Trang

21 tháng 4, 2014

Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội


BTTD: Ở xứ "Thiên đường" thì "Sư phạm" phải khác người, thưa các Giáo sư tôn kính !


Thư của các giáo sư Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội


Ishikawa, Chicago, Tokyo và Paris, ngày 18 tháng 4 năm 2014

Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội


Kính gửi  Giáo sư Nguyễn Văn Minh,
        Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội !
Thưa ông Hiệu trưởng !

Chúng tôi được các bạn đồng nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước cho biết xúc động của họ về việc tái thẩm định luận văn thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan và hậu quả khắc nghiệt mà việc đó đã đem lại cho cô giáo Đỗ Thị Thoan và bà Nguyễn Thị Bình, người đã hướng dẫn luận văn của cô. Là những người đã từng làm việc lâu năm trong các đại học ở nước ngoài, chúng tôi chưa thấy một trường hợp nào tương tự đã xảy ra, và cũng không hình dung được khả năng nào có thể xảy ra hiện tượng đó về mặt khoa học. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ nỗi xúc động chính đáng của các đồng nghiệp ở trong nước và bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi đối với hiện tình của nền học thuật đại học tại Việt Nam qua sự cố này.

Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu. Và người thẩm định duy nhất về giá trị khoa học đó không có ai khác hơn là hội đồng giám khảo. Khi một hội đồng giám khảo (do nhà trường lập ra theo đúng quy trình) đã tuyên bố kết quả của việc thẩm định rồi thì không có cơ quan nào khác có thẩm quyền truất phế kết quả ấy. Tất nhiên ai cũng có quyền phê bình luận văn, nhất là trên những sách báo chuyên môn, nhưng phê bình là một chuyện mà trừng phạt là chuyện khác. Sự “trừng phạt” duy nhất mà các luận văn kém chất lượng khoa học phải chịu là sự phê phán của giới khoa học trong ngành, và bất lợi trong các cuộc tuyển chọn giáo chức. Nhưng dù bị loại trong các cuộc tuyển, tác giả cũng không bị mất danh vị tiến sĩ, thạc sĩ. Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.
Chúng ta hằng mong muốn chứng tỏ đại học của chúng ta xứng tầm với các đại học trên thế giới tiên tiến. Muốn thế, chúng ta phải tôn trọng những nguyên tắc căn bản của đại học, trong đó phê phán chỉ có thể dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy khoa học là một nguyên tắc tối thiểu.
Cuối cùng, chúng tôi cũng mong muốn rằng thái độ cư xử giữa các đồng nghiệp với nhau, cũng như giữa giáo sư và sinh viên trong đại học của ta, không khác với tinh thần trong các đại học của thế giới văn minh: rộng mở, tự do, bình đẳng, nhân ái.
Chúng tôi cám ơn sự chú ý mà ông Hiệu trưởng dành cho bức thư này.
Trân trọng kính chào ông Hiệu trưởng
Hồ Tú Bảo, Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Ishikawa, Nhật Bản.
Ngô Bảo Châu, Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ.
Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
Cao Huy Thuần, nguyên Giáo sư Đại học Picardie, Paris, Cộng hoà Pháp.

Chúng khoán: Khối ngoại vẫn miệt mài mua ròng

Tính chung 1 tháng giao dịch vừa qua (24/3-21/4/2014), khối ngoại đã mua ròng 28,85 triệu cổ phiếu tương đương rót hơn 660 tỷ đồng vào HoSE và mua ròng 2,19 triệu cổ phiếu tương đương gần 84 tỷ đồng vào HNX!

Phiên giao dịch hôm qua, mốc “cứng” 560 điểm của chỉ số Vnindex đã bị vỡ khi mất tiếp hơn 7 điểm sau khi đã mất gần 15 điểm trước đó. Vậy là, sau một thời gian dài tháng 4 giảm nhiều hơn tăng, chỉ số đã đánh mất quá nửa thành quả đạt được quý đầu năm, chỉ còn tăng 11% so với chốt năm ngoái.
HNX-Index đã rời xa ngưỡng 90 điểm khó khăn lắm mới thiết lập được. Chỉ số lùi về 78,87 điểm tức chỉ còn tăng 16% so với năm ngoái.
Thị trường liên tục giảm điểm và dường như…chỉ có ta lo. Ngoại tranh thủ mua vào.
Khối ngoại mua ròng hơn 660 tỷ đồng tháng giao dịch vừa qua
Trong khi nhà đầu tư nội e ngại khi thị trường liên tục giảm thì nhà đầu tư ngoại lại tranh thủ mua vào. Điển hình như phiên hôm qua (21/4), VnIndex mất hơn 7 điểm với 185 mã giảm (47 mã bị giảm sàn) thì khối ngoại vẫn rót hơn trăm tỷ đồng mua ròng gần 4,9 triệu cổ phiếu trên HoSE. Còn HNX, khối ngoại đã rót ròng hơn 39 tỷ đồng mua ròng 2,36 triệu cổ phiếu.
Riêng khối ngoại đã giao dịch 11% tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của thị trường phiên hôm qua.
Tính chung 1 tháng giao dịch vừa qua (24/3-21/4/2014), khối ngoại đã mua ròng 28,85 triệu cổ phiếu tương đương rót hơn 660 tỷ đồng vào HoSE và mua ròng 2,19 triệu cổ phiếu tương đương gần 84 tỷ đồng vào HNX!
Nhà đầu tư nội “rút”, ngoại lại gom mua!
Nhà đầu tư nội lo bởi margin
Nếu như khối ngoại đa phần mua bán bằng tiền tươi thóc thật thì nhà đầu tư nội luôn canh cánh với thị trường giảm sâu bởi thói quen dùng đòn bẩy.
Thị trường đang đứng trước nhiều kỳ vọng phục hồi bởi gần như không có thông tin vĩ mô tác động xấu. Việc điều chỉnh của chỉ số vẫn được nhiều nhà đầu tư nhìn nhận là yếu tố kỹ thuật nhiều hơn là thông tin hỗ trợ.
Kỳ vọng là thế nhưng khi 2 sàn giảm điểm mạnh trong tháng 4 thì nhiều nhà đầu tư nội bán ra. Gọi là bán bởi không có thước nào đo đó là do muốn bán hay áp lực giải chấp khi tài khoản của không ít nhà đầu tư bốc hơi hơn 20% trong tháng qua.
Mọi phân tích đều cho thấy: nỗi lo hiện tại của thị trường là lo giải chấp. Vậy thì, liệu, thị trường tăng điểm sẽ có cơ hội tăng cao hơn sau nhiều phiên tích lũy?
Nguyễn Thanh
Theo Trí Thức Trẻ

Tại sao chính quyền sợ dân?


Đề nghị công khai lãnh đạo địa phương “phớt lờ” ý kiến Thủ tướng


BTTD: "Khi dân sợ chính quyền ắt do cường bạo. Khi chính quyền sợ dân tất có tự do".

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, nhiều lãnh đạo địa phương “sợ” dân, không xuống tiếp xúc trực tiếp với người dân...


Đề nghị công khai lãnh đạo địa phương “phớt lờ” ý kiến Thủ tướng
Một buổi tiếp công dân của cơ quan công quyền. 
In
Phải công khai tên các địa phương, chủ tịch UBND địa phương không giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện kéo dài hoặc các vụ đã có kết luận, ý kiến của Thủ tướng, phó thủ tướng...

Bà Nguyễn Thị Bích Ngà, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thẳng thắn đề nghị như trên với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội.

Buổi làm việc này của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm chấn chỉnh công tác tiếp dân, đặc biệt là chuẩn bị triển khai thi hành Luật Tiếp công dân (có hiệu lực ngày 1/7/2014). 

Tại đây, ông nhấn mạnh, sau khi Luật Tiếp công dân có hiệu lực, công tác tiếp dân phải có sự chuyển biến rõ rệt, phải giảm được số vụ khiếu nại tố cáo vượt cấp. Muốn làm được điều đó, yêu cầu đầu tiên là thái độ đón tiếp của cán bộ tiếp dân, phải tiếp niềm nở, chào hỏi ân cần, lắng nghe và cảm ơn... Cán bộ tiếp dân phải biết đặt mình vào vị trí của người dân đi khiếu kiện để thấy những bức xúc của họ khi đến gõ cửa cơ quan nhà nước.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh lưu ý, chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tại các địa phương hiện nay rất thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều cán bộ tiếp dân bị “vướng” vì nếu làm tốt cho dân thì mất lòng chính quyền. 

Ông Bùi Mậu Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Bộ Công an cũng thẳng thắn chỉ ra, nhiều lãnh đạo địa phương “sợ” dân, không xuống tiếp xúc trực tiếp với người dân. Nếu có phải xuống đem theo nhiều cán bộ, thậm chí cả công an khiến người dân cảm thấy mình bị uy hiếp, điều đó chỉ gây bức xúc cho người dân. Nhìn vào lượng người dân kéo về trung ương khiếu kiện vượt cấp ngày càng nhiều sẽ biết rõ các địa phương làm chưa tốt, chưa triệt để việc khiếu nại, tố cáo của người dân.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngà bày tỏ, trên thực tế nhiều khiếu kiện kéo dài hàng chục năm trời, thậm chí có vụ kéo dài hơn 30 năm dù đã có kết luận cuối cùng, thậm chí nhiều vụ đã có ý kiến rõ ràng của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ nhưng lãnh đạo địa phương không thực hiện. Đây là điều không thể chấp nhận, không thể có chuyện lãnh đạo địa phương phớt lờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ gây khiếu kiện kéo dài, thiệt hại cho người dân.

Bà Ngà đề nghị: “Thời gian tới, nếu địa phương nào còn lặp lại những điều này, phải công khai tên địa phương, chủ tịch UBND địa phương đó trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sức răn đe. Phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo...”. 

Ông Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đồng tình với ý kiến của bà Ngà và bổ sung thêm: “Nếu có chế tài rõ ràng với người đứng đầu các cơ quan về giải quyết khiếu nại, tố cáo thì việc khiếu kiện vượt cấp sẽ giảm hơn”.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Phụ trách Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước chỉ ra nguyên nhân khiếu kiện gia tăng thời gian qua, đặc biệt là khiếu kiện đông người ngoài những bất cập về cơ chế chính sách, năng lực cán bộ địa phương còn một nguyên nhân lớn là do lãnh đạo địa phương chưa làm tốt vai trò của mình, còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Do vậy, cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết khiếu nại, tố cáo, từng bước tập trung một đầu mối thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn và xây dựng hệ thống điện tử tiếp dân trực tuyến trên phạm vi toàn quốc. 

Ông Điệp lấy dẫn chứng tỉnh Quảng Ninh đã thành công với mô hình tiếp dân trực tuyến và có thể nhân rộng ra cả nước. Mô hình này sẽ giảm được nhiều thời gian, chi phí cho cả cơ quan tiếp công dân và người dân.

Sau khi nghe đề xuất xây dựng mô hình tiếp dân trực tuyến, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nhanh chóng hoàn thiện thể chế và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân. 

Phó thủ tướng nhấn mạnh, cán bộ tiếp dân phải có năng lực hiểu biết pháp luật, phải biết dân vận, chia sẻ với dân, đặc biệt là tinh thần trọng dân và lắng nghe ý kiến của dân. Nơi tiếp dân phải thực sự là nơi đối thoại, tiếp nhận làm rõ các vấn đề người dân phản ánh, hướng dẫn người dân làm đúng pháp luật. Đây còn là nơi đôn đốc cơ quan chức năng kiểm tra, giải quyết vụ việc theo đúng chức năng, thời hạn và có ý kiến phản ảnh nếu cán bộ, cơ quan nào chậm trả lời dân.

Chốt lại buổi làm việc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng công tác tiếp dân hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, một số địa phương chưa làm hết trách nhiệm, thiếu tính công khai, minh bạch. Ông đề nghị Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước phải tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị công tác triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân. 

Ngoài việc tiếp dân định kỳ theo lịch còn phải triển khai các buổi tiếp đột xuất để giải quyết những vấn đề nóng, cần giải quyết ngay. Hai cơ quan này phải thành lập ngay các đoàn kiểm tra đối với các địa phương không thực hiện các vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Trung ương hoặc thực hiện không nghiêm dẫn đến còn xảy ra khiếu kiện.

Năm 2013, trụ sở tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Tp.HCM tiếp hơn 25.400 người đến trình bày, với gần 6.100 vụ việc. 

Trong đó có 717 đoàn đông người, tăng 28,74% về số lượt người, 22,7% về số vụ việc và 17,72% về số đoàn so với năm 2012. Quý 1/2014, đã tiếp 5.180 lượt người với hơn 1.200 vụ việc, tăng 2.368 lượt người và 246 vụ việc so với quý 1/2013.

Trung Quốc: Người dân đánh chết 4 cảnh sát


BTTD: Tức nước vỡ bờ.
Trung Quốc: Người dân đánh chết 4 cảnh sát trật tự đô thị
Một vụ bạo động lớn đã xảy ra tại huyện Thương Nam, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Báo chí địa phương cho hay hàng trăm người dân manh động tấn công các cảnh sát trật tự đô thị khiến ít nhất 4 nhân viên công lực thiệt mạng.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP và một số báo chí địa phương, bạo động cuối tuần qua bắt nguồn từ việc các cảnh sát trật tự đô thị (thành quản) bắt một người phụ nữ bán hàng rong. Hành vi không đẹp mắt này bị một người đàn ông dùng máy hình ghi lại.
Điều này khiến các thành quản cảm thấy chướng mắt, nên họ yêu cầu người đàn ông phải xóa ngay lập tức. Người này từ chối nên bị các thành quản lao vào hành hung. Các nhân chứng cho hay các thành quản đánh đập người đàn ông này rất dã man, và họ khẳng định một người còn dùng búa làm hung khí.
Bức xúc trước hành vi  của các thành quản, người dân đã bao vây không cho họ rời hiện trường. Người đàn ông được đưa đến bệnh viện nhưng các bác sĩ xác nhận đã chết. Tin này nhanh chóng được lan truyền khiến người dân huyện Thương Nam bức xúc. Họ đã kéo đến rất đông đòi "xử" các thành quản vì trước giờ, đây là lực lượng an ninh bị người dân Trung Quốc “ghét nhất”.
Các thành quản sợ hãi nhanh chóng trốn vào xe cố thủ và gọi điện cho cảnh sát đến cứu viện. Nhưng trong lúc chờ đợi.đám đông người dân đã tấn công bằng gạch đá, đập bể các cửa sổ xe và lao vào lật đổ các xe ô tô của nhóm thành quản. Những tấm ảnh tại hiện trường cho thấy các “thành quản” bị người dân lôi khỏi xe và hành hung rất dã man.
Mãi đến chiều tình hình mới được vãn hồi và theo tin ban đầu, 4 thành quản đã bị đánh đến chết.
 Xe cảnh sát bị người dân manh động đập phá
 Hàng trăm người dân lật xe cảnh sát
 Cảnh sát đã được điều động đến cứu vãn tình hình
Phan Giang- Motthegioi (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Thất bại lớn sau 12 năm học phổ thông?


- "Những gì tôi đã trải nghiệm qua 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, thì chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và bộ SGK đã thất bại lớn trong việc giúp người học hình thành các năng lực và kỹ năng" - Bùi Trần Hiếu (ĐH New South Wales) cho biết.
Thất bại của SGK hiện hành
Trong bàn tròn về chương trình và sách giáo khoa tại trang hocthenao.vn, theo ông Bùi Trần Hiếu, các năng lực tư duy và học tập của thế kỷ 21 được một số nơi xác định gồm: Critical thinking (tư duy phản biện), creativity and innovation (sáng tạo và đổi mới), cooperation and communication (hợp tác và giao tiếp).
“Theo những gì tôi đã trải nghiệm qua 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, thì chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và bộ SGK đã thất bại lớn trong việc giúp người học hình thành các năng lực và kỹ năng nêu trên. Thực tế cho thấy về kiến thức có thể học sinh Việt  Nam không thua kém nhiều so với các bạn học sinh ở các nền giáo dục phát triển, đặc biệt về toán và tự nhiên, nhưng năng lực của một người học hiệu quả thì thua kém rất nhiều” – ông Hiếu khẳng định.    
  Ngô Bảo Châu, tư duy phản biện, Critical thinking, creativity, innovation, cooperation, communication
Ảnh: Văn Chung
Đồng tình với ý kiến này, TS kinh tế Lương Hoài Nam cho rằng đó là những vấn đề chúng ta cần phải giải quyết với phạm trù “Triết lý giáo dục”, “Phương pháp giáo dục”. "Trước tiên cần khẳng định rõ ràng chúng ta có theo đuổi những mục tiêu giáo dục như thế không đã. Nhảy “bụp” ngay vào sách giáo khoa không thể giải quyết được các bất cập của nền giáo dục hiện nay".
Theo GS Ngô Bảo Châu, học và “thực hành” nhân văn một cách tích cực là cách duy nhất để rèn luyện những năng lực này. Những vấn đề trong triết học không có câu trả lời duy nhất, cũng như không có một cách nhìn duy nhất về những sự kiện lịch sử. Để có ý kiến riêng của mình, học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu, suy xét và phản biện. Để bảo vệ ý kiến của mình, học sinh sẽ phải học được cách trình bày khúc chiết, lập luận kín kẽ. Ngoài ra học sinh còn học được cách tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác với ý kiến của mình mà nhiều khi phải chấp nhận lật lại toàn bộ những gì mà mình đã nghĩ.
Một người tham gia bàn tròn với nickname Cherry Vu cho rằng để làm được thì việc đầu tiên phải thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong định hướng phát triển giáo dục hiện nay.
Một ý kiến trên diễn đàn thì nhận định: “Tôi cũng muốn nói thêm là đứng về mặt kỹ năng, để dạy sinh viên biết phản biện thì thực ra không khó. Sinh viên Việt Nam thực ra cũng được học khi họ học triết ở chương trình đại cương – về logic, về tam đoạn luận, về các khái niệm giả thiết, kết luận, kết luận thay thế... Có điều là sinh viên VN ít có thực hành thôi. Để dạy các kỹ năng tư duy phản biện cơ bản theo kiểu cầm tay dạy học sinh tập viết thì không hề khó, nhưng mà dạy xong, học sinh không viết nhiều thì chữ vẫn xấu, có khi lại tái mù”.
Kinh nghiệm từ nước Mỹ
Một giảng viên đang giảng dạy ở một trường ĐH công lớn bên Mỹ chia sẻ một số kinh nghiệm ở khía cạnh giáo dục đại học.
Giảng viên này cho biết, trong thiết kế môn học và nội dung học tại nhà trường nơi giảng viên này đang làm việc, mọi thứ đều hướng trực tiếp vào đào tạo để làm việc, mọi sự đo lường việc học tập của sinh viên đều hướng tới kiến thức và các hành vi làm việc thực sự – cho nên lúc nào giáo viên và sinh viên cũng hỏi “Làm thế có thực sự hiệu quả không, có ra sản phẩm bán được không, có thực sự giúp được thân chủ không, có cải thiện được cộng đồng đó không, có tiết kiệm được chi phí không, người ta có bỏ tiền đầu tư vào ý tưởng này không?”.
Thứ hai, với bất kỳ một nội dung kiến thức nào, sinh viên bao giờ cũng được giới thiệu tất cả các luồng tư tưởng khác nhau về cùng vấn đề đó, chứ không phải chỉ có một luồng tư tưởng chính thống.
Thứ ba, trong lớp, giáo viên nói rất ít, sinh viên nói là chính. “Mỗi ngày lên lớp, tôi và các đồng nghiệp “giảng” vô cùng ít, thường chỉ bắt đầu bằng một số câu hỏi, sau đó là thảo luận, tranh luận. Tôi lấy ví dụ như với môn mà đại cương mà tôi nói ở trên, sinh viên phải đọc “Tuyên ngôn cộng sản” của Mác (sinh viên bên này đọc Mác rất kỹ), một bài khác của Max Weber, rồi một số tác giả khác để trả lời câu hỏi “Vì sao xã hội của chúng ta lại có cấu trúc như hiện tại?”. Sau đó trên lớp, có khi sinh viên tranh luận hàng giờ liền chỉ về một từ trong một bài đọc”.
“Thực ra, giáo viên bên này coi SGK chỉ là một cái sườn để bám vào, nhiều môn học hoàn toàn không dùng SGK. Sinh viên thường được khuyến khích đọc trực tiếp các bài viết gốc của các tác giả, và tranh luận trực tiếp về các khái niệm, ý tưởng gốc, chưa qua phiên dịch của người khác. Trong lớp, sinh viên nào cũng phải phát biểu”.
Theo vị giảng viên này, sự cọ sát này tự nó dạy cho sinh viên biết phản biện. Có phản biện thì đi đến sáng tạo không xa lắm; vì sáng tạo xuất phát từ câu hỏi “có người đã làm thế, nhưng có nhất thiết phải làm thế không, còn có thể làm gì khác, làm tốt hơn?”.
Ngân Anh lược thuật

"Nhóm lợi ích" đang chi phối luật doanh nghiệp?

Chủ tịch QH: Cấm thế này thì cấm hết à?

- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng muốn luật Doanh nghiệp sửa đổi ghi rõ ngành nghề kinh doanh nào bị cấm và có điều kiện để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân.
Việc sửa đổi luật Doanh nghiệp 2005 được đưa ra lấy ý kiến UB Thường vụ QH lần đầu hôm nay (21/4).
Trong dự thảo có quy định “Doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh và nghị định không cấm”. Điều này khiến Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn.
luật doanh nghiệp, DNNN, hiến pháp
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Cấm thế này thì cấm hết àẢnh: Minh Thăng
Ông Hùng nói: Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, các quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền kinh doanh chỉ có thể bị hạn chế bởi luật. Theo ông Hùng, phải quy định luôn cụ thể các ngành nghề bị cấm trong luật.
Dự thảo luật hiện đang “Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường”.
Chủ tịch QH băn khoăn “cấm thế này thì cấm hết à?”: Có ngành nghề nào không liên quan đến những yếu tố trên, ghi trong luật thế này rồi vận dụng xử phạt người ta?” Ông Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu “luật phải minh bạchrõ ràng để dân yên tâm làm ăn”.
Giải trình điểm này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết các ngành nghề bị cấm đang nằm rải rác ở các văn bản khác nhau: “Nếu QH cho phép, luật này sẽ gom lại thành danh sách một lần cho xong, các doanh nghiệp tham khảo sẽ không thể nói là không biết các ngành nghề bị cấm”.
Một điểm cũng khiến UB Thường vụ QH băn khoăn là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo dự thảo luật, các ngành nghề này cũng đang được quy định ở các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành mà doanh nghiệp phải có và đảm bảo đủ điều kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết quy định cụ thể các ngành nghề này trong luật còn khó hơn các ngành nghề bị cấm.
“Hiện Chính phủ đã có một danh mục, nhưng mới chỉ mang tính thống kê của các bộ ngành, việc tiếp theo là rà soát với từng bộ, đặt câu hỏi "tại sao phải có điều kiện, không đưa ra điều kiện thì có hệ lụy gì cho xã hội". Câu trả lời không thỏa mãn thì ngành nghề đó sẽ bị loại ra khỏi danh sách, phải đúng là cần có điều kiện kinh doanh thì mới được đưa vào luật”, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT đề nghị trước mắt vẫn để những ngành nghề này trong các luật chuyên ngành.
Dự thảo cũng có một điều cấm khiến Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa băn khoăn: Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội và công an không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Ông Khoa thấy quy định không phù hợp với thực tế có nhiều sĩ quan quân đội đang giữ cương vị lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp quốc phòng có thêm chức năng làm kinh tế.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý thấy đã sửa thì nên toàn diện vì luật đã thi hành được gần 10 năm. Còn Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thì muốn luật cải tiến không những giải phóng tinh thần kinh doanh mà còn phải khắc phục được tình trạng hàng giả, vi phạm pháp luật, lừa đảo… 
Dự thảo luật Doanh nghiệp sửa đổi có các chương riêng cho các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty.
Việc bổ sung chương mới quy định về DNNN đang không nhận được đồng thuận của UB Kinh tế vì số lượng, tỷ trọng DNNN sẽ giảm dần theo chủ trương chung về tái cơ cấu DNNN.
“DNNN cũng bình đẳng như tất cả các doanh nghiệp khác trong việc tuân thủ pháp luật”, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu lưu ý.
Chung Hoàng

Bí ẩn của quái vật hồ Loch Ness


BTTD: Quái vật hồ Loch Ness chỉ là truyền thuyết và tưởng tượng của mọi người, được các nhà là làm du lịch lợi dụng, tuyên truyền để câu khách.


Quái vật hồ Loch Ness hay Nessie là một nhóm động vật hoặc sinh vật chưa được xác định, nhưng được cho là từng xuất hiện nhiều lần một cách bí ẩn và khơi gợi sự tò mò của thế giới.
1_1398065668.jpg
Bức ảnh được ghi lại từ bản đồ vệ tinh mới đây mô tả hình dáng mờ ảo có chiều dài khoảng 30 m, với một thứ gì đó giống chân chèo trong nước ở hồ Loch Ness. Sau 6 tháng nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng hình bóng này rất có thể là của quái vật hồ Loch Ness, một hồ nước ngọt sâu khoảng 21-29 m ở gần thành phố Inverness, Scotland.
13-2438-1398069593.jpg
Trước đó, nhiều hình ảnh về sự xuất hiện của quái vật hồ Loch Ness từng được công bố. Tháng 12/1933, khi đang đi bộ từ nhà thờ về nhà, dọc theo phía bờ hồ Loch Ness, một người đàn ông có tên Hugh Gray cho biết ông nhìn thấy một vật thể có kích thước tương đối lớn làm bắn nước tung tóe lên mặt hồ.
12-1732-1398069593.jpg
Tin đồn về sự tồn tại của thủy quái tiếp tục lan rộng sau khi bức ảnh của Robert Wilson được công bố vào tháng 4/1934, trong đó con vật này được cho là xuất hiện trên mặt hồ với chiếc cổ dài ngóc lên.
11-7439-1398069593.jpg
Các bức ảnh do Lachlan Stuart chụp trong năm 1951 cho thấy nhiều bộ phận giống bướu nhô lên trên mặt hồ. Tuy nhiên theo tiết lộ của một học giả có tên Richard Frere, Stuart từng thú nhận rằng những gì ông nhìn thấy không phải điều gì bí ẩn, chúng không là gì khác ngoài những đám cổ khô.
10-4828-1398069593.jpg
4 năm sau đó, một quản lý ngân hàng có tên Peter MacNab cho biết đã chụp ảnh được một thứ gì đó có kích thước to lớn di chuyển trong hồ nước.
9-7225-1398069593.jpg
Frank Searle là một cựu chỉ huy quân đội, từng đến hồ Loch Ness để tìm kiếm quái vật trong khoảng thời gian đầu những năm 1970. Trong số những bức ảnh mà ông chụp có nhiều bức từng được công bố trên phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, các chuyên gia sau đó nhận định tất cả đều là giả.
7-5499-1398069593.jpg
Sinh vật giống thằn lằn đầu rắn (xà đầu long) dường như ẩn hiện trong bức ảnh dưới nước được chụp vào năm 1972. Theo các chuyên gia, câu chuyện về thủy quái hồ Loch Ness vẫn còn nhiều ẩn số. Nếu các thông tin được công bố là chính xác, chúng có thể cung cấp đầu mối nghiên cứu quan trọng để nhận dạng thứ mà lâu nay cả thế giới tò mò.
Linh Anh (Theo Telegraph)