Trang

12 tháng 8, 2014

Gần 300 xe tải Nga ùn ùn sang Ukraine cứu trợ

BTTD: Chính trị luôn có nửa mặt là thâm hiểm và bẩn thỉu: một tay đưa vũ khí cho người ta bắn giết nhau, tay kia thò ra củ cà rốt nhân đạo. 

Xem lại cuộc chiến tranh VN từ 1955-1975 với chiêu bài "nhân đạo", "giúp nhân dân VN"..., một bên là Mỹ và phe TBCN, một bên là Liên Xô, TQ và phe XHCN đổ vũ khí vào VN để người Việt bắn giết nhau, kết cục là: "Mỹ đưa VN về thời kỳ đồ đá", "TQ đánh Mỹ tới người VN cuối cùng"...

Để tránh "thảm họa chính trị" thì phải xây dựng quốc gia DÂN GIÀU- NƯỚC MẠNH- TỰ LỰC- TỰ CƯỜNG!

TTO - Gần 300 xe tải chở 2.000 tấn hàng hóa viện trợ nhân đạo đã bắt đầu lên đường rời Nga qua Ukraine sáng 12-8, theo lời nhà chức trách Nga ở Matxcơva.

Đài truyền hình Nga RT nói khoảng 300 xe tải Kamaz mang lương thực thực phẩm, thuốc men, nước uống và các nhu yếu phẩm khác đã được Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho lệnh xuất phát từ vùng Matxcơva vào sáng 12-8.
"Đoàn xe này sẽ đưa hàng cứu trợ cho người dân ở đông Ukraine. 2.000 tấn hàng hóa này là đóng góp của người dân vùng Matxcơva và thủ đô Matxcơva", một thông báo từ chính quyền vùng Matxcơva cho biết.
Cụ thể, đoàn xe gồm 400 tấn ngũ cốc, 100 tấn đường, 62 tấn thức ăn cho trẻ em, 54 tấn thiết bị y tế và thuốc men, 12.000 túi ngủ và 69 máy phát điện nhiều kích thước.
Quân đội Nga không tham gia sứ mệnh nhân đạo này, theo lời người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Baroso ngày 11-8 rằng Nga sẽ hợp tác với Hội Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) để đưa hàng viện trợ sang Ukraine.
Trong tuyên bố mới nhất, Hội chữ thập đỏ nhấn mạnh sự khẩn thiết của việc cứu trợ cho các vùng bị ảnh hưởng bởi chiến sự ở miền đông. Hiện hàng nghìn người ở miền đông Ukraine đang sống trong tình trạng khốn khó, thiếu điện, nước sạch và các chăm sóc y tế thiết yếu.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói bất cứ sự can thiệp nào của Nga, dù là nhân đạo, ở Ukraine mà không có sự đồng ý của Kiev sẽ là không thể chấp nhận và vi phạm luật quốc tế.
Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 1.100 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ kéo dài bốn tháng qua ở đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bày tỏ sự ủng hộ với sứ mệnh nhân đạo của Nga, nhưng nói ông muốn đó là một nỗ lực quốc tế dưới sự bảo trợ của ICRC với sự tham gia của cả Liên minh châu Âu (EU) và Nga.
Về tình hình chiến sự, Kiev thông báo họ đang tiến tới "những giai đoạn cuối cùng" trong việc giành lại thành phố miền đông Donetsk, thủ phủ không chính thức của quân nổi dậy.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đã rút quân ở gần biên giới Ukraine. Khi được hỏi khả năng Nga can thiệp quân sự vào nước láng giềng lớn tới đâu, ông Rasmussen nói với Hãng tin Reuters: "Khả năng rất cao".
Theo Reuters, cũng trong hôm nay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ tìm cách hỗ trợ Nga và Ukraine hợp tác để thực hiện cuộc điều tra nguyên nhân vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi.
CHIÊU VĂN - NGUYỆT PHƯƠNG

Đau xót thanh long đổ đống đầy đường, cho bò ăn

BTTD: Vai trò "Quản lý nhà nước", "Quản lý kinh tế", "Định hướng phát triển", "kế hoạch..."... ở đâu?

Người lao động đang phải t cạnh tranh để sinh tồn!

TTO - Dọc Quốc lộ 1 thuộc huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận, trái thanh long bị các chủ vựa, nhà vườn đổ bỏ từng đống hoặc cho gia súc ăn bởi không bán được.


Thanh long bị đổ ra đường cho bò ăn tại huyện Hàm Thuận Nam sáng 11-8 - Ảnh: Nguyễn Nam
Thanh long bị đổ ra đường cho bò ăn tại huyện Hàm Thuận Nam sáng 11-8 - Ảnh: Nguyễn Nam
Khoảng 1 tháng nay, thanh long tại Bình Thuận mất giá thê thảm khiến các chủ thu mua và nhà vườn điêu đứng.
Thanh long trái nhỏ, "hàng dạt" trước đây còn bán được giá rẻ, thì nay loại hàng này phải đem vứt đổ đống ngoài đường, hoặc để cho gia súc ăn.
Thanh long rớt giá, trái hư hỏng nhẹ và hàng dạt bị đem đổ ra đường vì đem bán không có lãi - Ảnh: Nguyễn Nam
Thanh long rớt giá, trái hư hỏng nhẹ và hàng dạt bị đem đổ ra đường vì đem bán không có lãi - Ảnh: Nguyễn Nam
Tại các vườn thanh long, trái thanh long bị đem bỏ giữa đường làng - Ảnh: Nguyễn Nam
Tại các vườn thanh long, trái thanh long bị đem bỏ giữa đường làng - Ảnh: Nguyễn Nam
Từng đống thanh long bị đem ra đổ khi chủ vườn không bán được - Ảnh: Nguyễn Nam
Từng đống thanh long bị đem ra đổ khi chủ vườn không bán được - Ảnh: Nguyễn Nam
Khắp các tuyến đường làng ở huyện Hàm Thuận Nam, hình ảnh thanh long bị đổ bỏ thế này đã thành điều quen thuộc trong những ngày nay - Ảnh: Nguyễn Nam
Khắp các tuyến đường làng ở huyện Hàm Thuận Nam, hình ảnh thanh long bị đổ bỏ thế này đã thành điều quen thuộc trong những ngày nay - Ảnh: Nguyễn Nam
Nhiều người đi đường băn khoăn không hiểu sao trái cây đặc sản của Bình Thuận lại bị đem bỏ nhiều như vậy - Ảnh: Nguyễn Nam
Nhiều người đi đường băn khoăn không hiểu sao trái cây đặc sản của Bình Thuận lại bị đem bỏ nhiều như vậy - Ảnh: Nguyễn Nam
Phần lớn thanh long bị bỏ là hàng dạt, bị hỏng nhẹ trước đây bán được nhưng giờ giá rớt thê thảm bán không ai mua - Ảnh: Nguyễn Nam
Phần lớn thanh long bị bỏ là hàng dạt, bị hỏng nhẹ trước đây bán được nhưng giờ giá rớt thê thảm bán không ai mua - Ảnh: Nguyễn Nam
Giá thanh long niêm yết tại các điểm thu mua rẻ như bèo - Ảnh: Nguyễn Nam
Giá thanh long niêm yết tại các điểm thu mua rẻ như bèo - Ảnh: Nguyễn Nam
Người nông dân sau khi thu hoạch xong chỉ bán được trái đẹp, còn hàng dạt phải đem đi đổ bỏ - Ảnh: Nguyễn Nam
Nông dân sau khi thu hoạch xong chỉ bán được trái đẹp, còn hàng dạt phải đem đi đổ bỏ - Ảnh: Nguyễn Nam
Thăng long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
Thanh long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
Nhiều nơi rao bán thăng long với giá 3 ngàn đồng/kg và không quên kèm theo câu cân đủ để thu hút người mua - Ảnh: Thuận Thắng
Nhiều nơi rao bán thanh long với giá 3 ngàn đồng/kg và không quên kèm theo câu cân đủ để thu hút người mua - Ảnh: Thuận Thắng
Những trái thăng long chất đống phơi nắng nhanh chóng dập héo - Ảnh: Thuận Thắng
Những trái thanh long chất đống phơi nắng nhanh chóng dập héo - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng đống thăng long phơi nắng chờ người mua trên đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng đống thanh long phơi nắng chờ người mua trên đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Một cửa hàng Thăng Long phơi nắng ế ẩm trên đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Một cửa hàng thanh long phơi nắng ế ẩm trên đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Thăng long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
Thanh long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
NGUYỄN NAM - THUẬN THẮNG

Hơn 1.000 người chết vì bệnh Ebola

Đến ngày 12/8, 4 nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.800 ca mắc, với 1.031 ca tử vong. Bộ Y tế nhận định dịch diễn biến phức tạp nhưng người dân không nên quá hoang mang và Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về dịch Ebola sáng 12/8, ông Kato Masaya, điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, nguy cơ lây nhiễm virus vào Việt Nam rất thấp.
Có hai lý do, thứ nhất bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người, động vật nhiễm virus Ebola. Thứ hai, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuẩn bị rất tốt công tác phòng chống.
virusebola-4896-1407819251.jpg
Việt Nam tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu nhằm ngăn dịch Ebola xâm nhập. Ảnh:Hà An.
Hiện dịch bùng phát tại 4 nước Tây Phi. Việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm virus có biểu hiện bệnh, chưa có bằng chứng bệnh lây qua đường hô hấp.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, những đáp ứng hiện tại của Bộ Y tế là cần thiết, không làm quá. Dịch bệnh mới nổi thường biến đổi không lường hết được, càng hạn chế các bệnh vào Việt Nam càng tốt. 
“Ví dụ, bệnh tay chân miệng trước năm 2000 nước ta không hề có, giờ mỗi năm cả nghìn ca mắc. Điều chúng tôi lo ngại là vấn đề tâm lý, xã hội. Trên Facebook có thông tin Việt Nam có một ca bệnh Ebola ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi khẳng định đây là thông tin không chính xác. Hiện nước ta chưa ghi nhận ca bệnh nào”, tiến sĩ Phu nói.
Theo ông Kato Masaya, có hai cách lây truyền virus Ebola. Thứ nhất là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm virus. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vương ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo... Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua sữa mẹ, nếu người mẹ bị bệnh.
Đại diện WHO nhấn mạnh, hiện tại không có văcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. “Cả thế giới đang nỗ lực phát triển văcxin, tuy nhiên rất khó trả lời chính xác khi nào có. Việc sản xuất văcxin mới trải qua rất nhiều khâu, chúng tôi hy vọng sẽ sớm có”, ông Kato nói.
Từ tháng 12/2013 đến nay dịch Ebola đã bùng phát tại 4 nước: Nigeria, Guinea, Liberia và Sierra Leone. Đến ngày 12/8, có 1.848 người mắc, 1031 người tử vong. WHO đánh giá đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 40 năm qua, tốc độ lan truyền nhanh. Virus Ebola dễ chết trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên cũng có nghiên cứu nói nó có thể sống khoảng một tuần tùy điều kiện.
Nam Phương

Ronaldo lập cú đúp, Real đoạt Siêu cup châu Âu

Siêu sao Bồ Đào Nha nhanh chóng quên đi nỗi buồn World Cup khi góp công lớn giúp Real giành chiến thắng 2-0 trước Sevilla.
ro-2028-1407887675.jpg
Ronaldo đóng vai người hùng cho Real. Ảnh: AFP.
Ronaldo mở tỷ số ở phút 30 sau cú đệm bóng cận thành từ đường chuyền dọn cỗ bên cánh trái của Gareth Bale. Ngay đầu hiệp hai, cầu thủ Bồ Đào Nha ấn định chiến thắng 2-0 cho Real với pha dứt điểm chéo góc cực mạnh.
Ronaldo cho thấy anh đã hồi phục hoàn toàn sau thất bại cùng đội tuyển Bồ Đào Nha ở World Cup. Hai bàn thắng thể hiện đầy đủ những phẩm chất tốt nhất của Ronaldo là tốc độ, khả năng chọn vị trí và dứt điểm. Bên cạnh đó, Sevilla tiếp tục là con mồi ưa thích với Ronaldo. Trước trận đấu tối qua, đội bóng này đã phải nhận 16 bàn thua ở La Liga từ chân sút mang áo số 7. Đây cũng là trận thứ 71 mà Ronaldo ghi được hai bàn hoặc nhiều hơn cho Real.
Một lần nữa Ronaldo thể hiện phong độ trái ngược giữa màu áo tuyển Bồ Đào Nha và Real. Điều này sẽ tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trong tương lai.
Sevilla đã cố gắng duy trì nhịp độ chậm trong những phút đầu tiên khi hai đội chủ động chơi thăm dò. Lối chơi rình rập của Sevilla hoàn toàn hợp lý khi họ khiến hàng thủ Real có chút bối rối với những tình huống xử lý cá nhân. Tuy nhiên khi Real bắt đầu tăng tốc và gây sức ép liên tục thì nhà đương kim vô địch Europa League đã bộc lộ sự thua kém về đẳng cấp và chất lượng cầu thủ.
Trong bàn thua đầu tiên, hàng thủ Sevilla hoàn toàn bất lực trước pha phối hợp của hai cầu thủ đắt giá nhất thế giới là Bale và Ronaldo. Từ bên cánh trái, Bale tung đường chuyền dài gần 40 mét với độ chính xác tuyệt đối cho đồng đội băng vào đệm bóng cận thành. Ở bàn thứ hai, Ronaldo tung cú sút bằng chân trái không thuận nhưng vẫn quá mạnh khiến thủ thành Beto bất lực dù chạm được tay vào bóng.
kroos-3619-1407887675.jpg
Kroos có màn ra mắt tại Real. Ảnh: AFP.
HLV Ancelotti đã quyết định tung bộ đôi tân binh James Rodriguez và Toni Kroos vào sân ngay từ đầu. Trong trận đấu chính thức đầu tiên, cả hai đều nỗ lực thể hiện nhưng chưa đạt được sự kỳ vọng. Toni Kroos được ưu tiên ở vị trí tiền vệ kiến thiết còn Luka Modric buộc lùi về sâu hơn làm nhiệm vụ thu hồi bóng. Trong khi đó James Rodriguez chơi sau lưng bộ ba Ronaldo, Benzema và Bale. Tiền vệ Colombia để lại dấu ấn với đường chuyền cho Bale dứt điểm cận thành và cú sút căng khiến Beto phải vất vả cản phá.
Chuyến trở về quê nhà Cardiff của Bale đã diễn ra thành công khi anh cùng Real giành chiến thắng. Tuy nhiên sẽ viên mãn hơn nếu Bale có được bàn thắng vào tối qua sau khi anh có màn trình diễn ấn tượng. Ngôi sao xứ Wales đã nỗ lực tìm kiếm bàn thắng cho riêng mình khi chăm chỉ dứt điểm từ xa nhưng vận may đều ngoảnh mặt. Ngược lại, Bale tỏ ra mát tay khi kiến tạo cho đồng đội với bàn mở tỷ số và một pha bóng đặt James Rodriguez vào tư thế thuận lợi.
casillas-7603-1407887675.jpg
Casillas nâng cup bên các đồng đội. Ảnh:PA..
Một ngôi sao khác phải được nhắc tới sau trận đấu này là Iker Casillas. Thủ thành đang bị đặt trong vòng ngờ vực về phong độ có buổi tối không thể tuyệt vời hơn. Sevilla có ba cơ hội nguy hiểm thì Casillas là người hóa giải cả ba tình huống đó. Thủ thành Tây Ban Nha chứng minh mình vẫn là ứng cử viên nặng ký cho suất bắt chính tại Real.
Sevilla nỗ lực vùng lên tấn công trong những phút cuối nhưng những gì họ làm được không đủ mang về bàn danh dự. Nhà đương kim vô địch Europa League tỏ ra yếu ớt và xuống tinh thần khi không còn đầu tàu Rakitic, người đã sang Barca.
Đội hình thi đấu
Real Madrid: Casillas, Carvajal, Pepe, Sergio Ramos, Fabio Coentrao (Marcelo 84'), Kroos, Rodriguez (Isco 72'), Modric (Illarramendi 86'), Bale, Benzema, Ronaldo.
Bàn thắng: Ronaldo (30', 49')
Sevilla: Beto, Coke (Figueiras 84'), Pareja, Fazio, Fernando Navarro, Alex Vidal (Aspas 66'), Krychowiak, Carrico, Vitolo, Suarez (Reyes 78'), Bacca.
Trọng tài: Mark Clattenburg (Anh)
Bảo Lam

TỰ DO?


Mấy hôm nay blog BIỂN TRỜI TỰ DO của Phạm Hải truy cập được bình thường. (?)
Các bạn hãy đọc kỹ từng bài, có bài nào vi phạm pháp luật, chống lại Tổ quốc và Nhân dân không? 
Chẳng lẽ viết, đăng bài lên án cái xấu, muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn là có tội?
Tôi chỉ là gã dân đen cô độc và lẻ loi, muốn dùng chút kiến thức của mình đóng góp tí xíu cho xã hội và con người. 
Ước nguyện nhỏ vậy thôi! 
Cớ sao phải sợ?
Phạm Hải

Đồng minh với Mỹ. (Tại sao không ?)

BTTD: Thực chất xã hội và đời sống dân Mỹ tốt đẹp hơn TQ hàng trăm lần. Ngoài Mỹ, Nhật không ai có thể giúp VN chống lại dã tâm xâm lược của bành trướng TQ!

Quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ. Quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ.

    Các sự kiện dồn dập xảy ra giữa Việt Nam với Mỹ thời gian vừa qua, từ chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị đến chuyến thăm Việt Nam của hai thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain và Sheldon Whitehouse, cho thấy triển vọng nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ hợp tác toàn diện đến đối tác chiến lược có vẻ như gần kề. Ba sự kiện chính có thể sẽ xảy ra như là hệ quả của việc nâng cấp này là: Một, hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết sớm; hai, Việt Nam có thể sẽ được phép mua các loại vũ khí sát thương của Mỹ; và ba, quan trọng nhất, Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đỡ Việt Nam đối phó với những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Nếu tất cả các điều trên được diễn ra một cách suôn sẻ thì quả là một việc đáng mừng cho Việt Nam. Lý do đơn giản là Việt Nam không thể chống cự lại Trung Quốc một cách có hiệu quả nếu không có, một, vũ khí tối tân, và hai, sự giúp đỡ từ Mỹ.
    Về vũ khí, lâu nay Việt Nam chủ yếu mua từ Nga, nhưng ở đây lại có vấn đề: Nga không phải chỉ bán vũ khí cho Việt Nam mà còn bán cho cả Trung Quốc nữa. Hậu quả là những gì Việt Nam có, Trung Quốc cũng đều có. Hơn nữa, nhờ giàu hơn, Trung Quốc có thể mua vũ khí từ Nga với số lượng lớn hơn hẳn Việt Nam. Đó là chưa kể, sau mấy chục năm tập trung vào việc phát triển kỹ thuật quân sự, vũ khí do Trung Quốc tự chế tạo cũng có trình độ kỹ thuật rất cao. Đứng về khía cạnh vũ khí, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua từ Mỹ. Tuy nhiên, việc mua ấy sẽ không thể thành hiện thực được nếu chính phủ Mỹ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh hạn chế bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam vốn kéo dài từ mấy chục năm nay.
    Về đồng minh, lâu nay có vẻ như Việt Nam cố gắng ve vãn nhiều quốc gia nhưng thành thực mà nói, một, không có nước nào sẵn sàng đứng bên cạnh Việt Nam và chia lửa với Việt Nam trong trận đối đầu với Trung Quốc; và, hai, nếu muốn, họ cũng không đủ sức. Ngay trong khối ASEAN, những nước có thể đứng về phía Việt Nam cũng rất ít ỏi. Việt Nam chỉ có thể đi với những quốc gia có quyền lợi xung đột với Trung Quốc như Philippines, Malaysia và Brunei. Nhưng cả bốn nước hợp lại vẫn không phải là đối thủ với Trung Quốc. Đó là chưa kể giữa bốn nước này, mâu thuẫn về chủ quyền trên biển và đảo vẫn khá gay gắt. Ở châu Á, chỉ có hai quốc gia thực sự mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng do những ràng buộc về pháp lý, Nhật Bản không thể đưa quân sang giúp Việt Nam trong trường hợp có chiến tranh. Trong khi đó, Hàn Quốc ở cái thế cũng rất bấp bênh: Trung Quốc có thể sử dụng Bắc Hàn để ngăn chận mọi nỗ lực quân sự của Hàn Quốc trong việc chống cự lại Trung Quốc.
    Bởi vậy, dù thích hay không thích, Việt Nam cũng nên thừa nhận một điều: quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ. Quan hệ đồng minh với Mỹ là con đường duy nhất để tự vệ của Việt Nam.
    Lấn cấn duy nhất của mối quan hệ ấy là quá khứ chiến tranh giữa hai nước. Đối với chính phủ Mỹ, thật ra, đó không phải là vấn đề. Tất cả các chính khách Mỹ đều theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) và thực tế (realism). Câu châm ngôn cửa miệng của họ là: không có bạn vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn. Do đó, chính phủ Mỹ sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, kẻ thù cũ của họ, để bảo vệ Biển Đông. Họ không bảo vệ Việt Nam. Họ chỉ bảo vệ Biển Đông. Và vì Biển Đông, họ sẵn sàng xem Việt Nam là một đồng minh chiến  lược.
    Nhưng trên thế giới, quan hệ đồng minh nào cũng dựa trên hai hoặc một trong hai nền tảng: quyền lợi và sự tin cậy.
    Giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay có rất nhiều điểm chung về quyền lợi: Cả hai đều cần Biển Đông. Với Việt Nam, đó là vùng biển của Việt Nam, là một trong những nguồn lợi tức lớn của Việt Nam về phương diện kinh tế đồng thời cũng là danh dự và lòng tự hào dân tộc của Việt Nam về phương diện tinh thần. Với Mỹ, đó là con đường hàng hải quan trọng vừa có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về quân sự. Mỹ cần bảo vệ Biển Đông, nhưng việc bảo vệ đó trở thành khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả nếu Việt Nam chấp nhận nhượng bộ hoặc đầu hàng Trung Quốc.
    Tuy nhiên, một thứ quan hệ dựa trên quyền lợi không thể kéo dài và cũng không đủ mạnh để lôi kéo Mỹ. Nền tảng thứ hai của quan hệ đồng minh bao giờ cũng là sự tin cậy. Sự tin cậy trong chính trị khác với sự tin cậy giữa hai cá nhân vốn chỉ dựa vào tính cách. Trong chính trị, sự tin cậy chỉ được xây dựng trên nền tảng của những bảng giá trị chung cả hai quốc gia đều chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên mà các quan hệ đồng minh sâu sắc và bền vững chỉ có thể tìm thấy giữa các quốc gia gần gũi với nhau về văn hóa, như giữa Mỹ và Anh, Úc, Tân Tây Lan, hoặc nhạt hơn một chút, giữa Mỹ và các quốc gia khác ở Âu châu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lâu nay, Mỹ luôn luôn đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện. Không phải Mỹ muốn cứu một số cá nhân đang bị giam giữ trong nhà tù. Với chính phủ Mỹ, những cá nhân ấy hoàn toàn vô nghĩa. Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn thấy ở Việt Nam những sự chia sẻ chung về các bảng giá trị văn hóa: tôn trọng quyền con người. Hơn nữa, chính phủ Mỹ cũng muốn dân chúng Mỹ nhận thấy điều đó.
    Có thể nói trở ngại chính trong việc nâng cấp quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ không phải ở Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác mà chính là dân chúng Mỹ. Không nên quên vết thương của nhiều người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với 58.000 người chết vẫn chưa lành hẳn. Cái gọi là hội chứng Việt Nam trong một số thành phần dân chúng Mỹ vẫn còn sâu đậm. Những người ấy không dễ dàng để mặc cho chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Họ có những yêu sách của họ. Một trong những yêu sách ấy là: Việt Nam xứng đáng để làm bạn và để được bảo vệ. Việc tôn trọng nhân quyền là một thước đo chính. Không có một chính trị gia nào ở Mỹ dám bất chấp yêu sách chính đáng ấy của dân chúng Mỹ.
    Chắc chắn Việt Nam sẽ đáp ứng một số yêu sách về nhân quyền của chính phủ và dân chúng Mỹ bằng cách thả một số tù nhân chính trị hiện đang bị họ giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề là họ có thực tâm hay không. Cho đến nay, về vấn đề này, Việt Nam vẫn chơi một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt một số người khác. Đó là điều họ từng làm. Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy nữa. Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ biến thành mây khói.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
    Theo VOA

    11 tháng 8, 2014

    Người Việt đang rất xấu

    BTTD: Đau buồn quá thôi ! Vì đâu nên nỗi ?

    Tại Moscow, trên nhiều mẫu quảng cáo cho thuê nhà có kết thúc bằng câu: “Người VN miễn hỏi”.

    TTO. Trong vài năm trở lại đây số lượng người VN đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng nhanh, nhất là những 'mùa' du lịch như hè, Giáng sinh - tết Tây, tết ta... Và cũng từ đây, trong mắt của người nước ngoài, nhiều hình ảnh không hay của người VN đã xuất hiện và ngày càng rõ nét.


    Một thói xấu thường thấy: tiểu tiện nơi công cộng - Ảnh: Diệp Đức Minh 
    Điều này không những tạo nên sự trăn trở của những người bản xứ - nơi mà người Việt đến tham quan mà còn trở thành mối bận lòng của nhiều người có trách nhiệm với văn hóa Việt hôm nay.
    “Xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”
    Hè năm ngoái, khi đi du lịch Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi chữ tiếng Việt: “Xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.
    Chuyện ăn uống này đã thành câu chuyện buồn của khách du lịch Việt không chỉ ở Thái Lan mà còn cả ở Singapore. Tại Singapore, biển ghi bằng tiếng Việt (và chỉ có duy nhất tiếng Việt): “Lấy vừa đủ ăn”. Quả thật, phải vào tận nơi mới biết tại sao người ta phải trưng những cái biển đấy. Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang. Những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này lấy những năm, sáu con hàu, trong khi người phục vụ bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Vào một nhà hàng khác thì lại gặp một anh người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai “hốt” hết, ăn không hết rồi bỏ bê luôn.
    Có thể nhìn nhận đây đã trở thành một thói quen xấu của người VN. Một thói xấu gần như khó sửa. Người Việt bất chấp cái bụng của mình có thể ăn được bao nhiêu, mà ăn bằng “mắt”, lấy cho sướng tay, kể cả những món ăn lạ, không hợp khẩu vị, và để trên bàn ngồi ngắm nhìn như thành tích, rồi bỏ đi, trong ánh mắt vừa khó chịu vừa kinh ngạc của những người xung quanh. Lý giải cho điều này thật nhiều chuyện phải bàn. Thói quen? Sự nhận thức lệch pha về khả năng ước lượng? Hay sự sang trọng tức thời? Hoặc một yếu tố nào khác?

    Những tiếng xấu về ứng xử thiếu văn hóa của người VN ngày càng lan truyền mạnh mẽ. Sự thụt lùi về văn hóa đang trở thành một nạn lớn đối với thế hệ trẻ của đất nước. Đầu tiên chỉ là sự thiếu tôn trọng cá nhân nhưng sau đó sẽ thành sự thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử cho quốc thể
    “Đi vệ sinh nhớ dội nước”
    Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi tôi bắt gặp cái biển to tướng, đánh máy bằng tiếng Việt hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước” được gắn trên một nhà hàng đồi cát trên đất Thái. Vẫn đáng chú ý là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có ngôn ngữ khác.
    Chuyện đi vệ sinh cũng là chuyện tế nhị, và với du khách người Việt thì phải luôn có sự nhắc nhở “giữ vệ sinh chung”, như nhắc trẻ mẫu giáo, nhưng cũng chỉ là “nước đổ lá khoai”. Họ cứ thẳng tiến “vào”, và đi “ra” tự nhiên, để người đến sau phải nhăn mặt bởi những gì người đi trước để lại. Đã có những chuyện cười ra nước mắt ở châu Âu, du khách Việt bị nhốt trong toilet, bởi muốn cửa mở ra thì phải có động tác giật nước xả.
    Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8X, 9X lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm ĩ. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn dẹp. Đúng hôm ấy, chủ đề tôi chia sẻ lại là: bản sắc văn hóa và mối quan hệ với hành vi ứng xử.
    Bài nói làm tôi ngậm ngùi lâu không hẳn chỉ vì sự cảm xúc quá lên khi trình bày về văn hóa người Việt mà đó là những gì thuộc về lòng tự trọng.
    “Sorry, turn back please”
    Tôi ít khi nói về những gì mình trải qua nếu mình có điều kiện hơn những cá nhân khác dù chỉ là một nhóm. Nhưng kinh nghiệm học tập tại Singapore từ những năm sau đại học khoảng 1999 - 2000 đến những cơ hội tập huấn về tư vấn ở một vài quốc gia như: Philippines, Malaysia hay xa hơn là Đan Mạch thì chuyện ứng xử đặc thù của người Việt vẫn là sự trăn trở tất bật trong suy nghĩ mỗi khi tình cờ gặp đồng hương xa xứ. Vừa mừng, vừa lo vì không biết mình có phải nhạy cảm quá đáng... Hay chuẩn bị gặp một tình huống đặc biệt nào đó trong cuộc sống từ người đồng hương ấy.

    Dép trong nhà vệ sinh công cộng cũng bị lấy cắp 
    Có lần tôi lang thang ở Singapore và tình cờ gặp một sinh viên rất trẻ được một giải thưởng công nghệ. Vốn đang nghiên cứu về nghệ thuật nói trước công chúng, tôi sẵn sàng nhận lời mời để tham gia buổi nhận thưởng của bạn ấy cách trung tâm TP 3 km. Cùng lên chuyến xe taxi do một tài xế người gốc Malaysia lái. Anh ta từ chối thẳng thắn, không chịu chở cả tôi và cậu sinh viên ấy khi hai lần đề nghị cài dây an toàn nhưng chàng trai cứ giả vờ không nghe thấy. Tôi hỏi cậu ta không nghe rõ à. Cậu bảo: Nghe chứ, nhưng bên mình có cần cài đâu. Đi có chút xíu cài chi cho mệt. Không chở thì đi xe khác...
    Có lần tôi lang thang ở Disneyland từ sáng sớm đến khuya chỉ để làm một thao tác khá đơn giản. Vốn khi học sau đại học ngành quản trị hành vi trong tổ chức, tôi muốn xem xét hành vi giám sát thương mại ở các khu vui chơi. Chọn Disneyland làm điểm đến, tôi kiên nhẫn chờ đợi, quan sát.
    Mọi sự cứ lặng lẽ trôi nếu như không có cảnh nao lòng và buốt dạ. Một du khách bị tống cổ ra khỏi vị trí cuối cùng khi chuẩn bị được dạo chơi để hàn huyên cùng chị hằng. Người phụ trách giám sát trưng ra bằng chứng là một hình ảnh. Ban đầu, vị khách ấy đứng sau khoảng 8 người khách Tây và 4 trẻ em trong nước (có lẽ là người Hồng Kông hay Trung Quốc). Nhưng hình ảnh ghi nhận từ camera cho thấy anh ta đã len lỏi hai lần để tiến hơn 12 bậc để được lên sớm. Hành vi ấy được thực hiện bằng cách khều người phía trước để ra hiệu tìm người quen, nhưng rồi khi đến vị trí mới, anh ấy lại “sorry” để tiếp tục thực hiện. Và người cuối cùng tìm được cũng không phải người quen.
    “Sorry, turn back please”. Câu hỏi “Anh đến từ VN?” cất lên bởi giọng lơ lớ của cô nhân viên giám sát làm tôi điếng người. Cái đau như vọng từ tiềm thức về hành vi công cộng bị xem thường hay sự xem thường chính mình của người Việt? (Còn tiếp)

    Và một chuyện xấu nữa có thể kể đến là việc đi mua sắm. Người Việt đi du lịch và mua sắm nhưng gần như không có nhiều kiến thức về hàng hóa. Do đó khi mua sắm, nhiều người đã trở thành “trưởng giả học làm sang”, mua sắm vô tội vạ, đua nhau mua theo kiểu “anh có gì ả có đó”, khi mua, lấy hàng chọn hàng vứt bừa bãi lộn xộn, bới tung cả lô hàng... chưa kể chuyện “rình” để ăn cắp vặt.

    Tháng 6.2013, một bức ảnh chụp biển cảnh cáo hành vi ăn cắp vặt có in tiếng Việt (dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật) gây xôn xao. Tấm biển cảnh cáo có nội dung: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức”.

    Tiếng xấu ngày càng lan truyền mạnh mẽ

    Tất nhiên không thể đánh đồng tất cả người VN đều mang những "tật" trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch VN đã trở thành "con sâu làm rầu nồi canh". Những tiếng xấu về ứng xử thiếu văn hóa của người VN ngày càng lan truyền mạnh mẽ. Sự thụt lùi về văn hóa đang trở thành một tệ nạn lớn đối với thế hệ trẻ của đất nước. Đầu tiên chỉ là sự thiếu tôn trọng cá nhân nhưng sau đó sẽ thành sự thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử cho quốc thể. Thử hỏi, với những tiếng xấu về văn hóa đó, làm sao thế hệ trẻ có đủ tự tin để hòa nhập và phát triển đất nước?

    Tính cách có một phần yếu tố di truyền, song một phần lớn khác là do ảnh hưởng của sự giáo dục (trong gia đình, nhà trường) và môi trường xã hội tác động đến. Do đó, tính cách ấy không thể bất biến được. Muốn thay đổi tính cách, con người cần phải đặt trong môi trường nhất định. Nếu như trong một cộng đồng, một xã hội được thắt chặt kỷ cương, đạo đức xã hội, pháp luật nghiêm minh, người thực thi pháp luật không nể nang bất cứ ai, tạo ra xã hội thực sự dân chủ, minh bạch thông tin thì những thói xấu như tham ăn, háo danh, sĩ diện, tùy tiện... sẽ khó có đất mà tồn tại.
    Ngoài ra, xã hội cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ về việc chống lại các thói quen xấu đã, đang và có xu hướng được hình thành. Bản thân mỗi cha mẹ cần là một tấm gương sáng để con cái noi theo. Nhà trường cần chú trọng khâu rèn luyện đạo đức, nếp sống, thói quen cho trẻ. Bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường và gia đình cần dạy dỗ nhiều hơn về văn hóa giao tiếp và ứng xử. Có như vậy mới góp phần đưa văn hóa VN trở thành một điểm sáng trong mắt bạn bè thế giới.
    PGS-TS Huỳnh Văn Sơn
    (Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội VN)