Trang

21 tháng 2, 2014

Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông

Chỉ trong vòng một tháng rưỡi vừa qua, có bảy diễn biến mới xuất hiện làm gia tăng căng thẳng về cả ngắn và dài hạn ở khu vực.
Năm diễn biến ngắn hạn bao gồm: Phản ứng của Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh, sự bị động của ASEAN, hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James Shoal (cách Malaysia 80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Bắc Kinh.

Sang tháng Hai, Tổng thống Benigno Aquino kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ để chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô l‎ý của Bắc Kinh.Vào tháng Một vừa qua, chính quyền Philippines đứng ra phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Lực lượng vũ trang của nước này còn để ngỏ khả năng hỗ trợ an ninh cho các ngư dân đi đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.
Diễn biến thứ hai xuất hiện ở hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Bagan, Myanmar trong hai ngày 16-17 tháng Một. Trong khi Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết để phản ứng với ADIZ và lệnh cấm bắt cá, thì phần đông các nước còn lại chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và mong các nước giải quyết vấn đề “bằng biện pháp hòa bình,” chứ không đưa ra các bình luận chính thức hay hành động cụ thể nào.
Chỉ vài hôm sau đó, một đội tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN), gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaisan), và hai tàu khu trục (Vũ Hán và Hải Khẩu), nhổ neo từ căn cứ Hải Nam và đi tuần tra khắp Biển Đông. Đội tàu này sau đó cập bến bãi James Shoal, cách bờ biển Malaysia có 80km và Hải Nam khoảng 1.800km, và thề bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, báo chí nước này cho biết.
Ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” với James Shoal.
"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình."
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel
Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở bãi này để thể hiện chủ quyền. Cả hai lần chính quyền Malaysia đều cho rằng không hề biết sự hiện diện của quân Trung Quốc.
Điều này khiến người ta nghi ngờ: hoặc là Kuala Lumpur đã thiếu thành thực, hoặc khả năng cảnh báo của hải quân Malaysia quá kém, hoặc do chính quyền nước này yêu cầu lực lượng hải quân không đến khu vực trên để tránh va chạm.
Diễn biến thứ tư là việc một bản dự thảo ADIZ trên Biển Đông đã được gửi lên chính quyền Trung Quốc vào tháng 5/2013, tờ Asahi Shimbun đưa tin. Tuy ngay sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, cần phải lưu ý ‎ rằng Bộ Quốc phòng nước này đã từng tuyên bố vào năm ngoái rằng sẽ thành lập các khu vực ADIZ khác khi đã có sự “chuẩn bị sẵn sàng.”
Diễn biến thứ năm là ở thái độ ngày càng quyết liệt của Mỹ với ADIZ và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Evan Medeiros, giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cảnh báo vào ngày 1/2 rằng sự khiêu khích của Trung Quốc sẽ có thể làm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực.
Vào ngày 5/2, trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trợ l‎ý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói Trung Quốc nên thu lại các tuyên bố về ADIZ.
Ông này cũng phản đối “đường chín đoạn” và cho biết Mỹ sẽ ủng hộ việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình.”

ASEAN không đồng lòng trong giải quyết tranh chấp

Xung khắc trong dài hạn

Việc Mỹ đang xem xét lại cán cân quyền lực tại Châu Á-Thái Bình Dương và quá trình hiện đại hóa không ngừng của Hải quân Trung Quốc là hai xu hướng dài hạn rất đáng lưu tâm.
Trong hai tháng vừa qua, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra những nhận xét khá bi quan về sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở phía Tây Đại Tây Dương.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần,” Đô đốc Samuel Locklear, Tổng chỉ huy tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết trên tờ Defense News. ”Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận.”
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho rằng sự vượt trội về công nghệ của quân đội Hoa Kỳ đang bị thách thức nghiêm trọng từ quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc, và bởi sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ.
Theo biên bản điều trần của Văn phòng Tình Báo Hải quân Hoa Kỳ (ONI), thì Trung Quốc đang có tham vọng tăng nhanh chóng các số lượng các đội tàu trên biển, tàu ngầm, và vũ khí.
Quốc gia này cũng vừa bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2018. Nhiều chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc sẽ vận hành đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở các vùng biển xa vào năm 2020.
Những kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc được hỗ trợ bởi ngân sách quốc phòng đạt tới 160 tỷ đô la trong năm 2015. Theo thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kendall, ngân sách cho quân đội của Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần... Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận."
Đô đốc Samuel Locklear
Với các lực lượng bán quân sự địa phương, Trung Quốc cũng đầu tư khá nặng tay. Vào ngày 10/1, một chiếc tàu 5.000 tấn đã được giao cho Hạm đội Phòng vệ bờ biển phía Nam, đặt tại thành phố Tam Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết một chiếc tàu tuần tra nặng 10 nghìn tấn, loại lớn nhất thế giới, cũng đang được lắp ráp.

‘Rủi ro xung đột an ninh’

Những xu hướng an ninh ngắn và dài hạn sẽ càng làm gia tăng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Philippines sẽ tiếp tục đấu khẩu với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ có thể cho tàu chiến đóng quân tại bãi ngầm Second Thomas Shoal, khu vực tranh chấp với Manila. Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề giữa Philippines và Malaysia sẽ khiến cho bốn nước tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực khó đạt được thỏa thuận chung.
ASEAN cũng đã không đạt được đồng thuận trong việc tuyên bố lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, cũng như khả năng thiết lập ADIZ, là rủi ro an ninh cho toàn Đông Nam Á, chứ không riêng gì các nước tranh chấp.
Về phía Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục đẩy nhanh hiện đại hóa cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự tuần tra bờ biển.
Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở trong vùng chín đoạn, vốn sẽ xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia tranh chấp. Trong khi đội tàu bán quân sự sẽ tăng cường tuần tra hoặc đóng quân trên Biển Đông với thời gian dài hơn.
Chính sách chủ động hơn của Mỹ ở khu vực sẽ dễ dẫn tới những phản ứng về mặt chính trị, ngoại giao, và thậm chí là quân sự, của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này cũng dễ hiểu: quá trình hiện đại hóa hải quân và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tất yếu dẫn tới sự suy giảm quyền lực của hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.
Theo bbc

20 tháng 2, 2014

Thái Lan cấm sử dụng bạo lực đối với người biểu tình

Cảnh sát chống bạo động Thái Lan
trợ giúp một đồng đội bị thương sau các vụ
đụng độ với người biểu tình ngày 18/2
                                                                         (Ảnh: Reuters)
Theo phán quyết của Tòa, một số lệnh của chính phủ đã vi phạm và ảnh hưởng đến quyền lợi của người biểu tình theo Hiến pháp.
Ngày 19/2, một tòa án Thái Lan đã ra phán quyết yêu cầu Chính phủ không được sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình đang tìm cách lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Động thái này diễn ra một ngày sau khi các cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát và hàng chục người khác bị thương.Hãng tin AP cho biết, theo phán quyết của Tòa án dân sự, một số lệnh do Thủ tướng và Trung tâm chỉ huy an ninh đặc biệt ban hành theo Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp là bất hợp pháp vì đã vi phạm quyền hiến định của người biểu tình. Các mệnh lệnh này bao gồm lệnh cấm các cuộc tụ họp từ 5 người trở lên, cấm vào một tòa nhà nhất định, cũng như việc sử dụng các tuyến đường nhất định bởi những người biểu tình.Phán quyết của Tòa án cũng cấm chính phủ sử dụng vũ lực đối với người biểu tình.Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án cũng từ chối yêu cầu của người biểu tình đòi Chính phủ phải dỡ bỏ Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp đã ban hành và cho rằng đó là thẩm quyền của ngành hành pháp nhằm thực thi pháp luật.Chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck đã ban hành Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở khu vực Bangkok vào ngày 21/1 sau khi những người biểu tình đe dọa sẽ đóng cửa thủ đô bằng cách ngăn chặn các nút giao thông quan trọng và chiếm Văn phòng chính phủ.Kể từ khi bùng phát các cuộc biểu tình, Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã cố gắng tránh xảy ra đụng độ bạo lực có thể dẫn đến việc châm ngòi cho một cuộc đảo chính của quân đội. Cảnh sát đã được lệnh phải kiềm chế và tránh sử dụng vũ lực đối với người biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên, đụng độ dẫn đến chết người đã xảy ra ngày 18/2 khi cảnh sát tiến hành thu hồi những địa điểm người biểu tình chiếm giữ. Theo số liệu từ Trung tâm y tế Erawan, 5 người đã thiệt mạng và gần 70 người bị thương trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ngày 18/2.Ngày 19/2, hàng ngàn người biểu tình đã bao vây Văn phòng tạm thời của Thủ tướng Yingluck tại vùng ngoại ô phía bắc của Bangkok và tiếp tục yêu cầu Thủ tướng phải từ chức.Theo AP, những người biểu tình đã yêu cầu các quan chức tại tòa nhà của Bộ Quốc phòng không cho bà Yingluck sử dụng nơi đây làm văn phòng làm việc tạm thời. Những người biểu tình cũng tuyên bố sẽ nhắm đến mục tiêu các doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình bà Yingluck."Bất cứ nơi nào bà ấy có mặt, chúng tôi sẽ bám sát bà ta", thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban nói với đám đông". Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh và chúng tôi sẽ tấn công các doanh nghiệp của gia đình Shinawatra cũng như các nguồn vốn của họ".Trong khi đó, quân đội Thái Lan cho biết, Thủ tướng Yingluck và các Bộ trưởng trong nội các đã ở lại Văn phòng tạm thời nhằm tránh làm căng thẳng thêm tình hình hiện nay.Trong phán quyết của mình, Tòa án dân sự cho biết, các mệnh lệnh của chính phủ đã "vi phạm và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người biểu tình theo Hiến pháp".Phán quyết này cũng lưu ý rằng, Tòa án Hiến pháp Thái Lan trước đó đã phán quyết rằng, những người biểu tình đã xuống đường một cách hòa bình. Do đó, Thủ tướng Chính phủ "không thể sử dụng vũ lực để đàn áp" người biểu tình.Hiện vẫn chưa rõ liệu phán quyết trên của Tòa án dân sự Thái Lan có ảnh hưởng đến Lệnh bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình vì vi phạm Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp được ban hành trước đó hay không. 
Nguyễn Hùng/VOV online

------------------

4 nhận xét:

  1. Dân Thái khộ dồi?
    Không có đoảng cai trị, đứng trên hiếp pháp luật pháp để chỉ đạo, lịnh cho tòa án và tưởng thú và lũ khuyển....hè???
    Trả lời
  2. đúng là giã man ,giết chết người biểu tình hjxhjx


    lioa
    on ap
    sua lioa
    sua on ap
    Trả lời
  3. Dân Thái hỏng quá.Không có đảng công sản lãnh đạo,không có chủ nghĩa mác-lê soi đường,họ tự do quá trớn,biểu tình lung tung.Bà thủ tướng Thái nên sang Việt Nam mà học tập.Mới chỉ có mấy trăm người ''tu. tập '' đã bị công an ,dân phòng,xã hội đen...nhiều gấp đôi gấp ba giải tán. Nhẹ thì lôi lên xe chở đi nhốt vào trung tâm phục hồi nhân phẩm , tay nào hăng hái ,to mồm thì nện cho một trận, nặng thì lôi ra tòa gán cho tội 'gây mất trật tự công cộng' cho đi tù.Nhẹ nhàng nhất như hai cuộc 'tụ tập ' gần đây thì huy động công an ,DLV ,xã hội đen phá quấy...Làm gì có chuyện biểu tình cả tháng trời,gây mất ổn định..như vậy. Lại còn chuyện tòa án ra lệnh không được đàn áp người biểu tình ,thì thật quá thể.
    Trả lời

    Trả lời


    1. + quần chúng tự phát, đã bất bình trước hành vi quá khích, kích động la hét, nhận tiền của bọn thù địc... nên đã ra tay thay chời, thay đoảng hành đạo.......

Sự thật đắng cay

- Trung Quốc đã thành công giai đoạn đầu nô dịch Việt Nam với sự tiếp tay của Việt gian. BTTD

 NQL:Tôi định nói với PGS-TS Nguyễn Minh Hòa hãy viết thêm đôi dòng cho bạn đọc biết anh là ai, hiện công tác ở đâu để bạn đọc tin chắc rằng những gì anh viết là sự thật chứ không phải sáng tác. Nhưng nghĩ lại mình đang làm khó cho tác giả nên thôi. Một sự thật quá khó tin, đúng là sự thật đắng cay. Chẳng có gì khó hiểu, một khi lòng yêu nước kiên trì bị đục bỏ thì sự thật này tất yếu phải xảy ra



 Tôi hỏi vợ tôi:
- Em có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
-Không.
 Vợ tôi là bác sĩ một bệnh viện lớn.

Tôi hỏi con gái tôi:
- Con có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không .
 Con gái tôi là sinh viên đại học năm thứ hai

Tôi hỏi 16 cán bộ dưới quyền tôi:
- Các bạn có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không.
Họ tất cả là giảng viên đại học, tất cả là thạc sĩ, 4 người trong đó đảng viên công sản.

Tôi hỏi 62 sinh viên năm thứ 2 trong buổi lên lớp đầu tiên của môn học:
- Các em biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không.
Họ là sinh viên của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Tất cả không ai biết gì về ngày này.

Ai đó sẽ vui sướng vì họ đã thành công trong việc chôn nhanh quá khứ.
Tôi bỏ lớp học ra ngoài, câm lặng nhìn lên trời,  muốn khóc mà không khóc được.
 NỖI ĐAU NÀY TỘI ÁC NÀY AI GÁNH ?
..........................

Sau khi bài đã được đưa lên thì tác giả đã vui vẻ cho biết: Nguyễn Minh Hòa. PGS.TS. Trưởng Khoa Đô thị học, trường đại học khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Phó chủ tịch Hội Qui hoạch và phát triển đô thị TP.HCM. Cựu chiến binh chống Mỹ, Trung đội trưởng đội Biệt động, lữ đoàn 316-Biệt động Sài Gòn-Gia định.

Mời bạn lên giường với vợ

Hôn nhân và chuyện chăn gối hài hước, kỳ dị

20/02/2014 11:00 (GMT + 7)
TTO - Chuyện “chăn gối” vợ chồng là yếu tố không thể thiếu trong đời sống hôn nhân, góp phần quan trọng trong việc xây đắp nền tảng vững chắc về một gia đình hạnh phúc.

Tuy nhiên, tại một số vùng miền trên thế giới hiện vẫn tồn tại những tập tục chăn gối kỳ dị... không chịu nổi (!).
Mời khách “xơi” vợ
Khó mà tưởng tượng về tập tục “cho khách quan hệ với vợ”. Tại đó, người chồng nhẫn tâm để vợ mình trở thành phần chính nghi thức chiêu đãi khách quý, thông qua những cuộc “mây mưa” giường chiếu.
Trong những buổi tiệc ở miền bắc Kamchatka, khu Viễn Đông Nga, người chồng luôn cố gắng làm vợ trở nên hấp dẫn trong mắt các lữ khách bằng việc phơi bày hầu hết bộ phận sinh dục của vợ trước mặt họ. Cuối buổi tiệc, những vị khách quý được ngỏ lời qua đêm cùng vợ chủ nhà với hi vọng cuộc ái ân chóng vánh sẽ “đơm hoa kết trái” tốt. Thậm chí nếu nữ chủ nhà có tin vui, cả làng sẽ mở tiệc ăn mừng.
Đây là cách được cho là tốt nhất để người dân vùng Kamchatka tạo ra những thế hệ con cháu ngoài huyết thống khỏe mạnh thay vì quan hệ khép kín trong cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà xã hội học cho rằng hủ tục hôn nhân kỳ dị này khá tàn nhẫn với người phụ nữ, họ vô tình bị xem là món hàng trao đổi, trở thành phương tiện sinh sản giống loài.
Vấn đề đặt ra tại sao tộc người Kamchatka không từ bỏ lối sống khép kín, giao du với thế giới bên ngoài, từ đó sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại trong việc tạo dựng thế hệ mới vì những mối quan hệ cận huyết.
Người Eskimo tại vùng lục địa Alaska và người Chukchi cũng tồn tại một số tục lệ kỳ quái trong hôn nhân. Trong đó, tục lệ “thuê” vợ ngắn hạn khá phổ biến tại đây, “đặc quyền” đó không xảy ra một cách tùy tiện như chúng ta từng tưởng tượng.
Tập tục này giúp tăng cường tính liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa hai gia đình, làm cho hai bên phụ thuộc lẫn nhau trong lúc cần thiết.
Thông thường, chúng ta gọi đó là tục “trao đổi vợ”, tuy nhiên, The Straight Dope trích dẫn lời tâm sự của một người đàn ông Eskimo: “Đó là cách nhìn phiến diện từ một phía, nhìn nhận hợp lý hơn đây là tục “trao đổi chồng”, vì hầu như và luôn luôn người chồng thay đổi địa điểm, còn người vợ vẫn ở tại gia đình. Việc này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc chỉ xảy ra một lần duy nhất. Giá trị hữu nghị được thiết lập trong lần đổi chồng đầu tiên”.
Trong khi đó, những người phụ nữ chưa lập gia đình hoặc góa bụa có thể tự do “tập thể dục” với bất kỳ người khách hoặc người đàn ông nào, tuy nhiên, con số này nằm giữa ranh giới “hầu như không” và “không tồn tại”. Phần lớn các cô gái đều kết hôn khi họ thành thục các vấn đề tình dục.
Một số nhà tâm lý học cho biết tập tục kỳ quái này phần nào đem lại sự cả nể và miễn cưỡng lẫn nhau, tôn trọng và đoàn kết không có nghĩa là chia sẻ vợ hay chồng cho nhau. Giả dụ, trường hợp người đàn ông từ chối việc quan hệ với người phụ nữ khác, ắt hẳn người chồng sẽ bị lên án, cho rằng không tôn trọng gia đình đối tác.
Theo nghiên cứu của giáo sư Mandala - chuyên gia về văn hóa hôn nhân người Tây Tạng, cho biết tùy vào mỗi vùng miền, tập tục hôn nhân ở đây rất khác nhau. Bên cạnh tập tục đa phu, quan hệ nhiều lần trước khi về nhà chồng, xã hội Tây Tạng có nơi vẫn duy trì tập tục quan hệ “nhăng nhít” trong đại gia đình.
Anh chị em, thậm chí cha mẹ có thể trao đổi vợ chồng cho nhau. Con trai chia sẻ vợ mình với cha, con gái chia sẻ chồng mình với mẹ ruột cô ta, anh chị em trao đổi vợ chồng cho nhau… dần dần mối quan hệ đó trở nên chồng chéo, phức tạp. Tục lệ này được cho là hành động thắt chặt mối quan hệ gia tộc, tạo sự linh hoạt trong hôn nhân.
Nhiều vợ chưa chắc đã… vui
Lắm lúc “lắm vợ nhiều chồng” lại gây nhiều trở ngại trong vấn đề giường chiếu. Minh chứng cho rắc rối này là một câu chuyện có thật xảy ra tại Nigeria, khi một doanh nhân giàu có bị đột tử vì bị sáu bà vợ của mình "cưỡng dâm" suốt đêm.
Ông Uroko Onoja, sống tại thành phố Ogbadibo thuộc bang Benue, Nigeria, là một thương nhân và là nhà hảo tâm rộng lượng. Do làm kinh doanh nên Uroko thường xuyên tiếp khách và đắm mình trong những buổi tiệc. "Bãi đáp" cuối cùng vẫn là những khu vực nhà thổ quanh thành phố.
Mặt khác bản thân Uroko cũng là người đam mê tình dục. Theo nhật báo Verastic, ông có tất thảy sáu bà vợ và có thể con số đó không dừng lại. Một người thân với ông cho biết tòa nhà được lên kế hoạch tu sửa và thêm phòng vì ông Uroko dự định sẽ rước thêm bốn bà.
Người giúp việc nhà Uroko cho biết khu nhà của ông có hẳn một “hậu cung” dành cho các bà vợ. Mỗi người vợ có một khu vực riêng, được trang bị đầy đủ tiện nghi như một khách sạn hạng sang. Ngoài ra, ông còn xây hẳn phòng sinh hoạt chung để mỗi khi nổi hứng, vị đại gia này sẽ "vui vẻ" cùng lúc với cả sáu bà.
Thật không may, chính sự đam mê tình dục đã cướp đi mạng sống của ông. Theo thông tin từ phía các nhà chức trách, Uroko trở về nhà từ một quán rượu lúc 3 giờ sáng, ông vào phòng cô vợ trẻ nhất. Năm người vợ còn lại của ông nổi máu ghen, trên tay cầm dao và gậy xông vào phòng ngủ, buộc ông phải công bằng, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ cho cả năm người.
Theo báo cáo pháp y, ông Uroko đột tử trong lúc quan hệ với bà vợ thứ năm. Sau vụ việc, một trong những bà vợ chia sẻ: “Chúng tôi được cưới hỏi đàng hoàng nhưng không hề được coi trọng so với một gái bán dâm - tức là cô vợ thứ 6 của ộng Uroko. Rõ ràng Uroko đang bị mê hoặc, anh ta không biết rằng chính mình đang hủy hoại sức khỏe, thời gian vào những thứ vô bổ. Chúng tôi luôn sống vui vẻ và đoàn kết nhưng khi người vợ trẻ của Uroko xuất hiện đã làm đảo lộn mọi thứ”.
Một số người cho rằng đây có thể là màn kịch được dựng lên nhằm cướp trắng tài sản khổng lồ của ông Uroko. Hiện cảnh sát vẫn đang tiếp tục làm rõ vụ việc. Nhưng dù gì, sự việc này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho giới thượng lưu trăng hoa, “lắm tiền ham sắc” tại đất nước này - đây là một trong những nơi cổ vũ cho tập tục đa thê trong giới thượng lưu.
Muốn kết hôn, “chuyện ấy” phải tốt
Đêm tân hôn dường như trở thành “một bài thi” mà chính cô dâu, chú rể là những thí sinh. Họ buộc phải thực hành bài thi dưới sự giám sát của vị “giám thị” đáng kính. Bối rối, ngượng ngùng là những gì cặp đôi chia sẻ về đêm tân hôn “có một không hai” đó.
Luật pháp hôn nhân Colombia cho phép mẹ vợ có quyền chứng kiến đêm tân hôn của đôi vợ chồng mới cưới. Chị Amina chia sẻ theo quan niệm của người Colombia, kinh nghiệm “chăn gối” của thế hệ trước sẽ hữu ích cho cặp đôi trong đêm đầu khởi sự cuộc sống gia đình.
Mẹ cô dâu có trách nhiệm quan sát hai vợ chồng “hành xử”, sau đó đưa ra chỉ dẫn hay gợi ý thêm một số kỹ năng. 
Ít ai ngờ rằng dân tộc Ankole (Uganda) buộc cô dâu hiến trinh tiết cho bố chồng trước khi cặp đôi chung đụng. Cô sẽ trải qua một lớp học về "chuyện giường chiếu" do người dì của chú rể dạy. Sau khi trải qua quá trình huấn luyện, bố của chú rể sẽ là người đầu tiên kiểm tra "trình độ" của cô dâu.
Tập tục này cho phép bố chồng được ngủ với cô dâu trước khi chú rể làm chuyện đó. Chẳng khác nào việc lấy vợ cho con chính là chọn vợ cho cha.
Ngoài ra truyền thống người Banyankole cho phép chú rể quan hệ tình dục với dì cô dâu, chứng minh cho gia đình nhà gái khả năng “người đàn ông”. Người dì này sẽ về nhà chia sẻ lại kinh nghiệm... giúp cô dâu.
Hôn nhân và sự có mặt của... nội tiết tố
Các nhà nghiên cứu não đã phát hiện khu vực điều khiển sự ham muốn tình dục ở não người - vùng dưới đồi não và vùng đai vỏ não. Qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng sự ham muốn tình dục có liên quan đến cảm giác chớm yêu say đắm.
Trên phương diện sinh hóa, hai yếu tố này có mối quan hệ và chi phối lẫn nhau, mặc nhiên với chiều ngược lại có thể không xảy ra, nghĩa là khi ham muốn tình dục không có nghĩa là yêu say đắm.
Sự ham muốn tình dục liên quan đến chất phenylethylamine được tiết ra từ phần vỏ não vùng đai, tạo ra cảm giác lâng lâng, gây kích động men theo sự hưng phấn. Các nhà khoa học cho rằng thời gian ba năm say đắm được coi là giới hạn tột cùng của cảm xúc yêu đương, bình quân chỉ kéo dài từ ba đến mười hai tháng.
Theo thống kê của hiệp hội hôn nhân gia đình quốc tế, trung bình cứ sau bốn năm “gắn kết”, các cặp đôi sẽ bước vào thời kỳ chia tay “cảm xúc”, tạo điều kiện hình thành những mối quan hệ ngoại tình.
Lúc này, để duy trì kết đôi, cặp đôi chỉ trông chờ vào tác dụng sinh hóa não của Oxytocin - giữ vai trò quyết định cho cảm giác yêu, được ví như nha phiến hay theo ngôn ngữ bình dân, nó được gọi là “nội tiết tố chung thủy”. Nội tiết tố này được giải phóng khi cả hai quan hệ chăn gối.
TRÙNG DƯƠNG - CHU YÊN

Người nhà liệt sỹ 'căm phẫn' NNC Phan Thị Bích Hằng


- Tôi không bao giờ tin các nhà ngoại cảm VN. BTTD

H. Minh

“Tìm được mộ anh, tôi vừa mừng vừa căm phẫn những nhà ngoại cảm”, người nhà liệt sỹ Phạm Văn Xuân chia sẻ tại chương trình Trở về từ ký ức số 26 (ngày 16/2).


Trong chương trình Trở về ký ức số 26 của VTV (phát sóng ngày 16/2), bà Lê Thị Lập ở Ba Đình, Hà Nội là em dâu liệt sỹ Phạm Văn Xuân cho biết, gia đình bà đã đi tìm mộ liệt sỹ 10 năm nay nhưng vô vọng.

Bà Lập cho biết, “anh Xuân” không trong diện phải nhập ngũ nhưng “anh ấy” đã đi thay chồng tôi, nên giờ chồng đau ốm, bà là vợ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tìm bằng được. Năm 2003, bà bắt đầu đi tìm. Nghe tiếng Phan Thị Bích Hằng, bà quyết tâm gặp bằng được với mong mỏi tìm được hài cốt anh chồng. 

Theo giấy báo tử liệt sỹ Phạm Văn Xuân là liệt sỹ, tiểu đội trưởng tiểu đoàn 5KB, ký hiệu của chiến trường Nam bộ.
“Suốt hai năm cứ thứ 7, chủ nhật là tôi lại bảo các con chở đến nhà nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để chờ gặp, kể cả trời mưa bão cũng đi. Tôi cứ ngồi chờ ở cầu thang khu tập thể kim Liên, quán nước. Nộp giấy báo tử với ảnh trước rồi, 2 năm sau mới được trả lời”, bà Lập kể lại.

Hai năm chờ đợi và câu trả lời của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khiến gia đình bà hoàn toàn tuyệt vọng bởi lời phán “anh ấy chết ở dòng sông Thạch Hãn, mất xác rồi”. Trong khi đó, theo giấy báo tử liệt sỹ Phạm Văn Xuân là liệt sỹ, tiểu đội trưởng tiểu đoàn 5KB (ký hiệu của chiến trường Nam bộ). 

Người nhà liệt sỹ “căm phẫn” NNC Phan Thị Bích Hằng. Người nhà liệt sỹ Phạm Văn Xuân xúc động khi chia sẻ vui mừng tìm được hài cốt anh trai cũng như phẫn nộ trước sự vô tâm của các nhà ngoại cảm, cụ thể là bà Phan Thị Bích Hằng. Ảnh chụp màn hình
“Sau một thời gian ròng rã, năm thứ 2, Bích Hằng nhìn vào ảnh và giấy báo tử nói rằng anh ở đội đặc công, ở quân khu 4, chết ở dòng sông Thạch Hãn. Bao giờ cô có thời gian, cô cứ đến thả hoa. Như thê anh tôi ở dưới dòng sông rồi không vớt được lên nữa. Gia đình tôi rất tuyệt vọng, nhất là chồng tôi. Các con tôi cứ bảo, mẹ đừng đi tìm nữa, bây giờ bác đã mất xác rồi thì thôi, mẹ cứ thắp hương bác thôi nhưng tôi không đành lòng, tôi cứ đi tìm”, bà Lập chia sẻ. 

Thế nhưng mọi đau buồn, vất vả của bà Lập cùng gia đình phần nào được bù đắp khi chương trình Trở về từ ký ức đã tìm được phần mộ liệt sỹ Phạm Văn Xuân tại Nghĩa trang liệt sỹ Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. 

“Tất cả gia đình nào như gia đình tôi thì thật là đau xót vô cùng. Nếu tôi không gửi giấy báo tử cho chương trình thì không bao giờ gia đình chúng tôi tìm được xác anh tôi nữa”, bà Lập xúc động nói.
Kết thúc cuộc trò chuyện với người nhà liệt sỹ Phạm Văn Xuân, nhà báo Thu Uyên cho biết, sẽ đấu tranh đến cùng để các nhà ngoại cảm không thể gây tội ác với bất cứ gia đình liệt sỹ nào nữa.
“Người ta có thể nói thà chỉ cho các gia đình có một chút an ủi còn hơn nhưng mà đối với chúng tôi, các gia đình đã quá đau khổ rồi nên dù là vì lý do nào mà làm cho họ đau khổ thêm một chút nữa, chúng tôi vẫn cho đó là tội ác và chắc chắn chúng tôi sẽ đấu tranh để việc này không diễn ra với bất cứ gia đình liệt sỹ nào”, nhà báo Thu Uyên nói. 

Trước đó, cũng trong chương trình Trở về ký ức nhiều tin tức vạch trần nhà ngoại cảm cũng đã được phát sóng. Trong đó, một nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Thủy có biệt danh là “cậu Thủy” đã bị bắt giữ. Hành vi lừa đảo của người này đã và đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
H.Minh

19 tháng 2, 2014

Thêm một người chết sau khi làm việc với công an


TT - Lại thêm một vụ người dân chết sau khi công an lấy lời khai ngày 13-2 (xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông).
Khám nghiệm tử thi, toàn thân nạn nhân N. bị bầm tím - Ảnh: Tr.T.
Theo kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông, khoảng 15g ngày 13-2, ông Huỳnh Tấn Du (35 tuổi, trú thôn Quảng Lộc, xã Đạo Nghĩa) phát hiện ông Huỳnh N. (39 tuổi, thôn Quảng An, xã Đạo Nghĩa) đang hái trộm tiêu trong rẫy của mình nên đã bắt trói ông N. và báo công an xã. Khoảng 17g30 cùng ngày, ông N. bị dẫn giải về trụ sở Công an xã Đạo Nghĩa để làm việc.
Ba công an xã gồm các ông Nguyễn Hữu Tuyến (27 tuổi), Lê Văn Tâm (46 tuổi) và Trần Văn Công (38 tuổi, trưởng Công an xã Đạo Nghĩa) đã thừa nhận với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông rằng trong lúc lấy lời khai, vì cho rằng ông N. gian dối trong việc khai nhận hành vi trộm cắp nên họ đã dùng dùi cui, tay đánh ông N. nhiều lần.
Nạn nhân phải bò vào nhà
Chỉ có 1/3 công an xã là chính quy
Theo thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có kế hoạch bố trí 70 cán bộ công an chính quy về làm trưởng, phó công an xã tại 70 xã trọng điểm về an ninh, trật tự trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên cho đến nay chỉ mới bố trí được tại 25 xã.
Còn theo đại tá Nguyễn Văn Hùng, toàn tỉnh Đắk Nông có gần 1.000 công an viên cấp xã. Đến nay tỉnh mới bố trí được 13 cán bộ công an chính quy về làm trưởng, phó công an trong số 43 xã trọng điểm về an ninh trật tự.
Đến khoảng 7g30 tối 13-2, ông N. được cho về nhà và hẹn sáng hôm sau (14-2) sẽ làm việc tiếp, tuy nhiên khoảng 9g sáng 14-2 thì ông N. tử vong tại nhà.
Đại tá Nguyễn Văn Hùng, phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết thêm theo ghi nhận khám nghiệm tử thi ban đầu, nạn nhân N. có tổng cộng 33 vết thương, vết bầm tím trên cơ thể, trong đó có chín vết bầm tím trên đầu, mặt. Cơ quan công an đã lấy các mẫu vật nội tạng, não của nạn nhân để giám định xem có bị thương tổn hay không. “Ban đầu, ba công an xã đã thừa nhận có đánh ông N., tuy nhiên chưa thể xác định việc đánh đập này có phải là nguyên nhân chính khiến ông N. tử vong hay không. Sau khi có kết luận pháp y mới có căn cứ để xử lý hình sự ba công an xã này hay không” - đại tá Hùng nói.
Bà Phan Thị Tâm, vợ ông N., cho biết khoảng 8g tối 13-2, khi bà ra mở cửa thì thấy chồng mình không đi được mà phải bò đến kêu cửa (trước đó ông N. được một công an viên chở về bỏ trước cửa nhà). Đêm đó bà Tâm thấy ông N. liên tục nôn ói, kêu đau toàn thân. Sáng hôm sau ông N. chết, gia đình mới phát hiện nhiều vết bầm tím, vết thương hở đã khô máu trên người. Bà Tâm khẳng định trước khi bị đưa lên công an xã, chồng bà hoàn toàn khỏe mạnh, chưa hề có vết thương nào.
Ngày 18-2, đại tá Nguyễn Văn Hùng cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang chờ kết quả giám định pháp y để tiếp tục xử lý vụ việc.
Trước đó tại Đắk Lắk, ông Y Két Dhap đã chết sau khi bị triệu tập đến trụ sở Công an xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin. Sáng 27-11-2013, nhận được tin báo về việc ông Vũ Đức Hòa (thôn Hiệp Tân, xã Hòa Hiệp, Cư Kuin) mất một con bò, công an xã đã triệu tập ông Y Két và một người khác (trú cùng buôn với ông Y Két). Khoảng 14g cùng ngày, gia đình ông Y Két nhận được tin ông đang ở Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin trong tình trạng nguy kịch, khi đến nơi thì ông Y Két đã chết.
Ngày 9-12-2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với hai công an viên xã Ea Bhốk là Trương Trung Hiếu (26 tuổi) và Y Phiên Adrơng (27 tuổi) về hành vi giết người. Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết ông Hiếu và ông Y Phiên đã thừa nhận có đánh đập ông Y Két. Ông Y Đhok Dhap, anh trai nạn nhân, cho biết trước khi bị triệu tập lên công an xã thì ông Y Két vẫn khỏe mạnh, không có bệnh tật hay chấn thương gì.
Cần chấn chỉnh lực lượng công an xã
Trước tình trạng một số công an viên cấp xã vượt quá quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, nhìn nhận: không thể phủ nhận vai trò đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương, nhưng thời gian gần đây Công an tỉnh nhận được nhiều phản ảnh của người dân về tác phong, thái độ làm việc chưa tốt của công an xã. Một vài nơi có tình trạng công an xã khi triệu tập, bắt quả tang các nghi can, nghi phạm lên trụ sở công an xã thì việc đầu tiên là “đánh dằn mặt” để lấy lời khai.
Theo quy định, công an xã chỉ có quyền bắt người quả tang hoặc triệu tập đối tượng nghi vấn để lấy lời khai ban đầu. Nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự thì chuyển công an cấp trên, vụ việc phải xử lý hành chính thì tham mưu chủ tịch UBND xã xử phạt. Công an xã tuyệt đối không được tạm giữ nghi can, nghi phạm; đặc biệt không được đánh đập,  hỏi cung nghi can, nghi phạm nhưng trong thực tế nhiều công an xã không làm đúng quy định.
Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi cho biết thêm hằng năm Công an tỉnh Đắk Lắk vẫn tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến pháp luật, nghiệp vụ và chấn chỉnh tác phong, thái độ của các công an xã khi làm việc với người dân.
Theo đại tá Nguyễn Văn Hùng, hằng năm Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức tập huấn phổ biến pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công an xã, mỗi đợt khoảng 200 công an viên. Ngoài ra, Công an tỉnh cũng đã mở một lớp đào tạo trung cấp cho trưởng công an xã về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật... Tuy nhiên trong thực tế vì nhận thức, hiểu biết pháp luật của công an xã chưa cao nên có xảy ra những sai phạm.
Cả hai ông Trần Kỳ Rơi và Nguyễn Văn Hùng đều cho rằng việc đánh đập nghi can, người vi phạm trong bất cứ tình huống nào của công an đều trái pháp luật và sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm đến đó để làm gương. Về giải pháp để hạn chế và chấm dứt tình trạng công an xã đánh chết nghi can, người vi phạm khi làm việc, cả hai vị lãnh đạo công an tỉnh cho biết sẽ có văn bản gửi về tất cả công an cấp xã để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, xem đó là bài học đắt giá...
TRUNG TÂN
Công an xã không được hỏi cung
Theo pháp lệnh công an xã (do Chủ tịch nước ban hành ngày 2-12-2008), công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Công an xã có 14 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó chủ yếu thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương như:
* Quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ khác.
* Quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã.
* Tiếp nhận, phân loại theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
* Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm lẩn trốn trên địa bàn xã và dẫn giải lên công an cấp trên.
* Lấy lời khai ban đầu các vụ việc nhưng không được tạm giữ hình sự, hỏi cung các nghi can, nghi phạm. Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển nghi can lên cơ quan công an cấp trên...

Không bao giờ quên cuộc chiến 1979 ?


- Nói được nhưng phải làm được thì dân mới tin.

 Tại sao ngày 17.2 hàng năm đảng và nhà nước không làm l tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược? Tại sao lại cản trở, đàn áp người dân làm l tưởng niệm và biểu tình chống giặc bành trướng xâm lược ? BTTD.


“Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Ngày 19/2, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, một số đại biểu đã đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.
Theo quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục (Ủy ban trung ương MTTQ) Phạm Thị Trân Châu, những ngày vừa qua, báo chí đã khơi lại sự kiện này. Bà Châu đề nghị xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa.
Dẫn lời một nhà thơ, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa xã hội Nguyễn Túc cho rằng, đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến cách đây 35 năm chưa được nhìn nhận, đối xử xứng đáng.
tt123-9863-1392863851.jpg
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị sáng 19/2. Ảnh:N.Hưng.
Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979".
Ông cho biết, tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói. Chia sẻ thêm với các vị lão thành của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ cho biết, Bộ Chính trị vừa qua đã tổ chức hai phiên làm việc để nghe về đề án liên quan tới sự kiện năm 1979 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Mặt trận thông tin cụ thể. “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh với chiều dài 1.200 km. Trung Quốc rút quân vào ngày 18/3 cùng năm. Suốt 10  năm sau đó, tuyến biên giới phía Bắc luôn được đặt trong tình trạng chiến tranh.
Chia sẻ với VnExpress, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, thế hệ đã hy sinh trong cuộc chiến cần có sự tôn vinh xứng đáng. “Đề cập cuộc chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hòa bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh”, ông nói.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an), nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.
Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Hưng (Vnexpress)