Trang

18 tháng 6, 2014

Ông Dương Khiết Trì: Nhất trí kiềm chế không để xung đột

BTTD: Về cơ bản TQ đã lấn chiếm xong vùng biển cần lấn rồi lại lên giọng "hòa bình" nhưng giữ nguyên hiện trạng.

- Ông Dương Khiết Trì nhất trí 2 bên kiềm chế không để xảy ra xung đột. Phó Thủ tướng VN nhấn mạnh yêu cầu TQ phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển VN.
Như VietNamNet đưa tin, sáng nay (18/6), tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì tiến hành cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương VN- TQ.
Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng, Phạm Bình Minh, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân VN luôn coi trọng việc giữ gìn và tăng cường phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với TQ.
Trong những năm qua, với nỗ lực của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện VN- TQ đã có những bước phát triển sâu rộng. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN đã vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải và hòa bình, ổn định của khu vực, làm tổn thương tình cảm của nhân dân VN và tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Phó Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo UNCLOS 1982 mà cả hai nước đều là thành viên.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu TQ rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của VN, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng, Phạm Bình Minh, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền
Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với VN, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng và thực chất hơn nữa, đồng thời nhắc lại lập trường của TQ về Biển Đông.
Hai bên khẳng định tiếp tục duy trì các cơ chế trao đổi, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, triển khai hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện VN - TQ và tổ chức phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương.
L.Thư

“Chiến tranh và hòa bình” kiểu Trung Quốc


Hiểu một cách đơn giản nhất về “Giấc mơ Trung Hoa” ở Biển Đông và Đông Dương:

Trung Quốc (TQ) đã rút ra bài học kinh nghiệm từ những thất bại với Việt Nam (VN) trong lịch sử. 

Ngày nay để bá chủ Biển Đông và nô dịch Đông Dương, TQ đã áp dụng sách lược chiến tranh kiểu mới là “Trường kỳ xâm chiếm” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, đời sống.

TQ dùng sức mạnh kinh tế- chính trị- quân sự xâm chiếm một phần lãnh thổ, lãnh hải, thị trường của VN, rồi đề nghị đàm phán hòa bình vì "tình hữu nghị” nhưng giữ nguyên hiện trạng những vùng lãnh thổ, lãnh hải đã xâm chiếm. Một thời gian sau lại lấn chiếm tiếp, rồi lại “vì tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước” để đàm phán “hòa bình” nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng…Sự việc sẽ được tiếp tục … 5 năm, 10 măm…20 năm… cho đến khi TQ chiếm xong Biển Đông của VN và biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới của TQ.


 Nếu VN không quyết tâm chống TQ xâm lược, nếu Mỹ và quốc tế không ngăn chặn dã tâm bành trướng của TQ ở Biển Đông thì điều tồi tệ đó sẽ sảy ra.

Nhân dân VN phải lựa chọn:
- Tổ quốc hay nô dịch !

Phạm Hải

Thủ tướng VN: 'TQ xâm phạm chủ quyền'


Cập nhật: 15:04 GMT - thứ tư, 18 tháng 6, 2014
Ông Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ ông Dương Khiết Trì
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển hiện nay
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng Bắc Kinh đã 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.
Trang web của Chính phủ Việt Nam cũng nói ông Dũng nói trong cuộc gặp tại Hà Nội rằng hành động của Trung Quốc đã "vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế" cũng như "gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước".
Ông Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.
Vị thủ tướng cũng được dẫn lời nói "Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."
Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."
Ông Dương là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới thăm Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc về Việt Nam.

'Không đột phá'

Báo chí Trung Quốc nói một số trao đổi cấp thấp hơn đã bị hoãn trong khi không có cuộc gặp gỡ cao cấp nào khác được lên lịch giữa hai bên.
Các học giả Trung Quốc cũng được dẫn lời nói Việt Nam nên "tận dụng" cơ hội mà chuyến thăm của ông Dương tạo ra để giải quyết vụ việc.
Ông Dương Khiết Trì cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tuy nhiên quan chức giấu tên của Việt Nam được hãng tin AP dẫn lời nói hai bên không đạt được đột phá.
Hà Nội nói kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là một trong những giải pháp họ có thể cân nhắc nhưng chưa rõ liệu có diễn ra vụ kiện như vậy không.
Bắc Kinh luôn muốn giải quyết các tranh chấp qua đối thoại song phương.
Báo chí Việt Nam có vẻ thận trọng khi đưa tin về chuyến thăm. Điều này trái ngược với cách đưa tin mạnh mẽ hơn của một số tờ báo Trung Quốc.

Lời nhắn không riêng gửi EVN


Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vẫn nóng. Đó là cảm nhận quen thuộc từ những phiên chất vấn trực tiếp tại Quốc hội trong tuần qua.

Chỉ có điều, sức nóng dường như chỉ đến từ các câu hỏi. Phần trả lời, như lời cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết trên tờ Tuổi Trẻ ngày 15/6, “nói nôm na theo ngôn ngữ bình dân thì các bộ trưởng trả lời rất chán”.

Còn theo nhận xét của một số vị đại biểu đương nhiệm, thì có câu hỏi được cả hai vị bộ trưởng cùng trả lời, mà cũng vẫn rất… chán.

Một trong số đó là chất vấn liên quan đến xử lý kết luận của Thanh tra về sai phạm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Cũng cần phải nói thêm là không chỉ đến bây giờ, mà từ Quốc hội khóa 12, không ít vấn đề của doanh nghiệp nhà nước luôn trở đi trở lại ở nhiều phiên chất vấn. Và trong số những cái tên quen thuộc thì EVN có lẽ là quen thuộc nhất.

Kỳ họp này, ngay phiên chất vấn đầu tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã hỏi Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về tiến độ xử lý những vi phạm của EVN trong việc đưa những chi phí về quản lý vận hành, về nhà ở, nhà biệt thự liền kề, chung cư cao tầng có bể bơi, sân tenis vào giá điện, sau 6 tháng có kết luận của Thủ tướng giao Bộ trưởng chủ trì rà soát.

Phần trả lời, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đều khẳng định những chi phí khấu hao của nhà ở hay chi phí đầu tư công trình phục vụ cho mục đích phúc lợi đều không được tính khấu hao để đưa vào giá thành của điện.

“Chắc là tới đây, Thủ tướng sẽ có chỉ đạo tiếp theo, chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện tiếp”, Bộ trưởng cho biết.

“Chia lửa” cho Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng cho hay là sắp tới Thủ tướng quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính, và “liên bộ chúng tôi chấp hành, hiện nay chưa có tính gì vào giá thành điện”.

Thêm một lần đứng dậy, đại biểu Lê Thị Nga nói: “Qua Bộ trưởng Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của EVN, Bộ trưởng Bộ Tài chính là cơ quan quản lý của nhà nước giám sát về tài chính, xin gửi tới EVN - một tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, là cử tri và đại biểu Quốc hội rất mong muốn EVN gương mẫu và đi đầu trong chấp hành pháp luật, chấp hành kỷ cương tài chính công khai, minh bạch trong cách tính giá điện để làm gương cho các doanh nghiệp khác”.

Lời nhắn nhủ của đại biểu Nga nhận được sự chia sẻ của không ít vị đại diện cho dân.

Bởi, theo kết luận thanh tra thì tổng giá trị đầu tư xây dựng khu nhà ở và các cơ sở hạ tầng đi kèm ở 6 dự án nguồn điện của EVN lên tới 595.860.013.405 đồng.

“Toàn bộ chi phí cho việc xây dựng này được Bộ Công Thương, EVN xác định trong khoản mục khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa nằm trong tổng mức đầu tư của dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định” - trích nguyên văn kết luận thanh tra.

9 tháng sau khi thanh tra có kết luận, 6 tháng sau khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo, đại biểu Quốc hội đã chất vấn ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nay vị khác lại phải tiếp tục nêu vấn đề ở Quốc hội, vẫn chưa thể có đáp án cuối cùng.

Đó, chính là vì EVN đã không gương mẫu chấp hành pháp luật.

Sốt ruột hơn, khi đọc kỹ kết luận của Thanh tra thì EVN không chỉ nhập nhằng trong cách tính giá bán điện, mà còn không ít vi phạm khác. 

Như, đầu tư “tay trái” không đúng quy định và chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Rồi hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án đã hoàn thành và đang hoạt động, làm tăng chi phí cho sản xuất điện riêng trong năm 2011 tại 11 dự án này lên tới gần 224 tỷ đồng…

Rõ ràng, sự thiếu gương mẫu chấp hành pháp luật của nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có EVN đã góp phần làm suy yếu tiềm lực quốc gia.

Chẳng phải vô cớ mà “ông nghị” Dương Trung Quốc nhận xét rằng, “nếu Vinashin và Vinalines không đổ vỡ thì chắc tương quan ngoài biển không như hiện nay”.

Và chiều 10/6 vừa qua, đại biểu Huỳnh Nghĩa cũng đã không phải sốt ruột “truy” Bộ trưởng Bộ Tài chính về các khoản nợ của Vinashin, Vinalines, trong bối cảnh nợ công được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là đã “đe dọa an ninh tài chính”.

Hiến pháp mới khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo. Và các doanh nghiệp nhà nước như EVN vẫn đang giữ vị trí quan trọng của kinh tế nhà nước. Vậy nên, lời nhắn nhủ EVN hãy gương mẫu chấp hành pháp luật, chấp hành kỷ cương tài chính của đại biểu Nga, có lẽ không chỉ dành riêng cho tập đoàn này, theo bình luận của một số vị đại biểu Quốc hội.

>> EVN được hạch toán kinh phí mua ô tô vượt định mức vào Lợi nhuận sau thuế
Theo Nguyên Thảo
VnEconomy

Nga thế chân TQ làm “bạn lớn” của Triều Tiên?

Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”...


Nga thế chân Trung Quốc làm “bạn lớn” của Triều Tiên?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
In
Theo tạp chí The Diplomat, Triều Tiên mới đây đã ra một văn bản nội bộ phê phán “giấc mơ Trung Quốc”, một động thái cho thấy Bình Nhưỡng không còn “mặn mà” với đối tác lớn nhất là Bắc Kinh như trước đây.

Hồi đầu tháng này, trang tin News Focus International đưa tin, vào cuối tháng 4, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”.

“Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng [của Triều Tiên]… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”, sắc lệnh trên có đoạn viết.

Sắc lệnh này cũng cáo buộc Trung Quốc “đồng sàng với đế quốc và mơ cùng giấc mơ với họ” thể hiện qua việc Trung Quốc phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

New Focus International cho biết, một sắc lệnh tiếp sau đó của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên yêu cầu các công ty thương mại quốc doanh giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường quan hệ thương mại với Nga và các nước châu Âu khác. Bài báo cho hay, những sắc lệnh tương tự về giảm sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Trung Quốc đã được đưa ra vào năm 2000 và 2002 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il.

New Focus International có nhiều nguồn tin đáng tin cậy ở Triều Tiên. Được điều hành bởi những người Triều Tiên lưu vong thuộc mọi tầng lớp xã hội, trang tin này do ông Jang Jin Sung - từng là một sỹ quan phản gián của Triều Tiên dưới thời Kim Jong Il - sáng lập và chỉ đạo. 

Ông Jang mới đây đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian ở Triều Tiên cũng như cuộc bỏ trốn của ông khỏi đất nước này. Ba biên tập viên cấp cao của New Focus International cũng là các cựu quan chức của Triều Tiên.

Bên cạnh đó, những thông tin mà trang tin trên đưa ra cũng phù hợp với các xu hướng trong quan hệ Trung-Triều và Nga-Triều trong mấy tháng gần đây. Hồi tháng 3, tờ The Diplomat đưa tin, Triều Tiên đã cho treo biển tại các học viện quân sự của nước này gọi Trung Quốc là “kẻ phản bội và kẻ thù của chúng ta”.

Tương tự, vào cuối năm ngoái, người chú dượng quyền lực Jang Song Thaek của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị thanh trừng khỏi hàng ngũ lãnh đạo và xử tử sau đó. Ông Jang được biết đến là một nhân vật thân cận với Trung Quốc, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một trong những tội danh mà Bình Nhưỡng áp vào ông Jang cho thấy, việc ông này làm ăn với Trung Quốc là một phần lý do dẫn tới kết cục không có hậu.

Trong khi quan hệ Trung-Triều xấu đi, quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Moscow lại khởi sắc trong vòng khoảng hơn một năm trở lại đây. Đáng chú ý nhất là việc vào tháng 4 vừa qua, Nga chính thức nhất trí xóa cho Triều Tiên 90% số nợ có từ thời chiến tranh lạnh, đồng thời đưa ra những điều khoản thanh toán ưu đãi cho 10% còn lại.

Thêm vào đó, chỉ vài ngày sau khi New Focus International đưa ra những thông tin kể trên, Nga và Triều Tiên đã tổ chức một phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước. Kết thúc cuộc họp, hai bên công bố một loạt thỏa thuận mà nếu được thực thi sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong quan hệ thương mại song phương.

Tuy nhiên, một điều đặc biệt là chi tiết của thỏa thuận nói trên hàm ý nhấn mạnh rằng, Nga thực chất sẽ thay thế vai trò mà Trung Quốc đang nắm giữ trong nhiều lĩnh vực ở Triều Tiên.

“Điều bất ngờ là các thỏa thuận về thương mại và phát triển [giữa Triều Tiên với Nga] rất giống với những dạng dự án mà ông Jang Song Thaek quá cố sắp xếp với các nhà đầu tư Trung Quốc. Ông Kim Jong Un đã quyết định có những thỏa thuận tương tự với người Nga”, trang KGS Night Watch nhận xét.

Ngay cả Bộ trưởng Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga, ông Alexander Galushka, cũng nói về thỏa thuận trên rằng: “Chính phủ Triều Tiên đã dành riêng thỏa thuận này cho các doanh nhân Nga, và các nhà đầu tư nước ngoài khác, bao gồm Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa được hưởng những lợi ích như vậy”.

17 tháng 6, 2014

30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài

Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh có thể khiến bạn rớt tim ra ngoài nhé.
Nhìn thế giới từ trên cao xuống là một điều thú vị, nhưng nó chỉ thật sự thú vị qua ống kính của một người khác. Còn nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm như những nhân vật dưới đây thì hãy chắc rằng mình có một trái tim thật vững vàng.
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
Được ngủ qua đêm ở đây thật tuyệt.
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
Chinh phục đỉnh cao.
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
Cung đường tình yêu.
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
Tư thế chụp ảnh hoàn toàn mới.
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
Chụp ảnh "tự sướng" nhé!
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)
30 bức ảnh khiến bạn rớt tim ra ngoài (P.1)

Vì sao EVN "hào phóng" mua điện Trung Quốc giá cao?

BTTD: Điện trong nước giá rẻ, có thời điểm dư thừa thì  không mua, ENV lại thích mua điện TQ với giá cao. Ví "tình hữu nghị"?
(Doanh nghiệp) - Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, VN quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.
Lợi ích nhóm
PV: - Một thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?
GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế nhiều năm qua Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.
Trong điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung cầu điện.
Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.
Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.
Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.
Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.
PV: - Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?
GS TS Đặng Đình Đào: - Thực tế hiện nay, các nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì yêu cầu của EVN quá cao.
EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.
Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.
Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.
Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu
PV: - Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?
GS TS Đặng Đình Đào: - Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.
Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao.
Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp
Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp - Ảnh LĐO
Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.
PV: - Sự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể như thế nào?
GS TS Đặng Đình Đào: - Vì điện thương phẩm mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam.
Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.
Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…
Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.
PV: - Có ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.
GS TS Đặng Đình Đào: - Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.
Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.
Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tâm An (thực hiện)