Trang

2 tháng 6, 2014

Âm mưu của TQ khi xây căn cứ trên đảo Gạc Ma


BTTD: TQ xây căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Có kẻ vẫn la: Hữu hảo, hảo lớ, hữu hảo lớ! 

Tiên sư cha nó !

(GDVN) - Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc, tiết lộ hôm 25/5 là Bắc Kinh đang cho xây dựng một đảo nhân tạo tại đảo đá ngầm Gạc Ma.
Hòn đảo nhân tạo sẽ do Viện Nghiên cứu và Thiết kế đóng tàu số 9 (NDRI), có trụ sở ở Thượng Hải triển khai. Vị trí hòn đảo nhân tạo dự kiến ở quanh bãi Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bãi đá này bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988.
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ ở Gạc Ma.
Tờ báo cho biết Trung Quốc dự kiến xây dựng các cơ sở quân sự, bao gồm một căn cứ không quân và cảng hải quân, trên hòn đảo nhân tạo. Hòn đảo sẽ được sử dụng với mục đích chính là tăng khả năng phản ứng nhanh cho các chiến hạm và lực lượng an ninh hàng hải của Trung Quốc nếu có sự cố xảy ra trong khu vực.
Mô hình đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Gạc Ma (Ảnh: gywb.cn)
Đảo đá ngầm Gạc Ma (tên anh ngữ là Johnson Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn. Đá Gạc Ma nằm cách đảo đá Cô Lin hơn 3 km về phía Đông Nam và đánh dấu điểm cuối ở phía Tây Nam của cụm đảo và bãi đá ngầm Sinh Tồn. Đặc điểm của Gạc Ma là rạn đá màu nâu và được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển còn phần lớn chìm dưới nước.
Hiện thực hóa “đường chín đoạn”

Đường chín đoạn (hay còn được gọi là “đường lưỡi bò”) đuợc cho là của Trịnh Tư Ước, nguyên là quan chức phụ trách Vụ Nội chính (chính phủ Trung Hoa Dân Quốc) tiện tay vẽ vào.

Đường chín đoạn được hình thành dựa trên cơ sở "đường mười một đoạn" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Đường mười một đoạn là đường quốc giới trên biển Đông do mười một đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2/1948 trong phụ đồ "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành.

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa Dân Quốc. Đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "đường chín đoạn".

Đường chín đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 80% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 20% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 4% (!)

Việc xây đảo nhân tạo tại Gạc Ma, ý đồ của Bắc Kinh là tăng cường khả năng kiểm soát thực tế đối với vùng biển phía nam của “đường chín đoạn”. Trên cơ sở đó thực hiện ý đồ thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, biến nó thành “ao nhà” của Trung Quốc.

Ngoài ra, đảo nhân tạo còn có vai trò như một trạm hậu cần tiếp tế cho các tàu cá của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Đảo này có thể cũng sẽ có nhà tập thể, tòa nhà hành chính, sân thể thao và nông trại.

Thực hiện chiến lược chống tiếp cận 

Hiện nay, Trung Quốc được cho là đang hoàn thiện chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (viết tắt là A2/AD), với mục đích nâng cao năng lực phòng thủ - tấn công ở các vùng biển quanh mình, nhằm ngăn chặn hạm đội Mỹ áp sát để tấn công Trung Quốc hoặc hỗ trợ đồng minh.

Qua đó, Trung Quốc có thể duy trì thế mạnh so với các nước khác trong những vùng biển gần, và đẩy khu vực hoạt động của lực lượng Mỹ ra xa. Để triển khai hiệu quả học thuyết của mình, Trung Quốc tập trung xây dựng lực lượng phòng thủ ven bờ, tăng cường năng lực tàu ngầm, cải thiện khả năng phòng không, chiến tranh điện tử và phát triển tên lửa chống tàu, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo DF-21D.
Sơ đồ mô tả chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc.

Trung Quốc định vị các vành đai phòng thủ này bằng các chuỗi đảo (first and second island chain). Chính vì vậy, tham vọng của Trung Quốc không chỉ nhắm đến các đảo nằm trong tranh chấp mà còn vươn tầm ngắm đến các đảo không hề có tranh chấp gì với Trung Quốc (nghĩa là hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước khác)!

Việc xây dựng căn cứ trên đảo đá Gạc Ma cũng nằm trong ý đồ thực hiện chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Căn cứ này cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng đe dọa đối với hạm đội 7 của Mỹ. Nó cũng giúp Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc kiểm soát eo biển Malaca, gián tiếp uy hiếp Nhật Bản từ xa.

Việc xây căn cứ Gạc Ma thể hiện việc Trung Quốc muốn củng cố một lối ra Thái Bình Dương, chống lại sự bao vây của Hoa Kỳ. Đồng thời cũng nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông, khi có tình huống xung đột xảy ra.

Khống chế Trường Sa, uy hiếp Cam Ranh

Trong âm mưu lâu dài của Trung Quốc, họ sẽ tìm cách chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, để làm việc này Bắc Kinh có một số vấn đề. Các đảo ở Trường Sa phần lớn có diện tích nhỏ, dễ chiếm nhưng khó giữ. Giả định Trung Quốc chiếm được thì họ phải duy trì một lực lượng lớn hải quân, không quân và các lực lượng mặt đất để bảo vệ. Đây là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc. Nhưng nếu họ xây được căn cứ lớn tại Gạc Ma thì cơ bản giải quyết được vấn đề nêu trên.

Trong tình hình đó, Việt Nam sẽ gặp những bất lợi. Vì căn cứ hải - không quân Trung Quốc đặt tại Gạc Ma, tức ở ngay tại Trường Sa. Trong khi đó, khoảng cách từ căn cứ Cam Ranh ra Trường Sa khoảng từ 400 đến 600km. Ngoài ra, không quân Trung Quốc còn có thể chi viện cho Trường Sa bằng căn cứ trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Nếu Việt - Nhật – Phi liên minh với nhau, không quân Nhật Bản với các chiến đấu cơ tàng hình F-35 mua của Hoa Kỳ, có thể bố trí trên các căn cứ của Philippines gần quần đảo Trường Sa. Trong tình huống xảy ra chiến sự, không quân Việt – Nhật – Phi có thể phối hợp tạo thế “ba mũi giáp công”, thì mới có thể chiếm ưu thế trước không quân Trung Quốc.

Vì vậy, trong tình huống xảy ra xung đột, nếu chỉ một mình độc lập tác chiến, hải quân và không quân Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy, sự thay đổi trong công tác hoạch định chiến lược quân sự của Việt Nam là điều không thể không xét đến.

TRẦN NGHĨA SƠN

Triều Tiên bán cho TQ quyền đánh cá trên biển... Hàn Quốc

BTTD: Bè lũ cướp nước và bán nước đê tiện

(TNO) CHDCND Triều Tiên đã bán cho Trung Quốc quyền đánh bắt cá tại một vùng biển của Hàn Quốc ở gần Đường biên giới phía bắc (NLL) giữa 2 nước ở Hoàng Hải, một quan chức quân đội Hàn Quốc cho hay hôm 31.5.


Tàu cá Trung Quốc tại Hoàng Hải - Ảnh: Reuters
“Triều Tiên đã cho phép tàu Trung Quốc đánh bắt cá tại một phần vùng biển của chúng tôi ở Hoàng Hải. Khi phát hiện chuyện này, chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc và yêu cầu họ không băng qua NLL để sang vùng biển Hàn Quốc”, tờ Korea Times (Hàn Quốc) dẫn lời tiết lộ của vị quan chức giấu tên nói trên.
Được xem là hải giới không chính thức giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, NLL là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột giữa hai nước, theo Reuters.
Đường ranh giới trên biển này được thiết lập sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) kết thúc, mặc dù Triều Tiên không công nhận hải giới này.
Korea Times cho biết hằng năm Trung Quốc vẫn trả tiền cho Triều Tiên để tàu cá Trung Quốc được phép hoạt động trong vùng biển Triều Tiên.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng gộp cả một phần hải phận Hàn Quốc vào khu vực cấp phép đánh cá cho Trung Quốc của mình, tờ báo Hàn Quốc cho hay.
Kể từ giữa tháng 5, đỉnh điểm của mùa cua xanh, mỗi ngày có hơn 100 tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt gần NLL, nguồn tin của Korea Times nói.
“Tuần duyên và quân đội Hàn Quốc đã tăng cường tuần tra và ngăn cản các tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải”, theo vị quan chức Hàn Quốc giấu tên.
Hoàng Uy

1 tháng 6, 2014

Phẩm chất của người Nhật

NHỮNG PHẨM CHẤT TRỜI CHO: CÓ LẼ MUỐN HỌC CŨNG KHÔNG ĐƯỢC

 Cúi nhưng không thấp
 
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.
 
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
 
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
 
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
 
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.

 

Trung thực
 
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
 
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
 
Hệ thống tự tinh tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.
 
 
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
 
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
 
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
 
 
 
Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị

“No noise” – không ồn
 
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
 
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư.
 
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách. 
 
Nhân bản
 
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
 
Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
 
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
 
Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường.
 
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
 
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
 
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
 

 
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
 
Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.

Theo Soi.com.vn 

Sự khiêm nhường vỹ đại

TT Obama tôn kính Nhật hoàng

Tôi từng ở chung cư Nguyễn Ngọc Phương F.19, Q.BT, tp. HCM, tại đây có một số người Nhật tạm trú...  Những lần đi thang máy họ đều nhường người VN vô/ra trước, nếu đông người quá thì họ đợi đi chuyến sau, trong khi đó người VN luôn... tranh nhau vô/ra trước (rất ít người nhường nhau). Mỗi lần tôi gật đầu chào, người Nhật đều cúi thấp người đáp lễ.

Hiện tôi đang sống tại c/c Seaview 2 tp. Vũng Tàu, ở đây có một số người Hàn Quốc tạm trú. Họ cũng như người Nhật, luôn nhường người VN mỗi lần vô/ra thang máy. Có một người Hàn  Quốc tên là “Chô” đang sống tại c/c này- ông từng là thày dạy tôi chơi golf, mỗi lần tình cờ gặp nhau ở thang máy, chúng tôi đều nhường nhau vô/ra trước. Có lần tôi cố tình nhường thày, ông mỉm cười hiền lành và đưa tay mời tôi vô trước.
...
Vậy đó! Họ nhường, họ cúi thấp nhưng tầm vóc họ vẫn rất cao. Từ những hành động khiêm nhường bình dị…đã làm nên Nhật Bản và Hàn Quốc vỹ đại mà cả thế giới đều ngưỡng mộ.

Người Việt Nam còn kiêu hãnh, còn “tự sướng” đến bao giờ?

Phạm Hải

Mỹ chưa yếu đến mức để TQ ngoi lên lúc này


Mỹ chưa yếu đến mức để TQ ngoi lên lúc này
Mỹ tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng trở lại, thậm chí tăng đến 40% để kiềm chế những hành động gây hấn, hiếu chiến liên tục gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông,  nhất là ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hung hăng, vô nhân đạo khi đâm húc tàu Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ngay trên ngư trường truyền thống của người Việt. 
Sở dĩ Trung Quốc cậy thế làm càn là do Mỹ tỏ ra yếu ớt trong vai tròng duy trì đảm bảo ổn định hòa bình tại châu Á – Thái Bình Dương. Thời điểm Trung Quốc bắt đầu các hoạt động khiêu khích là sau khi Mỹ thông báo kế hoạch cắt giảm quốc phòng khổng lồ vào tháng 2 năm nay.
Theo Valley News, khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đề xuất cắt giảm quân đội xuống quy mô nhỏ nhất sau 74 năm , đóng cửa nhiều căn cứ quân sự và tinh giản lại lực lượng để lo đối đầu với một " biến động không thể đoán trước trên thế giới” bằng phản ứng quân sự nhanh nhẹn hơn. Thật ra đó chỉ là cách nói hoa mỹ cho việc cắt giảm quân đội. Sở dĩ có chuyện Mỹ cắt giảm quy mô quân đội là do họ khá mệt mỏi sau 13 năm đối phó các diễn biến tại Iraq và Afghanistan.
 Mỹ cảm thấy mệt mỏi sau khi tham chiến tại Iraq và Afghanistan
Khi đó, ông Hagel nhận định một cách chua chát: “Chúng ta đang bước vào một thời đại mà sự thống trị của Mỹ trên biển, trên bầu trời và trong không gian có thể không còn được như trước". Cụ thể, nhân viên quân sự sẽ giảm từ 522.000 binh sĩ xuống khoảng 440.000 - 450.000 - số thấp nhất kể từ năm 1940, thời điểm Mỹ chuẩn bị bước vào Thế chiến II. Lực lượng vệ binh quốc gia sẽ giảm từ 355.000 binh sĩ xuống 335.000 vào năm 2017 , và quân dự bị sẽ giảm từ 10.000 đến 195.000 người.
Thủy quân lục chiến sẽ giảm từ 190.000 xuống 182.000 binh sĩ. Hải quân sẽ vẫn giữ 11 tàu sân bay nhưng tạm thời cắt giảm hoạt động của 11 trong 22 tàu tuần dương. Hải quân sẽ giảm từ 52 xuống 32 tàu chiến đấu ven biển. Không quân sẽ cho nghỉ hưu phi đội A-10 "Warthog" máy bay là sát thủ săn xe tăng và dừng hoạt động máy bay do thám U-2.
Việc Mỹ thông báo cắt giảm quốc phòng đã khiến Bắc Kinh nghĩ rằng đây là thời cơ chín muồi để họ thay đổi trật tự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là lý do Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động hung hăng thăm dò phản ứng của Mỹ xem Washington có dám đáp lại thách thức của Bắc Kinh hay không.
Và Mỹ đã phản ứng
Trước các hành động leo thang của Trung Quốc gần đây, Mỹ đã tỏ rõ thái độ khó chịu. Họ lên án Trung Quốc là kẻ gây hấn, khiêu khích ở nhiều cấp độ từ quốc hội đến các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cho đến hai nhân vật đứng đầu Nhà trắng là tổng thống Barack Obama đến Phó tổng thống Joe Biden.
Nhưng những lời cảnh báo đó dường như chưa làm Trung Quốc chùn tay. Đó là lý do tại sao Mỹ phải thay đổi lại chính sách quốc phòng và dường như họ không còn muốn cắt giảm quy mô quân sự như thông báo hồi tháng 2 nữa.
Tại cuộc đối thoại Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đã dành những lời đanh thép lên án Trung Quốc. Thái độ mạnh mẽ này khác hẳn với vẻ chán nản của ông hồi tháng 2 khi thông báo cắt giảm quy mô quốc phòng của Mỹ. Dễ hiểu cho thái độ của Bộ trưởng Hagel vì sức mạnh quân sự của Mỹ vừa được một liều thuốc phục hồi. Sau một loạt lời chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi, Hagel thông báo ngắn gọn: “Mỹ dự định tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016 và tăng 40% ngân sách cho việc luyện tập, đào tạo”.
Như thế chẳng khác gì nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ chưa yếu đến mức để Trung Quốc ngoi lên lúc này. Bắc Kinh đừng vội hung hăng.

Anh Tú (theo Valley News và Nanaimo Daily News)

Giảm phụ thuộc TQ về kinh tế, bằng cách nào?


Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, xâm chiếm lãnh hải của ta, thực tế nền kinh tế của ta đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc không chỉ được nhìn dưới góc độ miếng bánh lợi ích của tự do thương mại ta được hưởng quá ít so với Trung Quốc, mà còn ở góc độ an ninh kinh tế. 
Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình như ngoại giao, luật pháp, duy trì quan hệ kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng không loại trừ Trung Quốc trả đũa bằng biện pháp kinh tế, vì vậy ta không thể không có kịch bản ứng phó khẩn cấp.
Những kịch bản trước mắt cũng như lâu dài, tin rằng cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã chuẩn bị và cần sự hợp tác, phối hợp cũng như thêm sáng kiến của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế.
Nhưng cũng phải thấy rằng, cho dù không có sự kiện giàn khoa HD 981, thì bức tranh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng cần phải chỉnh sửa, từ chính sách vĩ mô của nhà nước đến hoạt động vi mô của doanh nghiệp hay hành vi tiêu dùng của người dân, để phía Việt Nam có nhiều gam màu sáng hơn.
Trước mắt - khẩn cấp và lâu dài - căn bản, cốt lõi, đều đòi hỏi sự hành động. Bằng việc mở diễn đàn “Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?”, báo điện tử Một Thế Giới mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, để cùng nhau vượt qua lúc thời điểm khó khăn này cũng như hướng đến một cuộc chấn hưng tìm kiếm phát triển.
Giải pháp, hãy nhìn từ thực tế, bắt đầu từ thực tế về quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực tế đó là:
- Về thương mại: Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Từ năm 2000 – 2013, tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% lên mức 28%. Với cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng khoảng 20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc phụ tùng vận tải 35%, có thể thấy khoảng 70% hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất.
- Về đầu tư: Hiện vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được mỗi năm, nhưng cùng với việc Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập TPP, đã xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhà máy để sản xuất nguyên vật liệu tại Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ TPP.
- Về tổng thầu EPC: Trung Quốc hiện là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã trúng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) phần lớn các công trình năng lượng, khai khoáng, hóa chất ở Việt Nam.
Theo thống kê được công bố vào đầu  tháng 4.2014 của Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc bộ Công thương, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Trong ngành xi măng, 24 dự án lớn do Trung Quốc làm tổng thầu.  Cả nước có hai dự án công nghiệp nhôm và bauxite và ba nhà máy tuyển than thì tất cả đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Nếu tình huống xấu xảy ra trong bang giao kinh tế, việc này sẽ đẩy Việt Nam vào thế khó.
Nhưng cũng có một thực tế khác, mở ra cơ hội “giảm phụ thuộc” từ Trung Quốc là bên cạnh các hiệp định tự do thương mại đã ký, Việt Nam đang tích cực đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và AFTA với EU, với triển vọng mở rộng nguồn cung và thị trường trường xuất khẩu, có thể đa phương hơn nữa để giảm việc tập trung trứng vào một giỏ.
Thư từ, bài vở tham gia Diễn đàn, xin gửi về : toasoan@motthegioi.vn
Một Thế Giới

Phó tổng tham mưu trưởng TQ cộc cằn, to tiếng tại Shangri-La

TT - Tại Đối thoại Shangri-La, đại diện Trung Quốc đã phản ứng dữ dội với các bài phát biểu của thủ tướng Nhật và bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhưng trả lời vòng vo, thiếu thuyết phục khi bị chất vấn.

Tướng Vương Quán Trung lớn tiếng chỉ trích Mỹ và Nhật nhưng ngắc ngứ trước các câu hỏi - Ảnh: T.T.

* Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Trung Quốc phải tính đến lo ngại của quốc tế
Trong một phần trao đổi căng thẳng và kịch tính bậc nhất trong lịch sử Đối thoại Shangri-La, tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra những lời chỉ trích kịch liệt với cả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Bỏ bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước, tướng Vương dành tới hơn 10 phút độc diễn để lên án Mỹ và Nhật “có hành động khiêu khích với Trung Quốc”.
“Ông Abe và ông Hagel có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng được với Trung Quốc - ông Vương chỉ trích - Tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Có cảm giác như họ có sự phối hợp với nhau chặt chẽ, họ ủng hộ nhau, họ khuyến khích nhau. Họ lợi dụng lợi thế của người nói trước trong Shangri-La và đưa ra các hành động khiêu khích, thách thức với Trung Quốc”.
“Việt Nam khiêu khích gì?”
COC là cách duy nhất ngăn chặn xung đột
Sau phần phát biểu của tướng Vương Quán Trung, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cùng quan chức quốc phòng nhiều nước kêu gọi kiềm chế trên biển Đông để ngăn chặn nguy cơ xung đột leo thang. Ông Le Drian nhấn mạnh Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) “là cách duy nhất để ngăn chặn các cuộc xung đột trên biển”.
Trước đó tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Abe đã kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế. Còn Bộ trưởng Hagel thẳng thừng lên án những hành động gây hấn và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông gần đây.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự khiêu khích dưới cái mũ là chủ nghĩa hòa bình tích cực” - tướng Vương chỉ trích việc Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật sẽ thay đổi tư duy về quốc phòng của mình.
Tướng Vương gọi bài phát biểu của Bộ trưởng Hagel là “đầy những từ ngữ đe dọa, bá quyền, chính là yếu tố gây mất ổn định và tạo ra rắc rối”.
“Với hai bài phát biểu của Abe và Hagel, nếu ta nhìn vào những hành động họ đã tiến hành thì chúng ta phải hỏi ai là kẻ gây hấn, ai là kẻ tạo ra thách thức, cáo buộc liên quan đến chủ quyền trên biển” - ông Vương lớn tiếng.
Bài phát biểu của ông Vương rõ ràng gây xôn xao khán giả. Có tới 9/12 câu hỏi sau đó là dành để chất vấn Trung Quốc thay vì chất vấn thứ trưởng quốc phòng Nga ở đó.
Đại diện của báo Financial Times đặt câu hỏi: “Tôi không biết, không hiểu đường chín đoạn là gì. Xin ông giải thích căn cứ nó ở đâu”. Một đại biểu từ Ấn Độ nói thẳng: “Đường chín đoạn thách thức mọi luật pháp, thông lệ quốc tế”.
Một đại biểu khác hỏi: “Ông nói Trung Quốc chỉ đáp trả các hành động khiêu khích chứ không bao giờ khiêu khích. Xin ông hãy nói xem Việt Nam đã khiêu khích gì Trung Quốc ở Hoàng Sa để các ông kéo giàn khoan của CNOOC vào đó?”.
Một câu hỏi khác là: “Ông nói về xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Vậy Trung Quốc có định xây dựng quan hệ kiểu mới giữa nước lớn - nước nhỏ không?”.
Rất tiếc với những câu hỏi này, tướng Vương chỉ trả lời lòng vòng mà không nêu ra được bất cứ căn cứ pháp lý hợp lý nào.
Ông ta bịa đặt trắng trợn rằng đường chín đoạn Trung Quốc “đã có từ 2.200 năm” nhưng phải đợi đến năm 1949 họ mới công bố.
Ông Vương thậm chí nêu quan điểm kỳ quái là Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) “không áp dụng đối với các đảo và biển ở biển Đông”.
Sau đó ông ta chuyển sang cáo buộc Mỹ đang dùng UNCLOS “làm công cụ” trong khi chưa hề phê chuẩn nó.
Phủ nhận luật biển quốc tế
Phần lớn các chuyên gia thường xuyên dự Đối thoại Shangri-La thừa nhận “đây là phần đối thoại kịch tính nhất” họ từng thấy.
Giáo sư Nick Bisley thuộc Đại học La Trobe (Úc) đánh giá: “Thật sự ngạc nhiên khi thấy các cường quốc lớn lại ăn nói cứng rắn với nhau như vậy”.
Chuyên gia Christian Le Miere của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La, đánh giá: “Rất ngạc nhiên là phần trả lời của ông Vương về đường chín đoạn đã hoàn toàn phủ nhận hết luật biển quốc tế”.
Chuyên gia Le Miere nhận định: “Một điều thấy rõ nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Và giờ Nhật cũng tích cực hơn trong việc tham gia an ninh khu vực. Căng thẳng trên biển đang xảy ra nhưng khó có thể hiểu sao phía Trung Quốc lại tỏ ra cộc cằn đến như vậy. Có lẽ vì họ bị phê phán quá nhiều tại cuộc đối thoại lần này”.
Nhà phân tích Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đánh giá: “Có lẽ phần tuyên bố của tướng Vương chủ yếu nhắm vào khán giả trong nước ở Trung Quốc nhiều hơn. Tôi nghĩ năm nay họ đã bị chỉ trích quá nhiều tại đối thoại. Tôi thấy rất đáng tiếc là tướng Vương đã không trả lời được nhiều câu hỏi. Ông ta dành đến 10 phút lòng vòng để nói về đường chín đoạn nhưng không giải thích được cuối cùng nó là cái gì”.
THANH TUẤN 
(từ Shangri-La, Singapore)