Trang

9 tháng 1, 2014

'Lời khai về ông Ngọ có nhiều tình tiết'


Cập nhật: 09:28 GMT - thứ năm, 9 tháng 1, 2014
Ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu tổng giám đốc Vinalines, nói rằ̀ng thân chủ của ông không có động cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn.
Ông cũng nói rằ̀ng lời khai của ông Dương Chí Dũng có nhiều chi tiết để cơ quan điều tra xem xét.
“Chẳng hạn tình tiết ông Dũng khai gặp ông Ngọ ở Quảng Ninh (để đưa 10.000 đô la) thì cũng cần xác minh vợ chồng ông Ngọ tại thời điểm đó có mặt ở Quảng Ninh hay không,” ông dẫn chứng.
“Hay việc liên quan nhà ông Ngọ (ông Dũng khai đến căn hộ của ông Ngọ ở tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt để đưa 500.000 đô la) thì thường những khu chung cư có vị trí như vậy đều có camera (quay lại),” ông nói thêm.
“Vấn đề điện thoại liên lạc với nhau nữa, và còn chi tiết (ông Dũng khai) có người con trai ông Ngọ là Hùng tại thời điểm đó có đi dự sinh nhật của một gia đình – điều này có không?”
Ngoài ra, ông Triển cũng đưa ra hai lập luận để chứng minh rằng việc cho rằng ông Dũng khai man là ‘không chuẩn xác’.
Ông dẫn quy trình tố tụng có hai nguyên tắc là ‘bị cáo không được quyền vu khống người khác’ nhưng đồng thời ‘cũng không được che giấu’.
“Những vấn đề có căn cứ thì khai, nhưng không được lợi dụng yếu tố nào đó để có lợi cho bản thân mình,” ông giải thích.
Thứ hai, tình tiết có liên quan ông Ngọ cũng đã được ‘ông Dũng khai trong giai đoạn điều tra’ chứ không phải chờ đến sau khi biết có án tử hình mới khai, ông Triển cho biết.
Luật sư Triển cũng xác nhận với BBC rằng chính ông đã khuyên thân chủ của ông không nên khai chi tiết về ông Ngọ trong phiên tòa xử ông mà đợi đến phiên tòa xử em trai của ông thì mới khai.
“Khi xét xử vụ án Dương Chí Dũng về tội ‘Cố ý làm trái’ và ‘Tham ô tài sản’, tình tiết báo tin không gắn với vụ việc nên nếu khai ra thì người ta sẽ hiểu nhầm mình đưa sự việc không liên quan,” ông giải thích và nói thêm rằng trong phiên tòa xử tội ‘Tổ chức trốn ra nước ngoài’ thì đưa ra lời khai về ông Ngọ sẽ phù hợp hơn.
Ông Triển cũng nói rằng vớ tư cách luật sư, ông đã khuyên thân ông Dũng rằng: “Cái gì có bằng chứng thì khai. Không có thì không khai và nên khai ở thời điểm nào.”
“Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống,” ông nói.
Theo BBC

8 tháng 1, 2014

Hạn chế quyền công dân phải “theo quy định của luật”

Ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước,

 quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...


Hạn chế quyền công dân phải “theo quy định của luật”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chỉ đạo thi hành Hiến pháp sửa đổi - Ảnh: VOV.

In
Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân không thể tùy tiện mà phải “theo quy định của luật”.  
Đây là nội dung được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh tại hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 8/1.

Khai mạc hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhắc lại thời khắc bản Hiến pháp mới được thông qua. Ông nói “vào hồi 9 giờ 50 phút ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, trong thời khắc thiêng liêng, trang trọng và đầy trọng trách, trước sự theo dõi, giám sát của đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.

Chủ tịch cũng nhấn mạnh, Hiến pháp mới đã phản ảnh ý chí và nguyện vọng của Nhân dân ta, trong đó ý Đảng lòng Dân được hòa quyện sâu sắc. Ông đề nghị các vị đại biểu thảo luận thật dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, đề xuất các biện pháp cụ thể cho việc triển khai thi hành Hiến pháp.

Theo kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hai nội dung cơ bản là tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp và rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ rõ nội dung công việc phải làm, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được nêu rõ tại kế hoạch.

Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nhấn mạnh các nội dung mới so với Hiến pháp 1992.

Liên quan đến quyền con người, quyền công dân, Phó chủ tịch cho biết Hiến pháp mới đã bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân.  Đó là quyền sống (điều 19), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (điều 21), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (điều 34), quyền kết hôn và ly hôn (điều 36), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (điều 41), quyền xác định dân tộc (điều 42), quyền được sống trong môi trường trong lành (điều 43)...

Về các thành phần kinh tế, Phó chủ tịch nêu rõ, Hiến pháp khẳng định Nhà nước và kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng không nêu cụ thể tất cả các thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp quy định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Lần đầu tiên, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân được ghi nhận trong Hiến pháp. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình đẳng, ông nói.

Cũng theo Phó chủ tịch, Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Kế thừa và phát triển quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Để triển khai thi hành Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc đã ban hành hướng dẫn thực hiện một số nội dung đã được Quốc hội quyết định tại nghị quyết thi hành Hiến pháp.

Theo hướng dẫn này, từ ngày Hiến pháp mới có hiệu lực, Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân.

Còn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành.

Đà Nẵng chọn phương án thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa

- Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc là quân xâm lược. BTTD


(Dân trí) - Ngày 8/1, Ban tổ chức cuộc thi thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa đã họp và chọn các đồ án đạt yêu cầu để đến ngày 19/1 sẽ tiến hành trao giải.

Sau một tháng phát động và nhận hồ sơ đăng ký, Ban tổ chức đã nhận được 43 đồ án thiết kế từ các tác giả trong cả nước gởi về. Đặc biệt trong đó có 1 đồ án của Công ty Raito Sekkei (Nhật Bản); đồ án lấy ý tưởng từ con dấu chủ quyền lịch sử, sắc chỉ của vua Minh Mạng lập hải đội đến Hoàng Sa vào năm 1835 để minh chứng mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Tất cả những đồ án thiết kế gởi đến Ban tổ chức đều thể hiện rõ tính biểu tượng trực quan của công trình; đảm bảo yêu cầu về thiết kế, xây dựng, kinh phí đầu tư và đặc biệt là công năng của một nhà trưng bày tư liệu lịch sử, đồng thời là địa điểm văn hóa, du lịch để phục vụ cộng đồng; có tính khả thi và đảm bảo các yếu tố về kiến trúc. Sau quá trình sơ tuyển, BTC đã chọn được các tác phẩm nổi bật nhất để chấm giải.
 
Phối cảnh tổng thể một đồ án
Phối cảnh tổng thể một đồ án
 
Ban tổ chức cho biết, đồ án đoạt giải Nhất sẽ được trao giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, một cúp chủ quyền biển đảo và số tiền thưởng 20 triệu đồng. Đồ án đoạt giải Nhất cũng sẽ được chọn để triển khai xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa tại phường Mân Thái (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Sau khi được xây dựng, công trình sẽ là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tư liệu lịch sử, pháp lý cũng như các cơ sở về lịch sử, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là địa chỉ để tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, nuôi dưỡng ý chí đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam; giúp cho bạn bè quốc tế hiểu thêm về Hoàng Sa và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong việc thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Một số đồ án thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa được Ban tổ chức giới thiệu.
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Ngày 19/1 đến, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất đến đồ án đoạt giải
Công Bính

Khởi tố vụ án làm lộ bí mật khiến Dương Chí Dũng bỏ trốn

- Phải coi kết quả cuối cùng của việc xử 10 đại án tham nhũng và những đường dây, cá nhân liên quan thì mới biết tương lai nước Việt thế nào? BTTD.

(Dân trí) – Hội đồng xét xử quyết định tuyên bố khởi tố vụ án hình sự làm lộ bí mật công tác trong việc để lộ thông tin mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Quyết định khởi tố vụ án được chuyển sang VKSND Hà Nội.
 >>  Đề nghị khởi tố người “mật báo” để Dương Chí Dũng bỏ trốn
 >>  Dương Chí Dũng khai được ông Phạm Quý Ngọ “mật báo”

Kết thúc phần tuyên án đối với Dương Tự Trọng và các đồng phạm về vụ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, TAND Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Phần kết lại bản án dành cho Dương Tự Trọng và các bị cáo, HĐXX cũng nêu rõ quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo Điều 263 BLHS.
Thay mặt TAND Hà Nội với HĐXX trong phiên sơ thẩm xử Dương Tự Trọng và các đồng phạm, thẩm phán Trương Việt Toàn công bố quyết định khởi tố vụ án này liền sau đó. Quyết định khởi tố được lập dựa trên nhiều căn cứ pháp luật như Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh của UB Thường vụ QH, Nghị định quy định chi tiết của Chính phủ về vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước…
Về thực tế, quyết định khởi tố căn cứ trên lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, của nhân chứng Dương Chí Dũng tại phiên tòa xét xử vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và các tài liệu khác của vụ án này, căn cứ kết quả xét hỏi tại phiên tòa.
Hơn nữa, theo đề nghị của VKSND Hà Nội – cơ quan giữ quyền công tố tại phiên tòa về việc khởi tố vụ án, HĐXX nhận định, có dấu hiệu phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo Điều 263 BLHS trong việc Dương Chí Dũng nhận được tin báo sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm tại TCty Hàng hải Việt Nam.
Theo đó, TAND Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án theo hướng đề nghị này. Quyết định khởi tố vụ án sẽ được gửi tới VKSND TP Hà Nội.  
Từ lời khai của Dương Chí Dũng, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
Từ lời khai của Dương Chí Dũng, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
 
Trước đó, trong phần nhận định về vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, xét lời khai của Dương Chí Dũng về các tình tiết liên quan đến vụ án này, tòa khẳng định, Dương Chí Dũng nhận được lời mật báo và khuyên lánh đi một thời gian nên vội vàng bỏ trốn. Điều này phù hợp với nhật ký ghi chép của bị cáo cũng như lời khai của Dương Tự Trọng, Vũ Tiến Sơn về việc có 1 "sếp" to mách cho Dũng. Tòa nhận định sự việc này là có thật trong khi đây là một vụ án lớn, cần đảm bảo tuyệt mật.
 
Tòa cũng yêu cầu điều tra làm rõ hành vi nhận 500.000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng cũng như hành vi nhận 20 tỷ đồng để làm dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn mà Dương Chí Dũng đã khai tại tòa. Xét đề nghị của VKS về việc khởi tố vụ án, HĐXX nhận định là cần thiết. HĐXX cũng quyết định giao VKSND kiến nghị cơ quan phù hợp để làm rõ các khoản tiền Dương Chí Dũng đưa các cán bộ Bộ Công an để lo "chạy tội'.  
Phương Thảo

Chào đón Dư Luận Viên năm 2014

Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận dư luận viên một cách bao quát hơn. Ngoài góc nhìn họ là những người bảo vệ chế độ ra, cần phải có một cách nhìn khác về họ.


Thứ nhất, sự ra đời của dlv trên các trang mạng khiến cho thông tin được phong phú hơn, đa chiều hơn. Ít nhiều nó sẽ gây ra sự thu hút của dân chúng vào thế giới mạng. Mà thế giới thông tin trên mạng nếu như thế sẽ  được gọi là một chiến trường. Thì ít ra những người yêu thích tự do đã có được chiến trường.

Tại sao phải vui khi có chiến trường.?

Bao năm nay, nhà nước CSVN vốn dĩ truyền thông độc quyền. Mọi  thông tin đều do họ kiểm soát. Những lời nói đối lập dù chỉ loáng thoáng ở vỉa hè, khu phố, cơ quan, nhà máy đều bị trả giá lập tức bằng án tù hay tập trung cải tạo. Chúng ta chưa bao giờ biết đến một mặt trận truyền thông của hai làn dư luận như hiện nay.

Nhờ có sự phát triển của kỹ thuật, cộng với sự đổi mới của thế giới và quan hệ quốc tế. Những người yêu thích tự do đã có được một khoảng trống nhỏ để phát biểu ý kiến của mình, quan điểm và những bất đồng với chính quyền. Sự ra đời của dlv với nhiệm vụ tuyên truyền cho Đ và đấu tranh chống luận điệu sai trái đã cho thấy nhà nước CSVN đã buộc phải nhìn nhận rằng đã có một chiến trường thông tin trên mạng mà họ khó có thể dập tắt. Cho dù họ đã nỗ lực sử dụng kỹ thuật chặn, bắt bớ, nghị định xử phạt..

Nhưng chiến trường thông tin ấy không hề ngớt tiếng của phe yêu tự do. Một sự thật mà nhà cầm quyền Việt Nam thấy rõ là có sự tồn tại của truyền thông tự do,  không thể lờ đi coi như không có được, hoặc bỏ mặc cho các người yêu tự do ngôn luận chiếm lĩnh truyền thông trên các trang mạng.

 Buộc lòng họ phải đưa chiến sĩ của họ ra trận. ( hy vọng họ cũng sẽ sớm nhận ra có một chiến trường nữa mà bây lâu họ cũng cố quên đó là chiến trường nóng bỏng ngoài khu vực đảo Hoàng Sa ).

Một hội 258 ra đời, một hội phản bác 258 ra đời. Hội 258 đưa hình đến các cơ quan ngoại giao quốc tế quảng bá hành động của mình. Hội phản bác 258 cũng công khai đưa hình đến bộ ngoại giao VN. Tiếp đến là những bài viết công kích của nhóm phản bác 258 trên mạng. Nhóm này cũng chụp hình sinh hoạt, giao lưu, gặp gỡ...điều đó rất tốt. Tốt vì nó nói ra rằng một mặt trận truyền thông đã được công nhận.

Tuy rằng luận điệu của DLV nhiều khi thật buồn cười, ví dụ họ nói rằng nhóm mạng lưới bloger không đại diện cho tất cả các bloger Việt Nam. Nói thế thì họ cũng phải công nhận nhiều nhóm nhiều tổ chức khác không đại diện cho tất cả những người Việt Nam. Ví dụ cái hội Việt Kiều yêu nước do chính phủ VN thành lập. Cái hội này rõ ràng còn tiếm danh hơn mạng lưới bloger Việt Nam, vì Việt Kiều nào mà không yêu nước, chả lẽ VK nào không có trong hội này là không yêu nước VN sao.?

Nhưng cứ để cho sự tranh cãi được diễn ra. Dù sao có được một mặt trận để diễn ra sự tranh luận này cũng là thành công của những người yêu tự do. Dư luận sẽ phán xét bên nào có lý, sự phán xét có thể còn không đến ngày hôm nay, có thể là còn nhiều ngày sau nữa. Thì sự ra đời của các DLV một cách công khai, chính thức thì cũng có nghĩa sự ra đời của các nhóm đối thủ của nhóm DLV cũng đã được khẳng định.

Dư luận viên - mục đích ra đời và tương lai  về đâu.?

Mục đích ra đời của các nhóm DLV như Võ Khánh Linh, Tre Làng, Loa Phường ..ban đầu với mục đích là bảo vệ chế độ, đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc. Nhưng càng ngày người ta càng thấy luận điệu của các nhóm này xa rời mục tiêu ban đầu đó. Nếu như bảo vệ chế độ cần phải có những bài viết nghiêm túc, khách quan, ngôn từ đứng đắn để chinh phục dư luân...thì đằng này các nhóm DLV trên sử dụng ngôn ngữ chợ búa, những lập luận ngô nghê của đám dân chợ để nhục mạ đối thủ của mình.

Nhục mạ đối thủ bằng những câu văn rẻ tiền, lập luận bừa bãi, khiên cưỡng và quy chụp như vậy, có phải là bảo vệ chế độ không.? Tất nhiên không ai đi bảo vệ chế độ một cách vô học như thế, trừ khi muốn lợi dụng vậy để bôi bác thêm chế độ. Một chế độ kiểu gì mà những kẻ bảo vệ nó nói những lời hạ đẳng như vậy.?

Rõ ràng các DLV không bảo vệ chế độ, hoặc trình độ của họ để bảo vệ chế độ là quá thấp. Hoặc mục tiêu chính của họ là nhục mạ, hạ thấp những nhà đấu tranh, những lực lượng tiến bộ trong xã hội. Gây cho nhân dân không tin tưởng vào các phong trào xã hội dân sự tiến bộ đang ra đời.

Không bảo vệ lý tưởng của chế độ, đánh phá uy tín những phong trào dân sự đang xuất hiện, vậy các dlv có mục đích chính là gì.?

Phải chăng ( đám dlv ) là sự chuẩn bị cho một thế lực nào đó sắp ra mắt công chúng. Một thế lực đang cần cho dân chúng thấy rằng chỉ có họ mới nắm vận mệnh, thay đổi được đất nước, chỉ có họ mới thực sự dân chủ, thực sự đem lại tự do và phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, thế lực này đẻ ra đám Dư luận viên để cho đám này đi  tung tăng  đi khắp nơi nhục mạ , hạ thấp uy tín các nhóm khác bằng ngôn ngữ thấp hèn, qua cách sử dụng ngôn ngữ đó cũng hạ thấp hình ảnh  ĐCS VN vì mang danh nghĩa bảo vệ.

Bỗng nhiên gần đây, hình ảnh của những nhà lý luận VN trong BCT không được báo chí đề cập đưa tin. Báo chí vắng bặt tin hoạt động của UVBCT Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Ngô Văn Dụ....những ủy viên từng kinh nghiệm rành rẽ về các hoạt động tuyên truyền, lý luận, truyền thông.

Thay thế vào đó báo chí ca ngợi những gương mặt mới như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình... khiến cho dân chúng cảm thấy những gương mặt này là nguồn động lực mới , đáng tin tưởng, đáng gánh vác trọng trách quan trọng nay mai.

Ở phía dưới, đám dlv cũng có nhiều bài khen ngợi những gương mặt mới này. Mọi sự chỉ trích những nhân vật mới này đều được các dư luận viên ưu tiên phản pháo hàng đầu.

Đến đây thì có lẽ bản chất sự ra đời của dlv để làm gì, phục vụ ai đã rõ.

Nói gì thì nói, những nhà lý luận như Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị có muốn dập tắt những dư luận tự do đến mấy đi nữa, có thể bằng nhà tù, gông cùm...nhưng chắc họ không bao giờ sử dụng đám dlv võ biền,dung tục để tranh luận với thiên hạ bảo vệ lý tưởng CS của họ.

Nhìn toàn cục. Sự ra đời của đám dlv cũng là tổn thất của ĐCS về mặt uy tín. Điều rõ ràng nhìn thấy vậy , tại sao ĐCSVN vẫn để đám dlv tung hoành. Đơn giản bởi vì đám dlv đươc nuôi dưỡng bằng nguồn tiền của một thế lực mới đang ngự trị trên đất nước. Nó cho thấy ĐCS VN đã yếu thế trong việc kiểm soát kinh tế, tài nguyên, nguồn lực, lực lượng vũ trang....điểm mạnh nhất của ĐCS là tuyên truyền giờ cũng đang bị phân hóa nặng nề, nguy cơ mất kiểm soát nốt mảng này là điều dễ thấy.

Cuối cùng thì sự ra đời của dlv cũng đáng được chào đón. Nhất là sau bao năm những lời nói của những người yêu nước chỉ bị coi là dạng tin đồn. Giờ qua đám dlv đã chính thức được khẳng định là những kênh thông tin độc lập với nhà nước. Khi đám dlv này càng nỗ lực bao nhiêu thì những người yêu tự do ngôn luận đang ngày đêm hoạt động càng được khẳng định bấy nhiêu.

Vì điều đó, xin chào đón các dư luận viên đến một năm mới hứa hẹn nhiều thông tin bổ ích cho nhân dân.

Trung cẩu lại cướp phá ngư dân Việt Nam

Tàu cá Việt Nam 'bị tàu TQ tấn công'
Cập nhật: 06:25 GMT - thứ tư, 8 tháng 1, 2014

Ông Mai Khắc Vũ, một trong các ngư dân bị thương trên tàu QNg 96679
Thuyền trưởng một tàu cá từ huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, tố cáo bị tàu Trung Quốc tấn công, phá hủy ngư cụ và tước đoạt tài sản hôm 2/1.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/1, ông Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 95738 nói tàu của ông bị tấn công khi đang cách đảo Phú Lâm khoảng 18 hải lý.
Ông Thạnh cho biết tàu tấn công tàu của ông là "tàu Trung Quốc màu trắng, có bốn chữ Trung Quốc và có số 02 ở phía sau".
"Tàu này thả một chiếc ca-nô có biển số 306 xuống để áp sát và cho lực lượng nhảy lên tàu [của tôi], dồn tất cả các thuyền viên về trước mũi tàu," ông nói.
"Sau đó họ chặt phá dụng cụ khai thác, rồi bắt chúng tôi phải xuống hầm hốt hết cá đưa sang tàu Trung Quốc."
Ông Thạnh cho biết không có thuyền viên nào của ông bị thương.
Trong tin ngày 6/1, báo Đất Việt nói một tàu khác của Lý Sơn mang số hiệu QNg 96679 TS do thuyền trưởng Bùi Văn Thành cầm lái cũng bị tàu Trung Quốc số 02 áp sát trong cùng ngày 2/1.
Thuyền trưởng Thạnh nói tàu của Trung Quốc đã đâm vào tàu của ông Thành, khiến mũi tàu bị bể và các thuyền viên của tàu này đã bị "lực lượng Trung Quốc đánh đập và đập phá tài sản"
"Các anh em bên tàu đó có nói với tôi là phía Trung Quốc dùng roi điện để uy hiếp, trói anh Thành lại và đánh đập anh Thành," ông nói thêm.
Các hình ảnh do báo trong nước đăng tải cho thấy một số thuyền viên của tàu QNg 96679 TS trở về đất liền trong tình trạng bị thương và đã được băng bó.
Báo Dân Việt trong tin ngày 5/1 cũng dẫn lời ông Ngao Văn Hiếu, Phó Đồn biên phòng huyện Lý Sơn nói đã được ông Thạch báo cáo về vụ việc và hiện lực lượng này đang "tiến hành lập biên bản lời khai của thuyền trưởng Thạch và các ngư dân đi cùng để điều tra làm rõ vụ việc".

Tiếp tục ra khơi

Ông Thạnh cho biết tổng số thiệt hại lần này là khoảng 300 triệu đồng và nói ông nghĩ tàu của thuyền trưởng Thành cũng "chịu thiệt hại rất lớn" vì mới vừa ra khơi đã phải quay về cùng với số tài sản bị đập phá.
Ông cũng nói số vốn ra khơi lần này là vay từ những gia đình có cổ phần trong tàu và hiện đang phải tiếp tục vay mượn để chuẩn bị ra khơi trở lại.
"Tôi có báo cáo với chính quyền địa phương, nhưng chưa được nghe gì về phương án hỗ trợ," ông nói.
Khi được hỏi liệu trong tương lai, ông có muốn tránh đánh bắt ở khu vực từng gặp nguy hiểm hay không, ông Thạnh nói:
"Tôi phải cố gắng ra khơi vì cuộc sống, và vì biển đảo quê hương của đất Việt".
Trong một tin liên quan, báo Tuổi Trẻ ngày 6/1 cho biết hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn đã lại bắt đầu ra khơi để bắt đầu hoạt động đánh bắt tại hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi đợt biển động vừa chấm dứt.

7 tháng 1, 2014

Năm 2013 thành công của Tổng thống Putin


Năm 2013 khép lại với Tổng thống Nga Vladimir Putin trọn vẹn với việc được tạp chí Times của Anh bình chọn là nhân vật của năm, khẳng định những thành tựu đối nội và đối ngoại của ông trong một năm qua

Obama-And-Putin-Break-The-0-8280-1388481
Tổng thống Putin (trái) đón tiếp Tổng thống Obama trước thềm Hội nghị G20. Ảnh: Guardian
Tổng thống Putin là chính khách được giới truyền thông quốc tế quan tâm nhiều nhất trong năm 2013. Tháng 1, tạp chí Foreign Policy bình chọn ông là người xếp hạng cao nhất trong danh sách các nhân vật quyết định đến sự phát triển của thế giới hiện đại. Tháng 10, Putin vượt người đồng cấp Mỹ Barack Obama, trở thành lãnh đạo quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí danh tiếng Forbes. Và chỉ hai ngày trước, tạp chí uy tín Times của Anh vinh danh Putin là nhân vật của năm.
Tiêu chí bình chọn của các hãng truyền thông có những điểm khác nhau, nhưng khi đánh giá về Tổng thống Putin, báo giới đều nhận định ông thành công trong việc đưa nước Nga trở lại hàng ngũ các cường quốc có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới.
Chiến lược ngoại giao hiệu quả
Năm 2013 được cho là một năm thành công của Tổng thống Putin trên lĩnh vực đối ngoại, với chiến lược và phong cách ngoại giao hiệu quả. Đây chính là chìa khóa để Putin ứng phó với các vấn đề quan hệ quốc tế phức tạp, như vụ bê bối tình báo Edward Snowden, nguy cơ phương Tây can thiệp quân sự vào Syria và khủng hoảng chính trị Ukraine, góp phần nâng tầm vị thế nước Nga trên trường quốc tế.
Quan hệ Nga-Mỹ trở nên căng thẳng sau khi cựu nhân viên tình báo Snowden bay từ Hong Kong sang Moscow hồi đầu tháng 7 và lưu trú tại sân bay Sheremetyevo trong suốt nhiều ngày. 
Trước áp lực ngoại giao yêu cầu dẫn độ Snowden của Washington, Moscow vẫn hành động dựa trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, bởi giữa hai quốc gia không có hiệp định tương trợ tư pháp. Mặc dù việc Nga cấp phép tị nạn cho cựu nhân viên tình báo khiến Tổng thống Obama thẳng thừng đe dọa hủy cuộc gặp thượng đỉnh, ông Putin vẫn khẳng định quan hệ hai nước quan trọng hơn nhiều cuộc tranh luận trên. Thậm chí trong cuộc họp báo cuối năm, Putin còn nói đùa rằng, ông rất hâm mộ Tổng thống Obama bởi "ông ấy có quyền thực thi chương trình tình báo quy mô lớn".
Quan hệ hai nước tiếp tục đối diện với thách thức lớn trên vấn đề Syria. Mỹ chủ trương can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này, sau khi cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad dùng vũ khí hóa học với người dân, trong khi Nga và Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế.
Nhưng, Tổng thống Putin đã thuyết phục Damascus thừa nhận sự tồn tại của các kho vũ khí hóa học và chấp thuận đặt chúng dưới sự kiểm soát quốc tế, từ đó đẩy lùi một cuộc tấn công quân sự chống Syria. Thành công ngoại giao này chứng minh được rằng, tại Trung Đông bất ổn, Moscow vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Tại Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC ở Bali hồi tháng 10, ông Putin ca ngợi Tổng thống Obama vì đã có những hành động mà ông cho là giúp ngăn chặn một thảm kịch ở Syria. Động thái này được cho là nhằm xoa dịu căng thẳng và bất đồng giữa hai nước.
Một trụ cột quan trọng trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Putin là việc hình thành một liên minh Á-Âu trên cơ sở liên minh hải quan do Nga lãnh đạo, với thành viên là các nước trước đây thuộc Liên Xô.
Liên minh này được nhận định là một đối trọng với Liên minh châu Âu (EU) trong cán cân quyền lực khu vực Trung Á và Ukraine là một mắt xích quan trọng. Cuối tháng 11, hơn 100.000 người dân Ukraine xuống đường biểu tình chống chính phủ sau khi Tổng thống Viktor Yanukovich từ chối ký kết một hiệp định thương mại với EU.
Người biểu tình đại diện cho một bộ phận người dân Ukraine cho rằng, hiệp định với EU sẽ giúp quốc gia này thoát khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Nga. New York Times dẫn lời các quan chức EU cho biết, Ukraine buộc phải từ bỏ hiệp định thương mại trên vì chịu sức ép từ phía Nga. Trong khi đó, Tổng thống Putin khẳng định, Moscow buộc phải có hành động bảo vệ thị trường nội địa, một khi Kiev đạt được thỏa thuận với EU.
Trong chuyến thăm Moscow hôm 17/12, Tổng thống Yanukovich đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin, theo đó, Nga đồng ý chi 15 tỷ USD để mua trái phiếu của Ukraine và giảm giá gas tới một phần ba.
"Rõ ràng là ông ấy (Putin) đã thắng trong cuộc chiến tại Kiev", bình luận viên chính trị Clemens Wergin thuộc tờ Die Welt (Đức), nhận định.
Tăng cường nội lực quốc gia
Putin-3190-1388478882.gif
Phong thái tự tin của Tổng thống Putin trong cuộc họp báo cuối năm hôm 19/12. Ảnh: New York Times
Trong năm 2013, nền kinh tế Nga đã có những thành tựu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh cục diện kinh tế thế giới không ổn định và nước Nga vừa kết thúc giai đoạn chuyển giao quyền lực Medvedev - Putin hồi tháng 5/2012. "Đây là một năm lao động, một năm làm việc thực chất", Tổng thống Putin phát biểu trong buổi họp báo cuối năm hôm 19/12.
Theo báo cáo tổng kết của tổng thống, GDP của Nga năm 2013 đạt mức tăng trưởng 1,5% và tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức 6,1%, giảm mạnh so với năm ngoái. Thặng dư thương mại đạt trên 150 tỷ USD và ngành xuất khẩu dầu mỏ mũi nhọn đạt sản lượng 523,2 triệu tấn, tăng 1,2 % so với năm 2012.
"Tổng thống Putin thế hiện rất tự tin và thoải mái trong buổi họp báo cuối năm hôm 19/12", bình luận viên quốc tế Steven Myers của tờ New York Times nhận định. 
Một nội dung quan trọng khác trong nghị trình năm 2013 của Tổng thống Putin là ổn định chính trị trong nước và chống tham nhũng. Đây là nhiệm kỳ thứ ba của ông Putin trên cương vị tổng thống sau 4 năm làm thủ tướng. Với đường lối chính sách cứng rắn, nước Nga vẫn giữ được sự ổn định chính trị-xã hội bất chấp các diễn biến căng thẳng sau bầu cử, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại.
"Tinh thần trách nhiệm đối với đất nước không xuất phát từ khẩu hiệu và diễn văn, mà hình thành khi người dân công nhận chính phủ là minh bạch", Tổng thống Putin phát biểu trong một cuộc họp cuối tháng 12/2012. Đây được coi như sự mở màn cho chiến dịch chống tham nhũng tại Nga.
Đầu tháng 4, ông Putin ký điều luật quy định các quan chức hàng đầu nước này phải đóng tất cả tài khoản ngân hàng và thanh lý hết tài sản ở nước ngoài trong vòng ba tháng, nếu không muốn bị đuổi việc. 
Ông Konstantin Kostin, cựu phó giám đốc phụ trách chính sách trong nước của Điện Kremlin, bình luận: "Trong suốt một thời gian dài, rất nhiều người giàu coi Nga là nơi kiếm tiền, rồi sau đó lại gửi hết của cải đi và định cư ở nước khác. Dĩ nhiên, tình trạng này không thể giải quyết chỉ bằng một điều luật, mà phải bằng ý chí chính trị và sự đồng thuận của cả xã hội".
Tháng 12, cơ quan điều tra Nga khởi tố hình sự ông Anatoly Serdyukov, cựu bộ trưởng Quốc phòng, người bị sa thải cách đây một năm trong bê bối tham nhũng lớn. Động thái này cho thấy quyết tâm của Tổng thống Putin trong việc chống tham nhũng. Trước đó, ông cũng sa thải 8 quan chức cao cấp và 200 công chức vì hành vi khai man tài sản.
Trong một động thái bất ngờ, ngày 20/12, Tổng thống Putin ký lệnh đặc xá trả tự do cựu tỷ phú dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky, người từng là đối thủ chính trị của ông. Trong cuộc họp báo thường niên hôm 19/12, Putin ám chỉ khả năng trả tự do cho Khodorkovsky, khi nói về pháp lệnh ân xá được phê chuẩn trước đó.
"Quyết định này nhằm mục đích khiến hệ thống tư pháp của chúng ta nhân đạo hơn... Ông ta (Khodorkovsky) ngồi tù 10 năm rồi, đã chịu hình phạt nghiêm khắc. Mẹ của ông ấy đang ốm. Tôi nghĩ chúng ta có thể đưa ra quyết định", Tổng thống Putin nói.
Trong cuộc họp báo tại Đức sau khi được trả tự do, Khodorkovsky tuyên bố: "Tôi đã viết điều mà mình từng tuyên bố nhiều lần trước công chúng, rằng sẽ không bao giờ dấn thân vào chính trị và đòi quyền kiểm soát Yukos nữa".
Tờ Moscow Times nhận định: "Bằng cách trả tự do cho Khodorkovsky, Putin đang gửi đi thông điệp rằng, ông ấy có đủ quyền lực để khoan dung đối thủ chính trị". Ông Dmitry Trenin, giám đốc Trung tâm Moscow Carnegie, tổ chức chuyên nghiên cứu về chính trị Nga, kết luận: "Putin là người thắng cuộc".
Đức Dương