Trang

14 tháng 8, 2014

Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy nhanh tiến độ dự án du lịch 4,1 tỷ USD


Vũng Tàu là thành phố du lịch, nghỉ dưỡng hàng đầu ở khu vực phía Nam (Nguồn: TTXVN)

Ngày 13/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã họp với các sở, ngành chức năng nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ dự án Saigon Atlantis Hotel nằm trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

Tại cuộc họp, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất, trước mắt sẽ làm việc lại với chủ đầu tư (vì dự án đã kéo dài tới 7 năm) để xác định khả năng triển khai dự án; đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư sớm hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 để cơ quan chức năng phê duyệt làm cơ sở tính thuế cụ thể.

Nếu có nguồn kinh phí nhà đầu tư nộp (tiền thuê đất) thì tỉnh sẽ dễ dàng giải phóng toàn bộ phần diện tích còn lại của dự án. Còn nguyện vọng của chủ đầu tư được tính giá thuê đất theo thời điểm năm 2007, 2008 là vượt quá thầm quyền của tỉnh và tỉnh sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Dự án Saigon Atlantis Hotel do Công ty Winvest Investment Việt Nam (thuộc Tập đoàn Winvest LLC, Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư xây dựng một tổ hợp du lịch giải trí đa năng trên diện tích trên 297ha ở phường 11 và 12 của thành phố Vũng Tàu.

Dự án được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 11/2007 với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và đến tháng 1/2009, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên 4,1 tỷ USD với phần diện tích trên bờ như cũ và thêm hơn 600ha diện tích mặt biển.

Tuy nhiên, do kinh phí bồi thường quá lớn (khoảng 860 tỷ đồng) nên đến nay, tỉnh vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng toàn bộ mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư triển khai dự án.

Năm 2007 và 2008, Công ty Winvest Investment Việt Nam đã ứng trước 98 tỷ đồng tiền thuê đất để hỗ trợ tỉnh một phần kinh phí phục vụ chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đến tháng 11/2012, tỉnh đã giao cho nhà đầu tư 87ha đất trong tổng số 297,3 ha, và đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành bồi thường giải phóng được gần 215ha và chi trả bồi thường 261 tỷ đồng, trong đó, ngân sách 163 tỷ đồng.

Khó khăn phát sinh vì theo luật định, công ty phải đóng tiền thuê đất tính vào thời điểm giao đất (là tháng 11/2012) sẽ làm thiệt thòi cho nhà đầu tư vì giá đất đã tăng, trong khi nhà đầu tư đã ứng tiền thuê đất từ năm 2007 và 2008.

Theo tính toán của Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tiền thuê đất riêng cho 87ha trong 50 năm (sau khi đã trừ đi 98 tỷ đồng tiền ứng trước) và nếu với mật độ xây dựng của dự án là 30% thì tiền thuê đất của công ty còn phải nộp vào ngân sách khoảng 800 tỷ đồng

Theo Đoàn Mạnh Dương
TTXVN/VIETNAM+

13 tháng 8, 2014

Mỹ-Australia lôi kéo Nhật-Ấn Độ bao vây TQ

(ĐSPL) - Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở bắc Australia và hai bên đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản và Ấn Độ. 
Mỹ-Australia lôi kéo Nhật-Ấn Độ bao vây Trung Quốc  - Ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston (từ phải qua trái).

Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc phật ý, Mỹ và Australia hôm 12/8 đã chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt là chính thức hóa việc triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin, gần Biển Đông. Bên cạnh đó, hai nước này còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở Đông Bắc Á và Ấn Độ ở Nam Á.
Hiệp ước đã được hai bên ký kết ngày 12/8 nhân Hội nghị tham vấn thường niên Mỹ-Australia cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (AUSMIN 2014), với sự tham dự của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel (Mỹ)  và bà Julie Bishop cùng ông David Johnston (Australia).
Hiệp ước có hiệu lực trong  25 năm này đã chính thức hóa yếu tố nổi nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương: tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo hiệp ước, Mỹ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500 lính thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Australia một cách rộng rãi hơn
Bên cạnh đó, hai bên cũng quyết định hợp tác trong việc hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và tập trận hải quân.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, quyết định này đã được đưa ra sau cuộc đàm phán tại Australia của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry trong khuôn khổ "2+2". Washington tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng cường quan hệ quốc phòng với các đồng minh trong khu vực, mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Liên quan với chính sách “trở lại Châu Á” của chính quyền Obama, các cuộc gặp Australia-Mỹ ngày càng trở nên mang tính thực tế hơn. Chương trình nghị sự của cuộc gặp "2+2" đã đề cập đến vấn đề triển khai quân nhân, kế hoạch tập trận, phát triển các thiết bị quân sự mới… Người Mỹ giải thích tất cả những điều này là xuất phát từ  nhu cầu đối phó với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Trong thực tế, Australia sở hữu lực lượng vũ trang khá khiêm tốn. Với sự phát triển các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc, chẳng hạn như tàu ngầm và thế hệ tên lửa hành trình mới trên biển, Australia không có khả năng tự đảm bảo quốc phòng. Trong vòng tư vấn tiếp theo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã ngỏ ý rằng Washington có ý định hỗ trợ các đồng minh và theo đuổi chính sách tích cực hơn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Thông cáo chung của AUSMIN nói rõ: “Australia và Mỹ Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản”.
Đối với Ấn Độ, Mỹ và Australia đều công nhận tư cách “nền dân chủ lớn nhất thế giới” và “cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” của New Delhi.
Chuyên gia quân sự Nga, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada, Thiếu tướng về hưu Pavel Zolotarev cho biết: “Hiện nay một số cơ chế được tạo ra từ hồi Chiến tranh lạnh đang hồi sinh trở lại. Mục tiêu của nó một mặt là giảm thiểu chi phí quân sự của Mỹ. Mặt khác là để gia tăng khả năng triển khai lực lượng thông qua việc sử dụng lãnh thổ các nước đồng minh. Mỹ tìm cách tăng cường sức mạnh, nếu tình hình như vậy đòi hỏi…Ngoài ra, Canberra sẽ hợp tác với Washington về phòng thủ tên lửa, an ninh mạng và an ninh trên biển. Tất cả điều này sẽ ràng buộc mạnh mẽ hơn nữa Australia vào kế hoạch quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và làm phức tạp hơn mối quan hệ của nước này với Trung Quốc”.
Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Trung Quốc chiếm khoảng 20% xuất khẩu của nước này. Nhờ vậy, nền kinh tế Australia tránh được ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, về lâu dài Australia có thể sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn – hoặc phải xem xét lại liên minh với Mỹ để đổi lấy quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, hoặc hoàn toàn đi theo chính sách của Mỹ trong các vấn đề an ninh Châu Á.
VĂN LINH

Nga ra thông điệp về Biển Đông, giống Trung Quốc

BTTD: Nga- Trung đang bắt tay nhau nhằm thay đổi trật tự thế giới, hiểm họa bất ổn và chiến tranh.

07:39 11/08/2014

BizLIVE - Nga phản đối sự tham gia của nước thứ ba trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Nga bất ngờ ra thông điệp về Biển Đông, hao hao giống Trung Quốc
Tàu của Trung Quốc.
Tiếng nói nước Nga đưa tin, Nga phản đối sự tham gia của nước thứ ba trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Moscow cho rằng sự can thiệp của nước thứ ba trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là phản tác dụng.

Điều này đã được Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov, người đứng đầu phái đoàn Nga đến các sự kiện ASEAN tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar công bố hôm 9/8.

Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng Nga kêu gọi các nước có tranh chấp lãnh thổ giải quyết tất cả những bất đồng của họ thông qua phương tiện chính trị và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov - Photo: RIA Novosti
Quan điểm này của Nga được đưa ra trong bối cảnh nước này bị Phương Tây trừng phạt trên diện rộng. Doanh nghiệp Nga bắt đầu phải bắt tay huy động vốn ở thị trường Trung Quốc.

Trước đó, hôm 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich nói rằng, Nga hy vọng hai nước Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục được những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua đàm phán.

Ông Alexandr Lukashevich cho biết, Moscow đang theo sát tình hình biển Đông và "hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế" trước tình hình căng thẳng hiện nay.

Như vậy, việc "Nga phản đối sự tham gia của nước thứ ba" là thông điệp mới của Nga về vấn đề Biển Đông. Điều này cũng giống quan điểm của Trung Quốc khi nước này luôn luôn tuyên bố như vậy bất chấp sự phản đối của nhiều nước, đặc biệt là Philippines.
Bắc Kinh cũng bác bỏ giải pháp đa phương của Mỹ đối với tranh chấp biển.
Tại hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ yều cầu Bắc Kinh ngưng các hành động khiêu khích tại Biển Đông đang tranh chấp.

Biển Đông đã trở thành trọng tâm của những cuộc thảo luận tại hội nghị vùng của ASEAN giữa lúc căng thăng gia tăng.

Bộ qui tắc ứng xử trong vùng năm 2002 được xem như một bước làm dịu căng thẳng nhưng hầu hết những nước đòi chủ quyền đều coi thường những hướng dẫn, đưa đến chia rẽ trong nội bộ ASEAN.

Tuy nhiên Trung Quốc bác bỏ sự dính líu của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Kerry đã có mặt tại Myanmar để dự hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Ông John Kerry khuyến khích các đồng minh châu Á - Thái Bình Dương tránh điều ông gọi là “một vài hành động” có thể làm phức tạp cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Ông Kerry nói các nước thành viên ASEAN cần làm việc với nhau để xử lý những căng thẳng một cách hòa bình và căn cứ trên luật pháp quốc tế.

Nhật phá mưu chiếm đảo của TQ trong trứng nước

(Tin tức 24h) - Nhật Bản dự định đưa 10 đảo hẻo lánh có người ở thành "các đảo biên giới đặc biệt", đồng thời xây dựng cơ sở quân sự trên các hòn đảo này.
Nội dung trên được Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (Đảng cầm quyền) đề cập trong dự luật đang đệ trình lên quốc hội nước này.
Đảng cầm quyền cũng đề nghị chính phủ thông qua kế hoạch xây dựng Lực lượng Phòng vệ (SDF) và hỗ trợ tài chính cho các hòn đảo xa vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Dự luật nêu trên không bao gồm quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và đang tranh chấp) vì không có người ở.
Tàu Nhật Bản tuần tra trong khu vực quần đảo Senkaku
Tàu Nhật Bản tuần tra trong khu vực quần đảo Senkaku
Danh sách 10 đảo được đề xuất bao gồm các đảo thuộc quần đảo Oki (tỉnh Shimane), đảo Tsushima (tỉnh Nagasaki), đảo Yonagunijima (tỉnh Okinawa) và 3 đảo Okushiri, Rebun, Rishiri (tỉnh Hokkaido).
Chính quyền Tokyo cho biết nhiều hòn đảo xa xôi ở khu vực biên giới chênh lệch quá lớn về cơ sở hạ tầng và môi trường sống đối với đất liền, dẫn đến tình trạng dân số sụt giảm, gây khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ các hòn đảo nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, tàu cá nước ngoài thường lén lút xâm nhập lãnh hải Nhật Bản để đánh bắt trộm do vắng bóng lực lượng bảo vệ trên biển, dấy lên lo ngại về vấn đề an ninh.
Song song với kế hoạch xây dựng đơn vị SDF trên các đảo, dự luật còn đề nghị chính phủ quản lý chặt việc mua đất, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng, sân bay phục vụ cho hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Động thái trên của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang cố gắng thu mua đất đai trên các đảo hẻo lánh thông qua vốn nước ngoài nhằm bành trướng lãnh thổ, lãnh hải.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản hồi tháng 7/2014 đưa tin Trung Quốc cũng đang cố gắng mua nhóm đảo Goto, nằm ngoài khơi Kyushu của Nhật Bản, một địa điểm phổ biến cho các hoạt động hàng hải.
Nhóm đảo Goto thuộc tỉnh Nagasaki, gồm 140 hòn đảo lớn nhỏ chia thành 5 nhóm chính gồm: Fukue, Hisaka, Naru,Wakamatsu và Nakadori.
Sau khi thất bại trong việc mua bán đảo Houchou thuộc nhóm Fukue, Trung Quốc chuyển qua muốn mua Himesima – một hòn đảo không người ở khác của nhóm Fukue – nhưng cũng không thành công.
Nhóm đảo Goto có một vị trí thuận lợi gần với Trung Quốc, có nhiều tài nguyên để khai thác, vừa có cảng và sân bay, nếu Trung Quốc mua được nhóm đảo Goto thì tương đương sẽ kiểm soát và dường như sẽ độc chiếm các đảo thuộc nhóm đảo này.
Không dừng ở đó, thời gian qua Nhật Bản cũng đi trước Trung Quốc một bước khi đặt tên cho 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn đặt tên cho 153 đảo không người ở khác ở biển Hoa Đông.
Phía Trung Quốc cho rằng các đảo này đã có tên tiếng Trung, tuy nhiên nước này đã chậm chân hơn Nhật Bản, ít nhất là trong việc tuyên bố điều đó.
An Nhiên (Tổng hợp)

Đoàn xe cứu trợ tới Ukraine đột ngột chuyển hướng

BTTD: Putin, hãy nhớ "Kẻ nào mang gươm vào nước Nga sẽ chết vì gươm" !

TTO - Ngày 14-8, báo chí phương Tây và Ukraine đưa tin đoàn 280 xe chở hàng cứu trợ của Nga tới đông Ukraine bất ngờ chuyển hướng và không rõ đi về đâu.


Đoàn xe chở hàng cứu trợ ở Voronezh - Ảnh: Reuters
Theo CNN, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Danylo Lubkivsky tuyên bố lẽ ra đoàn xe phải đi qua một trạm kiểm soát ở Kharkiv hôm qua. Tuy nhiên đoàn xe này đã đi vòng qua trạm kiểm soát này. Không rõ đoàn xe đang đi theo hướng nào.
Lần cuối cùng người ta nhìn thấy đoàn xe Nga là ở thành phố Voronezh, cách thủ đô Matxcơva khoảng 482 km. Tuy nhiên đoàn xe không hề xuất hiện ở khu vực biên giới gần thành phố Nga Belgorod như phía Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trước đó.
Phía Kiev nghi ngờ đoàn xe đã chuyển hướng sang phía nam để đi thẳng vào khu vực quân ly khai thân Nga kiểm soát. Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Matxcơva đã đạt thỏa thuận với Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ (ICRC) về việc cung cấp hàng cứu trợ cho người dân ở đông Ukraine.
Tuy nhiên người phát ngôn ICRC Andrew Loersch cho biết tổ chức này không hề có thỏa thuận nào với Nga. Ông Loersch nhấn mạnh ICRC vẫn đang chờ Nga cung cấp danh sách đầy đủ các loại hàng hóa trong đoàn xe.
Trước đó chính phủ Ukraine nhiều lần bày tỏ nghi ngờ Nga dùng đoàn xe hàng cứu trợ để chuyển vũ khí vào đông Ukraine. NATO cũng ra cảnh báo tương tự.
Tất cả các bên đều không phủ nhận việc miền đông Ukraine đang cần cứu trợ nhân đạo.
ICRC mô tả ở thành phố Luhansk, người dân phải sống trong cảnh mất điện, nước, thiếu hụt thực phẩm, thuốc men… Liên Hiệp Quốc (LHQ) ước tính ít nhất 2.086 người, bao gồm 20 trẻ em, đã thiệt mạng ở đông Ukraine.
SƠN HÀ

Yêu cầu xử nghiêm những kẻ đốt cờ VN ở Campuchia

BTTD: Campuchia bị TQ khống chế để bao vây VN rồi.

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối và yêu cầu xử lý nghiêm những phần tử cực đoan Khmer đã đốt quốc kỳ của Việt Nam tại PhnomPenh, Campuchia, ngày 12/8. 
ong-le-hai-binh-9209-140377780-4833-2021
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn
“Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu trong thông cáo ra hôm nay.
Những hành động trên là sự cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, thông cáo viết.
"Chúng tôi yêu cầu Campuchia xét xử nghiêm minh theo pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tình trạng trên tái diễn", ông Hải Bình nhấn mạnh.
Hôm qua, khoảng 600 người Campuchia tụ tập trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để nêu vấn đề chủ quyền lãnh thổ của một số tỉnh miền nam Việt Nam. Sau khi biểu tình ôn hòa đến hơn 2h chiều, một số người đã đốt cờ của Việt Nam, tờ Cambodia Daily cho biết. 
Những người này được cho là có liên quan với nhóm người tụ tập trước Đại sứ quán Việt Nam hôm 8/7. Việt Nam khẳng định cuộc biểu tình là hành động xâm phạm công việc nội bộ của Việt Nam, có ý đồ làm mất trật tự tại Campuchia.
Việt Anh

Ukraine nói có tên lửa trong hàng cứu trợ của Nga

BTTD: Chiến thuật "Cây gậy và củ cà rốt" vẫn luôn được áp dụng.

TTO - Ukraine chưa cho phép đoàn xe chở hàng cứu trợ của Nga vào lãnh thổ nước này ít nhất trong một tuần nữa, theo một người phát ngôn quân đội Ukraine ngày 12-8.


Đoàn xe của Nga trên đường tới miền đông Ukraine - Ảnh: clickondetroit.com
Hãng tin Nga RT dẫn lời người phát ngôn quân đội Ukraine Andrey Lysenko giải thích rằng khoảng thời gian nói trên là cần thiết để Hội chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) xác định xem các hàng hóa cứu trợ sẽ được chuyển tới những vùng nào của Ukraine.
Đoàn xe viện trợ của Nga không được vào Ukraine
Tuy nhiên, Bộ trưởng các tình trạng khẩn cấp Nga Aleksandr Dobryshevsky nói điểm đến của các hàng hóa cứu trợ sẽ do các đại diện của Matxcơva, ICRC và đại diện chính phủ Ukraine cùng  quyết định.
Đoàn xe 280 xe tải rời Nga ngày 12-8 “không đáp ứng được các tiêu chuẩn của ICRC”, ông Lysenko nói.
Trợ lý tổng thống Ukraine, Valery Chaliy, nói Kiev muốn cả đoàn xe dỡ hàng xuống ở biên giới và chuyển lại cho các xe của ICRC, theo RT.
“Chúng tôi không cho phép các xe hộ tống của Bộ các tình trạng khẩn cấp hay quân đội Nga qua biên giới”, ông Chaliy nói. “Ukraine sẽ chịu trách nhiệm cho các thủ tục thông quan cần thiết”.
Hãng tin nhà nước Nga UKN dẫn lời người phát ngôn Ukraine Lysenko nói đoàn xe gồm các xe tải quân sự đã được sơn lại và có cả một hệ thống tên lửa phòng không S-300 trà trộn trong hàng hóa cứu trợ.
Hãng tin nhà nước Nga UKN dẫn lời người phát ngôn Ukraine Lysenko nói đoàn xe gồm các xe tải quân sự đã được sơn lại và có cả một hệ thống tên lửa phòng không S-300 trà trộn trong hàng hóa cứu trợ.
ICRC cho biết Matxcơva đã báo với họ về việc đoàn xe xuất phát, nhưng ICRC chưa nhận được danh sách chi tiết các hàng hóa cứu trợ cũng như kế hoạch phân bổ.
“Tình hình thay đổi từng giờ và hiện chúng tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin gì về việc chiến dịch (cứu trợ) này sẽ diễn ra thế nào”, người phát ngôn của ICRC, Anastasiya Isyuk, nói với RT.
Trước đó, Matxcơva tuyên bố các bên đã nhất trí được mọi chi tiết. Theo đó, Nga sẽ đưa 2.000 tấn hàng hóa cứu trợ sang Ukraine, bao gồm thực phẩm, thuốc men, các túi ngủ và máy phát điện.
Lượng hàng cứu trợ này sẽ nhắm tới hai vùng Donetsk và Luhansk, cũng là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến sự.
Kiev và phương tây lo sợ Matxcơva sẽ dùng kế “ngựa thành Troy” dùng đoàn xe cứu trợ đưa binh lính Nga vào Ukraine trá hình dưới danh nghĩa lực lượng bảo vệ cho đoàn xe cứu trợ.
Nga nói các cáo buộc đó là vô căn cứ.
Giao tranh đã biến nhiều thị trấn ở đông Ukraine thành những đống gạch vụn - Ảnh: yahoo.com
Các nước đồng loạt cảnh báo
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã yêu cầu được kiểm tra lượng hàng cứu trợ mà Nga dự định đưa sang Ukraine.
“Chúng ta phải đảm bảo rằng chiến dịch cứu trợ này không che giấu bất cứ mục đích chính trị nào khác”, Cao ủy về viện trợ nhân đạo của EU Kristalina Georgieva nói với hãng tin Reuters trong một cuộc họp báo. “Cần xác định chính xác các hàng hóa cứu trợ là gì”.
Từ Washington, Bộ ngoại giao Mỹ ngày 12-8 ra một tuyên bố ủng hộ yêu cầu của Ukraine kiểm tra toàn bộ các xe chở hàng cứu trợ từ Nga.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf nói sau khi tham vấn Ukraine, Washington sẵn sàng ủng hộ đoàn xe cứu trợ này nếu nó được kiểm tra thông quan toàn diện và hàng hóa được trao lại cho ICRC để phân phối.
“Nga không có quyền đơn phương vào Ukraine, dù là dưới danh nghĩa đoàn xe cứu trợ hay bất kỳ danh nghĩa nào khác, khi chưa có sự cho phép của Kiev”, bà Harf nói.
Tổng thống Putin nói Matxcơva quyết định gửi hàng cứu trợ để đối phó với “những hậu quả tồi tệ” ở đông Ukraine hiện giờ do chính phủ Ukraine đã pháo kích và không kích dữ dội các vùng miền đông.
Những Mỹ bác bỏ quan điểm đó, khi bà Harf cho rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine là “kết quả trực tiếp từ sự can thiệp của Nga”.
Đoàn xe 280 chiếc sẽ cần vài ngày để vượt qua quãng đường 1.000 km tới các vùng ở đông Ukraine.
Đài truyền hình Nga Rossiya 24 TV chiếu cảnh các xe tải nối đuôi nhau dài 3 km với rất nhiều thực phẩm và nước uống rời Matxcơva. Một mục sư Chính thống giáo người Nga đã đi theo vẩy nước thánh và cầu nguyện cho đoàn xe.
“Phía Ukraine đã nhất trí tất cả”, đài phát thanh Nga Business FM dẫn lời người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói.
Hàng nghìn thường dân ở đông Ukraine hiện đang thiếu nước uống, điện và các hỗ trợ y tế khác trong bối cảnh giao tranh ngày càng khốc liệt.
Số liệu từ Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.
Quân đội Ukraine siết chặt vòng vây ở Donetsk
Thêm sáu binh sĩ Ukraine nữa đã chết trong giao tranh vào tối 11-8, theo lời ông Lysenko, đưa tổng số quân chính phủ thiệt mạng vì chiến sự lên 570 người, kể từ khi đụng độ bùng phát vào tháng 4.
Trên chiến trường, quân đội Ukraine đã khép chặt vòng vây ở thành phố Donetsk, thủ phủ vùng Donetsk vầ là một điểm nóng lớn của cuộc xung đột.
Ông Lysenko nói lực lượng chính phủ đã chiếm được một nhà ga xe lửa đầu mối ở phía bắc thành phố.
Theo Euronews, giao tranh trong ngày 12-8 đã diễn ra với cường độ và mức độ ác liệt hơn hẳn với sự tham gia của những vũ khí hạng nặng như pháo, xe tăng, máy bay tiêm kích và tên lửa, tàn phá nhiều vùng rộng lớn.
Nhiều thị trấn xung quanh Donetsk, như Marinka ở cách thành phố 35 km, gần như bị san phẳng và không còn bóng người do cư dân phải chạy nạn.
CHIÊU VĂN