Trang

2 tháng 1, 2014

Thuế 0%, đào bauxite lên bán làm gì?

Theo Đất Việt

 - 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ xét về tính hiệu quả là không có. Do vậy cần phải tính toán lại, chế biến sâu để đảm bảo an ninh nguồn vật liệu thay vì chỉ múc tài nguyên lên bán mà vẫn đòi được ưu đãi.


Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, đoàn TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ với Đất Việt khi nghe tin Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam xin cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ.
PV: - Thưa ông mới đây Vinacomin lại đưa ra thông tin muốn đòi cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ.  Cụ thể, doanh nghiệp này muốn được bảo lãnh vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu cho hai dự án trên. Theo ông, đây có phải là đề xuất hợp lý không và tại sao, đặc biệt khi Việt Nam đang đối diện với gánh nặng nợ công lớn như hiện nay?
Ông Đặng Thành Tâm: -  Xin cho tôi nói thật, quan điểm nào tôi không rõ nhưng quan trọng nhất dự án này không khả thi và không hiệu quả. Đã không hiệu quả thì cho vay cái gì? Huống chi đây là doanh nghiệp móc tài nguyên lên để bán.
Bản chất của dự án này đã được các nhà chuyên môn phân tích ở rất nhiều hội thảo khoa học. Tôi cũng là bạn của Tổng giám đốc Vinacomin nhưng cho dù có phân trần gì đi nữa thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng dự án không khả thi.
Tại vì sao không khả thi? Tôi là thành viên hội đồng cố vấn Apec cùng với ông Oleg Deripaska - ông vua nhôm lớn thế giới. Chính ông đã nói thẳng, chính bản thân ông ấy mua mỏ của nước Nga từ khi giá còn rất rẻ nhưng vẫn bị lỗ.
Đại biểu Đặng Thành Tâm nói
Đại biểu Đặng Thành Tâm: "Tôi nói trên phương diện kinh doanh 2 dự án bauxite phải nhiều năm nữa thì mới khả thi".
Nhà tỷ phú Oleg Derpaska – ông chủ Tập đoàn United Co Rusal của nước Nga buộc phải cắt giảm sản lượng vì riêng quí IV năm 2011 lỗ 974 triệu USD trong khi quí IV năm 2010 còn thu lãi 1,45 tỷ USD! Sáu tháng đầu năm 2012, lợi nhuận ròng sụt giảm tới 95,25%, doanh thu giảm 9,66% khi giá một tấn nhôm chỉ còn 1.810 USD. Chính vì thế, ông ấy rất băn khoăn chuyện Việt Nam đầu tư vào 2 dự án này.
Rồi Tập đoàn của Nhật Bản như Sojitz, Sumitomo... rất muốn làm bauxite. Ban đầu họ cũng để ý tới dự án bauxite của Việt Nam nhưng sau khi phân tích thấy điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng không có đường xe lửa để chuyên chở và một số yếu tố khác, họ đã không tham gia. Hiện nay chỉ có Sojitz tham gia một chút ở Lâm Đồng nhưng là từ ngày xưa.
Nhìn trên những đặc điểm đó, ở phương diện kinh doanh tôi có thể khẳng định những dự án này có lẽ phải nhiều năm nữa thì mới khả thi để khai thác.
PV: Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%. Ông đánh giá như thế nào về một dự án khai thác tài nguyên mà xin giảm thuế tới mức tối đa để có lãi? Xét trên khía cạnh kinh tế, theo ông, những dự án như thế này thường được xử lý như thế nào?
Ông Đặng Thành Tâm: - Tôi chỉ xin hỏi một điều thôi: vậy làm dự án này để làm gì? Chẳng được lợi, thế  thì làm làm gì?!.
Ngay cả chuyện Vinacomin khai thác than, mỗi năm hàng trăm triệu tấn than bị múc lên đi bán, hãy thử nhìn mỗi năm đóng thuế cho ngân sách được bao nhiêu. Khi nói điều này, lãnh đạo tập đoàn thường lý luận rằng đã nuôi được cả trăm ngàn công nhân. Vậy thử nhìn sang dệt may cũng nuôi biết bao nhiêu công nhân mà họ cũng chẳng được cho cái gì. Họ tự mang việc về tạo công ăn việc làm cho lao động mà vẫn đóng thuế.
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản chỉ việc móc tài nguyên lên bán mà còn muốn xin thêm nữa. Tôi nghĩ rằng ưu ái theo cách này thì rất gay.
Về nguyên tắc, xét ở góc độ an ninh nguyên vật liệu thì vẫn phải làm. Ví dụ xét nhu cầu nhôm trong nước để đỡ phải nhập khẩu từ Trung Quốc thì nên tính ra một tỉ lệ nhất định ví dụ 20% bắt buộc phải làm thì cũng chỉ nên tập trung từng đó thôi. Hoặc nếu làm được hợp đồng xuất đi rồi gia công lấy lại thì lúc đó sẽ có lãi, đó lại là chuyện khác.
Phải tính được như vậy bởi thực tế Việt Nam vẫn đang phải nhập rất nhiều nhôm từ Trung Quốc. Điều này cho thấy suy nghĩ của chúng ta mới chỉ mang tính chất ngắn hạn chứ chưa phải là một quá trình. Nguyên nhân đơn giản thôi, họ là công ty Nhà nước. Do vậy họ có làm, có lỗ cũng chẳng sao cả.
PV: Trước đây, sau khi nghe những báo cáo của Vinacomin, Quốc hội đã đồng thuận thông qua chủ trương làm bauxite. Đến nay, đã nhìn thấy rất nhiều vấn đề của việc khai thác bauxite như vậy, theo ông, Quốc hội có nên yêu cầu Vinacomin minh bạch báo cáo và đưa ra những quyết sách phù hợp không? Nếu được tư vấn cho Quốc hội, ông sẽ tư vấn như thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Thành Tâm: - Nếu được tư vấn tôi sẽ nói rằng hiện nay Việt Nam đang nhập nhôm rất nhiều, do vậy nên tìm địa chỉ để gia công nhôm (kể cả đó là Trung Quốc) chứ không nên bán quặng nữa.
Tôi biết rằng quặng của Việt Nam có xuất đi đâu lòng vòng rồi cuối cùng cũng trở về Trung Quốc. Họ còn mua chất đống để đó vì biết rất rõ trong tương lai tất cả tài nguyên như bauxite đều cạn kiện cả.
Vậy thì Việt Nam chỉ nên ký hợp đồng gia công thôi vì các công đoạn sau mới có lời. Bởi nếu không lời thì tại sao Trung Quốc lại làm? Họ chế biến rồi lại bán ngược cho Việt Nam.
Hiện nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc là quá lớn (tới 16% tổng nhập khẩu) và nhập siêu đang là 16-17 tỉ đô.
Như vậy nếu mình tham gia gia công thì hạn chế được rất nhiều. Đặc biệt nếu chúng ta làm được thì cũng không lo bị ai "chơi xấu" để nâng giá nguyên vật liệu trong nước.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (Thực  hiện)
;
.

.
    .
.
Ý kiến của bạn(Vui lòng gõ tiếng việt có dấu)
Họ và tên:

Email:
Ý KIẾN PHẢN HỒI
;

  • Quang Trung - gửi lúc 09:18 | 05-11-2013
    Khi nhà máy alumin Nhân cơ bắt chuẩn bị san mặt bằng để xây dựng, tôi và một nhóm các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội đã tiến hành những nghiên cứu và tổ chức hội thảo tại tỉnh Đắk Nông thảo luận vấn đề khai thác và chế biến bô-xít. Khi đó chúng tôi đã có khuyến cáo là nhà máy alumin Nhân Cơ không thể có lãi ngay cả khi nông công suất chế biến lên gấp đôi, thuế tài nguyên bằng 0% và giá bán nhóm của thế giới tăng lên gấp đôi, đồng thời có tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường và đặc biệt là gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng dân tộc thiểu số sống trong vùng. Do tôi có ý kiến phản đối rất mạnh mẽ, đã có một nhà kinh tế được phong là hàng đầu của Việt Nam nhắc nhở tôi rằng không nên phê mạnh mẽ quá, ý kiến của chúng tôi chỉ như "tiếng chó sủa" trong khi "đoàn người vẫn cứ đi". Nói điều này ra tôi chỉ muốn nói rằng không phải là những người ban hành chính sách không biết những vấn đề trong khai thác và chế biến bô-xít, thực tế là họ làm vì "lợi ích nhóm" và họ sẽ tiếp tục làm vì điều này. 

  • Đặng Xuân Thành - gửi lúc 09:13 | 05-11-2013
    Ngay từ đầu đã biết là không có hiệu quả, nguy cơ ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng , cơ sở hạ tầng.

  • nguyễn xuân trường - gửi lúc 09:07 | 05-11-2013
    cứ bổ đâu nhân dân ra là xong hết .

  • kim thoa - gửi lúc 09:02 | 05-11-2013
    Ông Thành Tâm nói rất đúng "làm dự án này để làm gì? Chẳng được lợi, thế thì làm làm gì?!."

  • quochung - gửi lúc 08:57 | 05-11-2013
    bac tam noi qua hay nhung bac k biet la vinacomin sap doi ten roi a co the thi nganh than moi tao duoc viec cho cn lam ra loi nhuan cho lanh dao duyet chu truong dung la nhom loi ich ........

1 tháng 1, 2014

Mourinho cao tay, Chelsea thắng hoành tráng

 - Với những thay đổi người sáng suốt của Mou ở hiệp hai, Chelsea đã thi đấu bùng nổ và xuất sắc vùi dập chủ nhà Southampton 3 bàn không gỡ nhờ công Torres, Willian và Oscar.

Chẳng hề khách khí, Mourinho yêu cầu các học trò dồn lên đánh đòn phủ đầu ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài Atkinson. Đá thay Eto'o, trên hàng công, Torres tỏ ra cực kỳ nhanh nhẹn và liên tục làm khổ bộ đôi trung vệ Southampton.
Chelsea, Mourinho, Oscar, Torres, Southampton
Torres ghi bàn đầu hiệp 2
Ngay phút thứ 3, Torres mở máy bứt phá thần tốc loại bỏ 2 cầu thủ chủ nhà trước khi tung ra cú sút chìm. Tiếc rằng, bóng lại chạm người Lovren bật ra.
Tình huống phạt góc tiếp theo, hàng thủ Southampton lại cho thấy sự lỏng lẻo khi để Schurrle thoải mái bắt volley chìm ngoài vòng cấm. May cho họ là bóng đi chệch khung thành.
Chelsea vẫn tấn công cực kỳ ấn tượng. Lần này Torres kiến tạo để Ramires băng xuống đối mặt thủ môn. Mặc dù vậy, thủ thành Davis đã lao ra rất nhanh chặn đứng cơ hội của The Blues.
Sau khoảng 15 phút bị ép sân, đoàn quân HLV Pochettino mới xốc lại đội ngũ và chơi khởi sắc hơn. Bắt nguồn từ pha bật tường trung lộ ăn ý, Lallana có thời cơ tung ra pha kết thúc cận thành. Thế nhưng, Ashley Cole lăn xả cứu thua cho Chelsea.
Phút 19, lại là El Nino đột phá táo bạo vào vòng cấm rồi nã rocket căng. Vận may vẫn chưa mỉm cười với tiền đạo người Tây Ban Nha khi bóng đi sạt xà ngang.
Chelsea, Mourinho, Oscar, Torres, Southampton
Oscar vào sân thay đổi cục diện trận đấu
Đôi bên đang tạo ra thế trận đôi công khá hấp dẫn. Lallana một lần nữa uy hiếp cầu môn Cech. Mặc dù vậy, cú ra chân của anh vẫn bị Azpilicueta chặn lại.
Phút 35, Ramires tả xung hữu đột đầy nỗ lực rồi dứt điểm sấm sét nhưng thủ thành Davis vẫn là người chiến thắng. Cuối hiệp một, Hazard còn mồi bóng để Schurrle sút cận thành, tiếc rằng chưa thể lập công.
Ngay đầu hiệp hai, Southampton đã tạo ra sóng gió trước cầu môn Cech nhưng hậu vệ Chelsea đã lăn xả cứu thua. Nhận thấy sự bế tắc, HLV Mourinho liền tung Oscar và Willian vào sân.
Ngay lập tức, Oscar tạo ra sự khác biệt với pha phá bẫy việt vị băng xuống. Anh định rê qua cả thủ môn nhưng chủ động ngã trong vòng cấm nên bị trọng tài Atkinson phạt thẻ vàng vì lỗi ăn vạ.
Phút 59, cuối cùng may mắn cũng tìm đến Torres. Quả tạt của Oscar bên cánh trái có quỹ đạo bay khó lường, bóng vòng qua đầu thủ môn chạm cột dọc bật ra. Torres xuất hiện đúng lúc đánh đầu vào lưới trống mở tỉ số trận đấu.
Chelsea, Mourinho, Oscar, Torres, Southampton
Willian nhân đôi cách biệt
Sau bàn thua, Southampton xuống tinh thần thấy rõ. Trái lại, binh đoàn áo xanh càng đá càng thăng hoa. Phút 71, Oscar độc diễn chếch bên góc trái rồi kiến tạo cho Willian tung cú sút chính xác nhân đôi cách biệt ngay đầu vòng cấm.
Đến lúc này, chủ nhà gần như buông xuôi. Thế nên, chuyện họ để thủng lưới lần thứ 3 cũng không có gì ngạc nhiên. Oscar thoải mái phá bẫy việt vị băng xuống ấn định chiến thắng 3-0 giòn giã cho Chelsea.
Giành được 3 điểm xứng đáng, đoàn quân HLV Mourinho tiếp tục công cuộc bám đuổi hai đối thủ xếp trên là Arsenal và Man City.
Đội hình ra sân:
Southampton: Davis 4; Chambers 5, Fonte 5, Lovren 5, Shaw 6 (Clyne 46'); Ramirez 6, Davis 7 (Ward-Prowse 76', 6), Cork 6 (Lambert 60', 6), Schneiderlin 6, Lallana 6; Rodriguez 6.
Chelsea: Cech 6; Azpilicueta 6, Cahill 6, Terry 7, A Cole 7; Ramires 7, Mikel 7; Mata 6 (Oscar 53', 8), Hazard 7 (Essien 85', 6), Schurrle 6 (Willian 53', 7); Torres 7.
Bàn thắng: Torres 60', Willian 71', Oscar 82'.
:* T.A

Cướp tàn độc trở lại Sài Gòn dịp cuối năm

 - Hàng loạt vụ cướp với cách thức tàn độc quay trở lại Sài Gòn vào thời điểm cuối năm. Đối chiếu với những vụ án đã xảy ra, có thể thấy, tình hình đang rất đáng ngại; phần đa các vụ cướp đều có tính băng nhóm, có kẻ cướp thừa nhận gây án vì… đói.

Cướp dậy sóng cuối năm

Mới đây, vào thời điểm cuối năm 2013, công an Q.7, TP.HCM đã bắt giữ 1 băng cướp nguy hiểm do Nguyễn Văn Cuộc (tự Minh, SN 1990, quê An Giang).
Đến nay chúng khai nhận đã thực hiện 26 vụ dùng dao Thái Lan kề cổ các cặp tình nhân, người đi đường nơi vắng vẻ để cướp xe, tài sản; trong đó có 2 vụ chúng gây thương tích cho các nạn nhân.
Cướp, Sài Gòn, cuối năm, TP.HCM
Các thành viên băng nhóm chuyên dùng dao Thái Lan gây ra 26 vụ cướp khắp Sài Gòn vừa bị công an TP.HCM bắt giữ
Tương tự những ngày cuối năm 2013, công an Q.12 đã bắt 3/4 đối tượng thuộc băng nhóm do Lê Tính Nhiệm (SN 1994, quê Kiên Giang) cầm đầu. Chúng khai nhận thực hiện 3 vụ, dùng vũ lực đe dọa các cặp tình nhân đang ngồi tâm sự ở nơi vắng để cướp tài sản. 
Hay vụ cướp xảy ra đêm 29/12 tại khu đất trống ở tổ 4, P.An Khánh, Q.2. 4 tên đã dùng dao uy hiếp anh B.V.P (SN 1996) và chị C.B.C (SN 1997, cùng ngụ Q.10), đâm thương tích anh P, cướp đi 1 xe gắn máy, 1 ĐTDĐ…
Đêm 26/12 nhóm 4 đối tượng đeo khẩu trang, mang găng tay dùng xuồng cập sát, nhảy lên tàu của gia đình ông Trần Văn Cắt (quê Long An) đang đậu ở bờ sông Soài Rạp, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, dùng dao, cây gậy khống chế 3 người, cướp đi lượng lớn tài sản gồm 2 triệu đồng, 2 ĐTDĐ, 6 bình ắc quy loại lớn, 300 lít dầu D.O…

Trên đây chỉ là vài vụ điển hình mà công an khám phá được; trong khi đó nạn cướp bóc bắt đầu nhen nhóm trở lại Sài Gòn vào những ngày cuối năm….đúng thời điểm công an TP.HCM đang triển khai lực lượng hùng hậu trấn áp tội phạm.
Những vụ cướp cuối năm nay có phần tàn độc hơn khi quy tụ thành bằng nhóm từ 3 – 4 đối tượng trở lên, chuyên dùng dao kể cổ nạn nhân, cướp tài sản, manh động tấn công nếu nạn nhân phản kháng.
Không chỉ xảy ra ở vùng ven mà các nhóm cướp tấn công vào cả khu vực nội thành, như băng cướp “trai gọi” của Nguyễn Văn Cuộc, thực hiện nhiều vụ ngay tại trung tâm Q.1.
Báo động về thực trạng cướp…vì đói

Trong cuộc họp về phòng chống tội phạm diễn ra mới đây, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc công an TP.HCM cho rằng, tình hình tội phạm ở TPHCM, nóng nhất vẫn là nạn cướp và cướp giật.
Thiếu tướng Minh băn khoăn việc thay đổi biện pháp, không đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện tập trung; vào cơ sở giáo dưỡng, giáo dục đối với những người vi phạm chưa cấu thành tội hình sự…có thể buộc người dân “phải sống chung với… “lũ”, bởi đây là mầm mống của tội phạm.
Cướp, Sài Gòn, cuối năm, TP.HCM
Tống Duy Tân, kẻ đối diện với hàng loạt tội danh khai, ban đầu chỉ có ý định dùng dao uy hiếp người, kiếm vài chục ngàn cho qua cơn đói.
Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều công ty, doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ người mất việc làm tăng cao… cũng góp phần gia tăng tội phạm. Điều này được chính Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an lưu ý tại một cuộc họp về tình hình tội phạm diễn ra cuối tháng 12/2013 tại TP.HCM.

Đối chiếu với những vụ án đã xảy ra, có thể thấy, tình hình đang rất đáng ngại; phần đa các vụ cướp đều có tính băng nhóm, có kẻ cướp thừa nhận gây án vì…đói

Như trường hợp băng nhóm của Nguyễn Văn Cuộc. 5 thành viên trong nhóm làm công nhân may, thợ sửa xe không đủ sống, thậm chí ra công viên Phú Lâm, Q.6 bán dâm cho người đồng tính

Em thất nghiệp, cứ đói lên đói xuống, quay về quê gia đình cũng nghèo khó, tham gia đi cướp chỉ để kiếm sống qua ngày và mua sắm quần áo cho cái Tết này” - Nguyễn Chí Danh (SN 1996, quê Sóc Trăng) – thành viên nhỏ nhất băng cướp khai báo một cách đơn giản.

Hay như vụ án gần đây ở Thủ Đức do đối tượng Tống Duy Tân (SN 1986, trú tỉnh Hậu Giang) thực hiện. Tân khai đơn giản, rời quê lên Sài Gòn làm thợ hồ nhưng gần đây thất nghiệp nên đi ăn cướp.

Chiều 23/12, Tân lang thang ở số 12, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức. Lúc này do người đói lả nên nhặt con dao, định uy hiếp người nào đó kiếm vài chục ngàn ăn cơm cho qua cơn đói. Uy hiếp 1 người đàn ông không thành, Tân đâm 1 bảo vệ dân phố bị thương rồi bị truy đuổi. Hắn lao vào nhà người dân khống chế bé gái hơn 2 tuổi làm con tin đến gần 2h đồng hồ.

Đó đều là những vụ gây án cướp xuất phát từ….cái đói. Một sự thật xót xa ở TP lớn nhất Việt Nam.

Đàm Đệ - Anh Sinh

Thủ tướng Dũng thăm tàu ngầm

Tàu gì đây? Có phải tàu ngầm Kilo Hà Nội mới về Cam Ranh Không? Sao cũ và hen rỉ thế này?
1




THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM


Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Việt Nam, Ngày 31 tháng 12 năm 2013.
THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM
Kính gửi:      Những Dân oan Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Chúng tôi, những người có tên dưới đây thông báo như sau:
  1. Theo Điều 25 Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” và không ai có quyền ngăn cản các quyền tự do đó nếu không có những căn cứ được quy định trong Hiến pháp này.
  2. Để thực hiện Quyền tự do lập hội, chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
  3. Chúng tôi nhất trí suy tôn bà Lê Hiền Đức (sinh ngày 12/12/1932), một nhà giáo hưu trí, tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, làm:
- Chủ tịch Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
- Chủ tịch danh dự Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
4. Chúng tôi, những người tham gia Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam, là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền Con người này đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm, tài sản, kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng, còn có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người khác tại Việt Nam cũng là nạn nhân như chúng tôi. Chúng tôi thấy cần liên kết thành một hội giống như “Hội nạn nhân chất độc màu da cam” để cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi tin rằng, Nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích thành lập Hiệp hội Dân oan, để góp phần đảm bảo dân chủ và dân sinh tại Việt Nam.
5. Những người là nạn nhân của việc không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân từ các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật do không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam và Công Ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đều có thể làm thành viên của Hiệp hội.
6.   Tuy nhiên, để việc thành lập Hiệp hội đúng Pháp luật Việt Nam, chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chúng tôi cách thức thành lập Hiệp hội.
7.   Trong vòng 60 ngày, từ ngày 01/01/2014 đến 02/03/2014, nếu chúng tôi không nhận được hướng dẫn của ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ về viêc thành lập Hiệp hội, thì Hiệp hội Dân oan đương nhiên được thành lập từ ngày 03/03/2014, Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ trở thành Ban chấp hành Hiệp hội Dân oan, những người đăng ký làm thành viên sẽ trở thành thành viên Hiệp hội Dân oan.
8.   Những thành viên Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ được bổ sung trong thời gian tới.
9.  Thông báo này sẽ được coi là Thông báo số 01 của Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Chúng tôi sẽ có những Thông báo tiếp theo trong thời gian sắp tới.
Những người khởi xướng (đồng thời là thành viên đầu tiên của Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan):
1. Lê Hiền Đức – Chủ tịch Ban vận động, Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 56,  Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Ngữ – Thường trực Ban vận động – 0966701379. Địa chỉ: Phòng C9 nhà số 41 đường Tân Nhơn Phú, P.Phước Long B, Quận 9. Tp.Hồ Chí Minh
3. Lê Văn Lung. Địa chỉ: Số 9 Trần Não, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Kim Phượng. Địa chỉ: 13/26/9 Khu phố 1, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
5. Đặng Văn Dật. Địa chỉ: Xóm 1 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
6. Đạm Văn Đồng. Địa chỉ: Xóm 10 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hứng Yên.
Thay mặt Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam
Nguyễn Xuân Ngữ

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cưỡng chiếm đất của nông dân Lào


Martin Hesse, Jörg Schmitt  Wieland Wagner
Mỹ Nga (Udenheim, CHLB Đức) dịch
Lời giới thiệu của người dịch: Trong thời gian qua, truyền thông Âu châu đã lần lượt đưa tin về một vài ngân hàng như Deutsche Bank hay Credit Suisse (1) bị tổ chức Global Witness (2) lên án là đã hỗ trợ cho các tập đoàn Việt Nam vi phạm nhân quyền, cưỡng chiếm đất của nông dân Lào để trồng cao su. Deutsche Bank là ngân hàng uy tín và lớn nhất ở Đức, Credit Suisse là một trong số những ngân hàng lớn của Thụy Sĩ có tầm hoạt động toàn cầu với gần 48.000 nhân viên. Sau khi bị Global Witness tố giác, Deutsche Bank đã rút lui khỏi việc hùn hạp với Hoàng Anh Gia Lai nhưng tuyên bố rằng những cân nhắc về lợi nhuận kinh tế đã đưa đến việc rút lui đó (3).
Trong một bản báo cáo mang tựa đề "lãnh chúa cao su", tổ chức NGO nói trên lên án Hoàng Anh Gia Lai đã dùng mối quan hệ trực tiếp với những người cầm quyền ở Campuchia và Lào để cưỡng chiếm đất. Trong một hồ sơ quảng cáo cổ phiếu tại London chính HAGL đã tiết lộ không xin được giấy phép trong một số chương, và như thế là đã vi phạm luật pháp. Hết nông dân ViệtNam bị cướp đất lại đến nông dân Lào và Campuchia, các nhà cầm quyền để cho nông dân phải chịu cảnh đắng cay này là chính quyền loại gì hẳn ai cũng đã rõ. Ba ký giả Martin Hesse, Jörg Schmitt và Wieland Wagner sau khi qua thăm Đông Nam Á nghiên cứu vấn đề nông dân bị cướp đất đã có bài tường thuật về tệ trạng này, đăng trên tờ tuần san hàng đầu của nước Đức "Der Spiegel" (4), dưới đây là bản lược dịch.
* * *
Các tập đoàn Việt Nam trồng cao su ở Đông Nam Á và cung cấp cho thị trường thế giới mà không đếm xỉa gì đến môi trường và người dân bản địa, lại còn được sự hỗ trợ của ngân hàng Đức Deutsche Bank.
Một anh nông dân Lào, 27 tuổi, ngụ tại thôn Ban Hatxan, kể cho các ký giả nghe, anh phải rời bỏ quê hương chỉ vì tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (viết tắt HAGL) chiếm đất của gia đình anh. Anh nông dân xin giấu tên vì sợ bị trả thù, kể thêm “Cách đây ba năm họ kéo nhau đến nhà tôi, mà không hề báo trước”. Từ thuở ấu thơ, anh và gia đình sinh sống trên một mảnh đất nhỏ bé. Ở đây gia đình anh sinh sống qua nghề trồng dầu dừa để ép lấy dầu. “Chúng tôi có thể kiếm sống với nghề đó”. Nhưng rồi tập đoàn HAGL đã gửi nhóm phá đất của họ đến. “Họ đốn cây và đốt sạch tất cả, kể cả căn nhà của chúng tôi đang ở”. Ở địa phương anh, dân Lào gọi những doanh nhân Việt Nam là “những lãnh chúa cao su” ("Rubber-Lords").
Ngân hàng Đức Deutsche Bank hỗ trợ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cưỡng chiếm đất của nông dân Lào.
Công ty quản trị chứng khoán DWS (Deutsche Asset & Wealth Management), một công ty con của Deutsche Bank, đã hùn vốn đầu tư trực tiếp với tập đoàn HAGL, cũng như đã hùn vốn với một tập đoàn con của HAGL chuyên khai thác khoáng sản của Việt Nam. Ngoài ra Deutsche Bank cũng tạo cơ hội giúp cho HAGL gia nhập được vào thị trường chứng khoán ở London, Anh Quốc.
Các tập đoàn tài chính Tây phương, bằng mọi giá, tham gia vào các thị trường đang lên như Việt Nam để hưởng các nguồn lợi tài chính. Chính vì thế mà họ hỗ trợ những dự án vô đạo đức chuyên khai thác về khoáng sản cung cấp cho Trung quốc và các nước khác, bất chấp mọi thiệt hại gây ra cho môi trường cũng như xáo trộn xã hội tại địa phương.
Tổ chức bảo vệ môi trường Global Witness cho biết việc cưỡng chiếm đất của nông dân còn được Ngân hàng Thế giới (World Bank) gián tiếp ủng hộ. Ngân hàng Thế giới cho rằng, làm như thế (chiếm đất của nông dân) là đem lợi ích cho các nước nghèo như Lào. Thật là mỉa mai khi Ngân hàng Thế giới với tôn chỉ hoạt động là xóa đói giảm nghèo lại dùng công ty tài chính quốc tế IFC (International Finance Corporation) làm trung gian để đầu tư hùn vốn vào một quỹ tiền tệ có trụ sở đặt ở quần đảo Cayman (5). Quỹ tài chính này lại có liên hệ trực tiếp trong việc góp phần hùn vốn với HAGL. IFC biện minh, quỹ tiền tệ ở Cayman chịu trách nhiệm trong việc bỏ vốn đầu tư, và quỹ chỉ được yểm trợ khi mọi tiêu chuẩn về môi trường và xã hội do Ngân hàng Thế giới yêu cầu được bảo vệ và thi hành.
clip_image001
Quảng cáo của HAGL tại Lào, ảnh Der Spiegel (3)
Ông “bầu Đức” nhập cuộc
Tập đoàn HAGL khởi sự vào khoảng đầu thập niên 90, khi một doanh nhân trẻ có tên Đoàn Nguyên Đức bắt đầu khai triển việc đóng bàn ghế cho trường học ở cao nguyên Việt Nam. Chẳng bao lâu sau ông Đức tiến sâu vào lãnh vực công nghệ khai thác gỗ và có cổ phần trong việc khai phá rừng bừa bãi, thiếu kiểm soát ở Việt Nam. Ông ta thực sự trở nên giàu có vào khoảng đầu thế kỷ thứ 21 khi bước chân vào lãnh vực buôn bán bất động sản. Người ta gọi ông là “Bầu Đức”. Bầu Đức là người Việt đầu tiên sở hữu một chiếc máy bay, ông còn mua luôn cả một đội bóng đá và đã từng tuyên bố, ông ta sẽ là nhà tỷ phú đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng Đức Deutsche Bank là một trong những công ty giúp đỡ Bầu Đức. Ngân hàng này đã đặt chân vào thị trường Việt Nam từ thập kỷ 90. Năm 2007, Deutsche Bank đã mua trọn ngân hàng Việt Nam Habubank.
Năm 2008 HAGL tham gia vào thị trường chứng khoán ở TPHCM và đã thành công ngay. Chẳng mấy chốc trị giá của tập đoàn HAGL tăng lên gấp 3 trong thị trường chứng khoán. Nhưng Bầu Đức còn tham hơn nữa. Ông ta muốn HAGL phải là tập đoàn Việt đầu tiên bước chân vào thị trường chứng khoán của London. Thế là ngân hàng Deutsche Bank bèn ra tay giúp đỡ. Cuối năm 2010, ngân hàng Deutsche Bank bỏ tiền mua cổ phiếu của HAGL, vài tháng sau Deutsche Bank tạo cơ hội cho HAGL bước vào thị trường chứng khoán Luân Đôn. Các cổ phần của Deutsche Bank được xem như một chứng chỉ bảo đảm, dựa vào đó các nhà đầu tư khác có thể yên tâm bỏ tiền đầu tư cho HAGL.
HAGL khai thác khoáng sản ở Campuchia và Lào
Để hậu thuẫn cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán ở Luân Đôn HAGL tung thêm ra “chưởng” khai thác khoáng sản, thay thế cho thị trường buôn bán bất động sản của bầu Đức đang đi xuống. Ông ta nhận ra được tiềm năng cung ứng nhu cầu khoáng sản vô cùng to lớn của Trung Quốc cũng như của các nước đang phát triển kinh tế mạnh trong khu vực .
Bầu Đức nói với báo Forbes: “Tôi nghĩ rằng, các nguồn khoáng sản chỉ có giới hạn, bởi vậy tôi phải đoạt lấy chúng, trước khi cạn nguồn”. Và ông ta đã nhập cuộc, trước tiên là ở VN và sau đó ở các nước láng giềng Campuchia và Lào.
Cho đến năm 2012, Campuchia đã cho thuê 2,6 triệu hecta đất đai, tính ra bằng ba phần tư tổng số diện tích đất trồng trọt của quốc gia này. Trong đó đã hết một nửa đất khai khẩn rơi trọn vào tay HAGL. Lào cũng đã nhượng quyền khai khẩn 1,1 triệu hecta đất đai cho việc trồng cây cao su. Các đại điền chủ đầu tư ngành khoáng sản không cạnh tranh nổi với HAGL. Một mình HAGL đã kiểm soát hơn 80.000 hecta trong vùng. Khi ký hợp đồng với chính phủ Lào HAGL đã sử dụng những mưu mô tinh vi để trở thành một tập đoàn cao su hàng đầu.
Lào: nghèo mà ham nên bị “kẹt”
Năm 2009 tuy nghèo nàn nhưng Lào lại ứng cử xin nhận tổ chức đại hội Thể thao Đông Nam Á (Seagames). Không ngờ trúng cử, Lào bắt buộc tìm mọi cách thực hiện được đại hội thể thao. Cách tốt nhất là tìm tiền đầu tư từ nước ngoài. HAGL tức khắc nhập cuộc và cho Lào vay 19 triệu dollar để xây cất cư xá dành cho lực sĩ cư ngụ, bù lại Lào phải cho phép HAGL được đốn 10 000 hecta rừng để trồng cao su. Dân chúng trong vùng không được thông báo nên chỉ hay biết khi các xe ủi đất đột nhiên ập đến phá rừng.
clip_image002
Bản đồ của Der Spiegel (4)
Trong khi chính quyền trung ương Lào phải ủng hộ tập đoàn cao su Việt Nam thì chính quyền địa phương bị bó tay. Một quan chức ở Attapeu phát biểu: “Dĩ nhiên chúng tôi cũng quan tâm lo lắng đến tương lai và khí hậu (môi trường)”, sự đốn cây phá rừng của HAGL sẽ biến đổi môi trường Nam Lào cả nhiều thế hệ. Tuy nhiên “Lào là một quốc gia nghèo nàn, có giải pháp chọn lựa nào khác cho chúng tôi không? Chúng tôi cần phải mở mang”.
Tổ chức bảo vệ môi trường Global Witness cáo buộc tập đoàn HAGL đã sử dụng những ràng buộc cá nhân với các quan chức của Campuchia và Lào để có quyền cưỡng chế đất của nông dân. Ở Campuchia, luật quy định mỗi doanh nhân hay tập đoàn chỉ được phép khai thác tối đa là 10.000 hecta. Thế mà các “lãnh chúa cao su” đã vượt qua quá xa mức quy định này bằng cách dùng các công ty con xin giấy phép khai khẩn đất rừng. Ngoài ra, các tập đoàn này còn thường xuyên đốn cây phá rừng ngoài khu vực được quy định.
Liên Hiệp Quốc chỉ trích
Trong bản báo cáo về Campuchia năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích: “Việc phân phát và điều hành quyền xử dụng đất đai thiếu minh bạch và không theo đúng luật pháp”. Dân cư trong vùng có được hưởng lợi gì không trong cuộc phá rừng chiếm đất này, ngoài ra còn có nạn tham nhũng trầm trọng và nhân quyền bị vi phạm nặng nề. Môi trường bị tàn phá, dân chúng trong vùng không được lên tiếng, sinh kế bị cưỡng đoạt. Các công ty khai thác có lúc còn dùng bạo lực và được quân đội yểm trợ.
Dân Lào cũng đồng chung số phận. Một số nông dân mất đất ở tỉnh Attapeu đã phải rút về sống ở vùng trơ trọi không một bóng cây vùng thượng lưu sông Xekaman. Dân Lào rất sợ người Việt. Ai chống cự lại tập đoàn cao su, lập tức sẽ bị chính quyền Lào trừng trị.
Hy vọng hão huyền. Bồi thường nhà cháy bằng một bát phở
Các nông dân ở thôn Ban Hatxan vẫn nuôi hy vọng họ sẽ được bồi thường cho những gì đã bị tước đoạt. HAGL trả cho nông dân mỗi 3 hecta đất 1,5 triệu kip, tương đương với 150 euro. HAGL không bồi thường nhà bị đập phá. Họ bảo: “Tại sao các ông lại đòi tiền? Nhà đã cháy rồi mà”. Nhưng cuối cùng họ cũng chi ra 16000 kip, một số tiền chỉ đủ để trả một bát phở.
Trong khi chờ đợi được chính quyền Lào cấp cho miếng đất để sinh sống, nông dân chỉ còn cách đi làm thuê cho tập đoàn HAGL. Ngân hàng Deutsche Bank có hay biết chuyện này hay không? Trong những ấn phẩm dùng cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán ở Luân Đôn, HAGL tự “thú” đã vi phạm luật lệ. HAGL đã không được cấp giấy phép trong nhiều dự án. Thêm nữa “việc phát triển và thực hiện một số dự án không phù hợp với luật pháp và các quy định hiện hành”. Sau khi bị lên án, HAGL biện minh rằng một vài đoạn trong tài liệu đã bị dịch sai.
Việc hùn vốn đầu tư cho quỹ tài chính của các lãnh chúa cao su cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn có mục đích duy trì lâu bền các dịch vụ ngân hàng, những dịch vụ mà Deutsche Bank vẫn luôn luôn thừa nhận. Ông Megan MacInnes của tổ chức bảo vệ môi trường Global Witness đã phát biểu như sau: “Làm sao Deutsche Bank có thể mong đợi khách hàng và các cổ đông tin những gì ngân hàng này nói về đạo đức và sự phát triển lâu bền, khi chính Deutsche Bank lại kín đáo đầu tư vào những dự án như thế ?”. Đây không phải là lần đầu tiên Deutsche Bank bị phát hiện có đóng góp trong những vụ cưỡng chiếm đất đai của nông dân. Ngân hàng Deutsche Bank nên dùng ảnh hưởng của mình áp lực các doanh nghiệp do họ yểm trợ phải hoạt động trong khuôn khổ luật định.
M. H. - J. S. - W. W.
Chú thích:
(1) Landraub in Vietnam - Heikle Gummi-Aktien der Credit Suisse
(2) Global Witness là một tổ chức phi chính phủ (NGO) có văn phòng tại London và Washington DC, thành lập năm 1993 với mục tiêu chống lại tình trạng bóc lột tài nguyên thiên nhiên và những mối liên hệ đến tham nhũng, nghèo đói, tranh chấp và vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Global Witness, tuyên bố họ không liên quan đến bất kỳ một khuynh hướng chính trị nào.
(3) Umstrittene Beteiligung in Vietnam: Deutsche Bank kehrt Kautschuk-Baronen den Rücken. Von Martin Hesse und Jörg Schmitt
(4) Der Landraub von Laos, von Hesse, Martin; Schmitt, Jörg; Wagner, Wieland
(5) Quần đảo Cayman là lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, nằm ở phía Tây vùng biển Caribe, phía nam của Cuba và phía tây của Jamaica. Cayman được coi là “thiên đường” cho những ai muốn trốn thuế.
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.
St