Trang

27 tháng 7, 2014

Phát hiện hố khổng lồ thứ hai, lo ngại toàn cầu nóng lên

TTO - Một miệng hố khổng lồ nữa vừa được tìm thấy ở nơi được gọi là “tận cùng thế giới” tại Siberia, Nga. Giới khoa học đang lo ngại đó là hậu quả của toàn cầu nóng lên.

Miệng hố thứ nhất được trực thăng tìm thấy. Nằm cách nó khoảng 30km là một miệng hố có đường kính 15m - Ảnh: Siberian Times, AP
Một video về miệng hố thứ nhất được tìm thấy ở Siberia - Nguồn: YouTube
Theo tờ Moscow Times, hố khổng lồ thứ hai được những người chăn tuần lộc tìm thấy ở vị trí cách hố thứ nhất khoảng 30km. Thông tin ban đầu cho biết nó có đường kính nhỏ hơn hố thứ nhất, chỉ khoảng 15m và chứa đầy tuyết.
Cả hai cái hố đều nằm trên tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở khu vực Yamal, nơi được gọi là “tận cùng thế giới”. Moscow Times nói dường như hai cái hố chỉ mới hình thành gần đây.
Tuy nhiên trang web Russia Behind the Headlines cho rằng thời điểm hình thành cái hố thứ hai có thể là vào tháng 9 năm ngoái, khi đó những người chăn tuần lộc kể họ nhìn thấy “một thiên thể rơi xuống và sau đó có ánh chớp lóe lên” ở khu vực nằm cách làng Antipayut 56 dặm.
Cả hai hố đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng lẫn giới khoa học, trong đó các video clip về hố thứ nhất đã thu hút hàng chục triệu lượt người xem, theo trang Russia & India Report ngày 27-7.
Phía cộng đồng mạng cho rằng các hố này là kết quả của vụ thử vũ khí bí mật, hoặc nổ thiên thạch, cũng có thể là “căn cứ” của người ngoài hành tinh… Giới khoa học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành của hai hố.
Một số nhà khoa học nói đây có thể là sự khởi đầu của những thay đổi không thể đảo ngược trong khí hậu của hành tinh chúng ta. Cụ thể, hai hố hình thành là do sự phát thải của khí tự nhiên, mà điều này có thể do sự nóng lên toàn cầu gây ra.
Theo Moscow Times, các nhà khoa học Nga đã tiếp cận và nghiên cứu hố thứ nhất, và bước đầu kết luận hố xuất hiện rất có thể là kết quả của việc "gia tăng của áp lực quá mức" dưới lòng đất, và do thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên họ nói cần nghiên cứu thêm mới có câu trả lời chính xác.
Cận cảnh miệng hố thứ nhất - Ảnh: Siberian Times
Hố được cho là sâu 70m, và có hồ băng ở dưới đáy - Ảnh: Siberian Times
Một nhà khoa học đang nghiên cứu tại miệng hố thứ nhất - Ảnh: Russia & India Report
TƯỜNG VY

Nếu VN nhân nhượng, TQ sẽ lấn tới

BTTD: VN đã nhân nhượng và TQ đang lấn tới.

Đăng Bởi  - 
Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc sẽ lấn tới
Khẳng định Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế, dù sẽ có những lợi - hại nhất định, trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason - cũng cho rằng: cái chính vẫn là tương quan lực lượng.
Tại ngày cuối, ngày 26.7, của Hội nghị quốc tế biển Đông 2014, học giả các nước tiếp tục thảo luận để tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những leo thang của Trung Quốc và nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa các nước đang có tranh chấp trên biển Đông. 
Luật rừng của Trung Quốc hay luật quốc tế
Dự kiến sẽ trao đổi bài tham luận vào ngày cuối tại hội nghị, nhưng cuối cùng ông Cao Qun, Trung tâm An ninh hàng hải và hợp tác, ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc vắng mặt. GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông thuộc Học viện quốc phòng Úc thay mặt đọc tham luận của ông Cao Qun, về quan điểm của Trung Quốc khi Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về luật biển (UNCLOS). 
Trong tham luận, ông Cao Qun liên tục cáo buộc Philippines kiện Trung Quốc là không có cơ sở, vì Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của mình, đồng thời cho rằng Trung Quốc không hề vi phạm UNCLOS. 
Đồng thời, ông Cao Qun cho rằng, đường chín đoạn đã ra đời rất lâu, từ năm 1947, trước khi UNCLOS ra đời. Trung Quốc có quyền và cơ chế lịch sử, nên Philippines không thể phê phán Trung Quốc đi ngược với UNCLOS được.  
“Xa hơn, Philippines đã thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ trao đổi với Trung Quốc về tranh chấp”, ông Cao Qun viết.
 Ảnh: L.Quỳnh
Tại hội nghị, phản ứng khá gay gắt với tham luận từ phía Trung Quốc, ông Renato De Castro, đến từ ĐH De La Salle, Philippines, cho rằng Trung Quốc đang thể hiện một sự hung hăng rất lớn khi liên tục thay đổi bản đồ mà không dựa trên cơ sở nào. 
Theo ông Renato De Castro, việc Philippines kiện Trung Quốc là hành động phản ứng của nước này khi bị Trung Quốc dồn vào việc phải chấp nhận việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarboroug vào năm 2012.
Việc Trung Quốc cho rằng đã có đường lưỡi bò trước khi có UNCLOS là không có cơ sở. Nó được thực hiện bởi một cá nhân, mà một cá nhân thì không thể nào xác định được cương thổ quốc gia".
Ông Lê Vĩnh Trương, đến từ Quỹ Nghiên cứu biển Đông Nam Á.
Mọi buộc tội của Philippines với Trung Quốc đều có cơ sở. Trong vòng 17 năm quan, Trung Quốc luôn “làm ngơ” trước mọi yêu cầu cùng thảo luận về vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Philippines, cũng như chưa bao giờ chịu giải thích đường chín đoạn là như thế nào. Vì vậy, các quốc gia có chủ quyền buộc phải đưa Trung quốc ra Tòa án quốc tế. 
“Chúng ta phải tôn trọng hệ thống luật quốc tế chứ không thể dùng "luật rừng" như Trung Quốc. Những nước lớn cũng phải tôn trọng luật quốc tế. Quốc gia lớn hay nhỏ đều có lợi ích quốc gia của mình và đều cần được tôn trọng”, ông Renato De Castro nói. 
Cần kiện Trung Quốc, nhưng cái chính vẫn là tương quan lực lượng  
Chia sẻ quan điểm với Philippines, ông Lê Vĩnh Trương, đến từ Quỹ Nghiên cứu biển Đông Nam Á, việc Việt Nam dùng luật pháp quốc tế, cụ thể là kiện Trung Quốc theo UNCLOS, là phương pháp văn minh, giảm sự leo thang chiến tranh của Trung Quốc, giảm nguy cơ hoặc chấm dứt chiến tranh.
Trong suốt nhiều năm quan, Trung Quốc đã có những hành vi bắt bớ, giết chết ngư dân Việt Nam, cắt cáp, đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam… Việt Nam đã nỗ lực thương thuyết 26 lần với Trung Quốc nhưng nước này vẫn bặt âm vô tín. 
Vì vậy, theo ông Trương, nếu Việt Nam tiếp tục chính sách thương thuyết với Trung Quốc thì sẽ phải hối tiếc về sau. Điều này khiến Trung Quốc sẽ ngày càng gây hấn với Việt Nam hơn, Việt Nam ngày càng nhượng bộ và yếu thế; sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của người dân Việt Nam lẫn quốc tế. 
GS Carl Thayer tại nơi trưng bày chứng cứ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bên ngoài hội nghị - Ảnh: L.Quỳnh 
“16 chữ vàng hoặc 4 chữ tốt cũng chỉ là uyển ngữ, đang đi ngược lại tình hình chính trị trong khu vực hiện tại. Chúng ta cần dùng mọi biện pháp để giảm nguy cơ chiến tranh. Nếu chỉ dùng duy nhất biện pháp thương thuyết thì đó sẽ là nguy cơ xảy ra chiến tranh”, ông Trương nói.
Đồng thời, việc kiện Trung Quốc không chỉ là phương pháp chủ động trong ngoại giao, tạo ra những hình ảnh tích cực về chính sách và chính trị cho Việt Nam, mà nó còn là liệu pháp vắc-xin về kinh tế về lâu dài với Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi bị phụ thuộc vào Trung Quốc. 
Theo ông Trương, Việt Nam có thể gặp khó khăn về ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng về lâu dài Việt Nam có thể cân bằng về kinh tế, chính trị.
“10% của Việt Nam là xuất khẩu, nhập khẩu là 28%, Trung Quốc là một trong 7 quốc gia đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Nếu Trung Quốc cấm vận thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng 28%. Nhưng nhìn lại thời kì Việt Nam bị cấm vận 1975 – 1989, Việt Nam bị tác động đến 58%, nhưng sau đó, chỉ mất 2 năm, kinh tế Việt Nam đã phục hồi về xuất khẩu, tìm ra những thị trường khác như Châu Âu, Tây Âu, Châu Mỹ,…”, ông Trương dẫn chứng. 
Đồng quan điểm cần kiện Trung Quốc, trao đổi với Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason – nói: vấn đề là mình kiện gì thôi.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề Việt Nam kiện Trung Quốc cho thấy cũng có cái lợi và cái hại, nhưng Việt Nam có nhiều lí do để kiện Trung Quốc. “Việc kiện tương đối thuận lợi cho Việt Nam. Tôi không lo mình bị thất bại. Mình kiện để buộc thế giới phải lên tiếng, và nhất là kiện ra Toà án trọng tài quốc tế thì không có phủ quyết được”, GS Hùng nói. 
Tuy nhiên, GS Hùng cho biết thêm, luật pháp chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp Việt Nam thắng kiện mà Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành vi gây hấn thì cũng khó làm gì được, vì luật quốc tế không có định chế để thi hành, thành ra nó chỉ có tính cách ngoại giao, cái chính vẫn là tương quan lực lượng.
 Học giả các nước tại hội nghị - ảnh: L.Quỳnh
Cần là một Asian thống nhất, tin tưởng nhau
Thảo luận tại hội nghị, ông Hitoshi Nasu, ĐH quốc gia Australia đề nghị, các nước tranh chấp thay vì ngăn cấm, thì có thể cùng ngồi lại và thống nhất những hành động nào là thù địch và gây thù địch cho đối phương. Điều này sẽ giảm nguy cơ chiến tranh rất lớn. 
Còn GS Carl Thayer cho rằng, trong tình hình hiện nay, bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) phải còn mất rất lâu, có thể cả chục năm, để hoàn thiện. Trong khi đó, thực tế khối Asian là một khối bị chia rẽ, với những quyền lợi khác nhau, ngay cả trong nhóm các nước đang tuyên bố bị tranh chấp trên biển Đông cũng bị chia rẽ, không thống nhất trong ứng xử.
Vì vậy, rất cần phải xây dựng được khu hàng hải chung, an toàn, không bị chia cắt, và luật quốc tế được áp dụng cho mọi khu vực hàng hải chung, cả Đông Nam Á, chứ không chỉ biển Đông. Đồng thời, luật pháp quốc tế cũng phải là một phần và lồng ghép vào COC. COC phải được áp dụng toàn bộ vùng biển Đông Nam Á, có như vậy mới tăng được tính đoàn kết và giải quyết được những vấn đề khác. Các lí lẽ, lập luận khi đưa ra toà cũng vì thế mà mang tính thống nhất.  
“Thực tế, Trung Quốc đã tham gia nhiều đối thoại về tranh chấp lãnh thổ trên đất liền, cũng đã có một số nhượng bộ, nhưng vấn đề là Trung Quốc ngày càng trở thành cường quốc, không ngừng hiện đại hoá quân sự của mình. Vì vậy, nếu muốn giải quyết vấn đề khu vực thì cần lùi lại, nhìn lại bức tranh tổng thể của Trung Quốc. Và cần tăng cường tính thống nhất để Asian mạnh hơn, tăng cán cân khi xử lý, thương thuyết thảo luận với Trung Quốc. Trung Quốc khi đó phải tuân theo quy định quốc tế chứ không thể đánh lẻ. Việc cần xây dựng một hội đồng bảo an chính trị của Asian cũng là đề nghị của tôi”, GS Carl Thayer giải thích. 
Lê Quỳnh

26 tháng 7, 2014

Người đông Ukraine thấy bệ phóng tên lửa trước khi MH17 gặp nạn

 BTTD: Có thêm bằng chứng tố cáo thủ phạm bắn rơi MH17. Bất kỳ thủ phạm là ai, cần phải vạch mặt, lên án và trừng phạt nghiêm khắc.

Vào buổi trưa ở thị trấn Snizhne, miền đông Ukraine, nhiều người nghe thấy những âm thanh ầm ĩ của hệ thống tên lửa đất đối không đi vào và đỗ trên đường.
mb-3273-1406351466.jpg
Một mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay MH17 trên cánh đồng ở đông Ukraine. Ảnh: Reuters
"Ngày hôm đó có rất nhiều thiết bị quân sự được chuyển vào thị trấn", APdẫn lời Tatyana Germash, một người dân 55 tuổi, cho biết sau 4 ngày chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi.
Valery Sakharov, 64 tuổi, một thợ mỏ đã nghỉ hưu, chỉ vào nơi ông nhìn thấy bệ phóng tên lửa và nói: "Tên lửa Buk đỗ trên đường Karapetyan vào giữa trưa, sau đó nó rời đi. Tôi không biết nó đi đâu. Hãy nhìn xem, nó còn để lại dấu vết trên mặt đường nhựa".
Đó là một ngày ầm ĩ ở thị trấn Snizhne, bệ phóng tên lửa lúc đó mang theo 4 tên lửa đất đối không loại SA-11 có hai xe dân dụng đi theo hộ tống. Lúc 13h05 giờ địa phương, các phương tiện này dừng trước mặt một nhóm phóng viên của APMột người mặc bộ đồ lạ màu cát, không có huy hiệu nhận dạng, nói giọng đặc Nga, xuống kiểm tra để biết là các phóng viên này không ghi hình. Sau đó đoàn xe tiến lên, hướng tới địa điểm thuộc thành lũy của phiến quân.
Một phóng viên khác của AP cho biết cũng thấy 7 xe tăng của phiến quân đỗ ở trạm xăng bên ngoài thị trấn Snizhne. Ông ta cũng thấy hệ thống tên lửa Buk, có thể phóng ra tới độ cao 22.000 m. 
Ba giờ sau, những người ở cách Snizhne khoảng 10 km nghe thấy tiếng động lớn. Sau đó họ thấy từng mảnh kim loại bị xoắn lại và thi thể người từ trên trời rơi xuống.
Lãnh đạo phiến quân tại Donetsk liên tục và công khai phủ nhận trách nhiệm bắn hạ chiếc MH17. Sergei Kavtaradze, phát ngôn viên của lãnh đạo phiến quân Alexander Borodai, nói với AP rằng không có đơn vị nào của họ sở hữu loại vũ khí có thể bắn ở độ cao như vậy, bất kỳ cáo buộc nào đều nhắm đến phá hoại phiến quân.
Tuy nhiên, một thủ lĩnh giấu tên của phe ly khai  thừa nhận với APrằng phiến quân phải chịu trách nhiệm khi máy bay MH17 bị bắn hạ. Phiến quân tin rằng họ nhắm tới máy bay quân sự của Ukraine, thay vì đó, họ lại bắn chiếc máy bay dân sự từ Amsterdam to Kuala Lumpur, người này nói.
Người đứng đầu cơ quan chống khủng bố Ukraine Vitaly Nayda cho biết bệ phóng tên lửa đi vào Ukraine qua biên giới với Nga vào 1h sáng giờ địa phương, sau đó tiến tới thị trấn Snizhne. Ông cho rằng tên lửa này đến từ Nga và do người Nga điều khiển. Moscow vẫn tiếp tục phủ nhận liên đới tới vụ thảm họa.
Hôm qua chính phủ Kiev công bố thêm đoạn hội thoại giữa những người thuộc phe ly khai, củng cố thêm luận điểm họ không biết đó là máy bay chở khách. "Một con chim đang bay về phía anh", người xác định mục tiêu nói với Igor Bezler, chỉ huy phiến quân và chính phủ Ukraine cho là một quan chức tình báo của Nga.
Bezler hỏi: "Máy bay trinh sát hay chiếc lớn". "Tôi không thể thấy rõ sau những đám mây. Nó ở quá cao", người kia trả lời. 
Vào lúc 16h20 giờ địa phương, tại thị trấn Torez, cách Snizhne 10 km, người dân nghe thấy những tiếng nổ lớn. "Tôi nghe thấy hai tiếng nổ lớn. Ngẩng đầu lên tôi có thể thấy chiếc máy bay đang rơi qua những đám mây", Rostislav Grishin, một lính gác nhà tù nói.
Lúc 16h40, một người được Ukraine nhận dạng là Bezler nói với cấp trên là đơn vị của anh ta đã bắn rơi chiếc máy bay. "Vừa bắn hạ một chiếc máy bay. Đó là nhóm ở thị trấn Sapper. Máy bay rơi bên ngoài Yenakiieve", anh ta báo cáo.
Trong khi đoạn hội thoại chưa thể được xác minh độ chính xác, đại sứ quán Mỹ tại Kiev nói các chuyên gia tình báo cho rằng có thể tin cậy bằng chứng mà Ukraine đưa ra. Tuy nhiên Bezler hôm qua phủ nhận có liên quan đến vụ bắn hạ MH17.
Hôm 17/7, chiếc máy bay của Malaysia bị bắn hạ khi bay qua miền đông Ukraine, toàn bộ 298 người được cho là thiệt mạng. Hiện nay Ukraine và phe ly khai vẫn đổ lỗi cho nhau bắn rơi máy bay bằng tên lửa.
Khánh Lynh

Hàng nghìn người tri ân liệt sĩ trận chiến Vị Xuyên chống TQ xâm lược

BTTD: Sau 30 năm mới được công khai tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ vì nước hy sinh chống quân TQ xâm lược. Thà muộn còn hơn không!

Nước mắt hòa cùng nước mưa, hàng nghìn người run run thắp từng ngọn nến, cắm từng nén hương trước mộ các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.
1-9165-1406406118.jpg
Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. 20h ngày 26/7, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.
Copy-of-DSC-0190-3553-1406406118.jpg
Ở nghĩa trang quốc gia vùng Tây Bắc này có hơn 1.700 ngôi mộ liệt sĩ - những người đã mãi nằm lại nơi rừng xanh biên giới khi bảo vệ tấc đất biên cương trước sự bành trướng, xâm lược của quân Trung Quốc 35 năm trước.
DSC-0992-1469-1406406118.jpg
Vị Xuyên - túi mưa của Hà Giang đổ mưa như trút từ buổi chiều. Nhưng cơn mưa tầm tã không ngăn được bước chân của lãnh đạo nhà nước và hàng nghìn người dân đến viếng các anh.
Copy-of-DSC-0200-2711-1406406118.jpg
Những ngọn nến được thắp sáng, lung linh, sưởi ấm các anh, những người con ưu tú của đất nước đã khép lại cuộc đời ở giai đoạn đẹp nhất.
DSC-0699-7828-1406406118.jpg
Nước mắt rơi khi mỗi nén hương đốt cháy.
Copy-of-DSC-0247-9969-1406406118.jpg
Những cựu binh cầm đèn pin mò mẫm đọc tên từng đồng đội. Họ thì thầm gọi những người nằm dưới mộ và nức nở khi nhắc đến hàng loạt chiến sĩ khác đến nay vẫn còn nằm trong khe đá, thung sâu.
Copy-of-DSC-0293-1605-1406406118.jpg
Những người lính một thời cầm súng đánh giặc Trung Quốc đứng lặng trước bia mộ những linh hồn không tuổi, nhớ lại câu chuyện về người đã khuất hơn 30 năm trước. Họ đã từng thề: "Sống bám đá, chết hoá đá, hoá thành bất tử",
DSC-0348-5530-1406406118.jpg
Hàng trăm bia mộ chỉ có dòng chữ "Liệt sĩ không tên".
DSC-0664-4167-1406406118.jpg
Cùng thời điểm với đêm tri ân ở Vị Xuyên, tại gần 3.000 nghĩa trang liệt sỹ còn lại trên cả nước cũng đồng loạt diễn ra Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ. Đây là năm thứ bảy hoạt động tưởng niệm này được triển khai đồng bộ trong toàn Đoàn.
IMG-1154-6606-1406410254.jpg
Trước đó, Trung ương đoàn và tỉnh Hà Giang đã thực hiện chiến dịch "Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa" với một loạt các hoạt động như tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương bệnh binh, trao học bổng Nguyễn Thái Bình, khám chữa bệnh miễn phí cho thương bệnh binh... Ảnh: Hoàng Phương.
Quý Đoàn - Hoàng Thùy

Dữ liệu hộp đen MH17 cho thấy máy bay bị tên lửa bắn hạ

BTTD: Các dấu vết, hiện trường, bằng chứng liên quan đến tên lửa bắn rơi MH đã bị xóa và bị giả tạo...rất khó xác minh thủ phạm.
Những dữ liệu thu thập được từ hộp đen của chiếc máy bay MH17 cho thấy thân phi cơ bị trúng rất nhiều mảnh đạn từ một vụ nổ tên lửa.
hop-den-1753-1406420366.jpg
Phiến quân Ukraine trao trả hộp đen cho các nhà điều tra quốc tế. Ảnh: AFP
"Nó (tên lửa) đã thực hiện công việc như được thiết kế là bắn hạ các máy bay", một quan chức an ninh hàng không châu Âu nói với CBS News
Quan chức này mô tả dữ liệu hộp đen cho thấy có sự giảm áp cực lớn từ một vụ nổ. 
Trước đó, các nhà điều tra cũng phát hiện những lỗ thủng do mảnh đạn vỡ gây ra trên xác chiếc máy bay tại hiện trường ở đông Ukraine. Tuy nhiên, kể cả khi chứng minh được máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa thì việc xác định thủ phạm đứng sau vẫn vô cùng phức tạp.
Máy bay được cho là bị trúng tên lửa đất đối không Buk SA-11 của phiến quân thân Nga. Trong khi đó, lực lượng ly khai khẳng định họ không có những vũ khí hiện đại như trên. Ukraine, quốc gia sở hữu Buk, lại tuyên bố không kích hoạt hệ thống tên lửa nào vào thời điểm máy bay bị bắn.
Hà Lan cho hay nhóm điều tra của nước này sẽ tập trung vào những dấu vết cụ thể như trên. Việc bao quát một cách có hệ thống cả khu vực hiện trường rộng lớn hiện rất khó khăn, trong khi vấn đề an ninh vẫn chưa được đảm bảo.
Cuộc xung đột leo thang ở Ukraine đang cản trở các nhà điều tra về thảm kịch của chiếc máy bay MH17. Nếu các nhóm chuyên gia hàng không và an ninh tiếp cận được hiện trường ở làng Grabovo thì họ có thể hỗ trợ rất nhiều cho chỉ vài điều tra viên đang ở đó.
Tại địa điểm máy bay rơi xuống, các chuyên gia tìm thấy nhiều đồ đạc cá nhân, hộ chiếu, chứng minh thư, thẻ tín dụng và những thứ tương tự. Những phần thi thể nhỏ của các nạn nhân cũng nằm rải rác khắp cánh đồng. Xác của khoảng 100 người vẫn chưa được tìm thấy.
Hiện Hà Lan đã chuyển được 227 thi thể từ Ukraine về nước này.
Anh Ngọc

25 tháng 7, 2014

Đối thơ cùng Công Kute lần 2



Đăng 8 bài thơ đối của Hải Phạm và Công Kute

  1. Hải Phạm:
Sáng nay nắng đẹp trời trong xanh
Gió mang hương biển rất trong lành
Một mình ngắm cảnh qua ô cửa
Vũng Tàu ẩn hiện dáng thiên thanh.

  1. Công Kute:
Sáng nay nắng nhạt trời trong xanh
Vũng tàu khí hậu th
ật trong lành
Bình yên như thể trong tranh vẽ
Thỏa chí tang bồng em với anh...

3. Hải Phạm:
Công cute vẽ ra một cảnh thơ
Vũng Tàu xa thẳm trong sương mờ
Nàng ở chân đồi ta góc biển
Thỏa chí tang bồng chỉ trong mơ.

4. Công Kute:
Thôi thì tạm vẽ ở trong mơ
Để nhắn ai kia hãy đợi chờ
Vũng Tàu xa lắm ai cũng biết
Nhưng mà nếu thích, chả phải mơ!

Hơ hơ !

5. Hải Phạm:
Nhớ thời B 4 đẹp như thơ
Trai tài gái sắc chả phải mơ
Nay tuổi xuân qua già đang đến
Nàng thích ta chiều chẳng phải chờ.

6. Cong Kute
Em chả chờ đâu chả chờ đâu
Tuổi già đang đến bạc trắng đầu
Em thích rồi đấy, anh đến nhé
Đừng để Cong em phải chờ lâu...

7. Hải Phạm
Cô bé ngày xưa dạy ta ca
Bây giờ khôn lớn già chẳng tha
Thôi nàng đã quyết ta phải cố
Thời khắc thích hợp anh sẽ...ra.
Ha ha ha !!!

8. Công Kute
Anh hứa rồi nha, anh phải ra
Nơi đây em hứa sẽ trông nhà
Anh ra thì nhớ alô nhé
Để em còn kịp vặt ít cà...
Hahaha !

Bình loạn
·        


Anh em nhà này bỏ vần "ơ"
Chuyển sang "âu", "a" thật bất ngờ....

Hải Phạm Hahaha !
Bọn anh đang tiếp cận thui
Việt Hà có kinh nghiệm rùi.

Đầu tiên là một vần ơ
Tiếp theo âu nhé bây giờ sang a..

kkk
Trần Thị Lệ Thủy Hải Phạm
Mong anh càng “cay” – thơ càng hay
Làm cho lũ ẻm thấy bay bay…
Ọp K năm nay bác ra nhé!

Quyết đấu với Cong một phen này.
Để cho lũ ẻm chúng nó biết,
Gừng càng giừ – càng thấy cay…
Và thơ của anh cũng rất hay....

k K k k...

Rò rỉ tiền ở Kho bạc Nhà nước

BTTD chỉ còn biết kêu: botay.com

Công tác quản lý ở Kho bạc Nhà nước bị cho là mắc phải hàng loạt sai phạm liên quan hàng ngàn tỉ đồng, thậm chí dùng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng để mua ô tô.

Rò rỉ tiền  ở Kho bạc Nhà nước
Công tác quản lý ở Kho bạc Nhà nước đã bộc lộ hàng loạt sai phạm nghiêm trọng - Ảnh: Diệp Đức Minh
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) VN do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tiến hành. Phó thủ tướng đồng ý với tất cả các nội dung mà TTCP đã làm rõ về những sai phạm khá nghiêm trọng ở cơ quan này.
Điều tiết ngân sách không đúng
Theo kết luận của TTCP, tại KBNN của 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh, Nghệ An, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk) và Sở Giao dịch, đã có tình trạng điều tiết không đúng theo phân cấp ngân sách ở một số nơi với số tiền lên tới 130 tỉ đồng. Trong đó điều tiết không đúng cho ngân sách trung ương là 111,39 tỉ đồng; điều tiết không đúng cho ngân sách địa phương là trên 38,77 tỉ đồng. Một số KBNN còn điều tiết không đúng phân cấp ngân sách nhà nước thời kỳ từ năm 2010 đến tháng 6.2012 với số tiền gần 78,5 tỉ đồng.
 Một số trường hợp KBNN thực hiện việc hạch toán không đúng nội dung thu với chương và tiểu mục ghi trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách. “Việc này không ảnh hưởng đến việc điều tiết ngân sách các cấp, nhưng nó phản ánh thông tin sai lệch về hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân thông qua số liệu thu ngân sách nhà nước. Từ đó có thể dẫn tới việc đưa ra những chính sách, quyết định không chuẩn khác khi điều hành nền kinh tế vĩ mô”, TTCP kết luận.
Tạm ứng vốn nhưng không giải ngân
 
Kiểm điểm trách nhiệm
 Theo TTCP, cơ quan này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành kiểm điểm trách nhiệm trong việc phê duyệt tạm ứng vốn KBNN cho các địa phương không có danh mục dự án, không đúng đối tượng. Đồng thời, TTCP kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo KBNN tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc KBNN thời kỳ thanh tra trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của KBNN đã để xảy ra những vi phạm nêu trong kết luận thanh tra. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với những kiến nghị này và yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, KBNN VN, UBND các tỉnh liên quan thực hiện và báo cáo Thủ tướng kết quả ngay trong quý 3 này.
Một vấn đề khác được TTCP phát hiện cho thấy KBNN khá lỏng lẻo trong làm thủ tục, hồ sơ tạm ứng. Theo đoàn thanh tra, một số khoản KBNN tạm ứng chưa thực hiện đúng quy định về thủ tục, hồ sơ tạm ứng quy định tại Thông tư số 49/2005/TT-BTC ngày 9.6.2005 của Bộ Tài chính. Cụ thể hồ sơ tạm ứng vốn không có tài liệu xác định dự án đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm mang lại hiệu quả kinh tế; không có phương án tạm ứng vốn KBNN thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Việc sử dụng vốn tạm ứng của UBND một số tỉnh, thành phố còn chưa đúng với danh mục dự án đề nghị tạm ứng được Bộ Tài chính phê duyệt. Cụ thể có 468 dự án của 17 tỉnh thành phố không có trong danh mục dự án đề nghị tạm ứng được Bộ Tài chính phê duyệt nhưng đã được UBND tỉnh, thành phố cấp vốn ứng là hơn 1.176 tỉ đồng. Có 148 dự án của 14 tỉnh, thành phố được ứng vốn nhiều hơn số vốn được Bộ Tài chính phê duyệt trên 328 tỉ đồng. Có 381 dự án của 19 tỉnh, thành phố được ứng vốn ít hơn hoặc không được ứng theo phê duyệt của Bộ Tài chính hơn 1.765 tỉ đồng.
Đáng lưu ý, có 12 tỉnh, thành phố được KBNN tạm ứng vốn nhưng không giải ngân cho các dự án đã đề nghị tạm ứng mà nhập vào ngân sách tỉnh, thành phố là trên 2.459 tỉ đồng. Điển hình tại Yên Bái được Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng năm 2010 là 20 tỉ đồng, năm 2011 là 100 tỉ đồng nhưng UBND tỉnh không giải ngân cho các dự án mà nhập vào ngân sách tỉnh. Tương tự, tại Thái Nguyên số vốn KBNN tạm ứng năm 2009 không giải ngân cho các dự án mà nhập vào ngân sách tỉnh là 122,806 tỉ đồng, tại TP.HCM năm 2012 là 2.000 tỉ đồng.
Việc quản lý thu phí ứng vốn của KBNN chưa thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 49/2005/TT-BTC. Cụ thể một số KBNN tỉnh (Vĩnh Long, Bình Định, Bắc Kạn, Đắk Nông) sau khi thu phí tạm ứng thì chậm nộp về KBNN để quản lý tập trung, chưa thu phí kịp thời theo quy định. Tính đến ngày 25.10.2012 tổng số phí tạm ứng vốn đến hạn phải thu nhưng chưa thu là hơn 2.123 tỉ đồng.
Dùng kinh phí giải phóng mặt bằng để mua... ô tô
Đáng chú ý, khi kiểm tra việc kiểm soát chi mua sắm ô tô tại KBNN 8 tỉnh, thành phố, TTCP phát hiện một số trường hợp vi phạm như việc lựa chọn nhà thầu, mua sai đối tượng, vượt định mức quy định. Cụ thể có 65 cơ quan, đơn vị mua 73 chiếc ô tô không thực hiện việc đấu thầu; 5 cơ quan, đơn vị mua ô tô vượt định mức quy định là 539 triệu đồng. Ngoài ra còn có 9 cơ quan đơn vị mua 9 chiếc ô tô vượt số lượng xe theo quy định, mua xe khi đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng mua xe của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng nguồn kinh phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng để mua xe ô tô... Tổng số tiền vi phạm trên 5,6 tỉ đồng.
Chưa nộp ngân sách đã tự ý sử dụng
Một vấn đề TTCP phát hiện đáng chú ý khác là tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16.11.2004 của Chính phủ quy định các khoản thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính. Thế nhưng một số tỉnh, thành phố đã để lại sử dụng chi cho các dự án đầu tư, trợ cấp cho người lao động tại địa phương.
Cụ thể tại TP.HCM, số tiền chưa nộp là hơn 405,5 tỉ đồng, đã tự ý sử dụng là 93 tỉ đồng. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số tiền chưa nộp là trên 52,6 tỉ đồng và đã tự ý sử dụng là trên 11,3 tỉ đồng. Tại tỉnh Đắk Lắk số tiền chưa nộp trên 23 tỉ đồng, đã tự ý sử dụng chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương hơn 10 tỉ đồng. Theo TTCP, việc các địa phương tự ý sử dụng quỹ khi chưa được Bộ Tài chính phê duyệt là vi phạm Quy định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Mạnh Quân - Công Thành