Trang

4 tháng 8, 2014

Cha con ông Nguyễn Bá Thanh

BTTD: Ông Nguyễn Bá Thanh đang giữ chức Trưởng ban nội chính TƯ, Phó ban phòng chống tham nhũng TƯ. Ông Thanh thường phê phán tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền và nạn "con ông cháu cha"...ông được nhiều người dân tín nhiệm. Và ...con của ông...
- Ngày 1/8, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho hay, Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định số 1281-QĐNS/TW về việc chỉ định Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Theo đó, có 4 cán bộ trẻ được TƯ chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trẻ nhất là Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh (sinh năm 1983- con trai ông Thanh).
Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh vừa được TƯ chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Ảnh: HC)

Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không TQ sẽ lấn tới

BTTD: Rất đúng ! VN nghèo, yếu, không có đồng minh nên TQ mới dễ dàng khống chế và nô dịch.

(TNO) Trong một cuộc phỏng vấn, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi phương Tây “cứng rắn” với Trung Quốc, đồng thời gay gắt nói Nga là một quốc gia “chẳng làm được gì”.


Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Nói với tạp chí The Economist (Anh), ông Obama cho rằng cần phải cứng rắn với Trung Quốc vì “họ sẽ cứ lấn tới hết mức có thể cho đến khi bị kháng cự”, Reuters đưa tin ngày 4.8.
“Họ không nặng về cảm xúc và không quan tâm đến các khái niệm chung. Và vì vậy những lời kêu gọi đơn thuần cho việc tuân theo các quy tắc quốc tế là không đủ”, ông Obama đánh giá.
Tổng thống Obama cũng nói thêm ông tin rằng căng thẳng về thương mại giữa 2 nước sẽ được giải quyết khi Trung Quốc thay đổi vị thế của “một nhà sản xuất giá rẻ đơn thuần của thế giới” và các công ty của nước này bắt đầu tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.
“Cần phải có cơ chế để vừa cứng rắn với họ khi chúng ta nghĩ rằng họ đang vi phạm các quy tắc quốc tế, vừa có thể cho họ thấy tiềm năng lợi nhuận trong dài hạn”, theo tổng thống Mỹ.
Đề cập đến Nga, ông Obama đã hạ thấp vị thế của Moscow trên thế giới, miêu tả Tổng thống Nga Vladimir Putin như một lãnh đạo cố gây ra rắc rối trong ngắn hạn nhằm đạt được những lợi ích chính trị mà thực chất chỉ có hại cho nước Nga trong dài hạn.   
“Tôi thực sự nghĩ rằng điều quan trọng là cần phải duy trì được triển vọng. Nga chẳng làm gì”, tổng thống Mỹ nhận định. “Người nhập cư không ùa về Moscow để tìm cơ hội. Tuổi thọ đàn ông Nga vào khoảng 60. Dân số nước này đang thu hẹp lại”.
Nhận định của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tập trung về châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối đầu với sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực, theo Reuters.
Nhưng trong nhiều tháng qua, chính sách “xoay trục” về châu Á này đang bị ảnh hưởng bởi nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế, bao gồm tình hình bất ổn ở Ukraine.
Nga hiện đang là nhà cung cấp dầu lớn thứ 3 thế giới và là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ 2 thế giới. Phương Tây hiện đang phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga, theo Reuters.
Hoàng Uy  

Phải công bố các thỏa thuận Thành Đô cho nhân dân biết

Nguyễn Đăng Quang/ FB Nguyễn Thường Thụy 
Ảnh Internet
Nguyễn Tường Thụy: Bài viết của Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, một người bạn thân thiết của anh em đấu tranh Hà Nội. Ông am hiểu nhiều nhưng luôn toát ra vẻ chân thành, khiêm tốn, bình dị. Gọi điện cho tôi, ông nhờ sửa lại cho ông lỗi chính tả, trình bày. Nhưng tôi để nguyên những gì ông viết.

(...)

Gần 1/4 thế kỷ đã trôi qua kể từ Hội nghị Thành Đô, nhiều thành viên đoàn VN tham dự hội nghị này không còn nữa, nhưng hậu quả để lại của cuộc gặp này là khôn lường, gây ra những thiệt hai to lớn và nguy hiểm cho đất nước và nhân dân ta ở hầu hết các lĩnh vực : từ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, văn hóa-giáo dục, chủ quyền đất nước, chính trị nội bộ đến vấn đề an ninh quốc gia trên phạm vi toàn lãnh thổ, từ biên giới phía Bắc cho đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, từ biển Đông vào đến các tỉnh ven biển và giáp với biên giới Lào và Cămpuchia, và đặc biệt là vùng Tây Nguyên chiến lược. Không thể thống kê hết những vấn đề nói trên, chỉ xin đề cập đến một vài sự việc nổi cộm sau : 

- Từ sau Hội nghị Thành Đô,cuộc chiến tranh xâm lược của TQ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (17/2/1979) không được nhắc đến nữa, thậm chí những hoạt động của người dân tưởng niêm và vinh danh các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến này hoặc các cuộc biểu tình yêu nước chống TQ xâm phạm biển đảo và sát hại ngư dân ta đều bị ngăn cấm và đàn áp? Hơn 35 năm đã trôi qua, tại sao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,chống xâm lược bành trướng phương Bắc này cũng như việc TQ dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974) và đảo Gac Ma của ta ở Trường Sa (1988) không được tổng kết và đưa vào lịch sử và sách giáo khoa để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh,sinh viên và thanh niên ta? 

- Tại sao ta cho phép hoặc không ngăn chặn việc TQ thuê hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới chiến lược phía Bắc với thời hạn lâu dài 50-70năm?

- Một khu vực có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng,rất nhạy cảm về mặt an ninh-quốc phòng là Tây Nguyên( Ai kiểm soát Tây nguyên thì có thể khống chế được toàn bộ bán đảo Đông Dương!) thì TQ lại dễ dàng được phép đưa hàng ngàn công nhân vào đây để thực hiện dự án bauxite đầy nghi ngờ và tranh cãi không những về an ninh-quốc phòng mà cả về hậu quả sinh thái-môi trường cũng như về hiệu quả kinh tế-xã hội, mặc dù có hàng ngàn cựu cán bộ lãnh đạo,nhân sỹ trí thức và các nhà khoa học lên tiếng kiến nghị Bộ Chính trị,Quốc hội và Nhà nước dừng dự án này! 

-Tại sao các công ty TQ lại trúng đến 80-90% các gói thầu trọn gói EPC(thiết kế-mua sắm-xây dựng) trong các dự án về KT-XH,đặc biệt là các dự án nhiệt điện, và tại sao ta chấp nhận hàng chục ngàn lao động phổ thôngTQ(có phép và không phép)vào thực hiện các dự án này? Tại sao ta ta lại để cho thương nhân và các doanh nghiệp TQ tự tung tự tác trên khắp lãnh thổ của ta,lừa đaỏ nông dân ta,lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế đất nước ta một cách dễ dàng như chốn không người như vậy? 

- Gần đây TQ ngang ngược và trắng trợn hạ đặt giàn khoan HD.981 để khoan thăm dò dầu khí sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN mà ta lại không dám nhân cơ hội này kiện TQ ra trước tòa án quốc tế như Philippines đã làm ? Do ta chưa chuẩn bị kịp hồ sơ pháp lý hay vì một nguyên nhân nào khác? Trong vụ giàn khoan này TQ đã không chỉ chà đạp luật pháp và chủ quyền của VN mà còn vi phạm thô bạo Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) của LHQ. Dư luận rộng rãi trên toàn thế giới phản đối,lên án TQ và đồng tình,ủng hộ VN. Rất tiếc ta lại không tận dụng thời cơ và lợi thế này để vạch mặt bọn "vừa ăn cướp vừa la làng!" Trung Quốc không chỉ ngang ngược mà họ còn phi lý và trịch thượng nữa! Qua hang thông tấn chính thứcTân Hoa Xã, họ đưa ra " 4 yêu sách VN không được làm" trong đó họ đề cập xa gần và bóng gió đến thỏa thuận Thành Đô 1990! 
- v.v... 

Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà VN đã ký với TQ ở Thành Đô có nhiều phân tích,đánh giá, nhận định,thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm,bất lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang,bán tín bán nghi,không biết đâu là hư,đâu là thực ! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt-Trung,đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với TQ ở Thành Đô. 

Là chủ nhân ông của đất nước,nhân dân có quyền được biết và phải được biết về những vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có sự thật về quan hệ VN-TQ trong những năm qua, đặc biệt là các thỏa thuận đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990. Hơn nữa, Điều 4 Hiến pháp 2013 đã ghi rất rõ: "ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân,phục vụ Nhân dân,chịu sự giám sát của Nhân dân,chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình." Do vậy việc Lãnh đạo Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối bang giao Việt-Trung và các thỏa thuận đã ký với TQ ở Thành Đô là một việc nên làm,cần làm và phải được làm vì điều này chỉ có lợi cho Nhân dân và Đất nước . 

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sẽ sớm nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 10 trong thời gian tới để duyệt xét mối quan hệ VN-TQ và đưa ra các quyết sách liên quan . Nhân dân rất kỳ vọng một trong các quyết sách này là Đảng sẽ báo cáo cho toàn dân biết sự thực về mối quan hệ với TQ trong 1/4 thế kỷ qua trong đó có các thỏa thuận mà lãnh đạo Đảng ta đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 kèm theo một lời tạ lỗi chân thành ! Nếu đúng thì đây sẽ là một trong các quyết định dũng cảm, hợp lòng dân và quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Mong lắm thay ! 

Hà Nội, 3/8/2014.

NĐQ.

Giải mã chuyến đi Mỹ của Bí thư Hà Nội

BTTD: Chính sách ngoại giao "đa diện" không làm cho VN có thêm "bạn thân" mà làm cho VN càng "cô đơn" trên thế giới. VN hiện nay không có "tri kỷ" ngoài "người bạn lớn 4 tốt, 16 vàng" đang có âm mưu xâm lược VN.
Cập nhật: 15:36 GMT - thứ hai, 4 tháng 8, 2014
Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị gặp gỡ Thượng nghị sỹ John McCain.
Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều tầng thông điệp mà giới quan sát trong và ngoài nước đang theo dõi.
Hôm 04/8/2014, Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích từ Úc, nói với BBC chuyến đi mang theo thông điệp của người lãnh đạo Đảng ở Việt Nam về vị trí của ông Nghị.
Ông Thayer nói: "Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị như là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư và ông Nghị cần kinh nghiệm đối ngoại. Đây là bước mở đầu để thử thách năng lực của ông."
Theo nhà phân tích này, ông Nghị nay có thể đáp lại những ai trong Đảng thách thức ông về kinh nghiệm đối ngoại ở quốc tế.
GS Thayer nói thêm: "Trước những ai đặt dấu hỏi tại sao một ông Bí thư Thành ủy ở Hà Nội lại đi Mỹ, ông ấy định đạt mục đích gì. Nay ông Nghị có thể nói lại rằng ông ấy cũng có thể có quan điểm không kém cạnh gì so với một người trẻ hơn là ông Phạm Bình Minh, một người chưa phải là ủy viên Bộ Chính trị.
"Nay ông ấy có thể nói với những ai chỉ trích rằng ông ấy đã ở Washington và ông ấy đã có kinh nghiệm."
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư."
GS Carl Thayer
Theo nhà nghiên cứu từ Úc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể vẫn không từ bỏ mục tiêu là một ứng cử viên cho chức vụ Tổng Bí thư.
GS Thayer nói: "Tôi có tới Việt Nam trong nhiều chuyến đi gần đây. Việt Nam đang tiến hành nhiều cuộc họp ở Trung ương Đảng để tới gần hơn việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới.
"Có thông tin nói ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ được tạo cho một tư thế hợp thức, hợp lệ với việc quy chế giới hạn tuổi tác ở 65 tuổi có vẻ sẽ được gỡ bỏ với một hay hai cá nhân. Ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là vẫn muốn và quan tâm tới chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất đó của Đảng."
Trở lại chuyến công du của ông Nghị tới Mỹ, theo nhà phân tích, Trung Quốc sẽ 'quan tâm' tới chuyến đi này.
"Tất nhiên là Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc đang đọc những ý hướng chính trị trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam, và gần đây họ đã chứng kiến phản ứng kiên quyết, mạnh mẽ cả trong xã hội chống lại động thái gây hấn của Trung Quốc.
"Một trong những lý do và là lý do chính để rút sớm giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 là để ngăn chặn Việt Nam trở nên thường trực chống đối lại Trung Quốc. Việc rút giàn khoan làm tháo ngòi nổ tình thế, họ không chỉ rút giàn khoan mà cùng ngày hôm đó đã thả 13 ngư dân Việt Nam bị bắt."
Nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đã không dự kiến được hết sự phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam, kể cả các ủy viên trong Bộ chính trị lẫn các cựu ủy viên và do đó họ đã thấy phải thay đổi để tránh sự thù địch và căng thẳng quá mức.
Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ
Ông Phạm Quang Nghị cũng làm việc với một số tổ chức, hội phái chính trị ở Mỹ.
"Trung Quốc thấy là không thể để chiếm được một lô dầu khí với một mũi khoan mà mất đi cả một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam," ông Thayer nói thêm.

'Một giai đoạn mới'

Cũng về chuyến đi của ông Nghị, hôm thứ Hai, nhà phân tích chính trị Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:
"Nhiều người suy đoán là nó có liên quan việc trong tương lai sắp tới, ông Phạm Quang Nghị cũng có thể thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và đó là một dịp để giới thiệu ông với các nước quan trọng như Mỹ chẳng hạn.
"Nhưng cũng có những người cho rằng việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ cho thấy có một phái nào đó trong lãnh đạo Việt Nam chưa sẵn sàng cho phép Bộ Ngoại giao quyết định quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Mỹ.
"Dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước."
PGS. TS. Jonathan London
"Dù sao đã có một lãnh đạo lớn của Đảng mà có thể là một trong những người sẽ có quyền lực lớn nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ, thì dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước.
"Và chúng ta đang thấy sự phát triển song phương của quan hệ Mỹ - Việt đang đi vào một giai đoạn mới."
Cũng hôm 04/8, một cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, đưa ra bình luận về chuyến đi của ông Nghị từ góc độ một thông điệp với Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói với BBC : "Việc ông Phạm Quang đi Mỹ thể hiện rất rõ 'hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' vẫn còn đang có tác dụng ở trong giới lãnh đạo của Việt Nam. Nó như một tín hiệu đối với Trung Quốc rằng chúng tôi xử lý vấn đề với Mỹ cũng nằm trong chính sách đối xử với Trung Quốc, chứ không lệch khỏi con đường mà Trung Quốc có thể không kiểm soát được."

'Gõ cửa phương Tây'

Hội nghị Thành Đô
Một số nhà quan sát nói hội nghị Thành Đô khiến Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc
Ông Hùng giữ quan điểm cho rằng ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng ngoại giao sau hội nghị Thành Đô 1990 vì ông bị Trung Quốc cho là nhân vật chống Bắc Kinh.
Ông Xương Hùng nói thêm: "Việc cử ông Phạm Quang Nghị đi cũng còn có một ý khác rằng ông Phạm Quang Nghị sẽ là một nhân vật rất quan trọng của Việt Nam trong quan hệ đối với Mỹ.
"Cái thông điệp hơi thâm, lấy một người lãnh đạo Đảng để thay thế một người lãnh đạo nhà nước đi thăm nước Mỹ. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chính sách của Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa thay đổi, vẫn đánh đu trong quan hệ giữa hai nước này, mà họ không có tư tưởng rằng mối quan hệ phải tạo ra một niềm tin, tạo ra sự tin cậy."
Hôm thứ Hai, một chuyên gia ở Hà Nội nghiên cứu về chính sách quan hệ ngoại giao của Việt Nam, muốn giấu tên, nói với BBC:
"Việc ông Nghị đi Mỹ là một tín hiệu phức tạp. Tín hiệu này cho thấy phe bảo thủ trong Đảng có vẻ muốn chủ động và trực tiếp hơn trong quan hệ với Mỹ, trong lúc cả đối sách của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ hậu vụ giàn khoan còn chưa rõ ràng.
"Và chính sự chưa rõ ràng này cũng có thể là một tín hiệu làm Trung Quốc quan tâm hơn. Đó là nếu anh gây áp lực quá mạnh, ngay phe bảo thủ, thân hữu về ý thức hệ với Trung Quốc cũng có thể sẽ bị lay chuyển lập trường và gõ cửa phương Tây," ý kiến này nói với BBC.

TQ từ chối ngừng hoạt động khiêu khích trên Biển Đông

BTTD: TQ sẽ không dừng dã tâm độc chiếm biển Đông. Nếu VN không quyết tâm giữ biển, một ngày không xa sẽ mất biển về tay TQ!

Trung Quốc hôm nay ngang nhiên tuyên bố nước này "có thể xây dựng bất cứ công trình gì trên Biển Đông" và từ chối đề xuất của Philippines về “đóng băng” các hoạt động làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển này.
gian-khoan-8304-1406941608-8772-14071677
Tàu hải giám Trung Quốc di chuyển gần giàn khoan Hải Dương 981 mà nước này hạ đặt trái phép gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.
Ông Yi Xianliang, Phó tổng Vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng đề xuất "đóng băng" các hoạt động căng thẳng trên Biển Đông là vô ích. Ông Yi cho rằng, mục đích của đề nghị này là làm suy yếu những nỗ lực bấy lâu nhằm vạch ra bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Phát biểu của ông Yi được đưa ra trong bối cảnh các ngoại trưởng ASEAN sẽ tổ chức một hội nghị về an ninh vào tuần này với các đối tác, trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Tranh chấp biển ở châu Á có khả năng là một nội dung lớn trong các cuộc trao đổi. 
Philippines sẽ đề xuất các nước “đóng băng” tất cả những hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông tại hội nghị trên. Đề xuất này nằm trong một bản kế hoạch gồm ba phần của Manila. Mỹ, đồng minh của Philippines, cũng kêu gọi tất cả các bên dừng các hoạt động trên những vùng biển tranh chấp để xoa dịu tình hình.
Tuy nhiên, ông Yi phản đối Mỹ tham gia vào vấn đề Biển Đông và cho rằng căng thẳng trong khu vực chỉ nên do các nước có liên quan trực tiếp giải quyết. "Hãy tin vào chúng ta, người châu Á dùng các biện pháp và sự thông minh châu Á để giải quyết vấn đề của riêng chúng ta", quan chức này nói.
Ông Yi tiếp tục lặp lại luận điệu trắng trợn rằng quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và ngang nhiên cho rằng Bắc Kinh có mọi quyền để xây dựng trên các hòn đảo nhằm cải thiện điều kiện sống tại đó. 
Truyền thông Hong Kong đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân trên Đá Chữ Thập, tuy nhiên, ông Yi trả lời ông không biết đến kế hoạch đó.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí và nguồn lợi thủy sản phong phú. Nước này ngày càng gia tăng những hành động quyết liệt nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền ở vùng biển này, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, trong đó có Philippines và Việt Nam. 
Hồi tháng 5 Trung Quốc từng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và điều hơn 100 tàu hộ tống, khiến tình hình căng thẳng tăng cao. Sau hai tháng, trước phản ứng cương quyết từ phía Hà Nội, Bắc Kinh đã di dời giàn khoan cùng toàn bộ tàu về đảo Hải Nam.
Vũ Thảo

Đại gia 100 tàu cá, 2 trực thăng xin vay vốn ưu đãi

BTTD thấy dự án này khó khả thi, có lẽ ĐỨC KHẢI nhắm vào khoản tiền vay lãi suất thấp mà thôi.

Một ông chủ bất động sản tại TPHCM trình Thủ tướng, xin cơ chế ưu đãi thực hiện dự án nhập 100 tàu cá cũ cỡ lớn (công suất 500-1.500 CV), 2 ụ nổi, 2 trực thăng với tổng đầu tư 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của đề án.
Muốn vay 1.350 tỷ lãi suất 1%
Mới đây, Cty CP Đức Khải (Cty Đức Khải) trình Thủ tướng, xin cơ chế ưu đãi để thực hiện thí điểm dự án trên. Theo đó, công ty này dự kiến sẽ nhập 95 tàu đánh bắt (bình quân 8 tỷ đồng/chiếc), cùng với các ngư cụ trên tàu (khoảng 3 tỷ đồng/chiếc); 5 tàu dịch vụ hậu cần khoảng 15-20 tỷ đồng/chiếc, cùng với thiết bị chuyên dụng cho các tàu (thêm khoảng 10 tỷ đồng/chiếc); 2 trực thăng khoảng 60 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cty Đức Khải cũng lên kế hoạch nhập 2 ụ nổi (loại 5.000 tấn), đặt tại ngư trường tiếp nhận hải sản đánh bắt, phân loại sơ chế, bảo quản. Với sản phẩm đủ tiêu chuẩn, có thể chuyển lên tàu xuất khẩu trực tiếp. Theo kế hoạch, nếu "xuôi chèo mát mái", một số tàu cá cũ sẽ được đưa về Việt Nam trong tháng 8 này.
Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Cty Đức Khải cho hay, các tàu cá cũ làm bằng vỏ nhôm, composite tổng hợp, sợi thủy tinh hoặc sắt thép, nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ hoặc Úc. Trực thăng mua từ châu Âu. Các tàu đều được trang bị máy định vị, tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc và được kiểm soát bằng internet. Theo đề án, số tàu sẽ tham gia vào các ngư trường lớn ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
Ông Lâm cho biết, Cty sẽ bỏ vốn đầu tư, ngư dân góp sức, kinh nghiệm để hợp tác. Tỷ lệ được chia cho ngư dân là 65%, doanh nghiệp 34% và 1% dành cho lực lượng kiểm ngư. Trong khi đó, theo cách chia truyền thống, hiện ngư dân với chủ tàu là 50-50, nhưng ngư dân phải chịu các phí tổn của chuyến đi. Mức thu nhập của ngư dân cũng được ông chủ Cty Đức Khải hứa hẹn, ban đầu trung bình 10 triệu đồng/người/tháng; từ năm 2016 sẽ nâng lên mức gấp đôi khoảng 20 triệu/tháng, sau đó sẽ cao hơn nữa.
Ông chủ này cũng tuyên bố rằng đây "không phải là đề án bốc đồng", "giật gân", mà có "hiệu quả thì tôi mới làm". Ông này cho hay, trong tay có hàng nghìn căn hộ, thì 100 con tàu cũng chỉ như 100 căn hộ mà thôi.
Tuy nhiên, không ít nghi ngờ, Cty Đức Khải trình đề án muốn "đón lõng", tranh thủ nguồn hỗ trợ lớn từ Nghị định 67 về hỗ trợ ngư dân, trong đó có phần đóng tàu. Bởi, trong tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, Cty Đức Khải phải vay 90% (1.350 tỷ đồng), còn lại là vốn tự có, khoảng 150 tỷ đồng. Ngay trong đề án, Cty Đức Khải cũng kiến nghị: Về lãi suất hiện hành áp dụng là 3%. Tuy nhiên, lấy lý do là thí điểm nên, ông Lâm kiến nghị mức hỗ trợ lãi suất 1%/năm, kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 11, ân hạn 1 năm không tính lãi suất.
{keywords}
Ảnh đội tàu được cho là Cty Đức Khải muốn nhập về
Cẩn thận với bãi rác tàu cũ
Nói về đề án trên, TS Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Thủy sản cho rằng, hiện một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản có rất nhiều tàu khai thác hải sản vỏ thép, công suất trên dưới 1.000 CV, tuổi trên 10 năm phải nằm bờ, do đánh bắt không hiệu quả.
"Để chế biển sản phẩm khai thác được, cần một khối lượng nước ngọt rất lớn (trung bình, cứ mỗi tấn sản phẩm phải cần đến gần 5 tấn nước ngọt). Hỏi rằng ông có đủ nước ngọt trên ụ nổi không? Nước thải ông định chuyển đi đâu? Nếu ông xả xuống biển thì làm ô nhiễm môi trường và không được phép".
TS Chu Tiến Vĩnh
Các nước này đã nhiều lần muốn tặng (không phải mua) cho ngành thủy sản Việt Nam số tàu này. Tuy nhiên, theo ông Vĩnh, sau khi xem xét nhiều khía cạnh, cả về chủng loại tàu và các ngư cụ sử dụng có phù hợp với biển Việt Nam hay không, đặc biệt là đối chiếu với Nghị định 52 về nhập khẩu tàu cá, Tổng cục Thủy sản tạm ngừng việc tiếp nhận số tàu "biếu không" của các nước trên.
Ông Vĩnh cho biết, theo Nghị định 52, với tàu cá đã qua sử dụng muốn nhập về phải không quá 8 tuổi với tàu cá vỏ thép; phải được cơ quan đăng kiểm tàu cá Việt Nam (hiện là Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản) kiểm tra, xác nhận tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị, phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu cá. Như vậy, tàu cũ họ cho mình còn không lấy, mất tiền nhập làm gì?
Liên hệ với ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản về hồ sơ của Cty Đức Khải, được biết: "Cty Đức Khải không gửi trực tiếp hồ sơ đề án cho Cục mà gửi thẳng lên Thủ tướng. Chúng tôi cũng vừa nhận được hồ sơ từ Văn phòng Chính phủ chuyển sang hỏi ý kiến. Sau khi xem hồ sơ, chúng tôi cũng đã có dự thảo văn bản trả lời, chờ ý kiến của Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát". Tuy nhiên, ông Đức cho rằng, theo quy định hiện hành, cứ tàu hơn 8 tuổi sẽ không được nhập. Mặt khác, nếu doanh nghiệp muốn được hỗ trợ lãi suất đóng tàu theo Nghị định 67 mới ban hành, phải thông qua UBND các tỉnh.
Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu cũng cho rằng, việc nhập tàu đánh bắt là hoạt động kinh tế bình thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về tàu cũ cần phải cân nhắc theo quy định, nếu không "sẽ thành bãi rác của các nước".
Theo nhiều chuyên gia thủy sản, trong bối cảnh nguồn lợi biển đang cạn dần, việc phát triển đội tàu, đặc biệt là tàu vỏ sắt, phải phù hợp với quy hoạch, từng nghề, từng địa phương; dựa trên tính hiệu quả, chứ không phải tàu to, máy lớn là được. Chưa kể, khu neo đậu, cơ sở sửa chữa cho tàu cá lớn hiện ở nước ta chưa đồng bộ.

3 tháng 8, 2014

Ở VN "thông minh bị diệt"

Cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia nên đổi tên thành "Chương trình tìm kiếm tài năng cho nước bạn"



Hôm nay lúc 9h30 sẽ có Truyền hình trực tiếp chương trình Chung kết đường lên đỉnh núi Olympia 2014, một phần háo hức xem phần trổ tài của các thí sinh, một phần thấy buồn vì bản chất của chương trình đã không còn là cuộc thi tìm kiếm những tài năng cho đất nước nữa mà là tìm kiếm tài năng cho nước bạn thì đúng hơn.

[IMG]
Hoàng Thế Anh

Trong mỗi cuộc thi, các thí sinh dự thi đều nói lên ước mơ của mình là mong muốn được thành tài để đóng góp công sức của mình. Thế nhưng nhìn lại chặng đường đã đi qua, thử hỏi được bao nhiêu những nhân tài sau khi tuyển chọn đưa ra nước ngoài đào tạo sẽ quay về để xây dựng đất nước?

Nhìn lại 13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia thì kết quả thật đáng buồn. Chỉ có 1 nhà vô địch duy nhất sau khi được đào tạo ở nước ngoài quay về phục vụ cho đất nước. Hiện tượng chảy máu chất xám đang là một cảnh báo cho đất nước.

Tất nhiên là ở một nước còn nhiều cái khó khăn như ở nước ta thì chính sách đãi ngộ, điều kiện sẽ không thể bằng các nước tiên tiến khác trên thế giới. Nhưng nếu thực sự vì quê hương đất nước các bạn sẽ chọn quay về phục vụ cống hiến để đưa đất nước đi lên chứ không phải tìm tương lai sáng lạng ở nơi đất khách quê người. Nếu thấy khó khăn và ai cũng chạy trốn thì thử hỏi đến bao giờ quê hương các bạn mới phát triển được?

Hoặc nên chăng các bạn hãy đừng bao giờ nói miệng cái lý thuyết suông muốn cống hiến cho sự phát triển của đất nước nữa. Bên cạnh đó chương trình cũng nên cân nhắc về nguồn tài trợ cho những thí sinh này khi đi du học ở nước ngoài, nên có quy định cụ thể về chuyện ai sẽ đầu tư và sau khi đầu tư thì chúng ta nhận lại được gì?