Trang

31 tháng 7, 2014

Nhật sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho VN

BTTD ngưỡng mộ đất nước HOA ANH ĐÀO- NHẬT BẢN. Người ta vỹ đại còn mình nghèo yếu quá. Hổ thẹn lắm thay !

- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio hội đàm tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội sáng nay. Các nguồn tin từ Nhật Bản trước chuyến thăm của ông Fumio cho hay, Chính phủ nước này quyết định cung cấp cho VN 6 tàu tuần tra an ninh trên biển.
Nhật Bản, tàu tuần tra, Phạm Bình Minh, kiểm ngư
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio
Chào đón Ngoại trưởng Nhật Bản thăm chính thức VN và đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác VN - Nhật Bản lần thứ 6, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh mối quan hệ Việt - Nhật ngày càng phát triển, đặc biệt kể từ khi hai nước nâng cấp khuôn khổ quan hệ thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 3 vừa qua.
"Chuyến thăm của ngài cũng như cuộc họp của Ủy ban diễn ra hôm nay là triển khai thỏa thuận lãnh đạo cấp cao hai nước" - Phó Thủ tướng phát biểu.

Nhật Bản, tàu tuần tra, Phạm Bình Minh, kiểm ngư
Ngoại trưởng Kishida Fumio bày tỏ vui mừng thăm chính thức VN cũng như đánh giá mối quan hệ Nhật - Việt phát triển sâu rộng. "Cá nhân tôi có tình cảm đặc biệt với VN" - ông nói trong hội đàm với người đồng cấp VN.

Trước chuyến thăm, TTXVN dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết ngày 31/7, chính phủ nước này đã quyết định cung cấp cho VN 6 tàu theo như một phần trong gói viện trợ không hoàn lại, đồng thời hy vọng những tàu này sẽ được Hà Nội cải tiến để sử dụng cho mục đích tuần tra an ninh trên biển.
Nguồn tin cho biết trong 6 tàu trên có 2 tàu là tàu kiểm ngư của Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản và 4 tàu còn lại là tàu đánh cá thương mại. Những tàu này đều đã qua sử dụng và thuộc lớp 600 đến 800 tấn.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ cung cấp xuồng cứu sinh và các trang thiết bị khác. Tổng trị giá gói viện trợ là 500 triệu yen.

Nhật Bản, tàu tuần tra, Phạm Bình Minh, kiểm ngư
Hồi đầu tháng 7, truyền hình Nhật Bản NHK trích dẫn lời ông Kishida nói Tokyo sẽ hỗ trợ VN một số thiết bị cho tàu tuần tra của cảnh sát biển, đặc biệt là hệ thống rađa, đồng thời tái khẳng định hợp tác của Tokyo với VN về những vấn đề trên biển trong chuyến thăm sắp tới. Ông Kishida nói sẽ khẳng định sự ủng hộ đối với chính sách giải quyết vấn đề trên biển của VN với TQ thông qua đối thoại.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng cho biết VN và Nhật Bản đã nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác để nâng cao năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của VN.

Là một trong những đối tác chiến lược quan trọng của VN, Nhật Bản cũng đồng thời là đối tác quan trọng hàng đầu của VN về kinh tế. Nhật Bản là đối tác ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 và đối tác thương mại lớn thứ 4 của VN.

Năm 2013, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt hơn 24 tỷ USD.

Về đầu tư trực tiếp, năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến ngày 20/5/2014, Nhật Bản có 2.288 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 35,6 tỷ USD.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Ngoại trưởng Nhật Bản sẽ chào xã giao các nhà lãnh đạo cấp cao VN và thăm khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Linh Thư - Ảnh: Lê Anh Dũng

Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách

BTTD: Nhà nước phát hành trái phiếu (vay tiền của tương lai), các ngân hàng mua. Tiền từ ngân hàng chảy về kho bạc NN, dư tiền nên kho bạc lại gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất. Có tiền ngân hàng lại mua trái phiếu NN...

Thay vì tìm kiếm lợi nhuận ở khu vực kinh tế tư nhân, các ngân hàng đang sống nhờ vào việc trở thành chủ nợ của Chính phủ...


Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
6 tháng đầu năm 2014, các ngân hàng dành từ 87% - 90% dòng tiền của mình để đầu tư cho trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc - Ảnh minh họa.

In
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% “miếng bánh” tăng trưởng tín dụng của 6 tháng đầu năm. 

Thay vì tìm kiếm lợi nhuận ở khu vực kinh tế tư nhân, các ngân hàng đang sống nhờ vào việc trở thành chủ nợ của Chính phủ.

Chưa bao giờ thị trường trái phiếu Chính phủ lại trở thành điểm sáng trên thị trường tài chính suốt mấy năm qua, đặc biệt từ đầu 2014 đến nay. Đáng lưu ý, nơi làm nên điểm sáng đó lại từ hệ thống ngân hàng thay vì phân bổ cho mọi nhu cầu đầu tư ở nhiều khu vực khác nhau.

Ký sinh trên ngân sách

Cập nhật từ bản tin thị trường của nhóm nghiên cứu BIDV cho thấy, 6 tháng đầu năm, ở thị trường sơ cấp, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 116 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kỳ hạn 3 năm vẫn duy trì vị trí thống trị, chiếm 37% tổng lượng phát hành; 2 năm: 27%; 5 năm: 27%, 9% còn lại cho các kỳ hạn khác.

Cùng đó, Kho bạc Nhà nước cũng huy động thêm 22 nghìn tỷ đồng tín phiếu kho bạc, đưa tổng lượng phát hành lên 138 nghìn tỷ đồng, tương đương 66% kế hoạch cả năm.

Và, mặc dù lãi suất giảm mạnh so với năm ngoái từ 1,1% - 1,2% đối với các kỳ hạn 2 - 5 năm, cụ thể: 2 năm là 5,64%/năm; 3 năm là 6,1%/năm; 5 năm là 7,15%/năm; 10 năm là 8,7%/năm; 15 năm là 8,88%/năm nhưng các ngân hàng vẫn nhao vào mua.

Ông Phạm Xuân Hòe, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, các ngân hàng dành từ 87% - 90% dòng tiền của mình để đầu tư cho trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc.

Từ con số trên, có thể thấy lợi tức mà hệ thống ngân hàng kiếm được phần lớn từ các công cụ nợ của Chính phủ và câu chuyện này chưa thể khép lại tại đây.

Phân tích xu hướng trong 6 tháng cuối năm, nhóm phân tích của BIDV cũng cho rằng, kể cả lãi suất giảm thêm thì về cơ bản, xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu vẫn còn tiếp tục vì những lý do sau.

Một là, tín dụng tiếp tục tắc nghẽn, tốc độ tăng trưởng rất chậm và yếu. Điều này cũng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhận định từ trước: “Thông thường, nửa cuối năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng gấp đôi so với nửa đầu năm, tương ứng khoảng 7%, cộng dồn cả năm có thể tới 10%”.

Cùng với đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục dồi dào, lãi suất huy động rất thấp và ổn định.

Hai là, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và ổn định nên có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ thấp lãi suất điều hành thêm 1% trong thời gian tới.

Ba là, lượng trái phiếu Chính phủ được đáo hạn trong 6 tháng đầu năm lên tới 52 nghìn tỷ đồng, góp phần bổ sung thêm một nguồn vốn lớn cho các ngân hàng.

Do các yếu tố nói trên, trong thời gian tới, không chỉ có ông lớn mà các ngân hàng quy mô trung bình cũng có thể mở rộng danh mục đầu tư đối với các công cụ nợ của Chính phủ.

Bằng chứng là trong tuần đầu tháng 7 (từ 7/11 – 11/7), ở phiên đấu thầu sơ cấp, Kho bạc Nhà nước phát hành thành công 5.950 tỷ đồng so với 6 nghìn tỷ đồng gọi thầu.

Hết nạc, vạc đến xương!

Một thách thức lớn trong nửa năm còn lại trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước chính là cải thiện tăng trưởng tín dụng, góp phần cải thiện khu vực đầu tư tư nhân bị chèn ép trong nhiều năm qua.

Giới phân tích thị trường nhận định, trong thời gian tới, xu hướng dư thừa vốn tiếp tục ngự trị do được hỗ trợ bởi hàng loạt yếu tố: thanh khoản hệ thống tốt; dự báo tăng trưởng huy động vẫn lớn hơn tăng trưởng tín dụng; nguồn đáo hạn trái phiếu Chính phủ nhả ra khoảng 53 nghìn tỷ đồng; kế hoạch phát hành của Kho bạc chỉ còn trên 70 nghìn tỷ đồng, tương ứng 35% kế hoạch cả năm.

Cùng đó, khả năng mở rộng chi ngân sách tăng ngoài dự kiến không nhiều do thu ngân sách đang chuyển biến tốt nên giảm áp lực phát hành thêm cho Bộ Tài chính, mặt khác, bộ này cũng khá linh hoạt trong sử dụng nguồn cho các nhu cầu chi như vay vốn từ Bảo hiểm Xã hội, phát hành trái phiếu Chính phủ riêng lẻ cho Bảo hiểm Xã hội.

Một thực tế trong nửa đầu năm, trong khi trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc được mùa thì trái phiếu doanh nghiệp cũng cố gắng bon chen và tạo được sự chú ý nhưng chỉ đóng vai trò như một thứ gia vị trên thị trường tài chính.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công đạt trên 14 nghìn tỷ đồng; cơ cấu được chuyển dịch theo hướng bền vững hơn: trái phiếu doanh nghiệp bất động sản từ mức 73% trong năm 2013 tụt xuống 11% trong khi doanh nghiệp khai khoáng vọt lên 68%, tiếp đến là doanh nghiệp nông nghiệp 11%.

Đến thời điểm này, khá nhiều doanh nghiệp khối cổ phần đã hoàn tất các thủ tục nội bộ và sẵn sàng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cộng với trạng thái dư thanh khoản, lạm phát thấp như nói trên, chắc chắn các ngân hàng sẽ để mắt đến loại hàng hóa này như là tình thế “hết nạc, vạc đến xương”.

Nhưng đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp phải nhìn lại mình, nhất là vấn đề minh bạch thông tin. Nhiều năm nay, doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường âm thầm đàm phán với ngân hàng, mọi thông tin các đợt phát hành giữa A và B kín như bưng.

Lý do ở đây là bên mua và bán không muốn công bố, sợ doanh nghiệp phát hành sau dìm giá xuống, ngân hàng mua bị thiệt. Song song, còn có hiện tượng là ngân hàng A mua trái phiếu cho doanh nghiệp B nhưng phía sau đó lại ẩn giấu của quan hệ lợi ích nhóm hoặc sở hữu chéo.

Thế nên, có những cú phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên tới hàng nghìn tỷ đồng được ngân hàng mua lại, nhất là trong ngành khai khoáng mà thị trường vẫn không hay biết gì!

Cuộc gặp đặc biệt Phạm Quang Nghị - John McCain

BTTD thấy chẳng có gì đặc biệt cả. Còn "món quà đặc biệt" thì không hợp với nghi lễ ngoại giao, đã xúc phạm chủ nhà.

TT - Tháp tùng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Mỹ, chúng tôi được dự một cuộc gặp đặc biệt giữa ông và thượng nghị sĩ John McCain.

Thượng nghị sĩ John McCain nhận bức ảnh chụp bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch từ Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị - Ảnh: P.T.L.
Trong quan hệ Việt - Mỹ, thời điểm tháng 7 được đánh dấu bởi những sự kiện quan trọng: ngày 15-7-1995 hai nước thiết lập quan hệ bình thường hóa, 25-7-2013 hai nước ký tuyên bố chung cấp cao và xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Lần này cũng vào dịp nửa cuối tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có lời mời một đoàn cấp ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam dẫn đầu sang thăm.
Hỏi thăm quê quán
Thượng nghị sĩ John McCain đã gần 80 tuổi, với dáng người chắc đậm, mái tóc màu bạch kim, phong thái linh hoạt. Nghe nói ông vừa từ phòng họp quốc hội, tham gia một cuộc bỏ phiếu rồi trở về phòng làm việc tiếp các vị khách Việt Nam.
Ông hồ hởi bắt tay ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội, trưởng đoàn Việt Nam. Chào hỏi với một thái độ thân thiện những người đến từ đất nước mà ông không ngần ngại thừa nhận cho tới lúc máy bay của ông bị bắn rơi vào ngày 26-10-1967, ông đã có trên 20 phi vụ xuất kích từ Hạm đội 7 để ném bom miền Bắc Việt Nam.
Khi hỏi trưởng đoàn Việt Nam quê tỉnh nào, được nghe trả lời là ở Thanh Hóa, ông cất tiếng nửa ngạc nhiên, nửa như thán phục:
- Ồ, nơi đó có cầu Hàm Rồng, một lưới lửa phòng không thật là khủng khiếp; và cả Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là một trận địa phòng không thật là khủng khiếp.
Trong một câu có đến hai lần ông nhắc đến từ “khủng khiếp”. Có lẽ, đấy cũng là cách ông giải thích lý do vì sao máy bay của ông đã bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.
Tôi không đi vào ngõ ngách những câu chuyện riêng về công việc trao đổi ngoại giao của hai người, mà chỉ ghi lại những mẩu chuyện bên lề cuộc đối thoại.
Về thượng nghị sĩ John McCain, nếu ai đó đã từng đọc bài giới thiệu khá dài trên mạng thì sẽ biết được rất nhiều thông tin vô cùng ấn tượng về ông. Một con người đầy cá tính, mạnh mẽ và quyết đoán, đã từng là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Trên những trang mạng đó cũng có cả tấm ảnh chụp cảnh dân quân Hà Nội đang vây bắt ông, hay có thể nói là đang ra sức cứu ông ở hồ Trúc Bạch, trong đó có một người đang cố quàng vào cổ ông chiếc phao cứu sinh để ông không bị đuối nước.
Món quà đặc biệt
Cuộc làm việc hôm đó kéo dài hơn dự kiến. Những tưởng với vẻ bận rộn ban đầu, ngài thượng nghị sĩ sẽ sớm kết thúc câu chuyện, chào khách để chia tay.
Thượng nghị sĩ John McCain cất tiếng hỏi: “Thưa ngài Phạm Quang Nghị, sau đây ngài có còn bận gì không?”.
- Không, thưa ngài, sau cuộc gặp này là tôi đã hoàn thành chương trình làm việc trong ngày. Tôi có thể cùng ngài tiếp tục cuộc nói chuyện. Nhưng, trước khi kết thúc, tôi muốn tặng ngài một tấm ảnh. Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài.
Trong chúng tôi, không phải ai cũng biết trước món tặng phẩm rất ư là bình thường, xét về mặt thông lệ tặng quà cũng như về giá trị vật chất mà trưởng đoàn Việt Nam sắp trao cho thượng nghị sĩ John McCain.
Đó là hai tấm ảnh, lớn bằng khổ giấy A4, vừa mới chụp trước ngày đoàn lên đường, ghi lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch. Chính nơi đây 47 năm về trước vị thiếu tá phi công hải quân John McCain đã bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh. Và sau đó, nhân dân thủ đô Hà Nội đã dựng lên tấm bia với kích cỡ khá là khiêm tốn nên không mấy gây chú ý cho những người qua lại.
Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người mà chúng tôi đang ngồi bên cạnh nhớ lại quá khứ - một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.
“Bị xúc phạm”
Sau khi ngắm nhìn tấm ảnh, chúng tôi có đôi chút e ngại bởi thượng nghị sĩ John McCain vốn rất nổi tiếng là thẳng thắn và bộc trực, kể cả trên chính trường cũng như trong đời thường, chỉ tay vào góc tấm ảnh: “Tôi rất cảm ơn ngài đã tặng tôi bức ảnh. Nhưng có một chi tiết trong này làm cho tôi cảm thấy không thể hài lòng (người phiên dịch đã dùng một từ khá mạnh là “bị xúc phạm”). Ngài có biết không, tôi là thiếu tá hải quân chứ không phải là thiếu tá không quân. Tôi thuộc lực lượng không quân của hải quân. Các ngài đã ghi vào tấm bia này không đúng”.
Trong lúc chúng tôi chưa biết phải ứng xử ra sao thì trưởng đoàn Phạm Quang Nghị lên tiếng: “Tôi xin được giải thích với ngài thế này. Với người Việt Nam chúng tôi, bất cứ ai là phi công lái máy bay, chúng tôi đều coi họ thuộc lực lượng không quân. Như ngài biết đấy, ở Việt Nam, vào lúc bấy giờ chúng tôi làm gì có hàng không mẫu hạm, làm gì có lực lượng không quân của hải quân”.
Nghe lời giải thích, ngài thượng nghị sĩ dường như hiểu ra được lý do của một sự nhầm lẫn vô tình. Thật ra, ít ai hiểu được ý tứ sâu xa của sự thắc mắc, sự không hài lòng của ngài thượng nghị sĩ. Đó là bởi cá nhân ngài luôn rất tự hào là người đã được sinh ra trong một gia đình như mọi người thường gọi là “con dòng cháu giống”. Ông nội là đô đốc hải quân. Rồi cha lại cũng là đô đốc hải quân. Đến lượt ngài, tuy chưa được phong là đô đốc, nhưng cũng là phi công hải quân. Và ngài còn vui vẻ tiết lộ con trai ngài bây giờ cũng đang ở trong lực lượng hải quân. Thảo nào, cái điều làm cho ngài rất thắc mắc không phải vì Việt Nam đã dựng bia về sự kiện máy bay do ngài lái đã bị bắn rơi, mà vì việc ngài “bị” ghi là phi công “thuộc không lực Huê Kỳ”.
Với nước Mỹ, không lực Hoa Kỳ vốn sinh sau đẻ muộn so với lực lượng hải quân. Và cũng có thể, theo như đánh giá của ngài, xét về mặt bề dày trận mạc thì lực lượng hải quân mới thật là nổi trội. Vì thế, ngài không hề có ý bày tỏ sự không hài lòng về tấm bia, mà ngược lại ngài luôn tự hào về điều đó. Chả thế mà đã có lần ngài đề nghị với các vị khách Việt Nam khi sang thăm nước Mỹ, rằng ngài rất mong thành phố Hà Nội luôn quan tâm, giữ gìn vệ sinh cho khu vực xung quanh tấm bia. Nghe nói những lần tới thăm Việt Nam, ngài đã từng dừng xe để chụp ảnh bên tấm bia này.
Mở ra tương lai
Thủ đô Washington buổi chiều 23-7, chúng tôi đã được chứng kiến một cuộc tiếp khách, trao đổi những công việc hệ trọng của hai đất nước vốn là cựu thù của nhau, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, với tinh thần khép lại quá khứ, mở ra tương lai giữa những con người đại diện cho hai đất nước, đã từng trải qua cuộc chiến vô cùng ác liệt.
Cuộc tiếp trưởng đoàn Việt Nam, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội của thượng nghị sĩ John McCain kết thúc khi chúng tôi cùng đứng trên bancông lớn của tòa nhà Quốc hội. Ông chỉ tay ra quảng trường rộng bao la trước mặt, những thảm cỏ xanh trải dài cho tới đồi Capitol và tháp Bút Chì, nhắc lại: “Nơi đây vào những năm 1960, 1970 đã từng diễn ra những cuộc mittinh, biểu tình với hàng vạn người Mỹ xuống đường yêu cầu chính phủ chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.
Còn hôm nay, ngài thượng nghị sĩ bắt tay trưởng đoàn Việt Nam, rồi lần lượt từng người chúng tôi. Có lẽ mỗi công dân hai nước để đến được với nhau đã vượt qua cả một chặng đường dài có cả máu và nước mắt, phải đi qua những năm tháng chiến tranh và cấm vận rồi mới có được hòa bình. Để rồi, một bản tuyên bố chung có tầm quan trọng lịch sử, được long trọng ký kết, để xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của nhau, cùng cam kết phấn đấu cho hòa bình và thịnh vượng của hai nước, của khu vực và trên toàn thế giới.
PHẠM THANH LONG
Ảnh của ngài sẽ treo ở đâu?
Thượng nghị sĩ John McCain mời: “Hôm nay, tôi xin mời ngài trưởng đoàn Việt Nam và các bạn hãy đi theo tôi. Tôi sẽ đích thân làm người hướng dẫn các ngài thăm tòa nhà Quốc hội”.
Ngài thượng nghị sĩ đã dẫn chúng tôi đi thăm, trực tiếp giới thiệu từng địa điểm, từng căn phòng, nơi họp chung, nơi nghỉ ngơi giữa giờ, nơi đặt tượng các vị tổng thống nổi tiếng của nước Mỹ, nơi tổ chức nghi thức lễ tang khi các vị tổng thống qua đời... Dừng lại ở một căn phòng, ngài thượng nghị sĩ vui vẻ giải thích với đoàn vì sao lại có thuật ngữ “vận động hành lang”. Đó là nơi các thượng nghị sĩ vừa nghỉ giải lao, vừa tiếp xúc với các cử tri, quan khách để đối thoại, vận động thuyết phục họ ủng hộ cho những đề xuất, chủ trương kiến nghị của mình. Tại căn phòng đó có treo ảnh chân dung những thượng nghị sĩ nổi tiếng trong hoạt động “vận động hành lang” của nước Mỹ.
Ông Phạm Quang Nghị bất ngờ đặt câu hỏi: “Thưa ngài, tôi thấy tất cả các vị trí đẹp trong căn phòng này đều đã treo ảnh các thượng nghị sĩ tiền nhiệm tiếng tăm. Vậy sau này, ảnh của ngài sẽ được treo ở đâu?”.
Bất ngờ vì câu hỏi ấy, thượng nghị sĩ John McCain cười chỉ tay: “Có lẽ đến lượt tôi, ảnh của tôi sẽ được treo ở trên trần nhà”.

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới

TT - “Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.

Ảnh: Nguyễn Khánh
"Nhìn chung, tinh thần “hợp tác” hiện nay của các trường ĐH trong nước mới chỉ dừng ở mức độ “khai thác” các nhà khoa học Việt kiều hơn là thể hiện sự hợp tác với họ"
GS NGÔ BẢO CHÂU
GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày 1-8. Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.
Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế”.
Những cuộc hôn nhân cận huyết thống
Giải pháp mà tôi đề xuất có thể động chạm vào quyền lợi của một số người, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, đó là đưa ra quy định thống nhất trong cả nước một quy trình tuyển chọn cán bộ trẻ, có website chung để thông báo việc này. Chẳng hạn cần phải quy định ngày nào phải nộp hồ sơ, ngày nào tuyển chọn trong cả nước, ngày nào các trường phải có quyết định...
* Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?
- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.
* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau?
- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình, hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.
* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?
- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.
ĐH phải tự chủ
* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào VN?
- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt. Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.
Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác, kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.
* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?
- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian, chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.
Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục. Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm tới những cái đã được quyết định.
Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.
LÊ ANH HOA thực hiện
Thiếu tinh thần hợp tác
Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào, bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.
Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề, mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.

‘Đảng viên không còn tha thiết CNXH’


Cập nhật: 09:23 GMT - thứ tư, 30 tháng 7, 2014
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội?
Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
Trao đổi với BBC từ Huế, ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa có hơn 40 năm tuổi Đảng, còn nói việc ông ký vào thư ngỏ là ‘thể hiện trách nhiệm của một đảng viên trước Đảng’.
Ông Xuân là một trong số 61 đảng viên lão thành ký tên vào bức thư ngỏ mới đây yêu cầu Đảng ‘từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và ‘từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng’ trong quan hệ với Trung Quốc’.

‘Trách nhiệm của đảng viên’

Ông Xuân nói rằng những kiến nghị nêu trong thư ngỏ là những vấn đề mà ‘ông đã suy nghĩ nhiều năm rồi’.
“Khi có một tập thể với những đảng viên tử tế mà tôi rất quý trọng thảo ra một bức thư ngỏ thì tôi rất vui được ký chung với họ,” ông nói.
"Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả."
Nguyễn Đắc Xuân, đảng viên lão thành ở Huế
Ông cho biết thư ngỏ được đưa ra vào thời điểm Đảng đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 (vào đầu năm 2016) để ‘đóng góp ý kiến cho Trung ương tham khảo để họ hoạch định chính sách sắp tới của Đảng’.
Với lại, tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông, theo ông Xuân, ‘đã bộc lộ ra hết âm mưu trước mắt và lâu dài của Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam’.
“Trách nhiệm của đảng viên là tham gia với Trung ương để làm sao khắc phục những khuyết điểm để có tương lai tốt hơn,” ông nói và cho biết với tư cách đảng viên ông sẽ nói lên ý kiến của ông trong các sinh hoạt chi bộ từ nay đến Đại hộ 12 và sẽ có những bài viết ‘cụ thể hóa’ những kiến nghị trong thư ngỏ trên trang blog riêng của ông.
“Đôi khi Trung ương không thấy hết trong khi tôi về hưu ở cùng quần chúng tôi có thể thấy được những nhược điểm trong sự lãnh đạo của Đảng.”
“Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả,” ông cho biết.

‘Đảng viên biết Đảng sai’

Liệu Đảng Cộng sản có chấp nhận từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin?
Ông nói những sai lầm của Đảng nêu trong thư ngỏ các đảng viên ‘đều thấy cả’.
“Nhưng với sự lãnh đạo toàn trị thì việc đảng viên đưa ý kiến lên Bộ Chính trị, lên Trung ương không phải dễ. Họ nghĩ rằng có tới nơi đi nữa thì cũng không được quan tâm nên họ lặng lẽ chờ thời,” ông giải thích.
Ông Nguyễn Đắc Xuân nói rằng dù Đảng có chấp nhận thư ngỏ của các ông hay không thì ‘xu thế là phải dân chủ hóa’ vì ‘không dân chủ thì không có sức mạnh và không đoàn kết được dân tộc’.
Ông Nguyễn Đắc Xuân nói ông vào Đảng 'không phải vì chủ nghĩa xã hội'
Ông cũng nói là việc ông yêu cầu từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội ‘không đi ngược lại niềm tin lúc đầu của ông khi vào Đảng’.
“Tôi vào Đảng trong rừng – là Đảng Nhân dân Cách mạng – để đóng góp vào công cuộc thống nhất đất nước,” ông nói, “Hầu như trong miền Nam những người hoạt động chống Mỹ hết 99% là vì thống nhất đất nước chứ không vì chủ nghĩa xã hội.”
Tuy nhiên, sau năm 1975, mặc dù ông nói ông vẫn tiếp tục ở trong Đảng Cộng sản nhưng đến bây giờ ông thấy chủ nghĩa cộng sản ‘không còn hợp thời nữa’.
“Cái gì trở ngại thì phải bỏ để xây dựng đất nước,” ông nói.

Một tờ báo TQ "thú nhận" 3 lý do di dời giàn khoan 981

BTTD: Cả 3 lý do đều hợp lý, kẻ sai đã biết sợ. Tại sao người đúng lại sợ kiện kẻ sai?

Đăng Bởi  - 
Một tờ báo TQ "thú nhận" 3 lý do di dời giàn khoan 981
Đã nửa tháng trôi qua sau khi Trung Quốc di dời giàn khoan ra khỏi khu vực hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng đến giờ mới có một tờ báo của Trung Quốc phân tích rõ nguyên nhân của vụ việc này.
Sau khi đột ngột di dời giàn khoan sớm một tháng so với những gì họ tuyên bố, rêu rao ban đầu về hành động thăm dò phi pháp trên biển Đông, dân Trung Quốc rất chưng hửng và không biết lý do thật sự của vụ việc này. 
Các trang báo xuất bản tại Trung Quốc đều trích dẫn lời của ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng "do quá trình thăm dò hoàn tất" và giàn khoan Haiyang Shiyou 981 nhận nhiệm vụ mới ở ven đảo Hải Nam. Sau đó trong 10 ngày liên tiếp, tin bài có cụm từ Haiyang Shiyou hay Hải Dương Thạch Du 981 không xuất hiện trên các báo Trung Quốc. Có chăng thì chủ đề về giàn khoan chỉ xuất hiện trên diễn đàn với những lời phân tích bàn luận không chính thống.
Mãi hôm qua, trang Wlstock, chuyên viết về tài chính ở Quảng Đông mới có một bài phân tích với những ý kiến mới hơn về chuyện của nửa tháng trước. Họ không tin vào cách giải thích của Bộ ngoại giao Trung Quốc trong việc di dời giàn khoan mà đưa ra 3 lý do để giải thích sự kiện này.
Thứ nhất, thời tiết xấu?
Tờ này phân tích thời tiết xấu là lý do khách quan để di dời giàn khoan vì cơn bão "Thần sấm" mạnh khủng khiếp và không ai chắc nó có thể phá hủy giàn khoan trị giá 1 tỉ USD hay không. Nhưng nếu di dời giàn khoan vì thời tiết thì Trung Quốc có hai cách để thực hiện. Thứ nhất, cho giàn khoan xuống sâu phía nam với lực lượng tàu bảo vệ đông đảo và khi bão tan thì quay về. Phương án này cực kỳ phiêu lưu vì nó sẽ khiến các nước có liên quan tức giận. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chọn giải pháp thứ hai là đưa giàn khoan về luôn đảo Hải Nam và tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ".
Thứ hai, không thể đùa Việt Nam
Tờ này cho rằng Trung Quốc không thể ngờ Việt Nam phản ứng mạnh mẽ khi cảnh sát biển Việt Nam ngày đêm đấu tranh trên thực địa quanh giàn khoan. Tờ này cho rằng Bắc Kinh nhận ra Việt Nam không có dấu hiệu nhượng bộ và nếu tiếp tục thì sẽ già néo đứt dây.
Khi sự kiên nhẫn đã cạn, Việt Nam có thể nhân vụ này kiện ra quốc tế thì sẽ không hay cho TQ chút nào, nhất là thời điểm cộng đồng quốc tế đều ủng hộ và bênh vực quan điểm của Việt Nam.
Thứ ba, sợ quốc tế thù địch
Lý do thứ ba mà tờ này tin tưởng nhất là TQ đang sợ thái độ thù địch của các nước trên thế giới và trong khu vực. Tờ này dùng nguyên văn cụm từ "việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến một loạt nước như Nhật, Úc, Ấn Độ, Philippines thay đổi chính sách quân sự nhằm đáp ứng hiệu quả hơn hành vi của Trung Quốc". 
Nhìn sự thay đổi mang tính bất lợi đó thì Trung Quốc cần phải điều chỉnh.
Anh Tú (lược dịch)

30 tháng 7, 2014

Nhiều vụ án có dấu hiệu 'nhóm lợi ích'