Trang

17 tháng 6, 2014

Giáp mặt gian thương Trung Quốc: Lật tẩy trăm mưu, nghìn kế "bẩn"

BTTD: Đáng buồn thay có rất nhiều người VN đang tiếp tay cho TQ làm hại dân Việt

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù đã rất cẩn trọng trong việc làm ăn với các thương lái Trung Quốc, nhưng vẫn có nhiều trường hợp các chủ vựa thu mua của biển ở Cà Mau bị thương lái Trung Quốc quỵt tiền.
Trăm mưu, nghìn kế bẩn
Cụ thể, tối 26.12, khi được một người quen thông báo thương lái tên A Dĩ và một người tên Kiệm (thông dịch viên của A Dĩ - PV) có mặt tại một khách sạn ơ phường 4, TP.Cà Mau, chị Ng. Th. H (chủ vựa cua ở khu vực 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) tức tốc chạy xe máy hơn 50 km từ thị trấn Năm Căn lên TP.Cà Mau để tìm A Dĩ đòi tiền mua cua biển mà thương lái này đang nợ chị. Tuy nhiên, khi chị H. đến nơi thì A Dĩ và thông dịch viên của mình đã “biến” khỏi khách sạn.
Cũng theo lời chị H. trong vài lần giao dịch đầu tiên A Dĩ chung chi tiền mặt hẳn hoi. Nhưng tiếp sau đó thì xin khất nợ (số tiền từ 50 - 150 triệu đồng) với lý do tiền chuyển từ Trung Quốc sang không kịp, ngày hôm sau sẽ thanh toán đủ. Đúng như lời hứa, qua ngày hôm sau A Dĩ và Kiệm mang đủ tiền đến trả cho chị H.
Thấy A Dĩ làm ăn có uy tín nên chị Hiền an tâm duy trì hoạt động mua bán. Nhưng đến ngày 19 và 20.12, A Dĩ tiếp tục xin khất số tiền hơn 132 triệu đồng, hứa hôm sau sẽ trả. “Mãi không thấy A Dĩ trả tiền, tôi liên hệ thì người này nói kẹt vốn và tiếp tục xin khất lại.
Qua mấy ngày sau đó, A Dĩ gởi trả tôi 2 lần tổng số tiền là 102 triệu đồng. Còn lại 30 triệu đồng, tôi gọi điện thoại hỏi thì được thông dịch viên của A Dĩ trả lời rằng không trả nữa và trốn luôn cho đến nay” - chị H. tức tưởi.
 Sử dụng hộ chiếu du lịch để thu mua nông sản, thủy sản.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ, chủ vựa thu mua cua ở huyện Đầm Dơi ngán ngẩm: “Trước đó tui làm ăn với một thương lái tên là Vương Ngôn Thư. Ban đầu tay này trả tiền rất sòng phẳng, nhưng dần về sau thì diện đủ lý do để khất nợ. Đến khi số tiền nợ lên đến gần 500 triệu đồng thì hắn biến mất”.
Cũng trong năm 2012 có rất nhiều chủ vựa cua ở thị trấn Năm Căn đến trình báo cơ quan chức năng về việc họ bị một thương lái Trung Quốc tên Wang Juanmei (tự A Kiều, 38 tuổi) quỵt với số tiền lên đến 17 tỷ đồng.
Trước đó, Công an TP.Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự với số tiền 10 triệu đồng/người đối với Long Guo Liang (45 tuổi) và Feng Bing (46 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) về hành vi “Có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền”.
Theo thông tin từ cơ quan công an, Liang và Bing và Feng Bing đã nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, sau đó đến tạm trú để giám sát giết mổ vịt tại cơ sở giết mổ gia cầm của ông Võ Đức Nghĩa, tại KV.15, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ.
Người Trung Quốc xấu hổ cho đồng hương
“Khi đọc báo và được nghe các bạn Việt Nam kể về một số thương buôn Trung Quốc có ý đồ xấu với nông dân Việt Nam, chúng tôi cũng cảm thấy xấu hổ thay người Trung Quốc vì vốn dĩ người Trung Quốc cũng có những đức tính tốt giống người Việt Nam. Tôi phản đối một số thương lái lợi dụng lòng tin của người nông dân để lừa đảo họ như vậy.”
Việc thương buôn thu mua nông sản với giá thấp hoặc thậm chí “phá giá” làm người nông dân vào cảnh khó khăn cũng xảy ra rất nhiều ở Trung Quốc. Nhưng mua những nông sản “lạ” thì chắc chỉ xảy ra ở Việt Nam, chúng tôi cũng không biết rõ mục đích là gì. Một lời khuyên cho bất cứ nông dân Việt Nam hay Trung Quốc là nên có một bản hợp đồng buôn bán nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm của hai bên nhằm tránh tình trạng này”.
Qin Si Hao (đến từ Quảng Tây, Trung Quốc, sinh viên Đại học Hà Nội)

Sự hung hăng của TQ cảnh tỉnh các nhà hoạch định chính sách VN


Tàu Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi.  Ảnh: Reuters
Tàu Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Ảnh: Reuters
Trong tám năm qua, hơn 90% lượng nguyên liệu sợi cung cấp cho các nhà máy sản xuất ở Hà Nội của công ty may mặc Việt Hưng là phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước những nguy cơ từ cuộc bạo loạn chống Trung Quốc vào tháng 5.2014, Việt Hưng lần đầu tiên đã đặt mua sợi nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang nóng lên
Bà Lương Thị Kim Oanh, 52 tuổi, chủ doanh nghiệp Việt Hưng với khoảng 200 lao động, cho biết: "Việc thay đổi nguồn cung nguyên liệu có thể làm chi phí sản xuất đội lên nhưng chúng tôi cần phải nghĩ về nó từ bây giờ, nếu không sẽ quá muộn. Không ai biết được việc gì có thể xảy ra".
Điều bà Oanh lo sợ là một sự đổ vỡ trong quan hệ thương mại Việt-Trung, khi nổ ra các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc vào tháng 5.2014.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam cần phải giảm sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc và cần phát triển một kế hoạch dự phòng để đối phó với bất kỳ sự biến động nào.  
Các doanh nghiệp có thể sẽ phải cân nhắc những phương án thay thế khi Việt Nam chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc vì những yêu sách chủ quyền phi lý đối với biển Đông. Trong buổi trả lời phỏng vấn vào tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và đã sẵn sàng để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
"Tình hình này sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm các thị trường khác, nơi mà không có những rủi ro chính trị. Việc đa dạng hóa thị trường là luôn luôn tốt, vì không ai muốn dựa quá nhiều vào nước khác, đặc biệt là khi căng thẳng chính trị đang leo thang ", ông Chua Hak Bin, một nhà kinh tế của Bank of America Corp có trụ sở tại Singapore đánh giá.
Nguồn nguyên liệu thay thế
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết hơn 1.000 thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã được yêu cầu xem xét các nguồn cung nguyên liệu thay thế cho Trung Quốc, ngay cả khi thương mại song phương của hai nước đang tăng mạnh từ 27,3 tỉ USD (2010) lên 50,2 tỉ USD (2013).
Theo thống kế năm 2013 của Bộ thương mại, khoảng 31% tổng hàng xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, may mặc, giày dép. Trong đó, may mặc và giày dép tăng 13 %. Nhưng lại có đến 42 % tổng hàng nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc, chủ yếu là linh kiện điện tử, điện thoại, nguyên liệu cho ngành may mặc và giày dép, các thiết bị, máy móc.
Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà Ngân hàng Thế giới dự đoán sẽ đạt mức 5,4 % trong năm nay, thấp hơn so với mục tiêu 5,8 % đề ra trước đó. 
Chính phủ đang nghiên cứu những tác động kinh tế mà mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc có thể gây ra, cũng như sẽ giám sát chặt chẽ các lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng như thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch và sẽ có những "hành động thích hợp" khi cần thiết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hôm 12.6.
Sụt giảm lượng khách du lịch
Tờ South China Morning Post hôm 9.6 đưa tin các công ty nhà nước của Trung Quốc tạm ngưng đấu thầu các hợp đồng với Việt Nam. Theo Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại giảm gần 10% so với tháng 4.2014, trong đó khách du lịch Trung Quốc chiếm 25 %.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, từng là cố vấn chính phủ, nhận định: "Không còn nghi ngờ gì nữa, tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng câu hỏi đặt ra là ảnh hưởng bao nhiêu, 0,5 hay 1 điểm phần trăm. Điều đó còn phụ thuộc vào cách chúng ta đối phó".
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực có xung đột với Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang kiểm soát phần lớn nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Năm 2010, Trung Quốc đã đột ngột cắt nguồn cung đất hiếm và áp đặt lệnh cấm xuất khẩu cho cho Nhật Bản sau vụ cảnh sát biển bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá va chạm với tàu Cảnh sát biển Nhật Bản.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật bản hồi năm 2012 đã kích hoạt một cuộc biểu tình lớn chống Nhật Bản ở Trung Quốc, gây ra nhiều thiệt hại cho các hãng xe Honda và Toyota Motor Corp của Nhật.
Cộng đồng ASEAN
Sự xung đột với Trung Quốc đã thúc đẩy Nhật Bản chuyển sự chú ý đến Đông Nam Á với hàng tỉ USD đầu tư. Việt Nam cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), với một thị trường trị giá 28.000 tỉ USD mỗi năm mà không có sự hiện diện của Trung Quốc.
Việt Nam cũng hướng đến một Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng gấp sáu lần chỉ trong 10 năm, từ 1,4 tỉ USD (2002) lên 8,4 tỉ USD (2012).
Ông Trịnh Nguyễn, một nhà kinh tế đang làm việc cho HSBC Holdings Plc tại Hong Kong, cho rằng những căng thẳng ở biển Đông là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các nhà lãnh đạo Việt Nam để đẩy mạnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có khả năng cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho nền kinh tế.
Những thông điệp khẩn cấp
Kinh tế trưởng Alan Phạm của VinaCapital Group có trụ ở sở TP.HCM, quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam với giá trị 1,6 tỉ USD, cho rằng Việt Nam có thể thích ứng với những thay đổi trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc và “đó là một thông điệp khẩn cấp buộc Việt Nam cần có biện pháp để giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc".
Tỉnh Bắc Giang đang giúp người trồng vải thiều ở địa phương tìm kiếm những thị trường mới, sau nhiều năm xem Trung Quốc là thị trường chính.
Ông Nguyễn Văn Hùng, người bán hơn 90 % sản lượng vải thiều của mình cho Trung Quốc, chia sẻ: "Suốt nhiều năm qua, chúng tôi đã bán phần lớn nông sản của mình sang Trung Quốc. Nhưng riêng năm nay, chúng tôi đang cố gắng xâm nhập các thị trường khác như Nhật Bản và Hàn Quốc".
Lâm Nguyên (theo Bloomberg News)

Thế giới 24h: Nga dồn ép Ukraina

 - Nga cắt nguồn khí đốt bán cho Ukraina, quân đội Trung Quốc tuyển mộ cả người có vấn đề tâm thần, Nhật sẽ cho phép xuất khẩu vũ khí… là những tin nóng 24 giờ qua.

Tin nổi bật
Ukraina nói rằng Nga đã điều 16.000 binh sĩ trở lại biên giới hai nước, cùng lúc Moscow tuyên bố khóa van cấp khí đốt cho Kiev.
Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Andrei Paruby khẳng định, 16.000 binh sĩ Nga đã trở lại khu vực biên giới Nga-Ukraina và cho rằng 'cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina vẫn tiếp tục'.
Thế giới 24h, Nga, Ukraina
Theo ông Andrei Paruby, những động thái quân sự của Nga trên biên giới giữa hai nước được ghi nhận hôm 15/6. Sân bay Millerovo, khu vực giáp biên giới với Ukraine đã xuất hiện các máy bay vận tải quân sự IL-76 của Nga. Các nguồn tin cho biết, khoảng 150 nhân viên và thiết bị quân sự đã được chuyển tới.
“Số lượng thành viên của các lực lượng vũ trang của Nga, trong đó tập trung gần biên giới nhà nước của Ukraine, là khoảng 16.000 quân. Ngoài ra, ở Crimea cũng có sự hiện diện của khoảng 22.000 binh sĩ Nga…” - ông Paruby cho biết.
Đồng thời, từ 6 giờ GMT ngày 16/6/2014, Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom thông báo chính thức khóa van cấp khí đốt cho Ukraina với lý do là chính quyền Kiev không thanh toán đúng thời hạn khoản nợ lên tới 4,5 tỷ USD.
Tính từ thời điểm này, Gazprom chuyển sang chế độ trả trước khi bán khí đốt cho tập đoàn Naftogaz của Ukraina.
Gazprom đưa ra quyết định trên sau khi vòng đàm phán cuối cùng giữa Nga và Ukraina về vấn đề khí đốt, thất bại.
Thủ tướng Ukraina Arseni lệnh cho Bộ Tư pháp hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ để kiện Gazprom trước Tòa án Trọng tài ở Stockholm. Còn hãng Gazprom cho biết họ cũng chuẩn bị kiện Naftogaz để đòi nợ.
Tuy vậy, Nga cho biết dòng khí đốt từ Nga cung cấp cho châu Âu thông qua Ukraina vẫn ổn định dù Moscow đã cắt các nguồn cung khí đốt cho Kiev.
Tin vắn
Số người Campuchia rời Thái Lan về nước vì sợ cuộc truy bắt lao động nhập cư trái phép lên đến gần 180.000 người khi hai nước dự kiến nói chuyện về cuộc khủng hoảng này tại Bangkok.
Bộ quốc phòng Nhật Bản đã công bố một chiến lược phát triển vũ khí với các quy định mới, cho phép các công ty Nhật xuất khẩu các thiết bị quốc phòng.
Cơ quan quốc phòng Ukraina cho biết khoảng 30 quân nhân đã bị thương trong cuộc chiến đấu với lực lượng ly khai thân Nga ở gần biên giới phía đông giữa hai nước vào sáng sớm ngày 17/6.
Cuối năm nay, một căn cứ hải quân quy mô lớn trên đảo Baeknyeong, gần biên giới trên biển Hàn Quốc-Triều Tiên, sẽ được hoàn tất.
Các chuyên gia cho biết một đoạn video tuyên truyền của Triều Tiên đã tiết lộ cảnh quay của một tên lửa đạn đạo mới được phát triển giống Kh-35 của Nga.
Cảnh sát Kenya cho hay ít nhất 15 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công mới do nhóm chiến binh hồi giáo tiến hành gần thị trấn ven biển Mpeketoni, miền Đông Kenya.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc hội đàm kín nhằm phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trước khi cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo hai nước diễn ra.
Một vụ lở đất nghiêm trọng tại Indonesia đã khiến 6 người thiệt mạng và 3 người mất tích.
Lần đầu tiên trong lịch sử quân giải phóng Trung Quốc sẽ không hạn chế nhập ngũ đối với những thanh niên mắc các bệnh như: tâm thần phân liệt, rối loạn tâm lý và trầm cảm.
Thông tin trong ảnh
Thế giới 24h, Nga, Ukraina
Các binh sĩ Israel tham gia vào chiến dịch tìm kiếm 3 thiếu niên Israel mất tích gần thành phố Dải Bờ Tây hôm 17/6/2014.
Trong đợt trấn áp lớn này, các lực lượng Israel đã bắt giữ hơn 200 người Palestine, phần lớn là các nhà hoạt động của Hamas.
Phát ngôn ấn tượng
Phiên tòa xử 9 ngư dân Trung Quốc do bắt hàng trăm con rùa biển của Philippines tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông vừa bị hoãn do thiếu thông dịch viên. Công tố viên Philippines cho biết nguyên nhân của việc này là do áp lực từ phía Trung Quốc.
“Chúng tôi không thể tìm được thông dịch viên đủ tiêu chuẩn cho các ngư dân Trung Quốc” – Reuters dẫn lời một công tố viên giấu tên của Philippines.
Sự kiện
18/6/1767 – Đại úy Samuel Wallis đổ bộ lên đảo Tahiti trên Thái Bình Dương, ông được cho là người châu Âu đầu tiên đến đảo.
18/6/1812 – Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Anh bắt đầu khi Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua việc tuyên chiến với Anh.
18/6/1815 – Chiến tranh Liên minh thứ bảy: Napoléon Bonaparte thất bại trong trận Waterloo, ông buộc phải thoái vị lần thứ hai ít ngày sau đó.
18/6/1983 – Trên tàu con thoi Challenger, nhà du hành vũ trụ Sally Ride trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên trong không gian.
Lê Thu  (tổng hợp)

Chuyển nhượng 17/6: Arsenal mua Balotelli, tráo hàng Man Utd

Đội bóng thành London đang đẩy mạnh việc tuyển lựa những vị trí còn yếu trong đội hình ở cả ba tuyến.
mu-7389-1403004514.jpg
Smalling và Cleverley phù hợp với nhu cầu tìm kiếm tài năng trẻ của Arsenal.
Theo truyền thông Anh, Arsenal sẽ đề nghị Milan số tiền trị giá 25 triệu bảng cho sự phục vụ của Balotelli. Tiền đạo người Italy được liên hệ từ đầu mùa hè và ban lãnh đạo Arsenal thực sự muốn có chân sút 23 tuổi. Bên cạnh đó, Arsenal cũng sẵn sàng để trung vệ đội trưởng Vermaelen tới Man Utd, nhưng đổi lại họ muốn có cặp cầu thủ trẻ Smalling và Cleverley.
Barca hoàn tất hợp đồng Ivan Rakitic. Tiền vệ người Croatia trở thành chữ ký lớn đầu tiên dưới thời tân HLV Luis Enrique. Theo thông tin tại Tây Ban Nha, Barca phải trả cho Sevilla số tiền 20 triệu euro và cho mượn tiền vệ trẻ Denis Suarez trong 2 năm.
Sunderland mua thủ thành của Man City. Người bắt dự bị cho Joe Hart mùa giải qua, Costel Pantilimon quyết định đầu quân cho Sunderland trong bản hợp đồng 4 năm. Thủ môn 27 tuổi rời Man City dưới dạng tự do và là chữ ký thứ ba của Sunderland mùa hè này.
Atletico muốn có Negredo. Theo trang Daily Star, đội bóng thành Madrid xem Negredo như người thay thế tiềm năng cho Diego Costa. Negredo mới gia nhập Man City mùa trước nhưng không được ra sân nhiều ở giai đoạn lượt về.
Aguero nguyện trung thành với Man City. Tiền đạo Argentina khẳng định anh không có ý định rời sân Etihad bất chấp sự quan tâm từ Barca và Real.
Everton sắp có sao Italy mới nổi. Theo tờ Daily Express, Everton đã vượt qua cả Arsenal và Man Utd khi ra giá 10 triệu bảng cho tiền đạo Alessio Cerci của Torino. Cầu thủ 26 tuổi ghi được 13 bàn ở Serie A mùa giải qua và có lối chơi tương đồng như Robben.
Real bất ngờ quan tâm tới Januzaj. Theo tờ Marca, đội bóng thành Madrid sẵn sàng chi tới 40 triệu euro cho chữ ký tài năng trẻ người Bỉ.
Juventus ra đề nghị mới cho Sanchez. Đội bóng thành Turin sẽ trả 18 triệu euro cho Barca, đồng thời thêm khoản phụ phí 3 triệu euro để có tiền vệ người Chile.
Man Utd đi săn tiền vệ. Tờ AS đưa tin đội chủ sân Old Trafford quay trở lại với mục tiêu Ander Herrera của Athletic Bilbao. Bên cạnh đó, Man Utd còn quan tâm tới cầu thủ chạy cánh Cuadrado của Fiorentina, theo Gazzetta dello Sport.
Man City thưởng lớn cho Nasri. Theo tờ France Football, đội chủ sân Etihad và tiền vệ người Pháp sắp ký hợp đồng mới có thời hạn 5 năm, mức lương lên tới 160 nghìn bảng một tuần.
Bảo Lam

Ghê rợn phiến quân hành quyết 1.700 lính Iraq

TT - Lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã công bố những hình ảnh hành quyết ghê rợn khi thông báo xử tử hơn 1.700 lính an ninh của Iraq mà họ bắt được.

Lực lượng ISIL tuyên bố đã sát hại khoảng 1.700 lính Shiite của chính quyền - Ảnh: AP chụp lại từ trang web
Nếu con số ISIL công bố là sự thật, đây sẽ là hành động đơn lẻ đẫm máu nhất kể từ khi các cuộc xung đột xảy ra ở khu vực, thậm chí vượt cả quy mô vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Damascus (Syria) năm ngoái. Việc sát hại những nhân viên người Shiite ở Tikrit đồng thời đẩy thêm nguy cơ xung đột sắc tộc lan rộng giữa những người Sunni và Shiite ở nước này.
Kích động hận thù
Các bản tin từ khắp Iraq cho thấy ISIL (người Sunni) có vẻ như muốn sát hại người Shiite khắp Iraq để kích động thù hận. Tình hình căng thẳng cũng có thể buộc Washington phải viện trợ quân sự cho Iraq - điều cho đến giờ chính quyền Tổng thống Obama vẫn lưỡng lự.
"Chính quyền cần cho ông John Kerry lên máy bay ngay tức khắc rồi ngồi xuống với lãnh đạo Shiite, Sunni và người Kurd"
Ryan C. Crocker (cựu đại sứ Mỹ ở Iraq)
Các bức hình chụp những tay súng phiến quân bịt mặt bắn vào một nhóm thanh niên với tay bị trói quặt sau lưng và được xếp đứng san sát nhau trước một hố chôn tập thể được đào sẵn. Ở một số bức hình, những thanh niên xếp hàng có vẻ như cầu khẩn để được tha mạng. Các chú thích trên các bức hình cũng đầy khiêu khích như: “Giết hàng trăm thằng Shiite bẩn thỉu”.
Theo New York Times, lo ngại khả năng bùng phát xung đột sắc tộc, Chính phủ Iraq đang tìm mọi cách để giảm ảnh hưởng thông tin mới. Chính quyền đến lúc này mới chỉ xác nhận vài vụ xử tử ở Tikrit chứ không thừa nhận vụ thảm sát quy mô lớn. Một quan chức an ninh Iraq nói có 11 xác lính bị bắt được thấy ở hạ nguồn sông Tigris và ông thừa nhận có khoảng 800 lính đã bị bắt giữ ở đây.
Nhân viên của New York Times nói thấy hàng trăm quân nhân Iraq bị bắt giữ khi định chạy trốn khỏi căn cứ Speicher, nơi đang được sử dụng để tập luyện, ở Tikrit. Những người Sunni ở đó được đưa quần áo dân sự và cho về nhà, trong khi những người Shiite bị bắt rồi đưa lên xe giải đi và bị cho là đã bị xử tử.
Nguy cơ tiềm ẩn
Việc người Shiite huy động hàng ngàn tay súng tình nguyện để chống lại lực lượng ISIL cũng tiềm ẩn nguy cơ an ninh đối với Mỹ vì các nhóm này từng là lực lượng đối lập chống Mỹ kịch liệt trong giai đoạn 2006-2007 trước khi bị tướng David Petraeus đánh bại.
Ryan C. Crocker, cựu đại sứ Mỹ ở Iraq, cho rằng vụ thảm sát cho thấy việc Mỹ can thiệp là cần thiết hơn bao giờ hết. “Chính quyền cần cho ông John Kerry lên máy bay ngay tức khắc rồi ngồi xuống với lãnh đạo Shiite, Sunni và người Kurd để họ có chung quan điểm về dân tộc thống nhất” - ông Crocker nói.
Các giới phân tích đều thừa nhận mục đích chính của ISIL giờ là kích động tâm lý sắc tộc để các bên trả đũa lẫn nhau - chính thức đẩy Iraq vào cuộc nội chiến. “Trong nhóm Shiite cũng có những kẻ cực đoan và nếu những kẻ này phản ứng, chúng sẽ bắt đầu bắn giết và không loại trừ ai” - Ameer Jabbar al-Sa’aedi, một chuyên gia phân tích tại Baghdad, nói.
Tình hình căng thẳng đã khiến đại sứ quán Mỹ ở Baghdad lên kế hoạch sơ tán một lượng lớn nhân viên của mình trong tuần này. Hiện số lượng bao nhiêu nhân viên sơ tán vẫn chưa rõ, nhưng Mỹ có khoảng 5.500 nhân viên sứ quán tại Iraq. Hơn 130 lính thủy đánh bộ đã được triển khai để đảm bảo an ninh cho sứ quán.
Hiện Mỹ đang cân nhắc mở kênh đối thoại trực tiếp đối với Iran, nước vốn có quan hệ căng thẳng với Washington từ năm 1979 tới nay, để tìm cách đối phó với ISIL. Dù là đối thủ suốt 35 năm qua, cả Iran và Mỹ đều có mục tiêu chung trấn áp lực lượng ISIL. Theo BBC, các cuộc đàm phán có thể diễn ra ngay trong tuần này.
THANH TUẤN

16 tháng 6, 2014

'Điều bất cập của yêu hòa bình'

Bùi Quý

Cập nhật: 11:01 GMT - thứ hai, 9 tháng 6, 2014
'Biểu tình không thể là động lực chủ đạo để Việt Nam không bị chèn ép'
Biểu thị lòng yêu nước bằng biểu tình ở Việt Nam giống như ngọn lửa bùng lên rồi tắt, và là phản ứng bộc lộ cảm xúc của một thời khắc, thời điểm bị ức chế về tâm lý cần phải bung ra để giải tỏa.
Hơn lúc nào hết, biểu tình không phải và không thể là động lực chủ đạo để Việt Nam không bị chèn ép hay nằm chiếu dưới như trong tình hình Biển Đông hiện nay.
Khi những cuộc biểu tình không còn, người ta trở về với thực tại, một thực tại phũ phàng là sau mỗi bữa ăn chúng ta lại dùng tăm xỉa răng nhập khẩu; chiếc khăn tắm sử dụng hàng ngày hay bộ quần áo mặc đến công sở cho đến quả trứng làm tăng chất dinh dưỡng đều phải dùng đến ngoại tệ để mua mà chất lượng chưa chắc đã bảo đảm.
Việc phải bỏ ngoại tệ để mua những thứ hàng có thể sản xuất được bằng thủ công ấy khiến người ta dễ bị thui chột về tinh thần tự cường ngay từ những ý thức đầu tiên.

Bị dồn đến cùng

Trung Quốc đã có trình độ công nghệ ở mức cao còn Việt Nam vẫn ở mức thấp
Những khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” như một thứ được nêu lên để cho vui khi đối mặt với nó là lòng tham ngắn hạn trong sản xuất hàng hóa của người Việt, là những kiện hàng nhập lậu trĩu nặng nhưng đến cửa khẩu thì bay qua biên giới nhẹ như lá tre, là những chế tài pháp lý không đủ mạnh, cứng rắn và cả những người thực thi pháp lý nhiều khi không vồn vã với việc chấp pháp sao cho nghiêm minh.
Giả sử, nếu Trung Quốc và Việt Nam hoán đổi sức mạnh, vị thế cho nhau thì hẳn Việt Nam không bị người anh em thỉnh thoảng lại “bạt tai đá đít”.
Điểm xuất phát của hai quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa không chênh nhau nhiều, nhưng hiện Trung Quốc đã có thể hiên ngang với thế giới về công nghiệp quốc phòng, trình độ công nghệ đã ở mức cao còn Việt Nam vẫn ở mức thấp.
Sự tiến bộ đó là khát vọng lẫn tham vọng vươn tới không ngừng.
Việt Nam thiếu điều đó hay ít ra thiếu sức phát huy nội lực đủ mạnh để mọi cán cân không nghiêng hẳn về phía Trung Quốc như hiện nay.
Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam chỉ chống trả Trung Quốc khi không còn đường lui, khi bị dồn đến tận cùng của sự sống.
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đều là những anh hùng dân tộc, nhưng họ chỉ nổi danh ở việc đánh giặc chống ngoại xâm.
Những vị vua như Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ chỉ đủ sức làm cho ngoại bang chấm dứt một cuộc chiến xâm lược chứ họ không đủ sức hay không có tham vọng làm cho dân tộc lớn mạnh để ít nhất không bị bắt nạt chứ chưa nói đến bị xâm lược.
"Việt Nam chỉ chống trả Trung Quốc khi không còn đường lui"
Sẽ hợp lý hơn khi người ta yêu hòa bình ở tư thế kẻ mạnh, kẻ đủ sức gây đau thương cho người khác mà không thực hiện, chứ khó có thể nói người ta yêu hòa bình ở thế yếu, ở thế bắt buộc phải tự vệ.
Vì thế sự “yêu hòa bình” của Việt Nam sẽ được nhìn ở khía cạnh “bất cập” khi dân tộc Việt không thể yêu hòa bình ở tư thế cao hơn dù chỉ một chút.
Sự chịu đựng, nhẫn nhịn quá mức hay sự “yêu hòa bình” của kẻ yếu tồn tại quá lâu như đã trở thành phản xạ cầu yên.
Ít nhất lúc này, lịch sử sẽ hấp dẫn hơn nếu xuất hiện những người như Lê Duẩn, người đủ bản lĩnh và cứng rắn để trị nội, cứng ngoại, dám đương đầu. Có thể đau một lần còn hơn đau mãi mãi.
Bài thể hiện quan điểm riêng của bạn Bùi Quý từ Hà Nội.

Lá thư rơi nước mắt của cô bé bóc hột điều

TT - Chúng tôi tìm về xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước sau khi đọc lá thư của Nguyễn Thị Ngọc Như, cựu học sinh lớp 7C Trường THCS Bình Minh, gửi các thầy cô của mình. Lá thư được Ngọc Như viết sau khi đã nghỉ học.

Ngọc Như làm việc tại xưởng điều - Ảnh: Mỹ Duyên

Ngọc Như đã nghỉ học khi hoàn tất năm học 2012-2013. Từ đó đến nay, em làm công việc bóc tách hạt điều tại xưởng điều cách nhà 2km. Cởi bỏ găng tay, tạp dề, Như lau mồ hôi và từ tốn chia sẻ câu chuyện của mình.
Từ một học sinh giỏi suốt 7 năm liền...
"Hồi mới nghỉ, thấy em họ đi học, nó khóc quá chừng, ai cũng xót. Đến khi đi làm Như rất đúng giờ đúng giấc, làm suốt và rất ít nghỉ ngơi, biết dùng đồng tiền kiếm được lo cho bà ngoại"
Chị NGUYỄN THỊ CHÍN (hàng xóm của Như
Khi Như còn nhỏ, ba mẹ đã ly hôn. Như sống với bà ngoại 70 tuổi và người em họ tên Tú. Vào lớp 1, Như tập tành giúp bà ngoại làm việc nhà, chăm sóc em. Mùa hè đến, Như và Tú thường đi hái điều, hái cà phê mướn cho hàng xóm. Lớn hơn một chút, Như làm quen với công việc bóc tách hạt điều tại những xưởng gần nhà để kiếm thêm thu nhập và tiện trông nom bà.
Như bắt đầu vào lớp 5 cũng là lúc mắt ngoại yếu hẳn rồi không thấy gì nữa. Đồng thời, tiền hỗ trợ việc học từ mẹ cũng thưa thớt vì mẹ phải gồng mình, lo lắng nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Dần cảm được những khó khăn của gia đình, Như dành nhiều thời gian làm việc nhà, cùng người dì mất sức lao động thay phiên nhau chăm sóc ngoại. Bên cạnh đó, Như vẫn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi và hoạt động các cấp. Kể chuyện, viết chữ đẹp, học sinh giỏi cấp huyện lớp 4, lớp 5, lớp 6 cho đến cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” do huyện tổ chức, cuộc thi nào Như cũng được nhà trường đề cử tham gia. Như còn là thành viên tích cực trong phong trào văn nghệ, hoạt động Đội của trường, được nhiều học sinh biết đến. Không có điều kiện và thời gian như bạn bè, Như tranh thủ học bất cứ lúc nào rảnh, trao đổi với bạn bè, thầy cô khi không hiểu bài. Chưa bao giờ Như bỏ một buổi học nào vì đối với Như đi học là niềm vui, khát khao thay đổi cuộc đời.
Cùng với nỗ lực của Như là sự hỗ trợ của thầy cô tại những ngôi trường Như học. Thầy cô và bạn bè giúp Như tập sách, quần áo, quyên góp tiền để Như đi học nhưng mọi thứ chỉ cầm cự đến khi Như hoàn tất lớp 7. Bệnh tình của bà và dì trở nặng, không ai chăm sóc. Tú còn trong tuổi ăn, tuổi học. Như đành phải bỏ lỡ con đường của mình lao vào mưu sinh, nép mình với nước mắt mỗi khi thấy các bạn đến trường.
... Đến lao động chính trong gia đình
Như bắt đầu công việc bóc tách hạt điều từ cuối năm lớp 6. Khi còn đi học, tranh thủ những lúc rảnh Như và Tú thường vào xưởng làm việc. Đến khi nghỉ học, Như đều đặn thức dậy lúc 5g30 sáng để lo cơm nước cho bà, sau đó em đi làm đến 17g30 mới về nhà.
Công việc bóc tách hạt điều không khó nhưng người làm phải thường xuyên bao bọc tay chân kỹ lưỡng, nếu sơ suất để nhựa điều dính vào da sẽ bị phỏng, lở.
Hằng ngày Như bóc tách được khoảng 11kg điều loại C với giá 10.000 đồng/kg. Với thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng, Như thường dùng để trang trải nhu yếu phẩm trong gia đình như gạo, thức ăn hằng ngày, thuốc men cho bà ngoại. Số tiền còn dư Như để dành đóng học phí cho Tú và chỉ xài cho bản thân mình chưa đến 100.000 đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Chín, người hàng xóm và cũng là đồng nghiệp của Như tại xưởng điều, nói: “Như rất dễ thương, thiệt thà, ngoan ngoãn. Mọi người xung quanh rất thương nhưng ai cũng có hoàn cảnh nên chỉ giúp được một lúc nào đó. Cả xóm đều biết Như chăm chỉ, giỏi giang nhưng vì gia đình quá khó khăn đành phải nghỉ học”.
“Em rất muốn đi học lại vì từ trước đến nay ước mơ của em là được đến trường. Sau khi học xong em sẽ tìm một việc làm ổn định hơn để lo cho gia đình, phụ mẹ lo cho em Tú. Nếu cứ như bây giờ em sợ Tú sẽ dang dở như em” - Như chia sẻ ước mơ của mình khi mắt đỏ hoe, vội vàng trở về bàn làm việc.
MỸ DUYÊN
“Xót xa trước quyết định của em”
Thầy Nguyễn Thanh Hồng, hiệu trưởng Trường THCS Bình Minh (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), nói: “Thật sự khi đọc được bức thư của Như, tôi rất cảm động và đã đọc trước toàn trường. Em là một học sinh giỏi nhất khối, liên đội trưởng gương mẫu, đặc biệt viết chữ rất đẹp. Mọi công tác thầy cô giao cho em đều hoàn thành tốt, từ việc quản lý lớp cho đến các hoạt động, phong trào của trường. Không chỉ thế, em sống chan hòa, được bạn bè nể trọng và tin yêu. Nhà trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện để em đi học, đến tận nhà vận động nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, nếu em đến trường thì người em họ phải bỏ học để chăm sóc bà ngoại, mưu sinh phụ gia đình. Ý thức được điều đó, em đành từ bỏ ước mơ để nhường cho Tú. Nhà trường cảm phục nhưng cũng xót xa trước quyết định của em”. 
Em muốn mang khăn quàng đỏ
Kính gửi các thầy cô yêu quý của em!
Vậy là em đã xa trường lớp, xa các thầy cô nửa năm học rồi! Đến giờ này em vẫn chưa quen khi nghĩ mình không còn là học sinh của trường. Đối với em, thời gian vừa qua giống như em đang trong dịp nghỉ hè. Nhưng mùa hè của riêng em sẽ kéo dài mãi mãi và không bao giờ kết thúc, vì với tất cả mọi người mùa học mới đã bắt đầu từ lâu và học kỳ I đã gần hết. Đã có lúc em tự dối rằng hãy cố gắng vượt qua, đây chỉ là một giấc mơ, khi tỉnh giấc mọi thứ sẽ trở lại bình thường và em sẽ được đến trường. Nhưng thật bàng hoàng khi đó không phải là giấc mơ mà là sự thật, một thực tại em phải chấp nhận và không thể nào thay đổi. Em muốn đến trường, muốn được tung bay trên sân trường như một chú chim sổ lồng nhưng điều đó mãi mãi chỉ là ước vọng. Vì hoàn cảnh bắt buộc, em đành phải nén lòng vẫy tay chào tạm biệt mái trường yêu dấu, xa rời các thầy cô mà em yêu quý nhất, chia tay những người bạn thân mến đã cùng em chung lớp chung trường.
Mỗi lần nhìn thấy các bạn, các em cắp sách tới trường em lại thèm khát được bước tới giảng đường, được khoác lên người bộ đồng phục, được mang trên vai chiếc khăn quàng thắm đỏ, được nâng niu từng quyển sách rảo bước trên con đường thân quen ấy! Con đường đến trường giờ đây không còn xa nữa, không còn gập ghềnh khó đi nhưng với em nó lại chông gai và xa xôi đến tận cuối chân trời. Em đã cố quên và mang trên môi những nụ cười rạng rỡ, vậy mà giọt nước mắt cũng phải vỡ òa khi kỷ niệm xưa bất chợt tìm về.
Giờ đây, em đang tập đi trên ngưỡng cửa cuộc đời. Em nhớ lắm góc sân trường xưa cũ, nhớ từng hàng cây xếp lá mỗi chiều tan học, nhớ lớp học, nhớ cả bàn ghế, nhớ cả tiếng trống vang lên mỗi giờ giải lao... và nhớ lắm các thầy cô yêu dấu. Mỗi lời nói, mỗi câu dặn dò của các thầy cô như còn âm vang mãi trong trái tim em. Những giờ học nghiêm khắc, những nụ cười ấm áp của các thầy cô... Ôi! Biết bao kỷ niệm ngọt ngào mà trọn đời em sẽ không thể nào quên được...
Cảm ơn các thầy cô đã cho em một khung trời đầy mơ ước, cảm ơn các thầy cô đã nhen nhúm lên ngọn lửa yêu thương, ấm áp trong lòng em, cảm ơn các thầy cô đã tạo cho em niềm đam mê và khát khao được đến trường. Và cảm ơn nhất những tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến mà các thầy cô đã dành cho em trong suốt mấy năm qua.
NGUYỄN THỊ NGỌC NHƯ
(học sinh lớp 7C Trường THCS Bình Minh, năm học 2012-2013)
(Trích thư của Ngọc Như