18/03/2016 01:00 GMT+7
Lừa dối, chèo kéo, chặt chém, ném tiền “bo” vào mặt hay thiếu công bằng trong tính giá cả khiến nhiều du khách nước ngoài không muốn đến Việt Nam.
Tài xế taxi quỵt tiền
Sheri - nữ phượt thủ Canada phải ngán ngẩm vì thói chặt chém của tài xế taxi khi quyết định đặt chân đến Hà Nội sau chuyến tàu từ Huế.
Sheri chia sẻ rằng, tàu dự định đi trong 12 giờ đến Hà Nội nhưng lại trễ 3 tiếng, cô vô cùng mệt mỏi vì cả chuyến tàu dài không được ngả lưng trên toa nằm mà phải ngồi ghế mềm. Ngay khi cô bước xuống tàu, nhiều tài xế taxi tới hỏi han, chào mời. Có một người hộ tống cô ra tận xe mở cửa sẵn, đưa hành lý của cô lên xe.
Chiếc ghế mà Sheri - nữ phượt thủ Canada đi trong chuyến hành trình ra Hà Nội |
Ngay khi chiếc xe đi qua góc phố, giá tiền đã là 20.000 đồng song cô vẫn không xuống xe. Cô tìm đường trên bản đồ và tự hỏi chiếc xe đang đi đâu vì tài xế có lẽ đang đi sai hướng, lúc đó đồng hồ tính cước đã nhảy lên 120.000 đồng. Cô bắt đầu bực bội.
Đến cuối con phố, tài xế dừng xe và cho biết đã đưa cô tới khách sạn. Cô phải trả 220.000 đồng. Cô biết mình đã bị lừa. Không có tiền lẻ, cô đưa tờ 500.000 đồng cho tài xế, người đàn ông ra khỏi xe và đi mất. Cô nghĩ rằng anh ta đi để đổi tiền song không phải. Anh ta trở lại và đưa cho cô một bao thuốc kèm tờ 20.000 đồng. Cô nổi khùng và bắt đầu to tiếng với người lái taxi. Anh ta ra khỏi xe và ném đồ đạc của cô xuống lề đường.
Sau đó, chiếc taxi đi mất. Sheri chỉ biết xả cơn cáu giận bằng lời nói, cô nhặt túi lên và đi bộ tới khách sạn.
Sau trải nghiệm không mấy dễ chịu đó, Sheri không còn nhiều cảm tình với Hà Nội mặc dù chỉ mất hơn 20 USD. Cô tự nhủ bản thân mình vẫn còn may mắn vì hành lý vẫn còn nguyên vẹn. Ngày hôm sau, cô quyết định đặt vé tới vịnh Hạ Long và Sa Pa.
Chê ít, ném tiền “bo” vào mặt du khách
Sénèchal một du khách nữ người Pháp cũng phải ngán ngẩm vì hành động khiếm nhã của một số người Việt.
Cô cho biết, đây là lần đầu tiên tới Việt Nam cùng với đoàn người Pháp của mình với mục đích khám phá những địa danh nổi tiếng. Nhưng sau những trải nghiệm tại chợ Đông Ba - Huế vừa qua cô dường như mất cảm tình với đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Nhiều khách du lịch nước ngoài ngán ngẩm vì vì hành động khiếm nhã của một số người Việt. |
“Khi tôi vừa bước xuống xe để tham quan, thì bỗng ở đâu có một đoàn người tiến tới ngỏ ý có một cọc tiền xu Euro rất cần được đổi. Tôi liền đồng ý đổi thì họ nói với chúng tôi cần đổi tiền mệnh giá 20 Euro. Sau khi đưa tiền, họ giúi vào tay tôi một nắm tiền xu euro và bỏ đi. Một lúc sau khi kiểm tra lại số tiền ấy thì mới phát hiện ra một điều gian dối là lẫn trong đám tiền xu ấy có cả đồng tiền xu của Thái Lan, gần như giống y chang tiền xu Euro nhưng giá trị thấp hơn rất nhiều”, Sénèchal bức xúc nói.
Song điều mà Sénèchal cảm thấy “sốc” hơn khi đến Việt Nam là hành động khiếm nhã của một số người Việt. Sénèchal cho biết khi cô tới Hà Nội và Huế luôn bị làm phiền bởi một đội quân xích lô, đặc biệt là ở Huế. Sau một chuyến tham quan, Sénèchal muốn được đi xích lô dạo mát. Sau chừng 20 phút ngồi trên xích lô, cô trả tiền và bo 20.000 đồng cho người lái.
Sénèchal hoảng hốt nhớ lại: “Không ngờ anh ta quăng tờ tiền vào mặt tôi và lẩm bẩm gì đó trong miệng khiến tôi sốc vô cùng. Sau này, tôi mới biết được, họ chê tiền bo ít nên mới có hành động như vậy”.
Tính giá không công bằng
Derek Freal - tác giả của blog du lịch Theholidaze Derek Freal từng đến Việt Nam khẳng định Việt Nam có văn hóa, phong cảnh ấn tượng, thức ăn ngon nhưng anh vẫn không muốn quay lại vì thường bị ép giá hoặc trả cao hơn nhiều lần so với dân địa phương.
Anh kể: “ Xe máy của tôi bị hỏng và một nhóm người địa phương cho biết chỗ sửa xe gần nhất cũng cách đây một km. Ban đầu, họ nói với tôi là 50.000 đồng chi phí đẩy xe hộ, khi tôi rút ra 46.000 đồng, họ nói là không đủ. Nhưng khi tôi rút ví và họ nhìn thấy trong đó có 150.000 đồng, cái giá được tăng lên thành 100.000 đồng".
Du khách Derek |
Tại các quán ăn địa phương, chàng trai cũng có những kỷ niệm không vui.
"Tôi đã ăn ở nhiều nhà hàng - nơi thực chất là nhà của người dân. Tôi thấy họ báo giá rõ ràng trên các tấm biển treo trên tường, nhưng khi tính tiền cho khách nước ngoài luôn là gấp đôi". Derek biết những người bán hàng đang bàn tán chung một chủ đề là về anh, giá tiền và những vị khách khác cũng cười hùa theo họ.
Anh cũng kể về kỷ niệm tại một cửa hàng thịt chó. Một người đàn ông địa phương cùng mua hàng chỉ phải trả giá bằng nửa anh nhưng suất của họ còn nhiều hơn.
"Đây là dấu hiệu rõ ràng của việc ta đang bị tính một mức giá không công bằng", Derek kể.
Tại các quán ăn địa phương, chàng trai cũng có những kỷ niệm không vui.
"Tôi đã ăn ở nhiều nhà hàng - nơi thực chất là nhà của người dân. Tôi thấy họ báo giá rõ ràng trên các tấm biển treo trên tường, nhưng khi tính tiền cho khách nước ngoài luôn là gấp đôi". Derek biết những người bán hàng đang bàn tán chung một chủ đề là về anh, giá tiền và những vị khách khác cũng cười hùa theo họ.
Anh cũng kể về kỷ niệm tại một cửa hàng thịt chó. Một người đàn ông địa phương cùng mua hàng chỉ phải trả giá bằng nửa anh nhưng suất của họ còn nhiều hơn.
"Đây là dấu hiệu rõ ràng của việc ta đang bị tính một mức giá không công bằng", Derek viết..
Người Việt thiếu thân thiện
Alex 26 tuổi là chủ nhân blog du lịch Alex in Wonderland (một trong 20 blogger nữ nổi tiếng nhất thế giới). Cô từng sang Việt Nam và phải ngán ngẩm vì những kỷ niệm chẳng hề muốn nhớ trong chuyến đi.
Đó ác mộng về xe khách: Alex nhớ lại chuyến đi kinh hoàng kéo dài 6 tiếng trên chiếc xe khách từ Đà Lạt đến Mũi Né. Cô cùng nhóm bạn bắt xe ở trạm xe buýt và thanh toán tiền cho cả chuyến đi trước khi lên. Tài xế bắt khách dọc đường đi, cố lèn thật nhiều người lên xe. Cô mắc chứng bệnh sợ không gian hẹp nên gần như bật khóc khi nghĩ đến còn 5 tiếng nữa mới có thể thoát khỏi xe này. Nhóm họ có 4 người và ngồi chỗ của 3 người. Khách lên ngồi la liệt cả lối đi. Trên xe, khốn khổ nhất là hai hành khách phải ngồi trên ghế nghiêng 45 độ bởi hành lý chất đầy đội lên phía dưới. Và đây không phải lần duy nhất cô gặp ác mộng với các phương tiện giao thông ở Việt Nam.
Alex 26 tuổi là chủ nhân blog du lịch Alex in Wonderland |
Thiếu thân thiện: Khi đến một khu chợ ở Đà Lạt, Alex cảm thấy thích thú với những quầy bán đồ ăn. Cô giơ máy ảnh và ra dấu xin phép bà chủ cửa hàng được chụp hình đồ ăn nhưng nhận lại là sự xua đuổi khó chịu khiến cô lùi lại suýt vấp ngã. Alex chia sẻ cô có phần do dự khi chia sẻ kỷ niệm này bởi có thể khiến nhiều người đánh đồng người Việt Nam kém thân thiện. Nhưng đây là điểm khác biệt rất lớn bởi khi đến Thái Lan.
Cô cho rằng nếu du lịch Việt Nam chưa có hướng khắc phục những nhược điểm trên sẽ nhanh chóng bị Lào và Campuchia bỏ xa. Bởi ở những nước này tuy điều kiện khó khăn hơn nhưng cô cảm nhận được sự mến khách và trái tim nhân hậu của họ.
H.Thúy (Th)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét