Trang

28 tháng 11, 2013

Chủ tịch xã chỉ đạo phá ruộng dân vì ‘giống không cơ cấu’

- Luật gì đây? Chính quyền nhân dân hay là "Côn đồ, lưu manh"?- BTTD.

 - Lãnh đạo xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) triển khai lực lượng đi cưỡng chế, phá mạ vì giống lúa “không cơ cấu” khiến người dân bức xúc chống trả, dùng bùn ném vào chủ tịch xã và đoàn cán bộ.
Cán bộ phá mạ, dân bức xúc ném bùn
Sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng ngày 27/11, khi đoàn cán bộ xã Tùng Lộc gồm Chủ tịch xã, Bí thư, Công an... các ban ngành đoàn thể xã đi ra cánh đồng Nhà Hường để dùng cào phá mạ của hộ nông dân Nguyễn Chỉ Nhụ (64 tuổi, trú xóm 2 Bắc Tân Dân).
phá mạ; Hà Tĩnh
Nhiều nông dân xã Tùng Lộc bức xúc trước hành động của đoàn cán bộ xã đi phá mạ của dân.
Ngay lúc đó, chủ ruộng mạ và một số nông dân đang có mặt trên cánh đồng đã bức xúc chạy đến ngăn cản, có người quá bức xúc đã bốc bùn dưới ruộng ném và dùng thau múc nước hắt vào đoàn cán bộ.
Ông Nhụ cho biết, nguyên nhân ruộng mạ bị cán bộ phá là vì ông bắc giống lúa 1820, loại giống lúa này xã đã cấm không cho nông dân đưa vào sản xuất.
Trong khi đó, ông Nhụ cho biết, loại giống 1820 mà ông đã bắc mạ vẫn cho năng suất cao, bình quân 3,5 tạ/sào.
Còn một số giống lúa khác, trong đó có giống mới Ấn Độ mà xã đang vận động làm thì mùa vụ trước năng suất thấp, bình quân chỉ 1,8 tạ/sào.
Ngoài ra, để làm giống Ấn Độ, người dân phải mua từ nguồn giống của xã với giá 91.000đ/1 gói 0,8 kg là quá cao.
phá mạ; Hà Tĩnh
Ruộng mạ mới bắc được 2 ngày đã bị đoàn cán bộ xã đi phá nham nhở.
Nhiều nông dân có mặt đều khẳng định sẽ tiếp tục bắc mạ để cấy giống lúa 1820 vào vụ mùa này, vì năng suất rất cao, gạo lại bán được giá.
"Ai đời cán bộ lại tập trung lực lượng đi phá mạ của dân. Có luật nào cho phép như thế không?" - một nông dân bức xúc.
"Không cho phép phá mạ của dân"
Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy xã Tùng Lộc, ông Đặng Thọ Liễu thừa nhận có sự việc đoàn cán bộ xã đi phá mạ dân vào sáng 27/11, sau đó có bị người dân hắt nước, ném bùn.
"Chúng tôi phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phải dùng biện pháp mạnh chứ đã tuyên truyền, vận động nhiều rồi mà một bộ phận nông dân vẫn không chấp hành", ông Liễu nói.
phá mạ; Hà Tĩnh
Lực lượng cán bộ xã đi có công cụ hỗ trợ để đi phá mạ của dân. Ảnh: Người dân cung cấp.
Ông Liễu cũng cho biết, bản thân ông cũng bị người dân bốc bùn ném lấm lem khi dẫn đoàn ra phá mạ.
Ông Liễu thừa nhận không có quyết định văn bản nào điều lực lượng đi cưỡng chế, phá mạ của dân, nhưng thực tế lực lượng cán bộ xã có đi phá mạ.
Dù biết không có quyết định nào cho phép triển khai lực lượng đi phá mạ dân, nhưng không Liễu vẫn không thừa nhận đó là hành động sai trái, và kiên quyết sẽ không đền bù thiệt hại cho hộ dân bị phá mạ!
Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc, ông Phan Văn Cường thông tin, thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, giống lúa 1820 sẽ không cơ cấu sản xuất nữa, vì là giống dài ngày, năng suất thấp.
Trong khi chủ trương chỉ cơ cấu sản xuất giống mới ngắn ngày, gọi là trà xuân muộn.
Thực hiện chủ trương đó, các địa phương phải tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân không triển khai gieo, cấy giống dài ngày 1820 nữa.
“Tuy nhiên, chỉ được tuyên truyền, vận động chứ không có quyết định nào cho phép triển khai lực lượng để cưỡng chế, phá bỏ ruộng mạ của người dân”, ông Cường nói.
Được biết, đây không phải lần đầu ở huyện Can Lộc nói riêng và Hà Tĩnh nói chung xảy ra tình trạng xã đi cưỡng chế phá mạ của dân vì gieo giống lúa “không cơ cấu”.
Trần Văn

    Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?

    29/11/2013 07:36 (GMT + 7)

    TT - Nhìn lại những động thái quân sự của Trung Quốc thời gian qua để hiểu Bắc Kinh đang toan tính gì trên biển Hoa Đông.
    Một bài viết của Reuters (ngày 27-11) cho biết hạ tuần tháng 10 hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận kéo dài nửa tháng xuyên qua các “ngóc ngách” trên biển Nhật Bản rồi đâm qua tây Thái Bình Dương, huy động cùng lúc nhiều hải đội tàu chiến và tàu ngầm của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Không quân Trung Quốc cũng điều động máy bay ném bom và do thám tham gia. Và “quân đỏ” đã đánh tan phòng tuyến “chuỗi đảo thứ nhất” của đối phương do “quân xanh” bảo vệ.
    Xuyên thủng chuỗi đảo
    “Chuỗi đảo thứ nhất” là tên gọi vành đai xa nhất quanh Trung Quốc, bắt đầu từ quần đảo Kurils ở phía bắc, qua quần đảo Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines và kết thúc tại đảo Borneo (Indonesia). Từ đó có thể thấy cuộc tập trận này nhằm thử nghiệm khả năng vượt qua phòng tuyến tự nhiên, vốn gồm quần đảo Nhật cùng các hòn đảo rải rác của Nhật trên Thái Bình Dương, trong mơ tưởng đổ ra tây Thái Bình Dương tiến đến Mỹ, mà chặng đầu tiên là Hawaii. Gần giống như trận đột kích của Nhật vào Trân Châu cảng hồi tháng 12-1941. Một bản tin của WantChinaTimes (Đài Loan) hôm 13-11 còn khen ngợi: “Hải quân quân đội nhân dân sớm có khả năng tấn công Mỹ ngay trên lục địa”.
    Mục tiêu xuyên thủng “chuỗi đảo thứ nhất” này thật ra thế chỗ hai mục tiêu khác đã được triển khai xong. Cơ bản là hình thành một lực lượng hải quân viễn dương vươn ra thật xa, qua khỏi Ấn Độ Dương, thậm chí năm nay còn tới tận Địa Trung Hải để bảo vệ đường tiếp vận của Trung Quốc. Song song đó, áp đặt một ưu thế quân sự trong những biên cương mới gọi là “đường lưỡi bò”.
    Mục tiêu thứ nhất, trong lớp vỏ “tham gia tuần tiễu truy lùng cướp biển Somalia”, khởi động cuối tháng 12-2008 với việc xuất kích một hải đội gồm hai tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán cùng một tàu tiếp vận khởi hành từ đảo Hải Nam đến vịnh Aden.
    Từ đó, hải quân Trung Quốc thường xuyên đổ qua Ấn Độ Dương và tiến đến châu Phi, trong khi các công ty Trung Quốc săn lùng mua lại các cảng nước sâu trên hải trình này, gần đây nhất là cảng Gwadar của Pakistan. Trung Quốc cũng đang đàm phán mua lại siêu cảng nước sâu Lamu của Kenya để làm chủ đầu cầu ở châu Phi. Bản tin của UPI ngày 30-10 cho biết Trung Quốc nay đã công khai rằng tàu ngầm hạt nhân đời đầu lớp Xia của nước này đã khởi sự tuần tiễu thường xuyên trong Ấn Độ Dương để bảo vệ con đường dầu hỏa và nguyên liệu từ vịnh Ba Tư và châu Phi về tới Trung Quốc.
    Mục tiêu thứ nhì được thực hiện với việc thiết lập cái gọi là “chính quyền Tam Sa”, bao gồm toàn thể quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh, tức biển Đông.
    Lấn tới biển Hoa Đông
    Nay Trung Quốc nhích nòng súng về phía bắc bằng chiêu thức “làm luật” với vùng nhận diện phòng không (ADIZ) đầy nguy cơ xung đột. Cuộc tập trận thành công xuyên thủng “chuỗi đảo thứ nhất” đề cập ở trên chính là bước chuẩn bị cuối cùng cho việc trình làng ADIZ này, đồng thời để chuẩn bị thanh thế thị uy. Ông Thẩm Đinh Lực, giáo sư ngành quan hệ quốc tế Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), giải thích với Reuters: “Nhật và Mỹ biết rằng họ không thể cầm chân được Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất này”.
    Tuy bản tin của Reuters ngày 27-11 không cho biết chi tiết về lực lượng tham gia tập trận gồm những gì, nhưng căn cứ vào những thử nghiệm gần đây của Trung Quốc, có thể ngờ rằng đó là những “bảo bối” mới như hạm đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo JL-2 mà Tân Hoa xã và truyền hình CCTV cùng đưa tin rầm rộ hôm 27-10. Thời điểm loan tin trùng hợp với thời điểm diễn ra cuộc tập trận Reuters nêu.
    Chưa hết, WantChinaTimes (13-11) còn đưa tin “tháng 6 năm nay, hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận 15 máy bay ném bom chiến lược 15 H-6K có thể chở theo tên lửa hành trình CJ-10”. Các vũ khí này cùng tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm sẽ là những con át chủ bài xuyên thủng “chuỗi đảo thứ nhất” trong một cuộc tấn công gọng kìm mà mũi trực diện nhắm vào các vùng hải quân Sasebo và Maizuru, cùng với một mũi bọc hậu nhắm vào các vùng hải quân Kure và Yokosuka của Nhật. Từ đó kéo đại quân tới tận Hawaii, lập lại một trận Trân Châu cảng mới, không nhất thiết phải đợi có đủ lực lượng tàu sân bay như hải quân Thiên hoàng năm 1941, khi mà Trung Quốc nay ý thức rõ rằng chiếc Liêu Ninh chưa đánh đấm gì được.
    Trong thực tế, khả năng tác chiến đích thực của các tàu ngầm phóng tên lửa cũng như các máy bay ném bom “bảo bối” đã công khai, vẫn còn là một ẩn số ngay chính với chủ nhân của chúng do lẽ “quân đỏ” tức phe ta thế nào đã rõ, còn “quân xanh” giả vai quân địch lại khác rất nhiều so với quân địch trong chiến tranh thực. Khác một cách chết người!
    HỮU NGHỊ
    Giữa tháng 11, báo chí Canada và quốc tế cùng đưa bài bình luận “Tàu sân bay Trung Quốc không lòe được các giới chức quân sự Canada”. Theo đó, chuyên gia quốc phòng Richard Bitzinger cho thấy chiếc Liêu Ninh vẫn chưa xong giai đoạn huấn luyện cất và hạ cánh trong mọi thời tiết và ban đêm, ngay cả những chiến đấu cơ J-15 trên tàu này cũng chỉ là những chiếc thử nghiệm, chưa qua giai đoạn sản xuất hàng loạt!
    Hôm 22-11, Greg Waldron của Hãng tin Flightglobal còn quả quyết chiếc Liêu Ninh còn loay hoay trước bài toán bảo trì, thay thế động cơ cho các chiếc J-15, mà nếu không thay thế được như hiện nay thì J-15 chỉ nằm bẹp. Đó là lý do khiến chiếc Liêu Ninh “bất khả dụng” đầu tuần này xuôi nam, trực chỉ biển Đông, không ở lại đóng vai trò “nắm đấm” trong khu vực nhận diện phòng không biển Hoa Đông đang sôi sục.
    St

    Sông Sài Gòn bị giết


    Nếu không có giải pháp kịp thời, ô nhiễm có thể sẽ giết chết dòng sông này. Đó là nội dung hội thảo do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM tổ chức hôm qua (26.11) tại TP.HCM với sự tham dự của nhiều nhà khoa học.

    Sông Sài Gòn  bị giết
    Không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà cảnh quan sông Sài Gòn cũng bị xấu đi do có quá nhiều rác thải trên sông. Ảnh chụp đoạn sông đi qua trung tâm thành phố - Ảnh: Diệp Đức Minh

    Sông Sài Gòn  bị giết
    Nước thải sinh hoạt xả trực tiếp ra sông Sài Gòn - Ảnh chụp trên địa bàn P.An Phú Đông, Q.12 
    Tại hội thảo, GS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết kết quả phân tích các mẫu nước trong hai đợt khảo sát mùa mưa năm 2011 và mùa khô năm 2012 dọc tuyến sông Sài Gòn, từ cầu Bến Súc đến cầu Phú Mỹ (tổng cộng 10 vị trí) cho thấy chất lượng nước không đạt quy chuẩn Việt Nam. Hiện nay, để có thể cấp nước ổn định trong mùa khô, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) phải phối hợp thường xuyên với đơn vị quản lý hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn trong 3 tháng mùa khô.
    Mọi chất thải đều ra... sông 
     
    Nước thải từ các bệnh viện thường được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố và sau đó thải ra sông rạch. Điều này góp phần làm cho nước thải đô thị của thành phố có mức độ ô nhiễm cao hơn, đặc biệt là các thông số vi sinh và vi trùng gây bệnh
    Theo phân tích của GS Phước, càng lùi về phía hạ nguồn, chất lượng nước sông Sài Gòn càng suy giảm do bị ảnh hưởng mạnh bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ TP.HCM và tỉnh Bình Dương đổ ra. Trong đó, nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất, chiếm đến 62,2% tổng lưu lượng thải ra sông Sài Gòn. Các kênh rạch mang chất thải đổ thẳng ra sông cũng khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước con sông lớn nhất đi qua TP.HCM trầm trọng hơn.
    Bên cạnh đó, trên lưu vực sông Sài Gòn còn có gần 50 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt động, với tổng lượng nước thải khoảng hơn 100.000 m3/ngày đêm. Mặc dù hầu hết các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đấu nối mà xả nước thải trực tiếp ra bên ngoài. Tiếp theo là các cơ sở công nghiệp phân tán nhỏ nằm lẫn trong khu dân cư đô thị cũng thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý ra kênh rạch. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương, khu vực Lái Thiêu, tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng vì phải tiếp nhận nước thải từ một số nhà máy sản xuất gốm sứ, gạch và các quán nhậu ven sông. Hầu như các điểm sản xuất kinh doanh này đều xả tất cả những gì dư thừa ra sông Sài Gòn.
    Một nguồn nước thải khác, dù tổng lượng không nhiều, khoảng 10.142 m3/ngày đêm, nhưng cực kỳ nguy hiểm, phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế. Hiện nay, trong số 139 cơ sở y tế đang hoạt động có 48 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn lại 91 bệnh viện, cơ sở y tế chưa có hoặc có nhưng không đạt yêu cầu. Nước thải từ các bệnh viện thường được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố và sau đó thải ra sông rạch. Điều này góp phần làm cho nước thải đô thị của thành phố có mức độ ô nhiễm cao hơn, đặc biệt là các thông số vi sinh và vi trùng gây bệnh.
    Cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh là nước thải chăn nuôi, thường có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao. Trong số các đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố, đáng quan tâm hơn cả là nước thải chăn nuôi heo vì đây là nguồn thải tương đối lớn và tập trung. Uớc tính tổng lượng nước thải chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố khoảng 950.059 m3/năm, tương ứng với khoảng 2.604 m3/ngày đêm.
    “Cứu lấy sông Sài Gòn”
     
    Về giải pháp căn cơ, PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Viện phó Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, đề xuất kiến nghị với Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai (sông Sài Gòn nằm trong lưu vực này) để tạo điều kiện pháp lý cho các bộ ngành và các địa phương trong lưu vực thực hiện, bởi quy hoạch này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững không chỉ cho toàn lưu vực mà cho từng địa phương trên lưu vực. 
    Đề cập đến chuyện xây dựng quá nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn, ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, đặt vấn đề: "Có phải có quá nhiều thủy điện so với sức chịu đựng của dòng sông hay không?". Ông phân tích: "Rõ ràng thủy điện làm mất đi một diện tích rừng không nhỏ, chính vì thế đã tác động làm thay đổi đa dạng sinh học, hệ sinh thái và gây nên lũ lụt như hiện nay. Theo nghiên cứu của chúng tôi, lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô hiện nay chênh lệch nhau rất nhiều, 80% vào mùa mưa và 20% vào mùa khô. Những năm mùa mưa đến muộn hoặc lượng mưa ít, các hồ đập thủy điện, thủy lợi không tích đủ nước cho mùa khô, thì làm sao có dư nước để xả xuống đẩy ô nhiễm".
    Ông Nguyễn Ngọc Anh (Hội Thủy lợi TP.HCM) cho rằng, nói cứu lấy sông Sài Gòn chỉ là cứu phần ngọn, còn phần gốc là cả lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Với sông Sài Gòn, ông đề nghị ưu tiên cứu nguồn nước tại khu vực các điểm lấy nước của các nhà máy cấp nước cho TP.HCM và tỉnh Bình Dương, đồng thời cứu lấy cảnh quan trên toàn bộ tuyến sông, hiện đang bị tình trạng lấn chiếm và xả rác. Để cứu nguồn nước, nên đan dày các trạm quan trắc và tăng cường lượng xả từ các hồ chứa từ thượng nguồn xuống để đẩy ô nhiễm và đẩy mặn thâm nhập.
    Ông Phan Minh Tân cũng đề xuất xây dựng hệ thống quan trắc tự động dọc theo lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, mỗi địa phương có ít nhất 2 - 3 trạm, như thế số liệu sẽ được cập nhật 24/24, biết chỗ nào "sổ mũi, nhức đầu" để có cách chữa.
    Mai Vọng (TNO)

    1.500 DÂN OAN KÉO VỀ HÀ NỘI VÀ BẮT ĐẦU BIỂU TÌNH

    Theo Tễu blog


    12h40: Hình ảnh dân oan xuống đường - Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân HN
    Sáng nay, 28.11.2013, khoảng 1.500 dân oan các tỉnh đã kéo về trụ sở tiếp dân của nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, Hà Nội. Họ đến từ nhiều tỉnh, thành; mang theo nhiều uất ức và oan khuất.  Khoảng gần trưa, đoàn người bắt đầu diễu hành trên phố, xuất phát từ số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, hướng ra Hà Nội trên đường Nguyễn Trãi. Đoàn dân oan diễu phố đã tự kết thúc diễu hành tại Ngã tư Khuất Duy Tiến lúc gần 13h00.Trực tiếp từ đường Nguyễn Trãi,
    HN lúc 13h00












    Sáng nay, 28.11.2013, khoảng 1.500 dân oan các tỉnh đã kéo về trụ sở tiếp dân của nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, Hà Nội. Họ đến từ nhiều tỉnh, thành; mang theo nhiều uất ức và oan khuất. 
    Hình ảnh từ trụ sở tiếp dân, số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, HN:













    12 nhận xét:

    Nặc danh13:32 Ngày 28 tháng 11 năm 2013Quốc Hội đã thông qua HP coi như đã phản lại lợi ích của nhân dân, bây giờ nhân dân chỉ còn có cách phải tự bảo vệ chính mình. Chúc bà con tranh đấu thành công.
    Trả lời

    Nặc danh14:06 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    chính xác là hiến pháp mới đặt toàn dân ra ngoài vòng pháp luật
    Trả lời

    Nặc danh14:09 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Lần sau bà con hãy đi vào giờ cao điểm, đông người sẽ có cơ hội chứng kiến và biết được tình hình của bà con và thực trạng đất nước. Đừng đi vào giờ trưa vắng thế này, rất dễ bị đàn áp và không có người bênh vực.
    Trả lời

    Nặc danh14:29 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Xin được đồng hành cùng bà con!
    Trả lời

    Nặc danh14:36 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    HIẾN PHÁP 2013 THỰC SỰ TRỞ THÀNH LỜI HIỆU TRIỆU DÂN CHÚNG XUỐNG ĐƯỜNG!
    Chỉ vài giờ sau khi cái gọi là Quốc hội bấm nút thông qua Hiến pháp đầy tội lỗi, dân lập tức biểu tình vì đây là con đường duy nhất để được sống làm người!
    Trả lời

    Nặc danh14:58 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Dân tình như thế này mà Quốc Hội cũng cho thông qua Hiến Pháp được sao ?-Đường ai nấy đi rồi !
    Trả lời

    Nặc danh15:03 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Dân oan đúng là không còn gì để mất khi đi biểu tình đúng vào ngày quốc hội thông qua hiến pháp theo ý đảng. Đây là thông điệp của nhân dân gởi đến những người cầm quyền , tức nước ắt vỡ bờ!
    Trả lời

    Le Hien Duc15:24 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Nhan dan Viet nam :chung ta hay doan ket chat che,Dung len de giu lay "QUYEN SONG" cua chinh minh.
    Ket doan chung ta co Suc manh !!!
    Doan ket,Dai doan ket ! Thoi co da den roi.
    Trả lời

    Nặc danh16:24 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    QH VN là một lũ bù nhìn dốt nát ngu xuẩn sợ hãi tham quan hư nát tàn bạo. Lịch sử sẽ có trang ghi rằng nhân dân VN đã đứng lên lật đổ chúng trong một tình thế không lường trước và rốt cuộc bọn chúng chạy tháo cờ trốn chui trốn nhủi nhưng từng tên một đều bị lôi ra phán xét trước pháp luật và xử phạt bởi một hiến pháp do dần làm ra và bầu ra qua một cuộc tổng trưng cầu dân ý vào ngày tháng năm...
    Trả lời

    Nặc danh16:31 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Phong trào ngày càng mạnh!
    Trả lời

    Nhân Quyền17:56 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Cuộc sống đời thường với biết bao nhiêu biến động quanh ta. Mỗi ngày lướt qua trên trang tin hay đường đời đều có biết bao tin tức, hình ảnh - câu chuyện khiến chúng ta phải bận tâm suy nghĩ.
    Chuyện vui thì quá ít mà sao buồn đau, khổ ải, nạn tai thì quá nhiều. Có bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi VÌ ĐÂU (?) sau mỗi sự kiện diễn ra trong xã hội này?
    Riêng tôi! Bất chợt coi mấy bức hình thời trang giải trí. Bỗng thấy lòng đau thắt khi liên tưởng đến VẤN NẠN DÂN OAN... Một bức tranh đau xót đang hàng ngày, hàng giờ phơi bày trong cuộc sống xã hội chúng ta. Ấy vậy mà chẳng có bất kỳ một cơ quan nào quan tâm giải quyết thấu đáo... Trái lại Dân Oan càng ngày càng trở nên NHỨC NHỐI. Chỉ có con vật mới quay lưng lại với đồng loại để vuốt ve cho bộ lông của chúng! Đồng bào hãy thức tỉnh, cùng đồng cảm với Dân oan trước nạn bạo quyền để giành quyền cơ bản của CON NGƯỜI...
    Trả lời

    Nặc danh19:33 Ngày 28 tháng 11 năm 2013
    Cụ Lê hiền Đức nói hay -Kính chúc cụ trường thọ !

    Máy bay Nhật, Hàn bay vào vùng phòng không mới của Trung Quốc

    - TQ chỉ bành trướng và dọa được VN thôi. Nhật, Hàn quốc đâu có sợ TQ. BTTD

    (TNO) Ngày 28.11, Nhật Bản cho biết nước này đã điều động máy bay bay qua vùng nhận dạng phòng không vừa được thiết lập tại biển Hoa Đông của Trung Quốc mà không gặp phải trở ngại gì.

     
    Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Đồ họa: Thanh Niên Online
    Các máy bay quân sự này đã bay qua vùng phòng không mới của Trung Quốc mà không hề bị cản trở, tờ Asahi Shimbun(Nhật Bản) dẫn nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nhật tiết lộ.
    “Chúng tôi đã không thay đổi hoạt động tuần tra khu vực của mình tại nơi Trung Quốc tuyên bố là vùng phòng không mới và chúng tôi cũng không khai báo kế hoạch bay cho Bắc Kinh. Chúng tôi không gặp bất kỳ máy bay Trung Quốc nào”, AFP dẫn lời ông Yasutaka Nonaka, phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Nhật.
    Vào ngày 23.11, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, bao trùm luôn cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Bắc Kinh cũng yêu cầu tất cả máy bay khi vào vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông phải thông báo cho nhà chức trách Trung Quốc.
    Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng các biện pháp quân sự khẩn cấp nếu các máy bay không cung cấp thông tin nhận dạng hoặc không tuân thủ những hiệu lệnh từ Bắc Kinh.
    Nhật Bản gọi động thái của Trung Quốc là "rất nguy hiểm", trong khi Mỹ cho biết nước này "quan ngại sâu sắc" về tuyên bố lập vùng phòng không mới của Trung Quốc.
     
    Chiến đấu cơ F-2 của Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản - Ảnh: Reuters
    Vào ngày 25.11, Mỹ đã điều động 2 máy bay ném bom B-52 bay qua vùng phòng không Trung Quốc và đã không gặp phải trở ngại gì.
    Tương tự, một chiếc máy bay trinh sát P3C Orion của hải quân Hàn Quốc đã cất cánh từ đảo Jeju vào hôm 26.11 và bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc.
    Hoàng Uy

    Sự thật dinh thự khủng và 100ha cao su của Chủ tịch Bình Dương

    - Gã "đầy tớ" này lương được bao nhiêu/tháng? Đây chỉ là của nổi, còn của chìm sẽ là bao nhiêu? BTTD.

    Từ khu rừng cao su lên đến hơn 100 ha
    Khi vừa đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để ăn sáng, hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung, ai cũng biết và họ tận tình chỉ đường cho chúng tôi tìm đến. Họ còn "lưu ý" rằng: "Trong khu vực rừng cao su đó, khi nào các anh thấy nơi nào có tường rào kẽm gai, toàn bộ rừng cao su có đến hàng trăm hecta nhưng đều được rào bằng rường rào kẽm gai hẳn hoi, đường dẫn vào rừng cao su tráng nhựa đẹp, đó là rừng cao su của ông Chín Cung"....
    Theo sự chỉ dẫn của người dân, khoảng 20 phút sau, chúng tôi có mặt tại Ấp 8 (nay đổi tên thành Ấp Bến Sắn), thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Cũng thật không khó để nhận ra rừng cao su bạt ngàn của ông Chín Cung trên con đường tráng nhựa liền lặn và đẹp nhất ở xã Long Nguyên. Nhằm làm rõ rừng cao su được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai kiên cố, vào vai một người khách đi lỡ đường, tôi tấp xe gắn máy vào căn nhà nằm trong khuôn viên rừng cao su của ông Chín Cung.
    Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung
    Một người đàn ông luống tuổi, ở trần trùng trục, trên người nhễ nhại mồ hôi, bước ra hỏi chúng tôi kiếm ai. Chúng tôi giả vờ hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung ở đâu, người đàn ông nhanh nhảu nói: "Ở đây, khoảng 100 hecta này là của ông Chín Cung. Cao su này được 6-7 tuổi, các chú hỏi mua cao su phải không?". Chúng tôi phải trả lời khéo là nghe nói ông Chín Cung có rừng cao su đẹp, nên muốn đến tham quan. Người đàn ông cho biết tiếp: "Khỏi nói rồi, rừng cao su của ông Chín ở đây ai mà không biết ngon lành nhất vùng". Chịu khó mất khoảng một giờ đồng hồ đảo quanh khu vực rừng cao su của ông Chín Cung, chúng tôi phải thừa nhận là rừng cao su của ông Chín thuộc hàng đắt giá nhất ở địa phương. Các con đường chính dẫn vào rừng cao su ông Chín Cung đều được xây dựng liền lạc, khi qua khỏi ranh giới rừng cao su của ông Chín Cung là đường sá bầy hầy, xuống cấp...
    Theo giá cả mà chúng tôi hỏi thăm nhiều người dân ở xã Long Nguyên, mỗi hecta rừng cao su mặt tiền đường nhựa đẹp như rừng cao su của ông Chín Cung có giá 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Từ diện tích rừng cao su trên dưới 100 hecta kể trên, ông Chín Cung đang có trong tay số tài sản "nhỏ nhoi" lên đến hàng trăm tỷ đồng. Một số tiền khổng lồ đối với người dân ở địa phương, cả nước nói chung.
    Khu rừng cao su rộng hơn 100 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 1978 - 1982, ông Lê Thanh Cung là cán bộ thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát. Từ năm 1982 - 1983 đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Giai đoạn năm 1983 - 1987 ông Lê Thanh Cung nhận chức vụ Huyện ủy viên, Ủy viên UBND huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện. Đến năm 1987 - 1991 là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
    Đến "dinh thự" trị giá hơn 20 tỷ đồng
    Từ rừng cao su bạt ngàn của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi vào quán ăn ngay thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dùng bữa cơm trưa. Cũng chẳng mấy khó khăn, chúng tôi được chiêm ngưỡng "dinh thự" của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tọa lạc tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Nằm gọn trong khu đất rộng lớn mênh mông, "dinh thự" của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương. "Dinh thự" được xây dựng theo phong cách hiện đại, với nhiều căn phòng tráng lệ, hướng ra mặt tiền đường, tương tự như nhiều căn nhà nhỏ bao quanh "dinh thự". Ngay sân nhà có hàng trăm loại cây kiểng đắt tiền, có cặp kiểng quý, hàng rào phía trước có remote điều khiển từ xa. Cửa rào vừa bật mở là ba, bốn con chó dữ nhảy ra, sủa inh ỏi... Trong vai là người cần tìm mua cây kiểng quý, chúng tôi hỏi thăm ở đâu có kiểng bán, người giữ vườn nói: "Mấy anh tìm nhầm nhà rồi, đây là nhà của ông Chín Cung, Chủ tịch tỉnh, kiểng này của ổng có bạc tỷ, ai mà mua nổi...".
    Để góp phần làm rõ thêm khu vườn "cao su bạt ngàn" của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, PV tìm đến nhà một cán bộ lãnh đạo của địa phương theo sự hướng dẫn của người dân ở xã Long Nguyên và được ông B.T, nguyên lãnh đạo UBND xã Long Nguyên cho biết: "Phần đất mà Chín Cung đang sử dụng trước đây có nguồn gốc từ lâm trường Long Nguyên, lâm trường có tổng diện tích là 320,7 hecta. Về sau lâm trường Long Nguyên giải thể, khi ấy Chín Cung đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương). Không hiểu vì sao lúc ấy Chín Cung được "cấp" đến 130 hecta đất rừng cao su của lâm trường Long Nguyên thuộc Ấp 8 (nay là Ấp Bến Sắn), xã Long Nguyên. Những người khác, từ cán bộ văn phòng UBND đến Trưởng Ấp cũng được "cấp" 2-3 hecta. Riêng Chín Cung thì có đến 130 hecta đất rừng cao su...".
    St.

    600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu vì máy soi 1,2 triệu USD bỗng dưng... bị hỏng?

    - Máy hỏng hay người hỏng? BTTD.

    (TNO) Máy soi chuyên dụng trị giá gần 1,2 triệu USD bỗng dưng bị hỏng, và lô hàng cồng kềnh bên trong chứa đến 600 bánh heroin đã lọt qua cửa khẩu một cách "an toàn"?


    Từng kiện hàng đều được đưa vào máy soi hiện đại để kiểm tra chặt chẽ nhưng kiện hàng 230 kg heroin đã dễ dàng lọt qua
    Từng kiện hàng đều được đưa vào máy soi hiện đại để kiểm tra chặt chẽ nhưng kiện hàng có giấu gần 230 kg heroin bên trong đã dễ dàng lọt qua
    "Sự kiện" 600 bánh heroin, nặng 229 kg, trị giá khoảng 300 triệu USD, lọt qua nhiều khâu kiểm soát được cho là nghiêm ngặt nhất của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để đến sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan) và bị phía Đài Loan phát hiện bắt giữ, đang đặt ra nhiều nghi vấn. Điều gì đã xảy ra với quy trình kiểm tra an ninh, an toàn hàng không tại Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS)?
    PV Thanh Niên Online đã tiếp cận một trong những kho hàng trực thuộc Vietnam Airlines (VNA) tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở số 46 Hậu Giang, phường 4, quận Tân Bình (TP.HCM) do TCS quản lý để tìm hiểu quy trình tiếp nhận, làm thủ tục gửi, đến xuất hàng hóa đi nước ngoài. Đây là nơi đã tiếp nhận, làm thủ tục và xuất lô hàng bên trong có chứa gần 230 kg heroin sang Đài Loan vừa qua.
    Quy trình nghiêm ngặt
     
    Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, hiện có khoảng 20 hãng hàng không quốc tế đang đang hợp tác với TCS vận chuyển hàng hóa từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi các nước.
    Sau vụ việc trên, những đối tác này sẽ nghĩ gì về vấn đề an ninh, an toàn hàng không đang xảy ra tại kho hàng TCS?
    Những vấn đề trên đang chờ câu trả lời từ phía lãnh đạo hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
    Theo đó, một lô hàng từ Việt Nam gửi bằng đường hàng không đi đến một nước khác phải qua một quy trình kiểm tra an ninh rất nghiêm ngặt. Hàng hóa phải qua các thiết bị máy móc hiện đại và mắt thường của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm của TCS và các đơn vị khác.
    Để gửi hàng, bước đầu tiên khách phải liên hệ với một đại lý hoặc công ty dịch vụ gửi hàng. Bằng các mối quan hệ sẵn có, các đơn vị này sẽ liên hệ với TCS đặt chỗ và chờ xác nhận.
    Sau khi tiếp nhận hàng hóa, TCS tiến hành kiểm tra tờ khai cũng như hàng hóa rồi cân đo trọng lượng, khối lượng cũng như quy cách đóng gói kiện hàng có đảm bảo an toàn, tiếp theo là thu phí.
    Từ đây, người gửi hàng cầm các giấy tờ liên quan đến trình báo cho bộ phận hải quan cửa khẩu để tiếp tục đối chứng, kiểm tra thêm một lần nữa rồi lô hàng tiếp tục được cho qua máy soi.
    Công đoạn tiếp theo, một bộ phận kiểm tra an ninh độc lập khác sẽ soi chiếu và dán tem niêm phong lô hàng rồi mới cho phép chuyển lên máy bay.
    Quy trình vận chuyển đối với loại hàng hóa bình thường là như vậy, còn với các loại hàng hóa thuộc diện nguy hiểm, hàng nhạy cảm thì công tác kiểm tra an ninh còn gắt gao bội phần.
    Máy soi triệu USD bị hỏng
    Theo tài liệu Thanh Niên Online có được, ngày 16.11.2013, TCS nhận được hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Công ty TNHH thương mại dịch vụ giao nhận Lê Hòa (trụ sở tại đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 1, TP.HCM). Hợp đồng thể hiện, Công ty Lê Hòa gửi một kiện hàng nặng hơn 500 kg, trong đó có 12 thùng loa, từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sang sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan).
    Chứng từ thể hiện chi tiết lô hàng, trong chứa 230 kg heroin do TCS làm thủ tục nhận gửi và chuyển sang Đài Loan
    Chứng từ thể hiện chi tiết lô hàng, trong chứa 230 kg heroin do TCS làm thủ tục nhận gửi và chuyển sang Đài Loan
    Lô hàng gửi đi được Công ty Lê Hòa khai báo là hàng có tính chất nguy hiểm (than, pin, chất phóng xạ, chất ăn mòn, chất truyền nhiễm, súng đạn…).
    Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Thanh Niên Online trong ngày làm thủ tục nhận gửi và xuất lô hàng trên sang Đài Loan cho Công ty Lê Hòa, chiếc máy soi chuyên dụng trị giá gần 1,2 triệu USD của kho hàng TCS bỗng dưng bị hỏng, không hoạt động.
    Việc kiểm tra được chuyển sang một máy soi khác và kết quả là máy soi này không phát hiện được chất ma túy. Và thực tế, lô hàng cồng kềnh, bên trong chứa gần 230 kg heroin, đã được chuyển lên chuyến bay số hiệu C15886 của hãng China Airlines, bay sang Đài Loan an toàn.
    Để tìm hiểu vụ việc, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với ông Vũ Hải Thanh, Giám đốc TCS, nhưng ông Thanh từ chối trả lời các câu hỏi.
    Ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín Vietnam Airlines
    Theo một lãnh đạo trong ngành hàng không Việt Nam, VNA đang xúc tiến mở đường bay thẳng từ Việt nam đến Mỹ. Chính vì thế, trong suốt nhiều năm qua, các cơ quan hữu quan giữa hai nước đã trải qua nhiều cuộc đàm phán quan trọng. Tuy nhiên, sự cố 600 bánh heroin trên chuyến bay từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan) hôm 17.11.2013 một lần nữa cho thấy các cơ quan chức năng của Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề về an ninh, an toàn trong ngành hàng không.
    Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành hàng không Việt Nam, mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đàm phán mở đường bay sang Mỹ vì mọi thủ tục sẽ được phía bạn xem xét kỹ lưỡng hơn, vị lãnh đạo này cho biết thêm.
    Bài, ảnhNgọc Thọ