Trang

3 tháng 6, 2014

Tư liệu về đàn áp ở Thiên An Môn

BTTD: Đỉnh cao của bạo tàn. Dùng quân đội đàn áp đẫm màu chính nhân dân mình. Lịch sử sẽ phán xét nghiêm minh.

( Nếu không xem được, các bạn coi chực tiếp trên bbc theo đường dẫn dưới đây )
Cập nhật: 14:45 GMT - thứ ba, 3 tháng 6, 2014
BBC giới thiệu một số đoạn phóng sự được thực hiện tại Bắc Kinh trong những ngày đầu tháng Sáu năm 1989 khi phong trào đấu tranh dân chủ do sinh viên dẫn dắt bị đàn áp đẫm máu.
Trong suốt ba tuần xuống đường ôn hòa, người biểu tình hầu như không nhìn thấy bóng dáng của lực lượng an ninh.
Nhưng khoảng hai tiếng trước nửa đêm 03/06, một thiết giáp xa xuất hiện, đơn độc tiến về phía quảng trường, là động thái đầu tiên của những gì quyết liệt diễn ra sau đó.

"TQ quyết tâm đánh Mỹ đến người VN cuối cùng"


(GDVN)- Năm 1972, trong lúc mà Hà Nội bị ném bom rải thảm, các học giả phương tây đã bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".


The Time of India, tờ báo uy tín bậc nhất Ấn Độ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy “Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng”. Bài báo cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này”.

Vài năm trước, nhân chuyến thăm của Giám đốc Học viện quốc phòng Việt Nam sang Trung Quốc, trang bbc.co.uk/vietnamese/ bản tiếng Việt ngày 30/6/2011  đưa tin:

“Bản tin của Nhật báo Giải phóng quân (Trung Quốc) không nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhưng dường như Tướng Mã (Mã Hiểu Thiên) đã đề cập tình hình căng thẳng sau các diễn biến tại đây trong cuộc gặp khi nhấn mạnh rằng ông hy vọng "phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn".

Theo cách nói của viên tướng Trung Quốc, Việt Nam phải hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn. 

Có hai khả năng lựa chọn: hoặc là từ ngữ mà chúng ta nói, cấp độ người nói phải theo chuẩn mực của Trung Quốc, hoặc là chúng ta nói theo quyền lợi của dân tộc và công pháp quốc tế.

Phương án 1: Chúng ta nói “theo chuẩn mực của Trung Quốc"

Để hiểu chuẩn mực của Trung Quốc là gì chúng ta cần biết Trung Quốc gần đây nói năng ra sao. BBC đưa tin: “Nhật báo Hoàn Cầu, do Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản, hôm nay (11/6/2011) có bài xã luận cáo buộc Việt Nam áp dụng "chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước".

Cần giới thiệu rằng Hoàn Cầu nhật báo là tờ báo quốc tế có uy tín tại Trung Quốc, lượng phát hành mỗi số là 1,6 triệu bản. Báo có phóng viên tại 65 nước trên thế giới. Tờ này do Nhân Dân nhật báo - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ra số đầu tiên ngày 3/1/1993.

Trang mạng Hoàn Cầu, con đẻ của nhật báo Hoàn cầu đã có hàng trăm bài viết về Việt Nam, xin trích dẫn một số bài viết cách đây năm năm.

- “Vấn đề Biển Đông, vì sao Quân Giải phóng không chọn phương thức giải quyết trên bộ?” (30/6/2009)

- “Trung quốc phải sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (3/7/2009)

- “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (5/7/2009)

- “Quân Giải phóng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Biển Đông, nước Mỹ không có khả năng trực tiếp tham chiến” (16/7/2009)

- “Quan điểm của phái phản đối: vấn đề Biển Đông cần giải quyết nhanh, càng kéo dài càng chết” (5/8/2009)
- “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam lụn bại” (18/8/2009)
Điểm lại ngôn từ mà những người từ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã nói như “dạy cho Việt Nam một bài học” đến loại trung trung như các tướng lĩnh và loại “dân thường” như các bài nêu trên chúng ta đã thấy người Trung Quốc ăn nói ra sao. 

Theo lời khuyên của tướng Mã, nhà nước nên “hướng dẫn dư luận nói theo chuẩn mực của Trung Quốc”, không nhất thiết phải e dè. Người Việt hàng nghìn năm nay chưa bao giờ sợ chiến đấu vì chủ quyền quốc gia, chưa bao giờ sợ bọn xâm lược bất kể chúng là thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba trên thế giới.

Ngày xưa An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, lại còn cho ở rể trong kinh thành. Trọng Thủy ăn cắp bí mật quân sự rồi về nước cùng bố đem quân sang đánh chiếm nước Nam khiến cho An Dương Vương phải chém chết công chúa Mỵ Châu rồi tự vẫn.

Chúng ta không quên những sự giúp đỡ về vũ khí, lương thực và một số đơn vị quân đội mà Trung Quốc đưa sang Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng chúng ta cũng không quên năm 1972 vì câu nói “Người không động đến ta thì ta không động đến người” của lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc mà Hà Nội bị bom B52 rải thảm. Các học giả phương tây khi đó đã nêu bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. 

Những người ngây thơ nhất cũng hiểu rằng sự hy sinh của hàng triệu con dân đất Việt, sự sa lầy của Mỹ tại Việt Nam đã dành cho Trung Quốc khoảng thời gian quý giá để xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng. 

Vũ khí, lương thực, quân trang có thể so sánh với máu và sinh mạng con người không?

Nói theo cách nói của Trung Quốc thì Trung Quốc không chỉ là vô ơn mà còn bạc tình, bạc nghĩa.

Phương án 2: Hướng dẫn dư luận “theo cách của Việt Nam"

So với hàng trăm bài báo của Trung Quốc, chúng ta có rất ít bài viết về các chủ đề nhạy cảm này, cũng chưa hề có bài nào dùng ngôn từ như họ. Đã đến lúc truyền thông nhà nước cần cho nhân dân biết sự thật. Chúng ta cố gắng để không mất đi tình hữu nghị giữa hai dân tộc nhưng tại sao trong khi  “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (Hoàn cầu 5/7/2009) thì chúng ta lại không thể nói lên ý kiến của mình?

Người lãnh đạo giỏi không phải là người chiến thắng trong các cuộc chiến tranh mà là người tránh cho đất nước khỏi các cuộc chiến tranh. Quan điểm này là sáng suốt và đúng đắn. Nhưng người lãnh đạo giỏi cũng phải biết chuẩn bị cho đất nước đương đầu với các cuộc chiến không mong muốn nếu nó xảy ra. Lịch sử đã chỉ ra rằng rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra do ý muốn chủ quan của một phía. Cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm chỉ có thể thắng lợi nếu toàn dân một lòng hy sinh quyền lợi cá nhân vì độc lập tự do của dân tộc. Quyền lợi quốc gia, dân tộc phải đặt trên ý thức hệ. Xin nêu một vài ví dụ về hướng dẫn dư luận:

Nhật báo Hoàn cầu kết thúc bài báo ngày 11/6/2011 bằng câu đe dọa "Nếu Việt Nam cứ tiếp tục gây rối, tưởng rằng càng gây rối thì càng hưởng lợi, chúng tôi thành thật xin nhắc các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử". 

Quả đúng như vậy, chúng ta cần làm theo “lời khuyên” đó. Không chỉ thế hệ hôm nay mà muôn đời con cháu mai sau cần nhớ đến những cái tên như Liễu Thăng, Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị… Cần phải nhớ rằng năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm đông Hoàng Sa, năm 1974 đánh chiếm tây Hoàng Sa, năm 1979 đánh biên giới phía bắc, năm 1988 đánh chiếm bãi Gạc Ma ở Trường Sa…

Lịch sử đã chỉ ra rằng: "Vận nước có lúc thịnh, lúc suy nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.  

Người Trung Quốc nêu danh Hàn Tín chịu chui qua háng người khác, Câu Tiễn chịu nếm phân kẻ thù để tìm cách khôi phục nền độc lập của quốc gia. Người Việt không hạ mình như vậy, người Việt không sợ bất kỳ kẻ thù nào. Nói theo cách nói của chị Út Tịch  giặc đến nhà đàn bà “còn cái lai quần cũng đánh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1945 đã viết: "Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân  Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”

Thực dân pháp muốn cướp nước ta lần thứ hai, nhưng các triều đại Trung hoa từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến nay họ muốn cướp nước ta không chỉ hai lần. Như lời dạy của bác Hồ, chúng ta đã “phải nhân nhượng” Trung Quốc trên biên giới phía bắc. Nếu chúng ta “phải nhân nhượng” lần nữa trên biển Đông thì sẽ không còn đường ra biển bởi đường lưỡi bò ôm sát toàn bộ ven biển nước ta. Lời kêu gọi của bác Hồ đến nay chỉ cần thay một vài từ lại mang tính thời sự.

Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, các phương tiện thông tin của Việt Nam chưa bao giờ dùng ngôn từ như Hoàn Cầu nhật báo đã dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng chưa bao giờ dùng các ngôn từ tương đương với lãnh đạo Trung Quốc. 

Các phương tiện truyền thông và quan chức Trung Quốc đã và đang cố tình bóp méo sự thật, cố tình làm cho dư luận thế giới hiểu lầm rằng Việt Nam chủ động tạo ra căng thẳng, rằng Việt Nam đã đưa tàu cản trở hoạt động của Trung Quốc. Mặc dù thế giới ngày nay vẫn còn cảnh cá lớn nuốt cá bé nhưng nên nhớ có những loài cá nhỏ nuốt vào là chết.

Thế giới có thể mắc lừa về lời nói của Trung Quốc nhưng nhất định không thể mắc lừa về hành động của Trung Quốc. Chúng ta hy vọng những những người bạn ở bên kia biên giới nhận thức được một điều rằng người Việt Nam “Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giữ cho được Tự do – Độc lập”, đó là chân lý đã được chứng minh hàng ngàn năm nay.

Một số ảnh của BBC:
Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895, trong hình là cột mang dòng chữ Đại Nam Quốc Giới tại Đông Hưng, Quảng Tây.
Được biết, một số cột cả ở Quảng Tây và Vân Nam đều được đào đem về.
Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là ‘Trung Hoa’ và ‘An Nam’.
Đây là cột mốc biên giới đã được người Trung Quốc đào đem về. Trên cột còn dòng chữ Đại Thanh Quốc, Khâm Châu Giới. (Hình do ban BBC Tiếng Trung cung cấp từ nguồn Tân Hoa Xã). 

XUÂN DƯƠNG

Anh hùng...rơm

Buồn cho “Thương hiệu” một danh hiệu “Anh hùng”…

Nhà văn Nguyễn Quang Hà
 Ảnh bên:Tháng 8/2010, ông Hồ Xuân Mãn được nhận danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”

Người dân tỉnh Thừa Thiên Huế mấy tháng nay, dẫu ngồi trong quán cà-phê hay ngồi trong những đám kị giỗ, cưới xin, nơi nào túm tụm năm ba người đều xôn xao câu chuyện ông Hồ Xuân Mãn cố ý khai gian thành tích để được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân. Mọi người  nhận xét: “Hư hỏng quá, tham lam đến thế là cùng. Dây thần kinh xấu hổ của ông ta bị liệt từ bao giờ không biết?”.


Ông Hồ Xuân Mãn là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kì. Nghe dư luận nói rằng vì quá tham lam quyền chức nên âm thầm làm báo cáo thành tích và các thủ tục xin phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân để “leo” cao hơn. Sau khi ông Hồ Xuân Mãn nhận danh hiệu “Anh hùng”, đông đảo cựu chiến binh Thừa Thiên Huế yêu cầu công bố thành tích thật của ông để nhân dân học tập. Song bản thành tích bị giấu kín, đến nỗi CLB hưu trí Phú Xuân mấy lần đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho xem bản thành tích của ông Hồ Xuân Mãn, nhưng không được đáp ứng. Dò dẫm thông tin mới biết, ông Mãn làm xong bản thành tích, chỉ đưa tới huyện yêu cầu xác minh, người kí xác minh cũng không được đọc giấy xác minh, không có bản lưu.

Ông Hồ Xuân Mãn nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vào tháng 8/2010, vậy mà mãi tới cuối năm 2013 các cựu chiến binh huyện Phong Điền, những người hoạt động cùng thời với ông  Hồ Xuân Mãn mới bí mật lấy được bản khai thành tích của ông ta. Trong 17 mục công trạng ông Mãn khai, thì 8 thành tích hoàn toàn cướp công của đồng đội, 7 thành tích khai khống. Chỉ có 2 thành tích ông có tham gia chiến đấu, song ở một trận tiêu diệt được ác ôn Hoàng Sớm, thì làm chết 9 người dân trong đó 2 cháu nhỏ. Trận ấy, huyện Phong Điền đánh giá là một trận thất bại. Chẻ hoe 17 thành tích như thế, ông Mãn không thể trở thành anh hùng, mà thực chất còn mang tội lớn, đó là tham nhũng máu xương của đồng chí đồng đội. Khi hồ sơ khai man của ông Hồ Xuân Mãn bị vỡ lở, cũng là lúc ông ta chuẩn bị xong một khuôn viên đất rất đẹp bên đầu cầu An Lỗ sát Quốc lộ 1 để xây dựng tượng đài của mình và có ý đồ đặt tên đường phố mang tên mình. Không để ông Hồ Xuân Mãn lợi dụng máu xương của đồng đội ngay chính trên quê hương, đúng ngày 27/7/2013 gần 200 cựu chiến binh ra Nghĩa trang huyện Phong Điền thắp hương cho từng ngôi mộ, đứng trước tháp Tổ quốc ghi công, anh em hứa với các anh hùng liệt sĩ: “Chúng tôi không để Hồ Xuân Mãn chà đạp lên máu xương đồng đội, đồng chí, mong các anh trợ giúp để chúng tôi làm trọn ước nguyện này”. Ở nghĩa trang ra về, anh em cựu chiến binh huyện Phong Điền gửi kiến nghị lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thấy kiến nghị của anh em có lí, lại đúng trong thời điểm Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) ra đời với nội dung chống tham ô, tham nhũng, chống thoái hóa, biến chất trong “một bộ phận không nhỏ” 3 lần đoàn kiểm tra Trung ương về Huế, rồi về huyện Phong Điền gặp những nhân chứng, những CCB kí trong đơn đề nghị xem xét lại danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn.

Kiến nghị của anh em cựu chiến binh nêu: “Vì sự trong sáng của Đảng, chúng tôi không thể để Hồ Xuân Mãn dối dân, lừa Đảng. Vì danh giá, phẩm chất của người Anh hùng LLVT nhân dân, chúng tôi không thể để Hồ Xuân Mãn làm ô danh những người anh hùng. Vì máu xương biết bao đồng đội đã ngã xuống, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ lòng tham lam xấu xa của Hồ Xuân Mãn”.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra kĩ. Ngày 18/12/2013, Ban Bí thư ra Quyết định số 6963 bác bỏ danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn và thu hồi những hiện vật trao cho ông ta khi nhận danh hiệu cao quý đó. Ngày 21/1/2014, đồng chí Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương về làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thông báo truất danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn. Sau đó, Đoàn kiểm tra làm việc với Hội Cựu chiến binh huyện Phong Điền báo cho anh em biết và cho xem bản quyết định của Ban Bí thư, hứa sau Tết (tức mùa Xuân 2014) sẽ về Thừa Thiên Huế công bố quyết định này. Vậy mà đến nay, nhân dân Thừa Thiên Huế đang nóng lòng chờ đợi quyết định của Nhà nước thu hồi danh hiệu anh hùng cũng như những hiện vật tiền thưởng, tiền phụ cấp, ông Hồ Xuân Mãn được nhận từ khi Nhà nước phong tặng danh hiệu…? Có thể “vị anh hùng” này đang có bệnh nặng chăng? Thực tế, ông Hồ Xuân Mãn sức khỏe bình thường. Ông vẫn  tổ chức lên rừng đi săn với bạn bè bằng xe ô-tô mui trần rồi về nhậu nhẹt với nhau; ông vẫn dự những đám cưới của con cái bạn bè, có khi còn lên hát vài ba bài liền. Vậy thì đâu phải ông Mãn bệnh tật. Đừng quên lời ngạo mạn của con người này với đồng đội xưa: “Mười năm nữa tau trả thù cũng chưa muộn. Bọn bay cứ liệu hồn”. Lời đe dọa này còn lưu trong máy điện thoại di động của một cựu chiến binh: “Tau sẽ giết mi”.

Còn một vấn đề nữa, nhân dân thắc mắc, đó là: Ông Hồ Xuân Mãn có chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng, đề nghị Ủy ban Kiểm tra các cấp làm rõ.

Việc ông Hồ Xuân Mãn khai khống hồ sơ để được phong Anh hùng LLVT nhân dân đã rõ. Nhân dân Thừa Thiên Huế rất nóng lòng chờ đợi quyết định truất danh hiệu Anh hùng của ông Hồ Xuân Mãn, truy thu các chế độ mà ông đã hưởng vô lí để ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc Hồ Xuân Mãn vẫn ngang nhiên đi nhận tiền phụ cấp anh hùng và kéo nhau lên rừng săn bắn, nhậu nhẹt như thách thức đồng đội khiến những người có lương tri không thể chịu được.

75% doanh nghiệp bất động sản có lãi

Đây là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vào ngày 3/6.

Ông châu cho biết, trong số 62 doanh nghiệp (DN) BĐS đang niêm yết trên sàn chứng khoán, báo cáo kết quả kinh doanh quý I-2014 có 25% DN lỗ, 21% DN đạt lãi vài trăm triệu đồng, 50% DN thu lợi nhuận 1-20 tỉ đồng. Chỉ khoảng 4% DN báo lãi từ 20 đến 1.000 tỉ đồng.

Ông Châu cho biết điều này chứng tỏ thị trường đang tốt lên bởi có sự hồi phục từ kinh tế vĩ mô. Nhu cầu của người dân về sở hữu nhà cũng tăng cao trở lại, nhất là phân khúc nhà phù hợp thu nhập của đa số người mua. Nhà ở có giá hợp lý trên dưới 1 tỉ đồng đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người dân Việt Nam có thu nhập thấp và trung bình.

Tuy nhiên, theo ông Châu, có những DN BĐS có lãi nhờ hoạt động hiệu quả của các công ty con hoặc liên kết với DN khác, lĩnh vực khác không phải BĐS.
Theo QUANG HUY

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Xây nhà hát, rạp phim vì... quá thiếu!

- 'Đây là chủ trương, phát triển chung, nếu Bộ không có đề án nào thì làm sao nghị quyết đi vào đời sống được?'
Ý kiến phản hồi 
Sắp xếp theo 
  • Đất nước đang dầu sôi lửa bỏng. Hô trợ ngư dân bám biển bảo vệ chủ quyền quốc gia thì tốn có 16.000 tỷ, còn chi phí ăn chơi tốn 10.000 tỉ thì bảo vệ cái gì, Thật là quá đáng,
    Nguyễn Hùng Mạnh - gửi lúc 1:24 phút trước đó


PV: - Thưa Bộ trưởng, Bộ VHTT&DL vừa đưa ra đề án đầu tư xây mới và trùng đại tu lại 71 nhà hát trên cả nước với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng. Xin Bộ trưởng nói rõ hơn về tính cấp thiết khi Bộ đưa ra đề án này?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020, với tổng số tiền hơn 10.000 tỷ. Trong đó, tiền ngân sách từ trung ương và địa phương là 60%, huy động nguồn xã hội hóa 40%.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL - Hoàng Tuấn Anh
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL - Hoàng Tuấn Anh
Trong đó, các hạng mục được xây mới, sửa chữa bao gồm các nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và đầu tư trang thiết bị cho nhà hát.
Tôi khẳng định, đây là đề án rất cần thiết vì hiện nay các trung tâm, nhà hát tại các tỉnh, địa phương còn đang thiếu rất nhiều, không thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân.
Do đó, để phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới Bộ VHTT&DL đã xây dựng đề án này.
Tất nhiên, tôi cũng nhấn mạnh không phải cứ đưa ra đề án là thực hiện ngay mà phải rà soát lại cụ thể, lập kế hoạch, thông qua các Bộ ngành liên quan. Bộ Văn hóa không tự quyết định.
PV: - Theo Bộ trưởng nói đề án này là vì phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân, do các công trình văn hóa của chúng ta còn ít. Nhưng thực tế, Thái Nguyên cũng có tới 4 nhà hát đang bỏ hoang cả 4, tại Hà Nội, nhà Hát Kim Mã, rạp Đại Nam, rạp Công Nhân đầu tư hàng tỉ đồng...  từ lâu không có được một buổi biểu diễn.
Xây mới nhà hát, rạp chiếu phim trong bối cảnh thực tế như vậy liệu có lãng phí, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả quản lý, khai thác các công trình văn hóa hiện nay?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Tôi không nghĩ hiện nay những công trình văn hóa của mình là nhiều, nếu không muốn nói là ít.
Tôi cho rằng, nếu chúng ta không có công trình cho văn hóa nào, không đầu tư cho văn hóa thì làm sao phát triển văn hóa được? Liệu có thể đến công viên để biểu diễn văn hóa được không, chắc chắn là không thể.
Vì vậy, xây dựng đề án này chính là bước chuẩn bị cho tương lai, cho cả thế hệ mai sau chứ không đơn thuần là chúng ta đang chuẩn bị, xây dựng cho ngày hôm nay.
Tuy nhiên, xây dựng đề án là vậy nhưng hiện nay chúng tôi cũng chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể, hiện mới đang trong giai đoạn khảo sát.
PV: - Có ý kiến cho rằng, Bộ VHTT&DL đưa ra đề xuất này trong bối cảnh hiện chúng ta đã có 71 nhà hát. Việc xây thêm như vậy chẳng lẽ phải hiểu là cách Bộ VH,TT&DL muốn phổ biến nhà hát theo đầu dân theo kiểu “tính cua trong lỗ”?
Bộ trưởng giải thích thế nào để dư luận chia sẻ được với quan điểm, chủ trương của Bộ, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Đây là chủ trương, phát triển chung, nếu Bộ không có đề án nào thì làm sao nghị quyết đi vào đời sống được?
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Trước đó, trong phiên giải trình của chính phủ về việc “Thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” do Ủy ban Văn hóa, Giao dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cho biết: "10.800 tỷ đồng là số kinh phí sẽ được phân bổ thực hiện Đề án này".
Ông chỉ rõ, hiện nay cả nước mới có 118 đơn vị nghệ thuật. Ngay các đơn vị nghệ thuật T.Ư nhiều nơi chưa có nhà hát riêng. Hay một số nhà hát, rạp chiếu phim đã xuống cấp, số lượng ghế thấp, trang thiết bị nghèo nàn. Ví dụ: Kịch nói, cải lương, nhà hát dân cả phía bắc, nhạc vũ kích, giao hưởng… phải mượn các địa điểm để trình diễn.
Theo Đề án, số lượng nhà hát xây mới là 51, nâng cấp 20, rạp chiếu phim xây mới 57, nâng cấp 49, nhà triển lãm xây mới 66. Cụ thể, xây mới 11 nhà hát có quy mô lớn từ 2.000 - 2.500 ghế, với trang thiết bị hiện đại chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế về âm thanh, ánh sáng và cơ khí sân khấu.
Trong đó, tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xây mới công trình nhà hát có quy mô lớn từ 2.500 - 3.000 ghế. Đồng thời, xây mới 40 nhà hát có quy mô lớn từ 1.000 - 2.000 ghế tại các tỉnh chưa có nhà hát trung tâm và các thành phố là trung tâm vùng, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn.
Tổng số vốn từ nay tới năm 2020 là 10.800 tỉ đồng, trong đó ngân sách của nhà nước là 6.500 tỉ còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác. Bộ trưởng cũng cho rằng, các công trình cần có quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu hoạt động.
Hiếu Lam


Nợ xấu ngân hàng tăng nhanh trở lại


Nợ xấu của hệ thống ngân hàng từ tháng 9/2013 tới tháng 2/2014
Nợ xấu của hệ thống ngân hàng từ tháng 9/2013 tới tháng 2/2014

NHNN cho biết, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng tháng thứ 2 liên tiếp

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm tháng 2/2014 là 3,86% trên tổng dư nợ hơn 3,43 triệu tỷ đồng (chính xác dư nợ là 3.437.733 tỷ đồng).
Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp tỷ lệ nợ xấu tăng. Cuối 2013, nợ xấu chỉ chiếm 3,61%, tháng 1/2014 tăng trở lại lên 3,73% và tháng 2 là 3,86%.
Đáng chú ý tỷ lệ nợ xấu tăng trong bối cảnh tín dụng giảm. Tại thời điểm cuối tháng 2, dư nợ tín dụng giảm 1,16% so với cuối năm 2013. 
Đến nay, tín dụng đã tăng được 1,31% so với đầu năm và cơ quan quản lý chưa cập nhật số liệu  tiếp theo về nợ xấu song cũng không khó để hình dung bức tranh nợ xấu khi báo cáo tài chính của các ngân hàng quý 1 cho thấy tình hình không mấy sáng sủa. Nợ xấu của các ngân hàng hầu hết đều tăng và tăng mạnh nhất ở nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Tùng Lâm
Theo Trí Thức Trẻ

“Công khai với dân toàn bộ chi tiêu của Quốc hội”

Đại biểu cho rằng Quốc hội phải chịu sự kiểm toán độc lập của cơ quan kiểm toán, và báo cáo công khai với dân...


“Công khai với dân toàn bộ chi tiêu của Quốc hội”
Đại biểu Đỗ Văn Đương: Đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng “có nỗi thống khổ” khi bị hành chính hóa như hiện tại
In
Nhiệm kỳ vừa rồi đại biểu chuyên trách xài bao nhiêu ôtô, hết bao nhiêu tiền, và làm được chuyện gì công khai cho dân biết đi, xài tiền của dân phải đau xót chứ, “ông nghị” Trần Du Lịch đề nghị.

Cho ý kiến vào dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), tại phiên thảo luận tổ, sáng 3/6, các vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm chỉ ra nhiều hạn chế cả về tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp, cần phải chỉnh sửa.

Một trong các nội dung nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu là tăng số đại biểu chuyên trách từ không quá 30% hiện nay lên 35%.

Nhưng, theo đại biểu Trần Du Lịch, nếu vẫn cơ chế này thì tăng đại biểu chuyên trách chỉ khiến tăng thuế của dân chứ không giải quyết được gì, bởi đại biểu là phải chuyên nghiệp, chứ không phải chuyên trách.

"Hiện nay đại biểu trách Trung ương xa rời cử tri, hồn sống của đại biểu là cử tri, anh ngồi đây rồi trước và sau kỳ họp về một buổi cho có chyện, dân bức xúc kiếm đại biểu ở đâu. Thậm chí có đại biểu chỉ mượn địa phương, mượn dân cho con đường thăng quan tiến chức, nếu nhiệm kỳ này dân không tín nhiệm thì lần sau anh đi chỗ khác ứng cử", ông Lịch nói.

Đề nghị đại biểu làm chuyên trách thì ở đâu cũng có quyền hạn giống nhau, đại biểu Lịch nhấn mạnh không nên hành chính hóa thứ bậc, sẽ phát sinh tốn kém. “Một ông phó chủ nhiệm ủy ban một nhiệm kỳ đi nước ngoài mấy lần, tiền vé bao nhiêu, công khai cho dân biết những nội dung đó đi”, ông Lịch đề nghị.

Vị đại biểu có ba khóa tham gia Quốc hội này cũng cho rằng Quốc hội phải chịu sự kiểm toán độc lập của cơ quan kiểm toán về toàn bộ chi tiêu của mình, và báo cáo công khai với nhân dân.

Giải thích rõ đại biểu hoạt động chuyên nghiệp nghĩa là khi trúng cử sẽ không phải là công chức nữa, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị nhiệm kỳ tới cần tăng lên tối thiểu 40% đại biểu chuyên nghiệp, còn nhiệm kỳ sau cần tăng lên 50%.

"Nếu tăng điều kiện cho bộ máy phục vụ mà hoạt động của đại biểu cứ như hiện nay thì sẽ lãng phí. Quốc hội xài nhiều tiền của dân mà hoạt động chưa được như mong muốn, đó là ý kiến cử tri", bà Tâm phát biểu.

"Nhiều ý kiến cử tri đề nghị, nếu làm đại biểu thì khi trúng cử anh phải dừng chức vụ hiện tại, như thế mới là sòng phẳng", đại biểu Ngô Ngọc Bình góp ý.

Tiêu chuẩn của đại biểu cũng là vấn đề được nhiều ý kiến đề cập.

Đang là đại biểu chuyên trách, ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, ông Đỗ Văn Đương “tự kiểm điểm” là hiện nay còn rất nhiều khiếm khuyết với cử tri, nhưng đại biểu chuyên trách cũng “có nỗi thống khổ” khi bị hành chính hóa. 

"Hiện nay ngoài hai kỳ họp thì anh chuyên trách giống anh công chức, suốt ngày trên này sách vở chữ nghĩa, nên kém sống động, giảm đi tính đại diện", ông Đương nói từ trải nghiệm của chính bản thân mình.

Sửa luật cần quy định đại biểu chuyên trách phải là chuyên gia, là chuyên viên cao cấp trở lên và có kinh nghiệm 15 năm ở lĩnh vực mà ủy ban đại biểu đó hoạt động phụ trách, ông Đương đề nghị.

"Cho dù ở phòng máy lạnh nhưng vẫn phải gắn bó với nhân dân, giả sử đại biểu đi biểu tình có thể bị đánh giá về tư tưởng và bị phê bình, nhưng nếu dân bức xúc thì đại biểu ở nhà làm gì?", luật sư Trương Trọng Nghĩa lên tiếng.

Ông Nghĩa cũng đồng tình cao với phân tích của nhiều đại biểu là nếu Quốc hội vẫn duy trì thảo luận theo cách “xếp gạch” chờ đến lượt đọc 7 phút như hiện nay, thì tăng đại biểu chuyên trách chỉ thêm tốn kém.