Trang

8 tháng 6, 2014

Dân nghèo ngấm cái khổ ở chung cư giá rẻ

- Sau một thời gian sở hữu căn hộ chung cư giá rẻ, nơi “an cư lạc nghiệp” của nhiều gia đình thu nhập trung bình hoặc thấp, thì loại hình nhà này đang nhận được không ít lời chê bai. Nhiều người còn cho rằng: đúng là tiền nào của ấy.

Câu chuyện chung cư ở Hà Đông mất nước trong thời gian dài gần đây gây nhiều bức xúc. Theo phản ánh của người dân, kể từ tháng 10/2013, sau khi chuyển về khu đô thị sinh sống, vấn đề nước sinh hoạt đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, tình trạng mất nước sinh hoạt diễn ra ngày càng trầm trọng. Việc thiếu nước sinh hoạt xảy ra thường xuyên hơn, ngay cả khi đường ống nước sạch sông Đà không bị sự cố.
Ngoài thiếu nước, cư dân tại đây còn phải đối mặt với sự bất tiện khi gửi xe cộ. Mỗi đơn nguyên chỉ có 1 tầng hầm, trong khi số lượng căn hộ và số dân quá lớn, gây ra cảnh chật chội khó tưởng tượng. 
Được biết, dự án là một trong những chung cư có giá rẻ và diện tích căn hộ nhất trên thị trường, với diện tích dao động từ 36,16-76m2. Giá gốc từ 10-13,3 triệu/m2, tính ra mỗi căn hộ chỉ từ 360 triệu đến gần 1 tỷ đồng một căn. 
chung-cư-giá-rẻ, nhà-thu-nhập-thấp, mất-nước, dự-án, căn-hộ, khu-đô-thị, hạ-tầng
Tình trạng mất nước tại nhiều khu đô thị. Người dân xếp hàng xô, chậu để đi hứng nước chả khác gì những khu tập thể cũ.
Để có mức giá rẻ như vậy, chủ đầu tư phải xây tầng cao, chia nhỏ căn hộ, tăng hệ số kinh doanh bằng cách thu hẹp diện tích công cộng trên mỗi sàn, giảm thiểu các chi phí, tăng hiệu quả dự án... Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải chịu những bất cập nhất định khi về sống trong khu chung cư này. 
Theo khảo sát, hiện tượng nhếch nhác, xuống cấp, chật chội... là thực trạng phổ biến ở nhiều chung cư hiện nay ở Hà Nội. Không phải tới bây giờ người mua nhà mới nhận ra điều này, bởi vì mong muốn sở hữu một nơi “chui ra chui vào” với giá thấp, họ đã tặc lưỡi mà bỏ qua nhiều yếu tố.
Cảnh báo những khu ổ chuột trên cao
Ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng, những dự án dành cho người có thu nhập thấp đang sốt nhưng người mua nhà nên cẩn trọng bởi chất lượng luôn đi liền với giá thành. Người có tiền thường không muốn mua những chung cư giá rẻ, người không có tiền lại cố vay mua được căn chung cư này. Đó là mâu thuẫn nên khi quyết định mua nhà, người mua cần cân nhắc kỹ bởi bài học “tiền nào của ấy” luôn đúng trong các dự án xây dựng.
Một chuyên gia phân tích: “Ví dụ một dự án có quy mô 300 căn hộ với 1.200 người ở, nay muốn chia thành 600 căn hộ thì không phải đương nhiên dân số sẽ là 2.400 người”. Bên cạnh đó, khi duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000, cơ quan chức năng đã xác định rõ các chỉ tiêu về cây xanh, mật độ giao thông, diện tích công cộng. 
chung-cư-giá-rẻ, nhà-thu-nhập-thấp, mất-nước, dự-án, căn-hộ, khu-đô-thị, hạ-tầng
Không ít chung cư mới hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng đã nhanh chóng xuống cấp
Nay các chỉ tiêu này không đổi mà dân số lại tăng cao, thậm chí gấp đôi, sẽ dẫn tới tình trạng quá tải. Điều đó, theo kiến trúc sư này, vô tình khiến chúng ta quay trở lại nhà ở của hàng chục năm trước, thay vì phải gắn với vấn đề kiến trúc, phải tạo được một môi trường sống lý tưởng. 
Ông Nguyễn Hoàng Nam, GĐ sàn Info, nhận định: “Thực tế đã cho chúng ta thấy tác hại của những khu nhà có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống của cư dân trong đó cũng như mỹ quan chung của đô thị lớn đến như thế nào. Vào thập niên 70-80, Hà Nội phát triển hàng loạt các khu tập thể và bây giờ có thể thấy tình trạng căn hộ xuống cấp, thậm chí còn nghiêng lún, gây nguy hiểm cho người dân. 
Thời gian gần đây, nhiều khu đô thị mới đi vào hoạt động. Mừng rỡ chưa được bao lâu thì vài năm sau chúng ta có thể thấy các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng và gây ra một sự nhếch nhác. Để tránh đi vào những vết xe đổi trên, người mua nhà phải hết sức cân nhắc trước khi mua những căn hộ giá rẻ và nên suy xét giá rẻ do đâu”. 
Theo ông Nam, vai trò các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng bởi các động thái kiểm soát kỹ về chất lượng là không thể bỏ qua nếu không sẽ chỉ dịch chuyển người dân từ những khu ổ chuột dưới đất lên các khu ổ chuột trên cao và tác hại của quá trình này sẽ lớn vô cùng.
Theo ý kiến của các nhà kiến trúc sư thì khi xây dựng các khu chung cư có căn hộ nhỏ, cần xây dựng một hạ tầng xã hội đô thị hiện đại phục vụ tốt cho người dân không chỉ trong thời gian ngắn mà cần tính đến tầm nhìn cho tương lai để bộ mặt đô thị không bị phá vỡ. Phải tính rằng 20 năm hay 30 năm nữa hạ tầng này vẫn phục vụ tốt cho các cư dân sinh sống tại các khu chung cư.
Duy Anh

Tàu tiếp tế quân sự lớn nhất TQ sẽ xuống Biển Đông

BTTD: Mục đích của TQ là độc chiếm biển Đông và nô dịch VN. Đừng ảo tưởng về "hữu nghị" với kẻ cướp nước.

Quân đội TQ sẽ điều động ít nhất một trong số các tàu tiếp tế quân sự tổng hợp loại lớn xuống Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu (TQ) đưa tin.


Với khả năng chở theo 11.000 tấn hàng hóa và độ choán nước 23.000 tấn, tàu tiếp tế Fuchi thuộc loại 903A có khả năng tiếp nhiên liệu và hàng hóa cho chiến hạm TQ đang hoạt động giữa biển.
TQ, chiến hạm, Biển Đông
Tàu tiếp tế loại 903A Thiên Đảo Hồ của hải quân TQ. Ảnh chụp màn hình Want China Times
Fuchi có khả năng cung cấp nhiên liệu cùng lúc cho 2 tàu chiến và có thể chở theo 2 trực thăng Z-8, loại dùng để thả hàng tiếp tế cho các tàu khác từ trên không.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết cùng với tàu khu trục tên lửa 052D, việc điều động tàu tiếp tế Fuchi ra biển Đông sẽ giúp Hạm đội Nam Hải của TQ trở nên nguy hiểm hơn đối với lực lượng hải quân các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực.
Ngoài ra, tờ báo có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa này còn cho rằng nếu có thêm tàu tiếp tế loại 903A, quân đội TQ sẽ thừa sức vượt qua “Chuỗi đảo thứ hai” (Second Island Chain).
Đây là cách mà TQ gọi một nhóm đảo trải dài từ bắc Nhật Bản đến quần đảo Bonin và Mariana. Còn "Chuỗi đảo thứ nhất" là một nhóm quần đảo lớn đầu tiên nằm ngoài lục địa Đông Á, bao gồm quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan và phía bắc Philippines.
Theo Thanh niên

Đám đông đấu lý với CSGT, "giải cứu" người vi phạm

TTO - Ngày 8-6, trên mạng lan truyền một clip ghi hình tổ CSGT cùng nhóm người lớn tiếng đấu lý nhau quanh việc CSGT đang làm nhiệm vụ lại có mùi bia rượu, không chào người dân và rút súng đe dọa.

Ảnh cắt từ clip

Cùng ngày, phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp người trong cuộc để tìm thực hư thêm về đoạn video clip gây xôn xao này.
Trao đổi với  Tuổi Trẻ, Thượng tá Nguyễn Phấn Khởi, trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Trà Vinh, xác nhận clip nói trên xảy ra tại thị trấn Trà Cú (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) và liên quan đến hai CSGT của phòng.
Theo thượng tá Khởi, lúc 10g30 ngày 1-6, đại úy Mai Ngọc Hà có đi nhậu cùng một nhóm anh em đến 13g thì nghỉ ngơi chuẩn bị đi tuần tra theo lịch trực với trung úy Thạch Sa Mươn và cảnh sát bảo vệ lúc 16g cùng ngày.
Trong lúc tuần tra trên đường thuộc thị trấn Trà Cú lúc 20g30 cùng ngày, tổ công tác phát hiện một thanh niên lái xe máy không đội mũ bảo hiểm nên ra tín hiệu dừng xe kiểm tra. Qua kiểm tra, thanh niên khai tên Trần Thế Anh (quê huyện Trà Cú), là sinh viên trường Đại học sư phạm TP.HCM nhưng không xuất trình được các giấy tờ xe liên quan. Khi tổ CSGT tiến hành lập biên bản xong thì Thế Anh điện thoại cho người thân mang đến đầy đủ giấy tờ. Lúc này tổ CSGT đã lập biên bản sai phạm nên thông báo đưa xe về cơ quan và yêu cầu người bị lập biên bản ngày mai đến làm việc.
Trong khi Trần Thế Anh không cự cãi thì bất ngờ xuất hiện một nhóm thanh niên đến bao quanh, không muốn CSGT đưa xe đi và có những lời lẽ quá kích để “đấu lý” trước nhiều người dân đang theo dõi. Trước sự việc “nhạy cảm”, đại úy Hà điện thoại xin ý kiến trực ban chọn cách trả xe, chỉ nhắc nhở thanh niên vi phạm cho “êm chuyện” rồi tổ công tác bỏ đi mặc cho nhóm thanh niên đòi giữ CSGT lại cho công an huyện đo nồng độ cồn.
Trước những lời lẽ “tố” CSGT trong clip như say rượu, rút súng và không chào người dân vì người dân “mặc quần tà lỏn”, thượng tá Khởi giải thích việc đại úy Hà không chào trong trường hợp này là đúng bởi theo quy định sẽ không chào tội phạm hoặc những người nói năng không lịch sự, ăn mặc không lịch sự.
Còn trường hợp rút súng, theo báo cáo của tổ công tác thì lúc đó nhóm thanh niên lớn tiếng và có ôm đại úy Hà nên một người trong tổ có ý định rút súng (công cụ hỗ trợ) phòng tình huống xấu xảy ra. Trong tổ công tác không ai uống bia rượu trong khi làm nhiệm vụ duy nhất chỉ có đại úy Hà uống bia rượu trước đó nhưng không say xỉn trong khi xảy ra vụ việc nên chi bộ đề nghị kiểm điểm do biết trước lịch tuần tra nhưng vẫn đi nhậu.
Hiện Công an huyện Trà Cú đang xác minh toàn bộ vụ việc, lai lịch nhóm đối tượng trên và xử lý theo thẩm quyền.
SƠN BÌNH 

Tướng Phạm Văn Dỹ: 6 lần Trung Quốc ra đòn với Việt Nam

BTTD: Không thể chấp nhận kẻ cướp nước là bạn tốt.


TT - "Người Trung Quốc từng năm lần xâm chiếm biển đảo của chúng ta và đây là lần thứ sáu trong khi đất nước ta ở trong các thể chế khác nhau. Tại mỗi thời kỳ như vậy chúng ta lại có những phương lược, sách lược khác nhau".



Đây là điều mà trung tướng Phạm Văn Dỹ, chính ủy Bộ tư lệnh Quân khu 7, nhận định trong chương trình trò chuyện “Cà phê buổi sáng” phát trên Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM sáng 7-6 cùng với sự tham dự, phỏng vấn trực tiếp của phóng viên Tuổi Trẻ.
Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Ảnh: Hoàng Điệp
Trung tướng Phạm Văn Dỹ nói: Động cơ của Trung Quốc là rất rõ, bởi độc chiếm biển Đông là mục tiêu nhất quán của Trung Quốc. Nếu lúc đầu động cơ của họ đơn giản chỉ là tài nguyên thì bây giờ còn là câu chuyện hàng hải, quân sự, thương mại trên biển Đông.
Người Trung Quốc từng năm lần xâm chiếm biển đảo của chúng ta và đây là lần thứ sáu trong khi đất nước ta ở trong các thể chế khác nhau. Tại mỗi thời kỳ như vậy chúng ta lại có những phương lược, sách lược khác nhau.
Lịch sử cho thấy kể từ lần thứ nhất năm 1946, trong tình thế đất nước ta ngàn cân treo sợi tóc trước sự trở lại của người Pháp và đó cũng là lúc Liên Hiệp Quốc yêu cầu người Trung Quốc đến giải giáp quân Nhật. Lúc đó, khoảng trống có lợi cho Trung Quốc, họ ra đòn. Họ cũng tranh thủ chiếm luôn đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Năm 1949, Trung Quốc giải phóng thì họ rút ra, nhưng họ đã lộ rõ ý đồ chiếm các đảo của Việt Nam. Lần thứ hai vào năm 1956, sau hiệp định Genève, người Pháp phải rút đi, quân đội chưa mạnh, Mỹ chưa can thiệp, họ ra đòn. Khi ấy quân đội Việt Nam cộng hòa chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ ba là năm 1959 họ ra đòn nhưng không thành công. Trung Quốc mang quân qua chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng quân đội Việt Nam cộng hòa đã có mặt ở đó.
Lần thứ tư là năm 1974, người Mỹ rút hạm đội 7, quân đội giảm quân số ở Hoàng Sa từ một tiểu đoàn xuống một trung đội địa phương, họ tiếp tục ra đòn (Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam cộng hòa quản lý). Ngày 14-3-1988, lúc ấy quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Và lúc đó, chúng ta cũng bị cấm vận bốn bề họ lại ra đòn (Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa).
Và bây giờ, là lúc mà khoảng trống quyền lực đã được tạo ra bởi Ukraine và nhiều khu vực khác trên thế giới. Các cường quốc khác như Mỹ, Nga... đang bị phân tán thì họ lại ra đòn.
* Theo ông, việc Trung Quốc ra đòn lần này có phải là để thử phản ứng của chúng ta và dư luận thế giới về biển Đông?
- Trong các hành động đó, xét về mặt chiến lược là sự nhất quán, còn trong từng giai đoạn, từng tình huống cụ thể, như tình huống hiện nay họ phải thử phản ứng của tất cả như Mỹ và các nước đang có tranh chấp với họ; ASEAN, cộng đồng quốc tế nói chung và cả nhân dân yêu chuộng hòa bình Trung Quốc. Tùy theo mức độ phản ứng và hiệu quả sự phản ứng, họ sẽ tiến tới các bước tiếp theo là độc chiếm hoặc phải dừng lại, đó là chuyện sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Nếu cuộc chiến năm 1979 xảy ra bởi có sự căng thẳng về bang giao giữa hai nước thì lần này không có dấu hiệu gì báo trước bởi trong giai đoạn này quan hệ giữa hai nước vẫn tiến triển rất tốt kể cả quan hệ cấp cao giữa hai đảng, hai nhà nước và quân đội. Nhưng Trung Quốc tận dụng khoảng trống quyền lực do thế giới tạo ra để ra đòn. Điều này, nói dân dã là “chơi không có đẹp”.
Việc tận dụng khoảng trống quyền lực là điều tuy chúng ta không ngạc nhiên về mặt chiến lược nhưng với Trung Quốc bên cạnh việc họ chà đạp luật pháp quốc tế, những ký kết với ASEAN thì họ chà đạp luôn cả tình cảm, sự chân thành và thiện chí mong muốn hòa bình của Việt Nam. Như vậy, dã tâm của Trung Quốc đặt cho chúng ta một áp lực lớn, thách thức lớn về vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia nhưng rõ ràng qua việc làm của họ, chúng ta cũng phải rà soát lại tất cả từ kế sách giữ nước đến quan hệ kinh tế, vấn đề an ninh quốc phòng, bang giao, ngoại giao và cả quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tất cả những nỗ lực đó, Đảng đã tính toán từ lâu trên tất cả quyền lợi của dân tộc cũng như quan hệ đối ngoại đối với Trung Quốc, bởi nguyện vọng của chúng ta là hòa bình cho Việt Nam và hữu nghị với cả Trung Quốc cùng bạn bè trên thế giới.
* Là một vị tướng, ông có thể nói gì với nhân dân về sự chuẩn bị của Việt Nam?
- Một trong những yêu cầu của người cầm súng ngày nay đó là trí tuệ. Không chỉ có lòng dũng cảm mà được. Tôi nhớ hình ảnh anh Sáu Tòng (trong tác phẩm Đất rừng phương Nam) lòng yêu nước luôn có thừa nhưng cung tên không chống lại được súng đạn. Bây giờ cũng thế, bên cạnh những vũ khí trang bị hiện đại mà chúng ta có được, sản xuất được, mua được giống như các quốc gia khác nhưng quan trọng nhất là con người phải điều khiển được, sử dụng được những trang thiết bị hiện đại ấy để nó cùng với con người biến thành sức mạnh chiến đấu hiệu quả trên chiến trường nếu chiến tranh xảy ra. Và điều đó đặt ra người lính phải có hàm lượng trí tuệ nhất định.
TP.HCM nhiều năm qua đi đầu quân khu trong việc vận động bà con đưa những người con trai, con gái là những thanh niên trí thức trẻ gia nhập quân đội. Những người lính ấy sẽ góp phần đưa quân đội ta trở thành chính quy, tinh nhuệ và một số quân binh chủng trực tiếp đi vào hiện đại để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam chúng ta.
Quan trọng nữa, những người lính ấy sau thời gian phục vụ trong quân ngũ sẽ về lại địa phương trở thành lực lượng tiên tiến ở địa phương, họ trở thành quân dự bị có chất lượng cao ngụ binh ư công nhân, ngụ binh ư công chức... Và cũng chính những người này, với độ tin cậy và chính trị cao, họ sẽ tham gia xây dựng Đảng ở địa phương, đó là kế sâu gốc bền rễ chúng ta đang làm.
HOÀNG ĐIỆP lược ghi và thực hiện

3 phương án có thể Trung Quốc sẽ làm
Việc người Trung Quốc ra đòn lần này, nếu thuận lợi họ sẽ làm những gì họ cần làm, họ khoan thăm dò và khai thác dầu ngay trong nhà của ta. Còn nếu không được họ có thể có các phương án khác. Chúng ta có thể dự kiến thấy những phương án này.
Thứ nhất: Rút giàn khoan. Đó là hồng phúc của hai dân tộc. Điều này cũng có thể xảy ra bởi có thể người ta nghe ra lẽ phải và đối mặt với sự thật, chúng ta không mong gì hơn điều đó. Và chúng ta đang dàn xếp với họ để phát triển kinh tế và bang giao, ổn định khu vực.
Thứ hai: Cũng có thể họ sẽ tạo nên trạng thái dằng dai, trong quá trình dằng dai đó họ chờ đợi chúng ta bộc lộ sơ hở, và họ chờ chúng ta sa vào bẫy đối đầu, xung đột quân sự. Nếu chúng ta nổ súng trước thì đó là cái cớ để họ đi những bước tiếp theo rất phiêu lưu. Họ sẽ kích hoạt thùng thuốc nổ không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc mà trên toàn biển Đông, mà điều đó không ai muốn. Và chúng ta đã giữ trong thế chủ động, khôn khéo và cả sự dũng cảm đầy chiến lược nữa. Sự khôn khéo ở đây không phải là lấp liếm sự thật, cũng không đánh lừa ai mà khôn khéo để không mắc bẫy của người Trung Quốc.
Thứ ba: Nếu vì lý do nào đó hoặc ngông cuồng, sự phiêu lưu nào đó mà họ lấn tới thì chúng ta phải tăng áp lực đấu tranh và đến chừng mức nào đó họ dùng bom đạn thì chúng ta cũng dùng bom đạn, điều đó không có gì phải bàn. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có quyền tự vệ thiêng liêng của mình. Và chúng ta đang mong chờ ở phương án thứ nhất, chúng ta làm tất cả những gì có thể làm trong giải pháp hòa bình. Bởi điều đó không chỉ riêng cho chúng ta mà cho cả nhân dân Trung Quốc.

Sửa luật để chống bức cung, nhục hình

Ngày 6.6, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Ông Vũ Hồng Nam, Trợ lý Bộ trưởng kiêm Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao cho biết với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia ký Công ước chống tra tấn vào ngày 7.11.2013 và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn công ước này trong năm 2014.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã quy định tương đối đầy đủ để bảo vệ quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, ngồi tù theo tinh thần công ước. Tuy nhiên, đi vào một số vấn đề cụ thể vẫn còn một số điểm chưa tương thích nằm rải rác trong nhiều đạo luật liên quan đến chống tra tấn.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an cho biết trong năm 2015 - 2016, Việt Nam sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hàng loạt đạo luật. Ông Trần Văn Dũng, Vụ Pháp luật hình sự Bộ Tư pháp cũng cho biết Bộ Tư pháp sẽ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật như luật Luật sư, luật Thi hành án hình sự, luật Tương trợ tư pháp... Về hướng sửa đổi, ông Dũng trình bày sẽ minh bạch hóa quá trình một người bị bắt tạm giam, lấy lời khai với sự tham gia nhanh nhất của luật sư và đại diện Viện KSND. “Luật sư có thể tiếp cận để bảo vệ thân chủ ngay từ thời điểm bị bắt giam. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp kỹ thuật như lắp camera trong phòng hỏi cung, trong trường hợp bị cáo khai trước tòa bị bức cung thì tòa có thể yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp”, ông Dũng nói và cho biết ngoài các hành vi bức cung nhục hình, các nhà làm luật sẽ tính toán để đưa các quy định sát hơn theo khái niệm tra tấn của Công ước LHQ.
Tại hội thảo, ông Manfred Nowak, cựu báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tra tấn cho biết từ kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, cần phải có những cơ chế đặc biệt, trong đó có lực lượng điều tra về hành vi bức cung nhục hình độc lập với cảnh sát. Ngoài ra, phải tăng cường vai trò giám sát của báo chí... “Tại một số nước châu Âu, khi xảy ra việc người bị tạm giam tạm giữ bị thương thì cảnh sát phải chứng minh họ không sử dụng biện pháp tra tấn, nếu không chứng minh được thì đương nhiên bị khép tội tra tấn”, ông Manfred Nowak nói.
Cần tách trại giam ra khỏi Bộ Công an
Nêu quan điểm của Bộ Tư pháp, ông Trần Văn Dũng cũng cho rằng, phải tách trại tạm giam và cơ quan điều tra thành 2 cơ quan độc lập không để Bộ Công an quản lý như hiện nay. "Nếu được như thế, tôi tin chắc giảm bức cung nhục hình là điều có thể”, ông Dũng nói.
Thái Sơn

Xe tải làm vỡ nắp mương thoát nước, lộ bêtông cốt tre

BTTD: Bọn ăn bẩn. Tiên sư cha chúng nó !

TT - Một công trình vừa bị người dân tình cờ phát hiện sai phạm sau sự cố xe tải đi qua làm vỡ tấm đan hệ thống mương thoát nước.
Hiện trường nắp mương thoát nước bị vỡ - Ảnh: Ngô Thiên Phúc

Thay vì bằng bêtông cốt thép thì tấm đan trên chỉ lèo tèo vài thanh tre đã khô, mục.
Theo người dân trong khu vực tổ 25B, ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), vào sáng 6-6, một chiếc xe tải 5 tấn khi đi vào khu tái định cư cùng ấp thì làm vỡ hai tấm đan mương thoát nước được làm bằng bêtông. Trong đó có một tấm đan dày khoảng 7cm bị vỡ ở giữa một lỗ lớn, bên trong lõi bêtông thấy nhiều thanh tre đã khô, mục. Do sợ nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại khu vực này nên một số người đã lấy cây xanh làm tín hiệu để kịp phòng tránh. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy hệ thống mương thoát nước trên dài khoảng 100m, ngoài tấm đan bị vỡ lòi thanh tre ra còn nhiều tấm đan mương thoát nước có dấu hiệu nứt nẻ.
Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi chiều 7-6, một cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi xã Bàu Hàm 2 cho biết đây là công trình do nhân dân đóng góp tiền làm, UBND xã chỉ chịu trách nhiệm kêu người đến xây dựng. Sau khi nhận được thông tin, UBND xã đã đến hiện trường quan sát và có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Khi hỏi thông tin thêm về chất lượng và giám sát công trình này thì vị cán bộ trên từ chối, và cho biết UBND xã sẽ làm việc với báo về vụ việc trên vào ngày 9-6.
NGÔ THIÊN PHÚC - ĐỨC TRONG
31
Ý kiến bạn đọc (2)Gửi ý kiến của bạn
  • 6/8/2014 9:30:19 AM
    Nếu không có chiếc xe tải làm vỡ hai tấm nắp mương thoát nước thì làm sao mọi người biết được đây là những tấm nắp mương "bê tông cốt tre"? Vậy người lái chiếc xe tải ấy có công hay có tội?
    NGUYỄN ANH DÂN
  • 6/8/2014 9:17:09 AM
    Hoan hô đơn vị thi công đã có sáng kiến kinh nghiệm dùng tre thay thế thép để đúc đan mương thoát nước. Việc làm này mà chủ đầu tư chưa cấp chứng nhận "sáng kiến" cho đơn vị thi công là sự thiếu sót lớn.  Nên phê bình cán bộ giám sát thi công không báo cáo kịp thời sáng kiến này.
    DƯƠNG VĂN TUẤN

Tại sao cử nhân chấp nhận làm ô sin, bảo vệ?

(Dân trí) - Nhiều doanh nghiệp, cơ quan đang phàn nàn về chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc. Phải mất hàng năm nữa có sự hướng dẫn, kèm cặp, SV mới làm được việc. Điểm yếu nhất của SV hiện nay là kỹ năng và kiến thức thực tiễn.

 >>  Xót xa cử nhân đi làm ô sin, bảo vệ

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Đặng Quang Điều - Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) trong cuộc trao đổi với PVDân trí quanh thực trạng cử nhân làm trái ngành nghề. 
PV: Thưa ông, trong đánh giá của mình về tình hình việc làm và thất nghiệp của cử nhân hiện nay, ông thấy có những vấn đề gì nổi cộm?
:TS Đặng Quang ĐiềuVấn đề việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam luôn “nóng” do sức ép của tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Trong câu chuyện thất nghiệp, điều rất đáng quan tâm là số người có bằng đại học đang chiếm tỉ lệ rất cao.
Qua tìm hiểu tại nhiều doanh nghiệp, tình trạng lao động có bằng đại học làm công việc của lao động phổ thông hoặc làm công nhân trực tiếp sản xuất. Thậm chí, lao động có tới 2 bằng đại học mà vẫn không kiếm được việc làm đúng nghề nên đành phải đi lao động trực tiếp.
Một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mới đưa ra con số thống kê trên 70% lao động có trình độ đại học đang làm các công việc của công nhân, trong đó không ít người có 2 bằng đại học.
Trong thực trạng đó, theo ông nguyên nhân chính của vấn đề cử nhân thất nghiệp làm trái ngành nghề, thậm chí là lao động phổ thông, là gì?
Có nhiều nguyên nhân, trước hết là chính sách của Nhà nước có liên quan đến đào tạo, hướng nghiệp, phân luồng và chính sách tiền lương. Tất cả các chính sách này chưa đồng bộ và thể hiện được định hướng thật rõ ưu tiên đối với người học nghề, ưu tiên đối với lao động trực tiếp.
Nguyên nhân thứ hai là Việt Nam đang phát triển quá “nóng” về đào tạo đại học: Các trường đại học thành lập ra nhiều, điểm chuẩn thấp. Nhiều hình thức đào tạo đại học phát triển, đặc biệt là hình thức liên thông. Vì vậy, việc đào tạo bậc đại học và số người theo học phát triển mạnh thời gian qua.
Cuối cùng, tâm lý “sính” bằng đại học vẫn còn phổ biến trong xã hội. Một số cuộc điều tra, khảo sát học sinh (HS) các trường trung học phổ thông cho thấy, hầu hết HS phổ thông đều có ý định đi học đại học, hoặc học cao đẳng để liên thông lên đại học, không có hoặc rất ít HS có ý định đi học nghề.
 
Ứng viên dự tuyển tại phiên giao dịch việc làm chuyên đề Bán lẻ và Marketing ngày 15/5 tại Hà Nội
Ứng viên dự tuyển tại phiên giao dịch việc làm chuyên đề Bán lẻ và Marketing ngày 15/5 tại Hà Nội.
Nhiều chuyên gia có ý kiến rằng, yếu tố thiếu sự định hướng nghề nghiệp trong nhà trường ảnh hưởng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng thất nghiệp, thưa ông?
Yếu tố định hướng nghề nghiệp trong nhà trường chỉ đóng vai trò thứ yếu. Vì định hướng có làm tốt nhưng các chính sách vĩ mô không khuyến khích, thu hút HS học nghề, coi nhẹ lao động chân tay, tiền lương công nhân trực tiếp thấp thì khó phân luồng và hướng nghiệp HS vào học nghề được.
Ở các nước phát triển, ngoài việc hướng nghiệp rất tốt ở nhà trường phổ thông, chính sách vĩ mô được quy định rất rõ ràng như: Học nghề được miễn phí hoàn toàn, học đại học phải đóng học phí ở mức cao, tiền lương và thu nhập của lao động trực tiếp cao bằng, thậm chí cao hơn người tốt nghiệp đại học.
Bộ LĐ, TB&XH mới đưa ra con số có hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, cao gấp 1,7 lần so với cuối năm 2012. Theo quan sát của ông, tình trạng thất nghiệp này nói lên điều gì? Theo ông, các doanh nghiệp quan tâm gì nhất tới chất lượng của sinh viên mới tốt nghiệp?
Đây là con số rất đáng để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý xem xét để điều chỉnh chính sách vĩ mô liên quan đến công tác hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Con số này nói lên sự lãng phí vô cùng lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội đã đầu tư cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Chúng ta hãy hình dung, đào tạo 1 sinh viên (SV) đại học mất 4 năm, mỗi gia đình sẽ chi ít nhất cũng vào khoảng 30 triệu đồng/năm cho các  khoản tiền học phí, mua tài liệu, thuê nhà... Chưa kể khoản chi phí từ ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, thời gian đào tạo sơ cấp nghề chỉ mất 6, trung cấp nghề 12 tháng, cao đẳng nghề cũng chỉ mất 18 - 24 tháng và chi phí bằng 30% so với học đại học.
Chưa tính đến việc SV tốt nghiệp đại học rồi, quay lại làm nghề cũng phải học nghề và như vậy lại tốn thêm một khoản chi nữa.
Để hạn chế tình trạng thất nghiệp của SV ra trường hiện nay, theo ông cần chú trọng tới giải pháp gì?
Để giải quyết vấn đề cử nhân thất nghiệp, giải pháp trước mắt là chuyển đổi nghề, học nghề. Nguồn nhân lực thợ nghề, lao động phổ thông đang thiếu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại, các doanh nghiệp cũng rất cần lao động trình độ học nghề. Khi nền kinh tế xã hội phát triển, nhiều cơ hội việc làm phù hợp thì việc chuyển về làm việc đúng nghề đào tạo đại học mới có cơ hội phát triển.
Về giải pháp lâu dài, Nhà nước cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ hơn, đặc biệt biệt là pháp về chính sách liên quan đến đào tạo nghề và đào tạo đại học, cần phải có những thay đổi cơ bản.
Chính sách này cần xây dựng theo hướng ưu tiên và khuyến khích nhiều hơn, nhằm tạo ra “lực hút đủ mạnh” để lao động đi học nghề, thay đổi tư duy và cái nhìn của xã hội đối với người lao động trực tiếp. Nâng cao chất lượng đầu vào và tăng học phí đối với SV các trường đại học.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hoàng Mạnh thực hiện