Moscow hôm qua cho biết chỉ sẵn sàng đàm phán với Kiev khi không còn tiếng súng vang lên ở Ukraine, đồng thời nói Ukraine khó có thể vượt qua khủng hoảng nếu thiếu sự giúp đỡ của Nga.
8 tháng 6, 2014
Tức cảnh
Lạc lõng giữa phố đông
người qua
Lạc lõng quê xa lạc lõng nhà
Lạc lõng giữa dòng đời quen lạ
Lạc lõng chiều tà sáo
với ta.
Phạm Hải
Khánh thành cầu vượt sông dài nhất Việt Nam
(Dân trí) - Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng có chiều dài 5.487m nối liền thị xã Sơn Tây của Hà Nội với huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc, đã trở thành cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khánh thành cây cầu này sáng nay (8/6).
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư là 137 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc là 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 37 triệu USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT, TP Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Thịnh
Cầu được khởi công từ cuối năm 2011 và dự kiến thi công trong 36 tháng, tuy nhiên sau 28 tháng triển khai đơn vị thi công đã hoàn thành dự án và vượt tiến độ 8 tháng so với kế hoạch. Cây cầu có chiều dài là 5.487m (trong đó cầu dài 4.480m và đường hai đầu cầu dài 1.007m) với điểm đầu tuyến theo lý trình của dự án tại Km4+313m (nút giao QL32 với tuyến tránh thị xã Sơn Tây); điểm cuối tuyến theo lý trình của dự án tại Km9 + 800m (vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m kết nối với Quốc lộ 2C).
Bộ Giao thông vận tải đã giao cho Ban Quản lý Dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư dự án. Nhà thầu thi công gói thầu xây lắp chính của Dự án trị giá 85,603 triệu USD là nhà thầu GS Engineering & Construction Corp (Hàn Quốc); Tổng công ty XDCT giao thông 1 (CIENCO1) là nhà thầu phụ đặc biệt tại dự án; Liên danh Yooshin - Sambo (Hàn Quốc) là đơn vị Tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công.
Cầu Vĩnh Thịnh là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam tính tới thời điểm này
Cầu Vĩnh Thịnh là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cầu được thiết kế xây dựng đảm bảo được động đất cấp 8.
Khổ thông thuyền của cầu Vĩnh Thịnh là 80×10m, mặt cắt ngang cầu thiết kế rộng 16,5m với 4 làn xe chạy. Cầu chính có kết cấu dầm hộp liên tục gồm 9 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công đúc hẫng cân bằng. Cầu dẫn nhịp có kết cấu dầm Super-T, chiều dài mỗi nhịp 40m. Đường đầu cầu thiết kế với cấp đường cấp III đồng bằng. Tốc độ thiết kế 80km/h. Mặt cắt ngang đường thiết kế bề rộng nền đường 17,5m, bề rộng mặt đường 16,5m.
Cầu do các kỹ sư, công nhân Việt Nam và Hàn Quốc thi công với chất lượng tốt, có tính mỹ thuật cao là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự vui mừng khi cây cầu mơ ước nhiều đời qua của nhân dân sống ở 2 bờ sông Hồng tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội đã thành hiện thực. Đây không chỉ là cây cầu đường bộ dài nhất mà còn là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam cho tới thời điểm này.
Theo Thủ tướng, ngoài dự án cầu Vĩnh Thịnh, hiện Hàn Quốc đang tài trợ vốn vay ODA cho 12 dự án giao thông khác tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Hàn Quốc đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng các công trình và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, khẳng định Việt Nam cam kết sử dụng tốt nguồn vốn tài trợ để xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng. Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục thi đua, nỗ lực phấn đấu để đưa vào sử dụng nhiều công trình tốt, góp phần hiện đại hóa-công nghiệp hóa và đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Cầu được xây dựng với nguồn vốn vay ODA ưu đãi của Hàn Quốc trong vòng 40 năm, lãi suất 0,5% và 10 năm không tính lãi
Khi được đưa vào sử dụng, cầu Vĩnh Thịnh sẽ kết nối 2 trục hướng tâm (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh phía Tây Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang; đồng thời góp phần giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía nam và ngược lại.
Theo quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, cầu Vĩnh Thịnh sẽ là cầu chính trên tuyến đường vành đai 5, tuyến đường sẽ kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, các điểm du lịch góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và các mặt văn hoá, du lịch của Thủ đô Hà Nội.
Châu Như Quỳnh
Sầm Sơn nắng và gió
Nếu đem so sánh và bình chọn, dù trên cả mảnh đất hình chữ S có nhiều bãi biển đẹp hơn thì tôi vẫn chọn Sầm Sơn. Bởi không chỉ vì một chút tư tình, mà còn bởi biển Sầm Sơn có những nét riêng biệt mà không vùng biển nào có được.
Biển Sầm Sơn nhìn từ núi Trường Lệ
Tôi còn nhớ, có dạo ngồi bệt trên mép sóng cùng với một gã bạn nổi tiếng giang hồ lang bạt nhâm nhi vài chén rượu, thêm dĩa mực khô đưa cay khi nắng chiều đã tắt sau ngọn Trường Lệ, mắt đăm đăm nhìn vào từng con sóng, gã buông lời nhận xét: "Sầm Sơn đẹp – cái đẹp của một người đàn bà từng trải. Mặn mòi, quyến rũ và đôi khi cũng thật chao chát! Điều mà không vùng biển nào trên suốt dọc dài đất nước hình chữ S này có được”.
Gã là người đi nhiều và cũng thuộc dạng có gu thẩm mĩ trong cách nhìn nhận nên tôi tin lời nhận xét khá "phiêu” của gã lại đúng. Với gã, cái mặn mòi, quyến rũ của Sầm Sơn là những con sóng bạc đầu ôm bờ cát dài lấp lóa, là dãy Trường Lệ thuôn dài như người con gái đẹp lả lơi ngủ quên bên mép sóng, là những hải sản gom nhặt vị ngọt từ mặn chát của biển dâng đời và có cả trong men nồng của những buổi hoàng hôn bên biển. Cái chao chát mà gã ví có lẽ là nắng, gió và có cả trong chất giọng nằng nặng của người dân Kẻ bể…
Theo nhiều tư liệu lịch sử cho thấy, vùng đất Sầm Sơn được hình thành cách đây khoảng 3.000 năm. Ban đầu vùng đất nơi đây chỉ là những cồn cát nối nhau chạy dài từ núi Sầm Sơn đến cửa Hới và những vùng lầy chua mặn. Trải qua nhiều thế hệ, với bàn tay lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, người Sầm Sơn đã biến vùng đất hoang vu thành phố, phường, thị xã tươi đẹp như ngày nay.
Theo thần phả nghè Đề Lĩnh Lê Quang Lộc được thờ ở làng Lương Trung (nay là phường Trung Sơn) thì nơi này đã có người đến khai phá, lập ấp vào thế kỷ thứ XVII, qua quá trình lao động, chiến đấu gian khổ vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn, phát triển vùng đất này đã tạo ra nhiều huyền thoại, huyền tích hóa thân vào cuộc sống như huyền thoại thần Độc Cước - vị thần một chân, xẻ đôi thân cứu nước, cứu dân; Huyền thoại Bà Triều- Tổ sư nghề săm súc và dệt vải. Sầm Sơn còn là vùng đất đậm đặc di tích, nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia… Với những yếu tố tự nhiên, văn hóa như vậy, Sầm Sơn hội tụ những điều kiện tốt nhất để trở thành một vùng du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng, thơ mộng níu giữ bước chân bao tao nhân, mặc khách.
Dẫu đang được đô thị hóa một cách mạnh mẽ, nhưng Sầm Sơn vẫn giữ được những nét đẹp hoang sơ, cuốn hút
Năm 1906, người Pháp cho xây dựng tuyến đường bộ dài 16km nối Tỉnh lỵ Thanh Hoá với Sầm Sơn. Đến năm 1907, các công trình xây dựng mới bắt đầu và những năm sau đó nhiều biệt thự được xây dựng trên núi Trường Lệ, chủ yếu để các quan chức người Pháp, quan lại Triều Nguyễn và giới thượng lưu, quý tộc về thăm quan, tắm biển và nghỉ dưỡng. Vì theo nghiên cứu của họ thì biển Sầm Sơn nước trong xanh, ấm quanh năm và chứa nhiều khoáng chất, nắng, gió chan hòa, khí hậu trong lành, mát mẻ. Bãi biển nghiêng đều từ Tây sang Đông, trong đó có 7km cát trắng mịn màng, bằng phẳng.
Ngày nay, Thị xã Sầm Sơn được mở rộng thêm về phía Tây với tổng diện tích là 22,1km2, nâng diện tích tự nhiên của Sầm Sơn lên 45km2, gấp 2,5 lần diện tích hiện nay. Cùng với việc mở rộng không gian, thị xã sẽ tiến hành tổ chức các phân khu chức năng phù hợp với một đô thị du lịch hiện đại. Trong đó, lấy núi Trường Lệ làm vùng cảnh quan chính để kiến tạo đô thị, lấy khu vực ven biển và dọc sông Đơ làm các trục phát triển chính, tạo không gian thoáng đẹp, hòa nhập với thiên nhiên. Dự kiến trong khu trung tâm hành chính của thị xã sẽ được xây dựng mới lên phía trên sông Đơ. Các Trung tâm khu vực mới sẽ được hình thành như khu vực núi Trường Lệ, khu vực sông Đơ, khu vực Nam Sầm Sơn…
Cùng với nó là các loại hình du lịch phát triển mở rộng như: du lịch sinh thái, tâm linh, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng cao cấp… Đồng thời, tuyến đường trục chính là Quốc lộ 47 cũng đã được tỉnh đầu tư quy mô để xứng với tiềm năng của Sầm Sơn. Trong tương lai không xa, khi hai đại lộ Nam sông Mã nối Sầm Sơn và Ba Voi (TP. Thanh Hóa) – Nam Sầm Sơn được đầu tư hàng nghìn tỉ đồng và đang được các nhà thầu gấp rút thi công được đưa vào sử dụng sẽ đem lại nhiều thuận lợi, chắp cánh cho Sầm Sơn và các vùng phụ cận phát triển. Người Sầm Sơn tự hào đã làm nên Sầm Sơn từ những làng chài ven biển nghèo đói, xác xơ thành đô thị du lịch biển có dáng dấp hiện đại.
Chỉ tính riêng trong năm 2013, Sầm Sơn đón gần 2,5 triệu lượt khách, tăng 7,2% so với cùng kỳ; phục vụ ăn nghỉ gần 4,2 triệu lượt khách, tăng 7,2% so với cùng kỳ… như thế để thấy rằng, sức hút của Sầm Sơn ngày càng lớn đối với du khách thập phương. Để làm được điều này, năm 2013, chính quyền và các cơ quan chức năng của Sầm Sơn đã không ngừng làm mới mình và chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh, xóa đi những nếp gợn trong lòng du khách.
Không chỉ có du lịch nghỉ mát, Sầm Sơn còn là chốn du lịch tâm linh
Nói về điều này, ông Nguyễn Huy Bình – Đội trưởng Đội QLTT số 2 tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong mùa du lịch 2013, thị xã đã xử phạt hàng trăm trường hợp không niêm yết giá, thu tiền giữ xe sai quy định, phương tiện bán hàng không đúng chỗ, tháo dỡ hàng lấn chiếm hành lang vỉa hè... điển hình như ngay trong tháng 5-2014, lực lượng QLTT đã lập biên bản xử phạt 2 trường hợp (mỗi trường hợp hơn 12 triệu đồng) vì vi phạm lỗi bán hàng và trông giữ xe quá giá quy định. "Thông qua việc xử phạt nghiêm khắc những cơ sở làm ăn chộp giật để làm gương răn đe các cơ sở khác, đồng thời tạo điều kiện để những cơ sở kinh doanh chân chính phát triển. Tuy nhiên, với chừng ấy việc đã làm được trong một thời gian không dài là tín hiệu vui, động lực lớn để Sầm Sơn ngày càng thu hút du khách”, ông Bình chia sẻ.
Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND Thị xã Sầm Sơn cho biết: Điểm mới của năm nay là thị xã mời giảng viên là những chuyên gia đầu ngành về du lịch của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội giảng dạy. Đồng thời, mở rộng thêm đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ chủ chốt từ thị xã đến cơ sở và chủ các doanh nghiệp, khách sạn, nhà nghỉ. Ngoài ra, thị xã còn khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú cử cán bộ, nhân viên đi học thêm tại các trường chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch.
Thị xã cũng không ngừng chỉnh trang đô thị, sắp xếp các hàng quán kinh doanh theo đúng quy hoạch, không để các hộ dân tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm mất mỹ quan đô thị; các hoạt động kinh doanh như chụp ảnh, xích lô, xe điện, xe đạp đôi được quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng tranh giành khách. Bên cạnh việc nhiều biển thông báo nội quy, quy chế được lắp dựng là số điện thoại đường dây nóng của Chủ tịch UBND thị xã, công an, quản lý thị trường... trực 24/24h để du khách phản ánh kịp thời những hiện tượng tiêu cực; ban hành 23 phương án quản lý du lịch, tăng 11 phương án so với năm trước. Nội dung các phương án chi tiết, rõ ràng và chặt chẽ hơn, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ban, ngành liên quan để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trang Wedsite về du lịch Sầm Sơn cũng chính thức đi vào hoạt động từ đầu mùa du lịch và khoảng 1 vạn cuốn cẩm nang du lịch Sầm Sơn được phát hành như để cụ thể hóa những việc cần làm đến mọi người dân.
"Chúng tôi đang nỗ lực để tạo Sầm Sơn thành điểm nhấn của xứ Thanh trước thềm năm du lịch 2015!”, ông Triều cho biết thêm.
Gã bạn quen chân giang hồ của tôi rời "người đàn bà từng trải” – theo cái cách mà hắn vẫn trìu mến gọi Sầm Sơn – khi phố biển đã lên đèn. Hắn đi như bao tao nhân, mặc khách khác đã từng một lần ghé chốn đây nhưng tôi biết, thể nào một phần hồn của hắn cũng sẽ bị Sầm Sơn níu giữ như một lời ước hẹn sẽ trở lại trong sâu thẳm. Với tôi cũng vậy, Sầm Sơn thật đẹp!
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=894571#ixzz342BD76ul
doc tin tuc www.xaluan.com
Nhẩy lầu tự tử khi thấy bạn gái ngoài đời thực quá xấu
Chỉ bởi vì cô bạn gái xấu quá mức so với những bức ảnh chụp trên mạng, một người đàn ông Singapore đã sốc tới mức nhảy từ tầng 4 một trung tâm thương mại xuống đất. Nạn nhân chết trước khi được đưa đi cấp cứu.
Bức ảnh thi thế của Mark tại trung tâm thương mại do một nhân chứng chụp lại
Cô cho rằng đó là cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của mọi người. Trong đó có Mark, người đã đồng ý trở thành người yêu cô.
Sau 4 tháng, họ quyết định gặp nhau. Mark đã phát điên vì cô người yêu quá xấu, mặc dù đã trang điểm rất kỹ. Mark quá sốc, anh hoảng loạn và đã nhảy từ tầng 4 trung tâm mua sắm ngay khi họ vừa chia tay.
Mark Anthony Perez đã tử vong ngay khi xe cứu thương đến. Anh bị gãy xương sống, tổn thương não và phổi. Nhiều người đã chứng kiến giây phút bi thảm của người đàn ông tội nghiệp. Cảnh sát cũng kết luận đây là một vụ tự sát đau lòng.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=894085#ixzz342ABCPaR
doc tin tuc www.xaluan.com
7 tháng 6, 2014
Quần với...vợ...t
Từng cặp quần nhau sướng đã thôi
Thọc sâu bỏ nhỏ xẻo… lốp rồi
Đứt lông rách lưới bi xẹp lép
Tay run gối mỏi vẫn đòi chơi.
Phạm Hải
Lộ bảng lương 'chót vót' của các sếp ngân hàng VN
Giám đốc khối ngân hàng cá nhân nhận lương tháng với mức cao nhất là 360 triệu, ít hơn so với mức lương cao nhất 500 triệu của giám đốc ngân hàng doanh nghiệp.
8 ngành chính được báo cáo thống kê bao gồm: Tài chính ngân hàng, pháp luật, văn phòng, bán hàng tiếp thị, tổ chức sự kiện, công nghệ thông tin, kỹ thuật, y tế.
Trong đó, nhìn chung các lãnh đạo thuộc khối tài chính ngân hàng nhận lương cao hơn cả.
Trong hai nhóm ngân hàng trong báo cáo, các sếp ngân hàng cá nhân nhận lương tháng với mức cao nhất là 360 triệu, ít hơn 1/3 so với mức lương cao nhất 500 triệu của giám đốc ngân hàng doanh nghiệp.
Dưới đây là bảng lương trung bình của các sếp ngân hàng Việt Nam:
Theo Lê Phương/ Diễn đàn đầu tư
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)