Trang

24 tháng 9, 2013

BÁO CÁO LÁO- QUỐC BỆNH

Mời Bộ trưởng Nội vụ 'vi hành'




Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình.

Bất ngờ đến mức "sững sờ" trước con số, dù mới là thống kê sơ bộ, chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ, độc giả khẩn thiết giục Bộ trưởng Nội vụ đừng nghe báo cáo nữa mà hãy vi hành.

Kết quả báo cáo sơ bộ từ các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương nêu trong bài ‘Bộ trưởng Nội vụ: Chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ’ khiến nhiều độc giả giật mình.
Nên khóc hay nên cười?
Độc giả Namle miêu tả con số do Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nói trước Thường vụ QH như “chuyện lạ có thật”. Bạn đọc đề tên Toàn cho rằng, “nếu chỉ có 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ thì giờ đây kinh tế Việt Nam đã phát triển không biết tới đâu rồi?!! Có khi Việt Nam mình đã được xếp vào danh sách các nước phát triển”.
Theo độc giả Thịnh, nếu 1% cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, còn 99% hoàn thành nhiệm vụ như vậy “tất cả đều quan liêu”.
“Đây là những báo cáo sai sự thật, tô hồng đã thành nếp quen thuộc. Không ai tin thống kê này” - anh Tuấn Đặng biên thư quả quyết.
Độc giả Nam khẳng định “con số thống kê chỉ mang tính thành tích trong khi thực tế hoàn toàn khác”.
Một độc giả khác tỏ vẻ buồn bã: “1%, không biết nên khóc hay nên cười?”
Anh Pham Thanh Tung gửi lời nhắn Bộ trưởng qua thư độc giả rằng: “Bộ trưởng nói vậy thì Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về là sai sao?”.
Chị Nguyen Hong Van cũng đồng quan điểm: “Thật quá bất ngờ khi đánh giá của Bộ trưởng chỉ có 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Sao có vẻ quá đơn giản như vậy khi ngay chính Phó Thủ tướng cũng như không ít người khác đã cảnh báo có đến 30% sáng đến trưa về, không có việc. Có lẽ họ cũng hoàn thành nhiệm vụ vì không có việc để làm. Nếu đánh giá như vậy, có lẽ bộ máy hành chính đã quá tuyệt. Theo tôi nên xem xét lại ngay chính cách đánh giá”.
Độc giả tên Nghị có chút hài hước: “Nhiều thế cơ à, đến 1% lận. Cao quá. Thế mà hôm trước nghe bác Phó Thủ tướng nói tới 30% cắp ô đấy, không biết bác ấy lấy số ấy ở đâu ra, hay là từ lúc ấy 30% số công chức đã ăn năn hối lỗi làm tốt trở lại rồi đây?”.
Độc giả Khắc Cường nghi ngại “địa phương báo cáo quá xa rời thực tế, né tránh sự thật. Đề nghị Nhà nước có một cuộc điều tra thật khách quan, chính xác, có tiêu chuẩn cụ thể và công báo cho dân biết”.
Đừng vội nghe báo cáo
Trước những kết quả nêu, bạn đọc Tran Trong bày tỏ “không còn nhận ra được cái nào đúng, cái nào sai nữa”.
Còn bạn đọc Hoàng Kim đưa ra ý kiến “làm quản lí mà cứ ngồi trong phòng lạnh rồi nghe báo cáo từ cơ sở thì các số liệu đều là "rởm" nên phải vi hành thôi”.
Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc Trần Dân ví báo cáo này giống như báo cáo ở Đồ Sơn không có gái mại dâm.
"Bộ trưởng Nội vụ đừng có vội nghe báo cáo mà nói ra như vậy. Ông hãy vi hành rồi sẽ thấy. Hãy làm người dân tới các cơ quan công quyền, nơi mà người làm việc được gọi là "công chức" xem họ đi làm có đúng giờ không, có về sớm hay không, công việc ra sao, tiếp dân như thế nào".
Bạn đọc Ngọc Diệp đề nghị “cần xác định những công chức, viên chức cà kê để loại ra khỏi các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tinh giản biên chế để cải cách lương, ưu đãi, trọng dụng người có cống hiến thật sự”.
Theo Hồng Nhì 
Vietnamnet

Kinh tế Việt Nam sáng hay xám?

Tại Việt Nam, bức tranh kinh tế vĩ mô ba quý đầu năm cũng bao gồm những gam màu sáng tối đan xen nhau, Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định.

Kinh tế Việt Nam sáng hay xám?Tại Việt Nam, bức tranh kinh tế vĩ mô ba quý đầu năm cũng bao gồm những gam màu sáng tối đan xen nhau, Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa phát hành bản tin kinh tế vĩ mô của quý 3, với nhiều khuyến nghị chính sách quan trọng. Một trong các vấn đề được Ủy ban đề cập là câu chuyện liệu có nên lựa chọn giải pháp kích cầu cho nền kinh tế hay tiếp tục thận trọng?
Thận trọng với gói kích cầu?
Ủy ban Kinh tế đánh giá, hiện tại, trong bối cảnh tăng trưởng trì trệ và lạm phát ở mức thấp, có một số kiến nghị đề xuất nên hướng tới kích thích nền kinh tế (thực hiện chính sách kích cầu) vì lạm phát trong nước năm nay ở mức rất thấp. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng với các kiến nghị kích cầu.
Bởi, lạm phát ở Việt Nam rất nhạy cảm với việc nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa do những yếu kém trong cơ cấu kinh tế (sự không hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp, các điểm nghẽn về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực có chất lượng...) cũng như tâm lý lạm phát của người dân còn nặng nề sau một giai đoạn bất ổn vĩ mô kéo dài. Những diễn biến trong suốt những năm gần đây đã thể hiện rất rõ điều này.
Vấn đề thứ hai là môi trường làm chính sách hiện nay có quá nhiều ràng buộc hạn chế. Cụ thể là nợ công đang ở mức cao và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tiền lương, thu nhập tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.
Mặt khác, lộ trình chuyển lĩnh vực năng lượng sang cơ chế thị trường, cũng như giảm bù lỗ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn còn tiếp tục diễn ra.
Năng lực thiết kế và đặc biệt là thực thi chính sách còn hạn chế, dẫn đến việc chính sách chậm được triển khai làm tăng thêm độ trễ giữa thời điểm nền kinh tế cần được kích thích với thời điểm thực sự được kích thích, dẫn đến sự sai lệch hoàn toàn kết quả so với dự tính ban đầu (kích thích khi nền kinh tế đã phục hồi hay ngược lại, thắt chặt khi nền kinh tế đã nguội lạnh).
kinh tế VN, lạm phát, nợ công, điều hành kinh tế, đòn bẩy kinh tế, bất ổn vĩ mô
Lạm phát ở Việt Nam rất nhạy cảm với việc nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa.Ảnh minh họa
Đáng chú ý, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cảnh báo "hiệu lực và hiệu quả của chính sách trong bối cảnh các nhóm lợi ích có khả năng tác động lên khâu thiết kế hay khâu thực thi theo hướng có lợi cho nhóm của mình bất chấp tác hại đối với quyền lợi quốc gia".
Ủy ban Kinh tế Quốc hội khuyến nghị, tuy lý thuyết cũng như thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đều ủng hộ những can thiệp chính sách theo kiểu nghịch chu kỳ, song việc thực hiện các chính sách nới lỏng để kích cầu ở Việt Nam hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro, bởi những ràng buộc quá chặt chẽ như ở trên đã làm cho dư địa can thiệp chính sách rất hạn hẹp.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục kiên định thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng dựa trên hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh cải cách cơ cấu như là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững trong dài hạn.
Theo đó, triển vọng kinh tế VN trong ngắn hạn và trung hạn sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của nền kinh tế cũng như diễn biến của kinh tế toàn cầu.
Theo Ủy ban Kinh tế QH, dự báo tăng trưởng do một số tổ chức đưa ra cho thấy nền kinh tế nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm.
Ngân hàng Thế giới, vào giữa năm cũng đưa ra dự báo về tăng trưởng của Việt Nam trong ngắn hạn đến trung hạn, với kết quả như sau. Năm 2013, tăng trưởng là 5,3%; năm 2014 là 5,4% và năm 2015 cũng ở mức 5,4%.
Các dự báo khác cũng cho thấy chỉ số tương tự và đều phản ánh rằng chỉ tiêu tăng trưởng năm nay khó có thể đạt được. Trong trung hạn, nền kinh tế sẽ phục hồi chậm chạp theo hình chữ U.
Về lạm phát, cơ quan QH cho hay, đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ lạm phát đang ở mức thấp. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam dự báo, trong trường hợp ít có biến động mạnh về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cũng như cú sốc giá năng lượng và hàng hóa trên thị trường thế giới, tỷ lệ lạm phát của VN năm nay sẽ vào khoảng 7,32%.
Tuy nhiên, nếu có biến động đáng kể trong điều hành chính sách vĩ mô (như tăng tỷ giá hay nới lỏng chính sách tín dụng và đầu tư công, hoặc giá điện than, xăng dầu, y tế tăng mạnh) thì lạm phát có thể lên tới mức cận trên 8,84%. Dự báo lạm phát các năm tới tương ứng là 7,8% và 8,4%.
Theo dự báo của các tổ chức và chuyên gia khác, tỷ lệ lạm phát năm 2013 nằm trong khoảng 6 - 8%.
Gam màu sáng hay tối?
Phân tích những thách thức nói trên, Ủy ban Kinh tế QH khuyến nghị, những diễn biến trong ba quý đầu năm đã cho thấy khó khăn, thách thức vẫn tiếp diễn trên phạm vi toàn cầu.
Nói riêng trong khu vực châu Á, kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm tốc cùng với rủi ro gia tăng trong hệ thống ngân hàng. Tuy sức ép lạm phát trên toàn cầu đã giảm nhưng đối với khối các nước đang phát triển, lạm phát vẫn là một nguy cơ lớn tiềm ẩn.
Còn riêng trong khu vực Asean, các nước thuộc Asean-5 lại đang tiếp tục đà phục hồi rất nhanh.
Ủy ban Kinh tế nhận định, tại Việt Nam, bức tranh kinh tế vĩ mô ba quý đầu năm cũng bao gồm những gam màu sáng tối đan xen nhau. Điểm sáng nhất là lạm phát được kiềm chế, xuất khẩu tăng, cán cân thương mại chỉ thâm hụt nhẹ trong khi cán cân tổng thể thặng dư đã tạo điều kiện để ổn định tỷ giá và thực hiện được một bước tiến quan trọng trong chống đôla hóa, vàng hóa.
Một điểm sáng khác, tuy ít được chú ý hơn, song hết sức quan trọng cho dài hạn. Đó là sự gia tăng của dòng vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ mới đến từ Đông Á, với nhiều tiềm năng giúp VN tăng giá trị xuất khẩu, cải thiện chất lượng công nghệ và nhân lực, dần bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhưng ngoài các gam màu tươi sáng nói trên, thì gam màu tối thể hiện ở chỗ, nền kinh tế đang suy giảm rõ, phản ánh sự suy giảm của tăng trưởng tiềm năng cũng như tác động trễ của các chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ được thực hiện trong những năm gần đây.
Đi cùng với tăng trưởng suy giảm là những khó khăn lớn khác mà hiện VN đang phải đối mặt, đó là tồn kho, nợ xấu, DN tiếp tục chật vật khó khăn..
"Những tháng còn lại và các năm tiếp theo cho thấy triển vọng kinh tế còn tiếp tục khó khăn", Ủy ban Kinh tế đánh giá.
Như những gì đang diễn ra trên thế giới, ở VN, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, xu hướng cắt giảm nợ đang diễn ra ở cả khu vực doanh nghiệp cũng như khu vực hộ gia đình, dẫn đến cầu nội địa tiếp tục suy yếu.
Trong những năm tới, VN cần thực hiện kiên định và quyết liệt các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh hơn nữa việc thực thi chương trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Do tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn đến trung hạn nên rất cần chú trọng đến cơ cấu tăng trưởng, bảo đảm ưu tiên cho các lĩnh vực tạo nhiều việc làm và sinh kế cho người nghèo.
Ủy ban Kinh tế cũng nêu vắn tắt các khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn và trung hạn. Trong đó, về trước mắt, chính sách tiền tệ cần áp dụng biện pháp tăng cung tiền, cũng như phương thức phân bổ tín dụng hiệu quả nhất trong việc đạt mục tiêu kép là ổn định vĩ mô và tăng trưởng hợp lý.
Về tài khóa, cần ưu tiên giải quyết nợ đọng từ công trình đầu tư công (góp phần giải quyết nhanh nợ xấu). Đặc biệt, tăng cường việc minh bạch các chi phí và giá thành điện, nước, xăng dầu để thuyết phục được người dân thấy sự cần thiết của việc điều chỉnh giá các loại năng lượng chiến lược nói trên.
Theo Thanh Châu
Vietnamnet

NGUYỄN BÁ THANH CÓ TÂM...NHƯNG...

Ông Nguyễn Bá Thanh: Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ




Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn - Ảnh: H.B
Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn - Ảnh: H.B

Sáng 24.9, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư cùng Đoàn đại biểu quốc hội TP.Đà Nẵng tiếp tục có cuộc tiếp xúc cử tri tại 11 xã của huyện Hòa Vang.

“Không bắt tận tay khó quy tội tham nhũng”
Tại cuộc tiếp xúc này, các cử triđề cập tới nhiều vấn đề như xây dựng nông thôn mới mà đường xá được xây dựng quá kém chất lượng;bố trí tái định cư còn nhiều bất cập; một khu dân cư tại Hòa Phước còn bị ngập lụt khi mùa mưa về...
Hầu hết các cử tri đều rất quan tâm tới việc bỏ phiếu tín nhiệm trong thời qua, cũng như vấn đề tham nhũng.
Cử tri Trần Đình Nam (xã Hòa Tiến) đặt câu hỏi: “Thấy Quốc hội vừa qua tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm là rất tiến bộ. Nhưng cử tri chúng tôi vẫn còn băn khoăn là những cán bộ tín nhiệm thấp thì đã giải quyết ra sao rồi?”.
Một số cử tri khác lại lo lắng: “Vừa rồi thấy chúng ta đã hô hào rất mạnh trong việc xử lý tham nhũng, nhưng vẫn chưa thấy xử lý được vụ nào. Chúng tôi đề nghị Quốc hội nên mạnh tay hơn nữa đối với vấn nạn này”.
Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư cho biết thời gian tới sẽ tiến hành xử lý tất cả các vụ tham nhũng từ nhỏ đến lớn chứ không chỉ có lớn mới đưa ra xử.

Ông Nguyễn Bá Thanh: Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ (1)Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lýÔng Nguyễn Bá Thanh: Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ (2)

Ông Nguyễn Bá Thanh

Ông Thanh lấy vídụ vụ làm xét nghiệm dỏm tại Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) và cho rằng sự việc không chỉ gây thất thu đến tiền tỉ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nên vụ án cũng được nhanh chóng khởi tố mấy chục người.
Theo ông Thanh, riêng một số vụ án được cho là tham nhũng hiện tại cũng rất khó xử lý cho thỏa đáng vì luật pháp vẫn chưa hoàn thiện.
“Mua con tàu 30 tỉ rồi cùng nhau đưa lên tới 40-50 tỉ để chia chác nhau nhưng chúng ta không bắt được tận tay thì khó mà xử lý họ với tội tham nhũng. Vì không bắt được tận tay như vậy nên mới phải xử lý theo tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết thêm, tới đây, phòng chống tham nhũng sẽđược các cấp làmquyết liệt,đối với những vụkiểunhưtrênsẽ đượcxem xét là vụ án và tội phạm tham nhũng để xử lý.
Cũng theo ông Thanh công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn chứ không thể ngày một ngày hai.
“Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc, cứ tố cáo thẳng tới tôi”
Tình trạng xuống cấp của nền y đức nước nhà, đặc biệt là những bất cập trong việc chi trả viện phí, việc khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế chưa được như mong đợi cũng được các cử tri đề cập.
Cử tri Huỳnh Thiệu (xã Hòa Phước) cho rằng: “Nhà nước phát động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, người dân cũng đồng tình tham gia nhưng tôi thấy sao mà những người có bảo hiểm vào viện là lắm phiền phức. Làm đủ thứ thủ tục phiền hà. Nằm bệnh viện uống thuốc 10 ngày chưa hết bệnh nhưng ra ngoài mua thuốc uống chỉ có 5 ngày đã khỏi. Không biết chất lượng thuốc bảo hiểm y tế ra sao!”.
Một cử tri khác lại cho biết gia đình có hai con đã tốt nghiệp trung cấp y nhưng xin việc không nơi nào nhận. Trong khi trường lớp thì mở tràn lan mà đào tạo xong rồi lại không có việc làm. “Nhiều người nói là phải chạy chọt. Vậy bây giờ cho tôi hỏi, để xin việc ở Hòa Vang là phải mất bao nhiêu (ý nói tiền chạy chọt - PV), ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thì bao nhiêu?”, cử tri này nói.
Về tiêu cực trong ngành y ông Thanh cho rằng một phần do tiền viện phí, tiền bảo hiểm của người dân đóng góp thực sự chưa cao nên nguồn thu không đủ. Bởi vậy mà chất lượng y tế thấp, bệnh viện quá tải, thiếu máy móc điều trị. Tuy nhiên, một phần cũng có tiêu cực, người nào đưa cho vài đồng thì y, bác sĩ khi chích thuốc cũng chích nhẹ nhàng và ít đau hơn.
Để có chất lượng y tế tốt hơn theo ông Thanh: “Tôi nghĩ là phải mất vài thập niên nữa thì tình trạng y tế mới cải thiện lên được. Khi đó kinh tế tốt lên thì đời sống người dân, y tế cũng sẽ được cải thiện hơn”, ông Thanh nói.
Về tiêu cực "chạy việc" như cử tri đề cập, ông Thanh cũng tin là sự việc cử tri này nêu là cóvà chỉ dẫn: “Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lý”.
Theo Hoàng Bảo
Thanhnien

Nỗi đau tụt hậu. Ai gieo, ai gánh?



Đang tụt hậu - là đánh giá đau xót nhất về nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới. Vì sao lại nên nông nỗi này?

DN chủ lực trở thành gánh nặng?
Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp Vinashin. Đến nay, không có bất cứ động thái hay công bố gì về việc này. Đây rõ ràng chỉ là tin đồn nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra.
Hồi tháng 4/2013, Tổng công ty Phát triển Nhà ở và đô thị (HUD) có văn bản cầu cứu Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài giúp, khoảng hơn 5 triệu USD cho nhà máy xi măng sông Thao, nơi mà HUD chiếm 81% vốn chủ sở hữu. Trước đó, đã có vài ba trường là DNNN sa lấy trong các dự án xi măng đã được Bộ Tài chính gánh hộ khoản nợ nước ngoài.
Đến nay, chưa có xác nhận cụ thể, Bộ Tài chính đang phải "đứng mũi chịu sào" cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm "khu vực chủ đạo" - doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Nhưng những câu chuyện trên có thể là ví dụ dễ thấy nhất về một vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo nghiên cứu của GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh - mà sau đó rất có thể lại được bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam hiện nay sẽ xấp xỉ tới 95% GDP. 
Tỷ lệ này vượt xa con số an toàn là 60% GDP do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế công bố. Mầm mống rủi ro nợ công chính nằm ở đây, là những khoản nợ xấu tiềm tàng trong DNNN và có lúc buộc ngân sách đứng ra trả thay.
Năm 2012, lỗ phát sinh của DNNN là khoảng 2.253 tỷ đồng. Năm 2013, các DNNN dự kiến tăng vốn đầu tư lên 506.995 tỷ đồng, tương đương hơn 32%, nhưng doanh thu và lợi nhuận đặt ra lại thấp hơn cả năm 2012. Trước đó, kinh doanh năm 2012 của các DNNN này cũng thấp hơn nhiều so với kết quả kinh doanh năm 2011.
 Trong khi đây là khu vực đang nắm giữ tài sản chiến lược quan trọng nhất của đất nước, hưởng nhiều ưu đãi nhất, với lợi thế kinh doanh vượt trội.
Lo ngại hơn nữa là trong quá trình tái cấu trúc, cơ chế quản lý lại có những biểu hiện đi thụt lùi, trở về thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, khi mới đây, Chính phủ lại giao việc quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước về cho các Bộ. Thậm chí, các Bộ còn đang cắt cử các công chức xuống làm việc tại các DN.
Không phải ngẫu nhiên khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: "Liệu có cần tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới?. Đâu là 3 giải pháp có hiệu lực đột phá nhất giúp nền kinh tế trỗi dậy từ tình trạng khó khăn hiện nay? Quy mô của kinh tế Nhà nước, nhất là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước cần thay đổi đến mức nào, duy trì đến đâu?"
Vẫn chạy theo thành tích
Câu chuyện về DNNN chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng có khoảng cách xa với các nước. Những bất ổn vĩ mô vẫn dai dẳng kéo dài, đặc biệt trong vòng 5-6 năm trở lại đây là hệ quả tổng thể của một mô hình tăng trưởng không hợp lý, dựa nhiều vào đầu tư, một cơ chế quản lý mang nặng tính xin cho và thị trường nửa vời, những bất cập trong chi tiêu công... Và trên hết, đó còn là căn bệnh tư thành tích trong tư duy phát triển kinh tế.
Sáng 24/9, Bộ Kế hoạch đầu tư công bố, GDP 9 tháng ước đạt 5,14%. Nhiều khả năng, mục tiêu GDP cả năm sẽ không đạt như Quốc hội đề ra. Mới đi nửa chặng đường của kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015, nhưng ước thấy đã có 7 chỉ tiêu trọng yếu không đạt GDP, lạm phát, bội chi, giải quyết việc làm...
Nỗi đau tụt hậu: Ai gieo, ai gánh? (1)

Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã "hỏi nhau", tăng trưởng kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói: "Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu".
GS Nguyễn Quang Thái cho biết: "3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%, trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi, nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa".
Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở: "Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin." Và vì thế, ông nói "việc điều chỉnh chỉ tiêu thì dễ nhưng không để làm gì".
Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: "Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế".
Theo ông, quá trình hoạch định chính sách hiện nay vẫn không thể đối phó với vấn đề mới của thời đại. Tư duy chiến lược phát triển của kinh tế đang có sự không nhất quán.... Sự không rõ ràng trong tư duy phát triển kinh tế đã dẫn tới những chính sách đa mục tiêu. Cùng đó là chính sách kinh tế ban hành rất nhiều nhưng hiệu quả lại không đạt.
Trong khi đó, chúng ta lại ít khi nói về cái sai của mình. Theo GS Đạt, hệ lụy của gói kích thích kinh tế, chính sách nới lỏng thái quá đã dẫn tới giá cả gia tăng, lãi suất, tỷ giá tăng, kéo theo sóng đầu cơ và bất ổn. Nhưng thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân sai lầm trong thiết kế thực thi chính sách thì Chính phủ lại coi đó là khiếm khuyết của kinh tế thị trường. Đồng thời, lại gia tăng các biện pháp cưỡng ép hành chính và gọi chúng là chính sách bình ổn.
Theo khuyến nghị của GS Đạt, đã đến lúc phải lựa chọn và quyết định. Đầu tiên phải đổi mới tư duy chiến lược kinh tế.
"Đây sẽ là động lực để nền kinh tế thoát khỏi trì trệ. Tuy nhiên, cần có sự dũng cảm và kiên trì trong lựa chọn này. Việt Nam sẽ phải hi sinh tăng trưởng trong vài năm đầu, chấp nhận một mức tăng trưởng thấp để đạt sự bền vững lâu dài", ông Đạt nhấn mạnh.
Theo Phạm Huyền
Vietnamnet

Sao Việt thẳng thắn về sex

Ngôi sao
Nhiều nghệ sĩ Việt có những phát ngôn khá táo bạo, thành thật về chữ trinh, về chuyện giường chiếu...
Chuyện những sao nước ngoài lên báo tiết lộ chuyện mình quan hệ lần đầu năm mười mấy tuổi, làm tình với bao nhiêu cô gái... chẳng phải chuyện lạ. Nhưng ở Việt Nam, số lượng các sao nói về chuyện nhạy cảm này chỉ đếm trên đầu ngón tay, phần đông trong số họ thường lảnh tránh vì không muốn bị ném đá.
Mai Khôi - nữ ca sĩ cá tính của showbiz Việt - là người có những chia sẻ thẳng thắn và gây sốc nhất về chuyện tình yêu và quan hệ tình dụcCô từng tiết lộ rất thành thật rằng cô cùng người yêu có thể hôn nhau tới 200 lần một ngày. Mai Khôi lý giải "vì ông trời luôn bắt Khôi phải yêu, yêu tha thiết và điên dại" nên cô cứ mặc nhiên thể hiện cảm xúc với người yêu mọi lúc, mọi nơi. Cô cho đó là những chuyện hết sức bình thường, là cách người ta thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi một cách tự nhiên nhất, không khiên cưỡng. 
Trước khi kết hôn với anh chàng người Australia Benjamin, Mai Khôi từng nhiều lần sống chung với những người tình trước đó. Cô thẳng thắn chia sẻ: Đàn ông kém kinh tế, xù xì, không biết chiều phụ nữ và kém cỏi trong vấn đề sex là điều dễ khiến cô cảm thấy chán nản nhất. 
Mai Khôi và bạn trai Benjamin sống thử cùng nhau một thời gian dài trước khi kết hôn vào ngày 1/9 vừa qua.
Ca sĩ Thu Minh cũng từng khiến nhiều fan bất ngờ khi thừa nhận cô đã trải qua 4 mối tình trong vòng 17 năm, và từng sống thử, quan hệ tình dục với những người tình của mình. Nói về "hồ sơ tình yêu", Thu Minh chia sẻ: "Với tôi, cả bốn cuộc tình, cuộc nào cũng có dấu ấn riêng. Tôi luôn trân trọng những người từng đến với mình cho dù họ đem đến sự đau khổ cho tôi hay tôi đem đến sự đau khổ cho họ. Thế mới là cuộc sống. Cả hai đều giúp nhau trưởng thành hơn. Tôi sẽ không ngừng yêu và vẫn luôn chào đón người đàn ông mới".
Với Mai Khôi và Thu Minh, chuyện sống thử, quan hệ trước hôn nhân không hề quan trọng, điều cốt lõi là họ được sống thực với cảm xúc, tình yêu của mình dù mối tình đó kéo dài được bao lâu. Và dĩ nhiên với họ, chữ trinh tiết không bao giờ là vật cản cho bất cứ cuộc tình nào.
Cùng quan điểm đó, nữ diễn viên Lan Phương từng thẳng chia sẻ ý kiến ngay trên truyền hình: "Ngày xưa, do sự giáo dục của gia đình, tôi rất coi trọng chuyện trinh tiết nhưng sau một thời gian đi và gặp gỡ nhiều người, tôi thấy trinh tiết không dùng đánh giá một con người".
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người có những suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề trinh tiết. Tuy nhiên nhiều người đàn ông vẫn coi đó là vấn đề quan trọng, là yếu tố đầu tiên để đánh giá một con người. Thậm chí lúc đầu họ bỏ qua nhưng sau này luôn tìm cách xỉa xói, đay nghiến bạn gái hay người vợ mỗi khi có những cãi vã thường ngày.
Lê Hoàng - một đạo diễn nổi tiếng chanh chua và táo bạo trong những phát ngôn từng thẳng thắn nói về vấn đề này: "Tôi nói thật. Tôi gặp những ông đề cao trinh tiết tôi chả chấp nhận được. Bởi vì tôi không tin ông ấy. Vì trên nguyên tắc trinh tiết không chỉ tồn tại trong đàn bà mà trong cả đàn ông.
Ông không mới nhưng lại đòi người ta mới. Tôi có thể khẳng định rằng khả năng đàn ông còn mới tinh là rất... rất... ít. Khi mình như vậy mình lại đòi hỏi người con gái mình là người đầu tiên như vậy là quá ích kỷ. Phần lớn tôi thấy những người đề cao trinh tiết là người ít học, giả tạo và thường không phải là những người đàn ông văn minh".
Ngọc Sơn khẳng định vẫn còn trinh tiết 100%.
Và một trong số rất rất ít những người đàn ông còn trinh theo cách nói của Lê Hoàng, có lẽ là ca sĩ Ngọc Sơn. Anh chàng từng đăng đàn thừa nhận mình vẫn còn zin, và bỏ ra 1 triệu USD để mua bảo hiểm trinh tiết. Anh cho rằng, trinh tiết đời trai là vô giá và chỉ hiến dâng cho người vợ sau này.
Trong một bài phỏng vấn năm 2011, nam ca sĩ "nhạc sến" tuyên bố: "Hơn 10 năm nay, năm nào tôi cũng thắp nhang cầu trời khấn phật cho có người yêu... Tất cả những gì báo chí hay mọi người nói về tôi đều đúng hết, nhưng có một điều sai. Đó là khi tôi nói tôi còn trinh tiết đời trai, chả ai thèm tin cả. Bề ngoài đôi chút hao mòn, nhưng trong nội thất vẫn còn nguyên xi".
Trong khi Ngọc Sơn vẫn còn trinh khi ngoài 30 tuổi thì anh chàng MC điển trai Phan Anh đã quan hệ tình dục lần đầu khi 18 tuổi. Chàng diễn viên "Cầu vồng tình yêu" chia sẻ mẫu người khác giới khiến anh chú ý là "theo thứ tự gương mặt, môi, vóc dáng, làn da, ngực và đôi chân, đặc biệt là vòng 1". Người con gái "mạnh mẽ vừa đủ với sức của anh" sẽ khiến anh cực kỳ hưng phấn. Và nếu đó là "lần đầu tiên của bạn gái", anh tự tin "khiến cô ấy có nhiều kỷ niệm đẹp".
Phan Anh cũng ủng hộ trào lưu sống thử vì theo anh "có những thứ không thử sẽ không biết". Anh cũng từng sống thử trước khi lập gia đình. 
Diễn viên Lương Mạnh Hải cũng từng rất thẳng thắn khi chia sẻ về tình dục trước hôn nhân: "Tình dục là điều quan trọng nhất trong tình yêu. Nếu tình dục không là nhất thì cái gì bây giờ? Tuy nhiên, tình dục không có nghĩa là yêu. Còn tình yêu không thể thiếu tình dục. Yêu mà không có tình dục thì đó chắc là tình đồng chí. Với tôi, người tình đôi khi chỉ đơn giản là đến với nhau vì sex, xong rồi đường ai nấy đi, mỗi người cuộc sống riêng của mình".
Tuệ Minh (Tổng hợp)

23 tháng 9, 2013

Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA

Bó tay với thất thoát, lãng phí

Tình trạng các dự án đầu tư công khắp cả nước bị đội giá so với dự toán, chợ xây xong không có người mua bán, đường không ai đi... đang trở thành vấn nạn gây thất thoát, lãng phí ngân sách, nguồn lực của nhà nước.

'Bó tay' với thất thoát, lãng phí
Bảo tàng Hà Nội bị xem là một công trình lãng phí - Ảnh: Minh Sang
Giải trình trước Ủy ban TVQH hôm qua, khi cho ý kiến về luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, ngoài nguyên nhân thất thoát trong thi công, xây dựng, thủ phạm chính là do chủ trương đầu tư sai ngay từ ban đầu.
Không cần biết có bao nhiêu tiền
Lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư, còn thi công thất thoát 3%-5% chỉ là đồng tiền cụ thể. Thủ tướng cũng bức xúc nói tại sao đường miền núi mà lại làm to như vậy, rộng 60-70 m, ai quyết định đầu tư ?
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT
“Lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư, còn thi công thất thoát 3-5% chỉ là đồng tiền cụ thể. Thủ tướng cũng bức xúc nói tại sao đường miền núi mà lại làm to như vậy, rộng 60-70 m, ai quyết định đầu tư? Rồi dự án khổng lồ mấy chục nghìn tỉ đồng quyết định một cái xong ngay, không qua quy trình thẩm định gì cả, đến lúc không có tiền mà vẫn cứ phải lao theo. Việc này vô cùng lãng phí”, ông Vinh nói.
Ông Vinh cũng bức xúc khi các địa phương không cần biết trong “túi” có bao nhiêu tiền nhưng cứ ký đầu tư dự án tràn lan, không bố trí, không thẩm định nguồn vốn, và nhấn mạnh: “Lần này sẽ có quy định trong thẩm định vốn. Nguồn phải đạt ít nhất 80% tổng mức đầu tư dự án mới triển khai, chứ không để như trước kia các tỉnh cứ vẽ đường ra để chạy, rồi treo đến 10-15 năm không làm nổi”.
Ông Vinh dẫn chứng: “Công trình thủy lợi kế hoạch dự tính tưới tiêu 1.000 héc ta, nhưng làm xong chỉ tưới được có 500 héc ta. Sau đó lại nói do thiết kế không đúng rồi đổ cho biến đổi khí hậu. Đó chỉ là ngụy biện, ngụy biện hết, bởi ai chịu trách nhiệm khi ký quyết định đầu tư, ai chịu trách nhiệm khi suất đầu tư đang 1 tỉ đồng 1 héc ta, nay 2 tỉ đồng mới được 1 héc ta”.
Bộ trưởng KH-ĐT cam kết trước TVQH, nếu sửa luật theo hướng siết chặt lại chủ trương đầu tư, quy trình; siết lại khâu thẩm định vốn chắc chắn sẽ “phanh” lại được vấn nạn đầu tư tràn lan khắp cả nước. “Còn nếu không sửa theo hướng này thì chắc chắn bó tay với đầu tư dàn trải”, ông Vinh nói.
“AB là chùm khế ngọt”
Tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Vinh, nhưng Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần phải tính toán thận trọng, bởi nếu luật áp đặt quá mức, quá chặt có thể dẫn tới ách tắc, rắc rối trong quá trình đầu tư. Đặc biệt, Chủ tịch lưu ý, cần phải kiên quyết xử lý được việc đầu tư dự án theo giá nào để các chủ đầu tư, nhà thầu còn có căn cứ lập kế hoạch, cân đối đủ nguồn, cơ quan quản lý đánh giá được hiệu quả khi phê duyệt.
Ông cũng nêu ra tình trạng, khi lập dự án đấu thầu thì giá chỉ 100 tỉ đồng, nhưng đến khi triển khai bị đội giá, ngân sách lại phải thanh toán lên vài trăm tỉ đồng. Do đó, khi sửa luật cần phải tính toán hết các rủi ro do yếu tố con người gây ra, tính ngay vào trong dự toán từ lúc tham gia đấu thầu. Chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng, “trời đánh không tránh được” như thiên tai, lũ quét, động đất thì được điều chỉnh, nhưng phải ghi rõ trong luật. “Trúng thầu 100 tỉ đồng, đến khi thanh toán vài trăm tỉ là bình thường. Theo tôi thì nên để một giá thôi, trúng thầu bao nhiêu trả thầu bấy nhiêu”, Chủ tịch gợi ý.
Chủ tịch cũng nhắc nhở: “Các đồng chí nhớ câu AB (chủ đầu tư - nhà thầu) là chùm khế ngọt rồi đấy, các anh cũng biết, tôi cũng biết quá kỹ mà chịu không làm được gì vì lúc đó cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và đồng ý hết rồi”. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, có sửa luật cũng không thể khắc phục được.
“Tôi có trao đổi với Thủ tướng là phải chấp nhận kiên quyết sửa lại vấn đề giá. Nếu không, không có cách gì chống tham nhũng, lãng phí đầu tư công được. Chính phủ phải làm sao để luật ra QH chấp nhận được theo nguyên tắc là không điều chỉnh. Có chi phí nào là phải tính hết, khi điều chỉnh do bất khả kháng thì là cái gì, trường hợp nào phải chỉ cụ thể ra”, Chủ tịch QH yêu cầu.

Cấp phép xây dựng rất tùy tiện
Cho ý kiến về luật Xây dựng sửa đổi chiều qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, đề nghị phải làm sao đưa trật tự xây dựng vào nền nếp. “Tôi không hiểu trách nhiệm thuộc về ai khi những công trình siêu mỏng, rất mỏng lại rất cao. Có những chung cư mini thì chất lượng như thế nào, ai cấp phép. Luật phải làm rõ, hạn chế được những công trình siêu mỏng, chất lượng kém, không đảm bảo an toàn”, ông Hiển nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng đánh giá tình trạng cấp phép xây dựng lâu nay còn rất tùy tiện. Cơ quan thẩm quyền cấp xong gần như đứng ngoài cuộc, khi xảy ra sự cố thì không chịu trách nhiệm liên đới. “Anh cấp phép cho người ta khai thác mỏ mà cứ ký vào rồi không chịu trách nhiệm là không được. Vụ ông bà bán thịt chó tại Nghệ An cũng được giấy phép đào mỏ, xong bán lại cho anh nào đó rồi khai thác làm sập mỏ chết bao nhiêu người. Vậy ông cấp phép có biết không?”, Chủ tịch đặt câu hỏi. Ông đề nghị phải luật hóa rõ trách nhiệm của người ký quyết định cấp phép, kể cả trong cấp phép quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng.
Anh Vũ
Thanhniênonline