Trang

31 tháng 3, 2014

Giải mã sức bật của cổ phiếu chứng khoán

Việc cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh không phải không có nguyên do của nó. Doanh thu môi giới, tự doanh của CTCK được nhà đầu tư kỳ vọng tăng mạnh trong quý 1 năm nay!

Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 trong cảnh sụt giảm trên cả 2 sàn với mức giảm lần lượt là 0,46% và 0,67% trên HoSE và HNX. Trên cả 2 sàn có 323 mã giảm điểm nhưng chỉ có 154 mã tăng điểm. Số mã giảm áp đảo mã tăng nhưng một điều đáng chú ý là: Hầu hết các mã cổ phiếu chứng khoán tăng điểm trong phiên thị trường đỏ lửa.
Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán đã tăng mạnh trong quý 1
Thống kê của chúng tôi cho thấy, chỉ có 1 mã cổ phiếu chứng khoán niêm yết tăng dưới 50% là VIX. Tuy tăng thấp hơn các cổ phiếu cùng ngành khác nhưng VIX vẫn tăng mạnh hơn thị trường chung. 
31/03/2014
31/12/2013
Tăng
31/03/2014
31/12/2013
Tăng
8.8
4.8
83%
15
8.9
69%
6.9
4.2
64%
5.7
2.6
119%
8.4
4
110%
9.6
6.3
52%
9
5.2
73%
10.2
6
70%
18.5
11.4
62%
29.8
18
66%
12.1
7
73%
6
3.3
82%
7.1
4.7
51%
6.8
3.2
113%
42.5
24.5
73%
VIX
10.3
8.2
26%
7.2
3.8
89%
18.1
10.4
74%
10.3
5.8
78%
6.9
4.5
53%
Cá biệt, nhiều công ty như ORS (Chứng khoán Phương Đông), VIG (Chứng khoán Thương mại và công nghiệp), APS (Chứng khoán Apec) đã đạt hơn gấp đôi thị giá đầu năm.
Nhà đầu tư đón đầu kết quả kinh doanh quý 1
Việc cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh không phải không có nguyên do của nó! 
Doanh thu môi giới sẽ tăng mạnh. Công ty chứng khoán là bên được hưởng lợi rất nhiều từ thanh khoản thị trường. Giá trị giao dịch càng cao thì doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán càng lớn. 
Tự doanh thắng lớn. Quý 1 năm nay là một thời cơ vàng cho người đầu tư chứng khoán nói chung và khối tự doanh của công ty chứng khoán nói riêng. Công ty chứng khoán nào dành tiền cho hoạt động tự doanh và hiện thực hoá lợi nhuận trong kỳ thì quý 1 năm nay kỳ vọng lợi nhuận sẽ rất cao.
Hoàn nhập dự phòng và chờ đợi lãi đột biến. Nếu chưa hiện thực hoá lợi nhuận và "ủ mưu" chờ thời thì đa phần KQKD của các CTCK năm nay cũng đột biến nếu năm ngoái trích lập dự phòng bởi thị trường chứng khoán đã tăng rất mạnh quý 1 thì việc CTCK sẽ được hoàn nhập dự phòng là điều tất yếu.
Doanh thu khác được thời lên ngôi. Quý 1 cũng là quý mà dòng tiền margin cho thấy sức mạnh của nó. Tiền ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán được dịp tung ra các sản phẩm margin từ lãi suất cho đến phương thức giao dịch để hút khách. Hoạt động margin không những giúp công ty cạnh tranh khách hàng để tăng môi giới mà còn giúp hạng mục "doanh thu khác" trên báo cáo tài chính năm nay đột biến.
Quý 1/2014 vừa đi qua. Kết quả kinh doanh trong kỳ chưa được công ty chứng khoán tiết lộ. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đang nhận được kỳ vọng lớn của nhà đầu tư về một kỳ kinh doanh lãi lớn.  
Thanh Hiên
Theo Trí Thức Trẻ

Bóng đá: Tình hình 5 giải hàng đầu châu Âu

Trong khi ngôi vương Bundesliga đã có chủ, cuộc đua tranh ở Ngoại hạng Anh và La Liga vẫn nguyên sự nóng bỏng.
Tây Ban Nha
La Liga: Cả ba ứng viên đều còn nguyên cơ hội ở giải vô địch quốc gia, khi mùa giải còn bảy vòng đấu. Atletico Madrid đang đứng đầu bảng với 76 điểm - nhiều hơn một điểm so với đội đứng thứ hai Barcelona và ba điểm so với Real Madrid.
Trận đấu có thể có tính quyết định: Barcelona v Atletico Madrid (chủ nhật, ngày 18/5 ở vòng đấu cuối cùng)
Copa del Rey - Cup nhà Vua: Barcelona sẽ đối đầu kình địch Real Madrid ở trận chung kết trên sân Mestalla, ngày 16/4.
Pháp
Ligue 1: Paris St-Germain nhiều khả năng bảo vệ thành công chức vô địch, nếu không có những chấn động lớn. Họ đang được 76 điểm và bỏ cách 10 điểm so với nhì bảng Monaco - đội đang đá ít hơn một trận. Đứng thứ ba là Lille được 57 điểm. Giải đấu còn bảy vòng.
Coupe de France - Cup quốc gia Pháp: Monaco được đánh giá là ứng viên nặng ký, sau khi đánh bại Lens với tỷ số 6-0 để lọt vào bán kết. PSG không còn có mặt ở giải đấu này.
Coupe de la Ligue - Cup Liên đoàn Pháp: Paris St-Germain sẽ gặp Lyon ở chung kết ngày 19/4 trên sân Stade de France. 
Italy
Serie A: Đương kim vô địch Juventus với 81 điểm sau 31 trận đang một mình một ngựa tiến về đích, trong lúc mùa giải còn bảy vòng đấu. Họ có 11 điểm nhiều hơn đối thủ đứng ngay sau AS Roma - đội còn một trận trong tay. Napoli đứng thứ ba với 64 điểm.
Coppa Italia - Cup quốc gia: Fiorentina và Napoli là hai đội cuối cùng giành vé vào chơi chung kết ngày 2/5. 
Đức
Bundesliga: Đây là giải đấu xác định được chủ nhân chức vô địch sớm nhất trong số 5 giải đấu hàng đầu châu Âu, với cái tên không mấy xa lạ Bayern Munich. Họ chắc chắn bảo vệ ngôi vương sau chiến thắng 3-1 trên sân của Hertha Berlin giữa tuần trước, qua đó lập kỷ lục vô địch sớm bảy vòng đấu. Tính đến thời điểm đó, Bayern hơn đội đứng thứ hai Borussia Dortmund tới 25 điểm.
DFB-Pokal - Cup quốc gia: Bayern Munich, đang trên đường giành cú ăn ba hai năm liên tiếp, sẽ gặp đội hạng dưới Kaiserslautern trong trận bán kết ngày 15/4. Cặp đấu còn lại giữa Borussia Dortmund và Wolfsburg diễn ra một ngày trước đó. 
Anh

Ngoại hạng Anh: Giải vô địch quốc gia hấp dẫn bậc nhất thế giới đang chứng kiến một cuộc đua tranh khốc liệt ở giai đoạn nước rút, với cơ hội chia cho cả bốn đội tùy mức độ khác nhau. Liverpool đang đứng đầu bảng với 71 điểm sau 32 vòng đấu. Phía sau, Chelsea đang có 69 điểm và Arsenal 64 điểm. Man City đứng thứ ba với 67 điểm, nhưng được cho là nắm ưu thế do còn hai trận chưa đấu.
FA Cup: Arsenal (đỏ trắng) được đánh giá là đội có cơ hội nhất, khi vào đến bán kết gặp Wigan. Trận này diễn ra ngày 12/4. Ở cặp còn lại là cuộc đấu của những đội ít tên tuổi Hull City - Sheffiled United.  
Doãn Mạnh

Tịch thu tài sản thân nhân Chu Vĩnh Khang


Chu Vĩnh Khang từng một thời làm mưa làm gió trên chính trường Trung Quốc
Chính quyền Trung Quốc đã tịch thu số tài sản trị giá đến 14,5 tỷ Mỹ kim của người thân và người thân cận của ông Chu Vĩnh Khang, vốn nằm trong Ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã nghỉ hưu, hãng tin Anh Reuters đưa tin.
Ông Chu hiện đang là tâm điểm của vụ việc tham nhũng lớn nhất ở Trung Quốc trong hơn 60 năm qua.
Hai nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói với Reuters rằng hơn 300 họ hàng, đồng minh chính trị hoặc người được ông Chu bảo trợ đã bị bắt giam hoặc tra hỏi trong vòng bốn tháng qua.

Lớn chưa từng thấy

Quy mô của khối tài sản bị tịch thu và phạm vi các cuộc điều tra nhằm vào những người xung quanh ông Chu – vốn cho đến nay vẫn chưa được báo chí Trung Quốc loan tin chính thức – cho thấy đây là vụ việc chưa từng có ở đất nước Trung Quốc hiện đại và cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang chống tham nhũng ở cấp cao nhất.
Tuy nhiên, Reuters cũng nhận định rằng ông Chu bị điều tra phần nào cũng là do việc ‘trả thù chính trị’ sau khi ông Chu ra mặt ủng hộ cho Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh đã bị tuyên án tù chung thân về tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, hiện đang bị quản chế tại gia kể từ khi chính quyền hiện tại chính thức điều tra ông kể từ cuối năm ngoái.
Ông là quan chức cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ khi Đảng này lên cầm quyền hồi năm 1949.
“Đây là hành vi ghê tởm nhất trong lịch sử của nước Trung Quốc mới,” một trong hai nguồn tin giấu tên bình luận với Reuters.
Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa có thông báo chính thức gì về ông Chu hay việc điều tra ông này trong khi Ủy ban Kỷ luật của Đảng từ chối bình luận về vụ việc.
Liệu Chu Vĩnh Khang có bị đưa ra xét xử?
Tuy nhiên, ở Trung Quốc, thông thường thì các đối tượng bị điều tra về thanh nhũng thường biến mất trước công chúng cho đến hàng tháng hoặc hàng năm sau mới có thông báo chính thức.
Chủ tịch Tập đã ra lệnh cho một đội điều tra đặc biệt điều tra các cáo buộc nhằm vào ông Tập hồi cuối năm ngoái, nguồn tin nói với Reuters và cho biết cáo buộc này là về ‘vi phạm kỷ luật Đảng và tham nhũng’.

Nạn nhân chính trị?

Một nguồn khác thạo tin về giới lãnh đạo Trung Quốc cho Reuters biết rằng ông Chu đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra và một mực nói rằng ông là nạn nhân của việc ‘đấu đá quyền lực’.
Ông Chu thăng tiến trong lĩnh vực dầu hỏa của Trung Quốc cho đến khi ông vào Thường vụ Bộ Chính trị hồi năm 2007 và được giao phụ trách bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc. Ông về hưu sau Đại hội Đảng 18 vào cuối năm 2012.
Lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là tại một cuộc họp mặt cựu sinh viên của Đại học Dầu khí Trung Quốc hôm 1/10 năm ngoái.
Các nguồn tin cho biết các công tố viên và cơ quan chống tham nhũng của Đảng đã đóng băng các tài khoản ngân hàng với tổng số tiền là 37 tỷ nhân dân tệ đồng thời tịch thu trái phiếu trong nước và quốc tế với tổng giá trị 51 tỷ tệ.
Các tài sản này bị tịch thu sau khi cơ quan chức năng khám xét các ngôi nhà ở Bắc Kinh, Thượng Hải và năm tỉnh khác.
Ông Chu từng nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị với ông Tập Cận Bình
Các nhà điều tra cũng tịch thu khoảng 300 căn hộ trị giá 1,7 tỷ tệ, đồ cổ và tranh trị giá 1 tỷ tệ và hơn 60 chiếc xe, theo các nguồn tin.
Các tài sản bị tịch thu khác bao gồm rượu đắt tiền, vàng, bạc và tiền mặt bằng cả nội tệ và ngoại tệ.
Đa số các tài sản này không phải do ông Chu đứng tên.
Tổng số tài sản bị tịch thu có giá trị ít nhất 90 tỷ tệ, tuy nhiên hiện chưa rõ bao nhiêu trong số tài sản này là của bất chính sẽ phải giao nộp cho Nhà nước.
Con số cuối cùng được công bố cho người dân biết sẽ được thu nhỏ lại để tránh làm cho Đảng mất mặt và làm người dân phẫn nộ, cũng nguồn tin này nói.

Người thân bị bắt

Hơn 10 người thân cận với ông Chu đã bị bắt giam, trong đó có cựu phóng viên truyền hình Giả Hiểu Diệp, người từng là vợ của ông, con trai lớn của ông với người vợ đầu Chu Bân, thông gia và em trai ông Chu.
Khoảng 10 người có chức vụ tương đương với thứ trưởng cũng đang bị điều tra.
Trong số này có ông Tưởng Khiết Mẫn, cựu chủ tịch của PetroChina và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC, cựu Thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh và cựu phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Ký Văn Lâm.
Truyền thông Trung Quốc đã thông báo rằng tất cả những người này đang bị điều tra về ‘hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng’.
Thông tin này được đưa ra sau khi ông Tập Cận Bình đang ở châu Âu
Ngoài ra, hơn 20 vệ sỹ, thư ký và tài xế của ông Chu cũng bị bắt. Nhiều người thân và người thân cận khác của ông Chu cũng bị thẩm vấn.
Kể từ khi lên làm tổng bí thư Đảng hồi năm 2012, ông Tập Cận Bình đã cam kết trị cả ‘ruồi và hổ’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà ông cho là đe dọa sự tồn tại của Đảng.
Nhưng việc đụng đến Chu Vĩnh Khang đã đặt ông Tập vào thế bí để tránh làm người dân mất thêm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo các nguồn tin.
Mối nguy đối với ông Tập là các đảng viên lão thành sẽ chống lại ông vì những người này lo sợ rằng họ và gia đình sẽ là đối tượng bị điều tra tiếp theo, các phân tích gia nhận định.
Để tiến hành điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập đã phá vỡ một quy tắc bất thành văn của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng các thành viên đương nhiệm và về hưu của Thường vụ Bộ Chính trị sẽ được miễn điều tra.
Tuy nhiên quyết định nhằm vào một nhân vật tầm cỡ như Chu Vĩnh Khang thì chỉ có ông Tập mới có thể đưa ra với sự đồng thuận của Ban lãnh đạo cấp cao, các vị lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập và các lãnh đạo khác đã nghỉ hưu.
Theo BBC

'Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc?'


Ông Nguyễn Thanh Nghị
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai Thủ tướng Dũng, làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh(1).
Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương.
"Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.

Chỗ trống

Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều "chỗ trống". Tuổi để không "tái ứng cử" của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác "cố đấm" nhưng không "ăn được xôi": Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).
"Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường "đi lên" vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng "
Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).
Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947), đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946).
Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến "hơi thở cuối cùng". Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn "bám trụ".

Bộ Tứ

Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của "bộ tứ" được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng... để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).
Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường "đi lên" vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng (2).
Lãnh đạo Việt Nam
Dàn lãnh đạo Việt Nam được cử ở Đại hội Đảng trước có người ngấp nghé tuổi nghỉ hưu.
Tất cả các "Hồng y" đều muốn trở thành "Giáo hoàng" nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra "tham vọng" đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.
Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề "thế - lực".
Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một vị trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể "quy ra thóc", chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).
Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều "gót chân A-Sin" để sau khi bầu lên "đàn em" dễ dàng trục lợi.
Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người "phục tùng". Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi cho một số người nhân danh "tập trung dân chủ".

Tại Sao Luân Chuyển?

"Luân chuyển", theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để "giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn". Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải "rèn luyện" bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần "thực tiễn" ở ủy ban nhân dân một tỉnh?
"Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian "nín thở qua sông" chứ không phải là "rèn luyện"
Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu "viện công tố" mà học được cái lắt léo của "chính trị gia" thì liệu có còn "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật".
Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự "tìm chỗ trống có cơ cấu" như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam (1998-2001). "Đấu đá nội bộ" cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.
Không thể coi luân chuyển là "thử thách" khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi "ẵm" về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian "nín thở qua sông" chứ không phải là "rèn luyện".
Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có "hàm bộ trưởng" là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.

Hành Chánh Chuyên Nghiệp

Ông Nguyễn Xuân Anh (trái)
Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) được bổ nhiệm ở địa bàn mà bố ông được cho có tầm ảnh hưởng.
Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể "học tập đạo đức Hồ Chí Minh" và chính trị Marx - Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.
Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng...
Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.
Viên chức hành chánh là một "ngạch" có thể chọn qua thi tuyển.

Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)

"Nếu họ đưa "em út" hay đưa những kẻ "chạy chức, chạy quyền" vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp"
Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên - bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)...; địa phương có các giám đốc sở... Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh... và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp.
Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa "em út" hay đưa những kẻ "chạy chức, chạy quyền" vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào "kho dự trữ cán bộ" của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.

Chính Trị Gia

Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội... được công chúng biết đến và chọn lựa.
"Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú "lôi từ trong túi áo ra" thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ"
Nhà báo Huy Đức
Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích "đổi mới" (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính - Chín Cần...). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ "một cái đầu", các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình "một cái đầu" cho dễ bảo.
Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận "xì xào". Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.
Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú "lôi từ trong túi áo ra" thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.
(1) Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19 thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
(2) Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.
Bài viết gốc với tựa đề 'Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội' đã được đăng tải trên trang Facebook cá nhân của nhà báo, blogger Osin Huy Đức tại địa chỉ https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=ts

Thanh niên Trung Quốc nguội lạnh với nghề công chức


-  THANH NIÊN VÀ XÃ HỘI TQ ĐANG CÓ NHIỀU TIẾN BỘ, Trong khi ở Vn vẫn phải bỏ tiền mua xuất công chức.


TRÀO LƯU THI TUYỂN CÔNG CHỨC Ở TRUNG QUỐC ĐANG DẦN HẠ NHIỆT KHI HÌNH ẢNH VỀ NGHỀ NÀY NGÀY CÀNG XẤU ĐI. CÔNG CHỨC DẦN TRỞ THÀNH MỘT “NGHỀ” ÁP LỰC HƠN NHIỀU SO VỚI TRƯỚC KIA.

Tân Hoa xã cho biết số ứng viên dự kỳ thi công chức ở 16/23 tỉnh thành đã giảm đến 30%. Điều này đồng nghĩa với 400.000 ứng cử viên từ bỏ cơ hội trở thành công chức nhà nước. Sự giám sát của chính phủ, áp lực công việc, áp lực dư luận đã khiến nghề công chức ngày càng kém hấp dẫn.

“Nghề công chức hiện rất khó kiếm tiền bởi sự giám sát chặt chẽ của chính phủ. Ngoài ra, công chúng ngày càng không ưa chuộng nghề này. Trong suy nghĩ của người dân, công chức là những người tham lam, lạnh lùng và lười biếng” - ứng viên thi tuyển công chức Lưu Thanh, 25 tuổi, cho biết.

Trước đây, nghề công chức được miêu tả là “bát cơm ăn mãi không vơi” do công việc ổn định và hưởng lương cao. Hằng năm có đến hàng triệu ứng viên nộp đơn thi tuyển vào các vị trí trong cơ quan nhà nước. Nhiều vị trí có tỉ lệ chọi lên đến gần 30:1.

Chiến dịch chống tham nhũng “đánh cả ruồi lẫn hổ” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng không chỉ gây tác động đến lượng thí sinh ứng tuyển vào các cơ quan nhà nước mà còn khiến lượng tiêu thụ Mao Đài (một loại rượu đắt tiền của Trung Quốc) và các túi xách hàng hiệu sụt giảm.

Theo Đông Phương
Tuổi Trẻ

30 tháng 3, 2014

Hãy đọc: Chín bình luận về đảng cộng sản

- BTTD: Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, là chủ thuyết: Vẽ ra một xã hội tươi đẹp (thiên đường) nhưng phi logic, phi khoa học, phi thực tế (không có thật trên thế giới này), để cho những kẻ "cơ hội quyền lực cực đoan" trục lợi bằng sự lạm dụng, tuyên truyền, lừa phỉnh, dẫn dắt nhân dân mà đại đa số là người nghèo (giai cấp công-nông) tới thảm họa cùng cực, mục đi, rỉ ra không lối thoát.

Nguyên Tổng Thống Ukraine Leonid Kravchuk Khuyên Mọi Người Đọc “Cửu Bình Cộng sản Đảng”
Từ trái sang: 
Mstislav Taras (cố vấn chính phủ khu vực Ivano-Frankivsk của Ukraine), 
Leonid Kravchuk và Olena Balakina (phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên tại Ukraine)
              Sau khi “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu bình) được công bố vào năm 2004 (xem bản tiếng Việt tại đây), hàng triệu người trên thế giới đã thay đổi quan điểm về chủ nghĩa cộng sản.
Cuốn sách được công bố bởi Đại Kỷ Nguyên, đã bóc trần bản chất của tư tưởng cộng sản, thông qua một ví dụ tiêu biểu: Đảng Cộng sản Trung Quốc – Đảng Cộng sản duy nhất trên thế giới hiện nay vẫn còn nắm quyền lực. Sau khi đọc “Cửu bình”, người dân Trung Quốc đã suy xét lại quá khứ của đất nước. Trong cuộc vận động “Thoái đảng”, đã có hơn 160.8 triệu người đã tuyên bố rút lui khỏi các tổ chức Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên (tính đến ngày 25 tháng Ba năm 2014 theo thông tin từ  http://www.tuidang.org/) .
Vị tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk, khuyên mọi người dân Ukraine nên đọc “Cửu bình”. Tại sao? Để làm gì vậy?
+ Xin ông cho biết cảm tưởng của mình sau khi đọc “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản”
             – Cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” đã tạo cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Những dữ liệu thực tế được dẫn chứng trong cuốn sách, mà không cần bổ sung nhiều lời chú thích, và tất nhiên là chỉ lấy Trung Quốc làm ví dụ, nhưng ai cũng có thể nhìn thấy những căn nguyên từ Xô Viết. Tại Trung Quốc, nó đã trở thành biến dị, cả về tư tưởng lẫn chính trị, và hoàn toàn không phải là tư tưởng của nhân loại. Thật không thể hiểu được làm sao mà con người có thể tồn tại được dưới một thế lực như thế, và tạo nên những thứ mà ngay cả quỷ dữ cũng không dám làm, mà động vật cũng không làm vậy.
+ Thưa ông Kravchuk, tại sao ông lại cho rằng cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” là rất quan trọng đối với người dân Ukraine?
            – Thay vì đề cập đến việc Đảng Cộng sản Ukraine tệ hại ra sao, Đảng Cộng sản Xô viết tệ hại ra sao, bạn chỉ cần công bố quyển sách này. Những ai đọc cuốn sách này sẽ hiểu được điều đó, mà bạn cũng không cần phải nói với anh ta là ai đúng ai sai. Tại đây, ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản có lẽ là vẫn còn mạnh mẽ. Và họ không muốn bản chất về tư tưởng, tâm lý và chính trị của mình bị vạch trần. Những bản chất này đã mở đường cho độc tài và hỗn loạn. Nó xúc phạm đến tâm linh, bức hại lên thể xác con người.
                  – Theo ý kiến của tôi cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” sẽ rất hữu ích đối với người Ukraine. Trong lịch sử đất nước chúng tôi, có biết bao những cuộc bức hại, như là Gulag, Holodomor, ước tính đã cướp đi sinh mạng của 9 triệu người. Hiện nay 4 triệu người đã được liệt kê được vào danh sách những nạn nhân của vụ Holodomor, và danh sách này vẫn còn phải bổ sung, vẫn sẽ phải kéo dài. Tại Trung Quốc cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhưng nó đã đạt đến mức độ đặc biệt biến dị, bởi vì tố chất của người Á Đông.
“Cửu bình Cộng sản Đảng” là một quyển sách dựa trên lời khai từ những người còn sống sót qua những lần bức hại của Đảng Cộng sản. Những bài bình luận vạch trần tư tưởng cộng sản và phương thức mà nó đã làm biến dạng tư duy của hàng triệu người trên toàn thế giới. Sau khi đọc xong cuốn sách, nhiều người đã phát hiện ra những yếu tố “cộng sản” của chính mình và có thể rũ bỏ được nó.
Leonid Kravchuk đã nhiều lần công khai giới thiệu “Cửu bình” cho các phóng viên và chính khách, vì thế Đại Kỷ Nguyên đã gửi đến ông một lá thư cảm tạ [được ông cầm tay trong bức ảnh trên].
(Post từ ĐaiKyNguyen )

Trật tự thế giới mới

Khủng hoảng Ukraine: Trật tự thế giới mới

Trật tự thế giới trong thời kỳ hậu Xô Viết chưa thể nói là hoàn hảo, nhưng ý tưởng mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin không chắc đã tốt hơn.

Phát biểu trước Quốc hội Nga sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga, ông Putin nói rằng “Trong trái tim và tâm trí của người Nga, Crimea luôn là một phần không thể tách rời của Nga”. Với số phiếu ủng hộ áp đảo trong cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Ukraine và nhập vào Nga của người dân Crimea, Nga đã giành được bán đảo này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ông gọi đây là một đòn giáng mạnh vào sự can thiệp của phương Tây.

Tuy nhiên, chính động thái của ông đang là nguồn gây bất ổn. Lập luận mà nước Nga đưa ra có thể được áp dụng để thổi bùng lên tranh chấp lãnh thổ ở khắp nơi trên thế giới. Kể cả khi đa số người dân Crimea muốn sáp nhập vào Nga, xét trên một góc độ nào đó, cuộc trưng cầu dân ý này là một trò khôi hài. Động thái của Nga dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới với Mỹ. Thậm chí, tất cả các nước đều đứng trước nguy cơ bởi ông Putin đang “lái một chiếc xe tăng” hướng đến mục tiêu là trật tự thế giới hiện nay. 

Chính sách ngoại giao thường có tính chu kỳ. Liên Xô tan rã mở ra thời kỳ nước Mỹ hùng mạnh và các giá trị Mỹ được khẳng định một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, dưới thời George Bush, “thế giới đơn cực” không còn tồn tại sau cuộc chiến Iraq. Kể từ đó đến nay, Barack Obama đã cố gắng đi theo cách tiếp cận thiện chí hơn trên niềm tin nước Mỹ có thể cùng với các quốc gia khác đối mặt với các vấn đề chung và cô lập những kẻ sai trái. Phương thức tiếp cận này thất bại ở Syria nhưng đã có những dấu hiệu khả quan ở Iran. Biên giới quốc gia được tôn trọng và luật lệ quốc tế cũng được tuân thủ chặt chẽ. Xét về khía cạnh này, rõ ràng là trật tự hiện nay của thế giới  có ý nghĩa.

Tuy nhiên, hiện trạng thế giới đang có nguy cơ bị phá vỡ. Putin cho rằng hành động của Nga phù hợp với luật pháp quốc tế, ví dụ như chính phủ ở Kiev bị lật đổ đồng nghĩa với hiệp ước về lãnh thổ Ukraine được Nga và Ukraine ký kết năm 1994 đã không còn hiệu lực. Thế nhưng, luật pháp quốc tế phụ thuộc vào các chính phủ thừa hưởng quyền và nghĩa vụ đối với những người tiền nhiệm. 

Tương tự như vậy, Nga đưa ra quy luật phải bảo vệ những người đồng hương – bất cứ ai được định nghĩa là người Nga, cho dù họ đang sống ở đâu. Tuy nhiên, Tổng thống Putin lại bác bỏ mọi bằng chứng và cho rằng lực lượng không đeo phù hiệu kiểm soát Crimea không phải là người Nga. 

Ông Putin cũng lập luận rằng can thiệp vào nội bộ nước khác sẽ là lựa chọn cuối cùng nếu tình hình thực sự tồi tệ. Việc NATO ném bom ở Kosovo năm 1999 là một tiền lệ. Tuy nhiên, động thái này diễn ra sau khi mọi nỗ lực của Liên hợp quốc đều không đạt được hiệu quả và Kosovo chìm trong bạo lực. 

Tiền lệ của Nga có thể dễ dàng khiến Ấn Độ và Trung Quốc lâm vào một cuộc đụng độ về tranh chấp phần lãnh thổ Arunachal Pradesh hoặc Ladakh với Pakistan. Nếu giải pháp đơn phương ly khai được chấp nhận, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người Kurd chung sống một cách hoà bình. Ai Cập và Ả Rập muốn tham vọng của Iran bị kìm hãm và cũng lập luận rằng họ có thể can thiệp vào Iran để giúp người Hồi giáo Shia có mặt trên khắp Trung Đông.

Vấn đề ở Crimea nên được quan tâm nhiều hơn nữa, thay vì những phản ứng yếu ớt và rời rạc như hiện nay. Phương Tây đã áp đặt lệnh cấm thị thực và đóng băng tài sản đối với một số nghị sĩ và tỷ phú Nga cũng như Ukraine. Câu hỏi đặt ra là liệu Anh, Pháp, Đức có mạnh tay hơn nữa hay không. Người Nga cất giấu rất nhiều tiền ở xứ sở sương mù, trong khi Đức luôn tỏ ra khoan dung và chưa sẵn sàng cấm vận dầu mỏ và khí đốt của Nga. Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ gần như đang đứng ngoài cuộc. 

Thay vì chỉ trích động thái của Nga ở Crimea, phương Tây nên tỏ rõ quan điểm về thế giới mà họ mong muốn. Họ muốn một thế giới trong đó các quốc gia tôn trọng biên giới và các thỏa thuận quốc tế hay một thế giới mà các thỏa thuận dễ dàng bị phá vỡ? 

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist