Trang

29 tháng 11, 2013

Người Việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ

vnmedia.vn - 31-03-2010 15:04 
(VnMedia) -"Một đặc tính của dân Việt là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…".
Từ hiện tượng bạo lực trong xã hội, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những nhìn nhận sâu xa hơn về dân tộc tính.

Chia sẻ với ông, trong các vấn đề xã hội gây bức xúc, dư luận cũng quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ đấy, nhưng rồi hầu như “chẳng làm thêm được gì”. Có người cho rằng, xã hội đã nhờn thuốc với những lời cảnh báo, hô hào
Vấn đề không phải nhờn thuốc, mà là chưa tìm được thuốc hiệu nghiệm.
Còn làm sao để tìm ra thuốc hiệu nghiệm? Tôi cho rằng trước khi đặt vấn đề phải giáo dục nhau thế này, phải lên án nhau thế kia… ta phải nghiên cứu hiện tượng ở bề sâu và bề rộng của nó, từ đó nhận thức cho được thực chất của hiện tượng. Phải xác định không thể nóng vội và xử lý được ngay mà cần thời gian, cần đặt vấn đề chữa trị lâu dài.

Một đặc tính của dân mình là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…
Thiếu sự tư duy, vì không chịu phân tích và suy xét kỹ nên trong các vấn đề, chúng ta không hiểu biết một cách thấu suốt, thực chất… khi ấy, hành động chưa thể hiệu quả.


Ý ông là, trong những vấn đề xã hội như thế, chưa nên vội dùng các loại thuốc kháng sinh như các biện pháp xứ lý, trừng phạt… mà là tìm thuốc bổ cho cơ thể?
Phải dùng cả thuốc bổ lẫn thuốc kháng sinh. Điều đầu tiên là phải tự tìm hiểu chính mình, vấn đề quan trọng nhất là tự nhận thức. Chỗ này liên quan đến quan niệm sâu xa của mỗi người về kiếp nhân sinh.
Tôi hay đọc lại Khổng Tử, và may mắn là tìm ra được một ông Khổng Tử có liên quan đến chuyện chúng ta đang bàn. Khổng Tử của tôi trước tiên là một nhà nhân học vĩ đại, với nghĩa ông rất hiểu về tiềm năng hư hỏng của con người.
Trong khi Mạnh Tử đề ra thuyết tính thiện (Nhân chi sơ tính bản thiện) thì với Khổng Tử con người có cả thiện lẫn ác. Ông luôn đặt vấn đề con người phải vượt lên trên bản năng của mình, để tốt hơn, sống cho ra người hơn. Theo nghĩa này, Khổng Tử là một triết gia rất hiện đại.
Còn chúng ta hôm nay lại quan niệm về con người quá đơn giản. Trong cách giáo dục, chúng ta luôn tự hào là nhân dân ta sống rất nhân hậu. Tôi không cho là dối trá, nhưng chúng ta ảo tưởng rằng mình nhân hậu. Có nhiều cái chúng ta làm mà không nghĩ rằng đó là bạo lực. 
ảnh minh 
họa

Phải có nghiên cứu Xã hội học bạo lực


"Phải có nghiên cứu về Xã hội học bạo lực. Với  thanh thiếu niên, phải có những chuyên đề
đi sâu vào bạo lực học đường".

Bây giờ, với trường hợp bạo lực xã hội, đặt vấn đề chữa trị lâu dài, theo ông, phải bắt đầu từ đâu?
 

Phải đưa các hiện tượng mà ta gọi là tiêu cực hiện nay thành một vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc.
Nhiều người nước ngoài nhận xét, thanh niên ta hiện nay khá về khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Các kiến thức có tính nhân văn ở các em rất đơn giản. Vì chính người lớn chúng ta cũng có chịu tìm hiểu chính mình đâu, lại càng không chịu tìm hiểu về xã hội mình đang sống. 
Ví dụ ở các nước, trong hoàn cảnh như ta, chắc chắn người ta phải có những công trình nghiên cứu tầm cỡ về tâm lý thời hậu chiến trong đó có Xã hội học bạo lực… Với  thanh thiếu niên, phải có những chuyên đề đi sâu vào bạo lực học đường.
Ở ta chẳng ai chịu chi tiền cho cán bộ khoa học làm. Bất đắc dĩ phải làm thì chỉ nhăm nhăm minh họa cho những ảo tưởng có sẵn. Những công trình nghiên cứu gọi đúng thực chất xã hội thì mang đút ngăn kéo, không cho phổ biến đến đông đảo công chúng. Thế sao gọi là nghiêm túc, là thực sự cầu thị?


Đi cụ thể vào bạo lực học đường, nhiều ý kiến tranh luận giữa vai trò và trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội… Giáo dục có trách nhiệm như thế nào trong chặng thời gian “chữa trị lâu dài” ấy, thưa ông?
Trước đây, có sách Quốc văn giáo khoa thư (do nhóm nhà giáo đứng đầu là ông Trần Trọng Kim biên soạn), là sách được dạy chính thức trong các trường học trước năm 1945. Trong loạt bài nói về tính xấu của con người có hai bài đáng lưu ý..
Một bài tả cảnh một bé gái, chơi với mèo song lại giở thói ác, kéo đuôi mèo thật mạnh khiến nó quay lại cào cho một cái thật đau. Bài kia tả một em bé trai chơi với ai chỉ tìm cách hại người ta. Cậu ta từng lấy bút của bạn ngồi cạnh đâm cho quằn đi, lấy đó làm sung sướng.
Lối soạn sách như thế này chắc đã bị nhiều nhà giáo dục của ta phản đối. Nhưng tôi cho rằng cách làm của người xưa đúng hơn. Bên cạnh việc giáo dục lòng nhân từ, chúng ta phải đưa vào chương trình phổ thông những bài học như thế này, để ngăn đe, để chống cái tàn bạo bản năng của lớp trẻ..
Khi soạn sách, phải đưa những bài văn có tính chất nuông chiều, buông thả bạo lực ra khỏi nội dung. Nếu cần phải giảng dạy những ca dao tục ngữ truyện cười, truyện cổ tích… có cài chen yếu tố bạo lực như đã nói, không nên lảng tránh mà cần chỉ rõ đây là những di lụy của thời xưa, ngày nay ta biết để tránh.
Sở dĩ tôi có đề nghị như vậy vì thấy gần đây, sau những cảnh bạo lực trong học sinh, người ta chỉ nói tới vai trò của thầy giáo cô giáo. Phải luôn luôn quan tâm tới các em, phải biết ngăn chặn các em… Tất cả những cái đó là đúng nhưng chưa đủ.
Toàn ngành giáo dục phải vào cuộc với nghĩa cả những người định ra nội dung chương trình giảng dạy, cả những người soạn sách giáo khoa cũng phải có mặt.

Truyền thông cũng phải trở thành trường học

ảnh minh họa
Trước khi đặt vấn đề phải giáo dục nhau thế này, phải lên án nhau thế kia… ta phải
nghiên cứu hiện tượng ở bề sâu và bề rộng

Truyền thông và các hoạt động nghệ thuật có vị thế là có khả năng ảnh hưởng tương đối. Theo ông, thì vai trò của họ trong vấn đề này, như thế nào?

Truyền thông hiện nay cũng phải trở thành một thứ trường học. Cần lôi cuốn các nhà nghiên cứu cơ bản tham gia phát biểu về các vấn đề thời sự. Rộng hơn từng hiện tượng lẻ, cần khai thác các ngành xã hội học trong việc tìm hiểu con người Việt xã hội Việt. Vấn đề không phải nói cái tốt hay cái xấu, mà là nói thực chất. Nói đúng thực chất thì tự nhiên có người nghe.
Với tư cách một người phê bình văn học, điều cuối cùng tôi muốn nói là trước tình trạng đạo đức xã hội như hiện nay, những người làm công việc văn chương tinh thần cũng nên tự vấn lương tâm của mình, nên nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm. Vì làm giáo dục một cách mòn sáo thất bại, nghệ thuật đang nghiêng về phía giải trí “mua vui” cho thiên hạ, tuy như ta thấy, chiều nịnh công chúng rút cục là làm hại công chúng.
Xin cảm ơn ông.


Minh Phương (thực hiện)

Bảo bối của ông Dũng lò vôi đi kiện Chủ tịch Bình Dương

Đến nay, dư luận lùm xùm trên báo chí xung quanh chuyện ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch (KDL) Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.

Để độc giả tường tận hơn về vụ tố cáo này, xin cung cấp thêm nhiều tình tiết hấp dẫn cốt lõi của vụ tố cáo này.  Theo hồ sơ vụ việc, mấu chốt vủa vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung lên Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ một quyết định có dấu hiệu trái luật của UBND tỉnh vào năm 2008.
Bình-Dương, Huỳnh-uy-dũng, Dũng-lò-vôi, chủ-tịch, Lê-Thanh-Cung, Kiện kiện-cáo, Thủ tướng, Sóng-Thần
Khu công nghiệp Sóng Thàn, tâm điểm kiện cáo giữa ông Huỳnh Uy Dũng và Chủ tịch Bình Dương
Từ một công văn bất thường của tỉnh
Ông Huỳnh Uy Dũng (còn được biết dưới cái tên Dũng “lò vôi”) là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam. Sau khi trở thành chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3, Công ty Đại Nam đã lần lượt được tỉnh giao đất để đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Theo quyết định thành lập và phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 3 (rộng 533 hecta) do UBND tỉnh ban hành năm 2006, một phần đất trong khu công nghiệp (hơn 71 hecta) là đất hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở. Trong đó, hơn 61/71 hecta này là khu ở. Thời hạn hoạt động của dự án bằng thời hạn giao đất: 50 năm.
Gần hai năm sau, vào ngày 7.7.2008, bất ngờ một phó chủ tịch UBND tỉnh ban hành một quyết định cho phép Công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng phần đất khu ở thành “đất ở”, thời hạn giao đất là lâu dài.
Quyết định của tỉnh đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 - thành “đất ở”.
Khác với các quy định về thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp (thường khoảng 50 năm), quyết định này đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp - thành “đất ở”. Nhà quản lý buộc nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất ở (cao gần gấp đôi so với đất giao làm khu công nghiệp) và đã chỉnh lý sổ đỏ cho Công ty Đại Nam.
Chính từ quyết định này đã gây nên mọi rắc rối, tranh cãi giữa Công ty Đại Nam và UBND tỉnh Bình Dương: góp vốn hay phân lô bán nền, duyệt hay không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500…
Cho chuyển mục đích sử dụng sai, "trói" quy hoạch chi tiết
Với góc độ là nhà đầu tư, sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, được giao (có sổ đỏ đất ở) và xây dựng xong hạ tầng, chủ đầu tư có đủ quyền theo quy định của Luật Đất đai: chuyển nhượng, góp vốn, cho thuê…
Việc Công ty Đại Nam phân ra hơn 2.600 lô đất (khoảng 32 hecta) và chuyển nhượng cho nhân viên của mình trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 bằng hình thức “góp vốn” tổng cộng hơn 400 tỉ đồng, sau khi xây dựng xong hạ tầng, chẳng có gì là sai luật.
Một bước nữa để biến những lô đất thành nhà cửa, công trình, Công ty Đại Nam phải lập (và thực tế công ty này đã làm) và được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
Theo quy định pháp luật về xây dựng, trước khi muốn xây dựng công trình trên khu hành chính - dịch vụ, kho bãi và khu ở, Công ty Đại Nam phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được UBND tỉnh phê duyệt.
Tuy nhiên, khi Công ty Đại Nam được thay đổi mục đích sử dụng khu đất này (từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở) vào năm 2008, UBND tỉnh không thể duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho Công ty Đại Nam. Bởi lẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2008 đã trái với quyết định thành lập và phê duyệt dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà tỉnh đã ký trước đó.
Nói cách khác, tỉnh Bình Dương không thể phê duyệt quy hoạch khi đất bị sử dụng sai mục đích từ đất công nghiệp sang đất ở.
(Theo Motthegioi)

Xin đừng '' chỉ đạo làm rõ '' nữa.

Mỗi khi trong xã hội xảy ra một vụ việc gì gây bức xúc trong dư luận, khi dư luận lên gần đỉnh điểm của sự phẫn nộ. Thế nào cũng có một quan chức cấp cao, thậm chí là rất cao đứng ra phán - cần phải làm rõ, quyết liệt làm rõ, phải xem xét trách nhiệm, không bao che.....


Những vụ xa xôi như vụ sập cầu Cần Thơ, chìm tàu, đắm đò.....xa xôi chả nói làm gì. Dù người chết mộ còn chưa xanh cỏ mà nói '' xa xôi '' cũng bởi nhiều vụ liên tiếp xảy ra quá. Nên chỉ nói vụ gần.

Vụ nổ kho pháo trên Phú Thọ, dư luận ầm ĩ. Bí thư tỉnh ủy vào cuộc, rồi bộ trưởng quốc phòng vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Kết cục là gì, là chìm xuồng. Nguyên nhân được làm rõ là '' có thể là ''

- Pháo hoa tự gây nổ.

Vụ trẻ em tiêm vắc xin chết , bộ y tế vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Nguyên nhân '' không loại trừ khả năng''

- Sốc phản vệ.

Vụ án oán của ông Chấn Bắc Giang đang được chỉ đạo làm rõ, nguyên nhân thì chưa đưa ra kết quả. Nhưng có ông tiến sĩ đã lên báo phong phanh dạm tinh thần dư luận trước là .

- Một phần cũng do ông Chấn tự nhận tội mới thành thế.

Vụ xả lũ thủy điện chết hàng chục mạng người, thiệt hại của nhân dân hàng chục tỷ, nhiều gia đình táng gia bại sản sau khi được đề nghị làm rõ thì là do chưa biết, nhưng việc xả lũ là do đúng quy trình. Lúc lũ nhiều nhất dân chết ít, sau lũ dân chết nhiều.

Trích lời PTT Hoàng Trung Hải trả lời phóng viên.

''  Tại sao thông tin truyền đạt đến mọi người như vậy nhưng số lượng người chết vẫn nhiều?

Tôi đã yêu cầu các địa phương làm rõ việc này. Họ nói rằng khi lũ về mạnh thì số người chết lại ít nhất, những vùng ngập sâu, ngập nặng thì lại không chết nhiều bằng những vùng ngập ít hơn và lũ nhẹ. Không những thế, người chết sau lũ lại nhiều hơn, tức lũ xuống rồi, đang giảm rồi, dân ra đi làm đồng, nhặt con cá, con tôm, hay đi giúp đỡ nhau… đều rất đáng tiếc.''



Ầm ĩ nhất là vụ Vinashin thất thoát hàng chục nghìn tỷ ( có lúc nói hơn trăm nghìn) sau khi chỉ đạo quyết liệt làm rõ sai phạm thì Vinashin biến mất bởi đòn tái cơ cấu, số nợ của tập đoàn này để lại cho đất nước gánh chịu.

Tìm kiếm cụm từ '' chỉ đạo làm rõ '' trên trang tìm kiếm google thấy kết quả thật kinh hoàng


Khoảng 70.700.000 kết quả (0,15 giây) 
Bảy mươi triệu bảy trăm nghìn kết quả, con số thật ấn tượng cho một cụm từ. Điều đó có nghĩa có vô số muôn vàn cái câu '' chỉ đạo làm rõ '' được ban bố, được nhắc đến như là một sự nghiêm túc của chính quyền khi làm việc. Thậm chí nó còn như một sự ban ơn nữa.

Nhưng thử hỏi bao nhiêu phần triệu trong số đó có được kết quả  làm rõ thỏa lòng người dân.

Nước có phép nước, có luật pháp, có hiến pháp, có các bộ máy ban ngành đầy đủ chức năng. Việc sai phạm xảy ra, cơ quan nào có trách nhiệm tự khắc cơ quan đó phải vào cuộc giải quyết giải quyết. Tại sao phải cần '' chỉ đạo làm rõ '' . Chả lẽ không có chỉ đạo thì không cơ quan chức năng nào làm rõ hay sao.? Nhiều quốc gia đã có lúc vô chính phủ hay chính phủ ngừng hoạt động, nhưng các bộ máy công quyền, cơ quan chức năng vẫn làm việc tốt mà không cần thành viên chính phủ nào đứng ra chỉ đạo làm rõ cả. 

Vậy ''chỉ đạo làm rõ '' ở nước ta là để làm gì.?

Xin thưa, là để tìm ra một nguyên nhân nào đó khiến dư luận cứng họng, khiến không kẻ nào có thể phê phán được người có trách nhiệm. '' Chỉ đạo làm rõ '' nguyên nhân sự việc nói một cách dễ hiểu là chỉ đạo tìm nguyên nhân nào đó để vụ việc chìm xuồng. Chấm dứt sự bàn tán của dư luận.

Bởi thế 260 kg ma túy đi vào VN, đóng vào thùng loa, phủ socola, đưa qua các khâu kiểm tra rồi lên máy bay ra nước ngoài. Sau khi được '' chỉ đạo làm rõ '' thì nguyên nhân là tại máy soi hỏng đúng hôm đấy.?

Đã bao lần dư luận bùng lên  phẫn nộ, rồi dịu xuống khi thấy một quan chức cấp cao đứng ra hò hét '' chỉ đạo làm rõ ''. Rồi sau đó kết quả làm rõ là một sự tẽn tò cho những người bức xúc.

Chúng ta ( những người dân ) hãy thử ngẫm xem, bao nhiêu lần quan chức cao cấp của đất nước này hò hét '' chỉ đạo làm rõ '' và bao nhiêu phần triệu trong số đó được làm rõ một cách khách quan.

Có lẽ đến lúc phải chắp tay lạy các ông chính phủ, xin ông đừng chỉ đạo làm rõ nữa, chúng tôi biết nguyên nhân rồi, khổ lắm, nói mãi.

Đám đông lao ra hôi tiền rơi trên quốc lộ 1A

Một xấp tiền 100.000 đồng của một người dân rớt xuống đường bị gió thổi bay tứ tung. Chỉ trong tích tắc, một đoàn người từ lề đường nhào ra nhặt tạo nên cảnh hỗn loạn. Video do độc giả An Huỳnh chia sẻ.

Sự việc diễn ra vào lúc 12h40 ngày 29/11, trên Quốc lộ 1, gần chợ Đầu Mối (quận Thủ Đức, TP HCM). Một người đàn ông (đội mũ lưỡi trai) rơi một xấp tiền 100.000 đồng xuống đường, bị gió thổi bay tứ tung. Chỉ trong tích tắc, hàng chục người từ lề đường nhào ra nhặt. Thậm chí cả tài xế và lơ xe tải cũng dừng lại giữa đường đang lưu thông để lượm tiền, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn.
Trong số hàng chục người đó, tôi thấy chỉ có duy nhất một anh tài xế của xe khách là dừng xe, nhảy xuống phụ lượm tiền đưa lại cho người chủ.
11-9614-1385740413.jpg
12-2690-1385740413.jpg

An Huỳnh Vnexpress


28 tháng 11, 2013

Ảnh nude tuyệt đẹp của hotgirl Hani Nguyễn


Tác giả: Minh Anh Hoàng


KDMình được bạn bè vừa gửi cho những tấm ảnh nude, theo mình là rất đẹp. Xin đưa lên Blog để bạn đọc cùng chiêm ngưỡng. Cảm ơn bạn bè yêu quý luôn chia sẻ  :D  
Giới thiệu tác phẩm nude đáng chú ý của hot girl Hani Nguyễn. Bộ ảnh được cung cấp độc quyền cho chuyên trang ĐẸP+
Nghệ thuật nude, body painting vẫn còn nhiều bàn tán, tranh luận tại Việt Nam. Những tác phẩm thật sự đẹp và ấn tượng không nhiều. Khi cung cấp bộ ảnh độc quyền cho chuyên trang ĐẸP+, Hani cũng chia sẻ rằng đây chỉ là 20% số ảnh nude cô cùng ekip đã thực hiện. Nếu bộ ảnh gây phản cảm với mọi người thì Hani sẽ cất giữ số ảnh còn lại cho riêng mình. Nhưng nếu số đông ủng hộ cô sẽ tiếp tục chia sẻ thêm nhiều hình ảnh thú vị.  
Mẫu teen Hani Nguyễn đã thể hiện được hình ảnh nude 
hiền lành, mang vẻ ngọt ngào của những câu chuyện thần tiên…

Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn


Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn

“Bao nhiêu thỏ thành gấu?”, “Nghị quyết gối đầu giường”, “Chúng ta đang nói về chúng ta!”, “ĐBQH nói gì thì nói trừ tham nhũng”… Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.
Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?
Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp - với chánh án: “Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.
Điều đáng buồn, chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “gấu bị tuyên là thỏ”!
Chúng ta đang nói về chúng ta!
“Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác” - Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu về quy hoạch thủy điện. Phát biểu này, sau đó ĐBQH là ông Ngô Văn Minh bình luận: “Chắc chắn là hầu hết đại biểu Quốc hội chúng ta không hiểu nổi. Chính tôi không hiểu nổi. Bộ trưởng nói “chúng ta nói về chúng ta” và nhắc đi nhắc lại mấy lần. Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì”.
Nghị quyết “gối đầu giường”
Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời: “Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục... Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”!
Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới
“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn xung quanh vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang.
Ra ngõ gặp kẻ cướp
“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt” - phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH Bùi Đặng Dũng.
Sự đơn độc của ngành y tế…
“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền.
Đối với vụ Cát Tường, bà cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hằng năm với khối lượng rất lớn các ca khám - chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến...”.
Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng!
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác. 
Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp QH, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn QH” - ĐBQH Lê Như Tiến phát biểu về chống tham nhũng.
“Vinacho”, “Vinachia”…
“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước” - ĐBQH Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin.
Mỗi phút QH họp tốn 2 triệu đồng
“Trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỉ đồng” - ĐBQH Trần Quốc Tuấn phát biểu trong phiên thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Theo Đào Tuấn
Lao Động

127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng

- Kinh tế nhà nước là thế này đây. Nền kinh tế

 theo định hướng xhcn đây - BTTD

Chính phủ: 

Có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí 124.499 tỷ đồng, 

Tập đoàn Điện lực 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ... 



Chính phủ: 127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng
Dù đánh giá là các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, song Chính phủ cũng nhận định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối này chưa tương xứng với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp, năng suất lao động không cao.


127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.
Đây là một trong rất nhiều con số đáng chú ý ở báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phẩn, vốn góp của nhà nước, vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.

Theo báo cáo, kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp này cho biết các thông tin: tổng tài sản 2.569.433 tỷ đồng vốn chủ sỡ hữu 1.019.578 tỷ, doanh thu đạt 1.709.171 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 166.941 tỷ, nộp ngân sách 221.673 tỷ.

So với năm 2011, các kết quả trên lần lượt tăng 13%, 26%, 4,3% 7% và 12%.

Trong khi khối các tập đoàn lợi nhuận đạt 125.187 tỷ đồng, tăng 12% thì khối tổng công ty chỉ đạt 26.965 tỷ và tăng 2% so với năm trước.

Mặc dù nhận xét khối tổng công ty có mức tăng trưởng chậm, song Chính phủ khẳng định các tập đoàn, tổng công ty vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc.

Dành phần riêng để báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 127 tập đoàn, tổng công ty, Chính phủ cho biết tổng tài sản của khối này là 2.392.274 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2011.

Các con số về đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đều tăng lần lượt ở mức 28,25 và 5,07% với các con số tương ứng là 153.575 tỷ và 171.373 tỷ.

Vẫn theo báo cáo hợp nhất, khối này có tổng số nợ phải thu năm 2012 là 275.975 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trước và chiếm 4,89% tổng số nợ phải thu.

Chính phủ cũng điểm danh một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức trên 50%, thậm chí trên 60%. Như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 nợ phải thu chiếm 66%, hay công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 chiếm 62%...

Con số giảm hiếm hoi được dành cho tổng số hàng tồn kho với 222.264 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện năm 2011 và chiếm 9,3% tổng tài sản.

Với nợ phải trả, con số luôn được coi là nhạy cảm của khối tập đoàn, tổng công ty, báo cáo cho hay hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 1,46 lần.

Riêng số này báo cáo không đưa ra so sánh. Song, theo văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính vào kỳ họp cuối năm 2012 thì tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số nợ phải trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần.

Tăng nhẹ 2% so với năm trước là nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng với 402.955 tỷ đồng. Có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ…

Các tập đoàn, tổng công ty cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài  hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả.

Chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn là 921.638 tỷ đồng, tăng 197.831 tỷ (tương đươn 27%) so với thực hiện năm 2011, chiếm 39% tổng nguồn vốn, báo cáo cho hay.

Chính phủ cho rằng, xét tổng thể, các tập đoàn, tổng công ty bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,27 lần. Nhưng cũng có nhưng tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm sút (hệ số bảo toàn vốn H nhỏ hơn 1 hoặc âm).

Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm được điểm tên là Tổng công ty Xăng dầu Quân đội – 205 tỷ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – 2.177 tỷ, Tổng công ty Cơ khí xây dựng – 316 tỷ…

Báo cáo hợp nhất của 25 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2012 có lỗ lũy kế là 17.033 tỷ đồng và 16 công ty mẹ lỗ lũy kế 11.820 tỷ đồng, báo cáo cho hay.

Có tên trong danh sách lỗ này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 lỗ 44 tỷ…

Tại báo cáo, Chính phủ vẫn nêu tình trạng đầu tư ra ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước còn lớn, kém hiệu quả, trong khi hầu hết các “ông lớn” đều đang đầu tư dựa trên vốn vay.

Các con số cụ thể cho thấy giá trị đầu tư vào chứng khoán, vào quỹ đầu tư, bảo hiểm của các công ty mẹ đều giảm, riêng đầu tư vào ngân hàng lại tăng 3% so với năm 2011, với 13.152 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, giá trị đầu tư vào bất động sản của các công ty mẹ không có ngành kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản là 6.089 tỷ đồng, tăng 1.188 tỷ so với năm trước.

Dù đánh giá là các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, song Chính phủ cũng nhận định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối này chưa tương xứng với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp, năng suất lao động không cao.

Việc tồn tại tình trạng độc quyền trong một số lĩnh vực làm cho doanh nghiệp nhà nước không chịu sức ép cạnh tranh, dẫn đến sức ỳ lớn, báo cáo viết.

Chính phủ cũng nêu lại một thực trạng được nhắc đến rất nhiều lần tại nghị trường là năng lực, quản trị ban điều hành của một số tập đoàn, tổng công ty còn yếu kém, làm thất thoát vốn, tài sản, để xảy ra nợ xấu, thua lỗ liên tục nhưng chưa hoặc không được xử lý trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.