Trang

27 tháng 4, 2014

Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5

world-press-freedom-day
 Ngày Tự do Báo chí thế giới là ngày Liên Hiệp Quốc dành riêng để cổ vũ và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Tự do báo chí trên toàn thế giới.
Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ngày 20.12.1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 3 tháng 5 là “Ngày Tự do Báo chí thế giới” (Nghị quyết số 48/432)[1][2] để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng củatự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.
Các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo. Theo tài liệu hàng năm của tổ chức “Phóng viên không biên giới” xuất bản ngày 3.5.2005 ở Genève thì riêng năm 2004 đã có 19 nhà báo bị giết ở Iraq. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2005 trên thế giới đã có 22 nhà báo bị giết, trong đó có 9 người ở Iraq. Vào ngày 1 tháng Giêng năm 2005, trên thế giới có 107 người làm việc cho các phương tiện truyền thông bị cầm tù, chỉ tính riêng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 26 và Cubalà 22 người.
UNESCO đánh dấu “Ngày Tự do Báo chí thế giới” bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy hiểm. Được thiết lập năm 1997, giải này đuợc trao theo sự tiến cử của một ban giám khảo độc lập gồm 14 chuyên gia về tin tức. Các tên ứng viên do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đấu tranh cho tự do báo chí và các nước thành viên UNESCO đề cử.
Giải được đặt tên như vậy để vinh danh Guillermo Cano Isaza, một nhà báo ngườiColombia đã bị ám sát ngay trước trụ sở tòa báo El Espectador của ông ở Bogotá, ngày 17.12.1986 vì ông viết nhiều bài tố cáo tội phạm của những ông trùm ma túy đầy thế lực ở Colombia.
UNESCO cũng đánh dấu “Ngày Tự do Báo chí thế giới” mỗi năm bằng cách tập hợp các chuyên gia phương tiện truyền thông, các tổ chức tự do báo chí và các cơ quan Liên Hiệp Quốc để đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới và bàn luận các giải pháp để giải quyết những thách thức. Mỗi hội nghị tập trung vào một chủ đề liên quan đến tự do báo chí, bao gồm việc quản trị tốt, việc theo dõi đua tin của phương tiện truyền thông về nạn khủng bố, tinh trạng các tội phạm không bị trừng phạt và vai trò của các phương tiện truyền thông ở các nước sau khi xảy ra chiến tranh.
Ngày Tự do Báo chí thế giới năm 2011 2011 World Press Freedom Day celebration được tổ chức ở Washington, D.C., Hoa Kỳ từ ngày 1-3 tháng 5. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí thế giới. Chủ đề của ngày này năm nay là “Truyền thông thế kỷ 21: Các giới hạn mới, các rào cản mới”. Ngày kỷ niệm này đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản của phương tiện truyền thông tự do trong thời đại kỹ thuật số – khả năng của các công dân nói lên ý kiến của họ và khả năng truy cập các nguồn thông tin độc lập khác nhau – 20 năm sau Tuyên ngôn ban đầu được đưa ra ở Windhoek,Namibia. Chương trình và chương trình nghị sự Ngày Tự do Báo chí thế giới 2011 có thể xem ở đây here.
Các Ngày Tự do Báo chí thế giới hàng năm được UNESCO và nước chủ nhà tổ chức vào ngày 3 tháng 5, thường khai mạc bằng thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với sự chủ tọa của Tổng Giám đốc UNESCO và Tổng thống hay Thủ tướng nước chủ nhà.
Theo  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thông điệp về ngày Tự Do Báo Chí


Thông điệp chung của Ông Ban Ki-Moon Tổng thư ký Liên hiệp quốc và Bà Irina Bokova Tổng giám đốc UNESCO nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới ngày 3 tháng 5.

 “Tự do truyền thông cho một tương lai tốt đẹp hơn: Phác thảo nghị trình phát triển thời kỳ sau 2015”
world-press-freedom-day Năm nay, cộng đồng quốc tế có một cơ hội chỉ-có-một-lần-trong-cả-thế-hệ để chuẩn bị một nghị trình dài hạn cho sự phát triển bền vững nhằm kế tiếp Những mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kết thúc vào năm 2015. Việc thi hành thành công nghị trình này sẽ đòi hỏi mọi dân cư được hưởng những quyền cơ bản về tự do tư tưởng và ngôn luận. Những quyền này là thiết yếu đối với nền dân chủ, sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và nền pháp trị.
 Ngày Tự do Báo chí Thế giới đề cao tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông độc lập, tự do và đa nguyên để bảo vệ những quyền trên. Các nhà báo cung cấp một diễn đàn bàn luận được truyền thông rộng rãi về một phạm vi rất rộng những vấn đề phát triển – từ những thách thức môi sinh và tiến bộ khoa học đến bình đẳng giới, sự dấn thân của lớp trẻ và việc xây dựng hoà bình. Chỉ khi nào các nhà báo được tự do giám sát, điều tra và phê phán các chính sách và việc làm, thì sự cai trị tốt lành mới có thể tồn tại.
 Ngay cả khi nhìn xa hơn năm 2015, chúng ta vẫn chạm trán những mối đe doạ hiện hành đối với tự do báo chí trên toàn thế giới. Ở nhiều nước, nhà báo và những người làm việc trong các phương tiện truyền thông khác đối mặt với những trở ngại có hệ thống khi nói lên sự thật, những trở ngại đi từ kiểm duyệt, bắt bớ và bỏ tù đến đe doạ, tấn công và thậm chí ám sát. Những sự ngược đãi thái quá cho thấy rằng tự do báo chí và các quyền con người mà nó chống đỡ là cực kỳ mong manh và phải được bảo vệ tích cực.
unnamed
Ông Ban Ki-Moon Tổng thư ký Liên hiệp quốc và Bà Irina Bokova Tổng giám đốc UNESCO
 Đại Hội đồng LHQ đã lên án một cách hết sức rõ ràng mọi sự tấn công và bạo lực chống lại các nhà báo và những người làm truyền thông. Trước sự lên án ấy, các chính phủ và tất cả những ai có ảnh hưởng phải hành động ngay bây giờ bằng cách bảo vệ nhà báo và những người làm truyền thông khác. LHQ sẵn sàng thi hành phần việc của mình. Các cơ quan LHQ đã phối hợp với nhau và với các đối tác khác dưới sự lãnh đạo của UNESCO để tạo nên một môi trường tự do và an toàn cho các nhà báo và những người làm truyền thông trên khắp thế giới.
 Trong Ngày Tự do Báo chí này, chúng tôi kêu gọi mọi Nhà nước, hội đoàn và cá nhân tích cực bảo vệ quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí như những quyền căn bản và những đóng góp then chốt cho việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và thúc đẩy nghị trình phát triển giai đoạn sau 2015.
 Ban Ki-Moon                                                                        Irina Bokova

Đường Võ Nguyên Giáp ở Vũng Tàu

Chiêm ngưỡng con đường mang tên Đại tướng tại Vũng Tàu

TTO - Sáng mai (28-4), TP. Vũng Tàu sẽ chính thức làm lễ gắn bảng tên cho 3 con đường: đường mang tên đại tướng Võ Nguyên Giáp, đường Hoàng Sa và đường Trường Sa.

Đường Võ Nguyên Giáp - trục đường chính dẫn vào trung tâm TP Vũng Tàu
Trước đó, tháng 10-2013, HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có Nghị quyết thông qua phương án đổi và đặt tên những tuyến đường mới ở TP. Vũng Tàu. Theo đó TP. Vũng Tàu sẽ có các con đường mang tên: Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa, Trường Sa… Sau nhiều tháng chờ đợi, sáng mai (28-4) các con đường này sẽ chính thức được gắn  bảng tên.
Tuyến đường từ vòng xoay đường 3-2 đến cầu Cỏ May sẽ mang tên đường Võ Nguyên Giáp. Đây là một trong những trục đường chính dẫn vào trung tâm thành phố biển Vũng Tàu với 6 làn xe và một số công trình phụ trợ khác. Việc đặt tên đường Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thể hiện lòng kính mến Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam.
Đường Võ Nguyên Giáp
Từ ngày mai 28-4, con đường này chính thức mang tên đường Võ Nguyên Giáp
Bên cạnh đường Võ Nguyên Giáp, cũng trong sáng mai (28-4), đường Hoàng Sa và Trường Sa cũng sẽ được gắn tên.
Cụ thể tuyến đường từ cầu Bà Nanh đi xã Long Sơn đến chân núi Nứa sẽ được thay bằng tên đường Hoàng Sa. Tuyến đường Long Sơn từ Quốc lộ 51, phường 12 đi vào xã Long Sơn đến chân núi Nứa sẽ được thay bằng tên đường Trường Sa...
Đường Hoàng Sa
Đường Trường Sa
TRẦN MỘNG TOÀN

1 câu nói, 5 năm tù


TT - Trong hai ngày 25 và 26-4, hàng trăm người dân đã có mặt trước cổng TAND huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội để theo dõi phiên tòa xét xử 10 người dân phạm tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên mọi người không được vào phòng xử.


Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Mỹ Đức, biết công trình thi công tuyến đường nối khu du lịch Hương Sơn (Hà Nội) với khu du lịch Tam Trúc - Khả Phong (Hà Nam) được tiến hành, ngày 12-7-2013, Đinh Văn Chính, Lê Thị Thu và các bị cáo đã dùng quan tài và các chướng ngại vật ngăn cản, chống đối không cho người và các phương tiện vào thi công dự án.
Hình sự hóa quan hệ hành chính
Phiên tòa nóng ở những phút đầu tiên vì tiếng la hét của người dân ngoài cổng tòa vọng vào phòng xử.
Bên trong tòa, trả lời tòa, bị cáo Chính khai mình không đi mua quan tài mà do vợ bị cáo mua.
“Ở cơ quan điều tra, bị cáo nghe nói vợ mình bị dùng nhục hình đến mức uất ức quá phải tự cắt vào tay, điều tra viên nói nếu bị cáo nhận việc mua quan tài thì sẽ cho vợ về để chăm sóc con nên bị cáo đã nhận. Sáng 12-7 bị cáo chở vợ và bố ra nơi thi công rồi về chứ không có mặt tại hiện trường”.
Phiên tòa hình sự nhưng những từ “mất đất”, “thu hồi đất” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Trả lời tòa, 10 bị cáo đều cho biết chỉ cần có quyết định thu hồi đất thì người dân sẽ tự hiến đất cho Nhà nước, nhưng nếu chính quyền làm sai thì người dân sẽ giữ đất đến cùng.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa cho rằng bị cáo Chính bị truy tố ở điểm C, khoản 2 điều 257 BLHS, hành vi lôi kéo, kích động người khác vì đã có câu nói “đất chưa có quyết định thu hồi bà con kiên quyết giữ đất đến cùng, không sợ chết, nếu tôi có chết đừng chôn vội mà hãy cho tôi vào quan tài chở ra Văn phòng Chính phủ để Chính phủ biết sự việc”.
Theo đại diện Viện kiểm sát, câu nói này là điểm tựa tinh thần cho các bị cáo khác.
Tranh luận lại, các luật sư cho rằng quan tài không bị cấm mua bán, cũng không phải vật nguy hiểm. Khởi nguồn là việc UBND huyện Mỹ Đức không tuân thủ các quy định của pháp luật đã gây bức xúc cho người dân.
Tuy nhiên đại diện Viện kiểm sát lại cho rằng những nội dung này không liên quan đến vụ án hình sự nên Viện kiểm sát không tranh luận nhiều (?!).
Công nhân thi công cũng được coi là người thi hành công vụ?
Sau khi luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho vợ chồng bị cáo Chính) yêu cầu cho biết rõ trong vụ này ai là người thi hành công vụ, đại diện Viện kiểm sát trả lời là hai tài xế của Công ty Xuân Trường (đơn vị thi công dự án).
Luật sư Biên phản bác rằng theo Luật cán bộ công chức, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì người thi hành công vụ phải là những người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ công, đúng pháp luật.
Các luật sư yêu cầu đại diện Viện kiểm sát cung cấp văn bản luật nào nói công nhân hợp đồng của công ty là người thi hành công vụ. Viện kiểm sát không cung cấp được, nhưng nói hai tài xế này được giao thực hiện nhiệm vụ nhà nước.
Nhiều luật sư cho rằng vụ án đã bị hình sự hóa, hành vi của các bị cáo chỉ cần xử phạt hành chính, vụ án không có thiệt hại, bị cáo Chính không có mặt tại hiện trường, không mua quan tài, chỉ một câu nói mà bị cho là lôi kéo, kích động, các luật sư đề nghị tòa tuyên các bị cáo bị oan và trả tự do.
Đối đáp lại, đại diện Viện kiểm sát cho biết đây không phải là quan hệ hành chính. Hành vi của các bị cáo diễn ra từ lâu, các cơ quan đã vận động rất nhiều nhưng các bị cáo vẫn thực hiện, phía đơn vị thi công thất thoát 10 tỉ đồng nhưng họ không yêu cầu bồi thường. Nếu không bắt các đối tượng thì việc chống đối vẫn tiếp tục...
Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát cho rằng quản lý đất đai có nhiều hành lang pháp lý, nếu quyền lợi bị ảnh hưởng thì nên có đơn khiếu nại, đề nghị, tố cáo chứ không được phép chống đối.
Ý kiến này của đại diện Viện kiểm sát bị tất cả bị cáo phản đối làm phiên tòa náo động.
Bị cáo Đinh Văn Chính bức xúc nói giữa tòa: “Tôi chỉ đề nghị UBND huyện bồi thường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất vì tỉ giá đất hằng năm của UBND TP Hà Nội đều thay đổi. Tôi có đòi hỏi gì quá đáng đâu? Nhân quả gây hậu quả. Nếu chính quyền thực hiện dự án không sai thì chúng tôi đâu phải khổ sở đi kiện từ năm này qua năm khác, thì vợ chồng tôi không bị bắt, con tôi không bị bỏ rơi, 200 con lợn nhà tôi không chết, nhà tôi không bị người ta đốt, tôi không bị đe dọa tiêm HIV...”.
Nỗi niềm dân mất đất
Sau khi tòa tuyên án, hàng trăm người dân xã Hương Sơn lại tiếp tục đứng, nằm, lăn trước cổng tòa gào thét, khóc lóc, phản đối. Hai ngày xét xử, họ mang nhiều tấm bìa cactông viết chữ bày tỏ tình cảm với các bị cáo đứng trước cổng tòa.
Vụ kiện của người dân Mỹ Đức đã kéo dài nhiều năm. Xuất phát từ những sai phạm của UBND huyện Mỹ Đức mà Tuổi Trẻ đã nhiều lần phản ánh (“Chiếc áo trái”, “Khi dân kêu cứu”).
Năm 2008, chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn thu hồi đất nông nghiệp của dân để thực hiện sáu dự án. Việc thu hồi đất này không đúng trình tự, không họp dân, không kê khai kiểm đếm diện tích đất bị thu hồi...
Hàng trăm người dân đã làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi lên cấp trên. Năm 2011, chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có kết luận, theo đó trong sáu dự án thì chỉ một dự án là có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Hà Tây năm 2008, năm dự án còn lại mới chỉ có văn bản giao nhiệm vụ chủ đầu tư.
Ngay cả trong dự án đã được phê duyệt cũng có hàng loạt sai phạm như chủ đầu tư không làm thủ tục thu hồi đất, không lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đã tổ chức thi công.
Năm 2012, 127 hộ dân đã nộp đơn khởi kiện ra TAND huyện Mỹ Đức yêu cầu UBND huyện Mỹ Đức lập phương án bồi thường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất để áp giá bồi thường đúng pháp luật.
Năm 2013, khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND huyện Mỹ Đức và TAND TP Hà Nội đã bác yêu cầu khởi kiện của người dân.
Theo tòa, dù chính quyền có một số sai phạm trong thủ tục, trình tự thu hồi đất nhưng không ảnh hưởng đến giá bồi thường, yêu cầu của dân là không có cơ sở. Các dự án vẫn được tiếp tục.
Các mức án
Trưa 26-4, sau hai ngày xét xử, TAND huyện Mỹ Đức đã tuyên án. Hội đồng xét xử nhận định ông Đinh Văn Chính (44 tuổi) là người đứng đầu lôi kéo kích động người khác nên phải chịu mức án 5 năm tù giam.
Các bà Lê Thị Thu (38 tuổi, vợ ông Chính), Trịnh Thị Nhung, Đinh Thị Hà bị phạt 12 tháng tù, sáu bị cáo còn lại có mức án từ 6 tháng tù (án treo) đến 9 tháng tù.
TÂM LỤA

Mourinho hả hê vỗ ngực ăn mừng


Chiến lược gia người Bồ Đào Nha lại có thêm một màn ăn mừng bàn thắng ấn tượng.
Đúng như lời tuyên bố trước trận, Mourinho đã tung ra đội hình B trong chuyến làm khách tới sân Anfield của Liverpool. Chú động nhường quyền kiểm soát trận đấu cho đội chủ nhà nhưng với lối chơi phòng ngự phản công khoa học và có tổ chức, các học trò của "người đặc biệt" đã xuất sắc đánh bại The Kop với tỷ số 2-0 nhờ các pha lập công của Demba Ba và Willian.


Thắng lợi này tiếp tục giúp Chelsea nuôi hy vọng nâng cao chức vô địch vào cuối mùa, khi chỉ còn cách chính Liverpool 2 điểm trên BXH. Chung niềm vui với các học trò, "người hạnh phúc" Jose Mourinho đã có màn ăn mừng đặc biệt khi hướng về vị trí của các fan Chelsea trên sân Anfield và liên tiếp vỗ tay lên ngực áo có logo của The Blues để thể hiện tình yêu vô hạn với nửa xanh thành London 

Vui cười tối chủ nhật



1. LƯƠNG  MỸ và LƯƠNG Ở VN

Tổng thống Mỹ và tổng thống Việt Nam nói chuyện với nhau:
- Ở Mỹ công nhân làm được mỗi tháng khoảng 2000 $ nhưng chỉ cần chi 1000 $ là bảo đảm cuộc sống
- Trời, vậy họ làm gì với số tiền còn lại?
- À đó là việc riêng của họ, chúng tôi không quan tâm, thế ở VN thì sao?
- Ở VN chúng tôi lương công chức khoảng 800 ngàn VND và mỗi tháng cần khoảng 3 triệu VND thì mới đủ chi
- Trời, vậy họ kiếm đâu ra phần còn lại?
- À đó là việc riêng của họ, chúng tôi không quan tâm

2. ĐÂY THÔN LẠM PHÁT.


Sao em không về xem bão giá,
Từ mấy ngày qua chới với luôn.
Tiền lương vừa lãnh cầm đi chợ,
Bão giá quây quanh mặt xanh dờn.
Giá theo lối giá lương đường lương,
Đời sống hôm nay thật thảm thương.
Tiền lương tiền thưởng như chiếc lá,
Có trụ qua mùa bão giá không?
Mơ đến ngày nao đến ngày nao,
Lương mình được lãnh tăng thật cao.
Điện nước xăng dầu-ồ chuyện nhỏ,
Cuối tháng lãnh lương, thở cái phào.


3. AI NGU

Thầy hỏi: Ai tự nhận thấy mình là kẻ ngu ngốc thì đứng lên!
Cả lớp ngồi im. Sau vài phút Bi đứng lên.
Thầy giáo: Bi, em tự cho mình là kẻ ngu ngốc?
Bi: Không ạ, nhưng để thầy đứng một mình như vậy thì em ngại quá...
<----- thằng này giỏi

Theo Veb. nguyenchithanh

Thơ. Chuyện Tường Vi







Khi ta về, nụ hoa xuân còn ngát
Hé môi cười, cùng gió hát yêu thương
Đêm mơn vội, từng câu ân tình vướng
Canh thâu miệt mài, quên mất đời âu lo


Nay đâu rồi, Tường Vi hương nhẹ thoáng ?
Bước phố phường, lòng hoang vắng đơn côi
Đêm sao lạnh, mình ta như lạc lối
Tim nghẹn ngào, ôi nhớ Tường Vi xưa …


Cánh mong manh, làn hương đưa say đắm
Xưa một lần, nơi góc phố không tên
Chia tay rồi, mà đâu quên …trìu mến …
Nhớ thương hoài, hương sắc Tường Vi ơi !


Ta một mình, về nơi xưa từng đến
Phố im lìm, hương vắng lạnh … mưa rơi
Thương một đời, bão giông đâu tìm tới
Hoa rơi đầy, trên lối buồn … Xuân qua .


Jacaranda

April 4/17/14, Việt Nam Thư Quán