Trang

20 tháng 11, 2013

Đau sót quá Việt Nam ơi !

Bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc NHNN VN: "Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!"

Bà Dương Thu Hương
 Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con. 

Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau:


“Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng XHCN’, kinh tế thị trường có ‘định hướng XHCH’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài ra lại còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Thì đúng ra ngày xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’.

Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.

Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?

Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.


Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.

Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.

Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.

Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
....

Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.

Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…

Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.

Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.

Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!

Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.


Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.

Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?

Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.

Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".

Mời nghe toàn bộ audio tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=qmXieC4EVvE&feature=youtu.be

 Phạm Hải st

TRUY NÃ GIANG TRẠCH DÂN VÀ LÝ BẰNG

Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng

Một cuộc biểu tình của cộng đồng Tây Tạng lưu vong - Reuters
Một cuộc biểu tình của cộng đồng Tây Tạng lưu vong - Reuters

Thụy My
Tư pháp Tây Ban Nha hôm qua 19/11/2013 đã ra lệnh truy nã quốc tế cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng, trong khuôn khổ một vụ án được thụ lý từ năm 2006 vì tội « diệt chủng » đối với người Tây Tạng trong thập niên 80-90. Trung Quốc hôm nay lên tiếng đòi Tây Ban Nha phải « làm rõ » vấn đề.

Tòa án quốc gia ở Madrid nhận thấy có thẩm quyền điều tra vì một trong số các nguyên đơn là Thubten Wangchen, một người Tây Tạng lưu vong mang quốc tịch Tây Ban Nha ; và tư pháp Trung Quốc không mở điều tra về vụ kiện này.
Từ năm 2005, tư pháp Tây Ban Nha có thẩm quyền trên toàn cầu để truy tố các tội phạm hàng loạt như tội diệt chủng, với điều kiện là chưa được điều tra tại nước liên quan.
Trong phán quyết hôm qua, tòa án Madrid nhận định có « những dấu hiệu cho thấy có sự tham gia » của Giang Trạch Dân, Lý Bằng và ba lãnh đạo khác vào thời đó vào tội ác diệt chủng người Tây Tạng. Đó là do « trách nhiệm về chính trị và quân sự của từng người trong suốt một thời kỳ dài được điều tra ». Xét các yếu tố trên, tòa án Madrid « cho rằng cần thiết phải ra lệnh truy nã quốc tế » đối với họ.
Đơn kiện chủ yếu do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng (CAT) và quỹ « Nhà Tây Tạng » đệ trình, tố cáo năm người này về tội « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố đối với nhân dân Tây Tạng » trong thập niên 80-90.
Ba bị cáo khác là cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch (Qiao Shi), cựu Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (1992-2000) Trần Khuê Nguyên (Chen Kuiyuan), và cựu Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình thập niên 80 Bành Bội Vân (Peng Pelyun).
Hôm 11/10, tòa án Madrid đã mở rộng điều tra đến cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì không còn được quyền đặc miễn từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Cũng như các nguyên đơn, tòa án Tây Ban Nha cho rằng Hồ Cẩm Đào, nguyên Bí thư Tây Tạng, « có thẩm quyền và quyền hạn đủ để tiến hành một loạt các hoạt động trong những chiến dịch nhắm vào việc quấy nhiễu nhân dân Tây Tạng ». Và ông Hồ Cẩm Đào « là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, trong nhiều chiến dịch đàn áp khác nhau ở vùng này trong những năm 1988-1992 ».
Hơn nữa, tòa án nhắc lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhắm vào việc loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của đất nước Tây Tạng, bằng cách áp đặt lệnh thiết quân luật, cưỡng bức di dời, tung ra các chiến dịch triệt sản hàng loạt, tra tấn các nhà ly khai ».
Hôm nay Bắc Kinh cho biết đã đòi hỏi Madrid « làm rõ » về lệnh truy nã này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết « hết sức bất bình và kiên quyết phản đối các định chế liên quan của Tây Ban Nha ». Bắc Kinh hy vọng chính quyền Tây Ban Nha sẽ không « tiến hành những hành động có thể gây tổn hại cho Trung Quốc và cho quan hệ hai nước ».

Theo Rfi

Khi thầy Nguyễn Thiện Nhân lặng người xấu hổ


NhanPhải chăng là ngay cả các nhà quản lý cũng đang mặc định rằng muốn đủ sống, chứ đừng nói tới thu nhập cao, thì đừng có làm nghề “bán cháo phổi”!
“Thầy cô thu được 50 triệu đồng mỗi tháng. Với số tiền này, không thể nói là đời sống giáo viên khó khăn”. Đây là lời của một cử tri trong buổi lãnh đạo TP Hà Nội tiếp xúc cử tri hôm 12.11.
Vẫn biết vị cử tri tuổi cổ lai hy này lấy dẫn chứng từ chính gia đình mình, và chỉ sử dụng một phép cộng đơn giản “tiền học chính của các cháu mỗi tháng 40.000 đồng song nếu học thêm 5 môn thì phải nộp tới 2 triệu đồng. Mỗi lớp 50 học sinh, mỗi cháu học 2-3 môn và nộp 1 triệu đồng thì thầy cô thu được 50 triệu đồng mỗi tháng”. Nhưng phải xin cải chính rằng ông đã sai, ngay cả trong một phép cộng. Nhưng vẫn xin phải hỏi lại ông rằng: Thầy cô nào, ở đâu thu nhập được 50 triệu đồng mỗi tháng vậy! Ngay cả khi có một vài thầy cô như thế, thì nó chiếm bao nhiêu phần ngàn mà từ đó quy đồng để kết luận về đời sống giáo viên, liên quan đến cuộc sống, hiện tại, và tương lai của hơn 200 ngàn thầy cô giáo trên cả nước?
Và câu hỏi lớn nhất xin được đặt ra là từ bao giờ chúng ta đã mặc định ngay từ trong tư duy rằng đã là nhà giáo thì phải cao quý, và đã cao quý thì phải nghèo?
Ngày hôm qua, trong buổi tuyên dương 170 giáo viên tiêu biểu, Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân đã gây bất ngờ khi kể lại một câu chuyện khiến ông “không nói nên lời”, khiến ông “cảm thấy xấu hổ”.
“Cách đây hơn 2 tháng, tôi có gặp một người mẹ có hai con đang học tiểu học và THCS. Chị nói “Thầy ạ, con em đang học lớp 7, hầu như cả lớp phải học thêm 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh, mỗi tháng đóng 900 ngàn đồng. Em còn một cháu tiểu học nữa, khó quá thầy ạ.
“Tháng vừa rồi chị gặp tôi lại nói: Từ tháng 10 là đóng 950 ngàn đồng thầy ạ”.
Cái kết của câu chuyện của vị Chủ tịch Mặt trận, một người thầy, và từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo là lời mong mỏi dấn thân”: “Tôi rất mong các thầy cô hiệu trưởng các trường phổ thông mãi mãi là tấm gương dấn thân trong sự nghiệp giáo dục”.
Hết.
Vị cử tri đã nói đúng, rằng quy định là quy định, “mặc dù trường yêu cầu phụ huynh viết đơn tự nguyện học thêm song nếu phụ huynh không làm thì lại sợ con mình bị cô giáo gây khó dễ. Vì thế không muốn vẫn phải đăng ký cho con học thêm”. Thầy Nhân nói cũng không sai về sự dấn thân. Nếu như những người thầy không dấn thân thì làm sao có đủ tư cách để dạy cho học trò sự cao đẹp của những dấn thân, hy sinh, vị tha, nhân ái.
Và nếu nói về sự xấu hổ, có lẽ, chính các thầy cô là người đang thấm thía nhất ý nghĩa của sự xấu hổ, ngay trước mặt học trò của mình.
Nhưng dấn thân không phải là thứ có thể ăn thay cơm, không thể thay tiền mỗi khi ra chợ, càng không phải là biện pháp để họ tĩnh cái tâm mà phụng sự, mà cống hiến.
Cũng ngày hôm qua, báo chí tìm gặp một thày giáo ở Đắc Lắc, kể lại tâm sự nước mắt lưng tròng rằng “Cả hai vợ chồng nghề giáo mỗi tháng kiếm chưa nổi 7 triệu mỗi tháng” trong khi phải nuôi con thơ, chăm sóc cha mẹ già. “Nếu được chọn lại, tôi sẽ không chọn nghề giáo”.
Thầy Trọng Đắc Lắc không phải là một thiểu số khi một nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy có gần 40,9% giáo viên bậc tiểu học, 59% bậc THCS và 52,4% bậc THPT cho biết nếu được chọn lại sẽ không chọn nghề giáo. Chưa kể “một bộ phận đáng kể” giáo viên trẻ đang chán nghề.
Nguyên nhân thì hỏi một đứa trẻ lớp một cũng biết là vì sao. Họ đã chờ đợi lời hứa “năm 2010 có thể sống được bằng lương” đã đến 2013 rồi, và vô vọng là không còn biết phải chờ đến bao giờ nữa.
Nói thêm là sau khi nghe câu chuyện “Thu nhập 50 triệu” được nêu ra trong buổi tiếp xúc cử tri, lãnh đạo Thành phố đã không có bất cứ một ý kiến phản hồi nào.
Phải chăng là ngay cả các nhà quản lý cũng đang mặc định rằng muốn đủ sống, chứ đừng nói tới thu nhập cao, thì đừng có làm nghề “bán cháo phổi”!
Theo Đào Tuấn bloger

Nhà nước, luật pháp ở đâu?

19/11/2013


Đơn kêu cứu lần thứ 1606 của một công dân

Kính gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
Tôi lại làm phiền đến giáo sư và mang ơn giáo sư nhiều lắm. Cách đây 4 hoặc 5 năm giáo sư đã cho đăng kêu cứu của tôi trên mạng này [xem ở đây – BVN). Giáo sư vì tình thương đối với dân, khẩn khoản nhờ giáo sư đưa lên mạng theo nguyên đơn của tôi gửi ở dưới.
Cảm ơn giáo sư.
Bùi Thị Đoá



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Ngày 17-11-2013

ĐƠN KÊU CỨU (LẦN THỨ 1606, SUỐT 8 NĂM QUA)

Kính gửi: Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây Dựng
Tôi: Bùi Thị Đóa, 76 tuổi, ở 550 Tôn Đức Thắng, Hải Phòng.
ĐT: 01696042628 - Mail: KVP581953@yahoo.com

Thưa ông! Vì sao kéo dài hai khóa Quốc hội và hai khóa Hội đồng Nhân dân Hải Phòng mà vẫn không ai giải quyết? Tôi gửi đơn kêu cứu lần thứ 1605 đến các cơ quan từ thấp đến cao 8 năm qua (từ 2006). Đã có 19 văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Thành phố khẳng định cụ thể:
Quốc hội gửi 4 văn bản xuống Hải Phòng, lần thứ 4 số: 4014 ngày 23/6/2010 yêu cầu trả lời bà Đóa và báo cáo về Quốc hội (Hải Phòng không trả lời).
Chính phủ gửi 9 văn bản xuống Hải Phòng, lần thứ 9 số 952 ngày 17/4/2012 yêu cầu Hải Phòng trả lời dứt điểm (Hải Phòng không trả lời).
Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng ra nhiều văn bản (bao che cho việc ký phép trái luật). Văn bản số 254 ngày 1/7/2009, kết luận khách sạn Hải Yến vi phạm nhiều lần và có hệ thống tại 552 Tôn Đức Thắng. Hải Phòng nói là đó là vi phạm nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, gây dư luận xấu trong nhân dân đối với cơ quan hành chính các cấp, do đó phải kiên quyết cắt dỡ trước ngày 30/7/2009. Nay cắt dỡ chưa?? Khách sạn Hải Yến đã làm đổ nhà tôi không nửa lời xin lỗi và cho một xu bồi thường cho người vô tội bị hại oan! Kêu khóc nhiều lần xin gặp Chủ tịch, đều vô vọng!
Bộ Xây dựng tái khẳng định văn bản số 223 ngày 10/6/2010, gửi đích danh Chủ tịch Hải Phòng, đề nghị phải cắt dỡ ngay hai công trình xây trái phép tại 552 Tôn Đức Thắng, Hải Phòng, nhà không phép xây 8 tầng và 9 tầng làm đổ nhà có phép, không còn nơi thờ bố mẹ và thờ hai anh ruột liệt sĩ. Sau khi có 19 văn bản nêu trên, tôi lại tiếp tục 16 đơn gửi Chủ tịch kêu cứu, trên 50 báo, đài, phát thanh địa phương và trung ương nêu (Công an Nhân dânTuổi trẻ thủ đôNgười cao tuổi…đã đăng tải không dưới ba lần/tờ báo). Chi bộ, cụm dân cư, chi hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ và Mặt trận Tổ quốc nơi tôi ở thấy quá bất công!! Các đoàn thể đã ký tên gửi lên các cấp chính quyền phản đối sự ngang ngược của Sở Xây dựng và công ty Hải Yến. Bí thư Đảng ủy trực tiếp lên Sở Xây dựng chất vấn và xã lập 17 biên bản lúc xây dựng, đều bị công trình trái phép đè bẹp (vì Giám đốc Sở Xây dựng nhúng chàm bảo kê).
Nay không ai thực hiện bồi thường quyền lợi hợp pháp của tôi do Giám đốc Sở Xây dựng và khách sạn Hải Yến gây lên tội ác (suốt 8 năm qua) (nhà đã xây cao 8 tầng hàng vạn mét vuông rồi mới thò bút ký phép; dẫn chứng: sau 3 ngày ký phép số 10 ngày 27-3-2007 (Giám đốc Sở lại ký thông báo số 24 ngày 2-4-2007 đình chỉ xây dựng). Xảo quyệt hơn nữa Sở Xây dựng cùng Giám đốc khách sạn (tư nhân) Hải Yến lừa từ địa phương đến trung ương; dẫn chứng: nhà 9 tầng (bên) cũng tại số 552 nói trên, Phòng Xây dựng huyện An Hải ký phép số 49 tháng 4-1993 là 5 tầng, đến 2006 cùng một lúc Giám đốc Sở Xây dựng cho cán bộ của Sở canh gác ngày đêm cho Hải Yến xây lên 9 tầng không phép. Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố, ông Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố cùng ông Bí thư Thành ủy hứa trước kỳ họp kiên quyết xử lý (hai kỳ họp Hội đồng Nhân dân đều nêu ra, đến nay đã 8 năm rồi không dám xử lý, vậy trong hai tòa nhà nói trên có gì mờ ám hay là nơi rửa tiền của xếp?). Biên bản 387 ngày 27-12-2012 đoàn bốn người do Chánh thanh tra Bộ Xây dựng dẫn đầu ký kết với ông Điền, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cam kết giải quyết dứt điểm trong quí 1-2013 để 15-4-2013 báo cáo lên Thủ tướng theo chỉ thị 14 ngày 18-5-2012 cuả chính phủ, kế hoạch số 1399 ngày 5-3-2013 do ông Điền Chủ tịch Thành phố ký, hoàn thành phá dỡ trái luật tại nhà 552 kể trên trước 30-4-2013. (Văn bản này vẫn bao che cho Giám đốc Sở Xây dựng ký là đúng, đã đạp lên pháp luật gây tội ác lên đầu người dân). Nay đã gần hết năm 2013, ông Chủ tịch Hải Phòng có làm đúng cam kết của mình không hay vẫn cố tình đùn đẩy?
Nay không ai giải quyết. TÔI kêu cứu Đảng – Nhà nước và Ông:
1. Thực hiện ngay văn bản 254 Thành phố Hải Phòng ký và văn bản 223 của Bộ Xây dựng đã ban hành (đùn đẩy quá lâu!).
2. Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng và khách sạn Hải Yến phải xây lại nhà và bồi thường thiệt hại trong 8 năm qua về tài sản (hợp pháp) và tinh thần cho tôi.
3. Hãy học Nghị quyết Trung ương 4. Tại sao nhà xây 8 tầng rồi mới ký phép 6 tầng, nhà 9 tầng không phép vẫn tồn tại (dư luận bảo ông Giám đốc Sở Xây dựng cầm 450 triệu có đúng không???) hay lợi ích nhóm mà không phá dỡ nổi? Tôi đã 76 tuổi, chồng tôi 80 tuổi ăn không đủ, nhà đổ không có chỗ ở, lấy đâu hàng trăm triệu để thuê khảo sát dự toán+án phí nộp rồi tòa mới xử.
Đằng nào cũng phải chết, nếu không được giải quyết! Tôi xin phép được chết trước cửa nhà ông Chủ tịch và gửi tiếp các văn bản kêu cứu Đảng - Nhà nước và toàn bộ các cơ quan thông tấn, trang mạng kêu oan! (Việc này tự tôi, không có liên quan đến ai).
Trân trọng cảm ơn!
Người kêu cứu

Bùi Thị Đóa

19 tháng 11, 2013

Vỡ hồ chứa bùn đỏ: Ai chịu trách nhiệm?

Vỡ hồ chứa bùn đỏ: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm
Thứ Ba, 19/11/2013 22:17

Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, nhận định như trên trước sự cố vỡ hồ bùn đỏ khi khai thác titan

Chiều 19-11, đoạn đường bị bùn đỏ tràn ra đã được Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận cho công nhân dùng máy nạo vét bùn, sau đó phun nước rửa sạch. Tại rừng phi lao ven biển Thuận Quý, bùn bắt đầu khô để lại một lớp dày nhão đỏ rực. Các dòng nước bùn chảy ra biển cũng đang khô, bám dày trên mặt đất ít nhất 7-8 cm.
Trên bờ biển Thuận Quý, bãi cát dài khoảng 500 m bao phủ bởi lớp bùn đỏ đặc nhão, chỗ sâu nhất lên tới nửa mét, rất nguy hiểm cho người qua lại khu vực này vì dễ sụt lún.
Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Thuận, cho biết sau khi sự việc xảy ra, sở đã lập tổ công tác tới hiện trường để khắc phục hậu quả vỡ hồ bùn đỏ và yêu cầu công ty khôi phục sự cố. Vì công ty bị ngừng hoạt động gần 6 tháng qua nên sở không xác định được lượng bùn chảy ra bên ngoài. Cũng theo ông Giác, hồ bị vỡ có diện tích khoảng 1.500 m2 nhưng do trước ngày xảy ra sự cố có một trận mưa lớn nên cũng khó xác định được khối lượng nước chứa trong hồ.
Mặc dù lượng bùn đỏ đổ vào nhà dân gây ô nhiễm nặng nề nhưng ông Giác lại cho rằng đó là đất cát tự nhiên cộng với bùn thải lâu nay vẫn thải ra tự nhiên, không gây ảnh hưởng gì tới môi trường. “Nếu có ảnh hưởng thì cũng chỉ làm đục nước và ngấm vào mạch nước ngầm. Còn về lượng bùn đỏ trôi ra biển làm đục nước thì vài ba hôm nước sẽ lắng lại thôi” - ông Giác nói.
Người dân bị mắc kẹt trong lớp bùn do vỡ hồ chứa bùn đỏ tại Bình Thuận
Về trách nhiệm vỡ hồ, ông Giác khẳng định thuộc về Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận. Công ty này đã không có bộ phận kiểm tra hồ khi mưa lớn, thậm chí chủ quan trong khắc phục vị trí xung yếu có nguy cơ vỡ. Trong khi đó, hồ chứa ở trên đồi cao 15-20 m, bờ moong (chứa nước để lọc titan) làm bằng bùn đất nên rất dễ sạt lở.
Bên hành lang Quốc hội ngày 19-11, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, ông Lê Đắc Lâm, cho biết trước đây, ở Bình Thuận đã từng có sự cố vỡ hồ bùn đỏ titan và chủ đầu tư đã khắc phục. Nay lại vỡ hồ, tỉnh Bình Thuận yêu cầu chủ đầu tư phải khẩn trương khắc phục, tạo điều kiện người dân đi lại, sinh hoạt bình thường. Đồng thời phải kiểm tra chặt chẽ quy trình bảo đảm an toàn hồ chứa cũng như có phương án và phương tiện ứng cứu khi gặp sự số.
Suốt ngày 19-11, các phóng viên nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận để tìm hiểu thêm thông tin nhưng rất khó tiếp cận. Cuối giờ chiều, khi chúng tôi gọi vào máy di động của ông Tô Tài Tích, tổng giám đốc công ty, thì ông trả lời vỏn vẹn là “đã báo cáo với UBND tỉnh Bình Thuận” rồi… cúp máy!
Trước đó, lúc 8 giờ ngày 18-11, hồ chứa nước thải titan của Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) bất ngờ vỡ toang. Hàng ngàn mét khối bùn đỏ tuôn chảy như nước lũ khắp một vùng rộng khoảng 2 km2. Ba người dân địa phương khi lưu thông qua khu vực này suýt bị bùn cuốn trôi ra biển.
Hôm nay, 20-11, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Thuận sẽ làm việc với lãnh đạo Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận để xử lý vụ việc.
BỘ TRƯỞNG TN-MT NGUYỄN MINH QUANG:
Bộ không thể ôm hết được!


Vấn đề này thuộc về trách nhiệm của địa phương. Cái gì bộ cấp phép thì bộ lo trực tiếp chứ bộ không thể ôm hết được. Các vấn đề lớn thuộc quản lý của bộ như khoáng sản, môi trường phải có thanh tra chuyên ngành kiểm tra, giám sát thường xuyên nhưng nay tổ chức thanh tra chuyên ngành không có và quy định pháp luật hiện hành có vấn đề ở chỗ này. Rất may là chế biến titan cũng đơn giản, không sử dụng hóa chất độc hại mà chủ yếu dùng nước.
Th.Dũng

Bài và ảnh: BẠCH LONG (NLD)
[

Có 6 ý kiến

  • Sơn
    4Thích  
    20/11/2013 02:11
    Trời, chuyện này đã được cảnh báo từ trước rồi mà có nghe đâu. 
  • NÔNG DÂN
    2Thích  
    20/11/2013 04:11
    Bộ không thể ôm hết được! Xin chịu thua câu nói này! Có ai bắt buộc BỘ đi kiểm tra như đi chống bão. Sự việc xảy ra hủy hoại môi trường gây hậu quả nghiêm trọng như vậy tại sao bộ không cách chức (hoặc đề nghị cách chức) các vị trực tiếp quản lý tỉnh nào gây ra hậu quả để làm gương cho các nơi chưa xảy ra? Ai phê duyệt dự án này cũng phải chịu trách nhiệm một phần còn chủ đầu tư họ chấp nhận đi tù chứ tiền bạc họ chi hết rồi giờ họ chỉ còn da bọc xương, có chi nơi họ mà họ chịu... cuối cùng dân chịu.
  • tang tuan quang
    2Thích  
    20/11/2013 07:26
    Tại sao lãnh đạo lại đổ lỗi cho công ty? Khi cty xin giấy phép chắc chắn phải có quy trình xây dựng và sản xuất được duyệt, khi hoạt động cũng bị kiểm tra chắc chắn phả đủ điều kiện mới cho hoạt động chứ? Không có văn hóa nhận lỗi, từ chức?
  • Sao Mai
    3Thích  
    20/11/2013 07:36
    Đây là một cảnh báo nhẹ, nhắc nhở cho chúng ta biết, vẫn còn hai hố bùn đỏ không lồ ở trên cao nguyên, có thể bất cứ lúc nào trút xuống vùng hạ lưu, hủy diệt các con sông, và những nguời dân sống ven nó, chuyện này đã biết trước rồi.
  • Anh Quân
    2Thích  
    20/11/2013 07:40
    Mọi việc rồi sẽ êm thôi, người ta cho xây dựng khai thác thì việc giải quyết sự cố cũng sẽ dễ dàng... Hiện nay Bình Thuận cho khai thác titan làm nhiễm mặn một vùng đất nông nghiệp rộng lớn, làm nông dân không canh tác được.Thiệt hại ai chịu?
  • Haiyan
    0Thích  
    20/11/2013 07:50
    Chịu trách nhiệm là chịu sao?

Lũ ác Miền Trung trả lời sao đây?

Nguyễn Mộng Hoài 


Trời đất có từ lâu rồi. Trời cho ta nhiều cái lợi, đồng thời cũng gây ra nhiều cái hại mà ta gọi là "thiên tai". Tuy nhiên, nếu chỉ "đổ tại trời" thì sẽ không công bằng. Lũ ác miền Trung năm nay, theo thống kê chưa đầy đủ đã có 40 người chết và mất tích, 243.000 nhà dân bị lũ cuốn trôi hoặc lũ làm hư hỏng, 3000 ha hoa màu và lúa bị phá hủy. Dân ta có câu "lụt thì lút cả làng". Có phải hoàn toàn tại "ông trời gây ra" không ? Hãy nghiêm túc và tỏ ra có "trách nhiệm cộng sản" để trả lời rõ ràng minh bạch câu hỏi này.


Bời vì, thiệt hại về người và tính mạng của nhân dân là điều không thể lấy gì bù đắp được và dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng và Nhà nước tại làm sao lại để "ông trời" tự do hoành hành như vậy ? Đổ cho Trời hoàn toàn thì là vô cảm và vô trách nhiệm, không làm tròn "công bộc" của dân, nói "vòng vo tam quốc" thì cũng là một dạng trốn tránh trách nhiệm. Người dân chịu khổ trăm bề trong khi thủ phạm gây ra nạn "nhân tai" này lại cứ nhởn nhơ, không bị ai trừng trị. Ôi, miền Trung, miền Trung "khúc ruột" mà sao lại phải chịu đựng nhiều mất mát, đau khổ như vậy ? Nhân dân đang mong mỏi Trung ương Đảng, nhất là Bộ Chính trị và Chính phủ trả lời câu hỏi rất bức xúc này.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ...khẩu hiệu và hành động nhiều năm nay của chúng ta mạng lại kết quả như thế nào. Chắc chắn, nhân dân hiểu rõ nhưng không thể trình bày sự hiểu biết của mình cho bất cứ ai chia sẻ được, đành phải ngậm tăm và chịu đựng. Dân Việt Nam rất có tài chịu đựng. Chiến tranh kéo dài hơn ba mươi năm, núi xương, sông máu, chịu đựng. Hàng loạt những sai lầm của nhiều cuộc vận động cách mạng làm oan trái hàng vạn người, trong đó có nhiều đảng viên cán bộ trung kiên và hệ lụy còn dai dẳng lâu nữa, chịu đựng.
Nay, xây dựng công trình giao thông lưng chừng núi, phá rừng không chỉ do "lâm tặc", làm thủy điện tràn lan, và hậu quả như ta đang chứng kiến, dân cũng phải chịu đựng. Trong kháng chiến, dân miền Trung không những chịu thiếu thốn đủ thứ mà còn là những trọng điểm bom đạn, chất độc hóa học, những cuộc thảm sát của kẻ thù. Nhưng có lẽ, thiên tai đối với miền Trung mới là những gánh nặng vô cùng tàn khốc. Không năm nào miền Trung không phải chịu đựng các cơn bão lớn, lũ lớn tàn phá rất dữ dội. Thiên tai là bất khả kháng. Nhưng còn "nhân tai" thì ai là người gây ra và "kháng" thế nào đây ?
Lũ lớn, lũ ác miền Trung kéo dài, hết bão lại lũ lụt, hết do thiên tai lại do  "thủy điện" xả lũ, người dân chịu mất mát thiệt thòi rất khốc liệt. Của cải trôi theo dòng lũ, rồi cũng có thể làm lại được, nhưng lũ cuốn trôi hàng chục người thì không thể "làm lại" được. Lũ chồng lên lũ. Phải rạch ròi đâu là tại trời, đâu là tại quyết sách, chỉ đạo, lợi ích nhóm, làm thủy điện tràn lan, không đồng bộ, để rồi bổ sung nguồn điện cho EVN và mặc sức cho EVN tha hồ tăng giá điện bổ vào người dân trong cả nước. Và chính những nơi bị phá rừng, bị san đồi, bị xây đập và di dân lại là những nới mà người dân chưa được hoặc chưa có điện và có rồi thì cũng chịu chung số phận trả tiền mua điện cao  ngất ngưởng. Có cái lạ tại nước ta, trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà dường như cái gì cũng tăng giá. 
Những ông trùm "nhóm lợi ích" trùm tham nhũng có bao giờ mảy may nghĩ đến đời sống của dân không. Giá như trong những ngày bão lũ miền Trung, các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước bỏ thì giờ vàng ngọc đến úy lạo thăm hỏi, cứu trợ đồng bào miền Trung một chút gọi là cũng động viên được nhân dân vượt qua mọi thử thách cực kỳ to lớn này phần nào chăng. Vậy mà, chỉ thấy mấy ông "Phó" đến chỗ này chỗ kia, chỉ đạo thế này thế kia, cũng tốt thôi, nhưng người miền Trung cần cái lớn hơn, cần cái thiết thực hơn.
 Đó là những người chịu trách nhiệm chính về lũ lụt xảy ra không chỉ tại trời. Và nếu tại "thủy điện" xả lũ thì ai là người ký duyệt quy hoạch xây dựng, ai là người quyết định đầu tư, và ai là người chỉ đạo thi công để đến nỗi, đổ cái khổ lên đầu dân như vậy? Bây giờ là lúc chúng ta đòi hỏi "lương tâm thức tỉnh của con người" nhất là "con người cộng sản". Hãy trả lời minh bạch và trung thực cho dân thì mới mong lấy lại niềm tin của dân, vì nếu để mất lòng tin thì mất tất cả. Quốc hội họp dài thế, sao không thấy bàn gì đến việc khắc phục những sai lầm thủy điện, không thấy bàn gì đến số phận hàng chục triệu người dân miền Trung đã và đang oằn mình chống chọi với thiên tai và nhân tai ? Ôi đau quá! Chua xót quá !

Theo quechoa

QUYẾT ĐẤU