuộc nhóm các nước có thứ bậc từ 91 đến 120.
Với mức này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.400USD. Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000USD, nhưng con số thực tế thấp hơn nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu do điều hành không hiệu quả thể hiện qua hàng loạt ách tắc: như thời gian nộp thuế hiện mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm, thủ tục xuất nhập khẩu lên tới 21 ngày, khiến Việt Nam đang thất thoát tổng cộng 15% trong tổng kim ngạch thương mại.
Theo tính toán của USAID, chỉ cần hợp nhất quá trình đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, cơ quan quản lý có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp (DN) 1 triệu USD...
Hàng loạt rào cản vừa nêu càng đòi hỏi phải nỗ lực sửa đổi chính sách, pháp luật mạnh mẽ và gấp rút hơn. Các dự thảo luật kinh tế đang lần lượt được trình Quốc hội phê chuẩn. Hy vọng, qua hàng loạt sửa đổi này, hệ thống luật kinh tế khắc phục được nhược điểm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho thị trường và DN phát triển.
Đặc biệt, Nghị quyết 19/2014/NQ-CP, ban hành ngày 18/3/2014 được đánh giá là gói cải cách có ảnh hưởng sâu rộng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Một trong những mục tiêu của nghị quyết này là nâng các chỉ số cạnh tranh chính của Việt Nam ngang bằng mức trung bình của 6 nước ASEAN.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014, theo đó, Việt Nam xếp thứ 68 trên 144 quốc gia, so với vị trí 70 của năm ngoái. Kết quả này có được nhờ những biện pháp tích cực của Chính phủ thời gian qua, như việc ra các chính sách hỗ trợ DN, tháo gỡ khó khăn khi vay vốn ngân hàng...
Nhà điều hành đã tập trung vào những hành động cụ thể và đề ra mục tiêu có thể đo đếm được, từ đó giám sát, thúc đẩy và đánh giá quá trình thực thi trong bộ máy. Tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu song khoảng cách với các quốc gia láng giềng ngày một lớn.
Cụ thể, xếp hạng của Việt Nam đang kém Singapore tới 66 bậc, thua Malaysia 48 bậc, kém Thái Lan 37 bậc và thậm chí vẫn còn thấp hơn lần lượt 34 bậc và 16 bậc so với Indonesia và Philippines.
Vì vậy, chính sách thị trường cần được đổi mới để thích ứng với giai đoạn phát triển cao hơn, đáp ứng đòi hỏi của DN và người tiêu dùng. Luật đầu tư hay Luật Doanh nghiệp sửa đổi phải hướng tới làm sao đảm bảo môi trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các DN hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn.
Trên cơ sở chính sách chung đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ, cần có chính sách đặc thù thích hợp với từng loại thị trường, theo phương châm tự do hóa thương mại, dỡ bỏ các rào cản để kích thích phát triển với tốc độ cao và phát triển bền vững.
Chính sách thuế đã bộc lộ những nhược điểm lớn, trở thành lực cản đối với tích tụ vốn, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nhất là DN dân doanh. Theo quan điểm đó, xây dựng hệ thống thuế mới bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, nghiên cứu để Nhà nước tăng thu một số khoản đang bị thất thoát nghiêm trọng như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, trốn thuế, lậu thuế.
Chính sách tín dụng và hoạt động của ngân hàng thương mại trên thực tế chưa bao giờ tạo lập quan hệ bình đẳng đối với DN dân doanh và dân cư trong tiếp cận vốn tín dụng.
Do đó, tình trạng cho vay nặng lãi với lãi suất "cắt cổ” khá phổ biến, cần được đổi mới theo hướng ưu tiên các dự án đầu tư, hoạt động kinh doanh của DN và dân cư phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội, bằng những thủ tục công khai, minh bạch để mọi DN và dân cư có thể nhận được các khoản vay cần thiết.
Về phía DN, chiến lược kinh doanh của DN là vấn đề cốt lõi nhưng chưa được DN thực sự chú ý kể cả các tập đoàn, tổng công ty khi thành lập cũng như quá trình phát triển.
Không có chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường, không đề ra được các kịch bản phát triển gắn với hệ giải pháp thích hợp thì DN khó đạt được thành công trong đầu tư và kinh doanh.
Do thiếu chiến lược nên trước đây, khi thời điểm thị trường chứng khoán và bất động sản tăng mạnh, chi phí vốn rẻ và rất dễ dàng huy động vốn, nhiều DN đã đầu tư vào các ngành ngân hàng, cổ phiếu...
Còn hiện nay, khi không còn nguồn tiền dễ dàng, giá trị tài sản giảm mạnh, các DN này không thể phân bố nguồn lực hợp lý, dẫn đến không hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy, khi nói đến cải cách môi trường kinh doanh và chính sách kinh tế vĩ mô thì cũng nên nói đến những cải cách quyết liệt từ bên trong DN.
Theo GS Nguyễn Mại
Thời báo Doanh nhân Sài Gòn