Trang

23 tháng 2, 2018

Những điều nên biết về Tây Sơn và Nguyễn Huệ



 Thế kỷ 18, Đại Việt về danh nghĩa dưới quyền cai trị của vua Lê nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay chúa Trịnh ở phía bắc và chúa Nguyễn ở phía nam. Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong.
Ba anh em  Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ dựng cờ khởi  nghĩa ở Tây Sơn năm 1771, với khẩu hiệu CƯỚP CỦA NHÀ GIÀU  CHIA CHO DÂN NGHÈO, được đa số dân nghèo ủng hộ và lớn mạnh rất nhanh.
Tây Sơn lấy danh nghĩa phò tá Nhà Nguyễn, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, chống loạn thần Quốc phó Trương Phúc Loan, nên  dân gian có câu:
-         "Binh triều là binh Quốc phó
Binh ó (Tây Sơn) là binh Hoàng tôn".
Tây Sơn thu nhập 2 đảng cướp biển của người Hoa là Lý Tài và Tập Đình, lực lượng được bổ xung khá mạnh.
Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn.  Lúc này quân Tây Sơn đã lớn mạnh nên công khai chống lại Nhà Nguyễn. Tây Sơn đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm, sau 100 năm giữ hòa bình với chúa Nguyễn, sai Hoàng Ngũ Phúc mang 4 vạn quân vào nam tấn công Phú Xuân (Huế), quân Trịnh chiếm thành Phú Xuân, buộc họ Nguyễn phải bỏ chạy về Quảng Nam. Nhưng tại đây chúa Nguyễn lại bị Tây Sơn đánh ra uy hiếp, phải bỏ chạy về Gia Định.
Tháng 5 năm 1775, quân Nguyễn do Tống Phước Hiệp chỉ huy tiến quân ra Phú Yên đánh Tây Sơn, Nguyễn Nhạc mất Phú Yên, chỉ còn giữ Quy Nhơn và Quảng Ngãi.
Quân Trịnh tiếp tục đánh về phía nam, vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Quân Tây Sơn thua trận. Nguyễn Nhạc đầu hàng quân Trịnh, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh bằng lòng và phong chức cho Nguyễn Nhạc.
Thế lực của Tây Sơn được củng cố. Chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc là Tây Sơn Hiệu Trưởng tiên phong tướng quân. Từ đó toàn bộ khu vực từ đèo Hải Vân đến Quảng Ngãi đều thuộc về Tây Sơn. Trịnh Sâm phong cho Nguyễn Nhạc làm Tổng trấn Quảng Nam.
Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn tập trung lực lượng đánh chúa Nguyễn ở phía nam.
Tháng 4 năm 1777, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn  đánh vào Gia Định. Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần bỏ trốn nhưng không thoát, bị bắt đem xử tử vào cuối năm 1777.
Tây Sơn/Nguyễn Huệ lần lượt giết hết dòng họ nhà Nguyễn, chỉ còn một hoàng tôn tên là Nguyễn Ánh, con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát ra đảo Thổ Chu.  
Nguyễn Ánh được tướng Đỗ Thanh Nhân đón và lập làm chúa Nguyễn mới (1778). Nguyễn Ánh tụ tập lại lực lượng trung thành, khởi binh từ đất Long Xuyên, đánh đuổi quân trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định, lấy lại thành Sài Gòn.
Khi 16 tuổi, Nguyễn Ánh được các tướng tôn làm Đại nguyên soái, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh tập trung củng cố lực lượng. Tháng 5 năm năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm Bình Thuận.  
Năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập triều đại Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại thành Quy Nhơn, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân, không quy phục chúa Trịnh nữa.
Năm 1780, khi mới 18 tuổi, Nguyễn Ánh xưng vương.
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ đem quân đánh Gia Định, Cần Giờ. Nguyễn Ánh dàn quân chống cự, nhưng thua trận, lui về Bến Nghé. Nguyễn Huệ đuổi theo, Nguyễn Ánh chạy về Ba Giồng, rồi về Hậu Giang, sai Nguyễn Hữu Thụy sang Xiêm cầu viện, Nguyễn Ánh trốn ra đảo Phú Quốc.
Tây Sơn Tấn công tàn sát người Hoa
Quân Tây Sơn khi tấn công vào Cù lao Phố thì gặp phải sự chống đối mạnh của quân Hòa Nghĩa (người Hoa, ủng hộ Nguyễn Ánh), tại đây một tướng TS là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều.  Nguyễn  Nhạc nổi giận ra lệnh tấn công phá nát khu người Hoa ở Cù Lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong và Gia Định để trả thù, cướp toàn bộ tài sản mang về Quy Nhơn, giết chết 99% dân ở đây.
-         "Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá... mọi người đều khổ sở"- ( Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện).
Tháng 2/1784, Nguyễn Ánh  hội kiến với vua Xiêm La cầu viện binh. Vua Xiêm cho 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.
Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến đoạn sông Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, đánh một trận tiêu diệt gần hết quân Xiêm.
Tại Bắc Hà tập đoàn Lê- Trịnh ngày một suy yếu.
Năm 1786, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đánh ra Bắc.
Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp, chiếm thành Phú Xuân. Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh, vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Vua Lê  gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
Tháng 7 năm 1786, Lê Hiển Tông qua đời, Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, hiệu là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.
Năm 1787 nội bộ Tây Sơn bất hòa, Nguyễn Huệ mang 60.000 quân Nam tiến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc thua trận, phải nghị hòa.
Tháng 4 năm 1787, Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực:
Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn.
Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định và Miền Đông.
Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.
Việc bất hòa giữa anh em Tây Sơn để lại hậu quả nghiêm trọng và lập tức bị đối thủ từ hai phía tận dụng.
Ở phía Nam, Nguyễn Ánh về nước và tập hợp lực lượng vào tháng 8 năm 1787.
Nguyễn Lữ hèn yếu nên bị Nguyễn Ánh đánh bại. Nguyễn Nhạc lo giữ Miền Trung, lo canh me người em Nguyễn Huệ nên không chi viện cho Nguyễn Lữ. Tây Sơn lại mất Nam Bộ.
Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra tiêu diệt Chỉnh. Đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai giết Vũ Văn Nhậm. Lê Chiêu Thống chạy sang TQ cầu cứu quân Thanh chống Tây Sơn.
Cuối năm 1788, vua Thanh Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, chiếm đóng Thăng Long.
Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp.
Ngày 22 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
Ngày 26 tháng 12 năm 1788, đại quân của Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng.
Chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.
Sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung trở thành nhà lãnh đạo tối cao của triều Tây Sơn. Nguyễn Nhạc sợ Quang Trung, đã bỏ đế hiệu, tự giáng xuống làm vương để tỏ ý quy phục Quang Trung.
Năm 1790,  Quang Trung cho quật lăng mộ 8 đời chúa Nguyễn ném hài cốt xuống sông.
Quang Trung sai hoàng tử Nguyễn Quang Thùy đang trấn thủ Thăng Long cùng các tướng Bắc Hà mang quân đánh Lê Duy Chi ở Cao Bằng, đánh bại và bắt được Lê Duy Chi, Hoàng Văn Đồng và Nông Phúc Tấn mang về Thăng Long xử tử.
Ở phía tây, Trần Quang Diệu bình loạn Hồng Lĩnh, Trấn Ninh, đánh bại Quy Hợp. Tháng 10, quân Tây Sơn tiến sang Vạn Tượng. Vua Vạn Tượng là Chao Nan không chống nổi phải bỏ trốn sang Xiêm. Quang Diệu tiến vào Viên-chăn đến tận biên giới Xiêm. Tháng 10/1791, Tây Sơn chiếm xong Vạn Tượng. Đầu năm 1792, quân Tây Sơn trở về Đại Việt.
Tháng 8/1792, Nguyễn Ánh tấn công chớp nhoáng tiêu diệt thuỷ quân của Nguyễn Nhạc ở Thị Nại.
Quang Trung quyết định thực hiện một chiến dịch lớn nhằm tiêu diệt thế lực của Nguyễn Ánh.  Kế hoạch của vua Quang Trung là: điều động 20 - 30 mươi vạn quân thuỷ bộ. Bộ binh theo đường núi qua Lào đánh xuống Cao Miên, chiếm mặt sau Sài Gòn; thuỷ binh vào cửa bể Hà Tiên đánh lên Long Xuyên, Kiên Giang, chiếm mặt trước Sài Gòn. Kẹp quân Nguyễn Ánh vào giữa để bao vây tiêu diệt, không để cho đối phương có đường trốn thoát.
Kế hoạch đang chuẩn bị thì ngày 16/9/1792 Quang Trung băng hà.
-         “Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng. Nguyên tắc thành công của Nguyễn Huệ là KỶ LUẬT SẮT, mệnh lệnh của ông là tối thượng, sai lệnh chém ngay. Ra trận chỉ có tiến, lùi là chém. Tây Sơn/Nguyễn Huệ PHÒ NGUYỄN rồi PHẢN NGUYỄN, HÀNG TRỊNH rồi DIỆT TRỊNH, PHÙ LÊ rồi DIỆT LÊ. Về sự gian trá cũng xứng là bậc thầy”- Phạm Văn Hải.
Đối thủ mạnh nhất đã chết, Nguyễn Ánh tấn công và tiêu diệt Tây Sơn trong vòng 10 năm, thống nhất 3 miền Bắc- Trung- Nam, lên ngôi vua GIA LONG năm 1802 và lấy quốc hiệu là VIỆT NAM.
Bt theo wikipedia và  internet.
Phạm Văn Hải

2 nhận xét:

  1. Ko phải lấy khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo đâu. Theo Tièn Biên, thì thời chúa Nguyễn Phúc Khoát Đàng Trong giàu manh bởi tài nguyên thiên nhiên,đất đai màu mỡ, khí hậu nóng quanh năm.
    Dân trăm họ phẫn nộ vì Trương Thúc Loan lộng quyền sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát băng hà.
    Nguyễn Nhạc lúc đó làm biện lại thu thuế ở miền Thượng. Ông thua bạc hết cả tiền thuế. Để tránh bị truy tố, ông kêu gọi người Thượng chống Trươnh Thúc Loan. Ông đc người Thượng ủng hộ vì ông có 1 bà vợ người Thượng. Ông dối người Thượng là có cây gươm Giàng trao.

    Trả lờiXóa
  2. Bài này đúng nhất Phò Nguyễn Phản Nguyễn, Hàng Trịnh - Diệt Trinh. PHÙ LÊ, DIỆT LÊ thôi
    Còn các dữ kiện theo wipedia, internet không hẳn đúng đâu nếu đối chứng với lịch sử phản chiếu trong bài Qua Đèo Ngang, và điển tích một số ca dao, tucj ngữ.
    Vì bác có ảnh hưởng lớn đến nhiều fan, nê em góp ý vậy

    Trả lờiXóa