Trang

27 tháng 1, 2014

Vài suy nghĩ về Biển Đông

Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập tình trạng của ngày nay?  Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn và không ngừng nghỉ.
Từ trước đến nay, dù nghĩ gì về Trung Quốc và dù bị Trung Quốc cái đó cái kia, hai nước Việt-Hán đã và sẽ tồn tại cạnh nhau. Các lãnh đạo của Việt Nam đã biết từ đầu rằng trở thành kẻ thù của một quốc gia có nguồn lực khổng lồ là không khôn khéo. Song, từ trước đến nay, dân Việt Nam không bao giờ hy sinh quyền lợi chính đáng của đất nước. Nếu có thì mất nước ngay.
Chúng ta cần xác định rõ, Việt Nam và toàn khu vực cần và hưởng lợi từ một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Bắc Kinh. Dù vậy, toàn khu vực và toàn công đồng Thái Bình Dương đang đối mặt với một hoàn cảnh báo động xuất phát từ việc Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.
Vấn đề đặt ra là Hà Nội và toàn công đồng quốc tế có thể làm gì khi những đòi hỏi từ Bắc Kinh ngày càng trở nên không thể đáp ứng nổi? Khi chiều hướng và cách hành xử của các ngài ở Bắc Kinh là chà đạp luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền lợi của các quốc gia láng giểng một cách trắng trợn như vậy? Đây chính là vị trí không thoải mái mà Hà Nội đang phải đối mặt ngày hôm nay; một vị trí mà, bất chấp nguồn gốc xác thực của nó, và bất chấp phương châm “bốn tốt, 16 chữ vàng” vẫn phải đối mặt và đề cập. Đúng chuyện này không chỉ là riêng của lãnh đạo Việt Nam mà của cả Châu Á Thái Bình Dưong.
   Chuyện không thế nào chấp nhận được
Xin nhắc lại, trong những thập kỷ 70, 80, 90 Bắc Kinh đã lấy những biển đảo thuộc chủ quyền chính đáng của Việt Nam từ lâu một cách bạo động và hoàn toàn bất hợp pháp. Và xin nhắc lại, trong những năm găn đây, Bắc Kinh đã tuyến bố một cách hoàn toàn bất chính đáng là hầu hết lãnh thổ trong Biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền của họ. Gần đây nhất, trong mấy tuần vừa rồi, chính quyền Trung Quốc ở Hải Nam và ở Bắc Kinh đã công bố ý định của họ là thực thi những tuyên bố chủ quyền không hợp lệ trên gần như toàn bộ khu vực biển Đông. Khu vực được đề cập đến trong những tuyên bố không có thật này bao gồm những hòn đảo và mỏm đá đang tranh chấp, một phần đặc khu kinh tế 200 hải lý của các quốc gia lân bang, và vùng biển quốc tế. Tuyên bố rằng tất cả những tàu đánh cá không phải của Trung Quốc đều phải xin phép chính quyền Trung Quốc để được hoạt động tại vùng biển quốc tế là hoàn toàn bất hợp pháp.  Như nhiều nhà phan tích đã nêu rõ, nếu tuyên bố này được thực thi, điều này tương đương với cướp biển nhà nước.
Đối với Việt Nam, Philippine, và các nước khác, sự từ chối ngầm của Bắc Kinh đối với những tranh chấp về đảo, mỏm đá, và biển là hết sức đáng tiếc cũng như là bất hợp pháp. Song, khẳng định thế không thể nào giúp Việt Nam tìm được một giải pháp. Vậy giải pháp ở đâu?
Trong một kịch bản tốt nhất có thể thì Bắc Kinh sẽ dần rút lại những tuyên bố ngoại cỡ của mình và làm việc hướng tới một thỏa thuận đa phương trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và vì thịnh vượng của khu vực.
Rất tiếc là vào lúc này có vẻ rất khó tưởng tượng một thay đổi như thế. Hiện nay, không có quốc gia nào có thể một mình thuyết phục Bắc Kinh ứng xử hợp lý hơn, và tuân thủ luật pháp hơn trong hành vi của mình. Vì thế có nhiều người cho rằng đã đến lúc phải có một nỗ lực có sự phối hợp của nhiều quốc gia, bất chấp sự khăng khăng của Bắc Kinh rằng thương thảo đơn phương là đủ để giải quyết vấn đề. Theo quan điểm này, trong tình trạng hiện này, thương thảo đơn phương không phù hơp khi toàn khu vực đang bị đe dọa.
Hãy quay lại với Hà Nội. Lãnh đạo Việt Nam có thể làm gì, khi họ phải đối mặt với những tuyên bố vô lý từ bên ngoài và những đòi hỏi ngày càng tăng của người dân trong nước đòi lên tiếng? Trong quá khứ, Việt Nam đã phải luôn luôn đối phó với nước hàng xóm hung hăng một mình, qua những cuộc thương thảo bí mật và bắt tay cá nhân, thậm chí không có sự tham gia của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong lúc mà con ruột của Nguyễn Cơ Thạch đang ngồi ghế Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, trong lúc mà những quan hệ quốc tế của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, thời đại của những bí mật và dọa dẫm đã đi vào quá khứ chưa? Câu trả lời, phải nói, là chưa rõ.
Dù muốn tìm hiểu những thách thức chung của Hà Nội và các nước trong khu vực về quan hệ quốc tế với Bắc Kinh, cũngh phải thừa nhận vị trí của Việt Nam, ngay bên cạnh Trung Quốc, tất nhiên có những bảo hàm đặc biệt, cũng như sự phức tạp trong nội bộ Đảng Công Sản Việt Nam đối với Trung Hoa. Từ bên ngoài, những dân thường rất khó nắm bắt những quan điểm, phương án đạng được bàn luận ở Hà Nội hiện nay. Vì thế, đến bây giờ, rất khó cho bất cứ ai cả để hiểu sâu về những vấn đề cụ thể, đặc biệt trong bối cảnh những cuộc thảo luận công khai về hồ sơ Biển Đông gần như bị cấm.
Thông điệp chính thức rõ nhất về chiến lược khư vực của Việt Nam lại chưa rõ lắm. Rất có thể đó là bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-la vào năm ngoái ở Singapore. Trong dịp đó, Thủ tướng đã phát biểu một cách hùng hồn với các nhà lãnh đạo khu vực về sự cần thiết cho một kỷ nguyên của “niềm tin chiến lược”. Mặt khác, đối với những người ngoài khu vực Đông Nam Á, và thậm chí những người trong khu vực có đầu óc hoài nghi, ‘chiến lược’ này nghe có vẻ mơ hồ, không khác gì sự kêu gọi một tình hàng xóm láng giềng hòa thuận. Có chăng là, bốn chữ ‘niềm tin chiến lược’ phản ánh nhận thức của Hà Nội và toàn thế giới cần có một tình thế cả tôn trọng lẫn giữ thể diện mà không biện hộ đối với Bắc Kinh trước mặt những căng thẳng trong khu vực đang leo thang. Ngôn ngữ ngoại giao là như thế.
Dạo này, ta cũng có thể hỏi, ‘niềm tin chiến lược’ của Việt Nam sẽ có nghĩa gì khi nó hoàn toàn đối ngược với chủ trương “sự không rõ ràng chiến lược” (strategic uncertainty) và hành vi đế quốc mà Trung Quốc đang áp dụng ở mọi lĩnh vực và nhất là ở trên biển? Nếu sự tin tưởng đã mất thì chiến lược sẽ ra sao?
Toàn thể giới nhìn rõ ràng rằng những căng thẳng đang bộc lộ xung quanh vấn đề vùng biển Đông Nam Á chủ yếu là do những hành động  đáng lo ngại của Bắc Kinh gây ra. Nếu đây là điều mà Bắc Kinh cho là “sự trổi dậy hòa bình”, chúng ta đều có nhiều lý do để lo lắng nữa.
Làm sao giúp Bắc Kinh nhìn thấy và nhận thức những điều này và thay đổi đường lối?  Không có cách nào dễ dàng cả. Dù Hà Nội có lên án tuyên bố bất chính đáng của Trung Quốc về việc ‘phải xin phép đánh cá,’ một phản ứng như thế rất khó có thể có hiệu quả.
Đúng vậy, dạo này càng nghe những người hỏi, làm sao để Bắc Kinh phải đối mặt với một diễn đàn đa phương? Hoặc các quốc gia Thái Bình Duơng hợp lực thúc ép Trung Quốc chịu quyết định của toà án quốc tế. Xin nhấn mạnh, mục tiêu chẳng phải là ngăn chận lại Trung Quốc, mà là sống trên một thể giới với tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định, hợp pháp. Thế thôi.
Để đề cập vấn đề một cách thực tiễn đã có một số người cho rằng  Hà Nội nên hoán đổi những nhận định khó có thể phòng vệ như  “chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể bàn cãi” và “tất cả những hoạt động nước ngoài trên những khu vực này nếu không có sự chấp thuận của Việt Nam là trái phép và vô căn cứ” sang một chính sách rõ ràng hơn để thu thập sự ủng hộ rộng lớn hơn từ những nhà họ giả trong khu vực Động Nam Á hoặc bên ngoài, tạo nền tảng cho một chính sách chung cho các nước Đông Nam Á và khu vực.
Liên quan đến nó, có quan điểm là trước khi đề cập đến những đòi hỏi bất chính đáng của Bắc Kinh, Việt Nam phải sớm giải quyết những tranh chấp với Philippine, Malaysia, v.v. trước đã. Cũng có nhiều người khuyên nên đem vấn đề này đến UNCLOSmột hiệp định mà Bắc Kinh đang loan báo sẽ rút khỏi nếu bị tiếp tục lên án. Và có rất nhiều dân thường ở Việt Nam đã và đang muốn đống một vài trò tích cực để bảo vệ đất nước. Dù tôi không ửng hộ việc không cho dân bày tỏ vọng  sự quan tâm của họ, tôi hy vọng dân thường Việt Nam hiểu phải tránh những hành vi chủ nghĩa quốc gia cực đoan như ta thấy ở một số nước.
Nếu những phương nêu trên chưa hấp dẫn, còn có những bước đi khác nữa. Có người cho rằng Hà Nội nên tỏ rõ với Bắc Kinh rằng họ sẽ không bắt tay hợp tác quân sự với bất kì quốc gia nào gây bất lợi cho những mối bận tâm chính đáng của Bắc Kinh (như đòi chủ quyền trên gần hết Biển Đông Nam Á), nhưng Hà Nội sẽ sẵn sàng hỗ trợ hay tham gia các liên minh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bao gồm sử dụng hoà bình lãnh thổ hàng hải quốc tế trong khu vực. Để đầy mạnh mục tiêu đó, Hà Nôi nên phát triển mạnh hơn nữa những mối quan hệ trọng yếu, với Mỹ, Nam Hàn, Nhật, v.v. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực nữa để tìm được với Bắc Kinh một giải pháp cả hai bên và các bên khác có thể chấp nhận được; và sẽ giữa hữu nghị và hợp tác toàn diện với điều kiện là không có hậu quả bán nước hay hy sinh những quyền lợi quốc gia.
Chúng ta đang sống trong một thế giới càng ngày càng nhỏ bé hơn. Và toàn khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương đang ở một ngã ba đường. Tuyên bố chủ quyền bất chính đáng về những lãnh thổ biển quốc tế không thể chỉ được xem như là một vấn đề song phương cũng như việc coi quá nhẹ luật quốc tế trong việc tiếp cận tranh chấp khu vực. Toàn công đồng đang bị đê dọa.
Việt Nam là một quốc gia biển. Và dân Việt Nam, cũng như dân ở bán đảo Triều Tiên sẽ sống bên cạnh Trung Quốc mãi. Hỏi tôi, muốn có một vị trí mạnh hơn, Việt Nam nên nỗ lực để theo con đường của Hàn Quốc càng sớm càng tốt. Một nước văn minh, pháp quyền, dân chủ, và có ửng hộ của quốc tế sẽ luôn luôn sống an toàn hơn, tự tin hơn. Khiêu khích, ảo tưởng, mất tính xây dựng? Hy vọng là không.
JL
Share Button

4 THOUGHTS ON “VÀI SUY NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

  1. KG: GS Jonathan London!
    Đây là bài viết tôi cho là hay nhất từ trước đến nay của GS trên Xin Lỗi Ông! Tuy không phải là tôi đồng ý tất cả, nhưng những nhận định của GS là chuẩn xác, có cơ sở lịch sử đúng đắn từ cổ chí kim, có thực tế sống động.
    Nhưng quan trọng là GS có cao kiến gì để giúp VN và cả Đông Á, Đông Nam Á và cả Châu Á trước thực trạng bàn cờ Biển đông và lúc “Toàn cộng đồng đang bị đe dọa”? Nếu ai có giải pháp gì để tháo ngòi nổ đang đặt ở “toàn khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương đang ở một ngã ba đường”, thì tôi đề cử họ xứng đáng đạt giải Nobel Hòa Bình!
    Rất tiếc, không có thời gian để nói thêm nhiều điều với GS!
    Những ngày cuối năm Quý Tỵ sắp qua, đất nước VN đang đón chờ năm mới Giáp Ngọ, với một mùa xuân mới ngập tràn niềm vui trong hòa bình, hạnh phúc. Tôi cầu chúc GS có một cái Tết âm lịch mới lạ, một mùa xuân nhiều ý nghĩa và “Vạn Sự Như Ý”!
    Xin kính tặng GS Link về cuốn “Tam giác Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia” của Winfred Burchett (http://vi.wikipedia.org/wiki/Wilfred_Graham_Burchett) một phóng viên nười Úc nổi tiếng với câu nói “Tôi viết để cảnh báo thế giới”. Tôi nghĩ, cuốn sách sẽ giúp GS nhìn thấu đáy Biển đông:
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16651.0/wap2.html
    Kính!
    Bình Dân!
  2. GS nên viết ngắn lại. Bài dài quá, hơi bị nhức đầu. Không biết ý đồ của chính quyền VN hiện nay thế nào, còn nhân dân VN luôn muốn đánh lại China khi chúng xâm phạm bờ cõi. Có điều, các vũ khí mua của Nga, tốn nhiều tiền, “làm kẻ thù khiếp sợ”, không biết đang trốn ở đâu?
    Nhân thể nói thêm, nhiều người VN đã chuyển qua ăn Tết Dương Lịch, không ăn Tết China nữa. Họ đang thoát khỏi sự đồng-hóa của người phương Bắc.
    • Đúng thế…. quá dài… đọc bình luận của bạn tôi cũng hơi bị nhức đầu.. thank you!

300 kg ma túy sang Đài Loan: Chưa ai bị làm sao?

 600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hồi giữa tháng 11 năm ngoái (2013) và sau đó bị phía Đài Loan-Trung Quốc bắt giữ ngay tại sân bay. Vụ buôn ma túy số lượng cực lớn này gây chấn động dư luận.
Nhiều câu hỏi đặt ra cho phía các cơ quan chức năng, có thể nói là “dày đặc” tại cửa khẩu, với hệ thống máy móc hiện đại loại bậc nhất hiện nay nhưng vẫn để “lọt” lô hàng ma túy khủng, đến nay vẫn chưa có câu trả lời và cũng chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra chịu trách nhiệm?
Vụ để “lọt” lô hàng khủng này, phía hải quan thì bảo, hệ thống máy soi chiếu là thuộc an ninh sân bay, hải quan làm đúng quy trình. Còn chiếc máy soi chiếu trị giá hàng triệu USD - thuộc loại hiện đại nhất - lại bị “hỏng” đúng lúc lô hàng 600 bánh heroin thông quan?
ma-túy, đài-loan, tân-sơn-nhấtma-túy, đài-loan, tân-sơn-nhất
Chiếc máy soi chiếu được biết đến khi nó “đột quỵ” đúng lúc lô hàng 600 bánh heroin do Cty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (TPHCM) gửi đi Đài Loan, cất giấu trong 12 thùng loa. Chiếc máy soi chiếu này được Cty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (gọi tắt là TCS) nhập khẩu về từ năm 2011, với giá “khủng” 1,2 triệu USD (tương đương 25 tỉ đồng).
Tìm hiểu về chiếc máy soi, vào năm 2011 TCS được đầu tư hàng trăm tỉ đồng và đã chi 1,2 triệu USD mua máy soi chiếu hàng hóa (XR1), lắp đặt tại kho hàng của TCS - số 46 đường Hậu Giang, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM (sát bên sân bay). Bên cạnh việc lắp đặt chiếc máy soi chiếu hiện đại này, TCS còn chi số tiền lớn để mua hệ thống quản lý bằng phần mềm từ nước ngoài, nhưng nó không hoạt động khi lô hàng ma túy gửi đi, mà phải dùng máy soi khác.
Ngay sau khi vụ để “lọt” lô hàng ma túy qua cửa khẩu, Cơ quan CSĐT (C47) - Bộ Công an đã cử tổ công tác sang Đài Loan tìm hiểu điều tra “đường đi trót lọt” của lô hàng ma túy khi qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, cơn vị, cá nhân nào (?) thì đến nay vẫn chưa có kết quả mà dư luận đang mong chờ.
Trong khi đó, ông Trần Mã Thông - Cục phó Cục Hải quan TPHCM, người đại diện Cục Hải quan TPHCM - đã từng phát biểu là hải quan cũng phải chờ cơ quan điều tra kết luận, mới có thể xử lý trách nhiệm của hải quan để “lọt” lô hàng ma túy cực lớn này.
Lô hàng 12 thùng loa, chứa 600 bánh heroin - theo ông Thông - thời gian đăng ký xuất khẩu lô hàng này là 12h trưa 15.11.2013, thời gian thông quan là 15h39 chiều cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0h rạng sáng 17.11.2013; lô hàng lên chuyến bay số hiệu CI5886 của Hãng hàng không China Airlines.
Tuy nhiên, ông Thông cho biết: ‘“Hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Việc này Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo điều tra. Khi nào có kết quả điều tra, khi đó xác định cá nhân, bộ phận nào sai thì chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”.
Một diễn biến mới nhất, khi phía an ninh sân bay soi chiếu, người quản lý máy có phát hiện nhiều “vật lạ” chứa trong 12 thùng loa, song lại không báo cáo cho lãnh đạo mà người này vẫn cho thông qua. Điều dư luận đặc biệt quan tâm, đó là số lượng cực lớn ma túy nhồi nhét chật kín vào 12 thùng loa là một dấu hiệu rất bất thường, dấu hiệu rất lạ, thế mà người soi máy cho rằng chỉ phát hiện “vật lạ” và không báo cáo lãnh đạo… cũng lại là một dấu hiệu bất thường vậy! Vậy mà cho đến nay, dư luận vẫn đang phải chờ câu trả lời chính thức từ phía cơ quan điều tra và những ai có trách nhiệm phải chịu xử lý trong vụ để “lọt” lô hàng ma túy cực lớn này!.
(Theo Laodong)

26 tháng 1, 2014

VỀ SỰ THÔ BỈ CỦA ĐÔNG LA - NGUYỄN CHÍ HIẾU

 
Kính gửi qúy báo mạng ... 
 Sáng nay, TMH vào mạng Trần Mỹ Giống thấy có bài báo này của Trịnh Hoài Văn phê bình 'HIỆN TƯỢNG VĂN NÔ ĐẢNG ĐÔNG LA" rất tốt. Nếu chúng ta cứ im lặng để tên BỒI BÚT MẠT HẠNG ĐÔNG LA lộng hành chửi bới thô tục các nhà dân chủ tự do trong nước mãi như thế này thì chính là một cách NỐI GIÁO CHO GIẶC vậy. Trần Mạnh Hảo xin gửi bài viết của tác giả trẻ Trịnh Hoài Văn vạch mặt tên ĐÔNG LA và tên NGUYỄN CHÍ HIẾU - tổng biên tập báo VĂN NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH này tới qúy báo nhờ in lên để vạch mặt kẻ ném cứt vào các nhà dân chủ đang đấu tranh cho tự do trong nước. TMH xin thành thật cám ơn 
Trần Mạnh Hảo                                             
                         *         *         * 
TRỊNH HOÀI VĂN 
Vì phải gọi sự vật bằng tên của nó, nên Trịnh Hoài Văn chẳng đặng đừng phải trưng ra một từ thô tục nhất trên đầu đề bài viết, cái mà ông Đông La ( U 60)– người viết bài và cụ Nguyễn Chí Hiếu (U 80) – người in bài thường dùng “cứt” làm vũ khí tấn công các đối thủ chính trị của họ - những nhà yêu nước, yêu dân chủ tự do dám biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược.Trong cuộc nhậu nhẹt liên hoan mừng hội thảo của Ban lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương thành công, Đông La “kểt tội” nhà văn Nguyên Ngọc, kết tội ông cựu phó thủ tướng Trần Phương dám cả gan bảo chủ nghĩa Mác-Lê Nin là lừa đảo cho các ông Nguyễn Trí Huân, Hữu Thỉnh, Lê Thành Nghị nghe đặng lập công dâng đảng, theo tường thuật của chính Đông La trên blog của mình : “Anh Nguyễn Chí Hiếu (tổng biên tập báo Văn Nghệ TP HCM) đỏ bừng mặt nói: “Uýnh tiếp đi Đông La, kỳ này báo về nhà mới, khai trương bằng bài uýnh Nguyên Ngọc đi Đông La!”. Tôi nói với anh Hiếu cũng là nói với cả bàn, với hai lão già “mất dạy” này thì tôi đã nhờ thằng cháu là Lê Quang Trung, sinh năm 1989, người từng đọc hết Toàn tập Các Mác, sẽ viết 5 bài “uýnh” Trần Phương, nhưng mới có một bài thì xem chừng Trung đã đo ván ông cựu PTT hơn Trung hơn 60 tuổi; còn với Nguyên Ngọc thì anh Hiếu yên tâm, sẽ có bài ngay thôi.” (Trích bài: Đông La Sau hội thảo) 
ĐÔNG LA
CHUYỆN SAU HỘI THẢO 
(Mai Quốc Liên, Vũ Quần Phương, Trà Giang,Hữu Thỉnh, Đông La)http://donglasg.blogspot.com/2013/12/chuyen-sau-hoi-thao.html 
Trên blog của tác giả Phan Tất Thành thứ Hai, ngày 05 tháng 8 năm 2013,trong bài: “Ôi cái hội nhà văn của ông Hữu Thỉnh”, khi đánh giá về “hiện tượng phê bình” Đông La cho in hàng loạt bài phê bình chửi bới tục tĩu vô cùng tận trên báo “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh” {do cụ Nguyễn Chí Hiếu (gần 80 tuổi) làm tổng biên tập, có đoạn viết:“Điển hình là các bài trên blog cá nhân của Đông La. Đọc những bài này mà chắc chắn chẳng báo lề phải chính thống nào dám đăng vì nó thô tục , vô văn hóa không thể tưởng tượng được…”“Lập công chuộc những lỗi lầm “không vào Đảng, bỏ cơ quan sống tự do “ bây giờ biết hối cải muốn làm “văn nô” thứ thiệt để bảo vệ Đảng. Liệu các đồng chí lãnh đạo tuyên giáo có thể tin được miệng lưỡi của kẻ gian manh này không. Nhất là khi hắn tâng công với các vị chửi tuốt tuột. Từ Nguyên Ngọc, một nhà văn lão thành rất có uy tín trong và ngoài nước đến Phạm Xuân Nguyên , một nhà phê bình văn học có tên tuổi. Hắn trơ tráo đến mức ngay cả Hội Nhà văn Trung Quốc cũng không khoái gì khi phê phán những nhà văn Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vì nó sống sượng quá, thô tục quá. Hắn chửi Phạm Xuân Nguyên, chửi luôn cả Nguyễn Quang Lập với blog Quê choa đã đăng những bài của Nguyên , hắn chửi từ Trần Độ đến Nguyễn Huy Thiệp –một trong những nhà văn đi tiên phong và được thế giới đánh giá cao của Việt Nam. Hắn chỉ khen mỗi Nguyễn Quang Thiều vì Thiều khen bốn câu thơ của hắn hay hơn cả Chế Lan Viên!”.
http://phantatthanh.blogspot.com/2013/08/oi-cai-hoi-nha-van-cua-ong-huu-thinh.html 
Trên trang mạng của nhà văn Lê Xuân Quang, nói về “nhà phê bình Đông La”, có đoạn viết :“Đông La là người mới xuât hiên trong làng viết phê bình văn học. Nhưng dù mới hay hành nghề đã lâu, nhất quyết không nên biến bài viết , ngôn từ dùng trong bài viết để thóa mạ, châm chích đối tương một cách vô lối, dùng ngôn từ của kẻ’’chỉ điểm’’, của dân đầu đường xó chợ, hạ đẳng để chửi rủa bạn mình” 
http://lexuanquang.org/post/4566/ 
Trên trang mạng của nhà văn Chu Mộng Long, bàn về “tác giả” Đông La”, có đoạn viết:“Lối viết của Đông La, Đông Hét càng ngày càng bộc lộ dục vọng đang muốn được trọng dụng, nếu không phải là túng làm liều, nhưng sự thực là người ta đủ khôn để không tin dùng vì phải cảnh giác về sự tráo trở của một kẻ mang miệng lưỡi tráo trở. Để rồi xem, với lối viết ấy, trước sau gì đồng chí ấy cũng viết bài chửi lại đồng đảng của mình hay kẻ đã lợi dụng mình. Gần như quan hệ Chí Phèo – Bá Kiến”http://chumonglong.wordpress.com/2013/08/31/dong-la-dong-het/Trên trang mạng của Bà Đầm xòe ( tức nhà văn Phạm Thành), đã bất đắc dĩ phải dùng chính lối viết của Đông La để “vay trả” với “nhà phê bình” thô tục nhất trần gian này bằng lời lẽ ngoa ngoắt như sau :“Bà Đầm xòe thưa ông Dương Cường, và thưa bạn đọc!Theo lời ông Dương Cường, tôi đã vào Văn chương + đọc toàn văn bài phê bình của ĐL, nhan đề: “ĐÔNG LA KỂ CHUYỆN PHẠM XUÂN NGUYÊN “NHẬN HUY HIỆU 30 NĂM TUỔI ĐẢNG VÀ 2 HUY HIỆU CHIẾN SĨ TRONG SẠCH” VÀ CẢ NHÃ THUYÊN…”.Mới đọc vài chữ của ĐL, bên tai tôi đã vẳng lên tiếng chó sủa, mà là tiếng chó ghẻ sủa chứ không phải chó Đức hay cho Tầu sủa. Đọc thêm vài đoạn nữa thì thấy mùi xú uế tổng hợp nồng nặc từ nhà xí bốc lên vây quanh mũi tôi đến mức tôi không thể chịu được. Cố đọc cho hết bài thì trong óc tôi hiện hình lên một con bọ hung từ đống cứt chui lên, miệng phì phì tung tóe ra toàn cứt là cứt. Tôi phải nhắm mắt lại và buộc phải ngừng thở.“Ối trời cao, đất dày ơi! Thối gì mà thối kinh khủng đến vậy?”.Rồi như thấy cái cơ đít của tôi thập thò trệu trạo, một binh đoàn cứt có hàng lối chỉnh tề từ dạ dày tôi xông ngược mãi lên tận mũi tôi, làm tôi không thể chịu đựng được hơn, đành nôn ọe, rồi nôn thốc, nôn tháo ra một đống. Nôn ra được, làm người tôi có nhẹ đi đôi chút và tôi vội thở lại, mở mắt ra thì nhận ra trong đống tôi vừa nôn ra ấy thấy một cái mặt người hiện ra. Đây hắn đây: 
http://badamxoevietnam2.files.wordpress.com/2013/08/52.jpg?w=450 
Thưa bạn đọc kính mến, đây là lời lẽ “chính hiệu con nài vàng” của “ nhà phê bình” Đông La, kẻ tự phong là “ văn nô của đảng” vừa tương lên tờ báo “ Văn Nghệ tp Hồ Chí Minh, bằng cách chửi ông Lê Hiếu Đằng “ăn cứt” như sau :“Nếu nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ “rác rưởi, cứt đái”, thì chắc Đằng( tức ông Lê Hiếu Đằng) thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”(LÊ HIẾU ĐẰNG, KẺ TỪNG THEO ĐẢNG CHỐNG MỸ, NAY MONG THEO MỸ CHỐNG ĐẢNG) 
http://donglasg.blogspot.com/2013/08/le-hieu-ang-ke-tung-theo-ang-chong-my.html 
Trang mạng “ Người lót gạch”, trong lời đề dẫn để in bài Đông La, đã gọi ông này là người “ ngửa mặt phun nước bọt” như sau: 
Lời dẫnHùa theo chiến dịch chĩa mũi dùi công kích Luật gia Lê Hiếu Đằng trên mặt trận báo chí và truyền hình, chiều nay(Chủ Nhật) NLG nhận được bài viết của Đông La do Huy Tuấn, một CTV từ Hà Nội giới thiệu với phụ đề:"Khi dư lợn viên Đa Lông phun nước bọt vào mặt mình" tuy nhiên với quan điểm đa chiều và tôn trọng tác giả , NLG mạo muội biên tập tiêu đề, thành "Khi nhà khoa học Đông La ngữa mặt phun nước bọt..." như trên mong Ông/anh Huy Tuấn thông cảm và xin chân thành cảm ơn.” 
http://nguoilotgach.blogspot.com/2013/08/khi-nha-khoa-hocdong-la-ngua-mat-nho.html 
Ngoài các thứ vũ khí: cứt, đái, lồn cặc…cặp bài trùng Đông La Nguyễn Chí Hiếu (kẻ viết bài người in bài) đã đang và sẽ mở toàn lực chiến dịch bẩn thỉu mà Trịnh Hoài Văn không dám trích ra nhiều, chỉ xin vài ba thí dụ đã nêu, còn phần lớn giọng điệu “ phê bình” của nhóm “ bảo hoàng hơn vua” này toàn một giọng đầu đường xó chợ như sau: 
“Trần Mạnh Hảo, Võ Thị Hảo, v.v… đều dần trở thành bất hảo! 
Nguyên Ngọc sau 40 năm chiến thắng giờ lại tìm cách chiêu hồi VNCH! Nguyễn Huệ Chi luôn trên tuyến đầu chống phá đất nước. Thu Uyên hôm nay cũng hành động y như bọn xấu. Mặt mo Huy Đức, Mặt thật Huy Đức gớm ghiếc tham lam lá mặt lá trái. Bùi Tín như “miếng giẻ chùi máu” giày quân xâm lược thật đầu óc nên để phân tích chứ đừng để tích phân”; 
Nguyễn Quang A hung hăng vận động các phóng viên bảo vệ Kiên cũng rất ngu, đếch biết gì về pháp luật! Đếch hiểu gì về cuộc đời! Người ta nhả ra chữ nào Nguyên Ngọc đớp ngay lại chứng tỏ cái dốt của ông. Nguyên Ngọc còn chiêu hồi “Bên thua cuộc”, giống như một công dân mạng viết về Bùi Tín, Nguyên Ngọc cũng chính là “miếng giẻ chùi máu giày quân xâm lược”! Tôi từng thân thiết, ngợi ca Trần Mạnh Hảo rồi sau đó lại “vả vào miệng” TMH như một người lớn vả một thằng trẻ con, đã dốt nát lại còn vĩ cuồng, lếu láo, quấy rối! 
Một blogger là Hòa Bình viết một bài với cái nhan đề có một không hai: Đ. mẹ thằng Lập! (Nguyễn Quang Lập)” 
Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói với một người bạn thân nhất, nói vậy khác gì bảo thằng Thiều là con thú. Ông bạn nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ”! Một kẻ dốt, cơ hội như Phạm Xuân Nguyên là thằng cơ hội, một loại ung nhọt của thể chế, một hậu quả của lỗi hệ thống; một điển hình về loại tôi cao, trí thấp, tâm tối. 
PHẠM XUÂN NGUYÊN: THẰNG MÙ CHỮ, THẰNG LƯU MANH! 
Lập, một thằng cũng chày cối bênh vực thằng “San hô” lộn ngược lịch sử chúng còn không xứng đáng được gọi bằng thằng nữa! Nguyên đúng là một thằng lưu manh và mù chữ. Phạm Xuân Nguyên là người chống chế độ. Như ông bạn rất nổi tiếng của tôi từng nói về Nguyên: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ” vậy! Nguyên là một quái thai của tư duy Như bài thơ có mấy câu của tôi mà Nguyễn Quang Thiều sau khi đăng trên Văn Nghệ từng gọi điện thoại bảo “Bài này ông hay hơn Chế Lan viên rồi”. qua việc ca ngợi Cao Xuân Huy, Huệ Chi đã bác bỏ Chủ nghĩa Mác Huệ Chi đều ở trên tuyến đầu kích động, gây nguy cơ cho an ninh quốc gia. lũ chấy thức rận sĩ loại như chú cháu Huệ Chi – Từ Huy, Lê Hiếu Đằng đã viết bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… với cái đầu cực kỳ dốt nát và thái độ cực kỳ bố láo đã được chính Nguyễn Huệ Chi, chủ trang “Bọ xít” (boxit), với “tư duy ruồi, bò” cả Nguyễn Duy, cả Huy Đức, cả Hiếu Đằng đúng là đại ngu. Báo Văn nghệ TPHCM số mới nhất, 288, 23-1-2014, lại đăng bài Điểm mặt băng nhóm “lật pháp” của tôi, đã “quăng một mẻ lưới to”, chỉ rõ sai trái từ GS Hoàng Tụy, nhà toán học nổi danh thế giới, đến các ông Chu Hảo, Mạnh Hảo, Quang A, Tương Lai, Huệ Chi, Hiếu Đằng, Xuân Nguyên, …, đến bà già Lê Khùng (Hiền) Đức. Điều này bạn Hòa bình đã phải chửi tục thẳng vào mặt NQL, và chưa bao giờ tôi (tức Đông La) thấy sự tục tằn lại có một vẻ đẹp đến như thế! Nhưng khốn nỗi loại ĐCS thì ai sẽ thay thế? Có lẽ nào những người như Bùi Tín, Trần Mạnh Hảo, Huệ Chi, Tương Lai, Minh Thuyết, Chu Hảo, Quang A, Quang Lập, Huy Đức, v.v… sẽ đưa đất nước ta tới được thiên đường? LHĐ đã đần độn một kẻ lưu manh, đầu gấu tri thức vị “nữ sĩ” của Diện (Nguyễn Xuân Diện) “háng lông” không chỉ mất dạy mà còn rất ngu! nước ta độc đảng mà dân chủ các vị (các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ) chính là hành động của những kẻ phản trắc, ăn cháo đá bát, vô ơn, dốt nát về chính trị, đã tham vọng, ảo tưởng, xây lâu đài trên cát, thì sẽ chỉ đưa đất nước đến bạo loạn, đến nồi da xáo thịt như Ai Cập trong những ngày hôm nay mà thôi! Dù các vị nhân danh đủ thứ tốt đẹp nhưng hành động của các vị thực chất là những hành động phạm pháp, hại dân, hại nước! nhóm “chấy thức, rận sĩ”. Trịnh Hoài Văn xin hương hồn nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng thứ lỗi, người vừa nằm xuống vài hôm nay, bất đắc dĩ phải nhắc đến kẻ viết nhiều bài rất vô văn hóa là Đông La để thóa mạ, rủa xả ông như vừa nêu. Ông Lê Hiếu Đằng đã làm các đối thủ chính trị vốn trước kia là đồng chí của ông như các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Lê Thanh Hải… mặc dù khác chính kiến với ông, cũng phải đến viếng và thắp nén nhang trước quan tài ông quàn tại chùa Xá Lợi. Dám liều mạng mắng một người yêu nước là ông Lê Hiếu Đằng “ ăn cứt”, chính là Đông La đã ném đồ dơ lên báo “Văn Nghệ tp.Hồ Chí Minh”, cũng tức là ném đồ dơ vào ba ông to: chủ tịch nước, cựu chủ tịch nước và ông bí thư thành ủy TP.HCM vậy! Bằng lối văn đốn mạt rủa xả hàng mấy chục con người nổi tiếng từ Trung Tướng nhà văn Trần Độ, nguyên phó thủ tướng Trần Phương, giáo sư, nhà bác học lớn nhất Việt Nam Hoàng Tụy đến các danh nhân, chính khách, giáo sư, nhà văn, nhà báo nổi tiếng ví như: Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Trung, Nguyễn Huệ Chi, Dương Trung Quốc, Tống Văn Công, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Huy Đức, Nguyễn Quang Lập, Lê Hiếu Đằng ăn cứt đái cặc lồn…Đông La trước hết đã ném lên tờ báo văn nghệ “mang tên Bác” tất cả đồ dơ bẩn trên đời vậy! Vì sao các tờ báo lề đảng bảo thủ bậc nhất như “Nhân Dân”, “Quân Đội nhân dân”, “Công an nhân dân”, “Công an thủ đô”, “Công an TP.HCM”, “Hà Nội mới”,“Sài gòn giải phóng”…tịnh không đám đăng các bài phê bình chính trị rủa sả đầy cứt đái lồn cặc của Đông La? Chẳng qua vì nó hạ cấp quá, vô văn hóa quá, đốn mạt quá, dơ dáy quá mức tưởng tượng mà thôi! Nhưng tại sao chỉ có tờ báo “Văn nghệ TP.HCM” của cụ Nguyễn Chí Hiếu dám dành hàng mấy chục bài cho “nhà phê bình” Đông La triển lãm “cứt” để chửi các nhà dân chủ “ăn cứt” là sao? Cụ Nguyễn Chí Hiếu nay đã vào tuổi U 80, vốn quê Long An, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, từng học ngành “trang trí nội thất” tại Liên Xô, có bà vợ quê Nha Trang cũng tập kết ra Bắc tuổi U 80 giàu có vô song vì thời bao cấp cụ Hiếu bà từng làm tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu… chẳng lẽ bị bệnh mũi điếc nên không còn khả năng phân biệt mùi thơm và thối chăng? Hỏi chuyện một số bạn bè từng sống chung và quen biết cụ Nguyễn Chí Hiếu (gầm tám mươi tuổi nên gọi cụ cho kính cẩn) mới biết sơ sơ một số điều về cụ. Hồi những năm tám mươi, khi cả nước thiếu điều chết đói vì ăn bo bo thì cụ Hiếu thường lái xe hơi loại xịn đến cơ quan Hội văn nghệ TP.HCM có chở theo hai con chó béc-giê to như bò mộng, mang hàng chục ký gan heo đi theo để cho chó ăn, đặng khoe mẽ sự giàu có của gia đình cụ. Đặc biệt, cụ Hiếu chưa từng viết văn, chưa từng làm thơ mà vẫn là Hội viên Hội nhà văn TP.HCM, hội viên Hội nhà văn VN, hơn nữa cụ Nguyễn Chí Hiếu còn đương kim Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học trung ương của trung ương đảng cộng sản VN kiêm tổng biên tập tờ “Văn Nghệ TP.HCM mới lạ? Nghe nói, cụ Hiếu tổng biên tập tờ báo dùng cứt làm vũ khí phê bình này mắc bệnh nói tiếng Đan Mạch, cứ mở miệng ra là cụ Đ.M. như súng liên thanh, nên cụ chuộng các món hôi thối. Thông qua Đông La, cụ Hiếu bèn mở một trận đánh cứt trên tờ báo mang tên Bác thì đúng với bản chất chiến đấu ngoan cường của cụ rồi. Rút kinh nghiệm dùng bọn côn đồ mạt hạng ném mắm tôm, ném cứt đái đồ dơ vào nhà, vào chính những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, có lẽ trung ương đã dùng Đông La để ném cứt vào mặt trận chữ nghĩa chăng? Nên mới rồi, ông Hữu Thỉnh bèn trao cho cuốn phê bình “bóng tối và ánh sáng” của Đông La (một cuốn sách toàn cứt) giải B giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2013.Mới vài hôm trước, ông Đào Duy Quát thay mặt trung ương đến nhà Đông La chúc tết, hoan nghênh và khích lệ Đông La tăng cường cứt hóa phê bình để ném cứt vào tất cả các nhà văn nào dám chống Trung Quốc, dám đòi tự do dân chủ. Xin trích lời Đông La:"TRUNG ƯƠNG" THĂM NHÀ CHÚC TẾT ĐÔNG LA. Nói quá lên tí cho nó oai, chứ chính xác là chiều qua, anh Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung Ương, nguyên Phó Ban TTVH Trung Ương, nguyên TBT Báo điện tử ĐCSVN, cùng anh Chúc, Chánh Văn phòng, đến thăm nhà tôi, đại diện cho Hội đồng chúc tết.. (Bà xã, tôi, anh Đào Duy Quát, anh Chúc)…”. 
http://donglasg.blogspot.com/2014/01/trung-uong-tham-nha-chuc-tet-ong-la.html 
Xin trích lời khoe được giải của Đông La :ĐÔNG LA "ẴM" GIẢI VĂN CHƯƠNG TO. Thế là sáng nay, tôi chính thức nhận được thông báo cuốn “Bóng Tối của ánh sáng” của tôi đã được giải thưởng 2013 của Liên Hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam. tôi phải vô cùng biết ơn báo Văn nghệ TPHCM mà từ tận 1982, cũng chính báo này đã lần đầu tiên in tác phẩm của tôi là một bài thơ.Trịnh Hoài Văn viết bài báo nhỏ này nhằm báo động cho dư luận rằng: đừng xem thường liên danh Đông La – Nguyễn Chí Hiếu đang dùng một thứ bom siêu bẩn là “bom cứt” để ném vào văn đàn, ném vào những con người trí thức chân chính yêu tự do, yêu dân chủ, chống Trung Quốc xâm lược… Hai vị này dùng tờ báo Văn Nghệ TP.HCM làm bệ phóng phê bình hòng làm điếc mũi bạn đọc và công luận, phục vụ cho những ý đồ xấu xa của ngoại bang hòng nô dịch hóa nước Việt Nam mãi mãi, theo tiêu chí của Đông La: “Sự tục tằn lại có một vẻ đẹp đến như thế”.,. 
TP. Hồ Chí Minh ngày 25-01-2014( From: E.Mail of TranManhHao. Chuyên mục: Nghiên cứu - Phê bìnhBài của bạn 
n)----------------- 
 
 
13 nhận xét:

CLB Lục Bát05:28 Ngày 27 tháng 01 năm 2014. 
 "Thành công vĩ đại" của CM VN là biến con người trở thành súc vật! Đông La là một ví dụ điển hình!
Trả lời
Nặc danh05:29 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Những kẻ suốt ngày nhắc đến CỨT như Đông La chắc mê CỨT lắm?!
Trả lời
Nặc danh05:33 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Một kẻ điên - sẽ điên suốt đời. (Washington Irving)
Trả lời
giáo làng06:24 Ngày 27 tháng 01 năm 2014. 
Đông La là kẻ nào mà lời lẽ như những kẻ "đầu đường xó chợ".Chắc chắn đông la không phải là trí thức vì trí thức không có ai dùng chững từ thô tục như thế.Đông La hẳn chỉ là kẻ cơ hội bất tài....
Trả lời
Dương Đại Nghĩa06:41 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
EM XIN MUỐI MẶT...
***
Anh Tô Hô Rứa yêu ơi
Cho em nôn mửa mấy lời, anh nha?
Em là thằng mọi Đông La
Trái tim loài chó, óc là giống trâu,
Cho dù quen biết đã lâu
Như Trần Mạnh Hảo em đâu có chừa!
Nếu anh ban chút cơm thừa
Em xin muối mặt cho vừa hồng ân
Sai ăn phân, em ăn phân
Bảo làm những chuyện bất nhân... cũng ừ.
Mười rằm cũng thể mười tư
Đang là tâm phúc, bỗng như quân thù
Vợ em nó mắng em ngu
Em ngu nên thích mút cu đảng mình...
***
Nguyện làm một kẻ hy sinh
Anh Tô Hô Rứa thuận tình: “Gâu... gâu...”...
----------------
(Dương Đại Nghĩa - Di động: 0975911911)
Trả lời
nguyễnvăn06:59 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Đông La là con la Phương Đông,lớp thú ;đã là thú vật thì tất nhiên là nói giọng thú ,không phải giọng người ;những người chơi với Đông La ắt là cùng lớp,cùng loài
Trả lời
Ph. Ch.07:17 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Nguyễn Chí Hiếu là một tên chí rận đốn mạt và khốn nạn! Các báo giấy VN hiện nay là theo chỉ đạo, xu nịnh, bợ đít, "khen cứt thơm", né tránh, v.v... và v.v... Các "vấn đề quan trọng" họ nêu ra chì là mũ bảo hiểm, tai nạn giao thông (?) Thật là một lũ hèn!
Trả lời
Nặc danh08:04 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Cứt thì lúc nào cũng vẫn là cứt thôi, nhắc đến ĐL, nhìn bản mặt nó đã thấy như một đống cứt rồi. Sao bác Bồng không trưng luôn cái bản mặt NCH lên hè ?
Mới nghe nhắc đến cái tên ĐL đã thấy thối rồi, văn hóa tranh luận sao lại nẩy nòi một kẻ như ĐL nhỉ ? Báo Văn nghệ TP HCM sao lại chịu in bài của nó nhỉ ? Hay đây cũng lại có một sự sắp sếp, phân công, chỉ đạo ?
Gặp bài viết của ĐL, tốt nhất là nên tránh đi nếu không muốn xú uế ám vào mình.
Trả lời
Bạn Đọc08:22 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Những người có lương tri khẳng định dùng hết nước Biển Đông cũng không thể rửa sạch cái bút danh nhục nhã - khốn nạn - thấp hèn - bẩn thỉu - dơ dáy: Đông La.
Tiếc cho đảng CSVN, sao không bố trí Đông La đúng năng khiếu: nếm cứt?
Trả lời
nguyễn vinh dũng08:31 Ngày 27 tháng 01 năm 2014. 
Dưới đây là cảm nhận của tôi khi đọc bài trên trang Trần Mỹ Giống:
Tôi không có hứng thú và thời gian để đọc hết bài này.
Trước kia ta đã chửi Nhân văn-Giai phẩm, chửi đủ thứ... nghề chửi là tự hào của nền văn học nước nhà.
Nhà phê bình văn học Đông La là đỉnh cao củ nghệ thuật chửi của ta vậy thôi. "Con hơn cha là nhà có phúc"
Tôi khoái Đông La!
Tôi động viên Đông La chửi nữa đi hãy sử dụng tất cả những gì có thể để chửi, cứt đái, phân, nước tiểu, buồi, dái, lồn, đoi... bỏ hết ra mà chửi ông ạ!
Hãy tìm và chửi tuốt, càng to càng tốt, nếu sợ thì chửi cả những loại vô danh tiểu tốt như Phauthuattk cũng được
Chửi đến mức hễ mở mồm là cứt đái tuôn ra, hễ hạ bút là buồi dái hiện hình mới giỏi.
Các giải thưởng văn học chính thống đầy danh giá đang chờ Đông La đấy!
Ôi! Cái gì của ta cũng vĩ đại làm sao....!
Trả lời
Nặc danh08:37 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Nói đến thằng chó đông la là nói về sự thô bỉ, có lẽ tốt nhất là khi thấy cứt thì mọi người nên hoặc hốt nó đi, hoặc bịt mũi mà đi qua vậy. Còn những kẻ chơi với chó thì giống chó thôi. Những người có chữ theo đúng nghĩa sẽ không bao giờ "tiêu hóa" cái thô tục của chó!!
Trả lời
Nặc danh08:40 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Đông La chỉ là loại điếm bút mạt hạng mà thôi.
Trả lời
Nặc danh08:40 Ngày 27 tháng 01 năm 2014 
Người dân do bức xúc về việc mất tự do, mất dân chũ bị qui hoạch treo, bị mất đất,bị áp bức không lối thoát , họ phản kháng với chính quyền và được những nhân sĩ yêu nước đồng tình và lên tiếng ũng hộ,nhằm thức tĩnh tĩnh chính quyền "nhân dân do dân và vì dân". tuy nhiên việc các tay bồi bút lợi dụng diễn đàn báo chí lề phải để tung ra những lời lẽ vô liêm sĩ và mất day , không biết lúc còn đi học có được thầy dạy : "tiên học lễ hậu học văn", hãy tự trọng như ông Tự Trọng đang ở tù.
...
Theo blog Bùi Văn Bồng

“Phải dứt điểm chuyện Dương Chí Dũng tố cáo quan chức ngành Công an”


 10/01/14 08:20
(GDVN) - Ông Vũ Mão: "Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch".
Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Ngọc Quang.
Như Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa, tại phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng đã khai nhận được tin mình bị khởi tố bắt giam từ một vị lãnh đạo của ngành công an nên bỏ trốn. Đồng thời, Dương Chí Dũng cũng khai đã đưa cho vị lãnh đạo này 500.000 USD để nhờ chạy án.
Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội xét thấy đây là dạng thông tin tuyệt mật của nhà nước nhưng đã lộ thông tin nên đề nghị khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam tối qua, ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc Dương Chí Dũng khai trước tòa là nhận được tin tuyệt mật từ một cán bộ của ngành công an đang gây sự chú ý đặc biệt của nhân dân cả nước.
“Dương Chí Dũng khai thật hay bịa chuyện? Lúc này chưa thể đưa ra kết luận được. Nhưng công đường là nơi nghiêm minh, vì thế việc Dương Chí Dũng nói trước tòa hoàn toàn có thể coi là một trong những căn cứ quan trọng để khởi tố điều tra vụ án làm lộ bí mật của nhà nước. Dù Dương Chí Dũng không khai như vậy thì mọi người cũng đều đã biết thông tin bị lộ ngay từ đầu, bởi nếu không lộ làm sao anh ta biết mà bỏ trốn. Vậy phải làm rõ thông tin lộ từ đâu? Ai đã “thông báo tuyệt mật” để Dương Chí Dũng bỏ trốn? Cái này thuộc về nghiệp vụ, tôi tin là cơ quan chức năng sẽ sớm làm sáng tỏ”, ông Mão bày tỏ.
Cũng theo ông Vũ Mão, việc Dương Chí Dũng nói thẳng tên vị cán bộ của ngành công an đã báo tin tuyệt mật cho mình tại tòa án có lẽ gây sự chú ý của dư luận còn nhiều hơn cả việc xét xử bị can này, bởi đây là một thông tin chấn động thực sự.
“Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch. Nếu không có căn cứ để kết tội vị cán bộ của ngành công an thì phải công bố để cho toàn dân biết, còn giả sử trong trường hợp có vấn đề bất thường thì các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét xử lý nghiêm minh để giữ vững lòng tin của nhân dân vào sự trong sạch của Đảng, của các cấp chính quyền”, ông Mão nói.
Bên cạnh đó, ông Vũ Mão cũng cho rằng, phải tiếp tục truy trách nhiệm của Bộ GTVT là đơn vị chủ quản Vinalines và những cá nhân và tổ chức khác có liên quan.
“Nhà nước đã bị thiệt hại một số tiền khổng lồ, suy cho cùng đấy là tiền mồ hôi nước mắt của dân chứ có phải tự nhiên ở đâu rơi xuống. Chưa nói tới tham nhũng, mà chi tiêu không hợp lý gây lãng phí cũng là có tội với dân. Bác Hồ đã dạy, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, ông Mão chia sẻ.
Ông Vũ Mão nhận định, cần sớm làm rõ lời khai của Dương Chí Dũng về sự liên quan tới một lãnh đạo của ngành công an để công bố cho toàn dân biết.
Từng kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo từ địa phương tới trung ương, ông Vũ Mão nhận định, công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ nguồn là hết sức quan trọng, nhưng thời gian qua đã bộc lộ nhiều điểm bất ổn, đồng thời cơ chế quản lý của nhà nước cũng lỏng lẻo nên dễ bị những người có quyền lợi dụng để trục lợi.
“Cứ theo quy định của nhà nước thì Dương Chí Dũng không thể tự ý chi vài chục triệu USD như vậy mà phải xin phép cấp trên, vậy tại sao bây giờ chỉ Dương Chí Dũng lãnh tội, còn những người khác có liên quan chẳng lẽ vô can hay sao? Qua những vụ án tham nhũng lớn thời gian vừa qua, cơ quan nhà nước cũng phải xem lại quy trình quản lý, tìm ra lỗ hổng để ngăn chặn những trường hợp khác”, ông Mão đánh giá.
Nói về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, ông Vũ Mão tiếp tục chỉ ra một số vấn đề nổi cộm: Thứ nhất, hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng cần được hoàn chỉnh hơn nữa. Thứ hai, các cơ quan nhà nước cần làm tốt hơn và chịu trách nhiệm đến cùng. Thứ ba, chất lượng và hiệu quả của việc kê khai tài sản. Thứ tư, cần xác định rõ hai việc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức  lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như quy định của Hiến pháp.Thứ năm, muốn chống tham nhũng có kết quả, cần phải đi đến cùng của mỗi vụ việc.
“Lâu nay, nhân dân rất không hài lòng với cách giải quyết các vụ tham nhũng không đến nơi đến chốn và đã để lại nhiều dư luận xấu, vì thế theo tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch. Đấy là chìa khóa để gìn giữ niềm tin của nhân dân với Đảng, với Quốc hội, với Chính phủ và với chế độ ta hiện nay”, ông Mão nhấn mạnh.

Niềm tin



Đọc bài: “Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn” của tiến sĩ Giáp Văn Dương, tôi thấy hứng thú viết bài này, với ý muốn nương theo và bàn sâu hơn vào đề tài niềm tin mà tiến sĩ nói đến. Hi vọng cùng nhau góp phần giúp khơi dậy một chút niềm tin trong chúng ta hôm nay. 
 
Thực tế đúng là xã hội Việt Nam đang mất niềm tin trầm trọng.

Vậy: Niềm tin là gì?

Thực ra hầu như ai cũng biết niềm tin là gì, nhưng động tác đặt ra câu hỏi làm cho ta có thêm không gian cho một vấn đề, mà cuộc sống vốn vội vã của chúng ta đều thiếu chỗ cho hầu hết mọi điều.

“Niềm tin” là từ mà loài người chúng ta dùng cho nhau, nhưng nếu quan sát các vật vô tri trong qui luật vật lí, các vật có thể ở bên nhau khá lâu, hay có khả năng gắn kết với nhau đều phải đạt một số điều kiện tương đồng nào đó, thì đó cũng là niềm tin của chúng. Ví dụ các viên gạch đều có những mặt phẳng là điều kiện để dễ bề xây nên bức tường, hay hai cái móc đều cong quặp tương ứng, để móc vào nhau cho việc lôi kéo hay níu giữ. Một cái cây đứng vững chãi trên mặt đất, là vì bộ rễ mềm mại của nó vươn sâu vào lòng đất, cùng lòng đất có thể mềm đủ, để cho phép nó chui sâu, và rễ cây ôm lòng đất hay lòng đất ôm rễ cây cũng là một dạng tin cậy vậy.

Niềm tin không xảy ra khi có một sự đe doạ bị xâm hại nào đó từ phía đối tác.

Niềm tin biểu hiện ra bề ngoài là sự cam kết, nhưng hun đúc ở bên trong không nhìn thấy là sự thật. Vì thế, đơn giản là: ở đâu có sự thật, ở đó có niềm tin và ngược lại. Hay cũng có thể nói: sự thành thật là năng lượng cho niềm tin.

Lão Tử nói trong Đạo đức kinh về lòng tin cậy như sau:
“ Kẻ nào biêt quí thân vì thiên h, Nên giao phó thiên h cho h.
K nào biêt thương thân vì thiên h, Nên gửi gắm thiên hạ cho họ.
(Quí dĩ thân vi thiên h, nhược khả kí thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược kh thác thiên  h.)

Đây là trích từ bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần mà tôi tìm được trên internet. Thật tiếc là tôi không tìm thấy bản dịch tiếng Việt nào nói lên được vẻ đẹp cao siêu và kì diệu của câu này cũng như hầu hết pho kinh, thế nên ít người hiểu và cảm thụ được. Bây giờ pho Đạo đức kinh cũng kể như pho kinh chết.

Chữ “vi” ở đây nghĩa rất rộng, không chỉ nghĩa là , mà còn là: ở trong. Nghĩa là: Ai biết quí, cùng tôn trọng thân mình và biết mình trong vòng tay trời đất và vì trời đất (chữ “Thiên hạ” cũng thường bị hiểu hạn hẹp là quốc gia, đất nước, mà thực ra phải là: trời đất) thì trời đất mới có thể chui vào trong nóAi biết yêu thương thân mình trong trời đất, vì trời đất, thì người đó mới có thể thả mình tan biến, hay hoà tan trong trời đất, vũ trụ.

Sự quí trọng và yêu thương mới là yếu tố cần thiết để con người đạt đến thông minh, hiểu biết, và cũng là sự thành thật. Nhưng Lão Tử nói quí và yêu bản thân mình, điều này nghe có vẻ ích kỉ tiêu cực, song không phải thế.

Vì: quí yêu bản thân trong Trời Đất. Chính đây là điểm khó hiểu của lời kinh. Nếu một người ý thức được mình ở trong trời đất (mặc dù ai cũng đều ở trong trời đất mà nhiều người không hề biết!), liền xảy ra một niềm tin cậy lớn, tin cậy nơi sự sống. Nó thấy mình bắt rễ sâu trong nguồn mạch sự sống và có bản lãnh cùng vinh dự vươn cao đến tận cùng của sự tồn tại. Lúc ấy nó trở nên siêu việt trong tình yêu, không chỉ đơn thuần tình yêu vợ chồng, bạn bè, người thân, bố mẹ, con cái… Lúc này người ấy mới biết tình yêu thực sự, chỉ có tình yêu thực sự này mới là phép màu, làm người ấy đủ can đảm tan biến vào vũ trụ cũng như là chủ cả vũ trụ. Đó là mục đích tận cùng của loài người.

Ai biết quí yêu bản thân mình, người đó mới biết quí yêu tha nhân hay ngoại cảnh. Còn người chưa biết yêu quí được chính mình mà nói yêu người khác, chắc chắn không thể được, và đó cũng chính là bộ mặt đạo đức giả hay chủ nghĩa giáo điều, mà ngày nay chúng ta thấy nhan nhản trên mặt đất, cho dù họ mang danh tôn giáo hay dân chủ hay nhân dân hay cộng sản…

Lão Tử dùng hai vế đối, trên là , dưới là thác để nói lên sự đón nhận và phó thác. Đón nhận và phó thác chính là nguyên lí của niềm tin. Và niềm tin trong câu kinh trên của Lão Tử là niềm tin lớn nhất trong toàn bộ mọi niềm tin. Đó là: con người có thể ôm lấy cả vũ trụ và con người cũng hoàn toàn ở trong tay vũ trụ mà không còn có thể đi đâu khác được nữa. Hay đơn giản hơn là: Vũ trụ giao mình cho nó và nó giao mình cho vũ trụ. Đó là một bảo đảm mà không có sự bảo đảm nào lớn hơn được.

Và đến đây ta thấy điều kiện cho lòng tin là sự bảo đảm. Ít nhiều thì ở các nước tiến bộ, người ta đã hiểu và thực hiện điều này, chứ không chộp giật và phản trắc như trong xã hội Việt Nam hôm nay. Ít nhiều ở các nước ấy người ta đã nghĩ ra mô hình các quỹ tín thác (trust) hay các hãng bảo hiểm hay nhà băng… Cho dù các mô hình đó chỉ là mô phỏng na ná thô sơ theo qui luật về sự tin cậy thường hằng trong vũ trụ. Nhưng dầu vậy cũng thật đáng khen.

Tới đây chúng ta tạm có công thức: muốn có lòng tin cần có bảo đảm, mà muốn có bảo đảm cần có thành thật.

Thành thật là khởi sự và nền móng cho công trình sự sống mà con người thật vinh dự biết bao tham dự.

Để có lòng thành thật là chỗ khó nhất trên quá trình tiến hoá của nhân loại. Và Việt Nam hiện nay đang ở chính giữa của điểm kẹt này. Nơi nào không thông, ùn tắc nhiều quá thì sự cộng hưởng đau khổ sẽ tạo nên thù nghịch và chiến tranh. Muốn cho thông thì phương thuốc là: mỗi người phải hướng vào trong chính mình.

Đã luôn không thiếu những tâm hồn nhiệt huyết muốn thay đổi thế giới bằng các phong trào rầm rộ có sức lôi cuốn đông đảo, Song trên thế giới đến ngày nay dường như sự xấu càng gia tăng và bất hạnh của loài người là không kể xiết. Bởi vì đó là những phong trào chỉ lo bên ngoài. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thế giới bề ngoài theo cách nào đó, nhưng giải pháp cho sự đau khổ của con người chỉ có thể bắt đầu từ bên trong.

Và tôi đồng ý với tiến sĩ Giáp Văn Dương khi ông nói: “Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn”.

Vâng, theo tôi, không thể thay đổi người khác nếu mình không hơn người ta. Nhưng tôi không thích dùng từ thay đổi vì rất dễ bị hiểu lầm và lạm dụng, mà tôi thích dùng từ ảnh hưởng.

Và chỉ khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là: càng ngày mình càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác là tự nhiên chứ không cần nỗ lực.
Cách thực tập để quay về bên trong thì rất đơn giản mà lại rất khó. Đơn giản là vì chỉ cần bắt đầu từ thật thà. Khó là vì nếu tôi bắt đầu thật thà mà người khác thì không, khiến tôi bị thiệt. Ta hãy bỏ qua phần đơn giản mà xem xét phần khó. Tuy khó đấy nhưng không phải là không có cách. Đó là hãy chậm rãi và thực tập thật thà từng cái nhỏ. Nếu có bị thiệt thì cũng thiệt nhỏ thôi. Đương nhiên là cần chút kiên nhẫn vì ta hay muốn mau chóng. Sự đau khổ vì mất niềm tin mà dối trá gây nên cho chúng ta đến như ngày nay cũng là vì dối trá rất kiên nhẫn. Chúng từng tí, từng tí len lỏi vào tâm hồn vốn trong trắng của nhân loại cả muôn ngàn năm rồi. Vậy để cho công bằng thì ta cũng phải kiên nhẫn ít ra như thế, thậm chí tốt hơn nếu có thể kiên nhẫn hơn. Rồi khi bén lửa, chúng bừng cháy và ta sẽ hân hoan.

Để cho cảm thấy đỡ khó, tôi nói đến cái lợi của sự thật thà mà chính tôi trải qua. Trước đây tôi đã từng dối trá và rất dối trá. Lòng tôi vì thế cũng rối tung lên và tôi đau khổ. Cái dối trá lần trước nhỏ thì cái lần sau phải to hơn và suy nghĩ phải chạy nhanh hơn và đương nhiên là mệt mỏi hơn. Khi mệt mỏi thì làm sao làm việc hiệu quả tốt được, nên mọi chuyện trở nên xấu xí. Cho tới khi tôi không thể chịu nổi và phải thoát ra. Tôi đã đầu hàng và quay lại tập thật thà. Quả thật, nay một chút, mai một tí, mỗi lần thật thà là mỗi lần nhẹ hơn, sung sướng hơn. Mỗi lần thành thật nho nhỏ, là mỗi lần một niềm tin nhỏ nhỏ thắp lên.

Tôi hiểu kinh nghiệm kiểu như thế này ít nhiều ai cũng trải qua.

Và tôi cũng hiểu còn rất nhiều người biết thế nhưng nghĩ: mình, thấy sống như hiện tại vẫn còn được nên cứ từ từ rồi hãy thay đổi.

Tôi cũng từng chứng kiến những người đã qua đời mà chưa kịp thay đổi.

Còn hiện nay tôi cũng chứng kiến nhiều bạn bè tôi, nhiều người thân trong gia đình tôi sống trong dối trá, mà tôi chưa đủ mạnh để ảnh hưởng họ chuyển sang thành thật.

Kì lạ lắm, khi ta đang trong tình trạng dối trá, giống như con gà con sắp nở trong vỏ trứng. Khi ấy ai bảo ta rằng ngay bên ngoài vỏ, cách 0,1 mm thôi là cả một sự lớn rộng bao la, ta không tin, làm sao tin nổi trong vỏ trứng kín mít thế này! Ấy thế mà khi gà mẹ mổ cho một cái vỡ vỏ trứng, thế là một thế giới hoàn toàn trái ngược với không gian trong vỏ trứng ùa vào. Gà con dù bé nhỏ, nhưng nó cũng đủ mạnh để đạp thoát ra ngoài vỏ trứng.

Sự thật ở bên ngoài vỏ trứng, vậy làm sao chúng ta có thể bị thiệt thòi khi từ bỏ dối trá. Sự từ bỏ dối trá đáng giá cho ta cả đất trời. Hãy đón nhận sự bảo đảm ấy.

Muốn có sự thành thật với người khác, thì ta phải thành thật với chính mình trước. Điều này hầu như ai cũng nghe nhiều và “biết rồi khổ lắm nói mãi”, song quả thực để bắt tay thực hiện thì không dễ.

Ta thường trải qua một giai đoạn ngần ngại và hoài nghi. Có một sự đổ vỡ lớn mà ta lơ mơ cảm thấy khiến ta ngần ngại. Có một cảm giác mất mát mơ hồ khiến ta băn khoăn: liệu khi chuyển sang thành thật, tôi sẽ được bù lại gì trước những mất mát? Thực ra chúng ta chưa hề cho mình cơ hội xem xét những thứ đổ vỡ mất mát đó là những gì. Thực sự chúng chỉ là rác và đồ giả lộn xộn chồng đống trong tâm hồn chúng ta. Cũng từ đống rác đó mà buồn bực sinh ra, phiền não sinh ra, thù hận sinh ra…

Chỉ cần chúng ta hãy đặt câu hỏi: Có ai hạnh phúc vì dối trá không? Và chúng ta xem xét câu trả lời một cách nghiêm túc trên mọi khía cạnh. Câu trả lời đúng nhất là rất ngắn gọn một từ: “Không”. Chừng nào mà ta còn chưa cảm nhận và thấu hiểu điều đơn giản: dối là ảo, là bất hạnh; thật là thật, là hạnh phúc, thì dù có làm gì ta cũng chỉ là đang giãy giụa chứ chưa ngả mình trong vòng tay sự sống.
Thành thật ư? Đầu tiên là tôi cảm thấy không thích khi coi mình là người giả dối. Tôi thậm chí sẽ rất ghét nếu ai đó coi tôi là giả dối. Và như thế một hàng rào do cái tôi giả dối sẽ dựng nên, hàng rào đó được xây đắp bởi kĩ thuật của chính sự dối trá càng lúc càng tinh vi. Khiến cho không biết bao nhiêu người không biết chính mình là người giả dối. Không những chỉ cá nhân, mà còn cả những tập thể cũng không hề biết họ đang bảo vệ và vun bồi cho sự giả dối tinh vi đang choán ngợp, ngự trị trong cộng đồng và xã hội.

Sự giả dối tinh vi thường nguỵ trang khéo léo trong các nhãn hiệu của tôn giáo hay đạo đức hay tình yêu.

Lấy ví dụ: Tình yêu nước chính là một thứ tình yêu giả, thế mà nó gây ra biết bao đau khổ cho nhân loại từ xưa đến giờ. Trong tự nhiên không hề có cái gọi là lòng yêu nước. Đó hoàn toàn là sản phẩm nhân tạo. Chúng chỉ tồn tại trong sự mê muội của tâm trí loài người chứ không liên quan gì đến tình yêu của sự sống tự nhiên. Và đến ngày nay trái đất chịu bao vết hằn ngang dọc vì biên giới quốc gia. Con người bị thít chặt trong mớ dây hận thù, tham lam, sợ hãi và chia rẽ.

Hay một ví dụ khác: Cô gái chửa hoang hoàn toàn đẹp và đạo đức trước thiên nhiên và trời đất. Nhưng cô ấy sẽ bị biết bao đau khổ trước mặt người đời!

Thêm một ví dụ khác nữa: Chỉ có một Thượng đế duy nhất (nếu có), thế mà bao nhiêu tôn giáo mặc dù công nhận như thế, song lại tranh giành nhau độc chiếm, thậm chí đổ không biết bao nhiêu là máu xương!

Tôi chỉ nêu ra ba ví dụ trong biết bao trường hợp không đếm xuể mệnh danh là đạo đức mà con người phải gánh vác được trao cho bởi chính con người. Kẻ tạo ra chúng là sự dối trá và cách mà chúng được tạo thành cùng được nuôi dưỡng là do chiều hướng sống ra bên ngoài. Ta hãy cẩn trọng phân biệt thế nào là đạo đức tự nhiên và thế nào là đạo đức nhân tạo.

Quay vào bên trong hay ngoảnh đầu là bờ là lời năn nỉ của sự thật và cũng chỉ có cách đó là duy nhất cứu rỗi.

Người ta nói mất niềm tin là mất tất cả, tôi thì cho là chưa mất tất cả. Chúng ta luôn luôn còn sự khởi đầu mới ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

Và đó cũng là một đảm bảo nữa của sự sống, đó là: chúng ta luôn có thể bắt đầu từ ngay bây giờ và ở đây. Đó chính là nhiệm màu.
Đà Lạt tháng Một năm 2014
Nguyễn Minh Thành