Trang

31 tháng 1, 2014

50 bức ảnh Hà Nội 2014 giống như New York năm 1914

Bài viết và những bức ảnh này được đem ra so sánh bởi một người nước ngoài đã sống ở Việt Nam 4 năm nay.

1. New York 1914 có rất nhiều dây điện trên đường phố, Hà Nội năm 2014 cũng vậy.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 1

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 2

2. Những cậu bé đánh giày là điểm chung thứ 2.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 3

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 4

3. Cả hai nơi đều có những ông già hút thuốc trên vỉa hè, dù cách thức và thứ họ hút là khác nhau.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 5

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 6

4. Chợ hoa New York 1914 cũng sầm uất không kém chợ hoa Hà Nội 2014.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 7

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 8

5. Những người quét rác đều có mặt ở cả 2 nơi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 9

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 10

6. Những người bán bánh mì cũng vậy.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 11

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 12

7. Những xí nghiệp may vá...

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 13

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 14

8. Trẻ con dù cách nhau cả thế kỷ nhưng vẫn cùng yêu thích một trò chơi: Nhảy dây.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 15

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 16

9. Và người New York cũng thích phơi quần áo bên ngoài như chúng ta.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 17

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 18

10. Họ cũng treo quốc kỳ vào những ngày đặc biệt.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 19

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 20

11. Một điều đáng buồn là những đứa trẻ không gia đình cũng là điểm chung.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 21

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 22
Mặc dù vậy, chúng ta may mắn hơn là hiện nay đã có rất nhiều tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm tìm cách giúp đỡ những đứa trẻ này.

12. Người New York 1914 "điêu đứng" vì kẹt xe, nhưng Hà Nội 2014 thì khác, tưởng tắc đường mà hóa ra là... không tắc.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 23

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 24


13. Trẻ con ở New York chơi bóng trong sân trường an toàn đến kỳ lạ, và theo tác giả, anh thấy Hà Nội cũng như vậy?

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 25

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 26

14. New York hồi đó cũng thích xây nhà cao tầng như Hà Nội hiện nay.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 27

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 28

15. Họ cũng có những bể bơi chật chội và đầy ắp người như thế này vào 100 năm trước.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 29

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 30


16. Những con phố ở New York hồi đó luôn tấp nập và bây giờ, Hà Nội cũng không hề "kém cạnh".

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 31

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 32

17. New York có một cây cầu tại một cái hồ giữa thành phố, còn ở Hà Nội thì có lẽ không cần phải giới thiệu nữa vì nó đã quá nổi tiếng rồi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 33

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 34

18. Người Mỹ hồi đó thích uống nước chanh, còn người Việt giờ thích uống... trà chanh.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 35

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 36

19. Cả hai nơi đều có sở thích giơ cao quốc kỳ khi lái xe.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 37
Trong ngày Quốc khánh Mỹ, mùng 4/7.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 38
28/12/2008, năm Việt Nam vô địch cúp AFF.


20. Những lớp học chật kín lại là một điểm "gặp nhau" khác.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 39

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 40

21. Người Mỹ thời đó rất yêu bóng đá (bóng bầu dục), còn tình yêu của người Việt dành cho bóng đá thì không cần phải hỏi nữa.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 41

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 42

22. Hà Nội và New York đều có những cụ già thích đánh cờ trong công viên.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 43

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 44

23. Những khu chợ trong nhà cũng là điểm đến chung của các bà nội trợ ở cả 2 nơi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 45

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 46

24. Người Mỹ thích "hot dog", còn người Việt thì thích... thịt chó nóng hổi.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 47

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 48

25. Người New York rất yêu thích việc đón năm mới tại một nơi nổi bật nhất trong thành phố và dĩ nhiên, người Hà Nội của chúng ta cũng vây.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 49
Quảng trường Thời Đại.

50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như New York năm 1914 50
Tác giả của bài so sánh cùng vợ đón giao thừa tại Hà Nội.


Qua tìm hiểu và xác minh, chúng tôi thừa nhận những hình ảnh trong bài không phải được chụp vào chính xác năm 2014. Có rất nhiều bức ảnh đã được chụp trước và sau giai đoạn ấy. Tuy nhiên để tôn trọng bài viết gốc của tác giả Itmagnicent đăng trên Buzzfeed, chúng tôi xin mạn phép giữ lại tiêu đề như ý muốn của tác giả. Xin cảm ơn độc giả Nguyễn Thành An đã góp ý cho nội dung của chúng tôi thêm phần hoàn thiện. Chúc bạn và các độc giả của Kenh14.vn một năm mới đầy hạnh phúc và niềm vui!

HRW kêu gọi gia tăng áp lực với VN

Cập nhật: 08:05 GMT - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vừa ra thông cáo kêu gọi quốc tế tăng áp lực với Việt Nam tại phiên Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền ngày 5/2 tới.

Các thành viên LHQ cứ bốn năm một lần phải làm thủ tục UPR để xem xét tình hình nhân quyền ở các nơi.Thông cáo ra ngày 31/1 tại New York viết: "Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần tăng áp lực để Việt Nam đưa ra các cam kết có thể chứng thực cải thiện nhân quyền tại phiên Kiểm điểm định kỳ (UPR) ở Geneva ngày 5/2/2014.
Một đánh giá ban đầu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã được nộp cho Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/6/2013, sau đó công bố tháng 12/2013.
Human Rights Watch cũng ra phúc trình hàng năm về Việt Nam ngày 21/1/2014.
Trong các đánh giá, Việt Nam đều bị cho là tiếp tục vi phạm nhân quyền trong các khía cạnh quan trọng như tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, tôn giáo, quyền lao động, thuê đất và được xét xử công bằng.
Juliette de Rivero, phụ trách vận động tại Geneva của Human Rights Watch, nói: "Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều hứa hẹn cải thiện nhân quyền, nhưng chưa làm được gì nhiều.
Bà de Rivero cho rằng các nước cần "chỉ rõ rằng hiện trạng nhân quyền [ở Việt Nam] là không thể chấp nhận được và yêu cầu Hà Nội đối xử với người dân tốt đẹp hơn".
Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013.
Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền nói rằng họ chưa ghi nhận có điều gì tiến bộ vì Việt Nam vẫn hạn chế quyền hợp pháp của người dân, tấn công các nhà hoạt động, blogger, dân oan và mới đây là ngăn cản đại diện các nhóm dân sự xuất cảnh tới Geneva tham dự phiên UPR sắp tới.
Theo BBC

HRW: 'Nhân quyền VN xấu đi nghiêm trọng'


Cập nhật: 11:36 GMT - thứ ba, 21 tháng 1, 2014
Phiên tòa xử Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân là một trong các tù nhân chính trị nổi tiếng ở Việt Nam
Việt Nam đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính trị và có thể đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á về phương diện này, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo.
Cuộc họp báo diễn ra ở Bangkok hôm 21/1 là để công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2013.
Tù nhân và ngôn luận
Phúc trình cho biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã ‘xấu đi nghiêm trọng’ trong năm 2013.
Việt Nam hiện đang có khoảng từ 150 đến 200 tù nhân chính trị, theo ước lượng của HRW. Trong số này có 63 người bị kết án trong các phiên tòa có động cơ chính trị, tăng hơn so với 40 người trong năm 2012.
Như thế, với việc Miến Điện đã thả gần hết những tù nhân chính trị của họ trong năm 2013, Việt Nam có thể đã vươn lên giữ vị trí đầu bảng ở Đông Nam Á ở phương diện này, ông Robertson nói trước báo giới quốc tế.
Phúc trình của HRW lên án việc các tòa án ở Việt Nam ‘không có sự độc lập và không thiên vị theo yêu cầu của luật pháp quốc tế’.
“Khi mà Đảng Cộng sản và chính quyền có lợi ích trong phiên tòa thì chính họ chứ không phải sự thật và luật pháp mới là nhân tố quyết định bản án,” phúc trình viết, “Các phiên xử thường đầy những vi phạm về tố tụng để đưa ra những phán quyết mang tính chính trị đã được quyết định từ trước”.
"Khi mà Đảng Cộng sản và chính quyền có lợi ích trong phiên tòa thì chính họ chứ không phải sự thật và luật pháp mới là nhân tố quyết định bản án."
Phúc trình của HRW
Phúc trình dẫn những điều luật trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam như điều 79, 87, 88, 89, 91 và 258 và thậm chí cả luật thuế đã được sử dụng để bỏ tù những người cổ súy thay đổi chính trị.
Trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân bị chính quyền kết án 30 tháng tù giam về tội ‘trốn thuế’ được HRW đưa ra làm ví dụ.
Về tự do ngôn luận, báo cáo viện dẫn Nghị định 72 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành cấm các trang cá nhân tổng hợp thông tin trên mạng và việc khởi tố các blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào dựa trên điều luật 258 để làm bằng chứng cho việc chính quyền tăng cường tấn công vào những cây bút độc lập trên mạng.

Hội họp và tôn giáo

Về quyền tự do hội họp, HRW lên án việc chính quyền Việt Nam không cho phép tổ chức các cuộc tuần hành, tập hợp hay biểu tình mà họ cho là mang tính chính trị và trừng trị những ai dám chống lại.
Ví dụ mà HRW đưa ra là việc chính quyền can thiệp và quấy rối các buổi dã ngoại nhân quyền hồi tháng Năm ở ba thành phố lớn trong khi những người tham dự chỉ thảo luận Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền và ngăn không cho các nhân vật đối kháng như các ông Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Đức ra nước ngoài.
Chính phủ cũng tăng cường kiểm soát tôn giáo, phúc trình cho biết, bằng cách dùng bạo lực trấn áp các nhóm tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ các giáo hội của Nhà nước như các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Công giáo ở Tây Nguyên, Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Ngoài ra, HRW cũng lên án việc bỏ tù 14 thanh niên mà đa phần là Công giáo và Tin Lành ở Nghệ An hồi đầu năm 2013 mặc dù những thanh niên này chỉ ‘thực hiện những quyền tự do căn bản’.

Hiến pháp và giam giữ

"Có một số tổ chức/cá nhân muốn áp đặt cách nhìn của mình, hoặc vì những ý đồ xấu nên đã đưa thông tin sai lệch, kể cả vu cáo về tình hình quyền con người ở Việt Nam"
Đại sứ Lê Hoài Trung
Bản Hiến pháp mới mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hôm 28/11 được HRW nhận xét là ‘dù có những cam kết về nhân quyền nhưng lại có nhiều kẽ hở nghiêm trọng’ và ‘không đảm bảo việc bảo vệ và phát huy các quyền tự do căn bản’.
Không những thế, chính quyền Việt Nam còn bị lên án về tình trạng bạo lực trong giam giữ khi mà có những tin tức từ truyền thông chính thức và các nguồn khác về việc công an ‘bạo hành, tra tấn hoặc thậm chí làm chết người bị giam giữ’.
Phúc trình cũng nêu lên tình trạng những người nghiện ma túy, kể cả trẻ em, bị giam giữ ở những trung tâm cai nghiện và bị bắt ‘lao động cải tạo’.
“Việc giam giữ này không có cơ quan pháp luật nào giám sát cả. Ai vi phạm kỷ luật sẽ bị đánh đập và nhốt trong phòng cách ly nơi họ không có đồ ăn thức uống,” báo cáo viết.
“Việt Nam tiếp tục ngày càng đi xuống về nhân quyền,” ông Phil Robertson kết luận.
Những cáo buộc của HRW thường bị Việt Nam bác bỏ, xem đó là "bịa đặt" hay "vu cáo".
Báo Nhân Dân hôm 13/1/2014 trích lời BấmĐại sứ Việt Nam tại LHQ, ông Lê Hoài Trung nói với báo chí:
"Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của cộng đồng quốc tế được các quốc gia thành viên LHQ cùng nhất trí trong Tuyên bố của Hội nghị thế giới về quyền con người tổ chức ở Viên, Áo năm 1993 rằng, quyền con người là giá trị phổ quát, đồng thời cũng cần tính đến những đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi khu vực và những hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tôn giáo khác nhau."
Ông Lê Hoài Trung cũng được trích lời nói rằng "điều đáng tiếc là có một số tổ chức/cá nhân muốn áp đặt cách nhìn của mình, hoặc vì những ý đồ xấu nên đã đưa thông tin sai lệch, kể cả vu cáo về tình hình quyền con người ở Việt Nam."
Theo BBC

29 tháng 1, 2014

Khi chế độ trở thành vấn nạn


Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Cập nhật: 14:23 GMT - thứ tư, 29 tháng 1, 2014

Hiện chỉ còn vài nước trên thế giới theo Chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn.
Đều nằm trên bán đảo Triều Tiên, có chung một dân tộc, cùng chung một nền văn hóa và nói chung một ngôn ngữ nhưng Nam Triều Tiên trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ trong khi Bắc Triều Tiên vẫn phải đối diện với nghèo đói, cô lập.
Trường hợp Nam và Bắc Hàn cho thấy một thể chế chính trị cởi mở, tự do có thể giúp một đất nước phồn thịnh. Trái lại, một chế độ độc tài, toàn trị lại kìm hãm sự phát triển của một quốc gia.

Ngoài chế độ độc tài, gia đình trị ở Bắc Hàn, trên thế giới ngày hôm nay vẫn còn có không ít nhà lãnh đạo, chế độ – thay vì giúp đất nước mình phát triển hay là giải pháp cho những vấn nạn của đất nước mình – họ lại trở thành vật cản cho sự phát triển hoặc thậm chí là nguyên nhân dẫn đến bất ổn, xung đột của chính quốc gia nơi họ nắm quyền.
Chế độ Assad ở Syria
Một ví dụ cụ thể cho trường hợp ấy là Tổng thống Bashar al-Assad của Syria – người đẩy đưa quốc gia Bắc Phi này vào một cuộc nội chiến đẫm máu trong gần ba năm qua và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chia rẽ tại hòa đàm Syria, diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ, trong những ngày qua.
Lên nắm quyền năm 2000 – khi cha ông là Hafez al-Assad chết sau 30 năm cai trị Syria – ông Bashar al-Assad, sinh năm 1965, là một tổng thống tương đối trẻ. Tuy vậy, cũng giống như cha mình, ông vẫn tiếp tục lối lãnh đạo độc quyền, độc tài và gia đình trị. Ông và những người thân cận với ông chi phối toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Syria.
 Syria tan hoang sau hơn 3 năm xung đột.
Theo một bài viết trên The Guardian – một trong những nhật báo quan trọng tại Anh –ngày 19/07/2012, trước khi cuộc nổi dậy xẩy ra ông Assad và người thân của ông sở hữu khoảng từ 60% đến 70% tài sản của Syria và đến năm 2012, ông đã bòn rút khoảng 1.5 tỷ đôla cho gia đình và những người thân cận.
Dưới thời cai trị của ông, Syria cũng được coi là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Theo các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, chế độ của ông Assad đã bắt bớ, tù giam, tra tấn và giết hại những tiếng nói, nhân vật chính trị đối lập.
Đó cũng là lý do tại sao, ngay sau có khi các cuộc nổi dậy ở các nước Ả Rập-Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập và Libya, phong trào nổi dậy chống chế độ Assad cũng bùng nổ tại Syria.
Tuy vậy, khác hẳn với Zine al-Abidine Ben Ali ở Tunisia, Hosni Mubarak ở Ai Cập và Moammar Gaddafi ở Libya – những nhà độc tài bị truất phế hay chịu một kết cục bi thảm như trường hợp ông Gaddafi – ông Assad vẫn chưa bị lật đổ.
Nhưng khi dùng mọi thủ đoạn để cầm cố quyền lực, ông đã gây nên không ít tội ác trong ba năm qua. Chẳng hạn, theo một bản phúc trình của một nhóm công tố viên về tội ác chiến tranh và chuyên gia pháp y nổi tiếng quốc tế được tiết lộ mới đây, chế độ của ông đã tra tấn và giết hại khoảng 11.000 người thuộc phe đối lập.
Hơn nữa, chính sự tham quyền, cố vị ấy đã lôi kéo Syria vào một cuộc nội chiến đẫm máu, tương tàn và đẩy người dân Syria vào một thảm cảnh rất bi thương. Uớc tính đến nay, cuộc nội chiến ở Syria đã cướp đi hơn 100 ngàn sinh mạng và gần 10 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa – trong số có hơn 2 triệu người phải chạy sang các nước làng giềng lánh nạn. Đó là những con số thật không nhỏ với một quốc gia chỉ có hơn 22 triệu dân.
"Hội nghị Geneva khẳng định không có chuyện ông Assad nhượng bộ và đồng ý ra đi. Và điều này cũng có nghĩa là cuộc nội chiến ở Syria khó có thể kết thúc và người dân nước này vẫn tiếp tục phải chịu cảnh ly tán, chết chóc trong thời gian tới"
Vẫn biết rằng lực lượng đối lập Syria cũng ít nhiều nhúng tay vào thảm cảnh này. Chẳng hạn, Nga – một đồng minh thân cận của chế độ Assad – thường cho rằng trong các nhóm đối lập có các thành phần khủng bố và những đối tượng này cũng tiến hành những vụ tàn sát ở Syria trong thời gian qua. Các tổ chức quốc tế, như Tổ chức theo dõi nhân quyền, cũng đã từng lên tiếng tố cáo phe đối lập giết hại dân thường.
Ngoài ra, nếu phe đối lập – trong đó có các thành phần Hồi giáo cực đoan, những người đã từng tuyên bố họ sẽ cho thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria – được lên nắm quyền, cũng không chắc Syria có thể tiến tới dân chủ, ổn định. Việc ông Mohammed Morsi cho áp dụng luật Hồi giáo bảo thủ, hà khắc của Huynh đệ Hồi giáo – một phong trào có khẩu hiệu ‘Hồi giáo là giải pháp’ – ở Ai Cập khi lên nắm quyền và cũng vì vậy bị truất phế một năm sau đó, dẫn đến tình trạng bất ổn hiện nay ở Ai Cập chứng minh điều đó.
Tuy vậy, ít ai có thể phủ nhận rằng ông Assad đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa đẩy Syria đến thảm cảnh ngày hôm nay. Do đó, dù không còn mặn mà ủng hộ phe đối lập ở Syria như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Lybia, các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Pháp nhất quyết buộc ông Assad phải từ bỏ quyền lực.
Nhưng đại diện của chính phủ ông tại Hội nghị Geneva khẳng định không có chuyện ông Assad nhượng bộ và đồng ý ra đi. Và điều này cũng có nghĩa là cuộc nội chiến ở Syria khó có thể kết thúc và người dân nước này vẫn tiếp tục phải chịu cảnh ly tán, chết chóc trong thời gian tới.
Tổng thống Yanukovych ở Ukraine
Một quốc gia khác cũng đang phải đối diện với bạo lực, bất ổn và có thể dẫn tới nội chiến nếu những xung đột hiện tại không sớm được giải quyết là Ukraine.
 "Có thể nói ông Yanukovych là nguyên nhân chính dẫn đưa Ukraine đến tình trạng bế tắc, bất ổn và xung đột ngày hôm nay"
Xung đột giữa chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych và những người đối lập tại Ukraine bắt đầu từ giữa tháng 11 năm ngoái khi ông Yanukovych dừng ký kết một hiệp định liên hiệp với Liên hiệp châu Âu (EU).
Lãnh đạo đối lập và người dân ở thủ đô Kiev và nhiều nơi khác ở Ukraine đã đồng loạt xuống đường phản đối quyết định này vì họ muốn Ukraine thoát khỏi sự phụ thuộc vào Ngà và tiến gần với EU.
Trước áp lực của người biểu tình, ông Yanukovych hứa sẽ ký hiệp ước với EU. Tuy vậy, sau đó ông lại không làm như vậy vì nhận được những hứa hẹn giúp đỡ rất hẫu hĩnh – như giảm một phần ba giá khí đốt cho Ukraine – từ Nga. Điều này càng làm nhiều người Ukraine xuống đường phản đối vì họ không biết ông Yanukovych đã trao đổi gì với Nga để nhận được sự giúp đỡ ấy.
Nằm cạnh một quốc gia lớn và hơn nữa lại phụ thuộc nặng vào quốc gia ấy, đặc biệt là về năng lượng, thoát khỏi sự lệ thuộc của Nga quả thực không dễ đối với Ukraine. Càng không dễ khi Nga lại có những hứa hẹn giúp đỡ rất hấp dẫn, có thể giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng nợ nần trước mắt, thậm chí nguy cơ bị phá sản.
Nhưng có thể nói Tổng thống Yanukovych quyết định theo Nga thay vì đến với EU vì điều đó có lợi cho chính bản thân ông hơn là có lợi cho đất nước và người Ukraine.
Theo Nga, ông không cần phải tiến hành những cải cách chính trị hay buộc phải minh bạch trong quyết sách của mình. Và như vậy, ông và những người thân của ông có thể kiếm lời từ những khoản giúp đỡ của Nga. Hơn nữa, biết đâu Nga cũng dành cho ông những ưu đãi cá nhân khác.
Nhưng để đến được với EU, ông Yanukovych và chính phủ của ông cần thực hiện một số điều kiện, trong có cần phải thay đổi luật để xây dựng một nhà nước pháp quyền, minh bạch, dân chủ. Đây là những điều mà đất nước và người dân muốn có vì chúng sẽ giúp Ukraine phát triển, phồn thịnh trong tương lai.
Đó cũng là lý do tại sao người dân ở các tỉnh thuộc phía Đông của Ukraine – nơi từng dành cho ông Yanukovych nhiều sự ủng hộ trong cuộc bẩu cử tống thống năm 2010 – cũng xuống đường biểu tình chống chính phủ của ông lần này.
Các cuộc biểu tình tại Ukraine càng trở nên bạo lực, trầm trọng một phần cũng vì chính phủ ông đã dùng vũ lực để trấn áp biểu tình và thậm chí ra luật ngăn cấm biểu tình. Nếu thay vì dùng những biện pháp mạnh, ông biết đối thoại và chịu nhân nhượng ngay từ đầu chắc Ukraine đã không phải rơi vào tình trạng bất ổn, khủng hoảng, tê liệt như hiện nay.
Hơn nữa, nếu biết làm vậy ông cũng không phải đối diện với nguy cơ bị lật đổ. Dù ông có những nhân nhượng trong mấy ngày qua – chẳng hạn giải tán chính phủ, chịu gặp lãnh đạo đối lập – xem ra giới đối lập và người biểu tình vẫn chưa chịu dừng bước. Giờ họ muốn ông từ chức và tổ chức bầu cử sớm.
Một lý do khác làm người dân Ukraine chống đối và muốn truất phế ông Yanukovych là tình trạng tham nhũng tràn làn tại Ukraine từ khi ông trở thành tổng thống. Năm 2013, Tổ chức minh bạch thế giới đã xếp Ukraine thứ 144 (trên 177 quốc gia, lãnh thổ) về mức độ tham nhũng. Trong khi đó năm 2007 quốc gia này xếp thứ 118.
Một bài viết của Shaun Walker trên nhật báo The Guardian ngày 27/01/2014 đề cập tình trạng các nhóm lợi ích và những người thân cận ông Yanukovych chi phối, khuynh đảo chính trị và kinh tế Ukraine. Theo bài viết, con trai của ông Yanukovych là Oleksandr, một nha sỹ, đã thâu tóm một tài sản rất lớn – ước tính lên đến 500 triệu đôla vào đầu năm 2014 theo một nguồn khác – trong vòng ba năm qua.
Do đó, có thể nói ông Yanukovych là nguyên nhân chính dẫn đưa Ukraine đến tình trạng bế tắc, bất ổn và xung đột ngày hôm nay.
Đảng Cộng sản ở Việt Nam?
 Ông Lê Hiếu Đằng, người mới qua đời hôm 22/01/2014 từng nói ĐCSVN là lực cản của dân tộc.
Dù không có những xung đột như ở Syria và Ukraine hay phải đối diện với nghèo đói, cô lập như Bắc Hàn, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít bế tắc chính trị, khó khăn kinh tế và bất ổn xã hội.
Và nếu dựa vào các góp ý, kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 của giới nhân sỹ, trí thức và các tổ chức khác hay những phát biểu, quyết định của một số chuyên gia, đảng viên, cựu quan chức Việt Nam trong thời gian qua xem ra Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối của họ là nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn đó.
Chẳng hạn ông Lê Hiếu Đằng – một cựu quan chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người vừa mới qua đời hôm 22/01 – đã tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản sau hơn 40 năm là đảng viên chỉ vì ông nhận ra rằng Đảng Cộng sản đang ‘trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
Trong lời phân ưu của mình trước sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng, những người khởi xướng và điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam đã mô tả chế độ hiện tại là ‘một tập đoàn độc tài tham nhũng đang đưa đất nước vào tình trạng còn tồi tệ hơn cái chế độ mà anh [ông Lê Hiếu Đằng] đã góp phần đánh đổ’.
Vào tháng 11 năm ngoái, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72 đã gửi thư kêu gọi Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vì họ cho rằng Bản Dự thảo này ‘thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát’.
Trước đó, trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dù không gay gắt, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã rõ ràng và công khai chỉ ra những bất cập, nguy hại khi hiến định Đảng Cộng sản là ‘lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng’.
Theo các Giám mục Việt Nam, ‘sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật’.
Nếu theo dõi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và đặc biệt nếu dựa vào các chỉ số, số liệu của các tổ chức quốc tế, có thể thấy ít hay nhiều những nhận định trên cũng có cơ sở.
Tình trạng các nhóm lợi ích thâu tóm, chi phối nền kinh tế Việt Nam hay tham nhũng tràn lan – có người ước tính đến ‘50% quan chức dính vào tham nhũng’ – được giới quan sát, chuyên gia nêu trong thời gian qua cho thấy mô hình kinh tế của Việt Nam có không ít bất cập. Và phải chăng đây là một trong những lý do Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước khác khu vực khác?
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Việt Nam năm 2012 chỉ ở mức 1755 đôla/người, trong khi đó ở Singapore là 51709, Malaysia 10432, Thái Lan 5580, Indonesia 3557 và Philippines 2587.
Việt Nam thua xa sáu nước ASEAN trên không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2013, chỉ số dân chủ của The Economist xếp Việt Nam thứ 144 (trên 167 quốc gia) trong khi đó Indonesia được xếp thứ 53, Thái Lan 58, Malaysia 64, Philippines 69 và Singapore 81. Năm 2013, Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào gần cuối bảng (172 trên 179) – và sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Cambodia và Myanmar – về tự do báo chí.
Các quan chức Việt Nam và một số người thường biện minh rằng Việt Nam thua các nước Đông Nam Á trên tại vì các quốc gia ấy không có chiến tranh như Việt Nam.
Không ai phủ nhận những tác động tiêu cực của chiến tranh lên sự phát triển của Việt Nam. Nhưng cứ mãi hay chỉ đổ lỗi cho chiến tranh để biện hộ cho sự yếu kém của mình xem ra không thuyết phục lắm.
Nhân dân khổ, đất nước tụt hậu
 "Khi giới cầm quyền chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, của đảng mình, của phe nhóm hay người thân của mình và quên đi lợi ích của người dân, của đất nước thì quốc gia ấy không thể phát triển, ổn định"
Những ví dụ trên – đặc biệt là trường hợp Syria – cho thấy ở bất cứ một quốc gia nào khi giới cầm quyền chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, của đảng mình, của phe nhóm hay người thân của mình và quên đi lợi ích của người dân, của đất nước thì quốc gia ấy không thể phát triển, ổn định.
Những biến động, xung đột ở Syria và các nước Ả Rập-Bắc Phi trong thời gian qua cũng minh chứng rằng bất cứ hình thức độc tài nào – về chính trị hay tư tưởng – cũng kìm kẹp sự phát triển của đất nước và làm người dân cực khổ.
Và nếu một nhà lãnh đạo, một chế độ chỉ biết coi trọng lợi ích của mình thì người lãnh đạo hay chế độ ấy – dù có tuyên truyền hay biện hộ kiểu gì – cũng chỉ là gánh nặng hay vấn nạn cho nhân dân và đất nước của mình.
Trái lại ở đâu có một vị lãnh đạo, một chính quyền biết đặt lợi ích của người dân, đất nước lên trên hết và biết tìm cách giúp quốc gia vượt qua những vấn nạn mà nó đang đối diện, đất nước ấy sớm hay muộn sẽ tự do, ổn định, phát triển.
Trường hợp ông Nelson Mandela – người đã giúp Nam Phi thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc và hàn gắn, hòa giải những vết thương, xung đột quá khứ để tiến tới dân chủ, tự do, bình đẳng và phát triển – là một ví dụ điển hình. Đây cũng là lý do tại sao người dân Nam Phi và thế giới tiến bộ nói chung đều dành cho ông Nelson Mandela nhiều sự thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ khi ông qua đời.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

ARSENAL MẤT NGÔI VUA

Arsenal hút chết trước Southampton


- Người hâm mộ thích Araenal vì phong cách bóng đá đẹp và cống hiến, nhưng đội hình vẫn còn mong manh, phong độ thiếu ổn định khó có thể đưa họ lên ngôi vua. BTTD
Giroud và Cazorla lập công nhưng "Pháo thủ" chỉ có được kết quả hòa 2-2 trong chuyến hành quân đến sân St Mary's ở vòng 23 giải Ngoại hạng Anh hôm qua.
2014-01-28T201941Z-11114955-GM-1441-9462
Southampton (đỏ) luôn tỏ ra khó chịu trước các đội bóng lớn, Ảnh: Reuters.
Southampton không duy trì được vị trí cao như giai đoạn một - nơi họ thậm chí có lúc chen được vào Top 3. Tuy nhiên, Southampton vẫn còn đó sự khó chịu và tự tin của "một chú ngựa chứng", của một đội bóng từng buộc cả Man Utd lẫn Man City phải chia điểm và đánh bại Liverpool ngay ở sân Anfield. 
Họ nhập trận mạnh dạn và chiếm được sự chủ động, trong khi tuyến giữa của Arsenal tỏ ra thiếu linh động vì thiếu vắng Aaron Ramsey và Jack Wilshere chấn thương. Bộ đôi tiền vệ trung tâm của đội khách trận này gồm Mikel Arteta và Mathieu Flamini không thi đấu đúng sức.
Các đợt bắn phá vì vậy liên tiếp đổ lên khung thành của Wojciech Szczesny. Lời cảnh báo đầu tiên mang tên Sam Gallagher mới 18 tuổi và được đá chính trận đầu tiên. Không lâu sau Morgan Schneiderlin dứt điểm chệch đích từ rìa cấm địa. 
Phút 21, Southampton chuyển hóa ưu thế về thế trận thành bàn mở tỷ số, nhờ cú đánh đầu của Jose Fonte sau đường chuyền vào từ chân Luke Shaw. Cách biệt có thể được gia tăng sau đó nếu cú kết thúc bằng ống quyển của Gallagher không đưa bóng chệch đích từ khoảng năm hoặc sáu mét.
Cơ hội thực sự và gần như duy nhất của Arsenal trong hiệp một thuộc về trung vệ Laurent Koscielny, khi dứt điểm cự ly gần sau quả đá phạt góc của Mesut Ozil. Thủ thành Artur Boruc xuất thần hóa giải.
2014-01-28T211139Z-2039964004-5931-5017-
Niềm vui kéo dài không lâu của các cầu thủ Arsenal.
Sau giờ nghỉ Arsenal trở lại với đúng dáng hình của một ông lớn. Họ tấn công dồn dập ngay từ đầu và lật kèo chóng vánh. Phút 48 Bacary Sagna chuyền sệt cho Oliver Giroud đánh gót thành bàn gỡ hòa 1-1. Chỉ bốn phút sau, các CĐV Arsenal lại có dịp reo mừng, khi Cazorla dứt điểm chân trái từ ngoài cấm địa vào góc thấp đưa đội khách vượt lên dẫn 2-1. 
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Hàng thủ của Arsenal tỏ ra hời hợt và lỏng lẻo dù nhiều người hơn, để Adam Lallana ập vào đệm bóng sau đường chuyền củaJay Rodriguez ghi bàn gỡ hòa 2-2.
Thế trận từ đó cởi mở hơn nhiều, với cơ hội tạo ra khác biệt đến từ cả hai bên. Ozil một lần dứt điểm dội xà ngang, trước khi Nacho Monreal bỏ lỡ phung phí cự ly gần. Đáp lại, Rodriguez thoát xuống trống trải nhưng không kịp dứt điểm vì sự can thiệp của Szczesny.
Khi hiệp hai còn chừng 10 phút, Arsenal chỉ còn chơi với 10 người vì chiếc thẻ đỏ trực tiếp của Flamini. Tiền vệ đánh chặn của đội khách vào bóng nguy hiểm bằng cả hai chân với Schneiderlin.
Bất lợi về quân số khiến Arsenal thi đấu bị động và sống trong những phút còn lại đầy lo lắng. Nếu Szczesny không duy trì được sự sắc bén đến quyết liệt, trước hai pha dứt điểm của Shaw và Fonte, đội bóng thành London có thể đã không giữ được một điểm.
Arsenal vẫn đứng đầu bảng với 52 điểm sau trận đấu hôm qua. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống dưới, vì hôm nay 29/1, Chelsea (49 điểm) và Man City (50 điểm) mới thi đấu.
Hà Uyên
Ý kiến bạn đọc (  )
ARS luôn là vậy , cứ mỗi khi vào những giai đoạn 2 là ARS luôn bị hụt hơi . vì đội hình của ARS chưa có chiều sâu , giáo sư ơi hãy mạnh tay chuyển nhượng một xíu đi
Rắn Độc - 18 giờ trước
Asernal lại trở về với đúng bản chất của mình, thích Asernal thật nhưng chưa bao giờ tôi an tâm với phong độ đội bóng này.




thống phạm - 16 giờ trước