Trang

22 tháng 2, 2014

Soạn luật như trên trời rơi xuống




- Dân đóng thuế nuôi họ để họ hành dân. BTTD

nhà, thủ tục hành chính, đầu tư công
 Chủ tịch QH kêu trời trước những quy định của dự thảo luật Nhà ở sửa đổi mà cơ quan soạn luật như từ “trên trời rơi xuống”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp chiều 21/2 của UBTVQH về dự luật trên. Nhấn hai nội dung : điều kiện cấp phép xây dựng và thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng nhà ở, ông tỏ ra bức xúc.
‘Bắt người dân chạy 15, 20 cái giấy nộp mới đủ. Luật này có cải cách hành chính không?”, Chủ tịch QH hỏi đại diện cơ quan soạn thảo luật.
"Thế này chỉ chết dân thôi”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói  về những quy định tại dự thảo Luật Nhà ở.
  Dẫn một loạt quy định của dự thảo luật, ông ‘điểm’ ra để được cấp phép xây dựng nhà ở, người dân phải đảm bảo 6-7 điều kiện mà không phải điều kiện nào cũng khả thi.
“Quy định thế này thì không biết dân phải đưa bao nhiêu tiền cho đủ để lấy được cái giấy phép? Chẳng có cái giá nào, thà nói béng đi là đưa tôi 5 hào tôi cho cái giấy phép. Thế này chỉ chết dân thôi”.
Quá bức xúc, Chủ tịch QH cho rằng những người soạn luật đẻ ra các quy định như vậy chả khác nào ‘người trên trời rơi xuống’, lẽ ra phải đưa cuộc sống vào luật để quản lý, đằng này đưa vào luật những thứ trên trời thì ‘ai mà làm được?” – ông hỏi.
Nhấn mạnh quan điểm “quản lý nhưng phải nghĩ đến lợi cho dân”, ông đề nghị các loại giấy phép tính toán cần thiết, rà soát thủ tục bỏ đi những cái không cần thiết.
Ngay cả những giấy phép đi kèm giấy phép xây dựng của các thể loại nhà như giấy phép đảm bảo an toàn phòng hỏa, văn hóa thì ngành xây dựng phải đảm bảo chịu trách nhiệm chứ không thể bắt bắt dân chạy đến từng nơi để xin, không thể để dân phải chịu cảnh ‘mỗi cửa phải xin phép là mỗi cửa cơ hàn’.
Xử lý người quyết đầu tư công sai
Chiều cùng ngày, thảo luận về dự án Luật đầu tư công, các ý kiến nhấn mạnh thẩm quyền và trách nhiệm trong đầu tư công.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kiên quyết ai ký quyết định đầu tư người đó phải chịu trách nhiệm. Nếu sai phải đền bù và bị xử lý.
Ông phân tích: cơ quan dân cử quyết định chủ trương chứ không quyết định dự án vì phải thảo luận nhiều chiều, nhiều mặt. Cơ quan tập thể chỉ quyết định chủ trương còn người quyết định dự án là cá nhân.
Các dự án quan trọng quốc gia QH quyết định chủ trương, đi liền đó người quyết định dự án là Thủ tướng Chính phủ. Người Người quyết định dự án mới là người phải chịu trách nhiệm. Tương tự, dự án nhóm B, C Bộ trưởng quyết định thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm.
Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cơ quan nào quyết định nguồn lực cơ quan đó quyết định đầu tư để chấm dứt tình trạng ”một anh” quyết định đầu tư nhưng ”một anh khác” lại quyết định tiền lấy ở đâu. Nếu QH quyết chủ trương đầu tư thì QH cũng quyết luôn nguồn lực.
Ông Hiển cũng cho rằng, đầu tư công không chỉ gồm đầu tư làm cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế XH mà bao gồm cả đầu tư của Nhà nước để làm kinh tế, tạo ra lợi nhuận. Ý kiến của ông được chia sẻ tại phiên họp băn khoăn khi chưa nhìn thấy ”địa chỉ” có thể ”đặt” đầu tư của DNNN vào điều chỉnh.

Cẩm Quyên

“Trói” Rooney là sai lầm của M.U?




Ngày hôm qua, MU đã chính thức gia hạn hợp đồng với Rooney tới năm 2019 với mức lương lên tới 300.000 bảng/tuần. Phải chăng, đây là nước cờ sai lầm của Quỷ đỏ?


Giữ Rooney là cần thiết...

Ngay từ khi nhậm chức HLV M.U, David Moyes luôn thể hiện quyết tâm giữ chân Rooney, bất chấp sự chèo kéo từ những đội bóng lớn ở châu Âu (đặc biệt là Chelsea). Thực tế đã chứng minh, ông đã đúng.

Sau thời gian dài đàm phán, M.U đã giữ chân được Rooney

Với lối chơi đầy nhiệt huyết, Rooney trở thành điểm sáng hiếm hoi của MU trong mùa giải này. Ngày hôm qua, trong buổi gia hạn hợp đồng, chiến lược gia người Scotland lại tiếp tục nhấn mạnh điều này.

Trên thực tế, Moyes xem Rooney (và Mata) chính là những viên gạch đầu tiên trong công cuộc tái thiết lại M.U. Thậm chí, ông còn muốn nhiều hơn thế. Sau khi Vidic ra đi, có lẽ, băng đội trưởng cũng khó thoát khỏi tay của “gã Shrek” và anh chính Quỷ đầu đàn dẫn dắt “thế hệ mới” của M.U.

Điều đó cho thấy, từ lâu nay, Moyes đã có những kế hoạch chi tiết (theo thời gian dài) về Rooney. Điều đó lý giải tại sao Quỷ đỏ sẵn sàng chi ra mức lương siêu khủng lên tới 300.000 bảng để giữ chân cầu thủ này.

... nhưng không phải bằng mọi giá

Ai cũng có thể nhìn thấy chiến lược của David Moyes nhưng suy cho cùng, việc trao mức lương “ngoài sức tưởng tượng” ấy cho Rooney có thể khiến cho M.U có thể sẽ phải đối diện với những hiểm họa khôn lường.

Rooney càng được Moyes cũng như BLĐ M.U sủng ái (thể hiện qua việc tăng lương), tất lẽ, sự đố kỵ trong nội bộ M.U sẽ càng lớn. Trong mùa giải này, không dưới 1 lần, những thông tin về nội bộ M.U rạn nứt vì sự nổi loạn nội bộ (đặc biệt từ Rio Ferdinand và Van Persie) xuất hiện trên mặt báo.

Ngay cả những CĐV ruột Quỷ đỏ cũng không đồng tình về việc BLĐ đội bóng xuống nước, tăng lương cho “cầu thủ không muốn ở lại” như Rooney. Ngày hôm qua, đã xuất hiện làn sóng phản đối dữ dội đã xuất hiện trên trang Twitter chính thức của M.U.

Tuy nhiên,việc dùng "lương khủng" trói chân Rooney không hẳn đã là phương án hay

Trên thực tế, họ có đủ căn cứ để “lo lắng” điều gì đó. Lật lại quá khứ, đây không phải là lần đầu tiên, Rooney “được tăng lương bất ngờ” sau khi giận dỗi. Năm 2010, M.U từng cắn răng chi ra 250.000 bảng/tuần. Lần này, lại thêm 1 lần nữa, R10 phá kỷ lục về mức lương ở Premier League.

Ai dám chắc những năm kế tiếp, Rooney sẽ một lòng, một dạ phục vụ M.U, mà không “buồn” thêm những lần nữa. Không phải ngẫu nhiên, Sir Alex đã để “ngỏ cửa” để Rooney ra đi trong mùa Hè này.

Bên cạnh đó, trong chiến lược của David Moyes, M.U sẽ cần phải chiêu mộ thêm hàng loạt “ngôi sao” mới. Tuy nhiên, việc họ tăng lương kỷ lục cho Rooney đã vô tình sẽ tạo nên sự “so sánh” cho những cầu thủ khác tới Old Trafford. Hẳn nhiều người còn nhớ tới vụ Sneijder những năm trước. Thương vụ này đã đổ bể bởi tiền vệ người Hà Lan không chấp nhận “đứng dưới” Rooney trên bảng lương.

Nói vậy để thấy rằng, mức lương của Rooney có thể sẽ cản trở kế hoạch tái thiết của David Moyes, đặc biệt trong trường hợp họ không được dự Champions League.

Rõ ràng, không phải lúc nào, dùng tiền “trói chân” cầu thủ đã là phương án tốt. Đôi khi “liều doping tiền” ấy sẽ phản tác dụng. Liệu M.U có sai lầm trong vụ “trói chân” Rooney? Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Theo Tổng hợp - Báo Thể thao Việt Nam

21 tháng 2, 2014

Cựu Tổng thanh tra lấy tiền đâu xây biệt thự?

Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?

Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3), nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Một góc dinh thự chính.
Một góc dinh thự chính.
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.
Thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong trang này là hiện thực nhãn tiền.
Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành “tấm gương” cho cấp dưới. Chỉ ví dụ một trường hợp ông Lê Sỹ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I TTCP có 6 nhà như Báo Người cao tuổi đã đưa tin.
Bài và ảnh Trần Tiến Công

NON NƯỚC TAN TÀNH HỆ BỞI ĐÂU?

   
            * MINH DIỆN
            Nhà thơ cựu chiến binh Lê Văn thắp ba nén nhang trước bàn thờ Tiến sỹ Phan Thanh Giản và xúc động  đọc  tám  câu thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu khóc cụ Phan. Giọng nhà thơ Lê Văn  cất lên rất  hào sảng,  nhưng nghe  đắng cay day dứt  cồn cào  như tiếng réo của dòng  sông Ba Rài hun hút chảy  giữa chiều tím ngắt :                      Non nước tan tành hệ bởi đâu?                                
   Dàu dàu mây trắng cõi Ngao Châu,         
  Ba triều công cán vài hàng sớ                                        
Sáu tình cương  thường một gót thâu!                                       
  Trạm Bắc ngày chiều, tin nhạn vắng,                                       
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.                                         
Minh tình chín chữ lòng son tạc,                                       
      Trời đất từ đây mặc gió thu! 
Khói  nhang  nghi ngút  lan tỏa  trên khuôn mặt khắc khổ với  vừng tán rộng, đôi lưỡng quyền nhô cao, hai má hóp, cặp mắt trũng sâu  chứa đựng  dằn vặt ưu tư  của  Kinh lược sứ.  Tôi bỗng cảm thấy như   tiếng cụ hòa trong tiếng sóng,tiếng  gió từ ngày xưa vọng về : “ Hỡi các quan và lê dân! Các người có thể sống dưới sự điều khiển của người Phú-lang-sa.  Những người này chỉ đáng lo lúc chiến tranh mà thôi. Nhưng lá cờ ba sắc không thể bay phấp phới trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống!”               
Đó chính là lời trăn trối của Phan Thanh Giản gửi hai quan Tổng đốc miền Tây và đồng bào Nam bộ  trước khi cụ uống chén  thuốc  độc tự tử  vào tờ mờ sáng ngày 5 tháng 7 năm Đinh Mão 1867 ,  sau 17 ngày tuyệt thực vì không thể giữ được thành Vĩnh Long trước quân Pháp. Bi kịch ấy  bắt đầu từ năm 1858 , khi liên quân Pháp -Tây Ban Nha đổ bộ  vào cửa biển Đà Nẵng . Quan trấn thủ Đà Nẵng án binh bất động, sau đó quân  triều đình nhà Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương   ngoan cường chiến đấu, nhưng thế giặc quá mạnh, vua Tự Đức lại  bạc nhược nghe lời xúi dục của bọn  quan tham chủ hòa hơn chủ chiến, để mất lòng dân ,  nên  quân Pháp   đánh bại  đồn Kỳ hòa  rồi  lần lượt chiếm các tỉnh miền Đông Nam Bộ.  Phan Thanh Giản  với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ , được cử đi điều đình với Pháp , và đại diện cho triều đình  ký  Hiệp  ước năm Nhâm tuất 1862 tại Sài Gòn.   Theo bản Hiệp ước  đó ,  nhà Nguyễn phải giao cho Pháp  ba tỉnh  Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn Đảo , và phải   bồi thường cho Pháp  4 triệu piastre , đổi lại , Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình. Dù bản Hiệp ước hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam , nhưng Pháp vẫn  chưa thỏa mãn,  lật lọng,  mang quân đánh chiếm Vĩnh Long-An Giang- Hà Tiên. Triều đình càng  bạc nhược, cố  bám vứu vào bản  Hiệp ước Nhâm Tuất.  Vua Tự Đức chỉ dụ “ Đem sao 12 điều ước cũ  đưa đi treo, để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ổn làm ăn!”  Triều đình còn  hèn nhát  nghe  theo  Pháp ,  ra chỉ dụ hưu binh,  ép  Trương Định giải tán lực lượng chống Pháp và  ra lệnh  cho  các cấp chính quyền bắt giam  những  người  hoạt động chống Pháp , cả những người  chứa chấp họ  như kẻ phạm tội. Trong  tình thế như vậy, quan kinh lược Phan Thanh Giản  bị  giằng xé giữa đức  trung quân, lòng ái quốc và ý chí bất khuất của bậc trí giả.   Cụ không thể  trái ý vua , nhưng không cam tâm nhìn thấy  cờ  giặc phấp phới bay trên thành lũy của mình.   Cuối cùng cụ đành phải  dâng thành cho Pháp theo ý vua, giúp dân thoát cảnh binh đao , chọn cho mình cái chết để giữ  khí tiết. Phan Thanh Giản dũng cảm nhận trách nhiệm về mình khi viết sớ tâu với vua Tự Đức : “ Nghĩ tội đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục cho quân phụ!”    
 Nhà thơ yêu nước  Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi Phan Thanh Giản : “ Phan học sỹ hết lòng mưu quốc!” , “Minh tinh chín chữ lòng son tạc!”  và viết những câu thơ đầy bi tráng tỏ lòng thông cảm với cụ. Xuất thân từ tầng lớp dân nghèo nhưng  Phan Thanh Giản  có lòng hiếu thảo, hiếu học , tinh thần siêng năng cần mẫn và trí thông minh .  Phẩm giá con người và sự thành đạt của Phan Thanh Giản là niềm tự hào của  dân Nam Kỳ lục tỉnh.  Cụ  đậu cử nhân năm 1825, đậu Đệ tam giáp đồng tiến sỹ  năm 1826 và  là Tiến sỹ khai khoa ở Nam Bộ .  Cụ từng giữ nhiều chức  vụ quan trọng suốt  ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức , như Lang Trung Bộ hình, Đại lý cơ mật viện, Chánh chủ khảo trường thị Hà Nội,  Hình bộ thượng thư, Quốc tử giám vụ, Kinh lược sứ  v.v .   Con đường hoạn lộ của  Phan Thanh Giản khúc khuỷu thăng trầm, năm lần bị bãi chức rồi phục chức ,  bất kỳ hoàn cảnh nào , cương vị nào  tấm lòng  yêu nước, thương dân, tính tình ngay thẳng của cụ cũng không  lay chuyển.   Phan Thanh Giản  từng khuyên vua “ Quan tốt thì  dân yên”, “ Chỉnh đốn thói quen cũa sỹ phu đề chữa bệnh đau khổ cho dân”, “Nuôi dân chăm cày cấy, dân   yên , binh giỏi như nguồn nước chảy mãi không hết!”. Phan Thanh Giản  xứng đáng với bốn chữ khắc trên khánh vàng vua ban : “ Liêm-Bình-Cẩn-Cán!” (Liêm chính, công bằng, cẩn thận, siêng năng). Cụ còn   là một nhà thơ , nhà văn, nhà nghiên cứu  với  những  tác phẩm nổi tiếng  như  Lương khê thi thảo, Lương văn thi thảo, Sứ thanh thi tập, Việt sử thông giám cương mục v.v .     
  Một con người đại trí , đại nhân, đại dũng  như vậy, nhưng  cụ Phan Thanh Giản sẵn sàng nhận nỗi quốc  nhục về mình,  không tham sống , không màng bia đá bảng vàng,  trước khi chết cụ dặn  con  cháu  chỉ đề hàng chữ : “ Nam kỳ hài nhai lão thơ sanh Phan công chi mộ!” trên mộ chí. Vua Tự Đức và  quan lại  triều  Nguyễn  đã trút hết  trách nhiệm để mất ba tỉnh miền Đông, miền Tây  lên  đầu Phan Thanh Giản: “Nghị hòa là thất cơ, lỗi ấy do hai viên kia! (tức Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp). Câu “Phan, Lâm mãi quốc...” từ đó mà lưu truyền  từ Nam ra Bắc, khắc tội cụ Phan vào tấm bia miệng  trong dân gian.       
 Năm 1886 vua Đồng Khánh đã xét lại công tội cụ Phan Thanh Giản, ra chiếu “Khai phục nguyên hàm”,  khắc lại tên cụ trong bia tiến sỹ ở Văn Miếu Huế (Văn Thánh Miếu). Trước đó dưới  chân núi Ba Thê, Thoại Sơn (An Giang) dân đã lập  đền thờ Phan Thanh Giản, và ở xã Trương Bình Hiệp, Bình Dương  dân thờ cụ trong đình làng ngay từ khi cụ mất.  Năm  1924 vua  Khải Định  ký sắc phong  Phan Thanh Giản là : “Đoan  túc dực bảo trung hưng tôn thần” và chuẩn cho phụng thờ cụ để “ giúp đỡ  và che chở cho dân đen ta”.
  Năm 1963,trong một cuộc hội thảo ở Hà Nội, Viện trưởng Viện sử học Trần Huy Liệu vẫn  kết luận Phan Thanh Giản là kẻ bán nước, đóng  đinh số phận  cụ  vào cùng bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.               
 Ngày Sài Gòn giải phóng, con đường mang tên  Phan Thanh  Giản  từ ngã sáu ra  Hàng Xanh  lập tức  đổi thành đường  Điện Biên Phủ.  Ở  thành phố  Cần Thơ , ủy ban quân quản ra lệnh phá sập bức tượng Phan Thanh Giản trong một ngôi trường mang tên cụ, có người  quá khích mang hình cụ dán vào gốc cây dùng súng AK bắn nát tim.                Mãi hơn 30 năm sau,  một cuộc hội thảo về Phan Thanh Giản được tổ chức quy mô  ở thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá lại toàn bộ cuộc đời cụ , được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiệt liệt hoan nghênh , và  năm  2008, tỉnh Bến Tre đã lập đền thờ  và  dựng tượng  Phan Thanh  Giản,  để  hôm nay chúng tôi được  kính cẩn thắp nén nhang thơm tưởng niệm...                
 Nhẽ ra phải vui vì được chiêm ngưỡng  bức tượng  Phan Thanh Giản trong ngôi đền thờ trang nghiêm như sự minh chứng của lịch sử, nhưng trước hương linh cụ  lòng chúng tôi bỗng nặng trĩu khi nhắc  đến huyện đảo  Hoàng Sa  giàu đẹp và một phần quần đảo  Trường Sa đã rơi vào tay Trung Quốc. Nhà thơ Lê Văn bảo: “ Cái công hàm ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký  gửi cho Trung Quốc năm 1958   na ná cái Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 cụ Phan Thanh Giản ký với Pháp.  Cả hai đều để mất đất của tổ tiên. Nhưng cụ Phan bị ép đến  đường cùng ,  còn ông Phạm Văn Đồng  thì trên  tinh thần đồng chí hữu nghị!”. Chúng tôi tự hỏi, hành  động  Trung Quốc đem quân cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974, Gạc Ma  1988, và xâm lược biên giới phía Bắc  nước  ta năm 1979  có kém  gì thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ 1862 và Miển Tây  Nam Bộ năm 1867?  Sự  cả tin,  nhún nhường  đến bạc nhược  trước Trung Quốc  và cách hành xử với người dân yêu nước của một số quan chức bây giờ  có thua gỉ vua  quan thời Tự Đức ?   
  Hình như lịch sử lắt léo đang muốn lặp lại. Có điều  ngày xưa trước bi kịch của đất nước,  cụ Phan Thanh Giản đã  khảng khái: “Những lá cờ ba sắc không thể  bay phấp phới  trên một  thành lũy nào mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống!”,  thì bây giờ có  kẻ hân hoan nhìn những lá cờ năm sao bay phấp phới trên đất của cha ông ta. 
Ôi “Non nước tan tành hệ bởi đâu?”

    M D
------------------            

BẠO ĐỘNG hay BẤT BẠO ĐỘNG

Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động để lật đổ các chế độ độc tài


Max Fisher
Hoàng Triết chuyển ngữ

Nhà khoa học chính trị Erica Chenoweth cũng như nhiều người khác đã từng tin rằng bạo lực là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ bệ một kẻ độc tài. Dù sao thì lịch sử vẫn đầy dẫy những cuộc đảo chính, cách mạng, và nội chiến. Cô ấy không xem trọng các cuộc biểu tình công cộng và các hình thức chống đối ôn hòa khác cho lắm; làm sao các biện pháp ôn hòa này lại có thể phá bỏ được những thể chế độc tài đầy quyền lực?
Nhưng rồi, như Chenoweth đã thuật lại trong một chương trình của Ted Talk được trình chiếu trên mạng hôm thứ Hai, cô ta đã tổng kết một số dữ liệu và đã bất ngờ bởi những gì cô ta khám phá ra. “Tôi thu thập dữ liệu về tất cả các cuộc vận động bất bạo động và bạo động để lật đổ một chính quyền hay giải phóng một thuộc địa kể từ năm 1900. Các dữ liệu này đã khiến tôi rất kinh ngạc.” - cô phát biểu về hàng trăm trường hợp cô nghiên cứu.
Đây là biểu đồ của cô ta. Nó nêu rõ rằng các phong trào bất bạo động có khả năng thành công nhiều hơn:
chen-topline-chart.png

Biểu đồ 1: Xác suất thành công của các Cuộc nổi dậy Ôn hòa và Bạo động, 1900-2006 (Erica Chenoweth/Youtube). Cột màu đỏ thể hiện đấu tranh bạo động, cột màu xanh da trời thể hiện đấu tranh bất bạo động. Success = Thành công, Partial Success = Thành công một phần, và Failure = Thất bại.
Và xu hướng đó [bất bạo động] trong biểu đồ đang “gia tăng theo thời gian,” Chenoweth phát biểu thêm. “Các cuộc vận động bất bạo động càng ngày càng trở nên thành công hơn.” Bên dưới là một biểu đồ của các cuộc vận động thành công từ 1940 đến 2006.
Dữ liệu trong đó cho thấy một sự gia tăng mạnh mẽ của các cuộc đấu tranh bạo động thành công từ thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, có thể là kết quả của hai cuộc hóa giải thực dân - sự rút chân khỏi vùng Châu Phi hạ Sahara của các đế quốc Âu Châu nối tiếp bởi một số cuộc đụng độ đẫm máu tranh giành quyền lực – và Chiến Tranh Lạnh mà trong đó, các phong trào phản kháng bạo lực của kháng chiến quân được thành công với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và Liên bang Sô Viết. Nhưng xu hướng đó đã bị đảo ngược một cách đáng kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc với con số đấu tranh bất bạo động thành công gia tăng.
“Các nhà nghiên cứu thường nói rằng không một chính quyền nào có thể tồn tại nếu có 5 phần trăm dân số đứng lên chống lại nó,” Chenoweth nói. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng con số thực sự có thể ít hơn đó nữa. Không một cuộc vận động đơn lẻ nào trong thời gian đó thất bại sau khi nó đạt đến và duy trì số người tích cực hưởng ứng nó ở mức 3.5 phần trăm dân số.” Chenoweth nói thêm, “Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Tất cả những cuộc vận động đơn lẻ vượt qua mức 3.5 phần trăm hưởng ứng đều là một cuộc vận động bất bạo động. Những cuộc vận động bất bạo động trung bình đều lớn hơn các cuộc vận động bạo động gấp 4 lần.”
Tất nhiên, 3.5 phần trăm dân số là một con số rất đông. Thí dụ như ở Iran chẳng hạn, nó tượng trưng cho 2.7 triệu người. Ở Trung Quốc thì đó là 47 triệu người. Dù vậy, điều này vẫn xảy ra. Số người Ai Cập tham gia cuộc biểu tình vào tháng Hai 2011 dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak thật ra không rõ chính xác là bao nhiêu, nhưng đạt được mốc điểm 2.9 triệu người không phải là không khả thi.
Chenoweth chú tâm các buổi nói chuyện của cô vào mức quan trọng của việc đạt được con số 3.5 phần trăm dân số tham gia biểu tình để có thể hạ bệ một chính phủ và tại sao đối đầu bất bạo động là biện pháp tốt nhất để đạt được con số đó. Tôi sẽ biện hộ rằng các lý do khiến bất bạo động hữu hiệu hơn bạo động vượt qua giới hạn của câu hỏi chung quanh biện pháp nào hữu hiệu hơn trong việc thuyết phục người ta xuống đường.
Luận văn thạc sĩ của tôi nói về các cuộc đàn áp của chính quyền đối với sự nổi dậy của đám đông. Nó bao gồm những đề tài liên quan đến hiện tượng này. Nói cho rõ hơn, tôi không có chủ đích gì khi đề cập đến chuyên môn của Giáo sư Chenoweth; và so với hàng trăm trường hợp mà cô ấy đã xem qua, tôi đã chỉ nghiên cứu khoảng 30 trường hợp mà thôi. Dù vậy, tôi vẫn tìm được một vài điều hỗ trợ cho kết luận của cô ấy rằng đối đầu bất bạo động hiệu quả hơn.
Một trong số những điều tôi khám phá ra là một cuộc nổi dậy có 50% thất bại nếu nó trở thành bạo động. Hầu như trong mọi trường hợp khi người biểu tình cầm súng lên, sự đàn áp bằng bạo lực của chính quyền đáp trả lại được hợp thức hóa. Nói theo cách khác, các lực lượng an ninh rất có thể sẽ nổ súng – cũng như các các nhân cảnh sát và quân nhân rất có thể sẽ tuân theo lệnh nổ súng đó – nếu phe đối lập nổ súng bắn họ. Đó là phản ứng của con người vì không ai thích mình bị bắn cả. Nhưng, điều đó [quyền đàn áp hợp thức bằng bạo lực] lại quan trọng đối với chính sách đối nội của các chính quyền. Các cuộc nổi dậy thường sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng bên trong chính quyền về tính chính danh của nó, đặc biệt trong trường hợp quan hệ rạn nứt giữa thành phần lãnh đạo quốc gia và lực lượng quân đội cùng/hoặc an ninh. Điều này [quan hệ rạn nứt] tiếp sau đó dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền. Cuộc nổi dậy càng bạo động, khả năng chính phủ [lãnh đạo lẫn quân đội] đoàn kết lại càng cao.
Điều đáng ghi nhớ là chính phủ hầu như lúc nào cũng có lực lượng quân đội trong tay để sai khiến, đủ để nghiền nát bất kỳ cuộc nổi dậy nào. Điều này đặc biệt đúng kể từ khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, sau khi hầu như quốc gia nào cũng có chiến xa, súng máy và các quân cụ khác không một nhóm đối kháng nào có thể sánh bằng trên chiến trường. Tôi khám phá ra rằng một cuộc nổi dậy sẽ có xác suất thất bại 50% nếu quân đội trực tiếp can thiệp. Và chuyện quân đội trực tiếp can thiệp hầu như không xảy ra nếu cuộc nổi dậy được duy trì ở dạng bất bạo động.
Sử dụng bạo lực cũng làm giảm đi sự ủng hộ của công chúng đối với một cuộc nổi dậy. Chenoweth cho rằng đây là vì nổi dậy bằng bạo động đòi hỏi nhiều sức lực và lại nguy hiểm, cho nên nó khiến những người ủng hộ sợ và tránh xa, nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng bạo lực là đề tài còn được tranh cãi nhiều và có thể dẫn đến sự thương hại đối với nhân viên công lực và quân nhân đứng trước mũi súng của những người nổi dậy. Một cuộc nổi dậy bạo động có thể dẫn đến kết cuộc người dân hướng sự ủng hộ của họ về phía chính phủ, trong khi đó thì sự đàn áp biểu tình của chính phủ có thể làm giảm sự ủng hộ của người dân đối với thể chế.
Chenoweth tiếp tục nói về một điểm quan trọng: Các phong trào chống kháng bạo động cho dù thành công vẫn có thể dẫn đến nhiều vấn nạn lâu dài. “Cách bạn chọn để đối kháng thật ra cũng rất quan trọng trên đường dài,” cô ấy nói và giải thích rằng dữ liệu cô ta thu thập cho thấy rằng các quốc gia sử dụng biện pháp nổi dậy bất bạo động “có khả năng rất cao trong việc kiến tạo một thể chế dân chủ.” Các quốc gia này cũng có 15% khả năng không “lại vướng vào” nội chiến so với các quốc gia nổi đậy qua bạo động. Dù sao thì phong trào đối kháng bất bạo động vốn đã có tính chất dân chủ trong đó, như là một sự thể hiện quan điểm công chúng rộng rãi bên ngoài thùng bỏ phiếu. Trong khi đó thì phong trào đối kháng bạo động, không cần biết nó mang ý nghĩa gì trong đó, lại thể hiện một một sự hợp thức hóa quyền lực qua bạo lực. Thật không khó chút nào để nhận ra được những thành viên tham gia nó [phong trào bạo động] rồi cũng sẽ bảo vệ quyền lực của họ bằng bạo lực là chính.
Tất nhiên đây vẫn còn là một đề tài còn đang được khai triển; và một thứ rất phức tạp như một cuộc nỗi dậy lan rộng không thể nào có thể đoán trước được như là một biến số duy nhất. Cho dù phần lớn các cuộc nổi dậy bạo động đều thất bại, một số tuy thành công, bất bạo động lúc nào cũng hiệu quả hơn không phải là một quy tắc nhất định. Để tìm hiểu thêm, hãy tìm đọc “Tại Sao Đối Kháng Dân Sự Thành Công [Why Civil Resistance Work] do Chenoweth và Maria Stephan cùng biên soạn.
Max Fisher là một blogger về ngoại giao của tờ Washington Post. Anh có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh từ ĐH Johns Hopkins.
Theo Dân Luận

BÓNG ĐÁ THANH HÓA LÊN NGÔI

“Biển người” chờ mua xé xem Thanh Hóa gặp Hà Nội T&T

Thứ sáu , 21 / 2 / 2014, 16: 54 (GMT+7)
Cuộc chiến giữa Thanh Hóa và Hà Nội T&T vào chiều nay là tâm điểm của vòng 6 V-League. Đội chủ nhà Thanh Hóa đang trải qua giai đoạn thi đấu thăng hoa, họ đang đứng đầu bảng xếp hạng, cho nên cũng không ngạc nhiên khi khán giả xứ Thanh rất quan tâm đến trận đấu với đối thủ đến từ thủ đô, một trong những đội bóng được xem là mạnh nhất của V-League hiện nay và đang là nhà đương kim vô địch.

Thực trạng bán vé tại V-League hiện tại rất ảm đạm, thậm chí có trận đấu chỉ có vài ba nghìn khán giả tới xem. Nói chung, thông thường các quấy vé ở các sân vận động hoạt động cũng khá nhàn nhã. Ngay bản thân tại Thanh Hóa, ở trên quầy bán vé cũng có dán dòng chữ: “Mua vé là ủng hộ đội bóng”, điều đó cho thấy đội bóng này cũng rất trong mong cổ động viên tới sân.

Tuy nhiên ở trận cầu tâm điểm này, hẳn BTC sân Thanh Hóa lại đang không trông mong “niềm hạnh phúc” có đông khán giả. Bởi lượng khán giả được dự báo đổ về rất lớn và với sức chứa chỉ 14.000 nghìn chỗ ngồi e rằng không đủ đáp ứng hết được nhu cầu của người hâm mộ, và nguy cơ "vỡ sân" cũng tăng cao. Trên thực tế, rất đông khán giả đã đổ về sân vận động Thanh Hóa và quây kín lấy quầy bán vé nhằm mua vé vào sân. Rất nhiều người đã phải tìm mọi cách để mua được tấm vé vào xem trận đấu này.

Hình ảnh “biển người” chờ mua xé vào sân xem Thanh Hóa thi đấu với Hà Nội T&T
  
“Biển người” chờ mua xé xem Thanh Hóa gặp Hà Nội T&T
Rất đông người đã đổ về sân vận động Thanh Hóa để theo dõi trận cầu tâm điểm giữa đội chủ nhà với ĐKVĐ Hà Nội  T&T, ảnh: Gia Hưng

“Biển người” chờ mua xé xem Thanh Hóa gặp Hà Nội T&T
Quầy bán vé vào sân bị quây kín bởi người hâm mộ. Tâm trạng ai cũng hồ hởi, mong mua được một tấm vé vào xem đội nhà thi đấu, ảnh: Gia Hưng

“Biển người” chờ mua xé xem Thanh Hóa gặp Hà Nội T&T
Các nhân bán vé làm việc không kịp. Có lẽ khá lâu rồi các nhân viên bán vé của sân Thanh Hóa mới lại có một ngày làm việc tất bật như hôm nay , ảnh: Gia Hưng

Dòng người đông đúc xếp hàng chờ mua vé, ảnh: Gia Hưng
Dòng người đông đúc xếp hàng chờ mua vé, ảnh: Gia Hưng

Lực lượng bộ đội được tăng cường để hỗ trợ đảm bảo an toàn cho trận đấu, ảnh: Gia Hưng
Lực lượng bộ đội được tăng cường để hỗ trợ đảm bảo an toàn cho trận đấu, ảnh: Gia Hưng

Nhiều người không thể chờ đợi cảnh xếp hàng nên đã mua vé qua cò, ảnh: Gia Hưng
Nhiều người không thể chờ đợi cảnh xếp hàng nên đã mua vé qua "cò", ảnh: Gia Hưng

Vé qua cò đắt gấp 3-4 lần so với giá gốc, ảnh: Gia Hưng
Vé qua "cò" đắt gấp 3-4 lần so với giá gốc, ảnh: Gia Hưng

Nhiều người đã cố gắng tìm mọi cách tiếp cận với quầy bán vé để mua được vé, ảnh: Gia Hưng
Nhiều người đã cố gắng tìm mọi cách tiếp cận với quầy bán vé để mua được vé, ảnh: Gia Hưng
Đưa tiền qua gầm quầy để mua vé, ảnh: Gia Hưng
Đưa tiền qua gầm quầy để mua vé, ảnh: Gia Hưng

Đưa tiền qua gầm quầy để mua vé, ảnh: Gia Hưng
Có người còn sẵn sàng nằm cả ra đất để đưa tiền qua gầm quầy với hi vọng sẽ mua được vé, ảnh: Gia Hưng
(Theo DANTRI )

Chuyện tình đẹp nhất Australia

Trong khi những người khác chỉ nhìn thấy những vết sẹo chằng chịt khắp nơi, đôi mắt anh lại chỉ nhìn thấy duy nhất người con gái mình yêu. “Cô ấy vẫn là Turia. Cô ấy vẫn là con người. Làn da của cô ấy bị biến dạng những cô ấy vẫn là người con gái mà tôi yêu”.
Turia Pitt bị bỏng nghiêm trọng trong một vụ cháy rừng, những vết bỏng tưởng chừng như có thể giết chết cô. Dù phải tập đi, tập nói, tập cầm nắm mọi thứ trong đau đớn như một em bé sau hàng trăm ca phẫu thuật, cô đã hồi phục một cách đáng kinh ngạc nhờ vào quyết tâm sắt đá của chính mình cũng như tình yêu dịu dàng và sự hỗ trợ không mệt mỏi của người bạn trai, người yêu - anh Michael Hoskin.
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Turia Pitt trước khi bị tai nạn
Biến cố khủng khiếp
Turia và 5 vận động viên khác tham gia một giải chạy việt dã bị mắc kẹt trong một đám cháy quét qua vùng Kimberly thuộc miền Tây nước Úc vào ngày 2 tháng 9 năm 2011.
“Tôi nhớ khi mình đang chạy lên một ngọn đồi và nghe tiếng la hét hỏa hoạn. Tôi trèo xuống một đám đất trũng và kéo áo khoác kín người, nhưng nó mau chóng nóng rẫy và tôi bắt đầu nhảy lên cho đỡ bỏng thì khi đó lửa bắt vào người. Tôi nhìn xuống đôi tay đang bốc cháy và chỉ biết sợ hãi kêu cứu”.
Sau khi chờ đợi 4 giờ đồng hồ để được giải cứu, trực thăng đưa Turia đến khoa Bỏng, bệnh viện Hoàng gia của Darwin. Michael Hoskin - bạn trai của Turia - lúc đó đang làm việc ở Sydney đã đón chuyến bay sớm nhất để đến bên cạnh bạn gái.
Khi anh tới nơi, Turia trong suy nghĩ của nhiều người đang nằm chờ chết. Trong tình trạng hôn mê, 64% cơ thể bị bỏng sâu, Turia như bị sưng phồng và gần như không thể nhận ra cô ấy sau nhiều lớp băng bó.
“Ý nghĩ Turia đang nằm chờ chết quá sức chịu đựng của tôi. Tôi cứ tự nói với bản thân mình rằng, cô ấy còn sống, đó là tất cả. Nếu có ai đó, người có thể vượt qua nghịch cảnh như thế này, người đó chính là Turia. Tôi cũng biết rằng cô ấy cần tôi tin tưởng vào điều đó. Tôi phải lạc quan vì cô ấy nhiều nhất có thể và cho cả chính tôi nữa.
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Michael và Turia
Niềm tin của Michael đã được đền đáp. Sau ca phẫu thuật thập tử nhất sinh, tình hình của Turia dần dần ổn định. Các bác sĩ nói với anh rằng, cô ấy chắc chắn sẽ sống nhưng sẽ là một hành trình dài đầy đau đớn để có được bất kỳ hồi phục nào.
Turia đã trải qua 18 ca đại phẫu thuật, hàng chục ca cấy ghép da. Cô cũng có hơn 100 tiểu phẫu khác nhau và trải qua hơn 6 tháng liên tục trong bệnh viện và vẫn đang trong giai đoạn phục hồi chức năng.
Cô mất hầu hết các ngón tay, mất mũi và vùng da cấy ghép cô sử dụng trong những lần phẫu thuật thường xuyên đau đớn.
Tình yêu dịu dàng
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Turia sau khi bị bỏng
Trước tai nạn, Turia có một cuộc sống dường như là hoàn hảo. Sau khi tốt nghiệp trung học, Turia bắt đầu học đại học, với sự chăm chỉ của mình cô trở thành học giả Rio Tinto và tốt nghiệp loại giỏi. Cô từng làm người mẫu và vào thời điểm tai nạn xảy ra, Turia đang là kỹ sư làm việc cho mỏ kim cương Argyle.
“Tôi xinh đẹp, thông minh, có một người yêu tuyệt vời, những người bạn tuyệt vời, tôi có một công việc tốt với mức lương không tồi”. Cũng phải mất khá lâu tôi mới biết điều gì thực sự xảy ra với mình. Tôi phải học lại từ đầu để quay về cuộc sống - tập đi, tập nói - tất cả những điều tôi coi là đương nhiên mình biết thì giờ dường như trở thành những nhiệm vụ bất khả thi. Phải hai năm sau vụ tai nạn, tôi mới đủ tự tin để lộ khuôn mặt và cánh tay trước mọi người”. Tôi nhận ra rằng: người ta có thể thất vọng trong chốc lát, nhưng không thể mang đau đớn theo mình mỗi ngày. Cuộc đời có thể chia cho bạn những quân bài xấu, nhưng chơi với chúng như thế nào mới là quan trọng”.
Đó là tinh thần ko gì dập tắt được vẫn song hành cùng Turia và động lực cho sự hồi phục kỳ diệu của Turia chính là mối tình với Michael.
Tình yêu của Michael dành cho người bạn gái của mình rõ mồn một trong từng khoảnh khắc. Từ cách Michael dịu dàng nâng khuôn mặt dày sẹo của Turia trên đôi tay mình, vén những lọn tóc tối màu để nhìn sâu vào đôi mắt mở to, màu xanh lá cây - nơi duy nhất trên khuôn mặt của Turia ngọn lửa đã không thể chạm tới. Khi anh nói về bạn gái của mình: “Đôi mắt của Turia thật đẹp. Mỗi khi tôi nhìn sâu vào đôi mắt ấy, tôi nhìn thấy cô gái mà mình yêu thương, cô gái mà sức mạnh, sự kiên cường đã khiến tôi kinh ngạc. Với tôi, cô ấy có nghị lực hiếm thấy của con người”.
Cả khi anh chăm sóc Turia. Michael đã ở bên cạnh Turia trong suốt cuộc chiến sinh tử để giành lại sự sống cho cô sau biến cố khủng khiếp. Anh đọc thơ, đọc tiểu thuyết kinh điển cho cô nghe khi cô hôn mê sâu. Không một phút nào anh nghĩ sẽ từ bỏ tình yêu, sự hỗ trợ và hy sinh dành cho cô gái trẻ đang đối mặt với thách thức khủng khiếp, một bi kịch hằn lên cơ thể cô ấy những vết sẹo nhiều đến mức người quen không còn nhận ra cô ấy là ai.
Không khi nào anh dao động niềm tin rằng họ sẽ ở bên nhau như bao cặp đôi khác. “Cô ấy vẫn là Turia. Cô ấy vẫn là con người. Làn da của cô ấy bị biến dạng những cô ấy vẫn là người con gái mà tôi yêu”.
“Tôi vẫn có những tháng ngày cảm thấy mình xấu xí và cảm giác ấy quật ngã tôi nhưng may mắn thay tôi có Michael. Những lời yêu thương dịu dàng của Michael luôn được tôi chờ đợi và chúng như lời thần chú dành cho tôi vậy. Anh ấy ở bên cạnh tôi, từng phút một, từng ngày một, giúp đỡ tôi, khuyến khích tôi, khen ngợi tôi. Ngay cả khi tôi trải qua những tháng ngày đen tối nhất trong bệnh viện, tự hỏi chính mình “Tại sao lại cứu sống tôi để làm gì chứ?” thì tôi biết rằng, anh ấy ở đó là vì tôi.
Tương lai là đám cưới và những đứa con
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Turia chia sẻ: “Tôi yêu cái cách “chúng tôi không bao giờ cãi vã nhau". Điều đó không phải để nói rằng, nó thật dễ dàng hoặc chúng tôi không bất đồng lúc này lúc khác nhưng chúng tôi luôn cố gắng để giải quyết mọi việc.
Mọi người nói, chúng tôi có một tình yêu tuyệt vời và tôi nghĩ là họ đúng nhưng đầu tiên và quan trọng nhất nó phải dựa trên một sự thật rằng chúng tôi là những người bạn. Tất nhiên, chúng tôi yêu nhau, nhưng tình bạn đã cùng chúng tôi đi qua những ngày gian khó. Michael là người bạn tốt nhất. Tai ương có thể giúp con người đến thật gần nhau hoặc đẩy họ ra xa nhau. Đối với chúng tôi, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết”.
Michael và Turia đã bàn đến đám cưới và nó được đặt trong danh sách những ưu tiên hàng đầu, hiện tại, họ tập trung vào phục hồi chức năng và giành lại một vài điều bình thường của cuộc sống trước đây.
Gia đình và những đứa trẻ, cả hai đều nằm trong kế hoạch tương lai của họ.
“Tôi có thể tức giận, nhưng tôi biết rằng, nó chẳng dẫn tôi đến bất cứ đâu. Tôi biết nó cũng chẳng thể thay đổi những điều đã xảy ra hoặc trả lại cho tôi cơ thể ban đầu. Nhưng tôi mạnh mẽ hơn mỗi ngày và với sức mạnh mỗi ngày tôi có được ấy, tôi càng cảm thấy giống Turia của ngày xưa, tôi càng cảm thấy đó là tôi thực sự. Tôi có cả một cuộc đời phía trước. Tôi đang sống cuộc đời đó - ngay thời điểm hiện tại này đây - với Michael người đàn ông tôi yêu".
  • Thuong Sobey ( Theo VN.net dịch và tổng hợp)
(Câu chuyện tình yêu của Turia và Michael được tạp chí phụ nữ Australia ra hàng tuần bình chọn là câu chuyện tình yêu của năm 2013)