Trang

28 tháng 8, 2014

Thị trấn chiến lược Ukraina rơi vào tay quân li khai

Quân li khai vừa chiếm được thị trấn Novoazovsk mang tính chiến lược ở phía đông nam Ukraina trong lúc có nhiều lo ngại về một mặt trận mới vừa được mở ra ở đất nước này. 


TIN BÀI LIÊN QUAN:

Sáng nay (28/8), một nhà báo của hãng tin AP đã chứng kiến nhiều chốt kiểm tra li khai được dựng lên ở các khu vực ngoại ô và ông được thông báo không nên tiến vào. 

Ukraina, li khai, nổi dậy, chiến lược, Novoazovsk
Thị trấn Novoazovsk chứng kiến giao tranh 3 ngày qua.(Ảnh: AP)

Thị trấn Novoazovsk nằm dọc tuyến đường nối Nga với bán đảo Crưm mà Moscow sáp nhập hồi tháng 3 và đã hứng chịu đạn pháo suốt 3 ngày vừa qua. Quân nổi dậy tiến vào đây đêm 27/8.
Khu vực phía đông nam Ukraina nằm dọc Biển Azov trước đó chưa từng bị bom đạn như các khu vực khác.
Trong khi đó tại Donetsk, thành trì lớn nhất của quân li khai, 11 người đã thiệt mạng vì đạn pháo trong đêm qua, AP dẫn thông điệp của chính quyền thành phố cho biết.
Trong một diễn biến khác, một thủ lĩnh li khai thân Nga ở đông Ukraina vừa thừa nhận có khoảng 3.000-4.000 công dân Nga đang chiến đấu trong hàng ngũ của họ. Alexander Zakharchenko nói trên đài truyền hình Nga rằng nhiều người Nga là cựu quân nhân hoặc quân nhân đang nghỉ phép.
Tiết lộ trên được đưa ra khi quân nổi dậy Ukraina đang đe dọa chiếm cảng quan trọng Mariupol sau khi mở mặt trận mới ở miền đông nam.
Thanh Hảo

10.000 lao động TQ vào Vũng Áng: Bộ nói đúng quy trình

BTTD: Ôi thôi thôi ! Người lao động VN còn thất nghiệp dài dài !
(Tin tức thời sự) - Đại diện lãnh đạo Bộ LĐTB&XH khẳng định 10.000 lao động TQ vào Vũng, Hà Tĩnh làm đúng quy trình
Chiều ngày 27/8, bà Nguyễn Thị Hải Vân - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)  đã thông tin kết quả làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh về số lượng 1 vạn lao động TQ sắp vào Vũng Áng.
Bà Vân cho biết, "Quá trình tuyển chọn lao động này Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã làm đúng quy trình. Về cơ cấu lao động vào Việt Nam là lao động thuộc 4 nhóm được cấp phép theo đúng quy định tuyển chọn của VN (quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia, giám sát)".
Lao động nước ngoài tại dự án Formusa Hà Tĩnh
Lao động nước ngoài tại dự án Formusa Hà Tĩnh
Bà Vân lưu ý, lao động nước ngoài khi vào Việt Nam chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện là vào chứ không phân biệt quốc gia nào.
Ngoài ra, số lao động được tuyển dụng đều do Sở LĐTB&XH báo cáo và trình UBND tỉnh xin cấp phép. Sở phải nắm được thông tin.
10.000 hay bao nhiêu?
Trong khi đó, trả lời báo Dân Trí, ông Phạm Trần Đệ - Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, hiện số lao động người Trung Quốc đang làm việc Khu kinh tế khoảng 1.800 người. Ông Phạm Trần Đệ cho biết, thông tin hàng vạn lao động Trung Quốc đang có mặt tại Hà Tĩnh là chưa đúng.
“Để phục vụ tiến độ công trình, các nhà thầu mới dự kiến đề xuất UBND Tỉnh về nhu cầu tuyển lao động, trong đó có khoảng 8.000 lao động nước ngoài”.
Trong một diễn biến khác, báo Lao Động dẫn thông tin bà Trần Thị Dung - Phó GĐ Bệnh viện Đa khoa - cho biết, từ ngày 1/6 - 26/8, BV này đã khám sức khỏe cho 892 người nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc, trong ngày 26/8, tại BV vẫn đang khám sức khỏe cho một số người nước ngoài.
Đại tá Nguyễn Đức Thuận - Trưởng phòng Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, cơ quan này đang làm thủ tục cấp phép nhập cảnh cho hơn 8.400 LĐ nước ngoài vào KKT Vũng Áng làm việc; bởi vừa rồi Formosa đã đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép hơn 8.400 LĐ thuộc 28 quốc tịch khác nhau, đa số là người Trung Quốc, vào làm việc tại 28 gói thầu, chủ yếu là thi công lò cao I, II (lò luyện thép) thuộc dự án nhà máy gang thép tại KKT Vũng Áng.
Ngay sau đó, tỉnh Hà Tĩnh giao cho các ban ngành xem xét, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để phía Formosa sớm đưa LĐ sang làm việc.
Trước thông tin này, ông Phạm Trần Đệ - Phó Trưởng BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh lại bất ngờ thay đổi quan điểm cho rằng: “Tôi khẳng định ngay tại thời điểm này, không có bất cứ cơ quan nào nắm được chính xác có bao nhiêu LĐ người Trung Quốc có mặt tại KKT Vũng Áng. Trên thực tế, ngoài số LĐ sang làm việc theo diện được cấp phép, còn số lượng không nhỏ sang theo diện du lịch, đi thăm người thân...”.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cũng cho rằng, sở không biết gì. Sở chỉ đang xem xét cấp phép cho số lượng hơn 2.000 lao động Trung Quốc vào Vũng Áng.
Tuy nhiên, trước đó, trả lời báo Đất Việt ông Nguyễn Trọng Tuấn, Trưởng phòng lao động và phát triển nhân lực (thuộc BQL khu kinh tế Hà Tĩnh), Cty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 1 vạn lao động nước ngoài (khoảng 90% là TQ) đến làm việc tại Formosa.
Hồ sơ này đã được BQL gửi tới Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh. Về cơ bản, ông Tuấn cho biết một số yêu cầu đã được phía ủy ban tỉnh và Sở LĐTB&XH tỉnh chấp thuận.
Cụ thể, trong số 28 nhà thầu (25 Trung Quốc, 3 nhà thầu VN) đề xuất xin tuyển dụng 8.426 lao động nước ngoài để thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương.
UBND tỉnh đã có văn bản số 3400 ngày 8/8, chấp thuận cho 11/28 nhà thầu, sử dụng 2.063 lao động nước ngoài.
Ông Tuấn cho biết, BQL KKT cũng mới có văn bản tiếp tục đề nghị UBND tỉnh cho phép 9 gói thầu tiếp theo được tuyển dụng bổ sung 2.976 lao động nước ngoài do nhu cầu công việc mà một số gói thầu đang làm. Hiện còn 8 gói thầu chưa bổ sung hồ sơ.
Thái An

Đẹp như tiên

Lê Kiều Như che thân bằng 20 con bướm thật 

Nữ diễn viên Lê Kiều Như tung bộ hình mới gây bất ngờ với người hâm mộ, để quảng bá cho phim Sợi Xích đang sản xuất của cô.

 Lê Kiều Như
Lê Kiều Như
Mới đây, Lê Kiều Như đã thực hiện một bộ ảnh "độc" nhằm quảng bá cho bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Sợi xích của cô. Điều ấn tượng trong bộ hình này là người xem có cảm giác cô khỏa thân. Tuy nhiên, Lê Kiều Như cho biết, cô đã mặc một bộ đồ mỏng màu da và dùng chất kết dính để dính bết vào cơ thể.

Đặc biệt hơn nữa, cô đã dùng 20 con bướm thật để che những điểm nhạy cảm của cơ thể.

Theo nữ diễn viên tiết lộ, để có được bộ hình, cô và ê kíp đã mất nguyên một ngày để hóa trang.

Người đẹp cũng tiết lộ, bộ phim được chuyển thể từ quyển tiểu thuyết Sợi Xích sẽ do đạo diễn người Nhật Bản Hiyoko chỉ đạo. Lê Kiều Như là đạo diễn hình ảnh cho bộ phim này.

Bộ phim nói về tâm lý của đôi vợ chồng mới cưới, nỗi bất hạnh của người vợ và mặc cảm của người chồng. Cả hai luôn khao khát tìm kiếm bản năng nhưng vẫn phải sống trong một sợi xích vô hình.

Phim sẽ được quay tại xứ sở hoa anh đào và tên phim vẫn chưa được nữ diễn viên tiết lộ.

Lê Kiều Như phô diễn đường cong cơ thể hiếm có.

Đây là những hình ảnh khác lạ so với trước đây của tác giả tiểu thuyết Sợi Xích.
ST

Hãy đầu tư chứng khoán thay bằng gửi tiền vào ngân hàng (BTTD)

VnIndex tăng mạnh. Khối ngoại mạnh tay vơ cổ phiếu bất động sản.


KSH tăng trần phiên thứ 11 liên tiếp, VnIndex lấy lại mốc 630 điểm

HAG, VIC, FLC được khối ngoại mua trên 700 nghìn cổ phiếu trong phiên thị trường tăng điểm.

Chỉ số VnIndex vượt mọi kỳ vọng của nhà đầu tư và tăng vọt gần 6 điểm lên 634,5 điểm. HNX-Index cũng tăng cao 1,05% và sắp chạm 87 điểm.
Đáng chú ý là khối ngoại đang hành động khá bất ngờ. Trong phiên thị trường tăng vọt hôm nay thì nhiều mã cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh. Tính đến 13h55', HAG, VIC, FLC là 3 mã được khối ngoại mua trên 700 nghìn cổ phiếu trên HoSE.
.........................
Tiếp tục tăng sau phiên chững lại hôm qua, VnIndex lại nhúc nhích bám sát 630 điểm. HNX-index tăng với tốc độ lớn hơn, đạt 0,39% lên 86,22 điểm. Nhiều nhà đầu tư nhận định “thời” của HNX bắt đầu khi mà thời gian trước VnIndex tăng mạnh còn HNX-Index cứ lình xình đi ngang khá lâu.
PVX không chỉ dừng lại ở mốc điểm khá cao đạt được sau phiên tăng trần hôm qua, phiên hôm nay tiếp tục tăng 100 đồng lên 5.700 đồng. Khớp lệnh  có phần chững lại nhưng vẫn đạt mức cao nhất sàn HNX với 2,8 triệu cổ phiếu tính đến 9h40’.
DGC của Hóa chất Đức Giang đạt phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 47.100 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản khá thấp, chưa đầy 20 nghìn cổ phiếu được chuyển giao.
Nổi bật hôm nay có lẽ là dòng chứng khoán và dòng dầu khí.
Về dầu khí, có nhiều mã thuộc nhóm đang tăng như: PVS (hiện đang đứng đầu vốn hóa HNX); PVB; PSD; PVE; PTS; PVG; PHH; PGT; PVC; PFL;PET; …đều tăng giá.
Về chứng khoán, VND, BVS, KLS, VIX, SHS; HCM; SSI…  tăng giá.
KSH tiếp tục chuỗi ngày tăng trần “sốc”. Đây là phiên tăng trần thứ 11 liên tiếp của cổ phiếu khoáng sản này dù kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm nếu xét trên quy mô vốn thì vẫn chưa phải thuộc nhóm cao. KSH vừa thay cả Chủ tịch HĐQT lẫn Tổng giám đốc công ty.
Phương Chi
Theo Infonet

27 tháng 8, 2014

Các quan xứ Nghệ giỏi...nghề uống bia?

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng kêu gọi uống bia Sài Gòn, Hà Nội

Đăng Bởi  - 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường cũng vừa ban hành Công văn 5290 (ảnh) yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị; các tổ chức chính trị xã hội và các hội doanh nghiệp trên địa bàn chung tay góp sức hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida.
Theo công văn, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và người dân đồng hành cùng doanh nghiệp bằng việc ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida. Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng đồ uống, phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như các loại bia trên.
Công văn này cũng giao các cơ quan khối tuyên truyền, các đoàn thể chính trị xã hội, các hội doanh nghiệp... tích cực vận động các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn ưu tiên giới thiệu, mời gọi và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm bia sản xuất trong tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm của nhà sản xuất đến với khách hàng, du khách…
Đồng thời giao các sở, ban ngành… hằng tháng, hằng quý, hằng năm phải báo cáo tình hình thực hiện việc này về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương tỉnh Nghệ An).
Đắc Lam (theo PLO)

Hoạt động của ĐPV Lê Hồng Anh tại TQ

BTTD: TQ lập lại điệp khúc "duy trì hiện tại" để TQ có cơ hội lấn chiếm trong tương lai.

TTO -  Việt - Trung nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN
Chiều 27-8, tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai bên càng cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.
Ông Lê Hồng Anh đề nghị lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát tốt tình hình và giải quyết ổn thỏa mọi tranh chấp bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực.
Nhân dịp này, ông Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển; nhất trí lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường quan tâm, chỉ đạo, duy trì quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định; chỉ đạo thực hiện tốt các nhận thức chung nhằm khôi phục và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất trong chuyến thăm lần này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảm ơn lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bày tỏ sẽ sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Trước đó, trong sáng 27-8, ông Lê Hồng Anh đã hội đàm với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về một số vấn đề trong quan hệ hai Đảng, hai nước.
Ông Lê Hồng Anh khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc.
Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.
Về vấn đề trên biển, ông Lê Hồng Anh nêu rõ trước khó khăn, căng thẳng xảy ra trong quan hệ Việt - Trung vừa qua, lãnh đạo cấp cao hai nước cần trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao và “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển theo tinh thần dễ trước khó sau, cố gắng tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển; đồng thời gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Đặc biệt, cần kiểm soát tốt những bất đồng trên biển; tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai nước; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và xu hướng phát triển tốt đẹp quan hệ hai Đảng, hai nước.
Ông Lưu Vân Sơn khẳng định Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức coi trọng chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Lê Hồng Anh; mong muốn và tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao hai Đảng lần này sẽ phát huy vai trò quan trọng nhằm xử lý ổn thỏa những vấn đề tồn tại giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Kết thúc hội đàm, ông Lê Hồng Anh và ông Lưu Vân Sơn nhất trí về 3 nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...
Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
TTXVN

Giáo dục và định mệnh quốc gia

BTTD: VN anh hùng trong chiến tranh, hèn yếu trong hòa bình.

Trong lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ được thế giới biết đến như một nước giàu có, một xã hội thịnh vượng. Kinh tế nước ta xưa nay chủ yếu là nước trồng lúa và làm tiểu thương. Mãi gần đây, nước ta mới trở thành một nước xuất khẩu nông sản và thủy sản, nhưng giá trị xuất khẩu chưa phải lớn đối với một quốc gia trong thế giới ngày nay.
Công nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn ứng dụng các máy móc, công nghệ nước ngoài. Sản phẩm lắp ráp theo thiết kế, thương hiệu, linh kiện nước ngoài vẫn là chủ yếu. Các sản phẩm hàng công nghiệp và tiêu dùng có tính cạnh tranh của Việt Nam chưa có mấy, so với các nước ASEAN đã yếu, so với toàn thế giới thì rất yếu.
Việt Nam chưa có gì đáng tự hào về khoa học. Gần đây, một số người Việt nổi lên, có tên tuổi trong các lĩnh vực Toán, Vật lý, nhưng họ đã là công dân của các nước khác, sống và làm việc ở nước ngoài.
Những thứ thiết yếu cho cuộc sống như giáo dục, y tế, giao thông của nước ta yếu kém, lạc hậu rất nhiều so với thế giới. Văn học, điện ảnh nước ta hầu như không ra khỏi được biên giới nước ta, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Bề ngoài, hầu hết lĩnh vực nước ta tỏ ra sẵn sàng hội nhập quốc tế, cầu thị học hỏi, tiếp thu, ứng dụng tri thức nhân loại và các kinh nghiệm thực tiễn tiên tiến. Một trong những việc khởi động của nhiều đề án hoàn thiện, cải cách, nâng cấp quản lý nhà nước, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế nói chung, khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa... là đi khảo sát ở nước ngoài. Trong các đề án, có vô vàn thông tin, số liệu, minh họa, ví dụ ở Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... có tính thuyết phục cho các chính sách, giải pháp, kế hoạch hành động, ngân sách mà cơ quan chủ trì đề xuất. Thấy đúng quá rồi, yên tâm quá, làm thôi!
Nhưng tại sao ta cầu thị như thế, học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới như thế, mà các lĩnh vực nước ta cứ yếu kém, đì đẹt mãi vậy, càng đi, khoảng cách với thế giới càng xa vậy? Sự thật cay đắng là chúng ta chưa đủ trình độ để học hỏi và tiếp thu tinh hoa và kiến thức nhân loại, kể cả những thứ chẳng ai giữ bản quyền và đòi tiền bản quyền.
Chúng ta hay chê Trung Quốc chỉ giỏi làm "hàng nhái". Nhưng "hàng nhái" mà là tàu vũ vụ, máy bay, tàu phá băng, tàu hoả cao tốc, giàn khoan viễn dương... thì họ đã phải ở trình độ nào mới "nhái" nổi của thiên hạ chứ? Chúng ta thử "nhái" cái tủ lạnh, lò vi sóng, bàn là, máy giặt, máy hút bụi... xem có ra gì không, có cạnh tranh được về chất lượng, giá cả không?
Tóm lại, nếu nói đến những thứ làm cho thế giới phục Việt Nam, ngoài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Việt Nam ta chưa giỏi việc gì khác. Là một nước yếu toàn diện về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, Việt Nam sẽ luôn là "miếng mồi" của các cường quốc, những kẻ thèm muốn chiếm mảnh đất này, dù theo kiểu xâm lược cũ hay các kiểu xâm lược mới. Họ nghĩ Việt Nam đủ yếu để họ xâm lược và sẽ tìm cách xâm lược nước ta một khi họ vẫn nghĩ là nước ta nghèo yếu và chia rẽ. Nhưng chắc chắn là họ sẽ sai lầm, sẽ thất bại giống như những gì đã xảy ra với các cuộc xâm lược nước ta từ xưa đến nay.
Bị ngoại xâm và chiến thắng ngoại xâm - đó là định mệnh của Việt Nam. Chúng ta thích cái định mệnh đó hay muốn thay đổi nó?
Nếu chúng ta thích nó, hãy cứ sống như chúng ta đã và đang sống. Chắc chắn lịch sử sẽ lặp lại. Chúng ta sẽ lại có những chiến thắng vang dội năm châu và những vị tướng lừng danh thế giới. Nhưng Việt Nam ta sẽ không bao giờ có những nhà kinh doanh giỏi, những nhà khoa học giỏi, những nhà văn hóa, nghệ thuật giỏi, có ảnh hưởng với thế giới. Họ không thể xuất hiện ở một đất nước luôn luôn có nguy cơ bị xâm lược và triền miên đánh giặc ngoại xâm. Việt Nam sẽ không bao giờ giàu có, hiện đại và văn minh.
Nếu chúng ta muốn thay đổi cái định mệnh nghìn năm, không có cách nào khác là bắt đầu từ một nền giáo dục mới để tạo dựng những thế hệ người Việt mới. Họ sẽ học hỏi và tiếp thu tinh hoa, kiến thức của nhân loại, nhưng với sự nghiêm túc học hỏi và chất lượng tiếp thu cao hơn rất nhiều so với các thế hệ chúng ta. Những thế hệ người Việt mới sẽ nghĩ rất khác chúng ta hiện nay. Họ sẽ nghĩ không hay ho gì ba lần đại thắng quân Nguyên như cái giá của một nghìn năm Bắc thuộc. Tốt nhất là nước ta không bị họ xâm lược và vì thế không cần phải thắng họ.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc có 5 cường quốc là ủy viên thường trực thì nước ta đã buộc phải đánh nhau với 3 nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền, với tổng thời gian chiến tranh trên 100 năm. Chúng ta đã chiến thắng họ một cách vang dội trong quá khứ. Nhưng các thế hệ người Việt mới sẽ biết cách để tránh chiến tranh trong tương lai. Họ biết cách làm sao để các kiểu "quân Nguyên" sẽ không bao giờ dám nghĩ tới việc xâm lược một Việt Nam giàu mạnh về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật và kéo theo là sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của Việt Nam với thế giới. Chúng ta cần đầu tư mạnh vào các thế hệ người Việt mới như vậy.
Giống như Malaysia rộng lớn, đông dân chẳng bao giờ dám nghĩ tới việc "thu hồi" Singapore nhỏ bé từng là một phần trước kia của họ. Singapore đã thay đổi được định mệnh của mình. Họ đã bắt đầu từ giáo dục. Đối với Singapore, ông Lý Quang Diệu không chỉ là người lập quốc, ông còn là nhà tư tưởng và nhà giáo dục đại tài. Bằng việc áp dụng những gì tốt nhất của các nền giáo dục Anh, Mỹ, Singapore đã trở thành một trong những cường quốc giáo dục hàng đầu của giới. Nền giáo dục tiên tiến đã thay đổi toàn diện quốc đảo này. Người Singapore hiện nay tư duy rất khác ông cha họ đến từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ. Đối với các nước chưa thân thiện với Singapore, ông Lý Quang Diệu chỉ nói một câu: "If you beat me, I will beat you, and damage may be more on your side!" ("Nếu anh đánh tôi thì tôi sẽ đánh lại anh và có thể anh sẽ bị thiệt hại nhiều hơn đấy!). Singapore nói được, làm được.
Trước đó, từ năm 1868, được thuyết phục và khích lệ bởi tư tưởng "thoát Á" của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi, Minh Trị Hoàng Đế nước Nhật đã thực hiện cuộc cải cách giáo dục hiếm có cả về chiều rộng và chiều sâu, giũ bỏ các tư tưởng, giá trị giáo dục cũ để xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn mới cho nước Nhật. Bức ảnh trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật Bản không phải của một ông vua hay một ông thủ tướng, mà của nhà tư tưởng - nhà giáo Fukuzawa Yukichi, người sáng lập Đại học tổng hợp Keio, tác giả của "Thoát Á Luận".
Gần đây nhất, Hàn Quốc đã nổi lên như một ví dụ đầy thuyết phục về sự thay đổi định mệnh quốc gia. Trong vòng chỉ hơn 40 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nền kinh tế lớn của thế giới, với công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ hiện đại. Đồng thời, nền giáo dục, khoa học Hàn Quốc đạt được rất nhiều thành tựu lớn, tiến sát các nước phát triển nhất. Về bản chất, Hàn Quốc là một quốc gia "thoát Á" thành công sau Nhật Bản và Singapore.
Với tất cả sự kính trọng đối với cha ông, tôi cho rằng, để thay đổi định mệnh của đất nước, dân tộc thì nhiều khi phải dám nghĩ và làm khác cha ông. Và điều đó chỉ có thể làm được thông qua giáo dục. Nói đúng hơn - thông qua cải cách và chấn hưng giáo dục, trên tinh thần khai sáng.
Lương Hoài Nam