Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: “Bình chữa cháy, có thể nổ, không thể cháy!”
(GDVN) - Đến nay, cơ quan Cảnh sát PCCC chưa chính thức ghi nhận một vụ nổ bình chữa cháy nào xảy ra bên trong xe ô tô và các phương tiện giao thông cơ giới khác.
Chủ đầu tư sẽ bồi thường toàn bộ thiệt hại vụ cháy ở chung cư Xa LaĐiểm xét tuyển vào các trường trung cấp Công an nhân dânCháy căn hộ chung cư Nam Trung Yên, lộ hệ thống PCCC vô dụng
Xung quanh việc triển khai Thông tư 57/2015/TT-BCA Hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Báo điện tử giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh – Cục trưởng cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) về vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết căn cứ để ban hành Thông tư 57/2015/TT-BCA Hướng dẫn trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Để ban hành Thông tư nói trên, chúng tôi phải dựa trên những cơ sở thực tế và pháp lý. Cụ thể:
- Tình hình cháy, nổ:
Theo thống kê, từ 2011 đến nay, cả nước xảy ra trên 600 vụ cháy nổ ô tô, xe máy. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, số vụ cháy, nổ các phương tiện giao thông cơ giới tăng đột biến, gây ra hoang mang, lo ngại cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, ngày 12/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 73/TTg-KTN chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan có các giải pháp khẩn cấp để hạn chế tình trạng trên.
Gần đây, năm 2014 và 2015 đã xảy ra 253 vụ cháy ô tô, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố điện, sự cố kỹ thuật và sơ suất, bất cẩn trong sử dụng xe.
Trong đó, nhiều vụ cháy do không có bình chữa cháy để dập tắt kịp thời ngay từ khi mới phát sinh đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.
- Cơ sở thực tế:
Việc ban hành Thông tư 57 là dựa trên yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội, tình hình cháy nổ phương tiện cơ giới diễn biến phức tạp. Trước đây, khi Bộ Công an chưa ban hành Thông tư 57, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã thường xuyên khuyến cáo về vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết căn cứ để ban hành Thông tư 57/2015/TT-BCA Hướng dẫn trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Để ban hành Thông tư nói trên, chúng tôi phải dựa trên những cơ sở thực tế và pháp lý. Cụ thể:
- Tình hình cháy, nổ:
Theo thống kê, từ 2011 đến nay, cả nước xảy ra trên 600 vụ cháy nổ ô tô, xe máy. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, số vụ cháy, nổ các phương tiện giao thông cơ giới tăng đột biến, gây ra hoang mang, lo ngại cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, ngày 12/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 73/TTg-KTN chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan có các giải pháp khẩn cấp để hạn chế tình trạng trên.
Gần đây, năm 2014 và 2015 đã xảy ra 253 vụ cháy ô tô, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố điện, sự cố kỹ thuật và sơ suất, bất cẩn trong sử dụng xe.
Trong đó, nhiều vụ cháy do không có bình chữa cháy để dập tắt kịp thời ngay từ khi mới phát sinh đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.
- Cơ sở thực tế:
Việc ban hành Thông tư 57 là dựa trên yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội, tình hình cháy nổ phương tiện cơ giới diễn biến phức tạp. Trước đây, khi Bộ Công an chưa ban hành Thông tư 57, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã thường xuyên khuyến cáo về vấn đề này.
Và, để tự bảo vệ, rất nhiều chủ phương tiện đã trang bị bình chữa cháy cho xe của mình. Hiện nay, cả nước có 2,6 triệu ô tô đang lưu hành và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ trong lĩnh vực này.
- Cơ sở pháp lý của việc ban hành Thông tư
Việc ban hành Thông tư 57 là đúng quy định của pháp luật, có cơ sở từ các quy định của Luật PCCC và Nghị định 79/2014/NĐ-CP:
+ Khoản 1, 3 Điều 50 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, quy định:”Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho cơ sở, các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý của mình” và giao Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn về điều kiện và trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với các đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và phương tiện giao thông cơ giới.
+ Khoản 1, điểm đ, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định:
Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Vậy mục đích của việc ban hành Thông tư là gì?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: - Việc ban hành Thông tư là để nâng cao ý thức PCCC cho người quản lý, người sử dụng phương tiện.
- Giúp cho người sử dụng phương tiện giao thông cơ giới có phương án, phương tiện để kịp thời xử lý cháy, nổ ô tô ngay từ khi mới phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, nhất là trong các tình huống khẩn cấp.
Sau khi Thông tư có hiệu lực, hầu hết cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đã bày tỏ sự đồng tình với quy định này, và cho rằng việc đầu tư không tốn kém, nên không ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiều người dân có thắc mắc về mức độ an toàn của bình chữa cháy khi để trên xe ô tô trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm như nước ta, và thực tế đã xảy ra một số vụ cháy, nổ bình chữa cháy. Với vai trò đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, ông có khuyến cáo gì về vấn đề này để người dân yên tâm khi sử dụng.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Trước hết phải khẳng định bình chữa cháy thì không thể cháy được. Có thể có trường hợp nổ do áp suất trong bình tăng quá cao (có thể do van của bình bị hỏng, không còn khả năng điều áp cho bình nên gây ra nổ). Nhiều người cho rằng trên thực tế đã xảy ra một số vụ nổ bình chữa cháy, gây thiệt hại cho nội thất của xe.
Tuy nhiên, trước mỗi một vụ việc xảy ra cần phải có điều tra, phân tích khoa học mới cho ra những kết luận chính xác được. Và đến nay, cơ quan Cảnh sát PCCC chưa chính thức ghi nhận một vụ nổ bình chữa cháy nào xảy ra bên trong xe ô tô và các phương tiện giao thông cơ giới khác.
- Cơ sở pháp lý của việc ban hành Thông tư
Việc ban hành Thông tư 57 là đúng quy định của pháp luật, có cơ sở từ các quy định của Luật PCCC và Nghị định 79/2014/NĐ-CP:
+ Khoản 1, 3 Điều 50 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, quy định:”Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho cơ sở, các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý của mình” và giao Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn về điều kiện và trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với các đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và phương tiện giao thông cơ giới.
+ Khoản 1, điểm đ, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định:
Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Vậy mục đích của việc ban hành Thông tư là gì?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: - Việc ban hành Thông tư là để nâng cao ý thức PCCC cho người quản lý, người sử dụng phương tiện.
- Giúp cho người sử dụng phương tiện giao thông cơ giới có phương án, phương tiện để kịp thời xử lý cháy, nổ ô tô ngay từ khi mới phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, nhất là trong các tình huống khẩn cấp.
Sau khi Thông tư có hiệu lực, hầu hết cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đã bày tỏ sự đồng tình với quy định này, và cho rằng việc đầu tư không tốn kém, nên không ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiều người dân có thắc mắc về mức độ an toàn của bình chữa cháy khi để trên xe ô tô trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm như nước ta, và thực tế đã xảy ra một số vụ cháy, nổ bình chữa cháy. Với vai trò đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, ông có khuyến cáo gì về vấn đề này để người dân yên tâm khi sử dụng.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Trước hết phải khẳng định bình chữa cháy thì không thể cháy được. Có thể có trường hợp nổ do áp suất trong bình tăng quá cao (có thể do van của bình bị hỏng, không còn khả năng điều áp cho bình nên gây ra nổ). Nhiều người cho rằng trên thực tế đã xảy ra một số vụ nổ bình chữa cháy, gây thiệt hại cho nội thất của xe.
Tuy nhiên, trước mỗi một vụ việc xảy ra cần phải có điều tra, phân tích khoa học mới cho ra những kết luận chính xác được. Và đến nay, cơ quan Cảnh sát PCCC chưa chính thức ghi nhận một vụ nổ bình chữa cháy nào xảy ra bên trong xe ô tô và các phương tiện giao thông cơ giới khác.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh – Cục trưởng cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Ảnh: Thanh Liêm) |
Các bình chữa cháy dành cho ôtô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50-55 độ C.
Do đó, khi đặt bình chữa cháy trên ôtô, cần tránh không để ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), cột A... bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của bình chữa cháy.
Vị trí tốt nhất để đặt bình chữa cháy là ở dưới gầm ghế ngồi, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; lưu ý không để bình chữa cháy ở cốp sau của xe ô tô bởi vì vị trí này dễ xảy ra va đập, khó lấy, khó thao tác sử dụng.
Khi mua bình chữa cháy nên chọn cửa hàng uy tín, có dán tem kiểm định cơ quan chức năng. Khi nhận bình phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng ở dưới đáy bình; vòi phun; van hãm; thân bình.
Tùy từng loại bình chữa cháy (dạng bột hoặc dạng khí) sẽ có thời gian sử dụng khác nhau, do đó cần lưu ý để luôn đảm bảo rằng bình cứu hỏa trong xe luôn trong tình trạng tốt nhất (thường đối với bình chữa cháy dạng bột loại 1kg có thể tới 5 năm, đối với bình khí CO2 thì phụ thuộc vào lượng khí bên trong, thường đo bằng cách cân bình).
Có ý kiến cho rằng, chỉ có Việt Nam mới quy định về việc trang bị bình chữa cháy, các nước có quy định về việc này không thưa ông?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Khi ban hành Thông tư chúng tôi đã tìm hiểu, tham khảo quy định ở nhiều nước trên thế giới. Có rất nhiều quốc gia đã có quy định về việc này:
Theo thống kê của Hội liên hiệp ô tô Vương quốc Anh – AA, có 14 quốc gia Châu Âu quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô gồm: Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Hy Lạp, Bỉ, Ba Lan, Bulgaria, Belarus, Estonia, Latvia, Romania, Macedonia, Lithuania.
Trong đó:
- Liên bang Nga: Tiêu chuẩn an toàn cháy do Bộ Nội vụ Liên bang Nga ban hành năm 1997, quy định rõ: Xe loại nhẹ (4 chỗ, 7 chỗ), xe tải cần trang bị bình chữa cháy bằng bột hoặc bình làm lạnh có dung tích bình không dưới 2 lít.
Xe buýt (xe chở khách) siêu nhỏ cần trang bị ít nhất 1 bình 2l, xe buýt nhỏ trang bị 2 bình 2 lít, xe buýt cỡ trung và các phương tiện vận chuyển người khác phải trang bị 2 bình (1 bình 5l trong khoang hành khách, 1 bình 2l trong cabin).
Do đó, khi đặt bình chữa cháy trên ôtô, cần tránh không để ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), cột A... bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của bình chữa cháy.
Vị trí tốt nhất để đặt bình chữa cháy là ở dưới gầm ghế ngồi, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; lưu ý không để bình chữa cháy ở cốp sau của xe ô tô bởi vì vị trí này dễ xảy ra va đập, khó lấy, khó thao tác sử dụng.
Khi mua bình chữa cháy nên chọn cửa hàng uy tín, có dán tem kiểm định cơ quan chức năng. Khi nhận bình phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng ở dưới đáy bình; vòi phun; van hãm; thân bình.
Tùy từng loại bình chữa cháy (dạng bột hoặc dạng khí) sẽ có thời gian sử dụng khác nhau, do đó cần lưu ý để luôn đảm bảo rằng bình cứu hỏa trong xe luôn trong tình trạng tốt nhất (thường đối với bình chữa cháy dạng bột loại 1kg có thể tới 5 năm, đối với bình khí CO2 thì phụ thuộc vào lượng khí bên trong, thường đo bằng cách cân bình).
Có ý kiến cho rằng, chỉ có Việt Nam mới quy định về việc trang bị bình chữa cháy, các nước có quy định về việc này không thưa ông?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Khi ban hành Thông tư chúng tôi đã tìm hiểu, tham khảo quy định ở nhiều nước trên thế giới. Có rất nhiều quốc gia đã có quy định về việc này:
Theo thống kê của Hội liên hiệp ô tô Vương quốc Anh – AA, có 14 quốc gia Châu Âu quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô gồm: Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Hy Lạp, Bỉ, Ba Lan, Bulgaria, Belarus, Estonia, Latvia, Romania, Macedonia, Lithuania.
Trong đó:
- Liên bang Nga: Tiêu chuẩn an toàn cháy do Bộ Nội vụ Liên bang Nga ban hành năm 1997, quy định rõ: Xe loại nhẹ (4 chỗ, 7 chỗ), xe tải cần trang bị bình chữa cháy bằng bột hoặc bình làm lạnh có dung tích bình không dưới 2 lít.
Xe buýt (xe chở khách) siêu nhỏ cần trang bị ít nhất 1 bình 2l, xe buýt nhỏ trang bị 2 bình 2 lít, xe buýt cỡ trung và các phương tiện vận chuyển người khác phải trang bị 2 bình (1 bình 5l trong khoang hành khách, 1 bình 2l trong cabin).
Xe vận chuyển xăng dầu và các chất nguy hiểm cháy nổ cần trang bị ít nhất 2 bình 5l (1 bình lắp trên khung xe, 1 bình lắp trên thùng hoặc trong khoang hàng…).
- Hy Lạp: Bình chữa cháy, bộ dụng cụ sơ cứu là bắt buộc trang bị trên phương tiện cá nhân.
- Ba Lan: Bình chữa cháy phải trang bị bắt buộc đối với các phương tiện được đăng ký.
- Bulgaria: Bình chữa cháy, bộ dụng cụ sơ cứu bắt buộc trang bị đối với xe cá nhân.
- Macedonia (áp dụng bắt buộc đối với xe chạy bằng khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG);
Ở Châu Á: Ấn Độ: Để nâng cao an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông chết người, Chính phủ đang đề xuất bắt buộc trang bị bình chữa cháy cho tất cả các loại phương tiện giao thông (cá nhân và thương mại).
Ngoài ra các nước khác như Nam Phi và một số nước Châu Phi (Quốc đảo Mauritius, Nigeria…) cũng quy định trang bị bình chữa cháy trên xe buýt và mini buýt và nếu không trang bị sẽ bị phạt.
Hiện nay có tình trạng “cháy hàng”do người dân đổ xô đi mua bình chữa cháy để trang bị cho xe ô tô vì lo sẽ bị phạt. Từ đó có ý kiến cho rằng, có sự bắt tay giữa cơ quan Công an với các doanh nghiệp trong lợi ích nhóm. Ông có thể cho ý kiến về vấn đề này?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Việc “cháy” hàng trên thị trường như các anh, chị phản ánh là có nguyên nhân của nó. Thông tư 57 được ban hành ngày 26/10/2015 đến nay đã hơn 2 tháng.
Khi ban hành Thông tư đã có thông cáo, tuyên truyền của cơ quan chức năng để cơ quan, tổ chức và người dân có thể chuẩn bị cho việc này. Tuy nhiên, do nhiều người chưa quan tâm, để ý nên đến lúc Thông tư có hiệu lực mới đổ xô đi mua.
Nguyên nhân nữa là do nước ta hiện nay có rất ít doanh nghiệp sản xuất bình chữa cháy mà chủ yếu là phải nhập khẩu nên trước tình trạng nhu cầu mua tăng đột xuất sẽ dẫn đến tình trạng nêu trên.
Trước thực tế đó, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cung ứng bình chữa cháy cùng chung tay để đảm bảo nguồn cho nhu cầu thị trường.
Còn lo ngại bị phạt của người dân, chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ, tuy nhiên, trong thời gian đầu, chúng tôi chỉ tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn và nhắc nhở chứ chưa tiến hành xử phạt.
Việc bắt tay giữa cơ quan Công an với doanh nghiệp như anh, chị đề cập, chúng tôi khẳng định là không có. Chúng tôi đề xuất ban hành thông tư này với mục tiêu như đã nêu ở trên và là vì sự an toàn của xã hội.
Chúng tôi đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng không được tham gia vào việc này vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành, trừ những đơn vị có chức năng theo quy định thì mới được làm.
Nếu đơn vị, cá nhân nào phát hiện hành vi vi phạm nêu trên xin phản ánh về cơ quan Thanh tra của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, số điện thoại 069.43087 hoặc 0913211258.
Ông có khuyến cáo gì với lái xe về cách phòng cháy chữa cháy cho xe ô tô? Khi xảy ra sự cố cháy, nổ trên xe ô tô, lái xe nên làm gì?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Để phòng chống cháy nổ cho xe ô tô, lái xe cần lưu ý một số điểm sau đây: Không lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện, tránh quá tải về điện.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe. Tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nên thực hiện ở những nơi có uy tín, bảo đảm chất lượng.
Tuân thủ các quy định an toàn vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng nguy hiểm cháy nổ. Chủ động kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc khi có dấu hiệu khác thường, nhất là hệ thống tiếp nhiên liệu.
Sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu) đúng chủng loại, chất lượng quy định; không mua xăng, dầu ở các điểm bán không được phép kinh doanh. Không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, trong khoang động cơ. Trang bị bình chữa cháy phù hợp theo quy định tại Thông tư số 57/2015.
Khi gặp sự cố cháy xe ô tô, cần bình tĩnh, dừng xe ở lề đường, tránh xa nơi đông người, nơi có nhiều chất dễ cháy. Thông báo cho mọi người trên xe thoát khỏi xe theo các cửa ra vị trí an toàn, nếu cửa xe đã bị kẹt thì sử dụng các dụng cụ, phương tiện phá dỡ được trang bị hoặc dùng vật cứng để phá cửa xe. Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà sử dụng những giải pháp thích hợp để chữa cháy, theo quy trình xử lý sau:
- Tắt khóa điện;
- Hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (điện thoại 114);
- Nếu bình nhiên liệu bị thủng, bị rò rỉ, có thể tìm cách bít lại, sau đó sử dụng các bình chữa cháy, cát, chăn chiên, bao tải, vải nhúng nước để dập lửa.
- Nếu phát hiện khói, lửa trong nắp ca pô cần tắt ngay khóa điện để ngừng việc bơm xăng cho động cơ. Trong trường hợp đã phát hiện có ngọn lửa, phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy trước khi thận trọng nở nắp ca pô để xử lý. Nếu thấy cháy ở các chỗ khác trong xe cần phải sử dụng các phương tiện chữa cháy sẵn có để dập lửa.
- Trường hợp xét thấy không có khả năng dập tắt đám cháy thì nên tránh xa để tránh nổ bình xăng gây tai nạn.
- Hy Lạp: Bình chữa cháy, bộ dụng cụ sơ cứu là bắt buộc trang bị trên phương tiện cá nhân.
- Ba Lan: Bình chữa cháy phải trang bị bắt buộc đối với các phương tiện được đăng ký.
- Bulgaria: Bình chữa cháy, bộ dụng cụ sơ cứu bắt buộc trang bị đối với xe cá nhân.
- Macedonia (áp dụng bắt buộc đối với xe chạy bằng khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG);
Ở Châu Á: Ấn Độ: Để nâng cao an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông chết người, Chính phủ đang đề xuất bắt buộc trang bị bình chữa cháy cho tất cả các loại phương tiện giao thông (cá nhân và thương mại).
Ngoài ra các nước khác như Nam Phi và một số nước Châu Phi (Quốc đảo Mauritius, Nigeria…) cũng quy định trang bị bình chữa cháy trên xe buýt và mini buýt và nếu không trang bị sẽ bị phạt.
Hiện nay có tình trạng “cháy hàng”do người dân đổ xô đi mua bình chữa cháy để trang bị cho xe ô tô vì lo sẽ bị phạt. Từ đó có ý kiến cho rằng, có sự bắt tay giữa cơ quan Công an với các doanh nghiệp trong lợi ích nhóm. Ông có thể cho ý kiến về vấn đề này?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Việc “cháy” hàng trên thị trường như các anh, chị phản ánh là có nguyên nhân của nó. Thông tư 57 được ban hành ngày 26/10/2015 đến nay đã hơn 2 tháng.
Khi ban hành Thông tư đã có thông cáo, tuyên truyền của cơ quan chức năng để cơ quan, tổ chức và người dân có thể chuẩn bị cho việc này. Tuy nhiên, do nhiều người chưa quan tâm, để ý nên đến lúc Thông tư có hiệu lực mới đổ xô đi mua.
Nguyên nhân nữa là do nước ta hiện nay có rất ít doanh nghiệp sản xuất bình chữa cháy mà chủ yếu là phải nhập khẩu nên trước tình trạng nhu cầu mua tăng đột xuất sẽ dẫn đến tình trạng nêu trên.
Trước thực tế đó, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cung ứng bình chữa cháy cùng chung tay để đảm bảo nguồn cho nhu cầu thị trường.
Còn lo ngại bị phạt của người dân, chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ, tuy nhiên, trong thời gian đầu, chúng tôi chỉ tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn và nhắc nhở chứ chưa tiến hành xử phạt.
Việc bắt tay giữa cơ quan Công an với doanh nghiệp như anh, chị đề cập, chúng tôi khẳng định là không có. Chúng tôi đề xuất ban hành thông tư này với mục tiêu như đã nêu ở trên và là vì sự an toàn của xã hội.
Chúng tôi đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng không được tham gia vào việc này vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành, trừ những đơn vị có chức năng theo quy định thì mới được làm.
Nếu đơn vị, cá nhân nào phát hiện hành vi vi phạm nêu trên xin phản ánh về cơ quan Thanh tra của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, số điện thoại 069.43087 hoặc 0913211258.
Ông có khuyến cáo gì với lái xe về cách phòng cháy chữa cháy cho xe ô tô? Khi xảy ra sự cố cháy, nổ trên xe ô tô, lái xe nên làm gì?
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh: Để phòng chống cháy nổ cho xe ô tô, lái xe cần lưu ý một số điểm sau đây: Không lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện, tránh quá tải về điện.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe. Tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nên thực hiện ở những nơi có uy tín, bảo đảm chất lượng.
Tuân thủ các quy định an toàn vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng nguy hiểm cháy nổ. Chủ động kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc khi có dấu hiệu khác thường, nhất là hệ thống tiếp nhiên liệu.
Sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu) đúng chủng loại, chất lượng quy định; không mua xăng, dầu ở các điểm bán không được phép kinh doanh. Không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, trong khoang động cơ. Trang bị bình chữa cháy phù hợp theo quy định tại Thông tư số 57/2015.
Khi gặp sự cố cháy xe ô tô, cần bình tĩnh, dừng xe ở lề đường, tránh xa nơi đông người, nơi có nhiều chất dễ cháy. Thông báo cho mọi người trên xe thoát khỏi xe theo các cửa ra vị trí an toàn, nếu cửa xe đã bị kẹt thì sử dụng các dụng cụ, phương tiện phá dỡ được trang bị hoặc dùng vật cứng để phá cửa xe. Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà sử dụng những giải pháp thích hợp để chữa cháy, theo quy trình xử lý sau:
- Tắt khóa điện;
- Hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (điện thoại 114);
- Nếu bình nhiên liệu bị thủng, bị rò rỉ, có thể tìm cách bít lại, sau đó sử dụng các bình chữa cháy, cát, chăn chiên, bao tải, vải nhúng nước để dập lửa.
- Nếu phát hiện khói, lửa trong nắp ca pô cần tắt ngay khóa điện để ngừng việc bơm xăng cho động cơ. Trong trường hợp đã phát hiện có ngọn lửa, phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy trước khi thận trọng nở nắp ca pô để xử lý. Nếu thấy cháy ở các chỗ khác trong xe cần phải sử dụng các phương tiện chữa cháy sẵn có để dập lửa.
- Trường hợp xét thấy không có khả năng dập tắt đám cháy thì nên tránh xa để tránh nổ bình xăng gây tai nạn.
Thanh Liêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét