Trang

24 tháng 2, 2014

SỐ PHẬN KẺ BẮN VÀO NHÂN DÂN


-  K chĩa súng bắn vào nhân dân, tất sẽ nhận kết cục thảm bại và nhục nhã. Bọn độc tài, tham nhũng hãy lấy đó làm gương ! BTTD

Bị cáo buộc thảm sát, Yanukovych trốn đến căn cứ quân sự Nga?

Bị cáo buộc thảm sát, Yanukovych trốn đến căn cứ quân sự Nga?
Các cơ quan hành pháp Ukraine ngày 25.2 nói họ không có thông tin về nơi ẩn náu của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych (ảnh). Tuy nhiên, có nguồn tin cho biết ông Yanukovych được trông thấy tại cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea ở Ukraine - nơi đồn trú của Hạm đội Biển Đen Nga.
Sau khi ký kết thỏa thuận với phe đối lập để kết thúc cuộc xung đột đẫm máu, ông Yanukovych rời bỏ thủ đô chạy đến miền đông Ukraine. Cơ quan biên giới Ukraine nói rằng ông Yanukovych cố gắng hối lộ cho các chiến sĩ canh gác để được bay khỏi Ukraine từ thành phố Donetsk nhưng bất thành.
Trang tin Liga.net (Ukraine) thì cho biết người dân ở Sevastopol đã trông thấy ông Yanukovych đi cùng đoàn lính thủy đánh bộ người Nga. Thông tin này chưa được kiểm chứng độc lập.
Nghị sĩ đối lập Volodym Kurennoy viết trên Facebook rằng ông chưa hay tin Tổng thống Yanukovych đã bị bắt ở Crimea.
Tại vùng Crimea cũng đang căng thẳng, khi những nghị sĩ ủng hộ Nga tổ chức tuần hành và thành lập lực lượng biểu tình đòi quyền tự trị so với Kiev.
Trong khi đó, báo New York Times cho biết Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Arsen Avakov - người liên quan trực tiếp trong chiến dịch truy bắt ông Yanukovych - đã đi đến Sevastopol vào đêm 24.2 với hi vọng ngăn chặn ông Yanukovych đến được sân bay ở đây. Tuy nhiên, dường như vị tổng thống bị lật đổ không xuất hiện như kế hoạch. Ông Avakov phỏng đoán ông Yanukovych đã thay đổi hướng đi khác, có thể đi lại bằng ô tô.
Trước đó, quyền Bộ trưởng Avakov thông báo Bộ Nội vụ đã phát lệnh bắt ông Yanukovych để “điều tra hình sự đối với cáo buộc thảm sát người biểu tình”. Ngoài ông Yanukovych còn một số thân tín cũng thuộc diện bị truy bắt.
Ngoài cáo buộc thảm sát, rất nhiều lời kêu gọi phải truy tố ông Yanukovych vì cáo buộc tham nhũng, sau phát hiện gây kinh ngạc về khu dinh thự khổng lồ và xa hoa của ông tại công một viên quốc gia ngoại ô Kiev.
Minh Anh (Theo AP, RT, NYT)

Các cường quốc tàu ngầm thế giới

Ngoài hàng không mẫu hạm, tàu ngầm vẫn là thứ vũ khí có uy lực mạnh trong thời chiến. Nhiều lực lượng hải quân trên thế giới đang sử dụng tàu ngầm như lá chắn phòng thủ chiến lược trên biển.
- Nếu VN có lực lượng tàu ngầm bằng 1/2 Triều Tiên, liệu TQ có dám ngang nhiên xâm lấn biển đảo VN ? BTTD.
Dưới đây là 5 cường quốc hàng đầu thế giới về lực lượng tàu ngầm:
1. CHDCND Triều Tiên: 78 tàu ngầm
tàu ngầm, tàu sân bay, cường quốc, Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran
Tàu ngầm lớp Sang-O của CHDCND Triều Tiên. Ảnh: Word Press
Vượt lên trên các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên đang có trong tay lực lượng tàu ngầm khổng lồ, đứng đầu thế giới. Tính tới cuối năm 2013, đội tàu ngầm của nước này được cho là bao gồm 78 chiếc, phần lớn do nước này tự sản xuất, một số là sản phẩm của Liên Xô hoặc Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia, quân đội CHDCND Triều Tiên hiện sở hữu khoảng hơn 20 chiếc tàu ngầm lớp Romeo (nặng 1.800 tấn), trên dưới 40 chiếc tàu ngầm lớp Sang-O (300 tấn) và hơn 10 chiếc tàu ngầm nhỏ, kể cả những chiếc thuốc lớp Yono (130 tấn).
Triều Tiên đã mạnh tay cho nâng cấp các tàu ngầm lớp Sang-O, có khả năng lặn sâu tối đa 150m. Tốc độ của các tàu Sang-O phiên bản mới đã được nâng từ 17km/h lên 27km/h khi ngập nước, trang bị 2 ống phóng ngư lôi, hoạt động liên tục dưới nước 8 ngày. Sang-O được nước này sử dụng chủ yếu để xâm nhập lãnh hải của Hàn Quốc và từng bị Hàn Quốc bắt được ngày 18/6/1996.
Nhìn chung, lực lượng tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên được đánh giá là "đông nhưng không mạnh".
2. Mỹ: 72 tàu ngầm
tàu ngầm, tàu sân bay, cường quốc, Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran
Tàu ngầm lớp Virginia hiện đại nhất hiện nay của Mỹ, có thể trang bị vũ khí hạt nhân, tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi Mark 48. Ảnh: Word Press
Tàu ngầm có một lịch sử phát triển lâu đời ở Mỹ, bắt đầu bằng Turtle - tàu có khả năng lặn đầu tiên trên thế giới. Đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ hiện có 72 chiếc, gồm 3 loại chính: tàu ngầm tên lửa đạn đạo, tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa hành trình. Mặc dù về số lượng, đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ xếp sau CHDCND Triều Tiên nhưng lại đứng đầu thế giới về số tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, gồm cả 43 chiếc chiến đấu thuộc lớp Los Angeles.
Các tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ có nhiều sứ mệnh chiến lược, kể cả đánh đắm các tàu thuyền của kẻ thù, phóng tên lửa hành trình và thu thập thông tin tình báo. Tàu ngầm tấn công có thể được trang bị ngư lôi, tên lửa diệt hạm hoặc tên lửa hành trình đối đất. Nếu như được trang bị tên lửa Harpoon, tàu ngầm Mỹ có thể tấn công những mục tiêu cách 130km. Diện tích kiểm soát là một vòng tròn bán kính 110km.
Tàu lớp Ohio của Mỹ được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư của Mỹ, có trọng tải 16.764 tấn khi nổi, 18.750 tấn khi hoạt động ngầm, tốc độ 36,8km/h. Tàu được trang bị 24 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II và 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng Mark 48 chống hạm nổi cũng như tàu ngầm. Mỗi tên lửa mang 12 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn tối đa lên đến hơn 20.000km.
Mỹ dự kiến sắp mất vị trí thứ 2 trong bảng tổng sắp do lực lượng tàu ngầm của nước này sẽ bị cắt giảm 25% trong vòng 15 năm tới.
3. Trung Quốc: 69 chiếc
tàu ngầm, tàu sân bay, cường quốc, Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran
Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra tại khu vực Thanh Đảo, Sơn Đông. Ảnh: Getty Images
Hải quân Trung Quốc đang duy trì đội tàu ngầm 69 chiếc. Theo tạp chí Diplomat, đa số chúng chạy bằng diesel - điện cỡ nhỏ và chỉ có khoảng 5 tàu ngầm hạt nhân, bao gồm 3 chiếc lớp Hán (091) từ những năm 1980 và 2 chiếc lớp Thương (093).
Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc lại "khoe" rằng, nước này có tới 10 tàu ngầm hạt nhân. Ít nhất 4 chiếc trong số tàu ngầm này, thuộc lớp Tấn (094) được trang bị tên lửa đạn đạo Ngưu Lang JL-2 với tầm bắn xa tới 14.000km, đủ để tấn công các thành phố khắp nước Mỹ.
Trong tổng số tàu ngầm nói trên, chỉ có 12 chiếc lớp Kilo do Nga sản xuất. Số còn lại do Trung Quốc sản xuất. Sau khi triển khai ít nhất 5 tàu ngầm lớp Tấn, Trung Quốc hiện đang hoàn thiện một phiên bản tàu ngầm tên lửa hiện đại hơn có tên là lớp 095.
Giới quan sát nhận định, Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng lực lượng tàu ngầm tấn công nhằm đáp ứng nhu cầu phòng thủ, thách thức sự thống trị của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bảo đảm khả năng đánh chặn hạt nhân… Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là răn đe các nước trong khu vực, đặc biệt khi tranh chấp trên khu vực biển Hoa Đông và biển Đông đang ngày càng gia tăng.
4. Nga: 63 tàu 
tàu ngầm, tàu sân bay, cường quốc, Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran
Tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 885M, lớp Yasen mang tên Severodvinsk (K-329). Ảnh: Word Press 
Nga là cường quốc xếp thứ 4 thế giới về số lượng tàu ngầm với 63 chiếc. Nếu như dưới thời Liên Xô, lực lượng hải quân có tới hàng chục, thậm chí cả trăm tàu ngầm hạt nhân, thì hiện nay, Hải quân Nga chỉ còn 31 chiếc, trong đó có 11 tàu cấp chiến lược, mang tên lửa đạn đạo, được triển khai cho hạm đội phía Bắc và hạm đội Thái Bình Dương.
Lớn nhất trong số các tàu ngầm hạt nhân cấp chiến lược của Hải quân Nga hiện nay là TK-208 Dmitry Donskoy thuộc dự án 941, lớp Akula (NATO định danh là Typhoon). Đây được xem là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới từng được chế tạo với lượng giãn nước khi nổi là 24.500 tấn và khi lặn 48.000 tấn - tương đương tàu sân bay hạng trung.
Về lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công (mang tên lửa hành trình), Nga hiện có tổng cộng 21 chiếc thuộc 5 lớp khác nhau. Đáng kể nhất là các tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc lớp Project 949A Antey (NATO định danh là Oscar II), từng được xem là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớn nhất thế giới cho tới khi Mỹ đưa vào hoạt động lớp Ohio.
Mới đây, Nga đã gây chú ý với việc đưa vào biên chế tàu Severodvinsk - một trong những tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới, với hệ thống vũ khí phá cách, không bố trí ống phóng ngư lôi ở đầu mũi, thay vào đó là tổ hợp định vị thủy âm thế hệ mới. Tàu ngầm được trang bị 10 ống phóng ngư lôi cùng 32 ống bắn tên lửa hành trình siêu thanh Klub, có thể diệt hạm ở cự ly xa đến 660km hoặc mục tiêu mặt đất cách 900km.
5. Iran: 31 chiếc
tàu ngầm, tàu sân bay, cường quốc, Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran
Tàu ngầm mini thuộc lớp Ghadir do Iran chế tạo. Ảnh: FARS
Iran được cho là đang sở hữu 31 tàu ngầm, nhiều thứ 5 thế giới. Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Iran hiện bao gồm 3 chiếc chạy bằng diesel - điện, thuộc lớp Kilo do Nga đóng (4.000 tấn), một chiếc lớp Nahang (350 - 400 tấn), số còn lại thuộc lớp Ghadir cỡ nhỏ (150 tấn).
Tàu ngầm lớp Ghadir được trang bị ít nhất 2 ống phóng ngư lôi và các thiết bị cho phép thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ biệt kích, rải thủy lôi và trinh sát. Chúng có thể đồng thời bắn cả tên lửa và phóng ngư lôi cùng lúc, cũng như sở hữu các đặc điểm “tàng hình” tiên tiến.

Việc không ngừng bổ sung và củng cố lực lượng tàu ngầm được cho là sẽ giúp tăng năng lực của Hải quân Iran trong bối cảnh nước này đang phải đối đầu với một loạt cường quốc liên quan đến vấn đề hạt nhân. Hải quân hiện đóng vai trò chiến lược quan trọng trong cấu trúc an ninh quốc gia của Iran do thương mại và an ninh nước này dựa nhiều vào Vịnh Ba Tư. Ngoài ra, các lực lượng hải quân của nước này cũng đang hoạt động ở vịnh Oman, biển Caspian và có thể cả Ấn Độ Dương.
Tuấn Anh (Tổng hợp, theo Vietnam.net)

Tiền bí đầu ra, chứng khoán hưởng lợi?

Nhà đầu tư quan tâm nhiều đến xu thế thị trường hơn là yếu tố hỗ trợ lãi suất trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.



Tiền bí đầu ra, chứng khoán hưởng lợi?

Tình trạng tăng trưởng tín dụng âm trong những tháng đầu năm 2014 trong khi khả năng giảm thêm 1-2% lãi suất cho vay giúp thị trường chứng khoán hưởng lợi.

Thị trường chứng khoán liên tục ghi nhận quy mô giao dịch tăng rất cao kể từ đầu tháng 12 năm ngoái. Đặc biệt trong những phiên đầu tháng 2/2014, giá trị giao dịch hàng ngày bắt đầu vượt lên trên con số 3.000 tỷ đồng. Ngoài câu chuyện dòng vốn nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào thị trường Việt Nam, dòng vốn của nhà đầu tư trong nước cũng không ngừng tăng lên. 

Thống kê giá trị giao dịch qua từng phiên đã cho thấy mức độ tăng trưởng của dòng tiền trên thị trường rất đáng chú ý: Bình quân tháng 10/2013, mỗi phiên thị trường đón nhận khoảng 1.094,5 tỷ đồng giá trị khớp lệnh thành công. Tháng 11/2013, con số tăng lên 1.395,6 tỷ đồng/phiên. Tháng 12/2013 là 1.495,8 tỷ đồng/phiên. Tháng 1/2014 mặc dù có ngày nghỉ, giá trị khớp lệnh vẫn đạt 1.826,8 tỷ đồng/phiên. 

Đặc biệt, chỉ trong 10 phiên đầu tháng 2/2014, quy mô giao dịch hàng ngày lên tới con số 2.849,9 tỷ đồng. 

Quy mô giao dịch tăng lên cùng với mức tăng trưởng rất tốt của giá cổ phiếu đã khiến thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Chỉ tính từ đầu tháng 1/2014 đến ngày 19/2/2014, VN-Index đã tăng trưởng gần 14,6% và HNX-Index tăng 21,2%. Mức tăng trưởng của điểm số thậm chí còn thấp hơn nhiều mức tăng giá của nhiều cổ phiếu cụ thể. 

Ngoài yếu tố hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, yếu tố dòng tiền còn được hỗ trợ từ chính bối cảnh "thừa tiền" nhưng bí đầu ra. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng không hề dễ dàng trong bối cảnh các ngân hàng vẫn rất dè chừng với nợ xấu. Nằm giữa áp lực tăng tín dụng và các cơ hội ngắn hạn, thị trường chứng khoán đang là kênh hưởng lợi nhiều nhất. 

Ngay từ tháng 12 năm ngoái, hàng loạt công ty chứng khoán đã đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ đòn bẩy tài chính kết hợp với những dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt. Lãi suất cho vay margin được hạ liên tục. Có thể thống kê hàng loạt chuyển biến mới như VCBS hạ lãi suất từ 0,045%/ngày xuống 0,04%. HSC từ 0,045%/ngày còn 0,043%/ngày. FPTS cũng hạ với mức độ tương tự. Trong cuộc đua giảm lãi suất còn có đủ các cái tên như VNDS, SSI, VPBS, BVSC... 

Các công ty chứng khoán có ngân hàng "mẹ" hỗ trợ cũng tung ra những gói hỗ trợ mà thực chất là kết hợp giải ngân vốn. Điển hình là SHS cung cấp sản phẩm Margin 3+ có sự hợp tác của ngân hàng SHB với quy mô ban đầu tới 500 tỷ đồng. Dịch vụ này có lãi suất 12%/năm trong thời gian 90 ngày. 

Điểm khá mới trong đợt điều chỉnh giảm lãi suất mới này là các công ty chứng khoán cũng chú trọng hơn đến chất lượng. Danh mục và tỉ lệ margin đã có sự thay đổi theo chất lượng tài sản. Có thể nhận thấy các cổ phiếu được hỗ trợ margin ở mức độ tối đa đều là những cổ phiếu tốt, thanh khoản đảm bảo. Mặt khác, qua những thăng trầm của thị trường trong suốt những năm qua, vấn đề quản trị rủi ro cũng được cả công ty chứng khoán lẫn khách hàng quan tâm nhiều hơn. 

Đối với nhà đầu tư, yếu tố lãi suất chỉ mang tính hỗ trợ mà điều quan trọng hơn là xu hướng thị trường. Mức lãi suất chênh lệch 0,001%-0,003% không phải là yếu tố quyết định. Tuy nhiên động giảm lãi suất margin nên được nhìn nhận dưới góc độ xu hướng: Chi phí vốn đã rẻ hơn và có thể còn rẻ hơn nữa. Thị trường chứng khoán luôn luôn nhạy cảm và có phản ứng tích cực với biến động của chi phí vốn.

 Theo Vneconomy.

Ngân hàng ứ vốn


     

Khó đến với cái tốt thứ nhất, các ngân hàng cùng chạy về

 




 

một

 




hướng để đến với cái tốt thứ hai.

Tiền bí đầu ra: Khi các ngân hàng cùng chạy về một hướng…
Sau một thời gian tương đối ổn định, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại bắt đầu cho tín hiệu giảm.


Dư vốn, tín dụng vẫn tăng trưởng âm, lãi suất huy động rục rịch giảm, lãi suất liên ngân hàng rơi nhanh…, những biểu hiện đang phản ánh khó khăn trong sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.

Sau một thời gian tương đối ổn định, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại bắt đầu cho tín hiệu giảm. Tại Eximbank, ACB, Sacombank, biểu lãi suất huy động hiện hành đã thấp hơn từ 0,1 - 0,3%/năm ở các kỳ hạn ngắn so với biểu áp dụng cuối 2013.

Mức giảm không lớn, nhưng một phần phản ánh áp lực cân đối chi phí trong bối cảnh dư vốn mà tín dụng vẫn tăng trưởng âm.

Trên thị trường liên ngân hàng, cung vốn dồi dào, lãi suất giảm nhanh là ghi nhận trong hai tuần giao dịch gần đây. Lãi suất qua đêm trước Tết Nguyên đán từng lên tới khoảng 5%/năm, nay đã giảm về khoảng 1,3% - 1,5%/năm; lãi suất các kỳ hạn khác cũng giảm khá sâu.

Trong bối cảnh này, lợi nhất là kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cuối tuần qua, với phiên đấu thầu thành công có khối lượng kỷ lục 10.000 tỷ đồng, tổng lượng trái phiếu Chính phủ riêng Kho bạc Nhà nước đã phát hành từ đầu năm đến nay (chỉ trong vòng hơn một tháng, do kỳ nghỉ Tết khá dài) đã đạt trên 31,5 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu liên tục giảm, chỉ còn 6,15% - 7,67%/năm theo kỳ hạn 2 - 5 năm.

Trái phiếu đang là kênh cứu cánh cho các ngân hàng thương mại. Điều này không mới, cũng đã thể hiện trong năm 2013, nhưng có những điểm đáng quan tâm.

Một chuyên gia nói với VnEconomy rằng, khi nhà điều hành xem việc các ngân hàng thương mại đổ xô mua trái phiếu cũng là một hướng tạo vốn cho nền kinh tế, xem đó là một phần “đỡ” cho tín dụng tăng trưởng âm, thì chỉ là cách nói ngụy biện.

Chuyên gia này nêu quan điểm: thay vì tìm cách thúc đẩy vốn cho vay cá nhân và doanh nghiệp, nguồn vốn dồi dào thuận lợi cho việc giảm thêm lãi suất cho vay, thì các ngân hàng lại đổ xô vào trái phiếu, đi huy động vốn rồi dồn cho Chính phủ vay.

“Ở đây có sự lệch lạc vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu cứ kéo dài trạng thái này, 2014 sẽ thực sự là một năm khó điều hành đối với Ngân hàng Nhà nước”, ông nói.

Song, phía các ngân hàng cũng có nhiều lý do để giải thích cho việc phải sử dụng vốn như vậy. Có nhiều lý do khiến họ không đẩy mạnh cho vay cá nhân và doanh nghiệp được…

Còn ở góc nhìn khác, ông Trịnh Quang Anh, một bạn đọc quen thuộc của VnEconomy lại nhìn nhận ở tình huống: khi tất cả các ngân hàng cùng chạy về một hướng thì sao?

“Là ngân hàng thương mại, sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay là tốt nhất, đúng bản chất, vai trò nhất. Nhưng hiện nay, không đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng, họ tìm đến cái tốt thứ nhì là trái phiếu. Trái phiếu là bộ đệm thanh khoản có độ lỏng thứ nhì, sau tiền, và cũng là một kênh kinh doanh. Vì cùng dư thừa vốn, các ngân hàng đang đổ xô vào trái phiếu, tất cả cùng chạy về một hướng, nhưng vừa chạy vừa lo”, ông Quang Anh nêu cái nhìn tổng quan.

Vì sao lo? Khi tất cả cùng đổ xô đi mua, hàng sẽ lên giá. Ở đây, thực tế là lãi suất trái phiếu liên tục giảm. Có nhu cầu mua để tạo bộ đệm thanh khoản, có nhu cầu để đầu tư. Nhưng khi tất cả cùng chạy về một hướng như vậy, lãi suất trái phiếu còn giảm nữa và về các mức thấp nữa, khả năng sinh lời ở kênh này càng hạn chế; chưa nói nếu các ngân hàng chốt lời ở trái phiếu, thu tiền về để làm gì khi tín dụng èo uột.

Hiện vốn đang dư thừa đã đành, sắp tới, ông Quang Anh còn lưu ý ở nguồn tiền được tái tạo từ nợ xấu, qua trái phiếu đặc biệt của VAMC và Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn. Quy mô nguồn tái tạo này cũng là đáng kể và Ngân hàng Nhà nước sẽ lại phải trăn trở tìm công cụ khả thi để trung hòa bớt lượng tiền bơm ra, bên cạnh kênh phát hành tín phiếu.

Song, một hướng giải tỏa khác bên cạnh trái phiếu cũng đang được gợi mở. Đó là thị trường chứng khoán với nguồn cung mới hút vốn đầu tư trong năm 2014.

Ông Trịnh Quang Anh cho rằng, thị trường chứng khoán vừa có chuỗi giao dịch sôi động, song quy mô 3.000 - 5.000 tỷ đồng là “vẫn chưa thấm tháp gì”. Sắp tới, ông dự tính thị trường sẽ càng sôi động hơn với nguồn cung mới từ áp lực cổ phần hóa.

“Một nguồn cung mới từ chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra một lượng hàng hóa mà một phần trong đó giá chưa thực sự thị trường. Đây là cơ hội kiếm lời. Các ngân hàng có thể cũng sẽ ngắm đến, dòng vốn thay vì cho vay doanh nghiệp sẽ chuyển sang dạng tín dụng đầu tư”, ông Quang Anh dự tính.
Nhưng ông cũng quan ngại rằng, trước yêu cầu và sức ép cổ phần hóa gấp

rút vài trăm doanh nghiệp trong thời gian ngắn, sẽ khó tránh khỏi việc thất thoát

tài sản Nhà nước nếu chạy theo áp lực của thành tích.          
   

23 tháng 2, 2014

Ukraine trước nguy cơ chia hai


Tương quan tỷ lệ người bỏ phiếu cho Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và Thủ tướng Yulia Tymoshenko năm 2010 ở miền đông và tây làm dấy lên tranh cãi về việc liệu nước này có bị chia làm hai hay không. 

ukraine-bieu-tinh-8325-1393150449.jpg
Bắt đầu từ những cuộc biểu tình trong bầu không khí lạc quan, lễ hội ở Quảng trường Độc lập, người biểu tình sau đó thiết lập những nhóm tự vệ. Ảnh: AFP
Ukraine đang ở trong tình trạng bạo loạn, sau một tuần lễ đẫm máu nhất trong hàng thập kỷ. Đỉnh điểm của những ngày đụng độ chết người giữa phe biểu tình chống chính phủ và cảnh sát là việc quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych.  
Dù Yanukovych chỉ trích hành động là một cuộc đảo chính, thủ đô Kiev và dinh tổng thống đang nằm ngoài tầm tay ông. Trong ba tháng, những người biểu tình đối đầu với chính quyền, lúc tặm lắng, lúc gay gắt. Hôm 18/2, bạo lực leo thang nghiêm trọng khi cảnh sát bị bắn. Cảnh sát chống bạo động buộc phải vào cuộc nhằm dẹp trại biểu tình hòa bình ở Quảng trường Độc lập.
Nguyên nhân biểu tình
Những cuộc biểu tình nổ ra sau khi chính phủ của Tổng thống Yanukovych gác lại một hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 11/2013, thay vào đó thúc đẩy quan hệ với Nga. Hàng nghìn người giận dữ vì nguyện vọng gia nhập vào EU bỗng chốc bị đập tan. Họ đổ ra trung tâm Kiev biểu tình hòa bình và bắt đầu chiếm Quảng trường Độc lập kể từ đó. 
Lớn hơn vấn đề EU, nhiều người muốn rũ bỏ vị tổng thống mà họ tin là cố bám víu lấy quyền lực, phục vụ lợi ích của nhóm thân cận của riêng ông và đồng minh. 
Những cuộc biểu tình mạnh mẽ nhất diễn ra ở khu vực Kiev và phía tây Ukraine, nơi có quan hệ thân thuộc với châu Âu. Những cuộc biểu tình cũng diễn ra tại phía đông Ukraine. 
Liệu Ukraine có chia làm hai?
Biểu đồ kết quả bầu cử năm 2010 (trái) và tỷ lệ dân sối dùng tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ ở Ukraine (phải). Đồ họa: BBC
Biểu đồ kết quả bầu cử năm 2010 (trái) và bản đồ cho thấy tỷ lệ dân số dùng tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ ở Ukraine. Đồ họa: BBC
Người Ukraine nói tiếng Nga ở cả phía đông và phía nam, nhưng tại một số nơi, như bán đảo Crimea, nó lại là ngôn ngữ chính. Điều này chủ yếu là do lượng lớn người nhập cư từ Nga trong thời Xô Viết. Tại những vùng ở cực tây, nơi Ba Lan và Áo từng thống trị trong hàng trăm năm, cư dân nói tiếng Ukraine, có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và đồng nhất với Trung Âu. 
Bản đồ trên cho thấy những vùng có tỷ lệ lớn người nói tiếng Nga gần như trùng khớp với những vùng đông người bầu cho ông Yanukovych năm 2010. Một số nhà bình luận gợi ý rằng điều này cho thấy Ukraine có khả năng bị chia cắt quyết liệt. Nhưng nhiều người cũng nói điều này nhiều khả năng không xảy ra, và rằng nhiều người ở phía đông vẫn coi họ là người Ukraine, kể cả khi họ nói tiếng Nga. 
Những quyền lợi
Ukraine dường như vướng vào một "trò chơi lớn" thời hiện đại. Tổng thống Vladimir Putin muốn Nga thành một đối tác kinh tế toàn cầu, đối trọng với Trung Quốc, Mỹ và EU. Để đạt được mục đích đó, ông đang tạo ra liên minh thuế quan với các nước khác, và coi Ukraine là một nhân tố thiết yếu và tự nhiên trong đó, chủ yếu bởi mối quan hệ lịch sử và văn hóa sâu sắc giữa hai nước. 
EU nói việc hợp nhất và cuối cùng là tư cách thành viên có thể đáng giá hàng tỷ euro đối với Ukraine, giúp nước này hiện đại hóa nền kinh tế và tiếp cận với thị trường chung. Liên minh này cũng muốn ngăn chặn những điều mà họ cho là những sự vi phạm dân chủ và nhân quyền ở Ukraine. 
Nhiều người Ukraine ở phía đông làm trong các ngành công nghiệp nặng, cung cấp sản phẩm cho thị trường Nga, lo ngại sẽ mất việc nếu Kiev gia nhập EU. Nhưng nhiều người ở phía tây muốn thịnh vượng và các quy định luật pháp mà họ tin rằng EU sẽ đem đến. Họ chỉ ra rằng dù Ukraine có giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP lớn hơn Ba Lan vào năm 1990, nền kinh tế Ba Lan lúc này có quy mô gần gấp ba Ukraine. 
Vai trò của Nga tại Ukraine
Nga rõ ràng có ảnh hưởng lớn đối với ông Yanukovych. Moscow từng ủng hộ ông trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, khi cuộc bầu cử của ông bị phán quyết là gian lận. 
Đối với nhiều nhà quan sát, Nga đang sử dụng cách tiếp cận cây gậy và củ cà rốt đối với Ukraine. Moscow đình chỉ khoản vay khi chính phủ Ukraine lục đục và hạn chế thương mại khi Ukraine có vẻ như đang thương lượng với EU. EU gọi đây là một sự gây sức ép kinh tế "không thể chấp nhận được". Nhưng Nga cũng cáo buộc EU làm điều tương tự, khi sử dụng thương mại tự do như một thứ cám dỗ. 
Những ông trùm giàu có ở Ukraine được cho là có ảnh hưởng chính trị ở hậu trường. Người giàu nhất, Rinat Akhmetov, có những phát biểu mạnh mẽ, ủng hộ quyền con người trong việc biểu tình hòa bình. Nhưng một số ông trùm cũng có thể đang ủng hộ Yanukovych và một nhóm mới tập trung quanh gia đình của ông. 
Trọng Giáp (theo BBC)

Bơm gói tín dụng 100.000 tỷ vào BĐS?

Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở dự kiến thành lập có thể phát hành tới 100.000 tỷ trái phiếu để phát triển nhà ở xã hội, và khoảng 60.000 tỷ để mua lại các khoản vay nhà ở đủ điều kiện.


Theo Trí Thức Trẻ. 
Hiện nay nhu cầu về nhà ở vẫn rất lớn. Theo thống kê sơ bộ hiện trên cả nước có tới 3.742 dự án nhà ở, khu đô thị nhưng chỉ có khoảng 167 dự án nhà ở xã hội, với tổng vốn đầu tư trên 24.000 tỷ, trong khi nhu cầu vốn cho hơn 3.700 dự án lên tới 3,5 triệu tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường đang tập trung nhiều vào nhà ở thương mại, giá cao. Nhu cầu về nhà ở xã hội theo Bộ Xây dựng hiện nay cả nước cần tới hơn 1 triệu căn nhà, chỉ riêng tại 2 thành phố lớn cần trên 240.000 căn, trong khi đó hiện chỉ có 124 dự án đang triển khai đáp ứng khoảng 78.700 căn.
Qua thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, giá trị hàng tồn kho BĐS hiện nay vào khoảng hơn 94.458 tỷ đồng, giá trị trung bình mỗi căn hộ khoảng 1,5 tỷ đồng và nhà thấp tầng khoảng 1,8 tỷ đồng. Như vậy hàng tồn kho còn nhiều, và chủ yếu ở phân khúc giá cao.
Do vậy, theo bản báo cáo đánh giá tác động của Đề án thành lập “cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở” là rất cần thiết để tạo cơ chế vốn trung và dài hạn cho thị trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở an sinh xã hội còn cao hiện nay.
Việc thành lập Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở là việc thực hiện giải pháp tạo cơ chế huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho lĩnh vực nhà ở, giải quyết nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội.
Mô hình hoạt động của cơ quan này dưới hình thức là một Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở, có vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 3.000 tỷ đồng. Cơ chế hoạt động của Ngân hàng này có thể huy động vốn ODA, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, huy động nguồn vốn hợp pháp khác, tái cho vay thế chấp nhà ở, mua lại các khoản vay thế chấp nhà ở đủ điều kiện từ các định chế tài chính,…
Tái cho vay phát triển nhà ở xã hội và mua lại các khoản vay thế chấp nhà ở đủ điều kiện chính là 2 phương án kinh doanh mà Đề án thành lập Ngân hàng này đưa ra. Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở sẽ phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh cho các ngân hàng thương mại (kỳ hạn 10 năm), dùng nguồn vốn này tái tài trợ cho các khoản vay phát triển nhà ở xã hội mà các ngân hàng thương mại cấp cho khách hàng (tổ chức, cá nhân đủ điều kiện vay). Ước tính lượng trái phiếu mà Chính phủ bảo lãnh phát hành mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, tổng lượng phát hành trong 5 năm khoảng 100.000 tỷ.
Theo báo cáo đánh giá này, dòng vốn 100.000 tỷ này được Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở dùng là kênh dẫn vốn vào lĩnh vực an sinh xã hội về nhà ở khi đó sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất,…gia tăng thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp, điều tiết dòng vốn đưa vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Đối với việc mua lại các khoản vay đủ điều kiện: Nguồn vốn để thực hiện điều này được thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có nghĩa là Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở phát hành trái phiếu cho ngân hàng thương mại. Sau đó, dùng nguồn tiền này mua lại các khoản vay nhà ở đủ điều kiện từ các ngân hàng thương mại.
Sau 5 năm hết kỳ hạn trái phiếu, Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở bán lại các khoản vay này cho chính ngân hàng thương mại. Ước tính lượng trái phiếu phát hành mỗi năm khoảng 30.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm từ 2014 đến 2015.
Kiều Thuật

Trung Quốc là trở lực lớn của VN

Media Playe

Lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam (trái)
Trung Quốc e ngại thay đổi ở Việt Nam làm tác động đến chính Trung Quốc, theo nhà bình luận.
Trung Quốc không muốn Việt Nam cải tổ, dân chủ hóa và đây chính là trở lực cho sự cải tổ, cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến của nhà bình luận nhân quan sát các diễn biến bất ổn từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Hôm 23/2/2014, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Trung Quốc e rằng bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam đều sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc và do đó Trung Quốc làm mọi cách để tình hình ở Việt Nam bị hạn chế trong một tình trạng 'lùng nhùng'.
Ông Xương Hùng nói:
"Vai trò của Trung Quốc ở đây nó khác hản với vai trò của Nga khó hơn ở Ukraine..., bỏi vì chính lợi ích của Trung Quốc không muốn sự thay đổi ở Việt Nam, bởi vì bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc,
"Gần như là chắc chắn sự thay đổi của Việt Nam sẽ dẫn đến sự thay đổi... do đó giới lãnh đạo Trung Quốc rất muốn giữ và làm mọi cách để giữ Việt Nam lùng nhùng như hienẹ nay,
"Thì đấy là cái khó khăn cho phong trào dân chủ ở Việt Nam, bởi vì họ giữ chó giới lãnh đạo ở Việt Nam phục thuộc, rời gần với Trung Quốc và họ có tể làm mọi cách..."

'Không nghiêng hẳn về TQ'

"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta để ký TPP chẳng hạn."
Ông Đặng Xương Hùng
Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao mới từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và đang xin quy chế tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ cũng cho rằng nội bộ lãnh đạo ở Việt Nam không hẳn "nghiêng hẳn" về phía Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói:
"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta (Việt Nam) để ký TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên châu Á - Thái Bình Dương" chẳng hạn,
"Đó là sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nhỏ, dó đó sự cân bằng này vẫn không thể có một kết quả theo ý muốn của các nhà lãnh đạo được mà nó lại hay thường rơi vào chuyện càng đẩy các nhà lãnh đạo gần với Trung Quốc hơn."
Cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật nhân các sự kiện đã đang diễn ra trong cuộc biến động và khủng hoảng ở Ukraine, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam đưa ra dự đoán về con đường, quy trình, mô hình cải tổ chính trị có thể sắp diễn ra tới đây ở Việt Nam.
Ông cũng bình luận về những khả năng thay đổi trong đường hướng, chiến lược lãnh đạo của Đảng CSVN với kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra vào năm 2016 tới đây.
Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu Vụ trưởng bình luận về việc liệu tại Việt Nam hiện nay, trong hàng ngũ lãnh đạo có những tên tuổi nào nổi bật cho cả phe đổi mới, thiên về dân chủ thực sự và những ai đối nghịch lại với khuynh hướng này.
(Mời quý vị theo dõi Phần Một cuộc trao đổi của ông Đặng Xương Hùng với BBC Bấmtại đây.)