Trang

5 tháng 8, 2014

Việt Nam sẽ sáp nhập vào Trung Quốc năm 2020 ?

                                                 Hội Nghị Thành Đô 1990

Thiếu tướng Lê Duy Mật – Nguyên Tư lệnh Mặt trận Hà Giang 1979-1984 thay mặt một số đảng viên nêu thắc mắc và kiến nghị TƯ đảng CS VN giải thích nội dung sau của Hội Nghị THÀNH ĐÔ 1990.

- “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý, chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”.

*Tân Hoa Xã và báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã đăng nội dung trên.
* Hội Nghị THÀNH ĐÔ là cuộc gặp cấp cao Việt- Trung đo TBT Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng với phía TQ… năm 1990.
* Các bạn truy cập "Có hay không một thỏa hiệp bán nước?" để đọc nguyên bài của tướng Mật.

Có hay không nội dung trên?
Hy vọng nhân dân VN được biết sự thật !

Phạm Hải

Bộ chính trị TQ đấu đá dữ dội ở đài truyền hình

Đăng Bởi  - 

Ông Tập Cận Bình và ông Lưu Vân Sơn
Ông Tập Cận Bình và ông Lưu Vân Sơn
Trong khi dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang chú ý đến chiến dịch săn hổ diệt ruổi, bài trừ tham nhũng với đỉnh điểm là công khai tội danh của cựu ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang thì có tin về một cuộc chiến quyết liệt khác giữa hai nhân vật trong Bộ chính trị Trung Quốc là Tổng bí thư Tập Cận Bình và Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn.>> Vụ Chu Vĩnh Khang: mục tiêu là Giang Trạch Dân?
>> Xác nhận tìm thấy xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường
>> Trung Quốc lại có tuyên bố ngang ngược về biển Đông
Đài truyền hình Trung Quốc CCTV, tiền đồn của ban tuyên truyền bị đánh liên tục thời gian qua. Vụ này được khởi động cùng vụ đánh sập Chu Vĩnh Khang hơn nửa năm trước. Cụ thể, tháng 12 năm ngoái, Lý Đông Sinh, cựu phó tổng giám đốc đài truyền hình quốc gia đã bị bắt mở đầu cho chuỗi các nhân vật trong đài bị cảnh sát điều tra..
Ông Lý Đông Sinh từng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Dư luận Trung Quốc đồn là Lý Đông Sinh được coi là người thân tín với Chu Vĩnh Khang và còn mai mối cho ông Chu lấy vợ hai là bà Giả Hiểu Diệp, nguyên phát thanh viên của CCTV. Vì vậy, Lý được Chu kéo về Bộ công an Trung Quốc.
Khi Chu đổ, thì Lý đổ theo và các đàn em của Lý tại CCTV cũng bị thanh trừng. Ngày 1.6, Quách Chân Tỷ - giám đốc kênh tài chính của CCTV bị cảnh sát hỏi thăm. Năm ngày sau, Vương Thế Kiệt - người sản xuất chương trình kênh tài chính của CCTV bị điều tra. 
Ngày 11.7, phát thanh viên nổi tiếng Nhuế Thành Cương cùng phó giám đốc kênh tài chính CCTV là Lý Dũng đã bị bắt với nghi ngờ dính líu tham nhũng. Mới nhất 30.7, thêm Lưu Văn giám đốc kênh CCTV9 cũng bị cảnh sát triệu tập.
Trong nửa năm qua, hơn trăm nhân viên của CCTV bị điều tra và nhiều trong số họ bị sa thải hoặc bị giam giữ. Trong số những người bị điều tra có các nhân vật cộm cán là phó giám đốc của đài như La Minh, Cao Phong, Tôn Ngọc Thắng, Vương Chính Minh...
Hoạt Pha, một nhà phân tích chính trị Trung Quốc cho biết: "CCTV là một cơ quan quyền lực tại Trung Quốc mà hiếm ai dám động vào. Việc một loạt các nhân viên của CCTV bị bắt bớ cho thấy ông Tập Cận Bình đang tấn công vào thành trì của ông Lưu Vân Sơn".

 Trong Bộ chính trị Trung Quốc, ông Tập xếp số 1 còn ông Lưu xếp số 5
 Với quyền hạn của mình với cơ quan truyền thông, ông Lưu Vân Sơn đã nhiều lần tỏ thái độ bất mãn về chiến dịch đả hổ diệt ruồi của ông Tập Cận Bình. Các bản tin của CCTV cuối tháng 7 thường đưa tin mờ nhạt vụ đánh Chu Vĩnh Khang hay trang điện tử của Nhân dân nhật báo sau khi đưa bài: "Đánh hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đợt đánh tham nhũng cuối" đã bị rút xuống.
Trong Bộ chính trị 7 người của ĐCS Trung Quốc thì ông Tập Cận Bình xếp số 1 còn ông Lưu Vân Sơn xếp thứ 5. Giới quan sát cho rằng ông Lưu Vân Sơn là người thân tín của ông Giang Trạch Dân cũng giống như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai hay Tăng Khánh Hồng.
Anh Tú (tổng hợp)

Chuyên gia tế bào gốc Nhật tự sát vì xìcăngđan

BTTD: Người Nhật trọng danh dự, biết liêm sỉ trong hành vi của mình!

TTO - Ngày 5-8, nhà chức trách Nhật cho biết chuyên gia tế bào gốc nổi tiếng Yoshiki Sasai đã tự sát vì vụ xìcăngđan học trò làm giả nghiên cứu tế bào gốc.
Giáo sưYoshiki Sasai, chuyên gia hàng đầu nước Nhật trong lĩnh vực tế bào gốc Ảnh: AFP

Theo AFP, cảnh sát cho biết phát hiện thấy thi thể ông Sasai, 52 tuổi, trong tư thế  bị treo cổ ở Trung tâm Sinh học phát triển Riken tại thành phố Kobe. “Cảnh sát đang điều tra theo hướng đây là một vụ tự sát” - đại diện cảnh sát tỉnh Hyogo tuyên bố.
Người phát ngôn Trung tâm Riken cũng xác nhận ông Sasai đã tự sát. Nhà chức trách tìm thấy một bức thư tuyệt mệnh ông Sasai gửi cho người học trò là nhà nghiên cứu Haruko Obokata.
Giáo sư Sasai là người hướng dẫn cho chuyên gia Obokata, 30 tuổi. Hồi đầu năm nay cô Obokata công bố nghiên cứu gây tiếng vang về nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên sau đó cô Obokata đối mặt với cáo buộc làm giả dữ liệu.
Tạp chí khoa học danh tiếng Nature sau đó đã rút bài viết về nghiên cứu trên. Giáo sư Sasai bị cáo buộc là đã không giám sát nghiên cứu của cô Obokata một cách đàng hoàng. Sau đó ông đã phải lên tiếng xin lỗi.
Người phát ngôn Trung tâm Riken cho biết cô Obokata đã sốc nặng khi nghe tin thầy mình tự sát.
Mới đây, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết cái chết của giáo sư Sasai là vô cùng đáng tiếc. “Bác sĩ Sasai là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế phục hồi”- ông Suga nhấn mạnh.
SƠN HÀ

4 tháng 8, 2014

Cha con ông Nguyễn Bá Thanh

BTTD: Ông Nguyễn Bá Thanh đang giữ chức Trưởng ban nội chính TƯ, Phó ban phòng chống tham nhũng TƯ. Ông Thanh thường phê phán tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền và nạn "con ông cháu cha"...ông được nhiều người dân tín nhiệm. Và ...con của ông...
- Ngày 1/8, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho hay, Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định số 1281-QĐNS/TW về việc chỉ định Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Theo đó, có 4 cán bộ trẻ được TƯ chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trẻ nhất là Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh (sinh năm 1983- con trai ông Thanh).
Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh vừa được TƯ chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Ảnh: HC)

Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không TQ sẽ lấn tới

BTTD: Rất đúng ! VN nghèo, yếu, không có đồng minh nên TQ mới dễ dàng khống chế và nô dịch.

(TNO) Trong một cuộc phỏng vấn, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi phương Tây “cứng rắn” với Trung Quốc, đồng thời gay gắt nói Nga là một quốc gia “chẳng làm được gì”.


Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Nói với tạp chí The Economist (Anh), ông Obama cho rằng cần phải cứng rắn với Trung Quốc vì “họ sẽ cứ lấn tới hết mức có thể cho đến khi bị kháng cự”, Reuters đưa tin ngày 4.8.
“Họ không nặng về cảm xúc và không quan tâm đến các khái niệm chung. Và vì vậy những lời kêu gọi đơn thuần cho việc tuân theo các quy tắc quốc tế là không đủ”, ông Obama đánh giá.
Tổng thống Obama cũng nói thêm ông tin rằng căng thẳng về thương mại giữa 2 nước sẽ được giải quyết khi Trung Quốc thay đổi vị thế của “một nhà sản xuất giá rẻ đơn thuần của thế giới” và các công ty của nước này bắt đầu tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.
“Cần phải có cơ chế để vừa cứng rắn với họ khi chúng ta nghĩ rằng họ đang vi phạm các quy tắc quốc tế, vừa có thể cho họ thấy tiềm năng lợi nhuận trong dài hạn”, theo tổng thống Mỹ.
Đề cập đến Nga, ông Obama đã hạ thấp vị thế của Moscow trên thế giới, miêu tả Tổng thống Nga Vladimir Putin như một lãnh đạo cố gây ra rắc rối trong ngắn hạn nhằm đạt được những lợi ích chính trị mà thực chất chỉ có hại cho nước Nga trong dài hạn.   
“Tôi thực sự nghĩ rằng điều quan trọng là cần phải duy trì được triển vọng. Nga chẳng làm gì”, tổng thống Mỹ nhận định. “Người nhập cư không ùa về Moscow để tìm cơ hội. Tuổi thọ đàn ông Nga vào khoảng 60. Dân số nước này đang thu hẹp lại”.
Nhận định của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tập trung về châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối đầu với sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực, theo Reuters.
Nhưng trong nhiều tháng qua, chính sách “xoay trục” về châu Á này đang bị ảnh hưởng bởi nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế, bao gồm tình hình bất ổn ở Ukraine.
Nga hiện đang là nhà cung cấp dầu lớn thứ 3 thế giới và là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ 2 thế giới. Phương Tây hiện đang phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga, theo Reuters.
Hoàng Uy  

Phải công bố các thỏa thuận Thành Đô cho nhân dân biết

Nguyễn Đăng Quang/ FB Nguyễn Thường Thụy 
Ảnh Internet
Nguyễn Tường Thụy: Bài viết của Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, một người bạn thân thiết của anh em đấu tranh Hà Nội. Ông am hiểu nhiều nhưng luôn toát ra vẻ chân thành, khiêm tốn, bình dị. Gọi điện cho tôi, ông nhờ sửa lại cho ông lỗi chính tả, trình bày. Nhưng tôi để nguyên những gì ông viết.

(...)

Gần 1/4 thế kỷ đã trôi qua kể từ Hội nghị Thành Đô, nhiều thành viên đoàn VN tham dự hội nghị này không còn nữa, nhưng hậu quả để lại của cuộc gặp này là khôn lường, gây ra những thiệt hai to lớn và nguy hiểm cho đất nước và nhân dân ta ở hầu hết các lĩnh vực : từ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, văn hóa-giáo dục, chủ quyền đất nước, chính trị nội bộ đến vấn đề an ninh quốc gia trên phạm vi toàn lãnh thổ, từ biên giới phía Bắc cho đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, từ biển Đông vào đến các tỉnh ven biển và giáp với biên giới Lào và Cămpuchia, và đặc biệt là vùng Tây Nguyên chiến lược. Không thể thống kê hết những vấn đề nói trên, chỉ xin đề cập đến một vài sự việc nổi cộm sau : 

- Từ sau Hội nghị Thành Đô,cuộc chiến tranh xâm lược của TQ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (17/2/1979) không được nhắc đến nữa, thậm chí những hoạt động của người dân tưởng niêm và vinh danh các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến này hoặc các cuộc biểu tình yêu nước chống TQ xâm phạm biển đảo và sát hại ngư dân ta đều bị ngăn cấm và đàn áp? Hơn 35 năm đã trôi qua, tại sao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,chống xâm lược bành trướng phương Bắc này cũng như việc TQ dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974) và đảo Gac Ma của ta ở Trường Sa (1988) không được tổng kết và đưa vào lịch sử và sách giáo khoa để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh,sinh viên và thanh niên ta? 

- Tại sao ta cho phép hoặc không ngăn chặn việc TQ thuê hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới chiến lược phía Bắc với thời hạn lâu dài 50-70năm?

- Một khu vực có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng,rất nhạy cảm về mặt an ninh-quốc phòng là Tây Nguyên( Ai kiểm soát Tây nguyên thì có thể khống chế được toàn bộ bán đảo Đông Dương!) thì TQ lại dễ dàng được phép đưa hàng ngàn công nhân vào đây để thực hiện dự án bauxite đầy nghi ngờ và tranh cãi không những về an ninh-quốc phòng mà cả về hậu quả sinh thái-môi trường cũng như về hiệu quả kinh tế-xã hội, mặc dù có hàng ngàn cựu cán bộ lãnh đạo,nhân sỹ trí thức và các nhà khoa học lên tiếng kiến nghị Bộ Chính trị,Quốc hội và Nhà nước dừng dự án này! 

-Tại sao các công ty TQ lại trúng đến 80-90% các gói thầu trọn gói EPC(thiết kế-mua sắm-xây dựng) trong các dự án về KT-XH,đặc biệt là các dự án nhiệt điện, và tại sao ta chấp nhận hàng chục ngàn lao động phổ thôngTQ(có phép và không phép)vào thực hiện các dự án này? Tại sao ta ta lại để cho thương nhân và các doanh nghiệp TQ tự tung tự tác trên khắp lãnh thổ của ta,lừa đaỏ nông dân ta,lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế đất nước ta một cách dễ dàng như chốn không người như vậy? 

- Gần đây TQ ngang ngược và trắng trợn hạ đặt giàn khoan HD.981 để khoan thăm dò dầu khí sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN mà ta lại không dám nhân cơ hội này kiện TQ ra trước tòa án quốc tế như Philippines đã làm ? Do ta chưa chuẩn bị kịp hồ sơ pháp lý hay vì một nguyên nhân nào khác? Trong vụ giàn khoan này TQ đã không chỉ chà đạp luật pháp và chủ quyền của VN mà còn vi phạm thô bạo Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) của LHQ. Dư luận rộng rãi trên toàn thế giới phản đối,lên án TQ và đồng tình,ủng hộ VN. Rất tiếc ta lại không tận dụng thời cơ và lợi thế này để vạch mặt bọn "vừa ăn cướp vừa la làng!" Trung Quốc không chỉ ngang ngược mà họ còn phi lý và trịch thượng nữa! Qua hang thông tấn chính thứcTân Hoa Xã, họ đưa ra " 4 yêu sách VN không được làm" trong đó họ đề cập xa gần và bóng gió đến thỏa thuận Thành Đô 1990! 
- v.v... 

Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà VN đã ký với TQ ở Thành Đô có nhiều phân tích,đánh giá, nhận định,thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm,bất lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang,bán tín bán nghi,không biết đâu là hư,đâu là thực ! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt-Trung,đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với TQ ở Thành Đô. 

Là chủ nhân ông của đất nước,nhân dân có quyền được biết và phải được biết về những vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có sự thật về quan hệ VN-TQ trong những năm qua, đặc biệt là các thỏa thuận đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990. Hơn nữa, Điều 4 Hiến pháp 2013 đã ghi rất rõ: "ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân,phục vụ Nhân dân,chịu sự giám sát của Nhân dân,chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình." Do vậy việc Lãnh đạo Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối bang giao Việt-Trung và các thỏa thuận đã ký với TQ ở Thành Đô là một việc nên làm,cần làm và phải được làm vì điều này chỉ có lợi cho Nhân dân và Đất nước . 

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sẽ sớm nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 10 trong thời gian tới để duyệt xét mối quan hệ VN-TQ và đưa ra các quyết sách liên quan . Nhân dân rất kỳ vọng một trong các quyết sách này là Đảng sẽ báo cáo cho toàn dân biết sự thực về mối quan hệ với TQ trong 1/4 thế kỷ qua trong đó có các thỏa thuận mà lãnh đạo Đảng ta đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 kèm theo một lời tạ lỗi chân thành ! Nếu đúng thì đây sẽ là một trong các quyết định dũng cảm, hợp lòng dân và quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Mong lắm thay ! 

Hà Nội, 3/8/2014.

NĐQ.

Giải mã chuyến đi Mỹ của Bí thư Hà Nội

BTTD: Chính sách ngoại giao "đa diện" không làm cho VN có thêm "bạn thân" mà làm cho VN càng "cô đơn" trên thế giới. VN hiện nay không có "tri kỷ" ngoài "người bạn lớn 4 tốt, 16 vàng" đang có âm mưu xâm lược VN.
Cập nhật: 15:36 GMT - thứ hai, 4 tháng 8, 2014
Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị gặp gỡ Thượng nghị sỹ John McCain.
Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều tầng thông điệp mà giới quan sát trong và ngoài nước đang theo dõi.
Hôm 04/8/2014, Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích từ Úc, nói với BBC chuyến đi mang theo thông điệp của người lãnh đạo Đảng ở Việt Nam về vị trí của ông Nghị.
Ông Thayer nói: "Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị như là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư và ông Nghị cần kinh nghiệm đối ngoại. Đây là bước mở đầu để thử thách năng lực của ông."
Theo nhà phân tích này, ông Nghị nay có thể đáp lại những ai trong Đảng thách thức ông về kinh nghiệm đối ngoại ở quốc tế.
GS Thayer nói thêm: "Trước những ai đặt dấu hỏi tại sao một ông Bí thư Thành ủy ở Hà Nội lại đi Mỹ, ông ấy định đạt mục đích gì. Nay ông Nghị có thể nói lại rằng ông ấy cũng có thể có quan điểm không kém cạnh gì so với một người trẻ hơn là ông Phạm Bình Minh, một người chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị.
"Nay ông ấy có thể nói với những ai chỉ trích rằng ông ấy đã ở Washington và ông ấy đã có kinh nghiệm."
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư."
GS Carl Thayer
Theo nhà nghiên cứu từ Úc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể vẫn không từ bỏ mục tiêu là một ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư.
GS Thayer nói: "Tôi có tới Việt Nam trong nhiều chuyến đi gần đây. Việt Nam đang tiến hành nhiều cuộc họp ở Trung ương Đảng để tới gần hơn việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới.
"Có thông tin nói ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ được tạo cho một tư thế hợp thức, hợp lệ với việc quy chế giới hạn tuổi tác ở 65 tuổi có vẻ sẽ được gỡ bỏ với một hay hai cá nhân. Ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là vẫn muốn và quan tâm tới chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất đó của Đảng."
Trở lại chuyến công du của ông Nghị tới Mỹ, theo nhà phân tích, Trung Quốc sẽ 'quan tâm' tới chuyến đi này.
"Tất nhiên là Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc đang đọc những ý hướng chính trị trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam, và gần đây họ đã chứng kiến phản ứng kiên quyết, mạnh mẽ cả trong xã hội chống lại động thái gây hấn của Trung Quốc.
"Một trong những lý do và là lý do chính để rút sớm giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 là để ngăn chặn Việt Nam trở nên thường trực chống đối lại Trung Quốc. Việc rút giàn khoan làm tháo ngòi nổ tình thế, họ không chỉ rút giàn khoan mà cùng ngày hôm đó đã thả 13 ngư dân Việt Nam bị bắt."
Nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đã không dự kiến được hết sự phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam, kể cả các ủy viên trong Bộ chính trị lẫn các cựu ủy viên và do đó họ đã thấy phải thay đổi để tránh sự thù địch và căng thẳng quá mức.
Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị cũng làm việc với một số tổ chức, hội phái chính trị ở Mỹ.
"Trung Quốc thấy là không thể để chiếm được một lô dầu khí với một mũi khoan mà mất đi cả một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam," ông Thayer nói thêm.

'Một giai đoạn mới'

Cũng về chuyến đi của ông Nghị, hôm thứ Hai, nhà phân tích chính trị Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:
"Nhiều người suy đoán là nó có liên quan việc trong tương lai sắp tới, ông Phạm Quang Nghị cũng có thể thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và đó là một dịp để giới thiệu ông với các nước quan trọng như Mỹ chẳng hạn.
"Nhưng cũng có những người cho rằng việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ cho thấy có một phái nào đó trong lãnh đạo Việt Nam chưa sẵn sàng cho phép Bộ Ngoại giao quyết định quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Mỹ.
"Dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước."
PGS. TS. Jonathan London
"Dù sao đã có một lãnh đạo lớn của Đảng mà có thể là một trong những người sẽ có quyền lực lớn nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ, thì dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước.
"Và chúng ta đang thấy sự phát triển song phương của quan hệ Mỹ - Việt đang đi vào một giai đoạn mới."
Cũng hôm 04/8, một cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, đưa ra bình luận về chuyến đi của ông Nghị từ góc độ một thông điệp với Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói với BBC : "Việc ông Phạm Quang đi Mỹ thể hiện rất rõ 'hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' vẫn còn đang có tác dụng ở trong giới lãnh đạo của Việt Nam. Nó như một tín hiệu đối với Trung Quốc rằng chúng tôi xử lý vấn đề với Mỹ cũng nằm trong chính sách đối xử với Trung Quốc, chứ không lệch khỏi con đường mà Trung Quốc có thể không kiểm soát được."

'Gõ cửa phương Tây'

Hội nghị Thành Đô
Một số nhà quan sát nói hội nghị Thành Đô khiến Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc
Ông Hùng giữ quan điểm cho rằng ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng ngoại giao sau hội nghị Thành Đô 1990 vì ông bị Trung Quốc cho là nhân vật chống Bắc Kinh.
Ông Xương Hùng nói thêm: "Việc cử ông Phạm Quang Nghị đi cũng còn có một ý khác rằng ông Phạm Quang Nghị sẽ là một nhân vật rất quan trọng của Việt Nam trong quan hệ đối với Mỹ.
"Cái thông điệp hơi thâm, lấy một người lãnh đạo Đảng để thay thế một người lãnh đạo nhà nước đi thăm nước Mỹ. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chính sách của Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa thay đổi, vẫn đánh đu trong quan hệ giữa hai nước này, mà họ không có tư tưởng rằng mối quan hệ phải tạo ra một niềm tin, tạo ra sự tin cậy."
Hôm thứ Hai, một chuyên gia ở Hà Nội nghiên cứu về chính sách quan hệ ngoại giao của Việt Nam, muốn giấu tên, nói với BBC:
"Việc ông Nghị đi Mỹ là một tín hiệu phức tạp. Tín hiệu này cho thấy phe bảo thủ trong Đảng có vẻ muốn chủ động và trực tiếp hơn trong quan hệ với Mỹ, trong lúc cả đối sách của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ hậu vụ giàn khoan còn chưa rõ ràng.
"Và chính sự chưa rõ ràng này cũng có thể là một tín hiệu làm Trung Quốc quan tâm hơn. Đó là nếu anh gây áp lực quá mạnh, ngay phe bảo thủ, thân hữu về ý thức hệ với Trung Quốc cũng có thể sẽ bị lay chuyển lập trường và gõ cửa phương Tây," ý kiến này nói với BBC.