Trang

8 tháng 4, 2014

Mê 'khổ chủ" xinh đẹp, tên trộm bị tóm gọn


- Mê gái như tên trộm này thì "hơn đứt" BTTD rùi.

Ám ảnh trước vẻ xinh đẹp của "khổ chủ" bị mình ăn cắp xe máy, đối tượng đã hẹn gặp để trả lại giấy tờ, và hắn bị công an tóm gọn.
Thông tin từ phía cơ quan điều tra, công an phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội cho biết đơn vị này vừa phá một vụ án với một mắt xích quan trọng trong đường dây trộm cắp và tiêu thụ xe máy trên địa bàn đi khu vực phía Bắc.
Theo hồ sơ vụ án, vào khoảng 7h sáng 21/3, chị Phạm Ngọc Bích (SN 1984, ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội) sau khi chuẩn bị tư trang đi làm buổi sáng, quay ra thì phát hiện ra chiếc xe máy Honda Lead BKS: 30 K- 2791 không cánh mà bay.
tên trộm, trộm xe, khổ chủ, tóm gọn, giấy tờ xe
Hai đối tượng Tôn và Trường tại cơ quan điều tra.
Chị liền báo lên cơ quan chức năng, chưa được 2 tiếng sau thì chị nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ với nội dung: “Vô tình nhặt được giấy tờ xe của chị ở chân cầu chui, nếu chị muốn nhận lại giấy tờ thì lên Bắc Ninh để lấy lại”. Số giấy tờ trên được chị Bích để trong cốp xe máy Honda Lead bị đánh cắp.
Theo phán đoán của các điều tra viên tại công an phường Bồ Đề thì đây rất có thể là đối tượng trộm cắp xe máy chuyên nghiệp.
Công an phường Bồ Đề hướng dẫn chị Bích nhận lời hẹn gặp của đối tượng, đồng thời tổ chức 1 tổ công tác đã bí mật đi cùng chị Bích sang Bắc Ninh.
Sau khi chị Bích đến địa điểm hẹn, đối tượng tiếp tục nhắn tin hướng dẫn chị Bích đi lòng vòng hơn 10 cây số, đến gần cổng một khu công nghiệp thì đối tượng này mới xuất hiện.
Vào khoảng 11h cùng ngày, ngay khi đối tượng vừa lộ diện để đưa giấy tờ cho chị Bích, tổ công tác bí mật ngay lập tức ập đến tiến hành kiểm tra và khống chế đối tượng đưa về đồn làm rõ về nhân thân.
Tại cơ quan điều tra công an phường Bồ Đề, ban đầu, đối tượng Nguyễn Hoàng Tôn (SN 1986, trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) quanh co chối cãi hành động trộm cắp của mình. Tôn khai tình cờ nhặt được chiếc túi xách của chị Bích ở một cầu chui gần bến xe bus.
Tuy nhiên, sau đó, Tôn đã phải khai lại toàn bộ sự việc: Tối 20/3, hắn cùng 1 đối tượng nữa đến địa bàn phường Bồ Đề và ngủ ở nhà một thanh niên tạm trú ở tổ 15, phường Bồ Đề. Sau đó, hắn cùng đồng bọn đi lang thang thăm dò một số gia đình ở các tuyến phố cho đến tận buổi sáng ngày hôm sau.
tên trộm, trộm xe, khổ chủ, tóm gọn, giấy tờ xe
Dụng cụ các đối tượng dùng để phá khóa xe máy.
Sáng 21/3, hắn "tăm tia" được chiếc xe Lead của chị Bích. Sau khi chị Bích dậy mở cổng cho chồng đi làm sớm và quay vào chuẩn bị tư trang, Tôn đã làm nhiệm vụ cảnh giới còn Trường vào lấy xe ra.
Sau khi “cuỗm” được chiếc xe máy, vì nhìn thấy hình ảnh của "khổ chủ" xinh đẹp, ham muốn thúc giục hắn phải gặp bằng được chủ xe nên đã dựng một kế hoạch chu đáo, nhưng không ngờ sự việc bị bại lộ.
Đồng phạm với Tôn là Lương Văn Trường (SN 1980, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cũng bị bắt giữ sau 12 giờ gây án.
Trung úy Nguyễn Anh Tuấn, cảnh sát điều tra hình sự, phường Bồ Đề, cho biết: “Tôn và Trường đều là những kẻ nghiện ma túy, chúng thường đi lang thang để trộm cắp tài sản. Kể từ đầu năm đến nay, hai đối tượng đã trộm cắp thành công 10 chiếc xe máy các loại”.
Mỗi chiếc xe máy trộm được, chúng đem bán với giá từ 800.000 đồng đến 3 triệu đồng cho các đối tượng chuyên tháo dỡ xe, bán lẻ phụ tùng. Số tiền trên được chúng tung vào những cuộc ăn chơi, hút chích. Bình quân 2 ngày 1 lần, Tôn và Trường lại đi gây án; và ngày cao điểm, chúng liên tiếp gây ra 2 vụ trộm cắp.
Hiện, hai đối tượng trên đã được bàn giao cho cơ quan công an điều tra công an quận Long Biên, TP. Hà Nội tiến hành điều tra mở rộng vụ án.
(Theo Đời sống pháp luật)

Bẻ cong đường, bẻ cong pháp lý và nhân cách

BTTD: Nếu hỏi một đứa con nít 12 tuổi: 

- Đoạn đường này cong, tốt hay xấu?

 Đứa bé sẽ trả lời:

- Xấu

Chấm hết !


KTS Nguyễn Quang Minh: 'Đường Trường Chinh thẳng tiết kiệm cả nghìn tỷ đồng'

Nguyên Vụ phó Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho rằng việc "làm cong đường Trường Chinh sẽ tốn thêm cả nghìn tỷ đồng và hàng trăm hộ dân mất nhà".
Trao đổi với VnExpress, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh (nguyên Vụ phó Quy hoạch Kiến trúc) không đồng tình với lý giải của Ban quản lý dự án rằng bẻ cong đường Trường Chinh sẽ tiết kiệm được 139 tỷ đồng. Người từng đoạt giải thiết kế cải tạo kiến trúc nước Đức những năm 1987 nói "đó là nhận định thiếu căn cứ và mang tính chủ quan".
kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng), người đã từng đạt giải thiết kế cải tạo kiến trúc nước Đức những năm 1987, đưa bản đồ chi tiết quy hoạch đường Trường Chinh mở rộng để phân tích việc nắn cong đường. Ảnh: Bá Đô
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh  cho rằng việc làm đường cong là tối kỵ trong thiết kế kiến trúc, trường hợp này, đường cong gây tốn cho ngân sách nhà nước cả nghìn tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô.
Ông Minh phân tích, bản đồ quy hoạch chi tiết dự án cho thấy phía bắc đường Trường Chinh có 461 hộ dân và 10 cơ quan, phía nam có 188 hộ và 12 cơ quan, trong đó đất của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) chiếm gần 2/3.
Nếu lấy đất về phía nam sẽ giảm được cả nghìn tỷ đồng vì tính trung bình mỗi hộ dân giải tỏa, nhà nước phải trả khoảng 3 tỷ đồng (giá đất hiện tại ở đường Trường Chinh được tính từ 35-40 triệu đồng/m2).
Hơn nữa, trong hầu hết quyết định quy hoạch được Thủ tướng ký và Hà Nội phê duyệt trước đây luôn thể hiện đường Trường Chinh là thẳng và phần lớn đều "mở rộng ra phía nam, chứ không phải về phía bắc như hiện nay vì phía bắc có nhiều hộ dân hơn, thậm chí xây nhiều nhà kiên cố hơn", ông Minh lý giải.
Từng tham gia quy hoạch kiến trúc đô thị nhiều năm, ông Minh cũng cho rằng việc xuất hiện đường cong ở đường Trường Chinh mở rộng là phương án không khả thi.
"Thông thường, các dự án cần phải đưa ra 4 đến 5 phương án để so sánh và đánh giá, phương án nào kinh tế nhất, đảm bảo an toàn nhất... sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, dự án này không theo quy trình đó, thậm chí quy hoạch không lấy ý kiến của người dân", ông Minh nhấn mạnh.
Bản đồ quy hoạch so sánh đường Trường Chinh trước và sau quy hoạch.Ảnh: Bá Đô
Bản đồ tổng thể đường ống kỹ thuật cho thấy, đường Trường Chinh bị cong từ ngõ 150, tức là cong về phía Bắc. Ảnh: Bá Đô.
Nguyên lãnh đạo Vụ Quy hoạch Kiến trúc cũng tính toán việc bẻ cong con đường không chỉ làm tăng chi phí nhiều lần so với làm đường thẳng mà còn tạo ra nhiều hệ lụy vì phá vỡ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Chưa nói đến hàng loạt công trình phải phá dỡ, chi phí cho việc tháo lắp hạ tầng hàng trăm tỷ đồng, chi phí giao thông và môi trường cũng bị ảnh hưởng.
"Cứ thử làm bài toán, nếu mỗi xe ôtô chậm 2 phút/ngày, trung bình lưu lượng là 15.000 lượt xe chạy/ngày như vậy sẽ tiêu hao bao nhiêu tiền của, ảnh hưởng bao nhiêu khói bụi", ông Minh viện dẫn.
Đồng tình với ông Minh, đại tá Nguyễn Tâm Trinh (nguyên Phó tư lệnh radar, Quân chủng PKKQ và đại tá Phan Văn Toản, (nguyên Phó hiệu trưởng trường Sĩ quan PKKQ) cùng nhiều tướng lĩnh khác cho rằng, đường Trường Chinh bị bẻ cong là lỗi của Sở Quy hoạch Kiến trúc, nhưng cơ quan này không có câu trả lời thấu đáo.
Theo tài liệu và một số đơn kiến nghị mà tổ dân phố 40 phường Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) gửi tới VnExpress, trong đó có Công văn 193, do Thiếu tướng Mai Văn Cương, Phó tư lệnh Quân chủng PKKQ ký gửi UBND Hà Nội năm 2000, việc lấy đất về phía nam không ảnh hưởng tới Quân chủng và các công trình ngầm nổi của đơn vị này.
Quân chủng cũng đề nghị mở đường Trường Chinh đoạn từ Hố Mẻ đến Cống Chéo (Sông Lừ) về phía Bắc lấy 7 m, còn lại lấy về phía Nam cho đủ mặt cắt là 53,5 m.
Đến năm 2007, Bộ Quốc phòng tiếp tục có văn bản số 762 do Thứ trưởng, Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên ký, xin lui thêm 1 m, tức chỉ lấy từ mép đường vào phía bắc 6 m. Từ đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ năm 2008 theo hình cong.
Từ ngõ 150 đường Trường Chinh mở rộng lấy sâu về phía Bắc khoảng 15m thậm chí trên 20m, và đường cong cũng xuất hiện từ đây.Ảnh: Bá Đô
Trên thực tế, từ ngõ 150 đường Trường Chinh mở rộng lấy sâu về phía bắc khoảng 15 m thậm chí trên 20 m và đường cong cũng xuất hiện từ đây. Ảnh: Bá Đô.
Thiếu tướng Mai Văn Cương cho rằng, theo những văn bản gần đây nhất của Bộ Quốc phòng nếu có lấy vào phía bắc 7 m, hoặc 6 m thì đường Trường Chinh vẫn thẳng, việc làm đường cong như hiện nay là khó chấp nhận vì không đúng với tinh thần của những công văn trước đó do chính ông ký.
Về phía cơ quan quy hoạch tuyến đường, lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vẫn khẳng định "chỉ giới đỏ vành đai II - đường Trường Chinh đã được Hà Nội phê quyệt, cập nhật chính xác theo ý kiến thống nhất của Bộ Tư lệnh PKKQ, Bộ Quốc phòng và việc mở từ nam sang bắc là để khớp nối với chỉ giới đường đỏ này, ngoài ra đường cong xuất hiện là do yếu tố kỹ thuật".
Trước thông tin "đường Trường Chinh thẳng thành cong sau quy hoạch", Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã yêu cầu Hà Nội phải giải quyết dứt điểm và làm rõ.
Còn ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội khẳng định, quá trình triển khai lập quy hoạch, phê duyệt chỉ giới đường đỏ và đầu tư dự án này được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, có sự đồng thuận của các cơ quan liên quan.
Quan điểm của thành phố là làm nghiêm túc, không có chuyện cong thẳng để né nhà ai đó, "không có khái niệm nhà quan chức, nhà lãnh đạo cũng như nhà người dân bình thường, không có gì khác nhau. Phương án nào kinh tế nhất, tốn kém ít nhất cho ngân sách nhà nước, đúng quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì làm", ông Thịnh nhấn mạnh.
Bá Đô

"Thư ngỏ kính gửi Anh Tư Sang" và "Đôi lời... gửi cụ Mai"


BTTD đăng lại 2 bài trên Quê Choa để chứng minh một điều: Luật pháp thời phong kiến Nhà Nguyễn còn nghiêm minh hơn luật pháp XHCN VN ngày nay.

1. Thư ngỏ kính gửi Anh Tư Sang

Nguyễn Khắc Mai 
Cụ Nguyễn Khắc Mai
Thưa anh, tôi xin được xưng hô, bắt chước người Nam bộ, như thế, cho gần gũi.

Trước hết ,tôi xin kính chúc anh thân tâm an tịnh,và chúc mừng kết quả chuyến công du Nhật Bản vừa qua của Anh.

Tôi được biết anh là duy nhất trong cương vị Chủ tịch Nước có văn bằng cử nhân luật học, mà những vị tiền nhiệm từ Hồ Chí Minh đến Lê Đúc Anh đều không có.


Vì thế, trong thư này tôi xin thưa với anh câu chuyện về “Tinh thần Luật pháp Việt”.(tôi mượn tên một tác phảm nổi tiếng “Esprit de lois” của Montesquieux để khẳng định, có một tinh thần luật pháp Việt không hề “rừng rú” tí nào. Một số kẻ không ít đang làm cho  luật pháp Viêt trở nên hoang dã, đó là điều đáng lên án.

Thời Vua Duy Tân, ở nước ta từng có một vụ án đánh chết người trên công đường. Bấy giờ cụ cố Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của cố chủ tịch Hồ chí Minh, ngồi Tri huyện Huyện Bình Khê, Bình Định, đã để cho thuộc hạ tra tấn chết người. Triều đình hạch tội, đưa ra 3 hình phạt. Một là cách chức. Hai là tước bỏ khoa bảng. Ba là đánh 50 trượng trước công đường.Sớ tâu lên, Vua Duy Tân phê:Người ta là bậc khoa bảng, nhất thời lầm lỗi, chỉ cách chức, miễn cho hai hình phạt kia. Cụ phó bảng trở về làm thầy thuốc cứu người, kiếm sống.

Nay ở tỉnh Phú Yên lân cận lại xảy ra vụ công an tra tấn chết người.Việc xử sơ thẩm như thế nào, dư luận công chúng, trình độ kiền thức và đạo đức tư pháp của nhân viên tòa án như thế nào chắc Anh đã rõ.

Tôi nghĩ ở đây có ba tội. Một là tội đánh chết người trong công vụ. Tôi nhấn mạnh công vụ. Ở trong thôn xóm, đánh nhau chết ngừơi là cái ác vẫn còn trong nhân tính, phải trừng trị. Nhưng đánh chết người trong công vụ đang xảy ra nhiều nơi trong nước ta, thì không chỉ là vấn đề nhân tinh của cá nhân nữa. Đây là nỗi sỉ nhục cho cái được gọi là “pháp quyền XHCN”, phải coi đây là tội phạm, nó làm nhục quốc thể, chế độ và sự tôn nghiêm của Nhà Nước. Đó là tội thứ hai. Tội thứ ba là sự vô trách nhiệm của những cơ quan, nghành và cá nhân liên đới. Nghành công an với khẩu hiệu rất hay: Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, lại để nhiều năm xảy ra tình trạng vô thiên vô pháp mà không chấn chỉnh nỗi, thật không thể chấp nhận được.

Cho nên tôi cho rằng:

a. Phải xử nghiêm những viên công an đánh chết người hai tội, đánh chết người và cả tội làm nhục quốc thể, nhục chế độ, làm ô danh nghành công an vốn có cái tên rất hay là công và an.

b. Phải cách chức viên đội trưởng, kẻ đã trực tiếp chỉ huy vụ việc. Cách chức thường không phải là án lệ do tòa án quyết định, mà là biện pháp  hành chính để quản lý nghiêm minh và hiệu quả của công việc công cũng như tư. Điều đáng tức cười là một cô diễn viên vì không khai báo có chồng mà Bộ Văn hóa đã ra thông tư cấm hành nghề. Còn viên đội trưởng công an nọ chỉ bị phê bình cảnh cáo qua loa!

c.Viên Giám đốc Công an Tỉnh phải xin lỗi trước dân, trước Chính Phủ hứa sẽ không để xảy ra tình trạng trên trong phạm vi mình phụ trách. Vị này cũng vi phạm cả ba tính chất của tội lỗi nêu trên.

d. Hai viên Bí Thư và Chủ tịch Tỉnh cũng phai ngỏ lời xin lỗi dân vì đã thiếu trách nhiệm để cho vụ việc đàng xấu hổ xảy ra.

đ. Những chức trách liên quan như Trưởng ban Nội chính TƯ, Bộ trưởng Công an, Chánh án Tòa án Tối cao…phải thưa với báo chí về trách nhiệm của mình và hứa không để xảy ra tình trạng quân hồi vô phèng như đã xảy ra.

Tôi suy nghĩ từ câu của cụ Hồ nói rất hay : Trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Pháp quyền của đất nước đã không còn thần ( thần, không chỉ là thần thánh, mà là cái tinh thần khiến nó văn hóa, nó văn minh, nó nhân tính, không dã man, bạo ngược.)

Câu chuyện Tinh thần luật pháp Việt, là việc lớn, lẽ nào giới luật học không quan tâm, không phấn đấu cho Nó sẽ là cái Thần của người Việt hôm nay.

Mấy lời cần bộc* của kẻ già nơi thôn cùng xóm vắng mong được tới tai anh, điều hay thì đem thi hành, điều dở thì bỏ đi, chỉ mong Nước trị, Dân an.Vạn phúc, vạn phúc.

Nguyễn khắc Mai,người già ở ô Đồng Lầm Thăng Long.

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 

2.Đôi lời mạo muội gửi tới cụ Nguyễn Khắc Mai

Nhà thơ Thạch Quỳ
Nhà thơ Thạch Quỳ
Thưa Cụ, đọc trên mạng Quê choa, thấy Cụ có nhiều bài viết rất hay, nhưng có một đoạn Cụ viết về ông Nguyễn Sinh Sắc, nguyên văn thế này :

“Thời Vua Duy Tân, ở nước ta từng có một vụ án đánh chết người trên công đường. Bấy giờ cụ cố Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của cố chủ tịch Hồ chí Minh, ngồi Tri huyện Huyện Bình Khê, Bình Định, đã để cho thuộc hạ tra tấn chết người.
Triều đình hạch tội, đưa ra 3 hình phạt. Một là cách chức. Hai là tước bỏ khoa bảng. Ba là đánh 50 trượng trước công đường.Sớ tâu lên, Vua Duy Tân phê:Người ta là bậc khoa bảng, nhất thời lầm lỗi, chỉ cách chức, miễn cho hai hình phạt kia. Cụ phó bảng trở về làm thầy thuốc cứu người, kiếm sống.”

Tôi rất kính trọng cụ Mai nhưng thật lòng thì vẫn muốn hỏi Cụ là Cụ đã dựa vào những tư liêu nào để viết ra các giòng đó? 

Theo nhà văn Hồ Sĩ Sênh, bút danh Trường Lam, hội viên Hội Văn nghệ Nghệ an, đồng thời là con cháu trong giòng họ Hồ Sĩ, trong một bài khảo cứu về vấn đề này, có đọc công khai giữa các nhà văn xứ Nghệ thì sự việc này có hơi khác với đoạn văn cụ Mai đã viết ở trên.

Năm ông Sắc uống rượu say rồi bảo lính đánh chết người nông dân thiếu thuế ở huyện Bình Xuyên cũng là năm ông Cao Xuân Dục đang làm Thượng thư và ông Đào Tấn đang làm quan trong triều. Ông Cao Xuân Dục là học trò của ông Hồ Sĩ Tạo, ông Đào Tấn thì làm Tổng đốc Nghệ an mới được điều về Huế, cũng là người thân tình của ông Tạo. Ông Tạo từng viết thư gửi gắm ông Sắc cho cả 2 người này nhờ họ chăm lo giúp đỡ cả việc học hành ăn ở và thi cử từ thời ông Sắc còn học ở Huế.  Năm xẩy việc lính đánh chết người ở Bình Sơn cũng là năm nông dân cả nước đang sục sôi trong phong trào nổi dậy chống thuế. Vì thế mà sự việc đánh chết người càng trở nghiêm trọng, như đặt mồi lửa bên đống cỏ khô vậy. Chính nhà Vua cũng phải xanh mặt lo lắng vì sự việc này.

Khi người ta bắt và giải Ông Sắc về triều, nhà Vua chỉ nói có một tiếng “trảm!”. 

Lập tức ông Cao Xuân Dục, ông Đào Tấn đều quỳ xuống vái lạy, van nài, xin nhà Vua thương tình, giảm tội. Nể lời ông Thượng thư và ông Đào Tấn, vua Duy Tân hạ án xuống là “Trảm giam hậu!”. Nghĩa là tống ngục, chờ chém sau! 

Sau đó một thời gian,, ông Cao xuân Dục và ông Đào Tấn lập mưu đút lót  lính cai ngục,  cho thương nhân Sài Gòn Chợ Lớn về triều bán hàng vải vóc, nữ trang gây lộn xộn trong đám cung phi, cung tần, náo loạn cả Đại Nội, tạo cớ cho ông Sắc vượt ngục, trốn vào Gia định, sau đó đi tiếp vào tận bưng biền Đồng Tháp như  ta thấy ngày nay.

Thiển nghĩ, theo tư liệu được kể lại trong gia tộc họ Hồ Sĩ do anh Hồ Sĩ Sênh sao chép thì nếu ông Sắc không trốn khỏi ngục, có thể ông đã bị thi hành án, Vua Duy Tân không xử án “án treo” đối với án giết người một cách nhẹ nhàng như cụ Nguyễn Khắc Mai nói đâu! Mà xử án cụ Sắc là xử án ông quan, buộc ông quan phải chụi trách nhiệm về việc đánh chết người, chứ không phải chỉ xử án mấy tên lính tẹp nhẹp thừa hành công vụ dưới trướng đâu nhé! Đôi lời mạo muội, có phần hơi phạm thượng, xin Cụ Mai tha thứ!

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
                                                                                            

Ukraina: Nguy cơ nội chiến?


Ukraine quét sạch lực lượng chiếm tòa thị chính Kharkov

Ukraine quét sạch lực lượng chiếm tòa thị chính Kharkov

Khoảng 70 đối tượng tình nghi vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ do liên quan tới ly khai, tổ chức bạo động số lượng lớn, gây tổn hại cho sức khỏe người dân và vi phạm một loạt quy định khác.

Văn phòng báo chí của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết chiến dịch chống khủng bố do lực lượng của Bộ Nội vụ ở Kharkov tiến hành đã hoàn toàn quét sạch những nhân vật ly khai chiếm và đốt tòa thị chính Kharkov. 

Khoảng 70 đối tượng tình nghi vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ do liên quan tới ly khai, tổ chức bạo động số lượng lớn, gây tổn hại cho sức khỏe người dân và vi phạm một loạt quy định khác. 

Đám cháy cũng đã được dập tắt. Chiến dịch được tiến hành mà không sử dụng tới vũ khí sát thương. 

Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi ngừng ngay lập tức mọi sự chuẩn bị quân sự ở Ukraine bởi điều này có thể dẫn tới nội chiến. 

Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga lưu ý “theo thông tin có được, tại các tỉnh Đông-Nam Ukraine, trong đó có Donetsk, việc củng cố các đơn vị của Bộ Nội vụ và Vệ quốc quân Ukraine có sự tham gia của các chiến binh ‘Pravyi Sector’ cực đoan trang bị vũ khí bất hợp pháp.” 

Bộ Ngoại giao Nga cũng “đặc biệt quan ngại trước việc trong hoạt động này có khoảng gần 150 chuyên gia Mỹ thuộc tổ chức quân sự tư nhân Greystone giả làm binh sỹ của đơn vị Sokol.” 

Trước đó, tối 7/4, người biểu tình ủng hộ Nga đã phóng hỏa tòa thị chính Kharkov, ném bom xăng vào trước cửa tòa nhà và đốt lốp xe. Ít nhất một phòng trong tòa nhà đã bị thiêu rụi. 

Những người biểu tình cũng đã chiếm các tầng trên của tòa nhà và thượng cờ Nga, đồng thời tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Kharkov./.
Theo Vietnam+

7 tháng 4, 2014

Đường sắt VN ơi, bao cấp quá lâu rồi

Với bộ máy cồng kềnh lên tới 40.000 nhân viên, ngành đường sắt Việt Nam (ĐSVN) ngày càng trì trệ, kinh doanh sa sút, chất lượng dịch vụ chậm cải thiện.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề Bộ này quyết định tái cơ cấu, tách bạch khối hạ tầng và vận tải, đồng thời cổ phần hóa khối vận tải.
- PV: Mỗi năm ngành đường sắt có tới 500 nhân viên phải nghỉ việc, Bộ GTVT nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Quản lý của ngành đường sắt đang có những bất cập nhất định, chưa có sự tách bạch giữa quản lý hạ tầng và sản xuất kinh doanh, bộ máy quá cồng kềnh. Hiện đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng trước hết phải thực hiện Quyết định 198 của Chính phủ về tái cơ cấu, cổ phần hóa Tổng Công ty ĐSVN. Bộ GTVT đang chỉ đạo hết sức quyết liệt, song song tái cơ cấu sẽ triển khai tách hạ tầng ra khỏi hoạt động kinh doanh vận tải.

Dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành việc tách ĐSVN thành 2 khối độc lập, quản lý nhà nước ngành đường sắt và khối sản xuất kinh doanh, thành lập 2 khối vận tải Bắc Nam ở Hà Nội và TP. HCM. Sau đó, khối kinh doanh vận tải sẽ cổ phần hóa.

Về quản lý nhà nước, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, xây dựng lại định mức bảo trì, bảo dưỡng để từ đó cải tổ quy trình, kinh phí bảo trì bảo dưỡng đường sắt. Tiền sẽ được dùng đúng mục đích bảo trì, bảo dưỡng chứ không "chảy" vào việc trả lương, trả thưởng nữa. Theo mô hình hiện hành, Tổng Công ty ĐSVN vẫn nắm hầu hết các quyền quản lý nhà nước, tự tổ chức quản lý, bảo trì xây dựng đường với số vốn được ngân sách cấp khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, đồng thời nắm toàn bộ công tác tổ chức chạy tàu.

- Luật Đường sắt ra đời đã lâu quy định tách hạ tầng và kinh doanh nhưng sao đến nay mới rậm rịch thực hiện?

- Luật đường sắt có hiệu lực cũng đã được 5 năm. Trong quá trình thực hiện, phải căn cứ vào thực tiễn để giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. Ngành Đường sắt trước đây hoạt động như một khối thống nhất, nên có sự ràng buộc, giữa kinh doanh vận tải và quản lý hạ tầng không tách được nguồn vốn dẫn đến hạch toán không minh bạch, dịch vụ ngành đường sắt không được cải thiện, tai nạn vẫn xảy ra.

- Ngành ĐSVN cho rằng, sẽ rất khó khăn trong việc tách hai khối, Bộ GTVT nghĩ sao?

- Mấy chục năm nay, hạ tầng đường sắt được Nhà nước bao cấp, vận tải cũng được bao cấp một phần. Vì vậy, việc tách bạch ra hai khối cũng rất lo không trang trải được chi phí. Tuy nhiên, Nhà nước không thể bao cấp quá lâu cho đường sắt. Nhật Bản tư nhân hóa đường sắt từ năm 1964 - 1965, ban đầu họ cũng thua lỗ, nhưng gần chục năm sau đã bắt đầu có lãi. Nếu chúng ta có một cơ chế hợp lý, đầu tư nâng cấp tăng khổ đường ray, từng bước cổ phần hóa, thậm chí cho cả tư nhân tham gia sẽ tạo cục diện khác.

- Khả năng thu hút vốn tư nhân liệu có khả thi?

- Phải có sự can thiệp quản lý nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh thì tư nhân mới tham gia, có hiệu quả kinh tế, tạo sân chơi và có hỗ trợ nhất định. Các nước cũng đã làm như vậy và Việt Nam không thể ngoại lệ.
Đường sắt có lịch sử lâu dài, có tính công ích rất cao, lợi nhuận mang lại thấp, trừ các nước quy hoạch tốt. Vì vậy, phải sắp xếp lại các doanh nghiệp, mở ra quỹ đạo thị trường để tư nhân tham gia tiến hành xã hội hóa ngành đường sắt.

- Cổ phần hóa đường sắt đã được đề cập 10 năm nay nhưng đến nay mới bắt đầu, có quá chậm?

- Đúng là ngành đường sắt chậm cổ phần hóa. Chúng tôi đánh giá chung là đã bị chậm một nhịp. Ngay như hiện tại, cũng không ít ý kiến cho rằng, việc tách bạch khối hạ tầng và vận tải vào thời điểm này chưa hợp lý. Hơn nữa, việc tách bạch khối hạ tầng và vận tải cũng sẽ gặp khó khăn, phức tạp. Chúng ta không thể làm cùng một lúc, nhưng chắc chắn sẽ phải làm.
Theo Ngân Tuyền
An Ninh thủ đô

Đường chưa làm xong đã thu phí và xử phạt dân

BTTD: Vũng Tàu, Quốc lộ 51, đoạn đường từ khu đô thị Chí Linh tới vòng xoay Nguyễn An Ninh ( đường Bình Giã) chưa làm xong, chưa có các loại biển báo  nhưng đã mấy tháng nay, hàng ngày CSGT đã phục bắn tốc độ và xử phạt người tham gia giao thông. ĐÚNG HAY SAI?


Bộ GTVT đặt mục tiêu huy động 300.000 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách cho các dự án hạ tầng.


Tăng hình thức đầu tư BOT, PPP
Tờ VnEconomy đưa tin, Bộ GTVT vừa chính thức công bố một bản dự thảo báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Theo Bộ GTVT, nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo mục tiêu của Nghị quyết là rất lớn, như giai đoạn 2011 - 2015 cần tới 480.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, tỉ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP đã giảm từ trên 40% năm 2010 xuống dưới 30% năm 2013, vốn ngân sách dành cho ngành rất hạn chế, chỉ đạt 20% so với nhu cầu vốn cho giai đoạn 2011 - 2015.
Trong điều kiện đó, Bộ cho biết ngành giao thông đã đặc biệt chú trọng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo các hình thức BOT, PPP... để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, tìm hướng đi mới cho đầu tư hạ tầng giao thông.
Đến nay, đã thu hút được gần 117.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 48 dự án BOT, chưa kể nguồn huy động của VEC khoảng 55.751 tỷ đồng.
Nhiều dự án được chuyển đổi từ vốn Nhà nước sang đầu tư BOT, trong khi nhiều dự án BOT và BT khác cũng đang được triển khai đầu tư.
Dự kiến năm 2014 và 2015 sẽ tiếp tục huy động ngoài ngân sách khoảng 110.000 tỷ đồng để tập trung đầu tư các tuyến cao tốc, quốc lộ; đồng thời cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách cho các dự án thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường sắt, đường sông.
Trong giai đoạn này, tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính là 826.709 tỷ đồng, trong đó dự kiến nguồn ngân sách nhà nước là 167.314 tỷ đồng và nguồn trái phiếu Chính phủ là 33.594 tỷ đồng.
Đồng thời, sẽ đẩy mạnh huy động vốn ngoài ngân sách để phấn đấu thu hút được khoảng 300.000 tỷ.
Công trình BOT chưa xong đã cho thu phí
Trong khi, huy động thêm các nguồn vốn và dự án xây dựng từ nguồn phí BOT, PPP, thì đối với các công trình do DN đầu tư, Bộ GTVT lại cho phép DN tiến hành thu phí hoàn vốn kể cả khi chưa xây dựng xong.
Tại hầm Đèo Cả, dù dự án này còn đang trong quá trình xây dựng, dự kiến đến năm 2016 mới hoàn thành đã được thu phí.
Ngày 6/3, ông Trình Quang Nam, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Nam Thiên Long, cho biết đang làm đơn khiếu nại lên Bộ GTVT và Công ty CP Đầu tư Đèo Cả vì đã thu phí xe bồn vận chuyển xăng dầu của công ty này khi qua lại Trạm Thu phí Bàn Thạch (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai chưa xong đã thu phí
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai chưa xong đã thu phí
Theo ông Nam, việc hầm đường bộ qua đèo Cả chỉ mới xây dựng nhưng đã thu phí hoàn vốn khi xe qua lại 2 trạm thu phí Bàn Thạch và Ninh An (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).
Bên cạnh đó, ngày 2/3, đoạn tuyến cao tốc từ Km 218+040 đến Km 244+155 (đoạn tuyến đi qua địa bàn của 4 xã của huyện Bảo Thắng và 01 Phường TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã thông xe kỹ thuật, mặc dù chưa hoàn thành xong cũng được cho phép thu phí.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, sẽ tiến hành thu phí các phương tiện lưu thông. Mức cao nhất 160.000 đồng cho mỗi lượt được áp dụng cho xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở container 40 feet. Đối tượng chịu phí là tất cả các phương tiện tham gia giao thông trên đường tuyến đường cao tốc này.
Hay đến dự án từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ cửa ngõ tỉnh Thái Bình bị chậm tiến độ 1 năm. Dù chỉ nghiệm thu và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng được 4,1/5,5 km chiều dài toàn dự án, nhà đầu tư đã tiến hành thu phí.
Thế nhưng, trước việc cho phép DN thu phí sớm, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: "Việc thu phí trước khi chưa hoàn thiện công trình, là phương án hợp lý, vì tổng thời gian thu phí không thay đổi, thu trước thì sau sẽ không được thu".
Tổng thời gian thu phí sẽ không thay đổi nhưng phải thu phí trước để có khoản tiền thực hiện dự án.
Ông Trường khẳng định: "Nếu thống kê có tới 10 loại thuế phí trên một đầu xe cũng đúng, nhưng tôi khẳng định Bộ GTVT không thu phí nào chồng phí nào hết".
Theo Thái Linh
Đất Việt

Bạn ơi ! Thời gian là cuộc sống.


 Khi tôi dành cho bạn dẫu một phút thời gian ít ỏi của tôi, là tôi đã cho đi một phần cuộc sống mà tôi không bao giờ lấy lại. 
 Vì vậy làm ơn: Đừng để tôi hối tiếc vì đã trao thời gian cho bạn!

- Người Việt đừng đi trễ và bỏ hẹn nữa nhé !

Theo bạn Hùng (làm quảng cáo ở VT)