Trang

8 tháng 5, 2017

Chính phủ Hà Nội mắc bẫy của Facebook, Youtube.


Ngay sau khi Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn gặp đại diện của Facebook, báo đảng vội vã giật tít "Facebook cam kết với Việt Nam xóa thông tin xấu độc". Nhưng thực chất lại hoàn toàn không phải vậy. Facebook chỉ xóa những trang lạm dụng tình dục trẻ em và những trang giả danh lãnh đạo mà thôi.
Ngay sau khi Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn gặp đại diện của Facebook, báo đảng vội vã giật tít “Facebook cam kết với Việt Nam xóa thông tin xấu độc”. Nhưng thực chất lại hoàn toàn không phải vậy. Facebook chỉ xóa những trang lạm dụng tình dục trẻ em và những trang giả danh lãnh đạo mà thôi.

Kỳ thực, hệ thống công sở ở Việt Nam đã dính quá sâu vào luật chơi của họ. Còn Facebook hay Youtube chưa hề thỏa hiệp với những kẻ bịt miệng.

Tránh vỏ dưa – gặp vỏ dừa

Facebook có chính sách đóng băng tạm thời tài khoản người dùng, không cho người dùng đó đăng bài trong thời gian vài ba ngày, nếu bài đăng của người đó không phù hợp với chuẩn mực cộng đồng để bị quá nhiều tài khoản khác báo cáo. Lợi dụng kẽ hở này, các chính phủ độc tài cho thành lập một “cộng đồng tự phát” và rót tiền ngân sách để nuôi “cộng đồng tự phát” này đi báo cáo những bài đăng bất đồng chính kiến với họ, gọi là report. Một ví dụ điển hình ở Việt Nam trường hợp anh Nguyễn Thiện Nhân- ủy viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam- Ijavn). Khiếp sợ trước sức lan tỏa nhanh của những bài đăng vài ba trăm từ của anh đưa tin về thực trạng xã hội, an ninh tư tưởng cho đông đảo dư luận viên – tức là cộng đồng “quần chúng tự phát” nọ vào báo cáo (report) khiến tài khoản Facebook của anh hơn một lần bị đóng băng 03 ngày.
Trải qua một vài lần tương tự như vậy, chủ nhân các trang facebook rút kinh nghiệm, họ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ khéo léo hơn. Và nhất là, thay vì tự mình viết về một đề tài nào đó, họ kéo (share) bài báo từ một trang báo về tường nhà mình. Các dư luận viên dù có đông đến đâu chăng nữa thì cũng không báo cáo/report cho tài khoản bị khóa đi được, vì có khóa thì phải khóa trang thứ ba kia. Nhất là khi trang thứ ba đó đăng ký địa chỉ không phải ở Việt Nam mà ở một quốc gia tự do như vương quốc Anh chẳng hạn, thì “cộng đồng tự phát” do Đảng lãnh đạo không thể “bỏ phiếu bất tín nhiệm”. Không một ai ở nước này có thể bỏ phiếu để hạ bệ một người ở nước kia.
Chính sách này của Facebook càng làm đau đầu các bộ óc “đỉnh cao trí tuệ” ở Việt Nam, bởi lẽ một bài báo từ một trang báo độc lập được share đi có sức lan tỏa nhanh và sống động còn hơn cả một status cá nhân. Một cá nhân có thể tài giỏi đến đâu đi chăng nữa thì công phu bỏ ra phân tích một vấn đề cùng những tư liệu phim ảnh đính kèm không thể bằng những tòa soạn độc lập có đội ngũ biên tập viên, xét về lâu dài. Tòa soạn báo có ban biên tập sửa sang trau chuốt từ ngữ và kiểm định ngày càng chặt chẽ, từ đó thông tin mà bài báo đưa ra có uy tín, gây được sự chú ý. Hơn nữa, các tòa soạn báo độc lập cho đăng bài nhanh hơn các tòa soạn quốc doanh, bởi tòa soạn quốc doanh còn phải nhìn trước ngó sau thậm chí xin giấy phép hay đợi chỉ thị rồi mới đăng bài, dẫn đến một hiện thực rằng báo quốc doanh đăng bài chậm và độc giả đồng loạt chuyển sang đọc báo độc lập. Do đó, nếu ngành an ninh càng tìm cách cấm cản nhân dân đọc bài của nhà bất đồng chính kiến thì nhân dân càng đọc bài của các tổ chức tòa soạn bất đồng chính kiến. Nói cách khác, tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa.

Công sở nhà nước đã dính quá sâu vào mạng xã hội

Trong khi ngăn cản các doanh nghiệp đăng quảng cáo trên kênh truyền hình mạng Youtube, chính những người tư vấn cho nhà nước đã không dám nói lên một sự thật rằng như thế là họ đã chấp nhận luật chơi do Youtube đề ra.
Cụ thể là đảng không thể ngăn chặn danh mục Clip liên quan được tự động phát bên cạnh mỗi clip do có từ khóa liên quan. Chẳng hạn, công sở nọ cho đăng lên Youtube một clip giới thiệu về công sở địa phương mình, thì ở bên phải giao diện kênh Youtube cũng có một clip nào đó liên quan được trưng ra, không ngờ lại là một clip vạch trần sự sa đọa của xã hội và chính thể. Vì clip thứ nhất “vô tình” giới thiệu clip thứ hai, cho nên để ngăn chặn clip thứ hai thì an ninh cũng phải chặn clip thứ nhất. Muốn “bịt miệng” một cách tối ưu thì có khác nào bảo công sở gỡ kênh Youtube đi?
Ngày nay, mọi trường đại học, mọi ngân hàng, mọi hãng sản xuất đều đăng Clip lên Youtube, nếu bảo họ xóa kênh Youtube đi là điều không thể, vì quan điểm chính trị trên Youtube của họ có ngược chiều đâu; mà nếu để họ duy trì kênh Youtube thì khác nào vô tình giới thiệu cho các hãng thông tấn lề dân? Đây là điều mà ngành an ninh không muốn thừa nhận, nhưng rất tiếc, đó là sự thật. Một sự thật tổng quát hơn, đó là gần như mọi công sở trên cả nước đã tình nguyện đưa đầu vào luật chơi Anh-Mỹ.
Khi nghe nói Facebook tạm khóa trang cá nhân của nhà hoạt động này kia, hoặc khi nghe nói Youtube xóa một vài clip trong muôn vàn clip khác, đừng nghĩ rằng Facebook hay Youtube thành thật thỏa hiệp với những kẻ bịt miệng. Phía trước tấm màn, các mạng xã hội Facebook, Youtube có vẻ như những cỗ máy vô tình (uncaring machine) chẳng ngó ngàng gì đến các dân bị áp bức. Phía sau tấm màn, ông chủ của các hãng đó có thể đang mỉm cười bí một cách bí hiểm, bởi lẽ họ không còn lạ gì các thể chế độc tài.
Việt Nam Thời Báo ( Ijavn.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét