Trang

9 tháng 6, 2014

Vì sao Việt Nam nghèo khổ?






- "Người Việt sẽ muôn đời khổ vì chỉ biết những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung của Dân tộc. (theo kỹ sư người Nhật).

“Người Việt dũng cảm khi chống ngoại xâm nhưng hèn yếu  khi xây dựng hòa bình”. (theo giáo sư Hoàng Tụy).

- Ở VN giàu bị ghét, nghèo bị khinh, thông minh bị diệt”. (Vnexpress).

- Tham nhũng, lãng phí luôn là quốc nạn. (Thực tế lịch sử).
...

Phạm Hải lược trích

Người Nhật đánh giá về người Việt Nam

Awake Phamtt


Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy“tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
__________________________

Người lao động từ thua đến... thua


Người lao động từ thua đến... thua

Để có thêm nhiều góc nhìn xoay quanh những đề xuất mới “động chạm” lớn đến an sinh xã hội, Chúng tôi trao đổi với những người tới đây sẽ bấm nút quyết định các chính sách này và các nhà quản lý.

Để có thêm nhiều góc nhìn xoay quanh những đề xuất mới “động chạm” lớn đến an sinh xã hội, Tuổi Trẻ trao đổi với những người tới đây sẽ bấm nút quyết định các chính sách này và các nhà quản lý.
Người lao động từ thua đến... thua (1)
Ảnh: V.Dũng
* Đại biểu TRẦN THANH HẢI (phó chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động VN):
Phần thiệt tiếp tục thuộc về người lao động
Lần này có nhiều thay đổi tốt nhưng có những thay đổi gây băn khoăn giữa việc giải bài toán quỹ BHXH có vỡ hay không và việc khắc phục lo ngại này thì bây giờ trách nhiệm lại đổ lên đầu của người đóng BHXH. Tôi cho rằng đây là điều không công bằng trong việc giải quyết vấn đề này.
Một trong những vấn đề đó là luật hiện hành quy định 15 năm đóng BHXH thì được hưởng 45% tiền lương và cộng thêm mỗi năm tiếp theo được nhân hai, tính ra đối với nam chỉ 52 tuổi là đủ điều kiện hưởng 75% tiền lương. Trong khi đó, bây giờ thay đổi quy định theo hướng kéo lên 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, như vậy phần thiệt tiếp tục thuộc về người lao động. Tôi cho rằng với cách quy định này, ở một số điều kiện nhất định, người lao động sẽ chọn lĩnh chế độ BHXH một lần (thay vì lĩnh lương hưu hằng tháng).
* Đại biểu TRẦN DU LỊCH (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM):
Người lao động từ thua đến... thua (2)
Ảnh: T.L.T.
Cách làm không ổn
Tôi hoan nghênh ban soạn thảo có sự lo lắng, nghĩ xa là vào năm 2034 có thể vỡ quỹ BHXH, phải nói là nhìn khá xa. Đồng thời có quan điểm tích cực là tiến tới số người lao động có BHXH ngày càng lớn là điều tiến bộ.
Tuy nhiên, cách làm không ổn. Cần quay lại vấn đề có tính nền tảng là Bộ luật lao động đã sửa việc nghỉ hưu là quyền của người lao động chứ không phải nghĩa vụ. Bây giờ bàn việc vì vỡ quỹ bảo hiểm mà nâng tuổi hưu, dưới góc độ kinh tế học, là phiến diện. Khi tính toán nâng tuổi hưu là liên quan đến tỉ lệ thất nghiệp. Ở nước ta mỗi năm có khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động và khoảng nửa triệu người chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa là mất chỗ làm cho người tới tuổi lao động. Chỗ này tôi chưa thấy lý giải gì cả.
Mặt khác, trong 10 năm qua tăng lương không kèm tăng năng suất, đặc biệt ở bộ máy quản lý nhà nước. Chúng ta muốn hưởng thụ sớm, giảm thời gian làm việc từ 48 giờ xuống còn 40 giờ/tuần, vừa muốn làm ít trong khi muốn hưởng lương nhiều. Chúng ta muốn hưởng thụ quá sớm, trong khi đó hiện chúng ta bắt doanh nghiệp đóng bảo hiểm với tỉ lệ cao, cộng với phí công đoàn nên doanh nghiệp không chịu nổi.
Do vậy, không thể sửa từ ngọn mà phải sửa chính sách BHXH từ gốc, phải làm rõ những vấn đề nói trên. Cần tính toán kỹ, chẳng hạn như đến năm 2020 cần tăng tuổi hưu của nữ bao nhiêu, của nam bao nhiêu và có ảnh hưởng thất nghiệp không, tác động đến những yếu tố nào. Còn bây giờ ngồi tính tăng tuổi hưu mỗi năm bốn tháng thì không giải quyết vấn đề gốc.
Người lao động từ thua đến... thua (3)
Ảnh: V.Dũng
* Đại biểu NGUYỄN LÂM THÀNH (phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội):
Chưa phù hợp
Việc tính toán thay đổi chính sách, cách tính lương hưu phải bảo đảm duy trì được quyền lợi của người lao động, không bị thay đổi, không được thấp hơn so với trước kia. Đấy là nguyên tắc tối cao cần đảm bảo.
Với cách tính mới được đề xuất (mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng BHXH được tính trên toàn bộ thời gian đóng, thay vì như hiện nay là chỉ tính bình quân của mấy năm cuối trước khi nghỉ hưu) là chưa phù hợp. Ở một giai đoạn kinh tế phát triển ổn định, thu nhập, tiền lương ổn định thì công thức tính theo đề xuất mới này có thể phù hợp. Theo cách tính mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của những người hưởng lương hưu. Cơ quan soạn thảo cần tính toán một phương án khác phù hợp hơn.
Còn về tuổi nghỉ hưu, Bộ luật lao động đã được Quốc hội thông qua ở điều 187 quy định rất rõ vấn đề này. Tôi nghĩ thời điểm này cũng không cần thiết phải đưa ra bàn việc thay đổi tuổi nghỉ hưu. Còn hiện nay để tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình như dự thảo luật, tôi cho là không khả thi, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội vào thời điểm hiện nay.
Riêng đề xuất từ ngày 1-1-2018 mới áp dụng tiền lương đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, theo tôi, cũng cần cân nhắc từ nhiều góc độ. Đề xuất mới này đưa ra nhiều khoản bổ sung để tính mức đóng BHXH, nên cần có lộ trình thực hiện. Vấn đề này đưa ra sẽ có khó khăn trong công tác hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhưng tôi cho rằng cần đi từng bước sẽ phù hợp hơn. Làm như vậy thì doanh nghiệp sẽ theo kịp được yêu cầu mới này.
Người lao động từ thua đến... thua (4)
Ảnh: V.Dũng
* Đại biểu BÙI SỸ LỢI (phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội):
Lực lượng vũ trang sẽ rất thiệt
Tôi nghĩ có một số người đang nhầm lẫn nên mới bức xúc và hoang mang, chứ theo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) thì tất cả những người đang đóng bảo hiểm hiện nay cho đến ngày luật mới có hiệu lực thi hành thì cách thức, công thức tính tiền lương hưu hoàn toàn không có gì thay đổi. Chỉ những người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực, dự kiến là 1-7-2015, và sau đó 20 năm, tức là đến năm 2035 nhận lương hưu, thì mới bắt đầu tính lương hưu theo cả quá trình. Tức là đến thời điểm đó tiền lương hưu được tính theo đúng tinh thần tính đúng, tính đủ. Cho nên nếu ai đó nói rằng tiền lương sẽ bị giảm ngay sau thời điểm 1-7-2015 là chưa chính xác.
Luật BHXH hiện hành quy định cán bộ, công chức hưởng lương hưu theo mức bình quân đóng của 5, 6, 7 hoặc 10 năm cuối cùng, nhưng khu vực ngoài nhà nước thì vẫn thực hiện mức lương hưu chia cho cả quá trình đóng BHXH. Ban soạn thảo đề nghị phương án sửa là lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức cũng phải tính lương hưu theo mức trung bình của cả quá trình đóng BHXH. Nếu tính như vậy lực lượng vũ trang sẽ rất thiệt, vì khi mới vào quân đội anh là binh nhì, thậm chí học viên quốc phòng đã được tham gia BHXH (lương thấp, mức đóng thấp), đến khi phấn đấu lên đại tướng (lương cao, mức đóng cao) mà tính cả quá trình thì lương hưu sẽ thấp.
Theo Quốc Thanh - Lê Kiên
Tuổi trẻ

Ve vãn Ấn Độ " TQ là hàng xóm thân thiện"

Đổi giọng với Ấn Độ, Trung Quốc nói 2 nước 'là đối tác tự nhiên', "là hàng xóm thân thiện"

Đăng Bởi  - 
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) bắt tay ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) bắt tay ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 9.6, nói hai nước Trung - Ấn nên là “đối tác tự nhiên” hơn là đối thủ của nhau.
"Chúng ta là hàng xóm thân thiện"
Theo AFP, trong phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó ở New Delhi, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh đã nhận thấy một sự thay đổi “chiều gió” kể từ khi ông Modi chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước và sẵn sàng hỗ trợ chương trình “trẻ hóa đất nước” của tân thủ tướng Ấn Độ.
“Thông điệp quan trọng nhất mà tôi mang đến đây là, trên con đường để trẻ hóa đất nước, Trung Quốc luôn đứng bên cạnh các bạn. Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác tự nhiên. Chúng ta là hàng xóm thân thiện và là đối tác cho những nhu cầu chiến lược của nhau”, ông Vương nói, với tư cách là một sứ giả cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ý kiến của ông Vương được đưa ra sau cuộc hội đàm kéo dài 45 phút với Thủ tướng Modi, trong một dấu hiệu cho thấy mong muốn cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ vốn đã trở nên căng thẳng bởi tranh chấp biên giới và tranh giành ảnh hưởng.
Trước cuộc họp, ông Modi đã nói rõ rằng, ông có ý định theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn so với chính phủ trung tả trước đây và sẽ không “né tránh” các cuộc đối đầu nếu cần thiết. Từ lâu, ông Modi - một lãnh đạo của đảng cánh hữu Bharatiya Janata đã cho rằng Ấn Độ đã phải chịu sự “ức hiếp” và bị mất đất cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Modi cũng cho rằng một “Ấn Độ tự tin và tự lực cánh sinh”, muốn quan hệ hòa bình và thân thiện với tất cả các nước.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj. Ảnh: Reuters 
Bên cạnh việc khẳng định Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ, ngoại trưởng Vương cũng cho biết ông “hy vọng” chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ đến thăm New Delhi vào cuối năm nay và xác nhận rằng, hai nước đã tiến hành thảo luận về chuyến đi trên.
Mặc cho được biết đến là người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, ông Modi cũng không ngần ngại thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Trong thời gian làm thủ hiến bang Gujarat, ông Modi đã có nhiều chuyến thăm Bắc Kinh.
Trong một bài phát biểu vào đêm 8.6, Thủ tướng Modi nhận định “nếu Ấn Độ muốn cạnh tranh với Trung Quốc, nên tập trung vào kỹ năng, quy mô và tốc độ”.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 70 tỉ USD. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc đã tăng từ 1 tỉ USD giai đoạn 2001-2002 lên hơn 40 tỉ USD trong năm  2013.
Tây Tạng - mối trở ngại cho quan hệ Trung - Ấn
Trong khi truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng ca ngợi tân Thủ tướng Ấn Độ là một đối tác mới thực dụng về các vấn đề kinh tế, giữa lúc chuyến đi của ngoại trưởng Vương Nghị thì có một hình ảnh có thể gây trở ngại cho sự khôi phục mối quan hệ giữa hai bên: một người đàn ông Tây Tạng đã ngồi hàng đầu trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Modi hồi tháng trước
Theo New York Times, đó chính là ông Lobsang Sangay, người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong - một người hiếm khi được mời tới những buổi lễ chính thức vì sợ kích động cơn thịnh nộ của Trung Quốc.
Trước đây, Trung Quốc thường hay lên án người lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng - đức Đạt Lai Lạt Ma cùng những người lưu vong là ly khai, đồng thời cắt đứt hay hạ cấp quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước chấp nhận họ.
“Tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ được sắp xếp ngồi ở hàng ghế cuối, miễn là tôi có thể ngồi trong bóng râm. Nhưng sau khi tôi đưa vé cho họ, họ đã nói với tôi hãy ngồi ở hàng ghế trước”, ông Sangay, người vừa bị Thủ tướng Na Uy từ chối tiếp, kể.
Sự hiện diện của ông Sangay tại sự kiện này theo yêu cầu của Rashtriya Swayamsevak Sangh, một tổ chức của người Hindu đã giúp đỡ sự nghiệp chính trị của ông Modi, khiến Trung Quốc phải gửi đơn khiếu nại chính thức đến Ấn Độ, theo The Times of India.
Vào sáng sớm ngày 8.6, trước khi ông Vương đến New Delhi, lực lượng an ninh đã siết chặt an ninh tại các khu vực xung quanh một khu phố của người Tây Tạng ở phía bắc Delhi. Tại đó, hàng trăm nhà hoạt động của Đại hội Thanh niên Tây Tạng đã lên kế hoạch biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng đã không thành công.
Cảnh sát Ấn Độ đã chốt chặn tại một khu phố của người Tây Tạng ở New Delhi ngày 8.6. 
Ảnh: AP
Cách đây 2 năm, trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, một thanh niên Tây Tạng lưu vong đã tự thiêu để phản đối chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng. Người thanh niên 26 tuổi này sau đó đã qua đời.
Ngay cả trong bối cảnh ông Modi đang theo đuổi một mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc, thì cơ quan an ninh Ấn Độ cũng đã đưa ra nhiều nghi ngờ. Vào ngày 8.6, một tờ báo Ấn Độ trích dẫn một tài liệu mật bị rò rỉ của Cục tình báo Ấn Độ cho ha,y Trung Quốc đang có sự hiện diện quân sự ở khu vực Kashmia do Pakistan kiểm soát.
Hoài Anh (tổng hợp)

Giảm phụ thuộc về kinh tế để đề phòng Trung Quốc 'chơi xấu'


Bà Phạm Chi Lan: Giảm phụ thuộc về kinh tế để đề phòng Trung Quốc 'chơi xấu'
Kể cả khi có căng thẳng biển Đông hay khi vẫn quan hệ bình thường, chúng ta đều phải lo đến chuyện làm sao giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế. Liên quan đến chủ đề "Làm thể nào để giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế?" Một Thế Giới đã trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Bà có thể chia sẻ quan điểm riêng của mình về vấn đề này?
Tôi nghĩ đây là một chủ trương hoàn toàn đúng với Việt Nam. Đó không chỉ là yêu cầu trước mắt của tình hình biển Đông mà nó còn là yêu cầu phát triển lâu dài của nền kinh tế. Chúng ta càng hội nhập thì càng phải làm thế nào để cân bằng các mối quan hệ, tạo ra thế các quốc gia tham gia toàn cầu hóa để có sự phụ thuộc lẫn nhau, chứ không phải phụ thuộc một chiều, như ta đang phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Nền kinh tế ở vào thế phụ thuộc nước khác sẽ luôn thua thiệt. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự độc lập về kinh tế, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác, khi đó chúng ta mới được hưởng lợi nhiều. 
Trong xuyên suốt các chủ trương tăng cường hội nhập, tham gia toàn cầu hóa, phát triển quan hệ với các đối tác kinh tế, đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện với tất cả các gia trên thế giới, kể cả tham gia vào những cuộc đàm phán "hóc hiểm" như TPP... chúng ta đều nhận thức được là nó rất khó, thách thức nhiều nhưng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển. 
Bên cạnh đó, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng ít nhất đã nêu ra từ Đại hội đảng lần thứ 11 và được làm rõ. Tốc độ tăng trưởng của chúng ta cao nhưng chất lượng lại thấp, gây ra những hậu quả không tốt đối với nền kinh tế, một nền kinh tế không thể chịu được hậu quả thấp kéo dài. 
Nếu chúng ta không thay đổi nhanh mô hình kinh tế tăng trưởng thì sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Đưa ra chủ trương cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng... đều đúng và nếu thực hiện được thì sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn, mạnh hơn và giảm dần sự phụ thuộc một chiều như hiện nay.
Cụ thể sự phụ thuộc của kinh tế vào Trung Quốc đáng lo sợ đến mức nào, thưa bà?
Trên thực tế, Trung Quốc vừa là đối tác cung cấp cho Việt Nam quá nhiều nguyên vật liệu đầu vào, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu; lại đang là nhà thầu nắm một loạt dự án quan trọng. Đến 90% dự án EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình - PV) là những dự án quan trọng hàng đầu do Trung Quốc làm tổng thầu.
Lâu nay, Trung Quốc còn "chơi xấu" Việt Nam về kinh tế với nhiều thủ đoạn: đối với nông dân thì thu mua các loại cây, con mang tính chất phá hoại, ví dụ như thu mua các loại rễ cây, xúi nông dân lấy ngọn, lá của các loại cây, làm ảnh hưởng rất nặng nề đến sự sinh trưởng của thực vật và chất lượng sản phẩm về lâu về dài. Hay việc thu mua đỉa tràn lan cũng gây hại cho nông nghiệp Việt Nam.
Một mặt, Trung Quốc nói rằng muốn cân bằng quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng mặt khác lại luôn gây khó cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là hàng nông sản. 
Có thể thấy điều này qua vụ việc hàng ngàn xe dưa hấu của Việt Nam bị tắc nghẽn ở biên giới, hay cứ đến mùa vải là nông dân ở Bắc Giang, Hải Dương lại lo "sốt vó" lên vì không biết có bị gây khó ở biên giới nữa không. Tất cả những chuyện này đều xảy ra thường xuyên. 
Trong bối cảnh đó, chúng ta phải ngay lập tức có những biện pháp phòng ngừa cần thiết để nếu Trung Quốc có gây khó về kinh tế thì Việt Nam sẽ chống đỡ được. Nếu lúc này không nghĩ tới thì khi Trung Quốc "chơi xấu" sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng. 
 Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Như vậy, Việt Nam cần phải đưa ra và thực hiện những giải pháp thiết thực, cụ thể nào để giảm dần sự phụ thuộc đó?
Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc được thể hiện trên một số mặt. 
Thứ nhất là về nhập khẩu: hiện Việt Nam đang nhập khẩu quá nhiều sản phẩm từ Trung Quốc, cho nên cần phải tìm kiếm những nguồn hàng khác, cùng với việc tăng cường khả năng sản xuất trong nước để thay thế cho việc nhập khẩu từ bên ngoài. 
Những sản phẩm trung gian thực tế không phải là quá khó để làm được, nhiều nước đang phát triển đã đi theo con đường này, vì đấy là kho trung gian có thị trường rất rộng lớn, khả năng tiêu thụ tốt, giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với việc làm gia công như Việt Nam vẫn làm. Cho nên muốn hay không thì Việt Nam phải cố gắng phát triển trong lĩnh vực đó.
Trước mắt, khi chưa thể phát triển được ngay thì cố gắng tìm những nguồn khác để nhập khẩu thay thế cho nguồn từ Trung Quốc. Tất nhiên là giá cả sẽ đắt đỏ hơn, khó khăn hơn lúc đầu, nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ không bao giờ thay đổi tình hình được. Đây là lúc Việt Nam phải làm.
Thứ hai là về xuất khẩu: có một số sản phẩm, đặc biệt là nông sản Việt Nam vẫn xuất sang Trung Quốc thì bây giờ phải tìm các thị trường khác để thay thế. Vấn đề cốt lõi hiện nay là việc xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm rất nhiều và phía Trung Quốc không đòi hỏi cao về chất lượng, tiêu chuẩn... nên Việt Nam có thể làm được. 
Vậy thì trong tái cơ cấu nông nghiệp chúng ta cũng đang đề ra việc phải đầu tư vào công nghệ, nâng cấp các sản phẩm để thay đổi bức tranh nông nghiệp, mang lại lợi ích cao hơn cho nông nghiệp từ việc tăng giá trị gia tăng cho xuất khẩu. 
Thứ ba là các dự án tổng thầu: phải xem những lĩnh vực gì mà Việt Nam có thể làm được, vì nhìn vào tổng thầu thì Trung Quốc mang cả "thượng vàng hạ cám" sang Việt Nam. 
Ví dụ như nhân lực, kể cả những người rất bình thường, không dính dáng gì đến công trình họ cũng mang sang. Những cái này Việt Nam có thể thay thế được nên phải cố gắng tối đa các nguồn lực trong nước để thay thế một phần. Mặt khác, chúng ta có thể tìm các nhà thầu khác của các nước khác để chuẩn bị sẵn sàng thay thế nếu Trung Quốc gây khó.
Hiện nay, đầu tư của Trung Quốc không nhiều, đứng dưới góc độ đầu tư nước ngoài. Họ có vài trăm dự án ở Việt Nam nhưng đều là những dự án cấp độ vừa phải, quy mô nhỏ chứ không quá lớn mà Việt Nam phải e ngại.
Nếu thực hiện tốt những giải pháp vừa nêu thì theo bà, trong thời gian bao lâu chúng ta có thể thoát khỏi sự phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế?
Khó có thể nói được là bao nhiêu lâu, nhưng tôi cho rằng để làm được thì điều then chốt nhất chính là Chính phủ phải thay đổi chính sách để thu hút đầu tư. 
Thay vì một chiều, chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài thì nên cố gắng thúc đẩy đầu tư trong nước, đây cũng là cơ hội để cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. 
Khuyến khích đầu tư trong nước ít nhất sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước được hưởng những điều kiện ưu đãi tương tự như đầu tư nước ngoài, mà nhiều đơn vị vẫn đảm bảo thực hiện được. Cho nên phải có hệ thống các chính sách khuyến khích, đặc biệt là các lĩnh vực làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, chứ không phải là khuyến khích các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để xuất thô sang Trung Quốc như hiện nay, việc này chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn.
Đối với nông dân, biện pháp hỗ trợ đã nêu ra nên bây giờ phải khẩn trương lên, để giúp nông dân có thể nhanh chóng thay đổi được cách thức làm ăn của mình. 
Về dài hạn, vẫn phải tiếp tục khai thác tối đa các mối quan hệ với những nước khác. Chúng ta đang có những quan hệ hợp tác về kinh tế hay quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia trên thế giới chứ không phải chỉ với Trung Quốc. Phải cố gắng khai thác để bù đắp được quan hệ với Trung Quốc, nhất là tăng cường quan hệ với các nước có FTA (hiệp định thương mại tự do) với Việt Nam.
Cảm ơn bà!
Duyên Duyên thực hiện
Đăng Bởi  - 

TQ tức tối vì hải quân Việt Nam - Philippines giao lưu

Trung Quốc bày tỏ sự bực tức sau khi hải quân Việt Nam và Philippines tổ chức giao lưu thể thao trên quần đảo Trường Sa nhằm thể hiện tình đoàn kết trước tình trạng căng thẳng trên Biển Đông. 
vn-3947-1402332243.jpg
Hải quân Việt Nam chào đón đoàn Philippines đến đảo Song Tử Tây giao lưu. Ảnh:Reuters
Theo AFP, tại cuộc họp báo hôm qua, khi được hỏi về cuộc giao lưu trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trả lời với thái độ tức tối.
Bà Doanh còn ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và các vùng nước lân cận", nhắc đến quần đảo Trường Sa theo cách gọi của Bắc Kinh. Bà này còn yêu cầu Philippines và Việt Nam "kiềm chế", tránh "làm phức tạp và thổi phồng tranh chấp".
Sự tức giận của Trung Quốc được bộc lộ sau khi hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu lần đầu trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoài việc chia sẻ thông tin về tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, cảnh báo thiên tai khu vực, hai đoàn cũng có các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ và các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền và kéo co.
"Đây là một mô hình hợp tác cho các hải quân các nước khác học tập", phát ngôn viên hải quân Philippines Gregory Fabic nói.
Cuộc giao lưu là dịp để hai bên tăng cường mối quan hệ, hiểu biết lẫn nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, thiện chí cũng như trách nhiệm của hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trước những diễn biến phức tạp gần đây trên vùng biển này.
vn2-1793-1402332243.jpg
Hải quân Việt Nam và Philippines giao hữu bóng chuyền trên đảo Song Tử Tây hôm 8/6. Ảnh: Reuters
Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5, Trung Quốc điều hơn 100 tàu và máy bay hộ tống hung hãn tấn công, ngăn cản lực lượng chấp pháp của Việt Nam, các tàu Trung Quốc còn đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.
Manila đã nhiều lần lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và bày tỏ quan ngại rằng Bắc Kinh có thể tái diễn chiến thuật giàn khoan trên vùng biển của Philippines.
Trung Quốc tiếp tục biện bạch cho tham vọng chủ quyền phi lý của mình bằng một báo cáo dài về hoạt động của giàn khoan 981 trên trang web của Bộ Ngoại giao, công bố hôm qua. Nước này bịa đặt rằng các tàu Việt Nam phá hoại hoạt động ở khu vực quanh giàn khoan và đâm va vào các tàu Trung Quốc, đồng thời đòi Hà Nội phải "bồi thường đầy đủ" cho Bắc Kinh. 
Thực tế, các tàu và máy bay Trung Quốc luôn là phía chủ động tấn công, nhiều lần đe dọa sử dụng vũ lực bằng cách mở bạt che pháo và đã đâm húc làm hỏng tổng cộng 24 tàu thi hành luật pháp của Việt Nam.
Anh Ngọc

5 nhân tố quyết định cục diện ở Biển Đông thời gian tới

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đã tạo ra những căng thẳng trên Biển Đông. Đây là “một chút quan ngại thoảng qua” hay là những vòng xoáy cuối cùng trong tham vọng của Trung Quốc?

Tất cả đều phụ thuốc vào cách thức các bên liên quan có các bước đi như thế nào trong vài tháng tới. Dưới đây là 5 nhân tố chi phối cục diện Biển Đông, theo đánh giá của Nhật báo phố Wall (WSJ):

1. Trung Quốc liệu có rút giàn khoan?

Khi hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc nói rằng hoạt động khoan thăm dò sẽ kết thúc vào ngày 15/8. Việc đặt ra hạn chót này cho phép Trung Quốc rút giàn khoan mà không phải bận tâm đến lý do là vì “sức ép” của các bên. Bắc Kinh cũng tuyên bố việc triển khai giàn khoan này ở khu vực thuộc “chủ quyền”, nhưng Việc Nam không chấp nhận điều đó và không loại trừ giải pháp kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây cũng là điều mà Bắc Kinh phản đối, không chấp nhận sự tham gia của bên thứ 3 trong các tranh chấp. Nếu việc kiện tụng xảy đến, sẽ rất khó để hai bên ngồi lại đàm phán. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy một cách làm như vậy sẽ xảy đến trước ngày 15/8. 
5 nhân tố quyết định cục diện ở Biển Đông thời gian tới

Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam quan sát động thái di chuyển của tàu Trung Quốc gần khu vực giàn khoan. Ảnh: Reuters

2. Diễn biến vụ Philippines kiện Trung Quốc

Bắc Kinh nói ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, qua đối thoại, nhưng không chấp nhận các tiến trình pháp lý. Điều này có nghĩa gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phớt lờ thời hạn chót ngày 15/12 mà Tòa Trọng tài thường trực tại La Haye (Hà Lan) đưa ra, buộc Trung Quốc phải nộp hồ sơ phản biện những cáo buộc từ phía Philippines. Việc quốc gia đông dân nhất thế giới không theo đuổi vụ kiện sẽ mở đường để Tòa quốc tế phân xử ngay đầu năm 2015. Phán quyết tại tòa có thể không làm thay đổi tình hình trên thực địa - tức là Trung Quốc vẫn không rời bỏ các vùng mà nước này kiểm soát, chiếm đóng thực tế. Nhưng có một điều chắc chắn: Bắc Kinh sẽ khó có thể tự tin tuyên bố rằng mình “hành động tuân thủ luật pháp quốc tế”. 

3. COC – ngưng trệ hay thúc đẩy?

Vòng đàm phán gần đây nhất về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) kết thúc hồi tháng 3, với rất ít tiến triển. Chưa có một thời hạn cụ thể nào cho việc hoàn tất văn bản có tính ràng buộc pháp lý này. Những ngày qua, nhiều nước trong ASEAN, mới nhất là Malaysia, đã lên tiếng đề nghị thúc đẩy đàm phán, đạt được thỏa thuận cuối cùng trong thời gian sớm nhất. Nhiều nước bày tỏ nghi ngờ vào thiện chí của Trung Quốc, còn Bắc Kinh thì bên ngoài vẫn nói là theo đuổi tiến trình hoàn tất COC. Nếu Trung Quốc đồng ý tiến hành vòng đàm phán mới và có được kết quả quan trọng trước cuối năm nay, đó sẽ là cách để nước này trấn an các nước ASEAN về một “Trung Quốc cường quốc” nhưng vẫn có thể sống chung. 

4. Những hội nghị thượng đỉnh sắp tới

Những hành động hiếu chiến ngày một gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã dần trở thành chủ đề thảo luận chính tại các hội nghị lớn tại khu vực, mới nhất là Đối thoại Shangrila-13 tại Singapore. Mối đe dọa hiện nay chính là: Nền ngoại giao khu vực sa lầy trong những hành xử kiểu “ăn miếng trả miếng” ở Biển Đông và Hoa Đông, dù rằng đây chỉ là một trong rất nhiều các thách thức đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương liên quan đến kinh tế, chính trị, môi trường… Vẫn còn nhiều cuộc gặp cấp cao trong nửa cuối năm nay, nhất là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Myamar trong tháng 11 tới. Cách hành xử của các bên tham gia hội nghị này rất đáng để theo dõi. 

5. Khả năng xảy ra những sai lầm tai hại

Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là động thái rất đáng chú ý, dù không có thương vong, thiệt hại về người. Một vụ va chạm tương tự nhưng với hệ quả làm chết người có thể sẽ đẩy an ninh ở Biển Đông lên vòng xoáy mới, tiềm ẩn các phản ứng nguy hiểm. Để tránh những kết cục như vậy, Trung Quốc và các bên liên quan như cần phải chấm dứt các hành động gây chiến, theo đúng tinh thần Tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC). 
Theo Hoài Thanh Baotintuc.vn/WSJ