Trang

24 tháng 1, 2014

Một xã hội thỏa hiệp với sự dối trá

Cuộc đời ngắn ngủi của chú bé từng được mệnh danh "thần đồng bóng đá" dưới cái tên giả Lê Thế Vọng ở Gia Lai khiến người ta rơi nước mắt.
 
Một phó giám đốc Sở giáo dục TP.HCM tuyên bố: "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta", trong khi thực tế thì...

Em chỉ là nạn nhân của trò nói dối giữa người lớn với nhau, một trò chơi mệt mỏi và tai họa mà lạ thay, dường như người Việt rất thích.
Một cô gái 20 tuổi, bỗng dưng thành "doanh nhân sở hữu nghìn tỷ", khoe giải Ngôi sao kinh doanh, lãnh đạo xuất sắc Châu Á-Thái Bình Dương 2013, mà theo báo chí, đây là giải không ai biết ở Myanmar.
"Tự hào" vì là người Việt Nam duy nhất được mời dự Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình và thanh niên toàn cầu diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 8.2014 - hội nghị mà cứ đúng tuổi và đóng 700 USD thì đi dự. Thông tin đi giảng dạy cho sinh viên khắp nơi té ra là đăng đàn nói về kinh doanh đa cấp.
Ở nhiều khu phố, rác ngập dưới chân tấm bảng "Khu phố văn hóa".
Một bộ trưởng giáo dục hô hào "Nói không với bệnh thành tích" nhưng, cứ đến cuối năm, giáo viên lại phải bò ra "cấy" điểm ma cho học sinh, để đảm bảo tỷ lệ lên lớp luôn luôn"đạt chỉ tiêu", như Phòng đã cam kết với Sở, Sở cam kết với Bộ.
Bắt học sinh gom giấy vụn làm Kế hoạch nhỏ nhưng Bộ in cả tấn sách tham khảo, sổ báo giảng, sổ dự giờ, giáo án, sổ điểm, sổ họp... buộc trường mua cho giáo viên, mỗi người khệ nệ ôm về cả chồng dày hơn gang tay. Mỗi quyển sổ to dày, cả năm cố lắm mỗi giáo viên xài hết chừng vài chục trang. Chẳng sao, giấy còn thì bán giấy vụn...
Công an thì "không có mại dâm ở Đồ Sơn".
Truyền hình làm phóng sự về chuyến đi biển đầu xuân của ngư dân thì dí ống kính sát vào đống sò, thế là một ít sò con con lên ti vi chất ngất như quả đồi.
"Nghệ sĩ" thì hô sang Hollywood đóng phim với các ngôi sao thế giới, trong khi chỉ lướt qua màn ảnh vài giây.
Một phó giám đốc Sở giáo dục TP.HCM tuyên bố: "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta".
Báo cáo tổng kết hô "GDP tăng, sản lượng lương thực tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, tốc độ tăng trưởng và thu ngân sách vượt trội, hoàn thành vượt mức xóa đói giảm nghèo, năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay", nhưng giáp tết 15 tỉnh vác rá lên trung ương xin gạo...
Thói dối trá giống như được bú cùng sữa mẹ, ngấm sâu lan tỏa khắp mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lĩnh vực.
Người lớn đua nhau nói dối. Trẻ con cũng thế: Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục thực hiện năm 2008, tỷ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%.
Trong đời sống, có câu tục ngữ được hết đời nọ đến nọ kia thi nhau trích đi trích lại để khuyên răn, khuyến khích lối sống dối trá: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" hay "Nói ngọt lọt đến xương".
Ô hay, sếp làm sai, nhân viên góp ý mà bảo phải góp cho vừa lòng sếp thì nói kiểu gì đây? Nói ngọt cách nào đây? Hay là "phê bình thẳng thắn" kiểu "Anh có khuyết điểm lớn là ham làm việc, không chịu giữ gìn sức khỏe"?
Mới hơn thì có "Mắt không thấy lòng không đau". Trong các diễn đàn hôn nhân - gia đình, những người vợ rất thích dùng câu này để tự an ủi và trấn an nhau khi chồng ngoại tình.
Giao thông hỗn loạn thì tự an ủi "đã chuyển biến lớn", trộm cướp như rươi thì phê "ý thức tự bảo vệ của người dân không cao", thức ăn nhiễm độc tràn ngập thị trường thì lên án "người tiêu dùng chưa thông thái".
Thẳng thắn thì bị chê thô, vụng. Uốn lưỡi thì được khen khôn khéo, giỏi giao tiếp, tế nhị...
Nói dối chằng chịt từ dưới lên trên, dọc ngang ngang dọc, trong gia đình, trong công sở, nơi kinh doanh, trong thực hiện luật... Ai cũng nói dối nhưng ai cũng tỏ ra mình thật thà. Ai cũng biết mười mươi đối phương đang nói dối nhưng ai cũng tỏ ra hoàn toàn tin cậy.
Để được lợi cho mình, nhiều người sẵn sàng nói con chó thành con mèo, để khi quyền lợi cá nhân bị đe dọa, họ lại sẵn sàng nói con mèo thành con chó.
Một xã hội thật kỳ lạ! Một thứ "văn hóa" thời thượng thật quái dị!
Vì sao như vậy?
Nói dối là hành vi tâm lý của con người, ở đâu, thời nào, chủng tộc nào cũng có. Trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối có thể là cần thiết, ví dụ bác sĩ nói với người bệnh nan y hoặc thập tử nhất sinh.
Trong xã hội, người ta đổ cho việc nói dối leo lẻo là vì bệnh thành tích.
Vậy, ai là người tạo nên căn bệnh thành tích? Ai ngồi vẽ ra những con số chỉ tiêu bất chấp thực tế cùng lúc đe nẹt, dọa phạt nếu không đạt?
Bịa xạo mà được thưởng, nói thật bị đòn, thì ai dại gì nói thật?
Điều này đúng từ gia đình, nhóm, đến toàn xã hội.
Nhiều người Việt Nam khi chuyển sang môi trường khác, như sinh sống ở nước ngoài hoặc làm việc trong nhóm nhỏ, thú thật rằng họ phải tập bỏ thói quen nói dối nếu không muốn gặp khó khăn trong công việc và bị khinh thường. Nghĩa là, nói dối, "làm láo, báo cáo hay" không phải là thuộc tính của người Việt. Nó chỉ là một căn bệnh mắc phải cho phù hợp với môi trường sống. Khi môi trường sống thay đổi, căn bệnh ấy có thể giảm hoặc biến mất.
Ai chịu trách nhiệm về môi trường sống của chúng ta, ngoài chính chúng ta?
Hoàng Xuân
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là người viết báo tự do đang sống tại TP.HCM/ Tựa đề bài được đặt bởi Blogger Nguyễn Ngọc Long

CẦN HIỂU ĐÚNG MỘT CÁCH KHOA HỌC VỀ CHỦ NGHĨA MARX- LENIN

:
 Bài đọc liên quan
+ Triết học thật đơn giản 
+ Tư bản giãy chết có hiểu duy vật luận không? 
+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại 
+ Biện chứng về kinh tế và chính trị Việt đương đại

Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
Thực chất, trong 3 bộ phận của chủ nghĩa Marx Engels gồm có: Duy vật biện chứng, kinh tế chính trị học và duy vật lịch sử, thì chỉ duy nhất có bộ phận duy vật biện chứng của Engels đúc kết - mà không có gì mới - từ các trào lưu triết học trước đó, rồi đem tặng cho Marx là triết học thực sự.
Duy vật biện chứng nó là một vốn quý của nhân loại, không ai có thể chối cãi được. Vì nó giúp cho nhân loại rất lớn trong phương pháp luận khoa học. Nhưng nó lại không phải là của Marx, mà nó là của Engels đúc kết lại, và tặng Marx để Marx làm nền tảng cho việc nghiên cứu, và đưa ra 2 bộ phận còn lại theo tình hình thực tế châu Âu giữa, cuối thế kỷ XIX.
Hai bộ phận còn lại như đã nói, là kinh tế chính trị học và lịch sử phát triển của các hình thái chính trị xã hội mà Marx đã "tưởng tượng" và đặt tên cho chúng. Nhưng sự tưởng tượng của Marx lại sai ngay trong cái đặt vấn đề và giải quyết vấn đề để đi đến kết luận của ông ta.
Marx đã dùng Duy vật biện chứng và sa đà vào đặt nền tảng cho chủ thuyết của mình là Vật chất quyết định Ý thức ngay từ đầu. Nhưng khi Marx đi vào Duy vật lịch sử, ông lại "tưởng tượng" một cách cảm tính mà không khoa học thực chứng. Với sự cảm tính đó Karl Marx đã đẻ ra một hình thái chính trị xã hội loài người sau tư bản là, chủ nghĩa cộng sản khoa học và chủ nghĩa xã hội là lúc loài người sống với nhau bằng Ý thức quyết định vật chất! Nên có thể gọi bộ phận thứ 3 của Marx Engels là Duy Tình Lịch Sử thì đúng hơn là Duy Vật Lịch Sử!
Và cũng vì sa đà quá nhiều vào duy vật biện chứng mà, chủ thuyết do marx đẻ ra đã quá sắc máu, thiếu nhân bản. Hệ lụy của chủ thuyết này đã đẻ ra hình thái chính trị độc đoán và tàn ác. Nó đã tạo ra những lãnh tụ cộng sản trên thế giới đã giết chết hàng trăm triệu nhân mạng từ chủ thuyết này. Ngày nay, nó đã trở thành di tích của lịch sử, mà không ai còn muốn nhắc đến, chỉ còn các chính khách vì tham vọng cá nhân dùng nó để phục vụ dục vọng xấu xa nhất của loài động vật bậc thấp.

 
Sai lầm này của Marx không phải là nhân loại không biết và chưa nghĩ đến, mà ngay từ nửa cuối của thế kỷ XVIII, tại Tân lục địa - Hoa Kỳ - các quốc phụ của nước Mỹ đã bắt đầu bằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1776 lập ra nước Mỹ, trong cuộc cách mạng Trà. Từ đó, hình thành một hình thái chính trị xã hội hoàn hảo nhất, đúng với duy vật biện chứng nhất với hình thái chính tri đa nguyên và tản quyền. Và Hoa Kỳ đã đi trước cả Marx và Engels 72 năm. Mặc dù Marx và Engels đi sau, nhưng lại đi sai quy luật xã hội học. Vì mãi đến 1848 Marx và Engels mới cho xuất bản tư tưởng của mình, trong khi đó, 1776 các Quốc phụ Hoa Kỳ đã làm việc này.
Đến đầu thế kỷ XX, Lenin - một chính khách lỗi lạc đúng nghĩa - đã vớ phải lý thuyết của Marx và Engels lúc này đã quá lạc hậu với nền kinh tế công nghiệp ra đời từ giữa cuối thế kỷ XIX và hoàn thiện dần. Nhưng chủ nghĩa Marx và Engels lại có thể dụ dỗ được dân cùng khổ nhưng vô học. Lenin đã hoàn thiện nó thành bộ Lenin toàn tập và áp dụng ở Nga, rồi biến cả Đông Âu thành Liên Xô và các chư hầu. Lenin đã có "công lớn" khi ông kéo một nửa nhân loại quay về lại chủ nghĩa phong kiến tập quyền, với hình thái chính trị xã hội đơn nguyên tập quyền mà ông đã vẽ ra, nhưng với cái tên rất mỹ miều - chủ nghĩa xã hội. Nếu nước Pháp có Nã Phá Luân kéo người Pháp quay lại Phong kiến sau Cách Mạng Dân Chủ Tư sản Pháp 1789, để hơn một thế kỷ sau Pháp mới thoát ra khỏi phong kiến, thì tội của Lenin với nước Nga là đã kéo lùi Đế Quốc Nga quay về phong kiến 70 năm!
Song như đã nói ở trên, do Marx đã có tầm nhìn ngắn và do ông thiếu khả năng nghiên cứu khoa học, nên ông đã đặt nền tảng chủ thuyết là A quyết định B, và kết luận là B quyết định A, và cuối cùng những gì Lenin xây dựng đã bắt đầu sụp đổ tại ngay tại nơi ông sinh nó ra. Và cho đến ngày nay, chủ nghĩa Marx Lenin chỉ là con bài cho các chính khách dùng để bảo vệ ngai vàng kiếm ăn trên tổ quốc và dân tộc mình. Đó là bi kịch của Marx, Engels và Lenin để lại cho nhân loại thiếu hiểu biết trên toàn cầu.
Dù lạc hậu, và sai lệch với nguyên lý khoa học, nhưng chủ nghĩa Marx Lenin cũng có công lớn là làm đối trọng để thế giới tư bản phát triển vượt bậc trong cuộc chạy đua giành quyền thống trị toàn cầu. Ngày nay, tư bản thắng và cộng sản thua thì ai cũng rõ. Nhưng tại sao cộng sản vẫn còn sống và tồn tại? Vì nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiến kiểu mới cầm quyền. Nhưng nó sẽ sụp đổ và đi vào bóng tối là điều chắc chắn sẽ có trong tương lai gần. Vì nó phi khoa học và không thực tế.
Hy vọng với một chút sơ lược lại lịch sử hình thành về cả lý thuyết và thực tiễn xã hội học thế giới này sẽ giúp người nào chưa hiểu, nắm được cái chính của vấn đề sẽ nhận rõ chân giá trị của chủ nghĩa Marx Lenin.
Asia Clinic, 15h48' ngày thứ Năm, 23/01/2014 

Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”


            * LÊ TRÍ
Theo chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản, với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ. 
Trung Quốc từng muốn thuê Cam Ranh 
Trong bài viết mới đây trên nhật báo “Sankei Express” của Nhật Bản, chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi đã thẳng thắn vạch ra âm mưu đen tối của Bắc Kinh khi đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.“Cái “lưỡi bò” tham lam ấy muốn liếm sạch tài nguyên biển đi kèm với những tuyên bố chủ quyền đối với nhiều quần đảo trên Biển Đông. Đây rõ ràng là hiện tượng bất bình thường và là hành động trái với lẽ thường bởi không có bất kỳ nước nào chấp nhận hành động này của Bắc Kinh”, chuyên gia Hiroyuki Noguchi viết, “Đáng chú ý là nếu dùng một cái que xiên lưỡi bò này từ Đông sang Tây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang có ý đồ nhòm ngó hai quân cảng quan trọng là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines”.Thực tế là từ giữa những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn thuê vịnh Cam Ranh, thậm chí còn hăm dọa Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối đề nghị này và tiếp tục cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình Dương của Nga thuê. “Việt Nam, vốn luôn có thái độ cảnh giác trước Trung Quốc, không đời nào có thể chấp nhận cho Trung Quốc thuê Vịnh Cam Ranh trong khi Trung Quốc đang ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của quân cảng này”, ông Hiroyuki Noguchi nhận xét. 
Sự thèm khát của hải quân Mỹ 
Hơn ai hết, người Mỹ rất hiểu sự “đắc địa” của vịnh và quân cảng Cam Ranh bởi trong chiến tranh họ đã từng đóng quân ở đó và Washington cũng đã rất tích cực “làm lành” với Việt Nam để được trở lại Cam Ranh sớm nhất.  Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam. Năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ và tàu Hải quân Mỹ ghé hải cảng Việt Nam. Năm 2005, Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ. Năm 2006, tại cuộc Hội đàm cấp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ- Việt, hai nước quyết định cử sĩ quan Việt Nam sang học tập tại Mỹ. Năm 2007, Mỹ sửa đổi quy chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho Việt Nam như radar tuần duyên và máy bay tuần tra trên không. Năm 2009, hai bên đạt thoả thuận sửa chữa tàu chiến của Hải quân Mỹ. Năm 2010, tàu sân bay của Mỹ ghé thăm một hải cảng của Việt Nam và sĩ quan quân đội Việt Nam lên thăm tàu. Năm 2012, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và một tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Cam Ranh… Có thể nói, Cam Ranh đã góp phần cải thiện quan hệ Việt – Mỹ nhanh một cách đáng kinh ngạc.Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt-Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Tuyên bố trên của ông Panetta là nhằm kiềm chế Trung Quốc.Trong bối cảnh đó, Việt Nam tuyên bố chính thức mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự như tàu sân bay và tàu ngầm nước ngoài neo đậu. Năm 2012, Việt Nam cũng cho biết sẽ chấp nhận để tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh. Một khi cả Nga và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận ở vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc là rất lớn.Trong khi Ấn Độ đang cảnh giác trước sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, Indonesia và Malaysia thì tuần tra ở vùng biển xa nhằm đối phó với Trung Quốc, còn Australia thì chuẩn bị nguy cơ Hải quân Trung Quốc tiến vào Nam Thái Bình Dương… hải quân các nước trong khu vực cũng đã bắt đầu để mắt đến Cam Ranh. 
Cam Ranh và Subic – 2 cánh kéo trên Biển Đông 
Theo “gợi ý” của ông Hiroyuki Noguchi, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò.Vịnh Subic, nơi đã từng là căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ ở châu Á. Năm 1991, Philippines đã quyết định đóng cửa vịnh Subic và nhân cơ hội này, năm 1995, Trung Quốc bắt đầu tăng cường chiến lược bành trướng hải dương với việc cho xây dựng cơ sở quân sự trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Giật mình trước động thái này của Bắc KinhPhilippines đã nối lại các cuộc tập trận chung quy mô lớn với Mỹ và hoàn toàn ngả theo Mỹ. Trong năm 2011, Mỹ đã đồng ý viện trợ tăng cường trang bị cho quân đội Philippines. Chính vì thế Bộ Quốc phòngPhilippines đang tỏ ý muốn mời Mỹ nối lại hoạt động của Subic với tư cách một căn cứ quân sự. Manila cũng đang nhất trí với phương án sử dụng vịnh Subic làm nơi neo đậu, tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu của Hải quân Mỹ.Năm 2010, Việt Nam và Philippines đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng. Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2012, Philippines đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo sự bành trướng trên biển của Trung Quốc khi yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ những căn cứ pháp lý và mốc giới cụ thể của “đường lưỡi bò” đồng thời yêu cầu nước này phải “giải quyết một cách hoà bình” tranh chấp chủ quyền trong khu vực.“Khi cả Hà Nội và Manila cùng tăng cường thế trận “chung chiến hào” để phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ phải tính chuyện sử dụng sao cho hiệu quả nhất cả hai quân cảng Cam Ranh và Subic trong thế trận này”, ông Hiroyuki Noguchi kết luận. 
L.T /  Infonet

Đăng kiểm: "Không có trách nhiệm vụ cháy tàu cánh ngầm"


(Tin tức thời sự)- Ngày 24/1, ông Phạm Ninh, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 6, Bộ GTVT đã lên tiếng về sự việc tàu cánh ngầm chở khách du lịch bỗng nhiên bị bốc cháy. 

Đừng đổ lỗi do đăng kiểm
Báo Dân Việt có dẫn lời ông Ninh cho hay: “Việc kiểm tra trước khi tàu xuất bến là nhiệm vụ của Cảng vụ, sau khi kiểm định và cấp chứng nhận đạt yêu cầu thì công tác kiểm định không còn trách nhiệm”.
 
Bên cạnh đó, ông cho biết thêm: “Tàu Vina Express 01 (số đăng ký 3837) thuộc Công ty cổ phần cao tốc Vina (có niên hạn trên 20 năm) được đăng kiểm trong 3 ngày (từ 15 đến 17/1) với các yếu tố chống cháy nổ, điều kiện môi trường, trang thiết bị và được cấp chứng nhận đạt yêu cầu”.
 
Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đăng kiểm, trong lúc đang chở 92 hành khách và thuyền viên (có 37 khách nước ngoài) từ bến Bạch Đằng (TP HCM) về TP.Vũng Tàu thì tàu bốc cháy dữ dội.
 
Ông Ninh phủ nhận trách nhiệm: “Nếu ai nói tất cả sự cố liên quan đến đăng kiểm thì nên nhìn nhận lại. Hai tàu chạy đua rồi đâm nhau, quá trình vận hành nhiên liệu không đảm bảo… làm sao đổ lỗi cho đăng kiểm được”.
 
Chiếc tàu cao tốc cánh ngầm cùng nhiều tài sản hành khách cháy rụi trên sông Sài Gòn
Chiếc tàu cao tốc cánh ngầm cùng nhiều tài sản hành khách cháy rụi trên sông Sài Gòn
 
Vô cùng may mắn khi sự cố xảy ra khi tàu chưa ra xa còn ở vùng nước cạn và được sự cứu giúp của nhiều ngư dân sống trên sông nên toàn bộ số người trên tàu đã được cứu sống. Tuy nhiên chiếc tàu và nhiều tài sản đã bị cháy rụi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
 
Theo ông Ninh thì chi cục Đăng kiểm số 6 là đơn vị kiểm định 21 tàu cánh ngậm đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Theo Trung tâm, tất cả các tàu cánh ngầm này đều có xuất xứ từ nước ngoài và niên hạn rất cao (từ 19 đến 25 năm).
 
“Do niên hạn các tàu quá cao nên thời gian kiểm định phải theo định kỳ. Tàu từ 20 năm trở lên thời gian kiểm định 6 tháng/lần. Chiếc tàu bị nạn có niên hạn 20 năm và dự kiến đến tháng 7/2014 phải kiểm tra lại”, ông Ninh giải thích.
 
Được biết, từ năm 2013, Bộ GTVT đã có nhiều chỉ đạo nhằm đảm bảo an toàn cho loại tàu cao tốc chở khách, tuy nhiên tai nạn vẫn liên tục xảy ra. 
 
Trong cuộc họp tại trụ sở Bộ GTVT chiều 21/1, ngay từ đầu Bộ trưởng Bộ GTVT đã đặt câu hỏi trên với ông Trần Kỳ Hình – Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ông Thăng yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam phải xem lại ai là đăng kiểm viên đã thực hiện kiểm tra, ai là lãnh đạo, rà soát lại quy trình thủ tục rồi báo cáo, tại sao lại xảy ra sự việc này, khi tàu mới đăng kiểm. 
 
"Trách nhiệm trước hết là của mình, mới đăng kiểm có 3 ngày đã cháy thì đăng kiểm thế nào, rõ ràng có vấn đề mình phải xem chứ. Nếu máy móc không có vấn đề, dầu máy không rò rỉ làm sao cháy được?”, ông Thăng chỉ đạo. 
 
Vinalines mua ụ nổi cũ, Cục Đăng kiểm không biết?
 
Nhớ lại sự việc trước đó, khi Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải VN, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT) ký quyết định mua ụ nổi 83. 
 
Khi được hỏi về trách nhiệm của Cục Đăng kiểm VN trong việc giám định kỹ thuật ụ nổi 83M, Cục trưởng Trịnh Ngọc Giao khẳng định: "Ý kiến đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam là khách quan, cụ thể, phản ánh đúng trạng thái kỹ thuật thực tế của ụ nổi tại thời điểm kiểm tra giám định".
 
Ụ nổi No.83M
Ụ nổi No.83M

Theo quan điểm của ông thì việc đăng kiểm đã làm hết chức năng nhiệm vụ, đúng trách nhiệm của đăng kiểm. "Khi Vinalines mời cơ quan chúng tôi đi giám định kỹ thuật, đưa ra báo cáo kỹ thuật những việc nó còn tốt, không còn tốt khả năng kỹ thuật của nó thế nào chúng tôi đưa ra một báo cáo kỹ thuật cho Vinalines", ông Giao nói.
 
Ông Giao cho biết, chức năng, nhiệm vụ của Cục Đăng kiểm là giám định trạng thái kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc chủ phương tiện, thiết bị.
 
Bởi vậy, sau khi nhận văn bản đề nghị cử đăng kiểm viên tham gia đoàn công tác đánh giá trạng thái kỹ thuật ụ nổi tại Nakhodka, Liên bang Nga, Cục đã cử đăng kiểm viên Lê Văn Dương của Chi cục Đăng kiểm số 6, TP.HCM thực hiện công việc theo yêu cầu của Vinalines.
 
Cục Đăng kiểm không đánh giá đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu mà chỉ giám định và ụ nổi được sản xuất năm nào, sử dụng bao lâu đã lên đà bao nhiêu lần, hiện nay như thế nào và có khuyến cáo với Vinalines. Họ thấy lợi thì mua. Kết quả tư vấn của Cục Đăng kiểm là đảm bảo đầy đủ các thông số”, ông Giao nói.
 
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam nhấn mạnh đơn vị này không có bất kỳ tài liệu nào về việc đăng kiểm ụ nổi từ cuối tháng 8/2007 cho đến nay.
 
Thái Linh 
Theo Đất Việt

TQ làm chủ ngành khai khoáng ở VN

TS Nguyễn Thành Sơn: 60% giấy phép khai khoáng bị bán cho TQ là...khiêm tốn!

(Tin tức thời sự) - "Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách tàn bạo và môi trường bị xâm hại ..." - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho biết.

PV: - Mới đây, báo chí đưa tin, Cục địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho biết, năm 2010 cả nước có 5000 giấy phép khai khoáng được cấp cho 2.000 doanh nghiệp nhưng nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, ông có bất ngờ trước thông tin này không, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:- Tôi không biết cụ thể những giấy phép nào đã được bán. Nhưng, việc nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, như anh Nguyễn Văn Thuấn- Cục trưởng Cục Địa chất Khoáng sản nói, chắc chắn là có thật. Riêng các giấy phép cấp cho TKV, hay cho các doanh nghiệp nhà nước khác thì không thể nào bị bán cả.
TS Nguyễn Thành Sơn
TS Nguyễn Thành Sơn
PV: - Theo ông, tại sao lại có việc doanh nghiệp Việt đứng tên rồi bán giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp Trung Quốc như vậy. Theo luật, việc này có được phép không và phải gọi hành vi này là gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: -Tất nhiên, việc đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản rồi bán giấy phép theo kiểu “lúa non” là vi phạm Luật Khoáng sản. Việc chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã được qui định trong các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản. Chẳng có luật nào, kể cả Luật doanh nghiệp cho phép hoạt động theo kiểu “ma” như vậy. Tuy nhiên, những qui định về chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản còn nhiều sơ hở và bất cập, dễ bị lợi dụng.
Rất tiếc, những người dự thảo nghị định không am hiểu thực tế, nhưng đã không tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chỉ biết đưa ra các qui định chung chung để khẳng định cái “quyền” từ phía quản lý, nhưng lại không có cơ chế giám sát thực hiện. Đặc biệt là hai vấn đề “cấp phép” và “ đấu giá”. Còn nhiều vấn đề cần phải bàn lại về những nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản.
PV: - Một tờ báo lớn dẫn lời lãnh đạo Cục địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho biết, có đến 60% doanh nghiệp Việt bán giấy phép cho doanh nghiệp nước ngoài mà các cơ quan chức năng không biết, tại sao lại có chuyện như vậy, thưa ông? 
TS Nguyễn Thành Sơn: - Cơ quan “chức năng” ở đây trước hết là Bộ TNMT và các sở TNMT. Việc có đến 60% doanh nghiệp bán giấy phép mà các cơ quan “chức năng” không biết thực ra thì cũng dễ hiểu. Trước hết là do buông lỏng quản lý từ khâu “cấp” đến khâu giám sát thực hiện. Những giấy phép được “cấp” một cách minh bạch (tất nhiên là rất khó khăn và kéo dài với đầy đủ mọi “xem xét”, “giải trình”) như những giấy phép cấp cho TKV thì chẳng cần các “cơ quan chức năng” giám sát cũng sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh và chắc chắn không có cái nào bị bán cả.
Phần lớn các giấy phép do các địa phương cấp. Vì vậy, con số “60%” giấy phép bị bán là rất khiêm tốn. Con số này chỉ có thể giải thích là các giấy phép được “cấp” theo kiểu không minh bạch cho các đối tượng không có năng lực về kinh tế cũng như chuyên môn, hay cấp theo các đề án được “vẽ” ra cho “phù hợp” với những tiêu chí, tiêu chuẩn của “cơ quan chức năng”. Sau khi nhận được giấy phép một cách không minh bạch, đương nhiên chủ giấy phép sẽ phải nhanh chóng triển khai và “hoàn vốn” bằng cách dễ nhất là bán cho người ngoài. Các doanh nghiệp (chủ giấy phép) sẽ thu được mức chênh lệch khá lớn (có thể lên tới hàng triệu đô la một giấy phép).
PV: -Theo ông, mục đích của các doanh nghiệp Trung Quốc khi mua lại giấy phép này là gì và họ sẽ được lợi gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Các doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc luôn sẵn sàng mua theo kiểu “chui” (thỏa thuận ngầm) và triển khai giấy phép bằng cách núp danh người bán để qua mặt các “cơ quan chức năng”, vừa trốn được thuế, vừa lách được mọi qui định.Trong khi đó, việc kiểm tra giám sát sau cấp phép thì lại bị coi nhẹ và quá chủ quan giống như “đười ươi giữ ống”.
PV: - Nếu vậy thì Việt Nam có bị thiệt hại gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:- Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị xâm hại (không có ai chịu trách nhiệm).
PV: - Trên thực tế, vấn nạn xuất khẩu lậu khoáng sản đã được "vạch mặt chỉ tên". Tuy nhiên, sau nhiều năm, tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Vậy phải giải thích điều này thế nào, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Tình trạng đó vẫn cứ tiếp diễn vì 3 lý do cơ bản. Trước hết, là do những bất cập ở tầm quản lỹ vĩ mô về tài nguyên khoáng sản. Tư duy dựa vào xuất khẩu TNKS để tăng GDP là sai và là con dao hai lưỡi. VN rất nghèo về TNKS, có nhiều chủng loại TNKS, nhưng rất manh mún, khó khai thác, không có công nghệ chế biến hiệu quả (kể cả than và bauxite), và phần lớn TNKS không có nhu cầu sử dụng trong nước (ngoài than, dầu, khí, nước ngọt, cát, đá, sỏi).
Trong khi đó, một số người vẫn đưa ra các thông tin sai lệch (“bốc thơm”) về TNKS ở VN làm cho các nhà quản lý “tưởng bở”.
Thứ hai, về định hướng trong qui hoạch phát triển: đối với TNKS phải trọng “cầu” hơn trọng “cung”, “cầu” phải là cơ sở để qui hoạch phát triển “cung”. Các qui hoạch phát triển về TNKS của VN đều theo hướng “nhiệm kỳ”, có gì thì cứ tranh thủ “bới” lên để “ăn liền” (xuất khẩu).
Thứ ba, tình trạng này còn thể hiện sự bất lực trong quản lý vi mô (liên quan đến các cấp quản lý hành chính). Các “con voi” khoáng sản cứ liên tục “chui lọt” qua rất nhiều “lỗ kim” như: thuế, hải quan, biên phòng, cảng vụ, cảnh sát biển, cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trường v.v.
PV:-  Vậy có mối liên quan gì giữa hai thực trạng xuất lậu khoáng sản (chủ yếu sang Trung Quốc) và việc doanh nghiệp Trung Quốc đứng đằng sau việc khai thác khoáng sản không? Có ý kiến cho rằng, mục đích đằng sau những thương vụ này là nhằm thao túng, kiểm soát ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào?
TS Nguyễn Thành Sơn: Tôi không nghĩ, đằng sau những thương vụ này là nhằm thao túng hay kiểm soát ngành khai khoáng của VN, chưa đến mức độ như vậy. Nhưng “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” là rõ. Hai thực trạng bán giấy phép và xuất khẩu lậu khoáng sản về bản chất chỉ là một, đều có mẫu số chung giống nhau là do chúng ta hành xử với TNKS theo kiểu “chộp giật”, rất thiếu trách nhiệm với tương lai, rất không bền vững đối với hiện tại.
Còn trả lời cho câu hỏi “chúng ta phải làm gì?” thì rất dễ, ai cũng có thể nói được, nên tôi cũng chẳng cần phải nói. Câu hỏi quan trọng hơn là “chúng ta phải làm như thế nào?”. Lẽ ra, để trả lời cho câu hỏi này thì phải nghiên cứu, phải học, phải tìm hiểu cụ thể, nhưng tôi xin phép trả lời ngắn ngọn dễ hiểu là phải minh bạch về TNKS.
Xin cảm ơn ông!
Hiếu Lam
Theo Đất Việt

23 tháng 1, 2014

Đường đắt nhất hành tinh

 Hà Nội lờ cho phạm luật?

Chỉ dài 547m, đường nối từ ngã năm Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu phải chi tới hơn 700 tỷ đồng, tức mỗi mét đường có giá 1,3 tỷ. Nhưng “con đường đắt nhất hành tinh” lại đang xấu xí vì nhiều nhà siêu méo.Khởi công từ tháng 4/2010, con đường từ ngã năm Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu đã chính thức thông xe từ ngày 15/1. Nhấn ga một vòng qua tuyến đường 2 làn dài hơn 500m thuộc tuyến đường vành đai I quan trọng của Hà Nội, đập vào mắt bất cứ ai đi đường là hàng loạt nhà siêu mỏng, siêu méo, hình thù kỳ dị.
Con đường dài hơn 500m nhưng mỗi mét đường có giá hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Lê
Đơn cử, ngay đầu Ô Chợ Dừa mọc ngay căn nhà trơ trọi có tới 3 mặt tiền cao hai tầng. Hai bên đường nhiều nhà cao tầng đang đua nhau mọc lên với nhiều hình thù khác nhau, cái thò thụt, có những căn nhà mặt tiền chỉ hơn 1m hoặc 4-5m, chiều sâu chỉ hơn 1m, nhất là nhiều ngôi nhà cũ phá dở dang nằm trơ ngay mặt đường rất lem nhem…
Nhà cũ phá dở, nhà mới xây... khiến bộ mặt đô thị ven đường trở nên lem nhem. Ảnh: Nguyễn Lê
Chị Thu Hà, một người dân có ô đất bám mặt đường cả chục mét nhưng chiều sâu chỉ 1,5m cho biết: Khi lập phương án giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư tuyến đường đã không có phương án xử lý nốt phần đất còn lại của nhà chị. Hơn nữa, gia đình chị đã nhiều lần thương lượng với hộ liền kề về việc bán mảnh đất hoặc chuyển đổi nhưng đều không thành. Bản thân gia đình chị cũng không muốn xây nhà có hình hài xấu như thế.
Nhà siêu méo ngay đầu đường, Ảnh: Nguyễn Lê
Trao đổi với PV Infonet, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam khẳng định: Con đường nối từ ngã năm Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu xây dựng sau khi có Luật quy hoạch đô thị. Mà Luật này yêu cầu khi làm con đường trong đô thị thì phải phát triển đất đai 2 bên đường trong phạm vi 50m, khi đó có điều kiện chia lô vuông vắn với đường, xây dựng những ngôi nhà đàng hoàng.
“Đằng này, làm đường chỉ biết làm đường mà không làm hai bên đường là vi phạm Luật quy hoạch đô thị”, ông Liêm nói.
Theo ông Liêm: Hà Nội không coi việc nhà siêu mỏng, siêu méo là vấn đề gì, coi đấy là lỗi của dân chứ không coi đó là lỗi của mình. Đáng lẽ, khi làm đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa đã sinh ra hiện tượng nhà siêu mỏng, siêu méo thì phải rút kinh nghiệm, nếu chú ý làm hai bên đường thì không có chuyện là “con đường đắt nhất hành tinh” vì khi làm hai bên đường thì đất có giá, bán cho những người xây công trình thu lãi bù vào tiền vốn làm đường, rất lợi ích thì không làm.
Vỉa hè vẫn còn dang dở, chưa lát xong sau 7 ngày thông xe chính thức. Ảnh: Nguyễn Lê
“Trách nhiệm thuộc UBND TP Hà Nội, khi làm con đường trong đô thị thì không phải riêng công việc của một người làm đường, mà đây là việc phát triển cả một khu vực đô thị có con đường đó đi qua, mình lại tách ra chuyện làm đường riêng, phát triển đô thị hai bên đường là việc khác là không đúng. Làm con đường không chỉ để đi mà còn làm đường phố đẹp, khang trang cho cả đô thị nữa.
Nhà siêu mỏng, siêu méo chỉ là hậu quả, nếu như chữa bệnh mà chỉ chữa triệu chứng thôi thì lần này đến lần khác sẽ lại xảy ra, tương lai nếu không lường trước sẽ lại tiếp tục tái diễn ở con đường Hoàng Cầu – Cầu Giấy”, ông Liêm cảnh báo.
Thành phố cần rút kinh nghiệm, mà tại sao Bộ Xây dựng là đơn vị quản lý đô thị không “thổi còi” khi có đơn vị vi phạm Luật quy hoạch đô thị? Không khó để triệt tiêu được nhà siêu mỏng, siêu méo, tôi nghĩ Thủ tướng cần có công văn khiển trách TP Hà Nội về vấn đề này vì Hà Nội không tự mình rút kinh nghiệm sửa chữa để không tái diễn câu chuyện này ở những con đường khác”, ông Liêm đề xuất.
           Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội: để triệt tiêu nhà siêu mỏng siêu méo khi mở đường mới giống như tuyến đường ngã năm Ô Chợ Dừa- Hoàng Cầu cần phải xác định luôn những trường hợp sẽ phải hợp khối, thu hồi rồi làm quỹ đất phát triển cây xanh. Tuy nhiên, việc này phải có phương án ngay khi lập dự án mở đường và quản lý chặt.
            Còn tại trường hợp này, theo ông Nghiêm thì khó xử lý vì “gạo đã nấu thành cơm”. Phương án giải quyết có thể là vận động người dân còn ít đất ở mặt phố thỏa thuận dồn đổi, hợp khối tạo thành ô thửa vuông vức hoặc Nhà nước hay chủ đầu tư sẽ phải bỏ tiền ra mua rồi làm kiot, trồng cây xanh, quy hoạch sao cho đẹp mắt.
Nguyễn Lê / Infonet
----------------

Báo của ta hay báo của địch.?

Người dân Việt Nam nào cũng biết Biển Đông là của Việt Nam. Kể cả mọt đứa bé 6 tuổi mới đi học lớp 1. Và ai cũng biết quân đội Trung Quốc đang âm mưu thôn tính biển Đông. Với tham vọng khống chế vùng biển về mặt quân sự và lòng tham vô đáy về tài nguyên ở vùng biển này. Trong tình hình hiện nay, sự ráo riết thôn tính biển Đông của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Vì chúng đánh hơi thấy sự bất ổn ở Cam Pu Chia,chúng cơ hội  kích động nhân dân Căm Pu Chia hận thù với nhân dân Việt Nam. Mặt khác qua quan hệ  hợp tác toàn diện, chúng làm suy yếu nền kinh tế của Việt Nam. Gây cho nội bộ lục đục.


Thêm lý do nữa là các cường quốc trên thế giới còn nhiều mối bận tâm. Chúng nhử phía Hoa Đông để hút chú ý quốc tê vào đó. Rồi chúng quay ngoắt sang biển Đông vốn là mục tiêu của chúng từ xưa đến nay.  Với những hoạt động cản trở những giàn khoan của các hãng dầu khí nước ngoài. Song song chúng đã thiết kế được giàn khoan thăm dò ở vùng nước sâu. Hơn lúc nào hơn chúng cần thôn tính biển Đông để đẩy giàn khoan thăm dò nước sâu của chúng ra biển Đông. Khi đó chúng nghiễm nhiên đã chiếm được biển Đông

Với trị giá cả trăm triệu đô la để thăm dò một mũi khoan. Chưa biết có dầu hay không. Lại bị đe dọa bởi những chiếc tàu chiến hung hãn của Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải rút lui vì sự rủi ro trong đầu tư quá cao. Sự rút lui của các nhà đầu tư càng làm cho Trung Quốc hứng khởi, chúng tuyên truyền là các nhà đầu tư nhận thức vùng biển này không của Việt Nam lên đã rút lui.

Chúng hút Hoa Kỳ vào vùng biển tranh chấp với Nhật. Chúng bán dầu khí cho Nga giá rẻ hợp đồng nhiều năm. Chúng kích động biên giới phía Bắc của Ấn Độ. Các hoạt động của chúng đều nhằm mua chuộc hay chia tách sự quan tâm của các cường quốc vào biển Đông , để chúng dễ bề độc chiếm.

Hành động thôn tính của Trung Quốc xâm hại trực tiếp đến tính mạng và tài sản người dân Việt Nam, quốc gia Việt Nam liên tiếp xẩy ra và có gây nhiều hậu quả có bằng chứng rõ ràng. Nhân dân Việt Nam đã thể hiện nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động ngang ngược của quân đội Trung Quốc. Những cuộc biểu tình này xét về tình, lý đều rất đáng hoan nghênh. Nói về tình , đây là lòng yêu nước và sự đau xót với đồng bào, chiến sĩ mình bì bắn giết bởi quân xâm lược. Nói về lý thì hành động này hoàn toàn phù hợp với tuyên bố của chính quyền Việt Nam hiện nay. Chính quyền Việt Nam đã tuyên bố chủ trương là dùng tuyên truyền cho người dân ý thức nắm vững chủ quyền. Đưa thông điệp đến quốc tế để tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Nhưng chính quyền một mặt kêu gọi tuyên truyền biển đảo. Một mặt lại đàn áp những người biểu tình với cái tội danh khoác cho họ là '' gây rối trật tự công cộng ''. Nham hiểm hơn nữa một số kẻ khoác dưới cái nhãn là ý kiến cá nhân lại được đăng bài trên những tờ báo lớn với nội dung xấu. Những kẻ này tự suy diễn hiểm độc rằng những người biểu tình là thế lực thù địch muốn phá hoại sự bình yên của nhân dân ta. Luận điệu mang tính suy diễn này qua lại trên những tờ báo khiến người đọc hiểu thành những lời khẳng định.

 Nếu không có sự đồng ý đăng của những tờ báo này, thử hỏi những kẻ nham hiểm kia có viết bài không hay viết có được đăng không.?

Trước dã tâm của Trung Quốc muốn thôn tính biển Đông, mà ai cũng có thể đọc thấy. Lẽ ra phải cùng nhân dân đề cao tinh thần bất khuất, kiên quyết chống ngoại xâm..Thì nhà nước Việt Nam lại dùng đến những thanh niên khỏe mạnh đeo băng đỏ đánh và bắt người biểu tình. Nhà nước Việt Nam nại lý do rằng đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tuyền truyền mới là quan trọng.

Chúng ta hãy xem tờ báo này, những hình ảnh và lời bình của một tờ báo Việt Nam về quân đội Trung Quốc. Tờ báo này hồn nhiên ca ngợi sức mạnh của quân đội TQ đang tập trận phòng thủ ở biển Đông. Thậm chí minh họa rằng  quân đội Trung Quốc đang bắn tên lửa vào đối phương.  Vậy đối phương của quân đội Trung Quốc là ai? Biển Đông có của Trung Quốc hay không mà Trung Quốc tập trận dưới cái tên là phòng thủ.? Báo chí tuyên truyền kiểu này hóa ra khẳng định biển Đông là của TQ, và chính TQ đang phải lo lắng phòng thủ vì sợ đối phương nào đó giành mất biển, đảo. !!!!

Tự dưng phải nghĩ, hay khi tuyên truyền kiểu báo này. Người dân đều ý thức biển Đông là của TQ. Thì chắc chắn sẽ không có biểu tình chống TQ nữa. Nếu thế thì cũng lý giải vì sao nhà nước VN áp chế các cuộc biểu tình với lý do là dùng tuyên truyền báo chí bình yên hơn.

http://kienthuc.net.vn/quan-doi/chien-ham-trung-quoc-phong-hoa-tien-tren-bien-dong-303225.html?p=2