Trang

17 tháng 3, 2014

Bôxit Tây Nguyên: Tăng vốn, lỗ nặng


- BTTD: Biết lỗ vẫn làm. Chỉ có các "đỉnh cao trí tuệ" của xứ "thiên đàng" mới dám làm mà thôi.

Từ nay tới năm 2020, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sẽ lỗ hàng nghìn tỷ đồng ở hai dự án bauxite Tây Nguyên. Được biết, số tiền phải chi ra cho 2 dự án này lên tới hơn 32.000 tỷ đồng, trong đó, có 600 triệu USD (khoảng 13.000 tỷ ) vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.
Gánh lỗ hàng ngàn tỷ
Sau cuộc kiểm tra 2 dự án bauxite Tây Nguyên của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua, mới đây, Vinacomin và Bộ Công Thương đã tiếp tục phải giải trình về hiệu quả của các dự án này.
Dù các đánh giá của Bộ Công Thương và chủ đầu tư đưa ra đầy lạc quan, thì kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của 2 dự án bauxite vẫn là những con số lỗ liên tiếp lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm.
Năm 2013 vừa qua đi, dự án Tân Rai đã lỗ hơn 258 tỷ đồng. Trong năm, dự án đạt công suất 146.250 tấn với tổng doanh thu đạt 980,682 tỷ.
Năm 2014, Vinacomin dự kiến, với công suất được nâng lên là 585.000 tấn, bauxite Tân Rai sẽ lỗ khoảng 176 tỷ đồng. Năm 2015, số lỗ được dự báo sẽ giảm đáng kế với con số là 25 tỷ đồng. Kể từ năm 2016 trở đi, Tập đoàn này cho biết mới bắt đầu có lãi, nhưng  con số “khởi điểm” rất khiêm tốn: 9,3 tỷ đồng.
Nếu như dự án Tân Rai được dự báo lỗ 3 năm đầu thì với dự án bauxite Nhân Cơ, ít nhất sẽ lỗ từ 5-7 năm. Cùng đó, số lỗ của Nhân Cơ “gặt hái” về còn khủng hơn nhiều, thậm chí, gấp đối số lỗ của dự án Tân Rai.
Bauxite, Tây-Nguyên, Nhân-Cơ, Tân-Rai, Vinacomin, TKV, than, lỗ, nợ, Tập đoàn, DNNN
Dự án Nhân Cơ sẽ lỗ hơn Tân Rai (theo nangluongvietnam)
Cụ thể, năm 2015, bauxite Nhân Cơ dự kiến sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Năm 2016, khoản lợi nhuận âm này giảm một chút còn 563 tỷ đồng.
Năm 2017, dự án trên tiếp tục lỗ 589 tỷ đồng. Các năm sau, năm 2018: âm 478 tỷ đồng, năm 2019: âm 389 tỷ đồng và năm 2020, hiệu quả kinh doanh bauxite được ‘ấn định” con số âm 237 tỷ đồng.
Tổng hợp lại, 3 năm đầu, dự án bauxite Tân Rai sẽ lỗ tới gần 500 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến năm 2020, dự án này được tin tưởng sẽ lãi 870 tỷ đồng.
Trong khi đó, ở dự án bauxite Nhân Cơ, 6 năm liên tiếp lỗ với tổng số lỗ lên tới 2.900 tỷ đồng. Chỉ 2 năm đầu, lỗ của dự án Nhân Cơ đã nuốt gọn số lãi của Tân Rai. Và tính bù trừ 2 dự án này, đến năm 2020, hiệu quả sản xuất, kinh doanh bauxite mang lại cho Vinacomin chỉ là con số âm 2.000 tỷ đồng.
Nếu so với công bố của lãnh đạo Vinacomin hồi giữa năm ngoái, các mức lỗ bauxite đã tiếp tục tăng thêm ít nhất là 400 tỷ đồng.
Lỗ thế nhưng hai dự án bauxite trên vẫn được chủ đầu tư tăng vốn bổ sung tới hơn 8.200 tỷ đồng. Tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã được Vinacomin phê duyệt điều chỉnh vốn lên 3.980 tỷ đồng, tăng 35,37%, đẩy tổng mức đầu tư lên con số 15.414 tỷ đồng.
Tháng 2 vừa qua, dự án Nhân Cơ cũng nối đuôi tiếp tục tăng thêm 4.318 tỷ đồng so với lúc được phê duyệt tháng 2/2010. Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án bauxite thứ hai này tăng 37,99%, hốt con số 16.822 tỷ đồng.
Xuất khẩu giá rẻ bèo
Cho đến nay, nguyên nhân gây lỗ ở 2 dự án này vẫn chưa được Vinacomin giải thích một cách triệt để. Những thông tin ban đầu từ các báo cáo của Tập đoàn này cũng như các đánh giá của Bộ Công Thương thì thấy, giá xuất khẩu của alumin rất bất lợi.
Bauxite, Tây-Nguyên, Nhân-Cơ, Tân-Rai, Vinacomin, TKV, than, lỗ, nợ, Tập đoàn, DNNN
Dây chuyền hoạt động ở dự án Tân Rai (theo giaoduc.net)
Theo thông tin của Vinacomin,  năm 2013, alumin sản xuất từ dự án Tân Rai vẫn có giá bán chưa tới 300 USD/tấn. So với giá dự báo, mức này thấp hơn tới 79 USD/tấn.
Lý giải cụ thể, Tập đoàn này thừa nhận do có vấn đề về chất lượng, tỷ lệ cỡ hạt < 45 microns khá lớn nhưng nguyên nhân là do thời gian đầu, chất lượng chạy thử chưa ổn định. Cuối năm 2013 khi cỡ hặt alumin được cải thiện, tương đương với cỡ hạt alumin giao dịch trên thị trường thế giới, giá bán mới được nâng đần lên xấp xỉ 300 ƯSD/tấn (FOB cảng Gò Dầu).
Năm 2014, Vinacomin đã đàm phán với một số đối tác mua alumin và đối tác đã chấp nhận giá alumin ở mức khoảng 18% giá nhôm, tương đương khoảng 320-330 USD/tấn.
Điều này cũng có nghĩa, mỗi tấn alumin xuất khẩu của Tân Rai đang “ âm” hơn tới 49-59 USD/tấn so với mức giá dự báo trong bài toán đầu tư của Tập đoàn này.
Chính vì thế, dù, tiêu thụ sản phẩm alumin năm qua khả quan thì lỗ vẫn hoàn lỗ.
Tính đến 31/12/2013, alumin Tân Rai đã xuất khẩu được 160.340 tấn alumin cho các Công ty của Thụy Sỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo..., tiêu thụ trong nước 844 tấn alumin và 3.840 tấn hydroxit nhôm. Song, kết quả là lỗ tới hơn 258 tỷ đồng.
Năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni-Nhật Bản (khoảng 300.000 tấn alumin/năm) và Công ty Nhôm Vân Nam - Trung Quốc (khoảng 150.000 tấn alumin/năm), đồng thời, vẫn tiếp tục bán cho các công ty của Thụy Sỹ Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo... Dự kiến, sản lượng khai thác bôxit, sản xuất và tiêu thụ alumin sẽ tăng lên khoảng 540.000 tấn, và 2.400 tấn hydrat 2.400.
Nhưng con số lỗ đã được “cầm chắc” là hơn 176 tỷ đồng.
Giá bán alumin là một trong các yếu tố quan trọng và quyết định hiệu quà của dự án. Sâu xa hơn, hiệu quả dự án lại phụ thuộc cả vào thị trường thế giới, vốn diễn biến luôn phức tạp, đầy rủi ro.
Bộ Công Thương cũng cho rằng, rủi ro lớn và tác động đến hiệu quả của các dự án chính là giá bán thấp. Nhưng Bộ này lại có quan điểm lạc quan khi tính, với vòng đời 30 năm, mức giá dự báo ở hai dự án này là đã có dự phòng độ rủi ro trên.
Điều đáng nói hơn, các dự án trên hầu hết là vốn vay. Điều gì sẽ đảm bảo cho Vinacomin đủ tiềm lực tài chính,  vừa chấp nhận chịu lỗ hàng nghìn tỷ, bù lỗ, vừa phải è cổ trả hàng chục triệu USD mỗi năm, trong đó, có 600 triệu USD vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh?
Phạm Huyền

Mật mã đêm tân hôn


Hai ông bà nọ có ba cô con gái... Những cô gái mới ngây thơ trong trắng làm sao... Hai ông bà chả bao giờ muốn xa họ, luôn tìm cách chở che, đùm bọc. Vì thế, dù đã hơn hai mươi tuổi, các cô vẫn còn trong trắng ngây thơ. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, ba cô cũng lấy chồng... Hai ông bà rất tò mò không biết con gái mình sẽ thế nào vào đêm động phòng đầu tiên. Vì thế khi các cô con gái đi hưởng tuần trăng mật, hai ông bà dặn dò: 
"Bố mẹ muốn biết chuyện gì xảy ra với con vào đêm đầu tiên, và liệu các con có thấy hài lòng không. Hãy viết thư về cho bố mẹ, nhưng đừng làm chồng con tò mò. Hãy viết một chữ mật mã nào đó và gửi về cho bố mẹ tả về kinh nghiệm của con...". 
Thế là cô con cả đi tuần trăng mật... Cô gửi lá thư về chỉ với hai chữ "STAR CRUISE". Hai ông bà mở tờ báo quảng cáo ra, và thấy trong đó có quảng cáo về con tàu du lịch Star Cruise với khẩu hiệu: To, Lớn, Mạnh Mẽ, Tốc Độ và Thân ái. Hai ông bà hài lòng lắm. 
Đến là thư của cô kế... Hai ông bà mở ra và thấy trong đó có vỏ của NESCAFE. Nhìn vào tờ báo quảng cáo, hai ông bà thở phào hạnh phúc. Trong đó có ghi: NESCAFE - tận hưởng đến từng giọt cuối cùng". 
Đến cô út, hai người nhận được lá thư với chữ "Hãng hàng không CATHAY PACIFIC". 
Bà mẹ mở tờ báo ra xem và lăn đùng ra ngất xỉu. Ông bố vội chạy tới xem và choáng váng.
Khẩu hiệu của hãng Hàng không Cathay Pacific là "bảy ngày một tuần, ba lần một ngày - không nghỉ". ???
St

Việt Nam sắp đón siêu dự án 20 tỷ USD từ Mỹ

Việt Nam sắp đón siêu dự án 20 tỷ USD từ Mỹ
Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đang xúc tiến kế hoạch đầu tư cụm khí điện lên tới 20 tỷ USD tại Việt Nam.
Tin từ Bộ Công Thương cho biết, Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đang xúc tiến kế hoạch đầu tư cụm khí điện lên tới 20 tỷ USD tại Việt Nam. Việc khảo sát, lựa chọn địa điểm đã được tiến hành.
Trong tháng tới, Exxon Mobil sẽ trình các văn bản liên quan đến dự án (đánh giá về trữ lượng khí, lựa chọn địa điểm, kế hoạch triển khai…) lên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Bộ Công Thương để xét duyệt.
Dự kiến, Exxon Mobil và PVN muốn có một địa điểm rộng khoảng 200ha, trong đó 100ha sẽ được đầu tư để xây dựng nhà máy điện công suất 1.500 MW. Giai đoạn II, diện tích sẽ tăng lên 200ha, phục vụ nhà máy điện công suất 4.000-5.000 MW và nhà máy xử lý khí.

PHONG CẦM
Tiền phong

Chồng từng ép vợ bán dâm với với giá... 20.000đ

- BTTD: "Đừng tuyệt vọng. Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng!"
Người phụ nữ ấy đã từng lao đầu vào xe ôtô vì nhục nhã khi bị chồng giao bán với giá 20 ngàn đồng.
Đi qua ngày tăm tối
Chị với anh là hai người bạn cùng trang lứa, cùng học với nhau từ nhỏ, cũng cùng sinh hoạt trong đoàn thanh niên với nhau.  Cả hai đã thầm mến nhau từ khi ấy. Nhưng phải đến khi anh ấy nhập ngũ, rồi những cánh thư đi về đã chắp cánh cho tình yêu nở rộ. Anh là người rất hiền, biết cánh cư xử nên được bạn bè quý mến, ai cũng vun vào cho tình yêu của anh chị.
Vậy là sau ba năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh ấy được ra quân và anh chị tiến hành tổ chức đám cưới. Những ngày tháng sau đám cưới thực sự giống như mật ngọt đối với anh chị. Nhất là sau khi cháu trai đầu lòng ra đời. Anh và cả hai bên nội ngoại rất vui mừng. Anh rất quấn con. Đi đâu về là hỏi con trước. hễ đi đâu xa con là bịn rịn. Anh thường xuyên nắn nắn những ngón tay nhỏ xíu của con, xòe tay bé ra, rồi chấm vào đó một chút nước bọt để cháu có hơi bố mà đỡ uốn mẹ ban đêm.
Rồi theo lời động viên của nhà nước vào Tây Nguyên xây dựng vùng kinh tế mới, anh chị cũng “khăn gói quả mướp” đi vào vùng đất mới, với ước mong có được cuộc sống khá giả hơn. Khi đó anh chị đã có 2 bé.
Những ngày tháng vất vả, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thực sự bắt đầu. Ngày nào anh chị cũng phải vào rẫy từ mờ sáng đến tối mịt để chăm sóc cho những gốc cà phê mới được vun trồng, hai đữa con nhỏ phải ở nhà một  mình, không có người lớn trông nom, bao nhiêu nguy hiểm rình rập trong trốn “đồng không mông quạnh”. Nhưng anh chị không thể làm khác. Có những khi con sốt, mà bố mẹ đi làm về muộn, xém chút nữa thì tính mạng của con cũng không giữ được.
Vì gội nắng, dầm mưa nhiều nên anh đổ bệnh thần kinh. Mùa rẫy năm ấy nắng mưa thất thường khiến cây cà phê chết hết. Bao nhiêu vốn liếng đổ dồn vào đó chỉ còn lại là mấy gốc cây khô héo. Nhà cửa ở quê không còn, hai vợ chồng thành trắng tay.
Anh đã đổ hết mọi tội lỗi lên đầu chị, rằng vì chị khuyên chồng lên Tây Nguyên làm ăn nên mới mất mát thế, rồi do lấy phải người vợ cao số nên làm ăn mới thất bát….
Khi anh không con biết phân biệt quá khứ, hiện tại, người thân... là lúc họ hoang mang nhất, con người anh đó, nhưng tâm hồn giờ đây đã là xa lạ. Lúc này anh ngây ngô, lúc khác lại điên điên, khùng khùng. Con còn nhỏ, gian nan còn nhiều, người thân lại ở quá xa.
Rồi anh hay nổi những cơn cớ khác thường, nhiều lần đánh chị ngất đi, đòn chồng trở thành chuyện như cơm bữa. Anh sỉ và chị những lời mà cả đời chị chưa từng phải nghe thấy. Chị sống trong cảnh đau đớn, dày vò vì những kích động của chồng. Đỉnh điểm của sự dày vò là vào một ngày, anh gọi người đến, bảo họ qua đêm với chị mới cái giá 20 ngàn đồng một đêm. Trời đất như sụp đổ dưới chân chị, “người đàn ông đã từng kề gối, tay ấp với chị đây sao? Cuộc đời của chị, sự tự tôn của chị vì sao lại bị chính người đàn ông mà chị tin tưởng giao phó cả cuộc đời mình hủy hoại.
Một thời gian, chị luôn phải nhận đòn chồng như cơm bữa (hình minh họa)
Đau đớn, tuyệt vọng, chị chạy không biết mệt mỏi ra đường lớn, nhảy ra trước mũi chiếc ôtô đang chạy trên đường với mục đích kết liễu cuộc đời mình, giải thoát mình khỏi những ngày tháng đau khổ. Nhưng rất may mắn là chiếc xe đó phanh kịp, chi thoát chết tronng gang tấc. Ngồi ở vệ đường, chị nghĩ : “Mình mà chết thì hai đứa con ai sẽ nuôi. Anh lúc tình lúc mê, tinh thần không ổn định như thế thì làm sao lo nổi cho hai đứa con?”.
Chị lê từng bước chân nặng nhọc về nhà, với quyết tâm sẽ cố gắng thay đổi con người anh. Chị chú trọng chăm sóc anh hơn. Mở lòng, thoải mái tư tưởng với ý nghĩ: vì anh bị bệnh nên mới đối xử như thế với chị. Rồi căn bệnh thuộc về tâm thần của anh cũng thuyên giảm nhờ những lo lắng, dịu dàng của chị.
Ước mơ đổi đời ở vùng kinh tế mới không thành, chị lại “khăn gói quả mướp” cùng chồng và hai con về Hà Nội thuê nhà ở bãi Phúc Xá (Long Biên, HN). Ngày ngày anh đạp xích lô, còn chị đi thu mua đồng nát và giúp việc theo giờ để kiếm sống .
Những ngày đầu kiếm sống nơi phồng hoa đô thị luôn rất khó khăn, anh lại đánh chị. Nhiều hôm đi làm, trời oi bức mà chị luôn phải mặc áo chống nắng để che đi những vết thương vì đòn chồng.
Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng
Cuộc sống tăm tối của chị dường như là bất tận, cho đến một ngày chị có dịp tham gia vào Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới- gia đình- phụ nữ và vị thành niên (CSAGA). Biết được bản chất của bạo lực gia đình là do bất bình đẳng giới, chị dần biết cách tránh đòn chồng và dần thông cảm cho anh hơn. Chị mở lòng tâm sự với những thành viên trong câu lạc bộ do CSAGA tổ chức,. Chị kể chi tiết chị bị chồng bán cho những người xe ôm giá 20 ngàn đồng ai cũng kinh ngạc: “Rồi các anh trong câu lạc bộ đưa chi tiết này vào trong một vở kịch, tôi được mời làm diễn viên chính. Sau  này khi đi xem kịch cùng tôi đến chi tiết này anh ấy căng thẳng lắm, tôi cứ nghĩ về nhà anh ấy sẽ dày vò tôi, bảo tôi nói xấu chồng. Nhưng thật may, anh ấy nhìn tôi và bảo, anh ấy sai…”, chị tâm sự với ánh mắt long lạnh
Được sự động viên của một người cháu họ, anh cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt tại Trung tâm. Anh tâm sự:
“Trước đây tôi đâu hiểub bạo lực gia đình là gi, càng không hiểu bản chất của bạo lực do bất bình đẳng giới. Ngay cả việc tôi đánh vợ mình, tôi cũng nghĩ: vợ tôi, tôi có quyền đánh. Cô ấy làm gì cũng phải thông qua ý kiến của tôi, nếu tôi không cho phép, không được tự ý quyết định…. Rất nhiều điều, giờ nhìn lại mới thấy mình thật không phải chút nào….”.
Tấm áo màu xanh anh khoác trên mình, tuy đã sờn bạc nhưng anh mặc nó với niềm tự hào đáng nể: “Khi mặc áo, tôi luôn được nhắc nhở mình là người lính, điều này giúp tôi phải sống xứng đáng với những gì đã qua. Đối mặt với mình là một thách thức, cần vượt lên chính mình…”.
Từ khi tham gia câu lạc bộ “Phụ nữ và nam giới di cư chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình” anh đã hiểu ra một điều rằng đánh phụ nữ là việc làm nhẫn tâm nhất.
Anh cũng khuyên con trai mình với tư cách một người đàn ông: Cố gắng kiềm chế nóng nảy. Giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Sức mạnh của đàn ông không phải là sức mạnh của nắm đấm, đó là sức mạnh của lòng vị tha, của bản lĩnh người đàn ông.
Giờ đây, trong ngôi nhà nhỏ của anh chị luôn ngập tràn hạnh phúc. Anh đã biết quan tâm tới chị nhiều hơn, sự tôn trọng đối phương luôn được duy trì. Anh luôn cố gắng thu xếp việc nhà để chị được tham gia diễn kịch trong Câu lạc bộ. Thấy chị được biểu diễn trên một sân khấu lớn, trong anh không khỏi ánh lên nét tự hào.
Trên gương mặt anh chị luôn bừng sáng lên thứ ánh sáng của niềm hạnh phúc…..
Phạm Ngọc ( Theo Người Đưa Tin )

16 tháng 3, 2014

“Năm 2014, thị trường chứng khoán khả quan”

- BTTD: Ngân hàng ứ vốn là một trong những nguyên nhân khiến chứng khoán tăng liên tục từ đầu năm 2014. Nên đầu tư vào CK lúc này nhưng phải theo dõi các  diễn biến chính trị, thị trường tài chính và chính sách kinh tế vỹ mô để chốt lời đúng lúc.

Dòng vốn mới (nhất là dòng vốn ngoại) tiếp tục đổ mạnh vào thị trường hứa hẹn một năm thành công và giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước cải thiện đáng kể.

Mới đầu mùa Đại hội cổ đông và chỉ mới Chứng khoán IVS tổ chức đại hội vào ngày 15/3. Một số khác sẽ tổ chức đại hội vào những ngày tới đây và những kế hoạch kinh doanh cho năm nay cũng đã rục rịch được triển khai.
Trong bản nhận định thị trường chứng khoán năm 2014, Chứng khoán BSC (mã BSI) cho rằng năm 2014 dự kiến là năm mà kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi dựa trên những tiền đề đã đạt được trong năm 2013. Tuy nhiên, dự báo tốc độ tăng trưởng chậm và khu vực kinh tế trong nước sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn.
Chứng khoán BSC cũng cho rằng triển vọng thị trường chứng khoán năm 2014 được đánh giá là khả quan cùng với sự phục hồi và ổn định của Kinh tế vĩ mô. Tuy rủi ro vẫn còn nhưng các yếu tố hỗ trợ thị trường chứng khoán đang mạnh hơn. So với các kênh đầu tư truyền thống như tiền gửi, vàng, ngoại tệ và bất động sản thì chứng khoán đáng hấp dẫn.
Tuy đánh giá thị trường với thái độ lạc quan nhưng kế hoạch tổng doanh thu của công ty chỉ ở mức 156,67 tỷ đồng, thấp hơn so với con số hơn 220 tỷ đồng đạt được năm 2012. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế ở mức 25,35 tỷ đồng, cao hơn thực hiện 2013. Tuy nhiên, chỉ tiêu thị phần môi giới lại giảm từ 3,11% còn 3%.
Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) cũng nhận định lạc quan. Công ty chứng khoán này cho rằng dù có mức tăng tương đối mạnh mẽ trong trong đầu năm 2014, tuy nhiên TTCK năm 2014 vẫn được nhìn nhận khá tiềm năng và sẽ tiếp tục chinh phục mốc đỉnh cao trong giai đoạn tới đây. Nếu so với các kênh đầu tư khác như Vàng, ngoại tệ hay Bất động sản thì TTCK là kênh hiệu quả và hấp dẫn nhất.
IVS cũng cho rằng dòng vốn mới (nhất là dòng vốn ngoại) tiếp tục đổ mạnh vào thị trường hứa hẹn một năm thành công và giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn được trợ giúp bởi hàng loạt các chính sách mà Chính phủ dự kiến sẽ ban hành trong năm 2014 như: Nâng tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN, quyết liệt xử lý nợ xấu, tạo thanh khoản và hỗ trợ tích cực hơn cho thị trường bất động sản.
Kế hoạch 2014 của IVS dựa trên những nhận định trên về thị trường cũng như việc tăng vốn điều lệ thành công từ 161 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận năm 2014 đều dự kiến ở mức tăng trưởng mạnh so với 2013 với con số lần lượt là 92,2 tỷ đồng và 23,3 tỷ đồng.
Chứng khoán Kim Long (KLS) đã để tiêu đề “Thị trường chứng khoán Việt Nam-Những cơ hội mới trong năm 2014” ngay phần nhận định về TTCK năm nay. Công ty này cho rằng xu hướng lạm phát đã giảm mạnh so với 2011, 2012 và trong năm 2013 lạm phát tiếp tục giữ ở mức ổn định. Do đó TTCK được nhận định là đang nằm trong vùng đáy và dần hồi phục, với những biểu hiện tích cực giai đoạn cuối năm 2013.
Năm 2014, với một loạt những giải pháp thúc đẩy thị trường tiếp tục được đưa ra như điều hành đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới, nhất là quỹ ETF; xây dựng hệ thống đối tác thanh toán trung tâm (CCP), hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL), để chuẩn bị cho triển khai TTCK phái sinh và các sản phẩm mới… Song song với đó là sự hỗ trợ từ những nỗ lực của chính phủ trong vấn đề xác định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi tăng trưởng, tranh thủ thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013. Với niềm tin vào các chính sách vĩ mô, cũng như các giải pháp hỗ trợ TTCK đang gia tăng, thị trường chứng khoán năm 2014, năm bản lề thực hiện tái cấu trúc, được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn so với năm 2013.
Trong điều kiện thị trường có những diễn biến thuận lợi, KLS phấn đấu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khoảng 10% so với năm 2013, đạt khoảng 150 tỷ đồng.
Vậy là, trong mắt nhiều công ty chứng khoán-những thành viên lớn của thị trường-thì thị trường chứng khoán năm 2014 được đánh giá là khả quan nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, kỳ vọng vào dòng vốn mới và chính sách phát triển thị trường.
Nguyễn Thanh
Theo Trí Thức Trẻ

Thu hồi đất của dân, bán cao… hơn 50 lần

- BTTD: Nên cười hay khóc?


Những hộ dân có đất bị thu hồi tại lô C27 cho biết tổng giá trị bồi thường mà chủ đầu tư áp dụng cho họ chưa đến 1 tỉ đồng, chưa bằng số lẻ của giá khởi điểm.

Thực hiện dự án khu hành chính và công trình công cộng cửa ngõ Đông Bắc TP Cà Mau, ban quản lý dự án thuộc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau đã thu hồi đất của nhiều hộ dân với mức bồi thường chỉ từ 60.000 - 100.000 đồng/m2
Tháng 4-2010, tỉnh Cà Mau quyết định thu hồi hàng chục ha đất của dân để thực hiện dự án nói trên. Theo đó, các hộ dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án chỉ được bồi thường theo giá đất ruộng là 60.000 đồng/m2 và vườn 100.000 đồng/m2. Trong đó, có lô C27, khu A của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu hành chính và công trình công cộng cửa ngõ Đông Bắc TP Cà Mau.
“Né” Nghị định 69
Cho rằng mức bồi thường quá thấp, không đủ để tái định cư, nhiều hộ dân làm đơn yêu cầu được bồi thường theo Nghị định 69/2009 ngày 13-8-2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã có hiệu lực trước thời điểm thu hồi đất”. Thay vì vận dụng để nâng giá trị bồi thường cho dân, chủ đầu tư tìm mọi cách “né” Nghị định 69, bác bỏ mọi yêu cầu chính đáng của người bị thu hồi đất.

Thông báo bán đấu giá lô đất C27
Thông báo bán đấu giá lô đất C27
Trong lúc người dân và chủ đầu tư vẫn còn lấn cấn mức bồi thường, ngày 11-2-2014, trên website của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau đăng thông báo của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau) rao bán lô C27 rộng 9.408,5 m2 với giá bán khởi điểm 51.238.691.000 đồng.
Những hộ dân có đất bị thu hồi tại lô C27 cho biết tổng giá trị bồi thường mà chủ đầu tư áp dụng cho họ chưa đến 1 tỉ đồng, chưa bằng số lẻ của giá khởi điểm.
Ông Mai Đăng Phong (ngụ phường 8, TP Cà Mau), người có đất bị thu hồi trong lô C27, cho biết đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu đến các cơ quan chức năng các cấp để xin nâng giá bồi thường nhưng không được. “Nếu tính theo mức khởi điểm đấu giá, lô đất của tôi hơn 500 m2 có giá trên 2 tỉ đồng, trong khi họ bồi thường chỉ hơn 50 triệu đồng, không đủ mua 1/4 nền tái định cư”.
“Tôi bị thu hồi 1.987 m2 và được tính bồi thường hơn 178 triệu đồng. Hơn 3 năm nay, tôi yêu cầu chủ đầu tư áp dụng Nghị định 69/2009 vì quyết định thu hồi đất của tôi được ban hành sau khi Nghị định 69 có hiệu lực. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại tìm mọi cách để bác bỏ nên đến nay, tôi vẫn chưa đồng ý nhận tiền. Bây giờ, chủ đầu tư mang đất thu hồi của tôi đem bán đấu giá cao gấp hơn 50 lần giá bồi thường là quá bất công, khó chấp nhận được” - ông Hoàng Văn Quang (ngụ phường 1, TP Cà Mau), một trong những hộ bị thu hồi đất trong lô C27, bức xúc.
Lỗi đánh máy làm “bốc hơi” gần 400 m2 đất
Là một dự án lớn của tỉnh nhưng trong quá trình thu hồi, tính toán bồi thường cho người dân, những con số về diện tích đất cứ “nhảy múa” loạn xạ trong các quyết định, chiết tính bồi thường, làm “bốc hơi” của người bị thu hồi hàng trăm mét vuông đất nên dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.
Thửa đất 2.082,2 m2 (theo chứng nhận quyền sử dụng đất) của ông Hoàng Văn Quang bị thu hồi làm dự án nhưng UBND TP Cà Mau lại ra quyết định thu hồi chỉ có 1.987 m2. Chưa hết bất ngờ, đến ngày 27-9-2010, Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng - hỗ trợ và tái định cư TP Cà Mau tiếp tục gửi cho ông Quang chiết tính bồi thường khu đất bị thu hồi chỉ còn… 1.687 m2 với mức bồi thường 150 triệu đồng. Cho rằng phần đất của mình bị thu hồi không hết nên ông Quang liên hệ với UBND TP Cà Mau xin nhận lại 395,2 m2 còn lại. Tuy nhiên, UBND TP Cà Mau khẳng định lô đất của ông Quang đã bị thu hồi hết nhưng lại không giải thích vì sao gần 400 m2 đất của ông bị thiếu trong sổ sách.
 Khi ông Quang tiếp tục gửi đơn khiếu nại, ngày 16-2-2011, UBND TP Cà Mau lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi lô đất của ông. Ông Quang cho rằng: “Tôi chỉ khiếu nại về những con số chưa rõ ràng, chứ không chống đối việc thu hồi đất. Vậy tại sao phải bị cưỡng chế. Tuy vậy, UBND TP Cà Mau vẫn tổ chức lực lượng san bằng nhà cửa và cây trồng của tôi trong khi tôi đi vắng”.
Đến giữa năm 2011, ban quản lý dự án khu đô thị Đông Bắc (Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau) thừa nhận có sai sót trong khâu đánh máy dẫn đến sai lệch gần 400 m2 đất của ông Quang nên đã cộng thêm 28 triệu đồng bồi thường nhưng ông không nhận. Như vậy, ban quản lý dự án khu đô thị Đông Bắc vẫn còn tính thiếu của ông Quang hơn 95 m2 nhưng lãnh đạo cơ quan này vẫn chưa có giải thích rõ ràng.
Theo DUY NHÂN
Người Lao Động

Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt

Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt

Các số liệu cho thấy, thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt và hầu hết các nhà cung cấp đều phải đối mặt với tình trạng thuê bao rời mạng, thuê bao ảo gia tăng.

Việc các đại gia như VNPT, Viettel và FPT Telecom chính thức nhảy vào cuộc chơi sẽ giúp thị trường truyền hình trả tiền thay đổi. Người xem sẽ được tiếp cận với truyền hình giá rẻ thay vì liên tục phải chịu việc tăng giá như trước đây.
Thêm lính mới, đón bão giảm giá
Theo các chuyên gia, với hơn 6 triệu thuê bao hiện có cùng 20 triệu thuê bao tiềm năng, thị trường truyền hình trả tiền được đánh giá là thị trường béo bở với bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, sức hút lớn hơn cả chính là số tiền mà thị trường này có thể đem lại cho các doanh nghiệp.
Số liệu ước tính của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho thấy,tổng doanh thu của toàn thị trường truyền hình trả tiền trong nước đạt gần 2 tỷ USD vào năm 2011. Con số này tăng lên 2,5 tỷ USD (tương đương 54.000 tỷ đồng) vào 2012. Trong đó, doanh thu từ quảng cáo lên tới khoảng 850 triệu USD trong năm 2011 và hơn 1 tỷ USD vào năm ngoái. Đây là một khoản tiền lớn với bất cứ đại gia nào, kể cả với VNPT, Viettel và FPT Telecom.
Dù có khoảng 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đang hoạt động nhưng, đến hết năm 2013, thị phần chủ yếu nằm trong tay hai nhà đài lớn là VTV và HTV. Trong đó, SCTV chiếm khoảng 40%, tiếp theo là VTVCab với 30%. Kế đến là HTVC với 15%. Các doanh nghiệp khác chia đều 15% ít ỏi còn lại.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện FPT Telecom cho biết, trong quý II năm nay sẽ triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền bằng công nghệ số tại 8 tỉnh, TP (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đăk Lắk). Các địa phương khác sẽ được cung cấp bằng công nghệ analog. Doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu công nghệ mới giúp người xem có thể theo dõi các chương trình truyền hình trên smartphone, máy tính bảng… khi đang di chuyển.
Cùng thời điểm này đại diện VNPT khẳng định sẽ sớm gia nhập thị trường. Hiện hồ sơ xin cấp phép đang được lãnh đạo Bộ TT-TT xem xét. Thông tin từ Viettel cho biết, sẽ chính thức tham gia thị trường với chiến lược “lấy nhiều bù ít”.
Đại diện Viettel cho biết, từ giữa tháng 3/2013, Viettel đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TPHCM và Hà Nam. Dự kiến đến tháng 4/2014, Viettel sẽ đồng loạt triển khai cung cấp dịch vụ tại 15 tỉnh, thành lớn trong cả nước.
Áp lực giảm cước
Trao đổi với PV Tiền Phong, Tổng giám đốc VSTV (đơn vị sở hữu thương hiệu truyền hình số vệ tinh K+), ông Cao Văn Liết thừa nhận các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh rất gay gắt để tồn tại.
Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt (1)
Sau 5 năm, năm 2013 lần đầu tiên dịch vụ truyền hình vệ tinh của VTC có lãi
Bản thân K+, theo ông Liết, từ đầu tháng 3 phải giảm cước, cơ cấu lại 3 gói kênh hiện tại. Theo đó, gói Access+ có phí thuê bao là 85.000 đồng/tháng và Premium HD là 220.000 đồng/tháng. Giá thiết bị cũng được giảm mạnh. Trọn bộ đầu thu SD giá chỉ còn 990.000 đồng/tháng, trọn bộ đầu thu HD chỉ còn 1,8 triệu đồng.
“Thị trường truyền hình trả tiền đang có cạnh tranh rất mạnh với sự hiện diện của nhiều đối thủ
“Những năm qua, do có thị phần lớn, VTV luôn “một mình một chợ” trong việc mua và chia sẻ bản quyền các kênh truyền hình độc quyền cũng như thỏa sức tăng giá cước. Các tân binh mới tham gia sẽ giúp thị trường xuất hiện khái niệm mới “truyền hình giá rẻ”.
mới, buộc K+ phải có những điều chỉnh để phù hợp với thị hiếu khách hàng và thích ứng với thị trường đang có cuộc cạnh tranh rất mạnh này”, ông Liết cho biết.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng thực hiện các chương trình khuyến mãi cho các thuê bao của mình. Hiện, Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) có mức phí thuê bao thấp nhất, 60.000 đồng/tháng. Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV), trên 80.000 đồng/tháng trong khi VTVcab có mức giá cao nhất 110.000 đồng/tháng cho tivi thứ nhất và 33.000 đồng/tháng cho tivi thứ hai trở đi.
Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khẳng định, nhìn bề ngoài tưởng dễ ăn. Thực tế hoàn toàn khác. Các số liệu cho thấy, thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt và hầu hết các nhà cung cấp đều phải đối mặt với tình trạng thuê bao rời mạng, thuê bao ảo gia tăng. Có doanh nghiệp bị tới hơn 30% thuê bao rời mạng trong năm 2013, con số thuê bao ảo cũng lên tới 32%. Nhiều doanh nghiệp đến ngay vẫn phải chịu mức lỗ rất lớn.
“Như K+ các năm trước đều lỗ. Năm 2013 kinh doanh tốt hơn nhưng vẫn chưa có lãi. Hay như VTC, năm 2013 lần đầu tiên dịch vụ truyền hình vệ tinh có lãi nhưng lợi nhuận chỉ đạt 50 tỷ đồng. Việc phát triển thuê bao rất khó khăn, thị trường không dễ ăn chút nào. Các năm trước có những doanh nghiệp kinh doanh truyền hình trả tiền mỗi ngày lỗ cả tỷ đồng”, vị này cho biết.
Cũng theo ông Liết, K+ đang nghiên cứu việc cho phép một thuê bao chỉ phải trả tiền một lần và có thể xem cùng lúc nhiều kênh trên nhiều ti vi khác nhau thay vì phải trả tiền thuê bao theo đầu ti vi như hiện nay.
Ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) cho biết, Hiệp hội mới đây đã có văn bản kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông để đặt mức giá sàn đối với dịch vụ truyền hình trả tiền để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh.
Việc, Viettel, FPT Telecom và VNPT tham gia thị trường chắc chắn sẽ giúp người dùng giảm chi phí thuê bao hàng tháng. Với Viettel, các đài truyền hình sẽ rất thận trọng. “Viettel hoàn toàn có thể tung ra các gói cước giá rẻ để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với doanh nghiệp này chính là nội dung các chương trình. Các doanh nghiệp sẽ rất khó chia sẻ nội dung với Viettel.Thực tế từ thị trường viễn thông cho thấy, việc chia sẻ nội dung sẽ giúp Viettel phát triển rất nhanh. Nhưng đồng nghĩa, các nhà đài sẽ bước vào cửa tử. Còn về phía người xem, chắc chắn là có lợi”, ông Cường phân tích.
Theo Phạm Tuyên
Tiền Phong