Trang

10 tháng 1, 2014

Trung Quốc áp đặt bất hợp pháp về đánh bắt cá ở Biển Đông

Ngày 10/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định những yêu sách đơn phương mà Trung Quốc áp đặt tại Biển Đông là bất hợp pháp và vô giá trị. Cùng ngày, phía Philippines cũng tuyên bố Bắc Kinh đã vi phạm luật quốc tế.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông qua "Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam" và có hiệu lực từ 1/1/2014. Theo đó, các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nước này và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Theo quy định của phía Trung Quốc, các tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước trên Biển Đông mà họ tuyên bố do tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính… Trong một số trường hợp, thủy thủ đoàn các tàu cá có thể bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Ngày 24/12/2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Phía Trung Quốc mới đây còn cho ra mắt trang mạng và tờ báo giấy đầu tiên của cái gọi là "Thành phố Tam Sa"; nâng cấp cải tạo trạm khí tượng tự động ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam…
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị hôm nay nêu rõ: "Những hoạt động của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông".
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng trong ngày 10/1, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng làm rõ về bộ luật đánh cá mới mà Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam mới ban hành. Chúng tôi đặc biệt quan ngại về quy định mới trong đó đòi hỏi các tàu cá nước ngoài phải được sự cho phép của nhà chức trách Trung Quốc trước khi đánh bắt cá hoặc tiến hành khảo sát trong một phần diện tích lớn trên Biển Đông".
"Luật mới này, theo sau tuyên bố của Trung Quốc về đường 9 đoạn, là vi phạm luật quốc tế. Hành động này làm leo thang căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực", thông báo chính thức của Philippines viết thêm.
Trước đó hôm 9/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, cũng cho rằng: "Việc thông qua các quy định hạn chế hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm. Trung Quốc không đưa ra được bất kỳ lời giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào cho tuyên bố hàng hải trên phạm vi rộng lớn trên".
Nhiều nhà phân tích nhận định, động thái mới của Trung Quốc sẽ khiến tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. "Bắc Kinh đang vượt ra khỏi quy chế pháp lý mơ hồ trước đây về 'đường chín đoạn', để ban bố một biện pháp cấp tỉnh nhằm thăm dò phản ứng của các nước khác", ông John Tkacik, cựu chuyên gia Trung Quốc của bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định. "Với quy định trên, Trung Quốc rõ ràng đang xem thường công ước của Liên Hợp Quốc".
Nhật Nam (Vnexpress)

9 tháng 1, 2014

Vụ án Huyền Như: Đồng loạt yêu cầu Vietinbank trả tiền

13/15 NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ, NGƯỜI BỊ HẠI CÓ MẶT TẠI PHÒNG XỬ 


ÁN



 


ĐÃ ĐỒNG

 LOẠT YÊU CẦU VIETINBANK PHẢI TRẢ TIỀN. 


Vụ án Huyền Như: Đồng loạt yêu cầu Vietinbank trả tiền
Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa.
In
13/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại có mặt tại phòng xử án đã đồng loạt yêu cầu Vietinbank phải trả tiền cho họ. Lập luận chính của các đơn vị, cá nhân đều cho rằng họ gửi tiền và ký hợp đồng với Vietinbank chứ không phải giao dịch với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như. 

Sau ngày đầu tiên tiến hành các thủ tục khai mạc phiên tòa, giải quyết những yêu cầu của những người tham gia tố tụng, trong đó có các luật sư, đọc bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong hai ngày 7 và 8/1/2014, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Tp.HCM đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, các đồng phạm, các bị cáo nguyên là nhân viên các Phòng giao dịch và Chi nhánh thuộc Vietinbank Tp.HCM, cũng như xem xét yêu cầu của các đơn vị, cá nhân bị coi là người bị hại trong vụ án.

Có thể thấy rõ, căn cứ vào bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, toàn bộ nội dung thẩm vấn của Hội đồng xét xử tập trung làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối của bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như - người đã thừa nhận tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chiếm đoạt số lượng tiền đặc biệt lớn lên tới gần 4.000 tỷ đồng của những người bị hại, trong đó có nhiều đơn vị, tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần, chứng khoán, các doanh nghiêp và cá nhân.

Bước sang ngày thứ ba (8/1/2014), sau buổi sáng trầm lắng với những câu hỏi nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo thuộc nhóm các nhân viên tại các Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, trong đó phần lớn đều thừa nhận có việc làm sai quy trình do Vietinbank quy định, nhất là không có mặt khách hàng ký tên trên các giấy tờ, tài liệu liên quan việc cho vay, mở sổ/thẻ tiết kiệm, từ đó tạo điều kiện cho Như giả mạo chữ ký của khách hàng, giải ngân và rút tiền ra nhằm trang trải những khoản nợ vay của các đối tượng thuộc nhóm “tín dụng đen”. 

Tuy nhiên, thông qua các câu hỏi của Hội đồng xét xử, những người dự khán phiên tòa có điều kiện hiểu rõ thực chất các nhân viên nói trên cũng chính là nạn nhân của Huỳnh Thị Huyền Như, khi họ hoàn toàn tin tưởng vào vị trí, vai trò và cam kết của Như sẽ bảo đảm thủ tục lấy chữ ký của khách hàng, hoàn toàn không biết mục đích và thủ đoạn, hành vi giả mạo, gian dối thông qua việc làm giả tài liệu, giấy tờ, chữ ký, con dấu nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Mặt khác, nếu theo cáo trạng và quan điểm của Vietinbank cho rằng trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội lừa đảo, Vietinbank không bị thiệt hại và không phải chịu trách nhiệm về dân sự đối với các khoản tiền mà các đơn vị, cá nhân gửi vào ngân hàng, thì liệu hành vi của các nhân viên các Phòng giao dịch thuộc Vietinbank có phạm vào tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo điều 179 Bộ luật Hình sự?

Chính ở điểm gây tranh cãi này mà trong buổi chiều ngày 8/01/2014, khi được mời lên trình bày và nêu yêu cầu có tới 13/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại có mặt tại phòng xử án đã đồng loạt yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét trách nhiệm của Vietinbank và yêu cầu ngân hàng này phải trả tiền cho họ. 

Lập luận chính của các đơn vị, cá nhân này đều cho rằng họ gửi tiền và ký Hợp đồng với Vietinbank chứ không phải giao dịch với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như. 

Sự đồng loạt lên tiếng của những người được xác định là bị hại khiến phiên tòa bỗng chốc nóng lên, bởi nếu theo các yêu cầu này thì Vietinbank đang phải đối diện với các vấn đề pháp lý phát sinh ngay từ đầu khi vụ án được khởi tố và bộc lộ rõ ngay tại phiên tòa. 

Hy vọng những ngày kế tiếp, thông qua việc thẩm vấn và tranh luận, câu trả lời cho vấn đề mấu chốt này sẽ được làm sáng tỏ, từ đó có căn cứ xác định chính xác tội danh của các bị cáo, nhất là bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và các bị cáo thuộc nhóm nhân viên Ngân hàng Vietinbank, cũng như làm rõ tư cách đương sự trong vụ án hình sự của các tổ chức, đơn vị và cá nhân bị coi là người bị hại nói trên có phù hợp với diễn biến và sự thật khách quan của vụ án hay không...

"Nhóm lợi ích" sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng?

clip_image002
Ông Phạm Quý Ngọ, thượng tướng Công an, người bị cáo buộc mật báo tin để nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng chạy trốn. Ảnh : trang web chính phủ Việt Nam

Sau những lời khai chấn động của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng hôm qua, tố cáo Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho mình và nhận hối lộ nửa triệu đô la, hôm nay 08/01/2014 tòa án Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Luật hình sự. Đồng thời kiến nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra hành vi nhận hối lộ 20 tỉ đồng để chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn.
Điều khiến dư luận trong và ngoài nước chú ý chính là diễn biến kịch tính của vụ «kỳ án» này, khi Dương Chí Dũng, bị cáo đã lãnh án tử hình vì tội tham ô và cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng trong phiên xử ngày 17/12/2013, đã khai ra cả những tên tuổi như Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, thậm chí cả Bộ trưởng Trần Đại Quang. Các thông tin trên đây được báo chí Việt Nam đưa tin đầy đủ và kịp thời – một điều hiếm thấy.
Có thể rút ra những nhận định gì từ các sự kiện trên đây? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi có kết quả của phiên tòa hôm nay.

Nhà báo Phạm Chí Dũng (TP Hồ Chí Minh)

‘Vụ làm lộ bí mật chắc chắn sẽ được làm triệt để'?

Đ.Tấn - H.Anh ghi

Ảnh bên: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương: Tội làm lộ bí mật quốc gia về vụ án để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn.Ảnh: Lê Anh Dũng

Tin tưởng ở quyết tâm của Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương chắc chắn rằng vụ làm lộ bí mật nhà nước sẽ được làm đến nơi đến chốn.


 Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, vừa có lời khai rúng động về người báo tin cho ông ta chạy trốn trước khi có lệnh khởi tố vụ án, rồi quá trình đưa hối lộ hàng trăm ngàn USD để chạy tội. Lời khai của Dương Chí Dũng đã góp phần dẫn đến một vụ án mới, vụ án "làm lộ bí mật nhà nước".

Trao đổi với VietNamNet, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TƯ Nguyễn Đình Hương khẳng định: "Tội làm lộ bí mật quốc gia về vụ án để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn, lớn hơn tội nhận hối lộ". 

"Cộng thêm nguyên nhân của việc làm lộ bí mật này không phải vì tình cảm gia đình, không phải anh em mà xuất phát từ một cục tiền thì lại càng nghiêm trọng" - ông nhấn mạnh.

Với kinh nghiệm 57 năm làm công tác tổ chức, ông Hương cho rằng từ lời khai của Dương Chí Dũng, nếu xác định có cơ sở thì thông thường quy trình cần phải làm là "hất mũ" - đình chỉ công tác, yêu cầu ngồi tự kiểm điểm. 

"Chúng tôi đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ lọt thông tin hay không . Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật" - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trả lời tháng 6/2012 trước QH chất vấn của ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Tại sao lại để Dương Chí Dũng trốn thoát trước thời điểm tạm giam?    

Pháp luật trọng chứng hơn trọng cung, thì trước hết phải đình chỉ công tác mới mong quần chúng đứng lên tố cáo cung cấp bằng chứng. Đây chính là điều mà Chủ tịch TQ Tập Cận Bình làm. Bởi như đúc kết của ông Nguyễn Đình Hương, có 3 tội không ai chịu nhận bao giờ mà luôn chối tới cùng: tội phản bội, tham nhũng và quan hệ nam nữ.

Bước thứ hai, theo kinh nghiệm của ông Hương, là phải lập ban chuyên án để điều tra. Thành viên ban chuyên án đến từ các cơ quan: thanh tra, kiểm sát, ban nội chính... Với thành phần như vậy sẽ không ai "chạy" được án. 

Việc thứ ba, đó là phải điều tra tài sản. "Lập ban chuyên án là ra hết", ông Nguyễn Đình Hương nhận định.

"Đảng ta nêu rõ trong đấu tranh chống tham nhũng thì không có vùng cấm. Bộ Chính trị rất quyết tâm trong cuộc chiến này, không làm không được, không làm sẽ có sự chất vấn trong Quốc hội, không làm sẽ có sự chất vấn trong Trung ương, không làm sẽ có sự chất vấn trong nhân dân. Với tinh thần đó, tôi tin chắc là vụ này sẽ được làm triệt để, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân", nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khẳng định.

Xã hội VN qua lời khai 'chạy án'

Cập nhật: 16:33 GMT - thứ tư, 8 tháng 1, 2014
Ông Dương Chí Dũng bị giải ra tòa hôm 12/12/2013
Ông Dương Chí Dũng tố cáo thứ trưởng công an lộ tin mật
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bình luận ở Hà Nội, nói lời khai của ông Dương Chí Dũng cho thấy 'sự thối nát không thể tưởng tượng nổi' ở Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói đó là điều tất yếu khi mà Đảng Cộng sản có đường lối như hiện nay mà một trong những ưu tiên của họ là phát triển kinh tế nhà nước.
Ông Quang A nói với BBC hôm 8/1:
"Lời khai của ông Dũng tại tòa có thể nói sẽ là một bước đầy kịch tính và sẽ làm cho rất nhiều người đau đầu.
"Nó bộc lộ ra một sự thối nát không thể tưởng tượng được trong đội ngũ quan chức của Việt Nam hiện nay.
"Từ chuyện những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ăn cắp, ăn trộm tiền, rồi đi hối lộ, đút lót để chạy án, cho đến chuyện lập âm mưu để chạy trốn.
"Những tình tiết đấy thực sự dư luận đã biết cũng khá lâu rồi, trước cả khi ông [Phạm Quý] Ngọ lên Thượng tướng.
"Những người nghe được thông tin đồn đoán ... và thấy khi mà ông ấy lên Thượng tướng cách đây hơn 5, 6 tháng thôi thì thấy có thể vụ này đã được dàn xếp mọi thứ rồi.
"Nhưng mà đến lời khai của ông Dũng trước tòa thì có thể những tính toán đấy sẽ vỡ và thực sự người dân sẽ được chứng kiến một màn kịch rất là gay cấn."
Mặc dù vậy ông Quang A cũng nói trong hệ thống tư pháp "không minh bạch" ở Việt Nam khó biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
"Nếu người ta muốn làm, nếu người ta muốn điều tra cặn kẽ thì có thể tìm ra vô vàn bằng chứng."
Vị Tiến sỹ nói các công ty viễn thông có thể có những dữ liệu về các cuộc gọi kể cả khi gọi bằng 'sim rác' và có thể có các nhân chứng khác nữa.
Nhưng ông Quang A nói thêm một người từng đứng đầu cơ quan điều tra sẽ là "bậc thầy" về xóa mọi dấu vết.

'Trâu bò húc nhau'

Dù không nói cụ thể nhưng ông Quang A cho rằng các phiên tòa như phiên xử anh em ông Dương Chí Dũng liên quan tới cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị ở Việt Nam:
"Trong trường hợp này thì trâu bò húc nhau không phải là ruồi muỗi mà có thể là nhặng cũng chết."
Vị tiến sỹ cũng cho rằng sự xuất hiện những nhân vật như Dương Chí Dũng hay Dương Tự Trọng là không tránh khỏi trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
Ông nói: "Tôi đã nhiều lần nói rằng loại trừ ông Dương Chí Dũng này thì sẽ có dăm ba ông Dương Chí Dũng khác bởi vì cái cơ chế nó đẻ ra các ông Dương Chí Dũng như vậy.
"Chỉ có một cách giải quyết tận gốc rễ là đến năm 2016 này Đảng Cộng sản Việt Nam có đại hội và nếu họ khôn thì họ thay đổi đường lối của họ."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
"Cho nên là nếu Việt Nam có muốn học Tập Cận Bình để 'đả cả hổ lẫn đả cả ruồi' thì có đả đến đâu đi nữa nó vẫn sinh ra cả hổ và ruồi.
"...Nếu không đặt kinh tế nhà nước làm chủ đạo, mà chính vì chủ đạo nên mới phải có những 'quả đấm sắt' [các tổng công ty lớn] mà biến thành những bọc rẻ như Vinashin, Vinalines thì sẽ không có Phạm Thanh Bình của Vinashin và Dương Chí Dũng của Vinalines.
"Nếu mà muốn truy như thế, tất nhiên là không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của những người ra đường lối, nhưng mà thực sự những người đấy là những người sinh ra nguồn gốc của tất cả những cái này."
Ông Quang A nói Đảng Cộng sản cần chấm dứt chính sách có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước và thậm chí sửa lại Hiến pháp một lần nữa để đi đúng hướng:
"... Chỉ có một cách giải quyết tận gốc rễ là đến năm 2016 này Đảng Cộng sản Việt Nam có đại hội và nếu họ khôn thì họ thay đổi đường lối của họ."
Ông Quang A nói "hoàn toàn có khả năng" lại sửa đổi Hiến pháp một lần nữa sau kỳ đại hội tới của Đảng.
Theo bbc

'Lời khai về ông Ngọ có nhiều tình tiết'


Cập nhật: 09:28 GMT - thứ năm, 9 tháng 1, 2014
Ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu tổng giám đốc Vinalines, nói rằ̀ng thân chủ của ông không có động cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn.
Ông cũng nói rằ̀ng lời khai của ông Dương Chí Dũng có nhiều chi tiết để cơ quan điều tra xem xét.
“Chẳng hạn tình tiết ông Dũng khai gặp ông Ngọ ở Quảng Ninh (để đưa 10.000 đô la) thì cũng cần xác minh vợ chồng ông Ngọ tại thời điểm đó có mặt ở Quảng Ninh hay không,” ông dẫn chứng.
“Hay việc liên quan nhà ông Ngọ (ông Dũng khai đến căn hộ của ông Ngọ ở tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt để đưa 500.000 đô la) thì thường những khu chung cư có vị trí như vậy đều có camera (quay lại),” ông nói thêm.
“Vấn đề điện thoại liên lạc với nhau nữa, và còn chi tiết (ông Dũng khai) có người con trai ông Ngọ là Hùng tại thời điểm đó có đi dự sinh nhật của một gia đình – điều này có không?”
Ngoài ra, ông Triển cũng đưa ra hai lập luận để chứng minh rằng việc cho rằng ông Dũng khai man là ‘không chuẩn xác’.
Ông dẫn quy trình tố tụng có hai nguyên tắc là ‘bị cáo không được quyền vu khống người khác’ nhưng đồng thời ‘cũng không được che giấu’.
“Những vấn đề có căn cứ thì khai, nhưng không được lợi dụng yếu tố nào đó để có lợi cho bản thân mình,” ông giải thích.
Thứ hai, tình tiết có liên quan ông Ngọ cũng đã được ‘ông Dũng khai trong giai đoạn điều tra’ chứ không phải chờ đến sau khi biết có án tử hình mới khai, ông Triển cho biết.
Luật sư Triển cũng xác nhận với BBC rằng chính ông đã khuyên thân chủ của ông không nên khai chi tiết về ông Ngọ trong phiên tòa xử ông mà đợi đến phiên tòa xử em trai của ông thì mới khai.
“Khi xét xử vụ án Dương Chí Dũng về tội ‘Cố ý làm trái’ và ‘Tham ô tài sản’, tình tiết báo tin không gắn với vụ việc nên nếu khai ra thì người ta sẽ hiểu nhầm mình đưa sự việc không liên quan,” ông giải thích và nói thêm rằng trong phiên tòa xử tội ‘Tổ chức trốn ra nước ngoài’ thì đưa ra lời khai về ông Ngọ sẽ phù hợp hơn.
Ông Triển cũng nói rằng vớ tư cách luật sư, ông đã khuyên thân ông Dũng rằng: “Cái gì có bằng chứng thì khai. Không có thì không khai và nên khai ở thời điểm nào.”
“Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống,” ông nói.
Theo BBC

8 tháng 1, 2014

Hạn chế quyền công dân phải “theo quy định của luật”

Ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước,

 quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...


Hạn chế quyền công dân phải “theo quy định của luật”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chỉ đạo thi hành Hiến pháp sửa đổi - Ảnh: VOV.

In
Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân không thể tùy tiện mà phải “theo quy định của luật”.  
Đây là nội dung được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh tại hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 8/1.

Khai mạc hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhắc lại thời khắc bản Hiến pháp mới được thông qua. Ông nói “vào hồi 9 giờ 50 phút ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, trong thời khắc thiêng liêng, trang trọng và đầy trọng trách, trước sự theo dõi, giám sát của đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.

Chủ tịch cũng nhấn mạnh, Hiến pháp mới đã phản ảnh ý chí và nguyện vọng của Nhân dân ta, trong đó ý Đảng lòng Dân được hòa quyện sâu sắc. Ông đề nghị các vị đại biểu thảo luận thật dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, đề xuất các biện pháp cụ thể cho việc triển khai thi hành Hiến pháp.

Theo kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hai nội dung cơ bản là tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp và rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ rõ nội dung công việc phải làm, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được nêu rõ tại kế hoạch.

Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nhấn mạnh các nội dung mới so với Hiến pháp 1992.

Liên quan đến quyền con người, quyền công dân, Phó chủ tịch cho biết Hiến pháp mới đã bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân.  Đó là quyền sống (điều 19), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (điều 21), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (điều 34), quyền kết hôn và ly hôn (điều 36), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (điều 41), quyền xác định dân tộc (điều 42), quyền được sống trong môi trường trong lành (điều 43)...

Về các thành phần kinh tế, Phó chủ tịch nêu rõ, Hiến pháp khẳng định Nhà nước và kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng không nêu cụ thể tất cả các thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp quy định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Lần đầu tiên, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân được ghi nhận trong Hiến pháp. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình đẳng, ông nói.

Cũng theo Phó chủ tịch, Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Kế thừa và phát triển quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Để triển khai thi hành Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc đã ban hành hướng dẫn thực hiện một số nội dung đã được Quốc hội quyết định tại nghị quyết thi hành Hiến pháp.

Theo hướng dẫn này, từ ngày Hiến pháp mới có hiệu lực, Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân.

Còn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành.