Trang

17 tháng 2, 2014

Bệnh thành tích thật là nguy hiểm!

Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục chỉ có thể thực hiện được khi đội ngũ nhà giáo Việt Nam vững vàng về chuyên môn, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp "trồng người", miễn nhiễm với bệnh thành tích và bệnh vô trách nhiệm đối với học trò.
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp) 
Tối thứ bảy 15/2, bản tin thời sự VTV có phóng sự về trường hợp học sinh tiểu học ở Nghệ An sắp học xong chương trình lớp 3 mà hầu như không thể viết từ đơn giản cũng như đọc hiểu. Bố của cháu bé vô tình phát hiện ra sự việc, xin với nhà trường cho con học lại từ lớp 1, nhưng không được chấp thuận.

Một tuần trước khi xuất hiện bản tin trên, báo chí đưa tin "có 5 học sinh Trường Tiểu học Thanh Vân, xã Thanh Vân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đều không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn tuần tự lên lớp". Trong bài viết có tựa "Không biết chữ vẫn lên lớp 4", tác giả nêu kỹ về trường hợp của cháu Nguyễn Thị Lê, người đã "được học hè để lên lớp 4 nhưng viết không được, đọc cũng chẳng xong". Bố của cháu Lê bức xúc, chất vấn nhà trường - một trường chuẩn quốc gia hẳn hoi, một lãnh đạo nhà trường "đối lại", đại để là gia đình không chăm bẵm con mình nên mới ra nông nỗi (!?). Chuyện không dừng ở đó, theo lời người viết thì ngoài Nguyễn Thị Lê còn có vài học sinh của trường này ở vào tình trạng tương tự.

Với trường hợp của cháu Lê, người trong cuộc có nhiều cách biện giải, như một vị sống sượng rằng trường chuẩn quốc gia có… "tiêu chuẩn" 5% học sinh yếu kém. Nhưng nói giỏi đến mấy đi nữa thì cũng không giấu được sự thật. Sự thật, như lời người bố thì "năm ngoái mỗi lần thấy con bỏ học về giữa chừng, tôi hỏi vì sao về, con tôi nói hôm nay có đoàn thanh tra dự giờ nên cô cho mấy đứa học kém về" (!). Sự thật, có phải là bệnh thành tích ở Thanh Vân?

Chuyện ở Thanh Vân không phải cá biệt, ngay cả khi, vì nhiều lý do mà đa số việc học sinh yếu kém vẫn lên lớp đều đều, không được thầy cô đầu tư thời gian chăm sóc đặc biệt để nâng cao nhận thức nhưng không được dư luận biết tới. Cách nay nhiều năm, VOV từng đưa chuyện ở một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, khá giống với trường hợp mới đây ở Thanh Vân. Năm ấy, cũng là chuyện học sinh đều đều lên lớp 7-8 dù "đọc không thông, viết không thạo" và chuyện chỉ được phát hiện bởi người ngoài ngành giáo dục (một cán bộ đoàn). Cũng đã nhiều năm nay, liên quan đến những việc tương tự, giới truyền thông đã hình thành cụm từ "ngồi nhầm lớp" - ý chỉ những trường hợp học hành kém cỏi, lẽ ra phải lưu ban nhưng vì lý do nào đó mà vẫn được cho lên lớp đều đặn.

Chuyện ở Nghệ An, chuyện ở Kiên Giang, chuyện Đồi Ngô - Bắc Giang (và còn ở đâu nữa?) không chỉ mang màu sắc bệnh thành tích, mà đồng thời có hơi hướng của một loạt bệnh khác, như bệnh hình thức, bệnh vô trách nhiệm, bệnh gian dối… Tập hợp lại, những chứng bệnh ấy thể hiện rõ sự nguy hiểm đặc biệt, để lại hậu quả nặng nề đối với thế hệ trẻ và cộng đồng nói chung, có thể hủy hoại tương lai của những cá nhân trong cộng đồng rộng lớn, gieo rắc một lề lối làm việc không thể chấp nhận được.

Những năm qua, ngành giáo dục tuyên chiến với bệnh thành tích, thói gian lận thông qua cuộc vận động "Hai không". Thành tích có nhiều, được biết qua số liệu thống kê hằng năm, qua biểu hiện vào cuộc quyết liệt của ngành trên bình diện rộng. Tuy thế, thay vì dàn trải, cần phải tính đến những giải pháp mang tính trọng tâm nhằm tạo bước đột phá, hướng đến mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ người thầy. Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục chỉ có thể thực hiện được khi đội ngũ nhà giáo Việt Nam vững vàng về chuyên môn, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp "trồng người", miễn nhiễm với bệnh thành tích và bệnh vô trách nhiệm đối với học trò.

Theo Dục Tú
Hà Nội Mới

16 tháng 2, 2014

Giá sữa tăng vì quản lý nhà nước kém

Giá sữa tăng vì quản lý nhà nước kém
Trao đổi với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giá sữa liên tục tăng trong thời gian gần đây đã chứng minh công tác điều hành, quản lý của Nhà nước không hiệu quả. Ông cũng đặt ra nghi vấn, đây là sự buông lỏng hay là sự bất lực của cơ quan chức năng?

Giá sữa đã liên tiếp tăng trong nhiều tháng qua và tiếp tục tăng thêm 7 - 15% từ ngày 1.3 tới. Ông có suy nghĩ gì về việc tăng giá lần này?
Điều này thể hiện sự quản lý của Nhà nước không hiệu quả. Mặc dù Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản, chỉ thị nhưng vẫn chưa đi vào cuộc sống, không có hiệu quả thực sự. Vậy chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của nó là từ đâu? Là sự buông lỏng hay là Nhà nước không có khả năng quản lý? Nếu là buông lỏng thì phải như thế nào? Và nếu bất lực thì phải như thế nào? Phải xoay quanh vào 2 vấn đề này.
Thực tế, Cục Quản lý giá đã ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai giá bán, tuy nhiên giá sữa vẫn tăng. Vậy, đây có phải là sự bất lực của cơ quan quản lý không, thưa ông?
Sữa là mặt hàng Nhà nước không định giá, bởi vì đây không phải là sản phẩm độc quyền. Trong nền kinh tế thị trường, với những sản phẩm nào Nhà nước không độc quyền thì Nhà nước không được định giá. Còn sản phẩm nào ở trên thị trường còn có sự cạnh tranh thì phải để cho thị trường quyết định. 
Sữa là 1 trong 14 mặt hàng Nhà nước bình ổn. Vậy tại sao thời gian vừa qua vẫn xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp tăng giá vô tội vạ? Về nguyên tắc quản lý đối với một mặt hàng mà Nhà nước không định giá thì như thế nào? 
Nhà nước đã bắt đầu yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai, đăng ký giá. Vậy các doanh nghiệp và kể cả cơ quan quản lý đã làm đúng chức năng đó chưa? Việc đăng ký, kê khai giá của các doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý giám sát và đảm bảo là đăng ký, kê khai chính xác hay chưa? Mỗi một lần tăng giá, lý do đưa ra có thỏa đáng hay không?
Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tăng mà Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) bảo không được, lý do đưa ra không được, nhưng các doanh nghiệp vẫn tự ý tăng thì giải pháp như thế nào? Đó là một loạt các câu hỏi được đặt ra và cơ quan quản lý cần phải giải quyết.
Một lãnh đạo của Cục Quản lý giá từng cho biết, việc quản lý giá sữa hiện nay là rất khó khăn và phức tạp vì không kiểm soát được giá nhập vào của các doanh nghiệp. Và khi kê khai ở Hải quan cũng rất khó xác định được đó có phải là giá chuẩn hay không. Ông có ý kiến gì về việc này?
Kể cả Cục Quản lý giá hay Cục Hải quan đều thuộc Bộ Tài chính. Cho nên Cục Quản lý giá cần phải có biện pháp, có sự phối hợp với Hải quan để quản lý giá sữa cho hợp lý. Còn cùng một Bộ mà ông nào cũng chỉ biết làm việc của mình thôi thì không được. Để làm cơ sở cho Cục Quản lý giá có thể giám sát tốt giá đầu vào thì Cục Hải quan phải làm những gì, Cục Quản lý giá cần phải yêu cầu cụ thể. Còn nếu một trong hai Cục chưa làm tròn trách nhiệm thì phải báo cáo lên Bộ trưởng. Còn nếu hai Bộ khác nhau chưa thống nhất thì phải tiếp tục báo cáo lên Thủ tướng.
Trước những đợt tăng giá sữa chóng mặt như hiện nay, không ít người tiêu dùng cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy, ông có lời khuyên nào với người tiêu dùng vào thời điểm hiện nay?
Có một câu nguyên lý rất vớ vẩn là "người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông thái". Nhưng mà muốn thông thái thì còn phải phối hợp với các cơ quan chức năng, để cơ quan chức năng có những biện pháp. Đồng thời, có một việc cơ bản nhất là Bộ Tài chính, Bộ Y tế phải lập một trang web về giá sữa, trên cơ sở để người tiêu dùng và các cơ quan biết được những thông tin về giá cả mặt hàng sữa trong nước và giá các mặt hàng sữa trên thế giới, thông qua đó có sự so sánh.
Hiện nay, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thì có thể làm được việc đó. Căn cứ vào giá, căn cứ vào chất lượng, một khi có sự tăng giá đột biến thì cơ quan chức năng phải thổi còi, còn người tiêu dùng phải tẩy chay, chứ không đơn giản là sự lựa chọn thông minh nữa.
Khi cơ quan chức năng, người tiêu dùng và cả các phương tiện truyền thông cùng lên tiếng tẩy chay thì sẽ đảm bảo được sự liêm minh. Còn khi chỉ có sự lên tiếng một phía thì chưa thể kiểm soát giá tốt được.
Xin cảm ơn ông!
Duyên Duyên 

LHQ ra phúc trình về tội trạng Bắc Hàn


Cập nhật: 03:43 GMT - thứ hai, 17 tháng 2, 2014

Gia tộc nhà Kim bị tố cáo cai trị bằng cách gieo rắc sự sợ hãi
Kết quả điều tra kéo dài một năm của Liên Hiệp Quốc về vi phạm nhân quyền của Bắc Hàn sắp được đăng tải và Liên Hiệp Quốc được trông đợi sẽ kêu gọi trừng phạt quốc gia này vì những vi phạm có hệ thống.
Một ban chuyên trách do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ủy quyền nói người dân Bắc Hàn đang gánh chịu ‘sự tàn ác khủng khiếp’.

Họ được cho là sẽ đề xuất tòa án quốc tế điều tra.Nhóm chuyên gia này đã nghe những bằng chứng về tra tấn, lao động khổ sai, bạo lực tình dục, đàn áp chính trị nghiêm trọng và một số tội ác khác.

‘Cai trị bằng khủng bố’

Phóng viên BBC Imogen Foulkes ở Geneva nói rằng bản phúc trình về tình hình nhân quyền ở Bắc Hàn được cho là chi tiết nhất và nghiêm trọng nhất mà Liên Hiệp Quốc từng đưa ra.
Những người làm chứng trước ủy ban này bao gồm một người phụ nữ buộc phải nhấn nước con nhỏ của mình, những đứa trẻ bị bỏ tù từ khi sinh ra và để cho chết đói và những gia đình bị tra tấn vì xem phim tình cảm tâm lý của nước ngoài.
Bản phúc trình đầy đủ được cho là có hàng trăm trang đưa ra thêm bằng chứng về chính sách cai trị bằng khủng bố của quốc gia này, phóng viên của chúng tôi cho biết.
Hãng tin Mỹ AP dẫn nội dung bị rò rỉ của phúc trình này nói rằng chế độ Bắc Hàn đã có những quyết định nhằm để duy trì quyền cai trị và họ hoàn toàn ý thức được rằng những quyết định này sẽ làm gia tăng nạn đói và chết chóc trong dân chúng.
Trong nhiều năm, những người dân Bắc Hàn chạy trốn khỏi đất nước đã kể lại chi tiết những câu chuyện đau thương dưới triều đại tàn bạo của nhà Kim.
"Chế độ Bắc Hàn đã có những quyết định nhằm để duy trì quyền cai trị và họ hoàn toàn ý thức được rằng những quyết định này sẽ làm gia tăng nạn đói và chết chóc trong dân chúng."
Trích báo cáo nhân quyền Bắc Hàn
Chính quyền Bình Nhưỡng nhốt hàng chục ngàn tù chính trị trong các trại và phân loại người dân ra theo mức độ trung thành với chế độ.
Người dân sống trong một hệ thống bị giám sát chặt chẽ từ nơi cư trú. Họ được khuyến khích đấu tố lẫn nhau, theo các nhân chứng.
Mặc dù những thông tin như thế này đã được công chúng biết đến trong nhiều năm, cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc là nỗ lực quốc tế nổi bật nhất để điều tra các cáo buộc này.
Bình Nhưỡng từ chối tham gia và cuộc điều tra và bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền và tội ác chống loài người.
Theo AP thì bản phúc trình này kết luận rằng những thông tin mà họ thu thập được cần phải được một cơ quan công lý quốc gia hoặc quốc tế có năng lực tiến hành điều tra hình sự.
Tuy nhiên, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phong tỏa bất cứ nỗ lực nào đưa Bắc Hàn ra Tòa Hình sự Quốc tế.
Và tòa án kiểu như ở Rwanda, Sierra Leone hay Campuchia sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác từ những thành phần bên trong đất nước.
Phúc trình này sẽ được chính thức trình lên vào tháng Ba. Khi đó, Hội đồng Nhân quyền sẽ quyết định ủng hộ đề xuất nào trong phúc trình.
Theo bbc

Công nghiệp ôtô VN thua kém...


(Thị trường) - Sau khi đăng tải bài viết Campuchia có ôtô điều khiển bằng smartphone, VN "ngượng", đã có hơn 100 ý kiến phản hồi của độc giả về việc vì sao nền công nghiệp của nước nhà không phát triển.

Trong khi Campuchia có ô tô điều khiển bằng Smartphone, tại Việt Nam nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới phải rời bỏ Việt Nam với lý do họ không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa. Câu chuyện khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi về việc những Giáo sư, Tiến sĩ của Việt Nam đã ở đâu, làm gì hay lỗi thuộc về quản lý nhà nước?
Đã có những độc giả đưa ra những lời trần tình, những lý do đáng để thông cảm, nhưng cũng có những độc giả thẳng thắn chê trách.
Lợi ích nhóm, tiến sỹ giấy đang làm chết nền công nghiệp
Độc giả Trọng Lam bày tỏ một phản hồi đầy tâm huyết: “Từ năm 1967 người Nhật sản xuất xe Honda 67 cho người Việt chúng ta sử dụng, sau gần 47 năm chúng ta vẫn chưa sx được xe 67. Ngành cơ khí chúng ta làm gì sau gần hơn nữa thế kỷ. Thật đáng buồn.
Vì các bạn nghĩ mình hơn CPC nên mới bức xúc vậy, chứ mình luôn kém họ, tăng trưởng kinh tế của họ bao năm luôn ở ngưỡng trên dưới 10%; mọi thứ như vàng, sữa, vật dụng ở họ rẻ hơn ta, buôn toàn từ đó về, họ đi lên từ đống tro tàn diệt chủng nhưng họ tạo ngay được thiết chế văn minh hơn.
Không biết giáo sư ,tiến sĩ của ta nhiều như vậy để đi đâu hết rồi mà chịu thua kém họ vậy? Có ai tự ái vì điều đó không hay thấy họ phát triển mặc họ,còn ta cứ táng tàng.
Chúng tôi cũng hiểu VN mình có nhiều kỹ sư giỏi nhưng chính sách kém. Nó chỉ dựa trên nhóm lợi ích. Bao năm bảo hộ không phải để phát triển xe trong nước mà để đoạt lới ich, bây giờ sắp đến 2018 lại sắp thả gà, bóp chết ngành cơ khí VN.
Việt Nam ta không sản xuất được bu lông ốc vít, dây điện thì ta đi nhập lo gì, còn GS.TS của ta thì sáng cắp ô đi, tối mang ô về,sông chết mặc bay, tiền lương thì cứ đút túi, chẳng cần nghiên cứu mệt óc, còn thế giới phát triển kệ họ, Campuchia họ có ôtô điều khiển bằng smartphone kệ họ, rồi đến một lúc nào đó ta sẽ có các bạn cứ yên tâm.”
Chiếc ô tô điện do Campuchia tự sản xuất có giá thành rẻ, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và hiệu quả về tính năng
Chiếc ô tô điện do Campuchia tự sản xuất có giá thành rẻ, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và hiệu quả về tính năng
Trong khi đó, độc giả Hùng thẳng thắn chỉ trích: “Việt Nam có cả viện hàn lâm, viện KH này nọ... TS,KS của VN nhiều như nấm, thế mà xe đạp điện vẫn nhập khẩu, nồi cơm điện, bàn ủi vẫn phải lắp ráp từ linh kiện của nước ngoài.
Thì là bởi Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư giấy, ăn tục nói phét giỏi, đụng một tí mở miệng ra là cơ sở khoa học này, luận cứ khoa học nọ, ai làm thì gièm pha đố kỵ người ta, còn mình thì chẳng có một cái sản phẩm nào. Bản chất tự ti nhưng thừa đố kỵ. Năng lực thì đừng nói thực tiễn mà ngay cả lý thuyết cũng ú ớ nhưng chém gió thét lác thì thành thần.”
Còn độc giả Thanh Dũng thắc mắc: “Tôi thấy Việt Nam nhan nhản giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân nhiều lắm mà,báo chí ngày nào cũng đưa tin nào là giáo sư này, tiến sĩ kia, thạc sĩ nọ mà không thấy một công trình nào cho ra hồn.”
Còn độc giả Thanh Thanh đã kể lại một câu chuyện về độ sướng của một công chức mua học hàm học vị: “Ở viện tôi có một bà là phó giám đốc chuẩn bị về hưu,bà ấy đã "chạy"chức phó giáo sư và thế là đương nhiên được ở lại làm việc thêm 5 năm nữa.mà công việc phó GĐ của bà ấy hàng ngày là đợi ký công văn xong là đi chơi. Đời công chức sướng thật!chẳng phải có sáng kiến này sáng kiến nọ làm gì mà vẫn tiền nhiều.”
Sử dụng smartphone trong xe ô tô của Campuchia
Sử dụng smartphone để điều khiển trong xe ô tô của Campuchia
Cũng vì cơ chế
Trong khi đó, có nhiều ý kiến cho rằng do doanh nghiệp nước nhà không chịu đổi mới, không chịu đi tắt đón đầu, tiếp thu công nghệ mới, chuyển giao cơ chế… Tuy nhiên, độc giả ký tên NĐT đã bày tỏ:
“Đừng trách doanh nghiệp phải tội. Doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự mở đường từ cơ chế của nhà nước. Nếu tôi sản xuất linh kiện rồi để cho phá sản thì tôi sản xuất làm gì.”
Độc giả Dung có cùng quan điểm với NĐT, phân tích: “Một nhà máy vốn tối thiểu 50 tỷ (2 triệu đô) với 50 người sản xuất 1 tháng đủ ốc vít, sên tải cho toàn bộ xe máy lắp ráp tại VN 5 triệu bộ. Sau đó đóng cửa trùm mền 11 tháng cho phá sản luôn sao? Chưa kể còn bị hàng giả, Trung Quốc nhập lậu phá đám bị đối tác hăm he giảm hợp đồng chẳng nhà máy nào làm cả chỉ hợp tác xã nhỏ kéo dài cả năm nuôi công nhân thôi!”
Còn độc giả tên Thanh nhận định: “Bao nhiêu tiền cứ đổ dồn vào các Tập đoàn NN thì lấy đâu mà đầu tư vào các ngành ô tô, giáo sư, TS thì nhiều nhưng đa số là GS giấy, TS giấy cho nên không sản xuất nổi ốc vít, dây điện theo đúng tiêu chuẩn của ngành xe hơi là đúng thôi.”
Đúc kết lại, để ngành công nghiệp Việt Nam không thể phát triển, độc giả Trọng Tín cho rằng: “Việt Nam tập trung đầu tư các doanh nghiệp nhà nước, xong thất bại rồi lại rút kinh nghiệm, rút hoài hoài mà không hết sợi dây đó. Những ngành công nghiệp nền tảng thì không đầu tư mạnh như hóa chất, vật liệu, luyện kim, cơ khí chế tạo thì... vậy thôi!.
Thu Phương
 (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)

Ý kiến phản hồi 
Sắp xếp theo 
  • đừng đổ lên đầu kỷ sư.họ rất muốn làm 1 cái gì đó cho đất nước lắm.nhưng vấn đề là muốn là và làm được nó rất xa vời khi ở VN.có 1 ý tưởng hay bắt tay thiết kế trên giấy xong chạy ... 
    Tuan - gửi lúc 12 phút 2 giây trước đó

    +0
  • Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền
    ngoclam - gửi lúc 12 phút 53 giây trước đó

    +0
  • quả đúng là thời nay không ít nhửng người mang danh là giáo sư ,tiến sỹ ,viện nghiên cứu này ,viện kia nhưng chẳng làm dược gì cho sự phát triển của đất nước mà chỉ giỏi cầm cờ chạ... 
    tam sai gon - gửi lúc 14 phút 13 giây trước đó

    +0
  • " Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư giấy, ăn tục nói phét giỏi, đụng một tí mở miệng ra là cơ sở khoa học này, luận cứ khoa học nọ, ai làm thì gièm pha đố kỵ người ta, ... 
    lê trần - gửi lúc 16 phút 12 giây trước đó

    +0
  • cam on thu phuong,bai noi cua chi rat hay,rat thuc te,chung ta that xau ho khi phai nhin nhan lai chinh ban than than minh,
    buon qua - gửi lúc 23 phút 30 giây trước đó

    +0
  • Có những vấn đề khác nhau giữa phát triển khoa học và sản xuất công nghiệp. Tiến sỹ kỹ sư thì chỉ đơn giản họ làm việc về khoa học thôi chứ không hẳn là họ có thể chế tạo được xe ô... 
    vui_vui - gửi lúc 29 phút 3 giây trước đó

    +0
  • Ở xứ sở mà tiền công vá một cái ruột xe có lúc bằng tiền công vá một cái ruột ... người thì nghiên cứu, sáng chế làm gì cho mệt. Vì vậy đừng có trách các "Nhà khoa học" nước ta nướ... 
    Em yêu khoa học - gửi lúc 30 phút 3 giây trước đó

    +0
  • Bài viết rất hay, phản ánh một thực tế đang hoành hành tại Việt Nam. Các nhà lập ra kế hoạch thì đại ngôn, lúc nào cũng lớn tiếng. Các nhà khoa học, tiến sĩ thì ăn hại, suốt ngày n... 
    Tuyen Văn - gửi lúc 20 phút 23 giây trước đó

    +0
  • toàn bằng giả đấy,chỉ giỏi nịnh hót thôi,mấy người thực tài thì đâu có được trọng dụng .tất cả đều do cơ chế mà ra,
    huy - gửi lúc 21 phút 26 giây trước đó

    +0
  • Tôi đã học trường ĐH gọi là lớn bật nhất TP.HCM tại đường Lý Thường Kiệt. Tóm tắc thế này giáo sư đọc viết trên bảng như đạn bắn sinh viên mở mắt vặn óc hết công suất theo giỏi lắm... 

'Nhảy múa cản trở tưởng niệm 1979'

Cập nhật: 11:36 GMT - chủ nhật, 16 tháng 2, 2014


Hình ảnh đưa lên mạng xã hội cho thấy nhóm người nhảy múa hôm Chủ nhật
Những người tìm cách đặt vòng hoa tưởng niệm cuộc chiến Việt – Trung bị cản trở bởi các cụ già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội.
Cảnh tượng hôm Chủ nhật 16/2 bị một số người xem là cách của chính quyền Hà Nội muốn ngầm cản trở đoàn người.

'Nhảy múa vui vẻ'
Sự việc xảy ra một ngày trước hôm 17/2, đánh dấu 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Viết trên Facebook, nhà văn Thùy Linh, sống ở Hà Nội, mô tả: “Hôm nay dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài cảm tử, các cụ bô lão cùng các cháu đoàn viên thanh niên nhảy múa vui vẻ trước anh linh 6 vạn chiến sỹ đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.”
Bình luận về cảnh nhảy múa, nhà thơ Đỗ Trung Quân, từ TP. HCM, viết trên trang Facebook cá nhân: “Nhảy nhót chả có gì sai, nhưng dàn trận để quấy rối những cuộc tưởng niệm đồng bào chiến sĩ trong ngày bọn xâm lược tấn công 35 năm trước thì trông hèn nhục.”
Tường thuật từ Hà Nội, bản tin của AP cho biết khoảng 70 người tham gia cuộc tuần hành gần Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội hôm Chủ nhật.
Họ khẩu hiệu chống Trung Quốc, chụp hình, quay video để đưa lên blog và Facebook. Sau khoảng 90 phút, những người tuần hành đặt vòng hoa tưởng niệm tại một ngôi chùa trước khi chia tay.
Phóng viên Chris Brummitt của hãng AP, từ Hà Nội, nhận định quan hệ với Trung Quốc, “đồng minh ý thức hệ và đối tác thương mại chính, là vấn đề chính trị trong nước rất nhạy cảm cho giới cai trị tại Hà Nội”.
“Họ không muốn sự giận dữ chống Trung Quốc trên đường phố lại lan sang các lĩnh vực khác chịu sự cai trị áp chế của họ,” phóng viên này viết.
Trước đó, một nhóm nhân sỹ hơn 70 vị, trong đó có những cái tên như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Quốc Thuận, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Trung..., hôm 12/2 ra Lời kêu gọi trong đó nói hành động tấn công Việt Nam của Trung Quốc năm 1979 là "hèn hạ, sỉ nhục".

Vài chục người tham gia tuần hành hôm Chủ nhật 16/2
Các tác giả của lời kêu gọi, tự nhận là 'ưu tư về vận nước' yêu cầu chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc "chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc" ngày 17/2/1979 bằng nhiều hình thức.
Theo bbc

VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI HỌA BỊ TRUNG QUỐC NÔ DỊCH

Tù binh TQ trong chiến tranh biên giới 1979

Trong suốt chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn luôn phải đấu tranh chống lại dã tâm xâm lược của Trung Quốc. Tư tưởng bành trướng- xâm lược Việt Nam đã ngấm sâu vào tiềm thức và di truyền trong các triều đại Trung Quốc. Nhưng có lẽ chưa bao giờ Việt Nam lại phải đối phó với tham vọng xâm lược nham hiểm của Trung Quốc và âm mưu bán nước đê hèn của bè lũ Việt gian như ngày nay.
Trong thời đại văn minh Toàn Cầu Hóa, luật pháp và công pháp quốc tế không cho phép một nước lớn đơn phương xâm chiếm nước khác, nên Trung Quốc không thể dễ dàng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Chính vì vậy, Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều sách lược, thủ đoạn hiểm độc, trường kỳ thôn tấn, nô dịch Việt Nam.

 Về chính trị
 Chủ nghĩa cộng sản Macxit- leninis đã thất bại, Việt Nam mất chỗ dựa là Liên Xô và hệ thống XHCN (đã
xụp đổ). Để giữ chính quyền cộng sản và độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của đảng trên Tổ quốc, Đảng đã thuần phục Trung Quốc, dựa vào TQ để giữ quyền lực (họ sợ bị suy vong). Nắm rõ yếu huyệt này, chính quyền TQ đã kiềm chế đảng cộng sản VN, áp đặt chính sách nô dịch- thực dân kiểu mới vào VN. Đảng cộng sản VN đã phải nhân nhượng TQ trong quá trình Hán hóa dân tộc VN.
Vì vậy VN đã, đang bị TQ kiềm chế và có thể sẽ bị nô dịch lâu dài.

 Về kinh tế
 TQ là cường quốc, là nền kinh tế thứ 2, trong khi đó kinh tế VN xếp thứ 42 thế giới.
 VN luôn luôn nhập siêu từ TQ, doanh số tăng dần hàng năm, thực tế là từ các thành phố tới khắp vùng nông thôn VN đều tràn ngập hàng hóa TQ. Dưới chiêu bài "đầu tư", TQ đã chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, chiến lược trên khắp lãnh thổ VN (Tây Nguyên, Nghệ An, các tỉnh biên giới phía bắc, Vịnh Bắc Bộ...). TQ đã khống chế nhiều ngành kinh tế quan trọng của VN. Ví dụ: TQ đang quản lý tới 70% ngành khai khoáng VN. Đặc biệt nguy hiểm là TQ xuất khẩu công nghiệp bẩn, hàng hóa kém chất lượng và độc hại sang VN, dẫn đến hiểm họa người VN đang bị nhiễm độc nòi giống. TQ tăng cường xuất khẩu lao động là nam giới sang VN với mưu đồ di dân nhằm mục đích đồng hóa người Việt. 
 TQ áp đặt để nền kinh tế VN phải lệ thuộc vào h. Khi TQ chiếm lĩnh được thị trường VN, cũng như họ đã đánh chiếm được lãnh thổ vậy.

Về văn hóa tư tưởng
 TQ tăng cường truyền bá văn hóa đại Hán sang VN. Mở các kênh phát thanh, truyền hình tiếng TQ ở VN, tiến hành mở viện Khổng Tử tại Hà Nội, xuất khẩu các loại văn hóa phẩm TQ sang VN, áp đặt  để chính quyền VN phải tuyên truyền có lợi cho TQ, không cho chính quyền VN tưởng niệm hàng chục ngàn quân và dân VN đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới do TQ xâm lược gây nên.
 Thực tế đau lòng là một số lượng không nhỏ dân VN thuộc lịch sử TQ hơn lịch sử VN (vì coi phim TQ nhiều). Có rất nhiều tổ chức, đường dây đưa phụ nữ VN sang TQ theo dạng kết hôn hoặc mua bán (TQ đang dư thừa hàng trăm triệu đàn ông)...
 Nền tảng văn hóa Trung- Việt cũng có nhiều điểm chung, tạo điều kiện cho TQ áp đặt  chủ nghĩa đại Hán vào VN. TQ đã bước đầu thành công khi đa số cán bộ đảng viên, công chức VN nghe theo hoặc không dám phản đối họ. Đại đa số dân VN chọn phương pháp cầu an, nhẫn nhịn với TQ. Chỉ một số rất ít  người dân, nhân sĩ , trí thức, bloger dám công khai phản đối TQ và họ đã bị đảng, chính quyền đàn áp, theo giõi, trù dập.

Về quân sự
 Xét về tương quan lực lượng thì TQ mạnh hơn VN hàng chục lần. TQ là cường quốc hạt nhân, cường quốc quân sự. Hải quân TQ có khoảng 60 tàu ngầm trong đó có tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân. VN hiện mới có 2 tàu ngần lớp Kilo loại trung bình...
 TQ đã sử dụng lực lượng quân sự đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN, lấn chiếm hàng trăm ngàn km2 biên giới và lãnh hải của VN. TQ tổng lực dùng các lực lượng hải quân, hải giám và ngư dân xâm lấn lãnh hải VN. TQ xâm lấn lãnh không VN...
 Chắc chắn TQ sẽ lấn chiếm ( đánh chiếm ) Trường Sa và lãnh hải của VN để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. 
 TQ cho rằng, với sức mạnh quân sự áp đảo sẽ  làm giới lãnh đạo VN lo sợ và thuần phục.
...vv...

Kết luận
 Nếu sách lược của TQ thành công, VN phải thuần phục TQ thì nhân dân VN  còn đói khổ, tủi nhục lâu dài.
 Nếu nhân dân VN không đấu tranh chống TQđến một ngày VN sẽ bị TQ đồng hóa, nô dịch, thậm chí là sát nhập vào TQ.
 Đất nước VN bốn ngàn năn lịch sử có nguy cơ suy vong.
 Ngay từ hôm nay, toàn thể nhân dân VN phải đoàn kết hành động, phải đấu tranh chống lại dã tâm xâm lược của TQ và âm mưu bán nước của bè lũ Việt gian.
 Nhân dân VN với truyền thống đấu tranh chống bành trướng TQ , một lần nữa sẽ chứng minh sức mạnh vệ quốc v đại: Chiến thắng quân TQ xâm lược.
 Tổ Quốc và Dân tộc trên hết !

Phạm Hải

15 tháng 2, 2014

Cả xã hội VN đang quá mê tín

- Xã hội VN đang khủng hoảng lòng tin, tham nhũng đã thành quốc nạn, vô cảm thành quốc bệnh... Người VN phải hy vọng vào các thế lực thần bí (thực ra là mê tín, dị đoan) để làm chỗ dựa tinh thần. BTTD

16/02/2014 06:40 (GMT + 7)
TT - Đó là chia sẻ của PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện cầu cúng, rải tiền trong lễ hội.

Chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội) - Ảnh: Tiến Thành
Nhét tiền vào cả tay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Lim, Bắc Ninh - Ảnh: Tiến Thắng
Lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn - Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn - Ảnh: Nguyễn KHánh
Hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ) khi hàng nghìn thanh niên chen nhau giẫm đạp để tranh giành quả phết với hi vọng mang lại may mắn cho gia đình - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thành tâm cầu... lộc, cầu an - Ảnh: Nguyễn Khánh
Chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài - Ảnh: Đức Hiếu
Ném tiền xuống giếng ở đền Côn Sơn, Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương - Ảnh: Tiến Thắng
Hậu quả sau trận cướp phết cầu may khiến một thanh niên phải nhờ bạn dìu ra khỏi lễ hội - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông nói: “Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Cùng với đền Bà Chúa Kho, rất nhiều chùa, đền, phủ của chúng ta hiện nay cũng đang đi theo xu hướng này. Nhưng điều kỳ lạ là cả xã hội chấp nhận điều này, đang quá mê tín, quá trông chờ vào vận may từ thánh thần”.
PGS.TS Lương Hồng Quang - Ảnh: Hà Hương
* Đền Bà Chúa Kho được coi là hiện tượng đặc biệt, thu hút hàng vạn người đến cầu cúng mỗi dịp đầu năm và cuối năm, ông lý giải như thế nào về hiện tượng này?
- Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Thành công đầu tiên là đã thay đổi chức năng của nhân vật thờ cúng, từ một người giữ kho lương thành bà chúa giữ tiền, bà chúa của ngân hàng, huyền thoại hóa lên. Giới truyền thông góp phần nhiều cho việc này.
Bên cạnh đó, đền Bà Chúa Kho được quản lý như một tổ chức chuyên nghiệp với sổ sách, quy chế rõ ràng, minh bạch, có cơ chế phân chia lợi ích trong cộng đồng.
Họ dùng nguồn thu đó để bảo tồn, mở rộng nơi thờ tự, các công trình phúc lợi trong dân, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nội bộ. Nhưng mô hình này đang gặp vấn đề là tính tự trị quá cao.
Vấn đề không phải thay một mô hình quản lý này bằng một mô hình quản lý khác, sẽ không hiệu quả, mà theo nguyên tắc của xã hội hiện đại, mọi nguồn thu, mọi nguồn quyên góp cần phải được quản lý bằng luật, thay vì luật làng như hiện nay. Đó là một tiến trình lâu dài.
Cuối cùng, các chủ thể ở đền Bà Chúa Kho đã vận dụng tối đa thời cơ của chính sách. Đó là chính sách về bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc, tự do tôn giáo tín ngưỡng. Họ vận dụng tối đa điều đó để phục hồi. Họ biết rằng phải có được danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia, khi có danh hiệu rồi mới mở rộng phạm vi.
* Lễ hội năm nay, chuyện rải tiền lẻ được thắt chặt nhưng tiền lẻ vẫn tung hoành khắp đền chùa miếu phủ. Có thể cắt nghĩa vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Về nguyên tắc cúng là phải có hương, đăng, quả, thực. Tiền cũng là một lễ vật cúng. Ngày xưa người dân chẳng có nhiều tiền, chỉ có tiền lẻ thôi, họ đặt trong mâm cúng.
Hoặc có tiền giọt dầu gửi cho người đứng đầu cơ sở thờ tự để họ chi phí cho việc cúng lễ. Hòm công đức gần đây mới có, ngày trước không có. Hòm công đức là tư duy của xã hội hiện đại.
Sau này người ta còn có một hình thức nữa là ghi phiếu công đức cho những người quyên góp. Có một hình thức khác là thông qua các đợt duy tu sửa chữa, chủ yếu là cung tiến của người có tiền và giới có địa vị trong xã hội. Đây là số tiền đóng góp lớn nhất.
Trở lại vấn đề rải tiền, nhiều người thật sự không có hiểu biết khi đi lễ nên cứ làm loạn lên. Họ không được trao truyền các nghi thức nghi lễ của cha ông để lại, cộng thêm nữa là tư duy cứ đi lễ thì phải lễ to, có nhiều tiền rải thì xin được nhiều lộc.
Cái xin bây giờ là cái xin trao đổi, tư duy hàng hóa thương mại. Còn ngày xưa cũng có cầu xin nhưng họ có niềm tin, lễ to lễ nhỏ không quan trọng, vấn đề là mình thành tâm.
Hành vi rải tiền không chỉ sai về mặt nghi lễ, mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết, mê tín của rất đông người dân hiện nay.
* Tất cả điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy nào?
- Cả thế giới từ thập niên 1970 đã bước vào quá trình “di sản hóa”, coi truyền thống là những giá trị cần được ứng xử một cách nâng niu, gìn giữ, tách ra khỏi đời sống hiện hữu trong một xu hướng “gán giá trị”, “gán nhãn hiệu”, và đôi lúc là những vật thiêng, có ý nghĩa văn hóa của một cộng đồng người.
Xu hướng này đặc biệt được các nước phát triển sử dụng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống đương đại.
Trong xu thế này, các nước phát triển được cũng nhiều mà mất không ít. Chúng ta đang đứng trước lưỡng nan của sự phát triển văn hóa.
Cái được là tạo ra được sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện đại, tiềm năng kinh tế của di sản được phát huy, giá trị của di sản được lan tỏa...
Nhưng có những bất cập:
Thứ nhất, con người rơi vào ảo tưởng, ảo giác, điều này dẫn đến việc mất cân bằng, vị truyền thống một cách siêu hình. Trong khi đó, logic phát triển phải là chuẩn bị gì cho hiện tại và tương lai cần được cân bằng với bảo tồn và phát huy truyền thống.
Hệ quả thứ hai là việc chạy theo danh hiệu đã làm biến dạng di sản, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các cơ sở thờ tự được mở rộng quy mô, các di sản văn hóa tinh thần cũng được nâng cấp, nâng tầm, nhiều khi làm biến dạng di sản dưới nhiều biểu hiện.
Hệ quả thứ ba, xã hội có vẻ quá mê tín. Trông chờ vào thần thánh, trông chờ vào thế lực siêu nhiên xuất hiện ở nhiều hạng và nhóm xã hội. Một xã hội “tắm mình” trong tín ngưỡng, lễ hội, cúng bái, thờ phụng, nghi lễ. Mê tín nhờ đó cũng trở thành một thứ quyền lực. Đó là điều phải cảnh tỉnh xã hội, nếu không thế hệ trẻ sẽ mất phương hướng.
Đây là vấn đề về chính sách.
* Trong bối cảnh này, theo ông, liệu có biện pháp nào để giảm bớt tình trạng mê tín của xã hội hay không?
- Theo tôi, muốn thay đổi phải cần thời gian để tất cả mọi người thay đổi nhận thức. Khách hành hương hiện nay không có khuôn mẫu văn hóa, họ không biết cái gì nên và không nên khi đến đền chùa miếu phủ.
Mấy chục năm nay người Việt Nam không được trao truyền những nghi thức ấy, cũng không được hướng dẫn. Cho nên, theo tôi, việc đầu tiên là phải giáo dục về việc thực hành các nghi lễ truyền thống.
Trong đó, giới truyền thông cũng cần được trang bị lại hệ thống kiến thức để tránh tình trạng nhiễu loạn như hiện nay.
Mặt khác, bản thân chủ cơ sở thờ tự phải kiên quyết đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh. Nếu họ không vào cuộc thì sự nỗ lực của cả xã hội cũng không giải quyết được việc gì.
Cứ nghĩ người dân rải tiền lung tung thì tiền vẫn cứ thuộc về nhà chùa, nhà đền như hiện nay thì khó thay đổi được gì. Chưa nói đến việc hiện nay chúng ta chưa có những quy chế, chính sách nào hiệu quả về vấn đề này. Chế tài lại càng không.
Một du khách cố thả tiền lên bàn thờ tại đền Trần, Nam Định để cầu may - Ảnh: Nguyễn Khánh
HÀ HƯƠNG thực hiện
* Có vẻ như việc tạo ra những huyền thoại mới để khuếch trương lễ hội, di sản ở Việt Nam đang trở thành xu hướng khá phổ biến?
- Điều đó có ở đền Bà Chúa Kho, đền Trần... và rất nhiều cơ sở thờ tự khác. Như ấn đền Trần ban đầu chỉ là chiếc ấn cầu an, trừ tà, trấn yểm, theo nguyên tắc của Đạo giáo. Không biết từ bao giờ, với sự tham gia của quan chức nhà nước và bị đẩy lên thành ấn cầu quan. Đến cả tôi hằng năm vẫn thường bị nhờ vả đi xin ấn đền Trần. Giải thích mãi nhưng người ta vẫn tin là như thế. Chùa Hà ban đầu chỉ là một ngôi chùa thờ Phật bình thường. Bỗng dưng một ngày trở thành ngôi chùa cầu duyên, là nơi linh thiêng cho đôi lứa. Dần dần tâm thức của con người bị đóng đinh như thế rồi. Còn chùa Phúc Khánh trở thành “thương hiệu” của việc dâng sao, giải hạn, cầu an. Phủ Tây Hồ bị biến thành nơi cầu tài cầu lộc, buôn may bán đắt.