Trang

11 tháng 8, 2014

Cha con 'người rừng' bây giờ ra sao?

- Kỳ 2: Theo chân 'người rừng' đi rẫy

(TNO) Vì sợ ở nhà “phải” chăn trâu nên hôm nào cũng vậy, không bảo không rằng, “người rừng” con Hồ Văn Lang lại hối hả lên rẫy từ sáng sớm. Hôm thì đi thăm đồi ngô, hôm thì đi chặt mây rừng.

 Buộc chặt nắm cơm, “người rừng” đã sẵn sàng lên đường
Buộc chặt nắm cơm, “người rừng” sẵn sàng lên đường
Ấn tượng bữa sáng chờ cơm
Sáng sớm, không khí ở ngôi làng vùng cao thật lạnh lẽo, sương mù bao trùm khắp mọi nơi. Trên rừng, cành lá cây cối như được mặc thêm chiếc áo mới long lanh của những giọt sương. Lúc này, trong căn bếp nhỏ, anh Hồ Văn lang đang gói ghém cẩn thận nắm cơm cho một ngày đi rừng có dẫn theo chúng tôi.
Mọi ngày, cứ khoảng 6 giờ 30 phút là “người rừng” Hồ Văn Lang đã tay xách nách mang lên đường. Riêng hôm nay, mấy đám cỏ gần nhà đã trụi, anh Hồ Văn Tri phải dắt con trâu đi ăn tận bãi cỏ ngoài đồng xa.
Trong gia đình nghèo ấy lại có kỷ cương khiến người thành thị phải suy ngẫm: chưa đủ thành viên thì không một ai ăn trước. Điều này làm chúng tôi thật sự ấn tượng. Lúc ngồi đợi anh Tri về ăn sáng, nhìn đám trai làng lần lượt lên rẫy, trên khuôn mặt “người rừng” Lang lộ rõ vẻ bồn chồn, nóng lòng.
 Đi sâu trong rừng già mới có cây mây mọc, “người rừng” đang róc từng sợi mây
Đi sâu trong rừng già mới có cây mây mọc, “người rừng” đang róc từng sợi mây
Vậy là chuyến đi của chúng tôi với “người rừng” đúng 7 giờ mới xuất phát.
Mon men qua hết đồi ngô lại tới đồi lúa. Xuyên thêm vài cánh rừng và lội qua 2 con suối, đôi chân “người rừng” Hồ Văn Lang luôn thoăn thoắt mà chúng tôi phải thở dốc từng hơi mới bắt kịp. Cuối cùng, sau hơn 2 tiếng đồng hồ hụt hơi lội bộ, chúng tôi cũng được tận mắt nhìn “người rừng” con hăng say chặt từng sợi mây rừng.
“Tung hoành” giữa rừng già
“Anh Lang không chịu ở nhà, cứ sáng sớm là đi rẫy liền, ở nhà anh sợ mình bảo đi chăn trâu, anh không dám. Mới ngày hôm qua, sau khi lên thăm rẫy ngô xong, anh Lang lại đi phát đường trên đám rừng già để đi rẫy cho gần, mọi khi thì phải lần mò theo bờ sông, xa lắm”, anh Tri trả lời cho lý do về việc anh trai mình ngày nào cũng ở trong rừng, cho dù hết việc tỉa lúa, tỉa ngô thì cũng tìm việc gì ở ngoài rừng mà làm chứ không về nhà sớm.
Sau một hồi lâu xé rừng để đi sâu vào trong, cuối cùng “người rừng” cũng tìm thấy thứ mình cần tìm. Bỏ túi xách xuống đất, anh cẩn thận lấy chiếc rựa đã được mài bén ra, róc từng sợi mây rừng với những chiếc gai nhọn hoắc mọc khắp thân cây. Cứ khoảng độ 5 hay 10 phút, “người rừng” lại ngưng để tìm rút từng ngọn gai đã đâm vào tay mình. Cứ như thế, 1 sợi, 2 sợi… rồi chẳng mấy chốc đã được một bó. Trưa đến, “người rừng” ngồi nghỉ chân và rít từng hơi thuốc, lấy hòn đá ra mài cho cây rựa thêm phần sắc bén.
 Ngồi nghỉ chân, rít điếu thuốc và mài cho cây rựa thêm phần sắc bén
Ngồi nghỉ chân, rít điếu thuốc và mài cho cây rựa thêm phần sắc bén
Anh Tri kể: “Những ngày đầu về sống với gia đình, khi đi rẫy mình phải dẫn anh Lang đi theo, lúc đó mình phải chỉ cái nào thì cần hái, cần chặt để về bán lấy tiền. Cũng như vậy mà đường lên nương, xuống rẫy anh mới nhớ. Bây giờ thì đỡ lắm rồi, anh có thể tự đi một mình mà không cần ai dẫn hết”. Đặc biệt, lúc mới về, anh Lang ăn trầu liên tục, một ngày cũng phải cho anh cả buồng cau mới đủ. Giờ anh bỏ ăn trầu rồi, chỉ hút thuốc thôi, vì vậy nên giờ anh hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng người Cor, với gia đình và ngôi làng mình”.
Hôm đó, “người rừng” con đã chặt được bó mây to tướng, thế nhưng khi vác trên vai đi ngang qua con suối, anh Lang tiếp tục dừng lại để trổ tài săn bắt của mình. Mấy chú ếch và cua đã trở thành mồi ngon cho gia đình anh Lang buổi tối hôm đó.
Ngày nào cũng vậy, sau một ngày trời “tung hoành” trong chốn rừng già heo hút, tối đến, anh Lang lại trở về nhà với những công việc rất “nữ công gia chánh”, từ dọn dẹp nhà cửa, đến chuẩn bị cho một bữa cơm có thịt, rồi thậm chí rửa chén…
(Còn tiếp)
Trác Rin

Việt Nam bàn chính sách đối ngoại đa phương

BTTD: Quan hệ đa phương là xu thế tất yếu tuy nhiên cũng phải “chọn bạn tốt mà chơi”, “quân không cốt đông, chỉ cốt tinh”. Chọn nhầm “giặc là bạn” thì là suy vong.

 Cần, cần lắm dẫu 01 chến hữu hoặc 01 đồng minh đúng nghĩa !
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Hội nghị đầu tiên bàn về chính sách đối ngoại đa phương trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện sẽ diễn ra sáng 12/8 tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc, dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm của Chính phủ đối với sự kiện này.
Gần 200 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, địa phương và học giả quốc tế, trong đó có nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy, nguyên Phó Tổng thư ký LHQ Jayantha Dhanapala, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, sẽ thảo luận chặng đường gần 30 năm đối ngoại của Việt Nam vừa qua, bao gồm cả những thành tựu và bài học.
Các đại biểu Việt Nam có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu quốc tế về hoạch định và thực tiễn triển khai đối ngoại đa phương.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh ngoại gia đa phương trở thành xu thế tất yếu và ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế trong cục diện thế giới đa trung tâm đang được hình thành.Hội nghị còn nhằm mục tiêu thống nhất nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và địa phương trong triển khai các hoạt động đối ngoại đa phương trong thời kỳ mới.
Những nội dung của Hội nghị sẽ gợi mở những biện pháp nhằm nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam, tăng cường đóng góp của Việt Nam với những quan tâm chung của quốc tế và khu vực, nhất là trong 5-10 năm tới khi Việt Nam đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế.
Bài học từ ngoại giao đa phương
Trả lời báo chí trước thềm Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay, chúng ta đã sớm tham gia các hoạt động ngoại giao đa phương để bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, điển hình là Hội nghị Geneva về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam năm 1954.
Qua các hoạt động ngoại giao đa phương, Việt Nam đã rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học, trong đó có bài học giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, qua đó tạo được thế đứng tại các diễn đàn đa phương.
Việt Nam cũng nắm bắt được xu thế, mối quan tâm chung của các nước và xử lý hài hòa giữa lợi ích giữa các nước với nước ta.
Bài học về sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa song phương và đa phương. Đây là mối quan hệ tương hỗ. Tạo dựng quan hệ tốt trong song phương sẽ thúc đẩy quan hệ đa phương trong khi quan hệ tốt trên diễn đàn đa phương góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ song phương.
Chúng ta hình thành một tư duy dài hạn, cách tiếp cận đa ngành đối với những vấn đề đa phương, từ đó huy động được sức mạnh của tất cả các ngành tham gia hoạt động ngoại giao đa phương.
Trong thời gian tới, hoạt động ngoại giao đa phương không nằm ngoài mục tiêu tham gia một cách tích cực, chủ động, đóng góp chung vào công việc của thế giới như duy trì hòa bình, ổn định, xử lý những thách thức chung đồng thời cũng góp phần duy trì hòa bình, ổn định cho công cuộc phát triển đất nước.
Theo Hải Minh
Chinhphu.vn

Ngành nghề cấm đầu tư: Chờ mãi các bộ không trả lời!

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói “chờ mãi không có bộ nào trả lời” về danh mục cấm đầu tư...

Ngành nghề cấm đầu tư: Chờ mãi các bộ không trả lời!
“Tôi thấy hơi đặc biệt, rất cam go, có lẽ do quá phức tạp”, Bộ trưởng Vinh than thở. Ông cũng cho biết sẽ có công văn hỏa tốc gửi các bộ để tháng 9 có thể tập hợp được danh mục cấm đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội.
NGUYÊN HÀ
Danh mục cấm đầu tư là vấn đề lớn mà giờ phút này sao chưa có, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện sốt ruột phát biểu tại phiên họp sáng 11/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đây cũng là băn khoăn của đa số các vị khác khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, hiện nay, danh mục cấm đầu tư, cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện vẫn đang phải chờ các cơ quan liên quan tiến hành rà soát.

Bên cạnh đó, danh mục ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng giao Chính phủ rà soát, tập hợp và công bố sau khi báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Nhấn mạnh tinh thần công dân được tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị ngành nào cấm đầu tư phải ghi ngay vào luật. “Giờ dự thảo lẽ ra phải có danh mục cấm này rồi mà chưa làm kịp thì trong tháng 9 phải có”, Phó chủ tịch yêu cầu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng giải thích vẫn đang chờ tập hợp ngành nghề cấm đầu tư là không ổn. “Cách làm thế này là không được”, ông Hiện nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế năng động như hiện nay, ông Hiện cho rằng có thể khó có thể xác định ngay được hết các ngành cần phải cấm đầu tư. Vì thế dự luật có thể mở ra hướng trong điều kiện nhất định nào đó thì Chính phủ quy định và phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn, sau đó trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, quy định ngành nghề cấm đầu tư và đầu tư có điều kiện chính là linh hồn của luật, nhưng lại chưa cụ thể và rõ ràng.

Dự luật cần quy định ngành nghề nào phải có điều kiện và điều kiện như thế nào, trên cơ sở đó đó có thể giao Chính phủ quy định danh mục, ông Hiền góp ý.

Cũng sốt ruột về sự thiếu cụ thể của ngành nghề cấm đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phát biểu, Luật Đầu tư (sửa đổi) là dự án luật rất quan trọng thực hiện quyền công dân trong làm ăn sinh sống. Nên nhiều nội dung phải quy định ở luật chứ không thể giao chính phủ.

Thừa nhận sự chậm trễ trong tập hợp danh mục cấm đầu tư, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rõ nguyên nhân chính là do “chờ mãi không có bộ nào trả lời”.

Cầm trên tay một tập tài liệu khá dày về các ngành nghề cấm đầu tư hiện tại do bộ này tập hợp từ vài tháng trước, ông Vinh cho biết cả Bộ và Ủy ban Kinh tế đã có văn bản yêu cầu các bộ ngành rà soát nhưng không có bộ nào trả lời.

Bộ trưởng Vinh cũng cho biết ông đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, nhưng đến hôm nay mới nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ, mà đây là ba bộ không có nhiều danh mục ngành nghề cấm.

“Tôi thấy hơi đặc biệt, rất cam go, có lẽ do quá phức tạp”, Bộ trưởng Vinh than thở. Ông cũng cho biết sẽ có công văn hỏa tốc gửi các bộ để tháng 9 có thể tập hợp được danh mục cấm đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội.

Gian lận thi công chức ở Bộ Công Thương: Một cuộc “tấu hài” lặp đi lặp lại

Đăng Bởi  - 

Ảnh: TL
Ảnh: TL
Từ cấp xã đến cấp trung ương, hầu như vụ thi tuyển công chức nào cũng có vấn đề. Có vụ thì lộ… sáng, có vụ thì đấu đá nhau trong… tối, có vụ thì âm ỉ bàn tán quận công ngoài đồng, mà ở đó một sự thật luôn phơi bày không ai chối cãi được là kẻ giàu tiền và già quyền lực con ông cháu… vợ luôn về đích.
Khi thông tin trên báo chí về vụ thi tuyển công chức nhiều khuất tất công an phải vào cuộc phanh phui, rồi sau đó phải xử lý kỷ luật vài ba cán bộ có trách nhiệm ở Bộ Công thương, dư luận đồng thời nói “biết rồi nói mãi…” và hắt xì đầy ngao ngán: khổ lắm”.
Là vì, cái chuyện bất công, thiếu minh bạch, “tấu hài” trên sàn diễn thi cử công chức nó không mới chỉ vừa “hé lộ” ra từ Bộ Công thương, mà nó hằn vết trong dư luận từ bao năm nay rồi. Từ cấp xã đến cấp trung ương, hầu như vụ thi tuyển công chức nào cũng có vấn đề. Có vụ thì lộ… sáng, có vụ thì đấu đá nhau trong…tối, có vụ thì âm ỉ bàn tán quận công ngoài đồng, mà ở đó một sự thật luôn phơi bày không ai chối cãi được là kẻ giàu tiền và già quyền lực con ông cháu …vợ luôn về đích.

Trong 10 thí sinh trúng tuyển thi công chức ở Bộ Công thương, có cháu của ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng QLTT và ông Đào Minh Hải, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương. Ảnh: Phong Cầm
Nhớ lại lời phát biểu cay đắng của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có tới 30% công chức thuộc dạng “mìn”, sáng cắp ô đi tối cắp về. Chất lượng công chức trong các cơ quan nhà nước đang trở nên một đòi hỏi cấp thiết, một đòi hỏi rất nóng, bởi vì nếu không có chất lượng công chức thì rồi 30% hay 40% hay hơn nữa công chức lười biếng, ngu dốt, dối trá, chểnh mảng công vụ, nhũng nhiễu dân, phong bao phong bì, quan liêu hách dịch cũng từ cái đám này mà ra hết.
Thế mà người ta vẫn không thèm nghĩ tới chất lượng, người ta vẫn dựa vào những cuộc thi tuyển để làm tiền nhau, để lót ổ con cháu, để “trung thành” với câu dân gian xưa con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa…”. Hệ lụy của việc này còn làm cho những cán bộ tâm huyết, có năng lực chán nản, buông tay, đầu hàng trước những hiện trạng tiêu cực của xã hội. Và  tất yếu họ đành phải lựa chọn một con đường đi khác, tự mình tuyển mình, làm ngoài, ra nước ngoài sinh sống, lập công ty riêng, dần dần, chất lượng công chức cứ thế xuống, lại báo động, lại gào thét chất lượng, lại hô hào công bằng, minh bạch, nhưng hiện tượng bất công sau mỗi mùa tuyển công chức tiếp tục lặp lại, như một căn bệnh có vẻ hết thuốc chữa.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có tới 30% công chức thuộc dạng “mìn”, sáng cắp ô đi tối cắp về - Ảnh: TL
Trở lại vụ việc tuyển công chức tại Bộ Công thương, khi đã phanh phui ra như thế, rằng, một cuộc thi biết trước kết quả, rằng, một cuộc thi mà con ông cháu cha thì giở tài liệu chép bài, một cuộc thi mà phần lớn người trúng tuyển đều đã “đặt gạch” trước, thì việc thứ nhất là phải xử lý kỷ luật nghiêm minh người tổ chức, người đầu têu vụ này, và sau đó thì ngay lập tức phải hủy bỏ kết quả thi tuyển để thi tuyển lại. Đơn giản như thế mà sao khó khăn quá với Bộ này thế?
Một cơ quan quản lý nhà nước cấp cao, tuyển công chức vào những vị trí nhạy cảm, thực hiện tiêu cực trắng trợn như thế mà chỉ xử lý “biểu diễn” vớt bèo, vớt tép vài cán bộ cấp thấp cho phải phép, rồi ai lộ thì loại, ai chưa lộ để nguyên, thì còn đâu uy lực của một cơ quan công quyền?
Những cuộc thi tuyển đầy rẫy sai phạm, đầy rẫy sự bất công mà không được xử lý tới nơi tới chốn thì cuối cùng, dư luận lại phải thốt lên “biết rồi khổ lắm nói mãi” và trở thành một chuyện hiển nhiên của xã hội, thì kiếm đâu ra những công bộc vì dân, cho dân nữa? Có người không chấp nhận cái chậc lưỡi biết rồi khổ lắm nói mãi đã đưa ra sáng kiến mời ông Đinh La Thăng ở Bộ Giao thông Vận tải về làm bộ trưởng Bộ Công thương thì chắc chắn vụ này ít nhất cũng có quan cấp cục phải về …vườn.
Nguyễn Quang Vinh

Việt - Trung cần 'kiểm soát bất đồng'

BTTD: TQ dừng dã tâm xâm lược và trả lại các vùng đã xâm chiếm của VN thì sẽ có hòa bình ngay, khỏi cần "kiểm soát bất đồng".

Cập nhật: 09:48 GMT - thứ hai, 11 tháng 8, 2014
Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam và Trung Quốc 'cần cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, kiểm soát tốt bất đồng'.
Trong khi đó, khi gặp nhau, Ngoại trưởng Trung Quốc nói Việt Nam cần “chú trọng tới toàn cục quan hệ hai nước” và bác bỏ bình luận có "căng thẳng" ở Biển Đông.
Ông Vương Nghị đã hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Đông Á.
Ở cuộc gặp hôm 8/8 tại Miến Điện, ông Vương Nghị nói hai nước đang có “những khó khăn tạm thời” trong quan hệ.

'Toàn cục quan hệ'

Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố hai nước cần “thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, luôn chú trọng tới toàn cục quan hệ hai nước”.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói hai bên cần tăng cường tiếp xúc để “quan hệ hai nước sớm trở lại quỹ đạo đúng đắn”.
Phía Trung Quốc nhắc lại Bắc Kinh “sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết giữ gìn chủ quyền Nhà nước và quyền lợi biển”.
Ông Vương cũng yêu cầu Việt Nam “cần làm tốt ổn thỏa công tác khắc phục hậu quả vụ đánh đập, cướp giật, đốt phá, tạo điều kiện cải thiện quan hệ song phương”.
Trong khi đó, trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết ông Minh nói với bộ trưởng Trung Quốc rằng quan hệ song phương bị ảnh hưởng vì vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông.
Ông Minh nói “điều quan trọng nhất hiện nay là hai bên cần cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên biển, kiểm soát tốt bất đồng”.
Ông yêu cầu “không có hành động làm phức tạp thêm tình hình và quan trọng nhất là không để tái diễn vụ việc tương tự như vừa qua”.
Vụ hạ đặt giàn khoan khiến Việt Nam dè chừng Trung Quốc
Đại diện Việt Nam kêu gọi Trung Quốc “tích cực thúc đẩy đàm phán” về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bộ trưởng Minh đã đề cập về “tình hình phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông”.
Tuy vậy, trong một tuyên bố riêng rẽ hôm 10/8 khi dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra ở Myanmar, ông Vương Nghị bác bỏ ý nói có “căng thẳng” ở Biển Đông.
Ông Vương tuyên bố một số nước đã “bán rao cái gọi là tình hình căng thẳng trên Nam Hải”.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương nói tình hình trên Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, “nhìn chung ổn định, tự do hàng hải cũng không hề có bất cứ vấn đề gì”.

‘Khuấy động’

Hội nghị ngoại trưởng Asean ở Myanmar có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ông Kerry đã đề nghị các nước có tranh chấp trên Biển Đông tạm dừng các hoạt động có thể gây căng thẳng, như xây dựng trên đảo.
Nhưng ông Vương Nghị tuyên bố: “Một số nước ngoài khu vực khuấy động căng thẳng…Phải chăng họ có ý định gây hỗn loạn trong khu vực?”
Truyền thông Trung Quốc nói bình luận của ngoại trưởng của họ nhắm đến Mỹ.
Tân Hoa Xã nói Ngoại trưởng Trung Quốc đã bác bỏ đề xuất của Ngoại trưởng Mỹ.

Mỗi tháng nhập siêu từ Trung Quốc trên 2 tỷ USD


Mỗi tháng nhập siêu từ Trung Quốc trên 2 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, qua 7 tháng đầu năm Việt Nam vẫn nhập siêu lớn từ Trung Quốc, trung bình mỗi tháng là trên 2 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc ước đạt hơn 23 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc hơn 14 tỷ USD, trung bình khoảng 2 tỷ USD mỗi tháng. Có 5 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trở lên, gồm: linh kiện điện tử, điện thoại; máy móc thiết bị; vải và sắt thép các loại.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã giảm liên tục qua các tháng. Điển hình là sắn, giảm 85% và cao su giảm hơn 46,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù vậy vẫn cần phải đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc vì đó là một thị trường lớn. Nhưng để cân bằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm kiếm, xúc tiến ở thị trường khác để tránh rủi ro.

Theo VTV

Thị trường sơ khai – Xu hướng mới của dòng tiền?


Thị trường sơ khai – Xu hướng mới của dòng tiền?

Các nhà đầu tư ưa mạo hiểm muốn tìm kiếm lợi suất lớn hơn đang đổ hàng tỷ USD vào các thị trường sơ khai.

Wall Street Journals trích dẫn số liệu từ EPFR cho biết kể từ đầu năm đến nay, các quỹ đầu tư nước ngoài đã bơm tổng cộng 2,2 tỷ USD và các thị trường sơ khai trên toàn thế giới từ Argentina cho tới Việt Nam. Đây vốn là các thị trường nhỏ hơn và ít được biết đến hơn so với các thị trường mới nổi. Đặt trong tương quan so sánh, các thị trường mới nổi đã bị rút ròng 720 triệu USD.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 6/8, chỉ số MSCI Frontier Markets đã tăng 19%, trong khi chỉ số MSCI Emerging Markets chỉ tăng 6% và chỉ số MSCI World tăng 2,2%. Như vậy các thị trường sơ khai nằm trong nhóm có diễn biến tốt nhất thế giới.

Thị trường sơ khai – Xu hướng mới của dòng tiền? (1)
Tuy nhiên, cũng xuất hiện nhiều quan ngại về nhóm này bởi dòng tiền chứ không phải triển vọng đầu tư là nhân tố chính tạo nên đà tăng điểm. 

Nhìn vào diễn biến từ đầu năm đến nay, có thể thấy đà tăng và dòng tiền chảy vào thị trường này không hề bị ngắt quãng, bất chấp một vài thị trường mới nổi đã bắt đầu chệch choạc trong một vài tuần gần đây.

Sức hút của các thị trường này có thể được nhìn thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Hồi tháng 6, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy bổ sung thêm các thị trường sơ khai vào danh mục đầu tư. 
Tuy nhiên, vấn đề đối với nhiều nhà đầu tư nằm ở chỗ cơ hội trên các thị trường sơ khai không nhiều và sự cạnh tranh thì khá khốc liệt. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của nhiều công ty đã chạm mức trần giới hạn của chính phủ. 

Theo số liệu của MSCI, 10 cổ phiếu chiếm hơn 35% giá trị vốn hóa của MSCI Frontier index và các công ty ở Kuwait chiếm gần 1/4. Nigeria chiếm khoảng 1/5. 

Tổng giá trị vốn hóa của các cổ phiếu nằm trong chỉ số này đạt 109 tỷ USD, nhỏ bé so với con số 4.000 tỷ USD của các thị trường mới nổi. Với quy mô như vậy, một số nhà đầu tư lo ngại về kịch bản nhà đầu tư đột ngột thoái vốn. Với thanh khoản thấp, đà bán quá mạnh có thể khiến các thị trường này ngay lập tức lao dốc. 

Giới phân tích cho rằng một phần nguyên nhân khiến các thị trường sơ khai có diễn biến tốt như vậy là do một số nước được phân loại lại. Qatar và UAE được coi là đủ tiêu chuẩn để được xếp vào nhóm các nước mới nổi hồi tháng 6 nhưng phải quay trở lại nhóm sơ khai. 

Kể từ đầu năm, chỉ số VnIndex của TTCK Việt Nam đã tăng 20% và chỉ số KSE 100 của TTCK Pakistan đã tăng 16%, trong khi chỉ số Merval của TTCK Argentina tăng tới 50%. 6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư rót tiền vào thị trường sơ khai kiếm được lợi suất trung bình 9,8%, trong khi con số ở các thị trường phát triển chỉ là 4,7%.

Theo Thomas Vester, chuyên gia đến từ LGM Investments, cho rằng các thị trường sơ khai vẫn có thể mang đến cơ hội cho những người có thể vượt qua những vấn đề về chính trị và quản trị doanh nghiệp. 

Ông cảnh báo tiền đang được đổ vào một số tài sản không đạt chất lượng. Ví dụ, hồi tháng 6, Ecuador đã bán 2 tỷ USD trái phiếu rác kỳ hạn 10 năm. Chỉ 8 năm trước, nước này vỡ nợ vì không trả được khoản nợ 3,2 tỷ USD. 

Một số nhà đầu tư khác cũng tỏ ra thận trọng hơn. Peter Marber – chuyên gia tại Loomis Sayles & Co. – nhận định các chương trình nới lỏng định lượng và lãi suất gần 0 ở Mỹ, EU và Nhật Bản khiến các thị trường này có thể tăng điểm mạnh chỉ nhờ một dòng tiền nhỏ. 

Marber ưa chuộng thị trường mới nổi hơn bởi các thị trường này có mức định giá khá hấp dẫn. “Nhà đầu tư nên nhớ rằng các thị trường sơ khai biến động rất mạnh và đầy rủi ro”, ông nói.

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/WSJ