Trang

17 tháng 7, 2014

Vui cùng 9x


Một mình ăn tối với hai em
Thiên hạ nhìn sang có kẻ thèm
Biển thẳm một bên em hai nửa
Hải sản tươi dòn cũng đáng nhem.
Phạm Hải

16 tháng 7, 2014

Một tuần sau 'cú hích' giá xăng: giá thực phẩm leo thang chóng mặt

BTTD: Tiền mất giá, giá leo thang, thất nghiệp lan tràn...dân đen khốn khó.

Đăng Bởi  - 

Một tuần sau 'cú hích' giá xăng: giá thực phẩm leo thang chóng mặt

Chỉ chừng 1 tuần sau khi giá xăng tăng lên mức kỷ lục, giá cả các loại thực phẩm tại Hà Nội cũng leo thang chóng mặt. Nguyên nhân không gì khác ngoài việc chi phí vận chuyển tăng nên các tiểu thương buộc lòng phải tăng giá.
Theo khảo sát của Một Thế Giới ngày 16.7 tại một số chợ ở Hà Nội như chợ Cầu Giấy, chợ Hôm, chợ Kim Liên, chợ Thành Công... giá cả các mặt hàng rau xanh (tăng từ 5-10%), thịt (tăng từ 5-7%), hải sản (tăng từ 5-10%) so với trước.
Cụ thể, tại chợ Cầu Giấy và chợ Thành Công, các loại rau mồng tơi, rau muống, rau ngót, bí xanh, rau cải... đều tăng thêm từ 2.000-5.000 đồng/mớ hoặc 1kg. Các loại củ như su su tăng thêm khoảng 4.000 đồng/kg, cà chua tăng 10.000 đồng/kg, khoai tây tăng thêm từ 8.000-12.000 đồng/kg, chanh tươi tăng thêm khoảng 5.000-7.000 đồng/kg...
Các loại thịt như thịt lợn cũng tăng thêm từ 5.000-10.000 đồng/kg so với trước, ở mức 90.000-120.000 đồng/kg. Thịt bò tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg, ở mức 270.000-320.000 đồng/kg. Thịt gà công nghiệp tăng thêm 7.000-12.000 đồng/kg, ở mức 70.000-85.000 đồng/kg. 
Riêng thịt gà ta lông tăng thêm 10.000-15.000 đồng/kg, ở mức 130.000-140.000 đồng/kg. Các loại hải sản như tôm sú tăng thêm từ 10.000-12.000 đồng/kg, mực tăng thêm từ 50.000-100.000 đồng/kg. Riêng các loại cá như cá trắm cũng tăng thêm từ 15.000-20.000 đồng/kg, cá chép tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg.
Tại chợ Hôm, giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 7-12% so với trước, được đánh giá là tăng nhiều hơn so với các chợ khác. Trung bình các loại rau tăng thêm từ 5.000-10.000 đồng/mớ, các loại củ, quả tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg. Đặc biệt, các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà cũng tăng thêm từ 20.000-30.000 đồng/kg. Riêng hải sản có mức 100.000-170.000 đồng/kg...
"Người ta nói thế nào thì mình biết thế đó. Từ trước đến nay người tiêu dùng lúc nào chẳng chịu thiệt. Hồi trước thì mỗi khi xăng dầu tăng kéo theo hàng loạt thứ tăng giá còn thấy bức xúc, nhưng giờ nghe mãi cũng quen rồi".
"Trước đây giá xăng tăng 200-300 đồng/lít thì chúng tôi cũng cố gắng kìm giá, vì thời buổi khó khăn, buôn bán đã chẳng được như trước mà còn tăng giá nữa thì chẳng có khách. Nhưng vừa rồi xăng dầu tăng giá ác quá, như tôi thì cũng chẳng tính thêm tiền đổ xăng khi đi lấy hàng đâu, nhưng ở chợ đầu mối người ta tăng giá nhiều nên thành thử phải tăng giá theo. 
Những người bán hàng ở chợ đầu mối toàn chở hàng bằng xe tải từ các tỉnh đổ về, nhiều khi tiền rau cỏ tính ra còn rẻ hơn cả tiền vận chuyển, cho nên chi phí vận chuyển mà tăng thì chắc chắn họ cũng phải tăng giá rồi. Lời lãi được có vài nghìn bạc thì thấm vào đâu" - chị Hạnh, tiểu thương buôn bán rau củ tại chợ Cầu Giấy cho biết.
Không riêng gì chị Hạnh, chị Nguyễn Phương - tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Hôm cũng than thở giá cả leo nhanh quá.
"Cách đây 3 ngày vẫn chưa thấy tăng là mấy, nhưng 2 ngày đổ lại đây thì thấy thứ gì cũng tăng. Rõ ràng là mình đến tận nhà người ta để mua lợn, thịt tại chỗ rồi mang về chợ bán. Mình phải chịu tiền vận chuyển, tiền công giết mổ, thế nhưng nhà chủ bán lợn vẫn vin vào cớ cái gì cũng tăng, tiền cám gạo tăng nên lợn hơi cũng phải tăng giá. Mà mua vào đắt thì cũng phải bán đắt hơn thôi chứ ai muốn" - chị Phương nói.
Anh Mạnh Hùng, một tiểu thương buôn bán hải sản tại chợ Kim Liên cũng cho rằng, quy luật chung là khi xăng tăng giá thì tất cả các mặt hàng đều sẽ rục rịch tăng theo.
"Những thứ khác thì chẳng nói chứ riêng hải sản thì chắc chắn phải chịu phí vận chuyển xa rồi. Gần nhất thì từ Hải Phòng, Nam Định đổ về nên cứ mỗi lần xăng dầu tăng giá là y như rằng tôm, cua, mực cũng phải tăng theo. 
Tôi làm nghề này được 5 năm rồi và chưa bao giờ thấy giá xăng tăng mà giá hải sản lại không tăng cả, chỉ là tăng ít hay tăng nhiều thôi. Thông thường, theo như tôi tính thì xăng dầu cứ tăng khoảng 200-300 đồng/lít thì hải sản sẽ tăng khoảng 50.000-60.000 đồng/kg, cứ theo tỉ lệ đó mà nhân lên là khắc biết" - chị Hùng chia sẻ.
Trong khi các tiểu thương đều lấy lý do chi phí vận chuyển tăng, giá cả nhập vào tăng nên phải tăng giá bán lẻ thì một số người tiêu dùng lại cho rằng, đó chỉ là cái cớ.
"Chẳng biết là có phải do chi phí vận chuyển tăng thật không chứ tôi thấy nhiều khi chỉ là cái cớ thôi. Họ thấy giá xăng dầu tăng thì vin vào đó mà tăng thêm lợi nhuận. Thực phẩm cũng thế mà hàng ăn uống, dịch vụ cũng thế. Chứ tôi nghi tăng thêm vài trăm đồng một lít xăng thì đáng bao nhiêu lắm mà cái gì cũng tăng cả vài chục ngàn đồng" - chị Nguyễn Thị Minh Hằng (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết.
"Người ta nói thế nào thì mình biết thế đó. Từ trước đến nay người tiêu dùng lúc nào chẳng chịu thiệt. Hồi trước thì mỗi khi xăng dầu tăng kéo theo hàng loạt thứ tăng giá còn thấy bức xúc, nhưng giờ nghe mãi cũng quen rồi. Mình có không bằng lòng thì cũng đến thế mà thôi, chẳng thay đổi được gì nên giờ tốt nhất là không quan tâm nữa. Cố gắng làm thêm để kiếm thêm thu nhập bù đắp vào thôi" - chị Hoàng Thanh (Đê La Thành - Hà Nội) nói.
Duyên Duyên

Thị trấn Ukraina tan hoang vì "bom đạn lạ"

Nhiều ngôi nhà nát vụn và 11 người thiệt mạng sau khi chiến đấu cơ tấn công thị trấn Snizhne do quân li khai kiểm soát ở vùng Donetsk hôm 15/7.   


TIN BÀI LIÊN QUAN:

Quân nổi dậy cho rằng Không lực Ukraina đã thực hiện vụ tấn công này song phía Kiev thẳng thừng phủ nhận. Các nhà chức trách Ukraina xác nhận có 11 người thiệt mạng và 8 người bị thương. 

Một đoạn video đăng trên Youtube ngày 15/7 cho thấy những người đàn ông dường như là ở Snizhne đang rà soát và dọn đống đổ nát của một tòa chung cư. Trong số họ có các tay súng mặc quần áo ngụy trang. Ngang bên kia đường là một tòa nhà thấp hơn cũng bị hư hỏng nặng.
Trong video có cảnh một phụ nữ đứng trên đường cạnh một chồng túi xách. Tự nhận mình sống trong tòa nhà chung cư bị phá hủy, bà nói: "Snizhne bị bỏ bom sáng nay và nhà tôi bị phá nát vụn".
Cáo buộc các lực lượng Ukraina tấn công vào chính người dân của mình, bà kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin hãy cử quân đội đến bảo vệ họ.
Ukraina, thị trấn, tan hoang, bom đạn, li khai, nổi dậy

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Ukraina Andriy Lysenko xác nhận thị trấn bị đánh bom, có thương vong và hư hại. Tuy nhiên, ông nói nơi này bị tấn công bởi một máy bay không rõ danh tính nhằm gây mất uy tín của quân đội Ukraina. 

Ukraina, thị trấn, tan hoang, bom đạn, li khai, nổi dậy
Trên Facebook, nhà phân tích quốc phòng Ukraina Dmitry Tymchuk cho rằng cuộc tấn công chỉ có thể do chiến đấu cơ Nga thực hiện vì phi cơ Ukraina không có chuyến bay nào sau khi máy bay vận tải An-26 bị bắn hạ hôm 14/7. 
Nếu cáo buộc kể trên là đúng thì đây là lần đầu tiên một máy bay Nga liên quan đến xung đột ở Ukraina. 

Ukraina, thị trấn, tan hoang, bom đạn, li khai, nổi dậy

Các lực lượng an ninh Ukraina hiện đang đẩy lui phe li khai trở lại thành phố Donetsk. Ở vùng Luhansk kế cận, giao chiến cũng nổ ra với nhiều tên lửa được nã vào một vùng ngoại ô phía nam thành phố này.

Ukraina, thị trấn, tan hoang, bom đạn, li khai, nổi dậy
Trong khi đó, NATO tuyên bố họ đã quan sát thấy một sự gia tăng đáng kể lượng binh sĩ Nga dọc biên giới Ukraina. Cách đây 2 tháng, Moscow đã triển khai khoảng 40.000 lính tới khu vực trước khi rút đi.
Trong hôm nay, các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp ở Brussel và bàn bạc khả năng áp đặt thêm cấm vận lên Nga.

Thanh Hảo

Carl Thayer: Hai toan tính của TQ khi dời giàn khoan

BTTD: TQ vẫn làm chủ tình hình còn VN vẫn thụ động ứng phó.

Chuyên gia hàng đầu về Biển Đông Carl Thayer nhận định việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam có hai mục tiêu, gồm ngăn Việt Nam kiện ra tòa quốc tế và ngăn Việt Nam bắt tay với các nước khác.
gian-khoan-4437-1399609626-7771-14054930
Việc Trung Quốc điều giàn khoan 981 ra Biển Đông xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và gây trở ngại cho tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp. Ảnh: Chinanews.
Trao đổi với VnExpressGiáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Hoàng Sa là vì nước này muốn tránh những rủi ro khi duy trì hơn một trăm tàu thuyền trong lúc cơn bão Rammasun (Thần Sấm) đang đi vào Biển Đông. Khi đưa giàn khoan vào đặt trái phép hồi tháng 5, phía Trung Quốc nói nó sẽ hoạt động đến 15/8.
"Giàn khoan Hải Dương 981 sẽ trở lại Biển Đông sau mùa bão. Câu hỏi chính là họ đặt ở đâu", ông Thayer nhấn mạnh. "Trung Quốc đóng các giàn khoan dầu để tìm dầu khí và sẽ sử dụng nó để khai thác cho nền kinh tế nước này".
Với việc dời giàn khoan, Trung Quốc không cần triển khai các tàu thuyền ở khu vực này nữa. Việt Nam cũng không cần duy trì tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư. Như vậy là cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ chấm dứt, ông Thayer lập luận.
Quyết định dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc phản ánh tính toán của Bắc Kinh, đó là hoàn thành các hoạt động của giàn khoan trước mùa bão và không buộc hoạt động của Hải Dương 981 với một cam kết vô hạn. Tuy nhiên giàn khoan này sẽ được tiếp tục sử dụng như một vũ khí của Trung Quốc để "tiếp tục cuộc tấn công về chính trị", ông phân tích.
Theo giáo sư, sau khi giàn khoan dời đi, một lúc nào đó, Trung Quốc và Việt Nam sẽ bắt đầu những thảo luận tìm cách cải thiện quan hệ song phương. Điều này có thể đồng nghĩa với khả năng Việt Nam sẽ kiềm chế không kiện Trung Quốc nữa, và cũng sẽ kiềm chế trong hợp tác với Mỹ và Nhật Bản.
"Tựu chung, động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc sẽ giúp nước này biện hộ rằng tranh chấp ở Biển Đông chỉ liên quan đến hai nước và loại trừ sự tham gia của bất kỳ nước bên ngoài nào", Thayer cho biết.
Hành động của Trung Quốc cũng được lên kế hoạch để chặn trước những nỗ lực của Mỹ và các đồng minh trong việc đưa vấn đề căng thẳng ở Biển Đông ra Diễn đàn An ninh Khu vực ARF tháng tới tại Myanmar.
Đánh giá về dài hạn, ông Thayer cho rằng, Trung Quốc không từ bỏ tham vọng kiểm soát Biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn. Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục các hoạt động khai hoang như đang làm ở Trường Sa, và tăng cường áp lực với Philippines.
Trung Quốc có thời gian cho đến nửa đầu năm 2016, khi Tòa án Trọng tài, nơi tiếp nhận vụ kiện của Philippines, dự kiến đưa ra phán quyết. Trung Quốc có mưu toan củng cố sự hiện diện của họ ở Biển Đông nhiều hết mức có thể trước thời điểm đó.
Giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đêm qua bắt đầu di chuyển từ vị trí đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về phía đảo Hải Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay ra thông cáo xác nhận việc giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa và dịch chuyển về một dự án mới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào khu vực thuộc vùng biển của Việt Nam, được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Ông Bình một lần nữa khẳng định hoạt động của giàn khoan 981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc trong hơn hai tháng qua là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế.
Từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 5, nhiều nước đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, ủng hộ lập trường của Việt Nam.
Trong chuyến công du của Thủ tướng Việt Nam tới Manila hồi tháng 5, chính phủ Philippines cho biết kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm. Philippines cũng ủng hộ Việt Nam cân nhắc việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì những hành động xâm phạm chủ quyền.
Trong Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á, nơi Việt Nam và một số nước đang có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Nhật Bản sẽ cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam vào đầu năm sau, đồng thời giúp đỡ đào tạo và chia sẻ thông tin với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Hôm 10/7, Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng hải liên quan khỏi Hoàng Sa. Các nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Trung Quốc kiềm chế các hoạt động hàng hải trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển, và trở về nguyên trạng như trước ngày 1/5.
Việt Anh

15 tháng 7, 2014

Khe Tiên


Dạng mở khe sâu nước rỉ đầy

Mu cao cỏ rậm đỏ hây hây
Hớ hênh trơ trẽn lòe hàng độc
Lòi đom quân tử lội lỗ nầy
Phạm Hải

Phụ thuộc TQ: Mục tiêu hiện đại hóa của VN xa vời

(Doanh nghiệp) - Cơ khí có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng lại đang thoi thóp ngay trên chính sân nhà.
Những lý do khiến ngành cơ khí "chết yểu"
Nhận thức rõ ràng về vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng cần phải đầu tư phát triển.
Theo chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 đã đặt ra yêu cầu phải tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài.
Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.
Theo ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội DNCK Việt Nam (VAMI), dù đã bóc tách 11 phần việc dành cho cơ khí trong nước tại các dự án tổng thầu nước ngoài như sản xuất kết cấu thép nhà máy, hệ thống băng tải từ bờ sông, cảng dẫn đến nhà máy, các thiết bị băng tải, thiết bị trung chuyển cơ khí VN... tuy nhiên trên thực tế ngành công nghiệp cơ khí đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu các dự án công nghiệp không giành phần việc nào cho cơ khí trong nước.
Ngành cơ khí Việt Nam chết yểu
Ngành cơ khí Việt Nam chết yểu
Cụ thể, từ năm 2003 -2011, ngành cơ khí không có thị trường, hầu hết các dự án công nghiệp dùng cơ chế chỉ định thầu hoặc cơ chế đấu thầu giá thấp nên đều lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc.
Hiện có 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản; 49/62 dự án xi măng cùng nhiều dự án giao thông đầu do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC.
Riêng nhiệt điện, có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu, chỉ còn 7 dự án không phải nhà thầu Trung Quốc.
Đa phần các dự án này bị chậm tiến độ từ 3 tháng - 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế.
Ở một số dự án, diễn ra tình trạng thay đổi thiết bị so với cam kết ban đầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp, dẫn tới đội giá hợp đồng.
Đáng chú ý, nhiều nhà thầu đã đưa vật tư sắt thép, phụ tùng, phụ kiện sang Việt Nam, trong khi Việt Nam hoàn toàn có thể chế tạo được. Không những thế, các nhà thầu Trung Quốc còn đưa cả lao động phổ thông sang các công trình mà họ làm tổng thầu.
Tại nhà máy alumin Lâm Đồng gói thầu là 466 triệu USD, giao lại cho Việt Nam 170 tỷ đồng (không được 8 triệu USD). Trong khi đó, nhà máy alumin Nhân Cơ có giá trị hợp đồng là 499 triệu USD, thì giao thầu phụ Việt Nam là 53 tỷ đồng (2,5 triệu USD).
Với cách quản lý khép kín của TQ, thậm chí còn áp dụng những tiêu chuẩn riêng theo cơ chế chính sách của họ, Việt Nam hoàn toàn không có được sự chuyển giao công nghệ. Hay nói cách khác là chúng ta không có cơ hội được tham gia vào và đương nhiên là không học được gì.
Nguyên nhân, theo ông Thụ là do Luật đấu thầu hiện nay đang ưu tiên các nhà thầu có giá bỏ thầu thấp mà chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất sứ về chất lượng thiết bị.
Các dự án chủ yếu được chỉ định thầu EPC là do nhà thầu Trung Quốc thu xếp tài chính từ nguồn vay từ Trung Quốc với lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản. Hầu hết cơ khí Việt không được chỉ định dự án nào, tổng thầu chính không bóc tách phần việc cho thầu phụ Việt Nam. Việt Nam phụ thuộc vào phần lớn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành chế tạo cơ khí.
Cuối cùng là do chúng ta đang mở cửa, phát triển theo cơ chế thị trường nhưng lại không có một công cụ, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật hay giá sàn để khống chế nhập khẩu bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Đó chính là lý do giết chết ngành sản xuất cơ khí trong nước.
Hậu quả, từ bài toán bất hợp lý đó đã gây tổn thất rất lớn cho ngành kinh tế đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu phát triển ngành cơ khí trong nước cũng như công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Đầu tiên phải kể đến là kim ngạch nhập khẩu ngành cơ khí tăng. Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng năm 2000 đạt 4 tỉ USD; năm 2007: 14,8 tỉ USD và năm 2008: 19 tỉ USD, bằng 24% tổng giá trị nhập khẩu. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm cơ khí năm 2007 đạt 2,3 tỉ USD, và năm 2008: 2,9 tỉ USD. Do đó, nếu sản phẩm cơ khí trong nước phát triển, xuất khẩu nhóm hàng cơ khí được đẩy mạnh, chắc chắn sẽ làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhập siêu.
Đó là điều đau xót, vì một dự án hàng tỉ USD mà cơ khí VN có thể làm được tới 30-40% dự án, có thể giảm được 300-400 triệu USD nhưng lại không được làm. Trong khi đó TQ hầu hết mang lao động phổ thông sang, công nghệ lạc hậu...
Một ví dụ cụ thể như việc tuyển lao động tại Trà Vinh. Đó là cách hiểu biết mơ hồ, không đúng của cơ quan quản lý địa phương. Đây phải hiểu rằng, chính TQ không thuê nhà thầu phụ của VN nên họ không có được lao động của VN chứ không phải họ không tuyển được lao động.
Thứ hai, do đấu thầu giá rẻ, những sản phẩm kết cấu thép tại những công trình, công nghiệp của TQ cũng hoàn toàn thấp hơn sản phẩm sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chúng ta lại không có đủ năng lực để khống chế được nhà thầu nước ngoài về giá cũng như không đủ năng lực kiểm soát được chất lượng của dự án chưa nói tới tự tin tham gia đấu thầu các dự án lớn.
Nhất là khi chúng ta tham gia TPP, với nền tảng hiện nay sẽ không thể tạo dựng được cho đất nước một nền công nghiệp cơ khí đủ sức đương đầu với tình hình khó khăn, phức tạp hiện nay kể cả về lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Chính vì vậy, việc VN kêu gọi đầu tư xây dựng những nhà máy hóa chất, khai khoáng thực ra VN đang kích cầu vào quá trình phát triển nền công nghiệp cơ khí của chính TQ chứ không phải ngành cơ khí trong nước.
Việt Nam thành bãi đáp, kho chứa bán hàng?
Một khó khăn nữa là đầu tư sản xuất tại VN nhưng không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Doanh nghiệp không dám đầu tư vì không có dự án, làm ra không bán được sản phẩm cho ai. Trong khi đó doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu coi VN là bãi đáp, kho chứa để bán hàng.
Thực tế, họ cũng đánh giá được thị trường VN tiêu thụ mỗi năm chỉ khoảng 5-7 triệu tấn thép, trong khi đó đầu tư một nhà máy sản xuất thép hàng chục ngàn tỉ đo. Rõ ràng họ chỉ chấp nhận gia công hoặc phải sản xuất rồi xuất khẩu sang nước ngoài như Formosa. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này luôn đòi hỏi phải có cơ chế, ưu đãi mới chấp nhận làm.
Thứ hai, các doanh nghiệp nước ngoài khác khi sản xuất ra cũng không thể cạnh tranh được với Luật đấu thầu giá rẻ của VN.
Bên cạnh doanh nghiệp đầu tư và làm cơ khí thực sự như Tập đoàn Doosan Hàn Quốc một phần nhờ họ có thị trường lớn, thứ hai do có công ty mẹ mạnh nên Doosan đã phát triển được.
Trong khi đó, TQ lại chủ yếu chỉ đầu tư vào gia công chứ không hề đầu tư vào công nghiệp cơ khí nặng như luyện kim, nhiệt luyện. TQ đầu tư vào cơ khí VN chỉ dưới hình thức là người bán hàng. Tức là, họ biến VN thành nơi lắp ráp, tiêu thụ sản phẩm của chính nước họ và coi VN như bãi đáp, kho chứa hàng. Với cách làm này, TQ đã nghiễm nhiên nhận được rất nhiều ưu đãi cả về cơ chế chính sách lẫn thuế suất trong kinh doanh, sản xutt...
Như vyy, dù kêu gọi ưu đãi cho DN nước đầu tư vào sản xuất cơ khí trong nước thực chất là làm gia tăng giá trị cho nước khác chứ VN không được gì. 
Mục tiêu hiện đại hóa thất bại
Vậy nền cơ khí Việt Nam đang đứng ở đâu?
Ông Thụ cho rằng, ngay từ đầu phát triển ngành cơ khí đã không được coi trọng nên không có được quyết sách đúng đắn. Ngành cơ khí là ngành cơ bản, phải coi nó như ngành xây dựng đường, cầu và phải coi ngành cơ khí là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế nói chung.
Cơ khí không phát triển đồng nghĩa với công nghệ thông tin không phát triển, công cụ phục vụ nông nghiệp, dệt may, cung cấp máy cho y tế, dân sinh không phát triển. Nhưng vì nó èo uột nên những ngành khác cũng không phát triển.
Vì vậy, lẽ ra lợi nhuận của ngành cơ khí sẽ là cơ sở đóng góp chung cho toàn ngành công nghiệp của đất nước và là ngành then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cơ khí đã không được quan tâm đúng mức, không được đầu tư.
Ngành công nghiệp cơ khí nặng cũng sớm chết yểu, trong suốt 10 năm nhìn lại, thành tựu lớn nhất của cơ khí VN là: sản xuất được kết cấu kim loại, thứ hai là các chi tiết, phụ tùng tham gia chuỗi toàn cầu như phụ tùng xe máy; thứ ba là máy nông nghiệp nhỏ, máy công cụ; thứ tư, thiết bị ngành điện rất tiến bộ, mình là một trong số ít nước tự chiến biến được biến áp 500kv; thứ năm, công nghiệp ngành đóng tàu...
So sánh với bài học từ Liên Xô, khi giành chiến thắng quân phát xít, hay như Hàn Quốc thời Tổng thống Park Chung Hee đã quyết định đi vay để đầu tư vào sản xuất phát triển chế tạo ô tô.
30 năm sau Hàn Quốc đã có một nền công nghiệp cơ bản về cơ khí. Hay như TQ, TRiều Tiên.. họ đều đầu tư vào cơ khí. Còn Việt Nam hiện nay đến cả một cái trục khuỷu ô tô hay ốc vít cũng không thể sản xuất được mà tất cả phải đi nhập, ông Thụ lo ngại nếu cứ tiếp tục làm theo kiểu chắp vá như vậy thì không thể thay đổi được thực trạng nền kinh tế. Cơ khí không phát triển cũng có nghĩa mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đã thất bại.
"Phải xác định, định hướng được nền kinh đi theo hướng nào, nếu muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa phải cơ khí hóa có công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo. Nếu không làm được như vậy thì không nên đặt ra mục tiêu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nên chấp nhận là một nước dịch vụ đi làm thuê, xuất khẩu hộ, thiếu thì đi mua chứ không nên đặt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa", ông Thụ nói.
Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế đã bị đẩy vào thế bị động, bị phụ thuộc không có năng lực đương đầu với những khó khăn.
Do đó, ông Thụ cho rằng cần phải thức tỉnh phải đầu tư vào cơ khí, phải có luyện thép, chế tạo máy, để làm được như vậy cần phải có quy hoạch phát triển rõ ràng. Quy hoạch đầu vào cũng phải có quy hoạch đầu ra. Có như vậy mới giải quyết được bài toán phát triển ngành cơ khí.
Hiếu Lam

Tổng GĐ Vinaconex đau xót vì cảnh mất nước gây ra cho dân Hà Nội

BTTD: Sau 9 lần vỡ ống nước làm khổ hơn 1 triệu dân, TGĐ cũng ra mặt xin lỗi dân. Tội nghiệp ông Tổng.

(Dân trí) - “Chúng tôi rất đau xót trước những khó khăn gây ra cho người dân. Một lần nữa chúng tôi có lời xin lỗi tới nhân dân Thủ đô vì chưa làm tròn trách nhiệm như mong muốn”, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex nói.

 >>  Ống nước Sông Đà liên tục vỡ: Vinaconex "thiếu kinh nghiệm"?
 >>  Tuyến ống nước Sông Đà: Chất lượng do Vinaconex chịu trách nhiệm
 >>  Ống nước sông Đà liên tục vỡ: Cần truy cứu trách nhiệm từng cá nhân

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Tổng GĐ Vinaconex đau xót vì cảnh mất nước gây ra cho dân Hà Nội
Sau 9 lần đường dẫn ống nước sạch sông Đà về Hà Nội bị vỡ, ngày 15/7, tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex cho biết, sau khi kiểm điểm, các cá nhân liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm.
Máy sản xuất ống dẫn nước nhập của Trung Quốc
Được biết, toàn bộ máy móc làm đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội là của Trung Quốc. Điều đó có ảnh hưởng đến chất lượng đường ống hay không?
Đúng là toàn bộ máy móc của nhà máy sản xuất đường ống cốt sợi thủy tinh là của Trung Quốc. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn về chất lượng, sản xuất đều tuân theo tiêu chuẩn của Mỹ. Vật liệu làm đường ống cũng là của Mỹ.
Tổng GĐ VINACONEX đau xót vì cảnh mất nước gây ra cho dân Hà Nội
Sau 9 lần đường ống dẫn nước sạch sông Đà bị vỡ, đây là lần đầu tiên lãnh đạo Vinaconex trả lời báo chí
Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội bị vỡ tới 9 lần, mỗi lần vỡ ảnh hưởng đến hơn 70.000 hộ dân. Đến nay, Vinaconex đã xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến những sự cố liên tiếp như vừa qua hay chưa?
Tìm ra nguyên nhân sai phạm là việc rất quan trọng đối với chúng tôi để đưa ra biện pháp khắc phục. Qua làm việc, Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng và Viện Khoa học Vật liệu xây dựng đã đưa ra kết luận như ống có chất lượng không đồng đều. Về thi công, cơ quan chức năng cũng chỉ rõ, quá trình vận chuyển, thi công lắp đặt gây ra một số tác động bất lợi với đường ống, làm giảm khả năng bám dính của các lớp vật liệu cấu tạo ống, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của ống.
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của tuyến ống như ảnh hưởng từ xây dựng, vận hành tuyến Đại lộ Thăng Long. Việc gia tăng tải trọng của các phương tiện giao thông tại các đường ngang cũng tác động đến đường ống nước.
Nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà đã được chỉ rõ, vậy trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị liên quan của Vinaconex thế nào?
Từ nguyên nhân trên, chúng tôi đã xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, đơn vị gây ra. Lãnh đạo của Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trong công tác đầu tư, xây dựng công trình, tổ chức chỉ đạo lựa chọn công nghệ, chỉ đạo thiết kế và thi công xây dựng công trình. Nhà thầu sản xuất thì chịu trách nhiệm về việc cung cấp ống cốt sợi thủy tinh khi chưa kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất để chất lượng ống không đồng đều.
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng trên tuyến ống xảy ra sự cố, trách nhiệm là ở các công ty thành viên Vinaconex như Công ty cổ phần xây dựng số 6, 7, 11, 12 chưa quản lý chặt chẽ chất lượng khi thi công lắp đặt đường ống có thể tạo lên những bất lợi làm giảm khả năng bám dính của vật liệu ống. Đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng, Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam đã giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu chưa chặt chẽ không phát hiện các khuyết tật có thể có trong quá trình thi công lắp đặt. Đối với tổng thầu thiết kế, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng đã thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất, thiết kế, thi công, lắp đặt tuyến ống.
Khi đã có kết luận như vậy, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm điểm đối với từng đơn vị, từng cá nhân cụ thể. Chỉ có điều, dự án triển khai từ năm 2003, những con người ấy để ngồi viết báo cáo giải trình, tự soi lại mình thì cũng cần phải có thời gian. Hơn nữa, khi kỷ luật một con người thì cũng phải thấu tình, đạt lý. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm rất nghiêm, xét trách nhiệm của từng người một.
Vẫn tự tin làm đường ống thứ 2
Như ông nói, lãnh đạo TCty cũng có trách nhiệm trong việc này. Vậy là người đứng đầu Vinaconex, xin ông cho biết trách nhiệm của mình đến đâu. Nếu nhận thấy năng lực quản lý không đáp ứng được kỳ vọng, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không?
Sau khi kiểm điểm, các cá nhân, tổ chức liên quan đến đâu thì người đó phải chịu trách nhiệm đến đó. Chúng tôi là công ty cổ phần, trước tiên phải chịu trách nhiệm trước cổ đông. Nếu cổ đông thấy rằng chúng tôi làm điều hành không đạt chỉ tiêu, không đạt kỳ vọng, họ không cách chức thì chúng tôi cũng phải từ chức.
Mỗi lần đường ống dẫn nước sạch sông Đà bị vỡ hàng triệu người Hà Nội bị ảnh hưởng
Mỗi lần đường ống dẫn nước sạch sông Đà bị vỡ hàng triệu người Hà Nội bị ảnh hưởng
Vậy trách nhiệm của Tổng công ty với hàng triệu người dân Hà Nội mỗi khi đường ống dẫn nước sạch sông Đà bị vỡ, cuộc sống của người dân bị đảo lộn thì sao?
Chúng tôi cũng rất đau xót trước những khó khăn và những hệ quả gây ra cho người dân. Một lần nữa chúng tôi có lời xin lỗi tới nhân dân Thủ đô vì chưa làm tròn trách nhiệm như chúng tôi mong muốn và nhiệm vụ được giao cho.
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thành phố đã hết kiên nhẫn với Vinaconex qua 9 lần vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà. Vậy thời gian tới Tổng công ty có tiếp tục làm đường ống dẫn nước sạch thứ 2 hay không?
Bản thân chúng tôi rất tự tin triển khai dự án giai đoạn 2 đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội với tổng mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã được phê duyệt báo cáo xây dựng khả thi. Tuyến ống giai đoạn 2 chúng tôi sẽ sử dụng vật liệu kim loại có độ bền chắc cao hơn và cũng đảm bảo chất lượng về nước sạch.
Đối với tuyến ống khẩn cấp 28km với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chúng tôi đã triển khai công tác khảo sát thiết kế và thu xếp xong vốn. Có thể nói là doanh nghiệp dám làm thì dám chịu trách nhiệm. Chúng tôi sử dụng vốn tự có và vốn vay thương mại, đến nay đã thu xếp xong, dự kiến khởi công trước tháng 9/2014.
Quang Phong