Trang

26 tháng 7, 2014

Dữ liệu hộp đen MH17 cho thấy máy bay bị tên lửa bắn hạ

BTTD: Các dấu vết, hiện trường, bằng chứng liên quan đến tên lửa bắn rơi MH đã bị xóa và bị giả tạo...rất khó xác minh thủ phạm.
Những dữ liệu thu thập được từ hộp đen của chiếc máy bay MH17 cho thấy thân phi cơ bị trúng rất nhiều mảnh đạn từ một vụ nổ tên lửa.
hop-den-1753-1406420366.jpg
Phiến quân Ukraine trao trả hộp đen cho các nhà điều tra quốc tế. Ảnh: AFP
"Nó (tên lửa) đã thực hiện công việc như được thiết kế là bắn hạ các máy bay", một quan chức an ninh hàng không châu Âu nói với CBS News
Quan chức này mô tả dữ liệu hộp đen cho thấy có sự giảm áp cực lớn từ một vụ nổ. 
Trước đó, các nhà điều tra cũng phát hiện những lỗ thủng do mảnh đạn vỡ gây ra trên xác chiếc máy bay tại hiện trường ở đông Ukraine. Tuy nhiên, kể cả khi chứng minh được máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa thì việc xác định thủ phạm đứng sau vẫn vô cùng phức tạp.
Máy bay được cho là bị trúng tên lửa đất đối không Buk SA-11 của phiến quân thân Nga. Trong khi đó, lực lượng ly khai khẳng định họ không có những vũ khí hiện đại như trên. Ukraine, quốc gia sở hữu Buk, lại tuyên bố không kích hoạt hệ thống tên lửa nào vào thời điểm máy bay bị bắn.
Hà Lan cho hay nhóm điều tra của nước này sẽ tập trung vào những dấu vết cụ thể như trên. Việc bao quát một cách có hệ thống cả khu vực hiện trường rộng lớn hiện rất khó khăn, trong khi vấn đề an ninh vẫn chưa được đảm bảo.
Cuộc xung đột leo thang ở Ukraine đang cản trở các nhà điều tra về thảm kịch của chiếc máy bay MH17. Nếu các nhóm chuyên gia hàng không và an ninh tiếp cận được hiện trường ở làng Grabovo thì họ có thể hỗ trợ rất nhiều cho chỉ vài điều tra viên đang ở đó.
Tại địa điểm máy bay rơi xuống, các chuyên gia tìm thấy nhiều đồ đạc cá nhân, hộ chiếu, chứng minh thư, thẻ tín dụng và những thứ tương tự. Những phần thi thể nhỏ của các nạn nhân cũng nằm rải rác khắp cánh đồng. Xác của khoảng 100 người vẫn chưa được tìm thấy.
Hiện Hà Lan đã chuyển được 227 thi thể từ Ukraine về nước này.
Anh Ngọc

25 tháng 7, 2014

Đối thơ cùng Công Kute lần 2



Đăng 8 bài thơ đối của Hải Phạm và Công Kute

  1. Hải Phạm:
Sáng nay nắng đẹp trời trong xanh
Gió mang hương biển rất trong lành
Một mình ngắm cảnh qua ô cửa
Vũng Tàu ẩn hiện dáng thiên thanh.

  1. Công Kute:
Sáng nay nắng nhạt trời trong xanh
Vũng tàu khí hậu th
ật trong lành
Bình yên như thể trong tranh vẽ
Thỏa chí tang bồng em với anh...

3. Hải Phạm:
Công cute vẽ ra một cảnh thơ
Vũng Tàu xa thẳm trong sương mờ
Nàng ở chân đồi ta góc biển
Thỏa chí tang bồng chỉ trong mơ.

4. Công Kute:
Thôi thì tạm vẽ ở trong mơ
Để nhắn ai kia hãy đợi chờ
Vũng Tàu xa lắm ai cũng biết
Nhưng mà nếu thích, chả phải mơ!

Hơ hơ !

5. Hải Phạm:
Nhớ thời B 4 đẹp như thơ
Trai tài gái sắc chả phải mơ
Nay tuổi xuân qua già đang đến
Nàng thích ta chiều chẳng phải chờ.

6. Cong Kute
Em chả chờ đâu chả chờ đâu
Tuổi già đang đến bạc trắng đầu
Em thích rồi đấy, anh đến nhé
Đừng để Cong em phải chờ lâu...

7. Hải Phạm
Cô bé ngày xưa dạy ta ca
Bây giờ khôn lớn già chẳng tha
Thôi nàng đã quyết ta phải cố
Thời khắc thích hợp anh sẽ...ra.
Ha ha ha !!!

8. Công Kute
Anh hứa rồi nha, anh phải ra
Nơi đây em hứa sẽ trông nhà
Anh ra thì nhớ alô nhé
Để em còn kịp vặt ít cà...
Hahaha !

Bình loạn
·        


Anh em nhà này bỏ vần "ơ"
Chuyển sang "âu", "a" thật bất ngờ....

Hải Phạm Hahaha !
Bọn anh đang tiếp cận thui
Việt Hà có kinh nghiệm rùi.

Đầu tiên là một vần ơ
Tiếp theo âu nhé bây giờ sang a..

kkk
Trần Thị Lệ Thủy Hải Phạm
Mong anh càng “cay” – thơ càng hay
Làm cho lũ ẻm thấy bay bay…
Ọp K năm nay bác ra nhé!

Quyết đấu với Cong một phen này.
Để cho lũ ẻm chúng nó biết,
Gừng càng giừ – càng thấy cay…
Và thơ của anh cũng rất hay....

k K k k...

Rò rỉ tiền ở Kho bạc Nhà nước

BTTD chỉ còn biết kêu: botay.com

Công tác quản lý ở Kho bạc Nhà nước bị cho là mắc phải hàng loạt sai phạm liên quan hàng ngàn tỉ đồng, thậm chí dùng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng để mua ô tô.

Rò rỉ tiền  ở Kho bạc Nhà nước
Công tác quản lý ở Kho bạc Nhà nước đã bộc lộ hàng loạt sai phạm nghiêm trọng - Ảnh: Diệp Đức Minh
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) VN do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tiến hành. Phó thủ tướng đồng ý với tất cả các nội dung mà TTCP đã làm rõ về những sai phạm khá nghiêm trọng ở cơ quan này.
Điều tiết ngân sách không đúng
Theo kết luận của TTCP, tại KBNN của 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh, Nghệ An, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk) và Sở Giao dịch, đã có tình trạng điều tiết không đúng theo phân cấp ngân sách ở một số nơi với số tiền lên tới 130 tỉ đồng. Trong đó điều tiết không đúng cho ngân sách trung ương là 111,39 tỉ đồng; điều tiết không đúng cho ngân sách địa phương là trên 38,77 tỉ đồng. Một số KBNN còn điều tiết không đúng phân cấp ngân sách nhà nước thời kỳ từ năm 2010 đến tháng 6.2012 với số tiền gần 78,5 tỉ đồng.
 Một số trường hợp KBNN thực hiện việc hạch toán không đúng nội dung thu với chương và tiểu mục ghi trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách. “Việc này không ảnh hưởng đến việc điều tiết ngân sách các cấp, nhưng nó phản ánh thông tin sai lệch về hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân thông qua số liệu thu ngân sách nhà nước. Từ đó có thể dẫn tới việc đưa ra những chính sách, quyết định không chuẩn khác khi điều hành nền kinh tế vĩ mô”, TTCP kết luận.
Tạm ứng vốn nhưng không giải ngân
 
Kiểm điểm trách nhiệm
 Theo TTCP, cơ quan này đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành kiểm điểm trách nhiệm trong việc phê duyệt tạm ứng vốn KBNN cho các địa phương không có danh mục dự án, không đúng đối tượng. Đồng thời, TTCP kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo KBNN tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc KBNN thời kỳ thanh tra trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của KBNN đã để xảy ra những vi phạm nêu trong kết luận thanh tra. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với những kiến nghị này và yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, KBNN VN, UBND các tỉnh liên quan thực hiện và báo cáo Thủ tướng kết quả ngay trong quý 3 này.
Một vấn đề khác được TTCP phát hiện cho thấy KBNN khá lỏng lẻo trong làm thủ tục, hồ sơ tạm ứng. Theo đoàn thanh tra, một số khoản KBNN tạm ứng chưa thực hiện đúng quy định về thủ tục, hồ sơ tạm ứng quy định tại Thông tư số 49/2005/TT-BTC ngày 9.6.2005 của Bộ Tài chính. Cụ thể hồ sơ tạm ứng vốn không có tài liệu xác định dự án đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm mang lại hiệu quả kinh tế; không có phương án tạm ứng vốn KBNN thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Việc sử dụng vốn tạm ứng của UBND một số tỉnh, thành phố còn chưa đúng với danh mục dự án đề nghị tạm ứng được Bộ Tài chính phê duyệt. Cụ thể có 468 dự án của 17 tỉnh thành phố không có trong danh mục dự án đề nghị tạm ứng được Bộ Tài chính phê duyệt nhưng đã được UBND tỉnh, thành phố cấp vốn ứng là hơn 1.176 tỉ đồng. Có 148 dự án của 14 tỉnh, thành phố được ứng vốn nhiều hơn số vốn được Bộ Tài chính phê duyệt trên 328 tỉ đồng. Có 381 dự án của 19 tỉnh, thành phố được ứng vốn ít hơn hoặc không được ứng theo phê duyệt của Bộ Tài chính hơn 1.765 tỉ đồng.
Đáng lưu ý, có 12 tỉnh, thành phố được KBNN tạm ứng vốn nhưng không giải ngân cho các dự án đã đề nghị tạm ứng mà nhập vào ngân sách tỉnh, thành phố là trên 2.459 tỉ đồng. Điển hình tại Yên Bái được Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng năm 2010 là 20 tỉ đồng, năm 2011 là 100 tỉ đồng nhưng UBND tỉnh không giải ngân cho các dự án mà nhập vào ngân sách tỉnh. Tương tự, tại Thái Nguyên số vốn KBNN tạm ứng năm 2009 không giải ngân cho các dự án mà nhập vào ngân sách tỉnh là 122,806 tỉ đồng, tại TP.HCM năm 2012 là 2.000 tỉ đồng.
Việc quản lý thu phí ứng vốn của KBNN chưa thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 49/2005/TT-BTC. Cụ thể một số KBNN tỉnh (Vĩnh Long, Bình Định, Bắc Kạn, Đắk Nông) sau khi thu phí tạm ứng thì chậm nộp về KBNN để quản lý tập trung, chưa thu phí kịp thời theo quy định. Tính đến ngày 25.10.2012 tổng số phí tạm ứng vốn đến hạn phải thu nhưng chưa thu là hơn 2.123 tỉ đồng.
Dùng kinh phí giải phóng mặt bằng để mua... ô tô
Đáng chú ý, khi kiểm tra việc kiểm soát chi mua sắm ô tô tại KBNN 8 tỉnh, thành phố, TTCP phát hiện một số trường hợp vi phạm như việc lựa chọn nhà thầu, mua sai đối tượng, vượt định mức quy định. Cụ thể có 65 cơ quan, đơn vị mua 73 chiếc ô tô không thực hiện việc đấu thầu; 5 cơ quan, đơn vị mua ô tô vượt định mức quy định là 539 triệu đồng. Ngoài ra còn có 9 cơ quan đơn vị mua 9 chiếc ô tô vượt số lượng xe theo quy định, mua xe khi đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng mua xe của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng nguồn kinh phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng để mua xe ô tô... Tổng số tiền vi phạm trên 5,6 tỉ đồng.
Chưa nộp ngân sách đã tự ý sử dụng
Một vấn đề TTCP phát hiện đáng chú ý khác là tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16.11.2004 của Chính phủ quy định các khoản thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính. Thế nhưng một số tỉnh, thành phố đã để lại sử dụng chi cho các dự án đầu tư, trợ cấp cho người lao động tại địa phương.
Cụ thể tại TP.HCM, số tiền chưa nộp là hơn 405,5 tỉ đồng, đã tự ý sử dụng là 93 tỉ đồng. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số tiền chưa nộp là trên 52,6 tỉ đồng và đã tự ý sử dụng là trên 11,3 tỉ đồng. Tại tỉnh Đắk Lắk số tiền chưa nộp trên 23 tỉ đồng, đã tự ý sử dụng chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương hơn 10 tỉ đồng. Theo TTCP, việc các địa phương tự ý sử dụng quỹ khi chưa được Bộ Tài chính phê duyệt là vi phạm Quy định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Mạnh Quân - Công Thành

Được và mất gì khi đi định cư ở Mỹ

BTTD: Mỹ là thiên đường rùi !

Hiện nay tôi đi làm culi trong hãng Mỹ, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt. 
Có nên sang Mỹ sống?
Thời gian qua có nhiều ý kiến đóng góp và tranh luận về vấn đề nên đi hay ở lại Việt Nam cho những trường hợp ra nước ngoài, nhất là đi Mỹ. Tôi xin phép được viết một bài về vấn đề này.
Mong các bạn đóng góp ý kiến nếu có chỗ nào chưa đúng, để bản thân tôi rút kinh nghiệm và làm cho vấn đề đi hay ở thêm phong phú.
d
Ảnh minh họa pixdaus.
Hiện tôi 51 tuổi, định cư Mỹ được một năm. Trước khi đi tôi là kỹ sư trưởng phòng trong một Tổng công ty thuộc Bộ. Tuy chức vụ bé xíu nhưng trong công ty, tôi chỉ dưới 3 người và trên 12 người. Tôi có hai căn nhà nội thành (Quận 1 và 3) - một để ở, một cho thuê. Tôi cũng đi công tác và du lịch một số nước. Vợ tôi làm kế toán cho công ty liên doanh. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 2500 USD (không tính khoản đột xuất).
Trước khi có hồ sơ phỏng vấn ở Lãnh sự Mỹ, tôi cũng rất phân vân. Bạn bè, người thân, cả cha mẹ tôi (vì tôi đi theo bên vợ) đều khuyên tôi nên ở lại Việt Nam. Sau khi suy nghĩ thận trọng và cân nhắc được gì và mất gì cho bước ngoặt của cuộc đời, tôi quyết định ra đi. Và hiện nay đối với tôi thì:
- Tôi mất đi công việc rất tốt mà nhiều người mơ ước và cuộc sống của một gia đình trung lưu ở Việt Nam.
- Tuổi đã chớm già mà phải làm lại từ đầu - đây là điều vô cùng khó khăn.
- Xa những người thân yêu (Cha mẹ, anh chị em và bạn bè thân thiết) cùng những sinh hoạt hằng ngày làm mình rất nhớ khi ra đi.
Và tôi được:
- Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ). Tôi không phải lo lắng gì về tiền bạc cho các cháu học hành.
- Tôi được những thứ nếu có nhiều tiền ở Việt Nam cũng không thể mua được, đó là môi trường sống tốt như không khí, nước... không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục ở Mỹ nếu cố gắng học hành dù gia đình thu nhập thấp vẫn được chính phủ giúp đỡ. Về y tế không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, khi vào bệnh viện chữa trị ai cũng như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người rất tốt, ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập. Con người được tự do sáng tạo, luật lệ rõ ràng. Đặc biệt là xã hội Mỹ luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mỗi người, nếu biết cố gắng học tập và làm việc.
Tôi viết bài này vì tôi thấy nhiều người Việt trên diễn đàn đang sống ở Việt Nam hay Mỹ thường đứng trên quan điểm vật chất là tiền bạc để đánh giá cuộc sống bên nào tốt hơn, mà quên rằng con người sống trong xã hội nào đi nữa thì ngoài tiền bạc còn có những giá trị tinh thần mà nếu thiếu đi thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và buồn chán, cho dù ta có rất nhiều tiền.
Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập. Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là "ngon, bổ, rẻ'' cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống.
Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn trên tinh thần xây dựng.
Lucky

Tăng quyền cho công an?

Cập nhật: 08:14 GMT - thứ năm, 24 tháng 7, 2014
Bạo lực từ giới công quyền gây bức xúc trong xã hội
Công an phường xã có quyền “tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu” là nội dung quan trọng nhất và cũng khiến gây tranh cãi nhiều nhất trong giới đại biểu Quốc hội và chuyên gia pháp luật chưa đến nỗi hoàn toàn vô cảm.
Nội dung đầy tính “sáng tạo” trên nằm trong khoản 2 Điều 25 của Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, theo đó ngoài quy định công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an có các quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập hồ sơ, phân loại và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm xác định có dấu hiệu tội phạm…, công an xã, phường còn được tăng quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu.

Tản quyền hóa và nạn “tự tử”

Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng đột biến trong những năm gần đây trên khắp các vùng đất nước chắc chắn là một trong những nguồn cơn chính yếu để Bộ Công an và sở công an các tỉnh thành tìm cách “tản quyền”.
Thế nhưng trong một nền hành chính mà nạn “trên bảo dưới không nghe” ngày càng tồi tệ, tình trạng tản quyền hóa đã lan tràn từ lâu, với quyền năng sinh sát nằm trong tay một đội ngũ công an phường xã rất thiếu được đào tạo bài bản nhưng lại thừa thãi tinh thần “kiêu binh”. Hệ lụy quá bất tương xứng như thế đã dẫn tới hậu quả một số công an viên và dân phòng ấu trĩ về kinh nghiệm đến mức không thuần thục ngay cả thủ đoạn… đánh người.
Cái chết của một người đàn ông có tên là Ngô Thanh Kiều trong đồn công an ở Phú Yên vào năm 2012 do bị đánh vào chỗ hiểm là một điển hình của rất nhiều điển hình về điều mà cộng đồng quốc tế lên án cảnh sát Việt Nam sử dụng nhục hình.
Nạn nhục hình càng đáng được ghi khắc vào những năm gần đây. Cùng với hiện tượng nổi lên ngày càng nhiều tiêu cực của ngành công an Việt Nam, những cái chết được mô tả là “tự mình giết mình” cũng nối tiếp nhau sinh thành. Hàng loạt vụ việc được công an địa phương báo cáo là “tự treo cổ” đã xảy ra: Nguyễn Công Nhựt ở trụ sở công an thuộc Bình Dương, anh H. cũng ở trụ sở công an thuộc Bình Dương Bình Dương, Bùi Thị Hương ở trụ sở công an thuộc Bình Phước, Đỗ Văn Bình ở trụ sở công an thuộc Đà Nẵng, Đặng Trung Trịnh ở trụ sở công an thuộc Hải Dương…
Đặc biệt từ năm đầu 2013, khi Tổ chức Ân xá quốc tế lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam tính từ thời điểm năm 1975 và báo chí “lề trái” quật khởi tính phản biện, cho đến nay có ít nhất 15 cái chết do “tự tử” trong đồn công an bị giới truyền thông phát hiện.
Chính bởi thực trạng quá tối tăm như thế, khi Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự được đưa ra thảo luận, các đại biểu quốc hội đã phải đặc tả về một nguyên nhân sâu xa khiến người dân sợ hãi về dự thảo này: tại các trụ sở của công an xã, huyện liên tiếp xảy ra những vụ chết người mà nguyên nhân đều “rất khó hiểu, khó tin và khó chấp nhận”.
Cảnh sát và dân phòng bị cáo buộc bạo lực với dân

Cả nước là “cơ quan cảnh sát điều tra”

Nhiều chuyên gia pháp luật cũng cho rằng nếu đưa lực lượng công an xã vào điều tra ban đầu là rất nguy hiểm. Lý do là ngoài việc tìm ra tội phạm, việc bảo mật thông tin ban đầu là vô cùng quan trọng.
Việc này công an xã khó đáp ứng được và sẽ có nhiều tiêu cực phát sinh như tuồn thông tin ra ngoài, bao che tội phạm… gây khó cho cơ quan cảnh sát điều tra điều tra sau này. Một sự thật là khi quyền lực của “quan xã” càng cao bao nhiêu thì việc quản lý càng gặp khó khăn bấy nhiêu.
Vào lần này, điểm bổ sung và đặc biệt khác với Pháp lệnh công an xã năm 2008 chính là việc công an phường xã có quyền “tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu” trong Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
“Nếu công an phường, xã được tham gia điều tra, chắc chắn sẽ có thêm nhiều người bị đánh bầm dập lúc xét hỏi” – phần đông dư luận người dân lập tức phản ứng gay gắt khi dự thảo trên còn e ấp phía sau tấm rèm buông nơi tĩnh phòng quốc hội.
Ngay Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm, Phó Viện trưởng Viện Phúc thẩm 3 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng phải thừa nhận: “Hiện chưa có nước nào trên thế giới lại đưa công an xã, phường… vào lực lượng điều tra. Mục tiêu của dự luật là tinh gọn đầu mối, song chia nhỏ như thế này đang làm phức tạp, tạo ra nhiều lỗ hổng hơn”.
Còn câu hỏi mà người dân phóng ra là cơ chế để quản lý lực lượng tác nghiệp công an phường xã sẽ được thực hiện như thế nào khi chưa có sự chuẩn bị về nhân lực, phương pháp và các biện pháp giám sát cũng như các chế tài cần thiết?
"Cơ chế để quản lý lực lượng tác nghiệp công an phường xã sẽ được thực hiện như thế nào khi chưa có sự chuẩn bị về nhân lực, phương pháp và các biện pháp giám sát cũng như các chế tài cần thiết?"
Tuy thế và như thường lệ, cơ quan pháp luật Quốc hội vẫn không thể thỏa mãn được những vấn đề vừa ẩn chứa tính quan liêu vừa ngoài tầm kiểm soát của họ. Dù có thể “thông cảm” với tình trạng vừa quá tải vừa muốn né tránh trách nhiệm của các cơ quan công an cấp trung ương và cả cấp tỉnh thành, nhưng mặt bằng văn hóa và nghiệp vụ quá kém cỏi của lớp công an phường xã là không thể biện minh được cho cơ chế đùn đẩy chức trách trong nội bộ.
Một khi đã được tăng quyền và kế thừa truyền thống quá tản quyền về hoạt động giám sát, đương nhiên sẽ xảy ra tình trạng quân hồi vô phèng ở không ít địa phương và đối với không ít công an viên. Thay vì truy bắt tội phạm, sẽ không thiếu trụ sở công an phường xã biến thành cơ quan cảnh sát điều tra giả hiệu.
Một số công an viên có thể lạm dụng và cả lợi dụng quyền điều tra ban đầu của mình để “bắt cóc” công dân nhằm mục đích trả thù riêng tư hoặc làm tiền. Tệ nạn “mãi lộ công đường” trong ngành công an cũng do đó sẽ chỉ có tiến chứ không thể lùi…

Xem thường Công ước chống tra tấn?

14/3/2014 - đúng vào ngày tưởng niệm cái chết của đảo Gạc Ma sau cuộc đánh úp của hải quân Trung Quốc, tại một hội nghị tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, đại diện Bộ Công an đã tống đạt một đề nghị hết sức chuyên biệt về chuyên chính vô sản: để đáp ứng toàn diện, đầy đủ hơn yêu cầu trong tình hình hiện nay, bộ luật Hình sự sửa đổi sắp tới cần nghiên cứu hình sự hóa nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xảy ra trong thời gian qua như: tổ chức lập hội trái phép, kêu gọi xóa bỏ hoặc thay đổi Hiến pháp…
Lời tống đạt trên chắc chắn càng làm khó cho danh thể vốn khá úa tàn của Nhà nước Việt Nam trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tổng quan, Bộ Công an đã tích tụ đến 4 kiến nghị trái ngược và xúc phạm lòng dân chỉ trong vòng một năm qua. 3 kiến nghị trước thuộc về “quyền nổ súng” dành cho cảnh sát cơ động để “trấn áp bạo loạn”, “báo chí phải tiết lộ nguồn tin” dành cho báo giới và “hình sự hóa xử lý hội đoàn” dành cho xã hội dân sự.
Nếu yêu cầu thứ tư về “tản quyền” cho công tác điều tra ban đầu của công an phường xã được Quốc hội lặng gật nhẹ bẫng như đã từng nhất trí tuyệt đối cao về Hiến pháp sửa đổi 2013, tương lai nhục hình nhiều khả năng sẽ đột biến gia vị ở rất nhiều vùng miền, trong đất nước mà một nhà thơ đã mô tả “Thơ tôi khóc lệ rơi hình chữ S”.
Nhiều cái chết “mình tự giết mình” sẽ còn xảy ra vào những tháng ngày tới, trong khi Bộ Công an và Bộ Ngoại giao vẫn thản nhiên “tiếp tục triển khai hội nghị về Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc” như một sự làm vì.
Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
Nhà báo Tự do từ Tp HCM

Cuộc tập trận của Ukraine bị nghi liên quan đến vụ MH17?

BTTD: Bất cứ thủ phạm là ai đều phải bị lên án và trừng phạt. Nhưng các trò vu cáo là bỉ ổi và hèn hạ.
Tôi từng là quân nhân nên 
khẳng định: Không thể có chuyện trong tập trận mà bắn tên lửa thật vào máy bay thật trong khu vực có máy bay của mình và đường bay dân dụng quốc tế.

 Dưới đây là bài báo trên Vnexpress:

Một hãng thông tấn Nga cho rằng, sự nhầm lẫn trong cuộc tập trận phóng tên lửa của đơn vị phòng không Ukraine có thể là nguyên nhân khiến máy bay Malaysia rơi, nhưng thông tin này sau đó bị Kiev bác bỏ. 
mh17-1264-1406299335.jpg
Mảnh vỡ máy bay Malaysia cùng những tư trang của hành khách nằm la liệt ở vùng chiến sự ở Donetsk, miền đông Ukraine. Ảnh: Reuters.
"Vào ngày 17/7, sĩ quan chỉ huy Trung đoàn Phòng không 156 được chỉ đạo tiến hành cuộc tập trận cho lực lượng bộ binh đóng quân gần Donetsk và thực hiện việc theo dấu, phá hủy mục tiêu bằng tên lửa Buk-M1", hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời một nguồn tin giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine nói. Nguồn tin này nói thêm vụ phóng tên lửa thực tế không nằm trong kế hoạch. 
Theo hãng này, hai chiến đấu cơ Su-25 cũng làm nhiệm vụ trinh sát trong cuộc tập trận. Nhiều khả năng vào một thời điểm, đường đi của chiếc Boeing 777 thuộc hãng Malaysia Airlines trùng với của chiếc Su-25. Dù bay ở độ cao khác nhau, chúng trở thành một điểm duy nhất trên radar của hệ thống tên lửa. Hệ thống chọn mục tiêu lớn hơn trong số hai mục tiêu, hãng thông tấn Nga cho biết.
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm nay bác bỏ thông tin này trên trang web của đài phát thanh Govorit Moskva. "Chiếc Boeing không bị bắn trong cuộc tập trận huấn luyện của lực lượng phòng không Ukraine", cơ quan báo chí của bộ này cho biết. Bộ Quốc phòng Ukraine gọi đây là chuyện "hoàn toàn phi lý" và đề nghị theo dõi thông tin từ các nguồn chính thức, trong đó có trang web của bộ. 
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines hôm 17/7 đi từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị rơi xuống vùng Donetsk, miền đông Ukraine. Toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng. Một đội gồm 24 chuyên gia quốc tế đang điều tra vụ việc tại hiện trường. 
Hiện vẫn chưa rõ thủ phạm, nhưng quân đội Ukraine và phiến quân thân Nga ở miền đông nước này đang đổ lỗi cho nhau. Mỹ cũng cáo buộc Nga cung cấp vũ khí hiện đại cho lực lượng phiến quân, nhưng Moscow bác bỏ.
Trọng Giáp- Vnexpress

Trung Quốc lo sợ trước “Quyền tự vệ tập thể” của Nhật

(Bình luận quân sự) - Vừa qua, Tokyo đã xóa bỏ những chế ước về “Quyền tự vệ tập thể”, cởi trói cho lực lượng tự vệ Nhật Bản, khiến Trung Quốc hết sức lo ngại.
Hội nghị Nội các Nhật Bản ngày 1 tháng 7 đã thông qua nghị quyết quyết định sửa đổi hiến pháp, dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, phủ quyết "3 điều kiện thực thi quyền phòng vệ" mà Nội các Nhật Bản luôn tuân thủ trước đây, và cho ra đời "3 điều kiện sử dụng vũ lực" mới, tạo nền tảng để Nhật Bản thực hiện “Quyền tự vệ tập thể”.
Nhật sẽ tái hiện chiến thuật “Tấn công phủ đầu”?
Căn cứ vào pháp luật hiện hành của Nhật Bản, biện pháp ứng phó khi hải đảo bị xâm chiếm, chỉ có thể do Cục bảo vệ an ninh trên biển Nhật Bản thực hiện trong phạm vi quyền lực của cảnh sát, vũ khí được sử dụng bị hạn chế.
Sau khi xóa bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ có những thay đổi sâu sắc gì? Khi đó, SDF Nhật Bản hoàn toàn có quyền can thiệp vào vấn đề tranh chấp hải đảo với các nước lân cận và có thể sẽ áp dụng các hành động cứng rắn và cương quyết hơn.
Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tới đây SDF có thể sẽ mang tính tấn công nhiều hơn, khả năng đổ bộ tầm xa sẽ trở thành trọng điểm phát triển của Tokyo trong tương lai, SDF có khả năng sẽ áp dụng các hành động quân sự mạo hiểm hơn, thậm chí có thể tấn công phủ đầu khi xảy ra xung đột quân sự.
Hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản ngày 1 tháng 7 đưa tin, sau khi “Quyền tự vệ tập thể” được cho phép, mặc dù bản thân không bị tấn công, nhưng Nhật Bản cũng có thể sử dụng vũ lực để ngăn chặn các đòn tiến công vào đồng minh của mình.
Trong thời gian tới, Lý luận “chuyên về phòng vệ”, được xây dựng trên cơ sở của điều 9 trong Hiến pháp có thể sẽ bị "xếp xó". Hơn nữa "3 điều kiện sử dụng vũ lực" mới, được đặt ra nhằm ngăn chặn việc lạm dụng “Quyền tự vệ tập thể” cũng vô cùng trừu tượng, giới hạn cho phép sử dụng vũ lực rất mơ hồ.
Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển
Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển
Một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết, SDF của Nhật Bản trước đây chủ yếu được chỉ đạo xây dựng dựa trên nguyên tắc chuyên về phòng vệ, nhưng sau khi “Quyền tự vệ tập thể” được thi hành, rất có thể “Tiên phát chế nhân” sẽ trở thành nguyên tắc vận dụng chiến thuật trong chiến lược quân sự mới của SDF.
Trên thực tế, trong lịch sử chiến tranh cận đại, Nhật Bản luôn chú trọng đánh phủ đầu, đột kích bất ngờ. Chiến tranh Giáp Ngọ (Chiến tranh Nhật-Thanh), trận hải chiến Nga-Nhật, cuộc đột kích Trân Châu Cảng…, Nhật Bản đều có dự mưu từ trước là một đòn “Tiên phát chế nhân”.
Trong lịch sử cận đại, sự mạo hiểm quân sự đã giúp Nhật Bản có thể “lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh”, gặt hái thành công rực rỡ. Hơn nữa, sau khi xóa bỏ những chế ước về “Quyền tự vệ tập thể”, khả năng Lực lượng tự vệ Nhật Bản sẽ triển khai nước cờ quân sự này là rất lớn.
Nâng cao khả năng tấn công cho quân đội
Khách quan mà nói, phương châm xây dựng SDF Nhật Bản hiện nay chủ yếu vẫn là phòng vệ. So với khả năng phòng vệ, năng lực tấn công của họ vẫn còn thua xa. Về điểm này, Lực lượng tự vệ trên không là thể hiện rõ nhất. Đối với các nước trên thế giới, sức mạnh không quân được biết đến nhờ khả năng tấn công. Nhưng khả năng tấn công mặt đất của Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản vẫn còn rất hạn chế
Máy bay tiêm kích F-4J mà Mỹ xuất khẩu cho Nhật Bản đã bị "cắt xén" tính năng tấn công mặt đất, còn tiêm kích F-15 thì lại càng "không có tí giá trị nào trong tấn công mặt đất". Hiện nay, tuy Nhật Bản đã nghiên cứu chế tạo chiến đấu cơ F-2 (trên cơ sở F-16) được trang bị chủ yếu để tấn công mặt đất và trên biển, nhưng chủ yếu vẫn phải mang theo tên lửa chống hạm, triển khai tác chiến chống tàu mặt nước là chính.
Máy bay chiến đấu F-2 của Nhật được chế tạo trên cơ sở F-16
Máy bay chiến đấu F-2 của Nhật được chế tạo trên cơ sở F-16
Hiện nay, Lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản vẫn còn thiếu các vũ khí tấn công mặt đất, ngoài tầm phòng không của quân địch, cũng không có tên lửa chống bức xạ để chế áp phòng không. Khả năng tấn công chính xác của Nhật Bản chủ yếu vẫn dựa vào bom dẫn đường vệ tinh thả từ trên không, độ nguy hiểm tương đối cao.
Nhìn chung, khả năng tấn công trên không của quân đội Nhật Bản, thậm chí còn kém xa so với Không quân Hàn Quốc
Cùng với việc thực thi quyền tự vệ tập thể, do nhiệm vụ của SDF được mở rộng, nên tất yếu sẽ phải tăng cường khả năng tấn công. Tuy hiện nay, khả năng này của họ còn kém nhưng với nền tảng khoa học công nghệ và sự cởi trói về cơ chế, điều này đối với Nhật Bản cũng không phải là việc khó.
Trên cơ sở tên lửa chống hạm hiện có, lắp thêm đầu dẫn ảnh hồng ngoại, đầu dẫn vô tuyến, là hoàn toàn có thể nghiên cứu chế tạo ra vũ khí tấn công mặt đất ngoài khu vực phòng không, có độ chính xác cao. Dùng khung thân tên lửa không đối không tầm trung AAM-4, lắp đặt thêm bộ chiến đấu khác vào, cũng có thể nhanh chóng phát triển thành tên lửa chống bức xạ tiên tiến.
Hơn nữa, Lực lượng tự vệ trên biển và mặt đất của Nhật Bản chắc chắn sẽ nâng cao khả năng tác chiến đổ bộ. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển đảo của Nhật, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang ngày càng căng thẳng.
Theo nhật báo Asahi Shimbun, 2 lực lượng này đã cử khoảng 800 lính tham gia cuộc tập trận RIMPAC vừa được tổ chức tại Hawaii. Đúng ngày kỉ niệm tròn 60 năm thành lập SDF Nhật Bản (1-7), các thành viên Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản cùng với quân đội Mỹ đã tiến hành huấn luyện đánh chiếm đảo tại căn cứ của Hải quân Mỹ ở phía đông đảo Oahu - Hawaii.
Máy bay vận tải C2 của Nhật Bản
Máy bay vận tải C2 của Nhật Bản
Tăng cường phái quân ra nước ngoài, xây dựng năng lực triển khai nhanh
Năm 2001, Mỹ tấn công Afghanistan, Chính phủ Nhật Bản đã cử SDF đến Ấn Độ Dương hỗ trợ các công tác hậu cần, năm 2003 SDF cũng hỗ trợ cuộc chiến tranh Iraq. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, ngoại việc Nhật Bản bị xâm lược, khi các quốc gia có quan hệ thân thiết với Nhật Bản bị tấn công vũ trang, SDF cũng sẽ được phép sử dụng vũ lực “tối thiểu cần thiết”.
Hoạt động quét mìn dưới nước của quốc tế được triển khai để bảo vệ các tuyến đường hàng hải cũng có thể được đưa vào phạm vi hoạt động của quyền tự vệ tập thể. Do đó, trong tương lai Nhật Bản có thể sẽ phái quân ra nước ngoài nhiều hơn, điều này thúc đẩy SDF tăng cường phát triển năng lực vận chuyển quân tầm xa lên một tầm cao mới.
Đối với Lực lượng tự vệ trên không, máy bay vận tải C-2 sẽ trở thành trang bị tiếp viện từ xa chủ yếu. Máy bay vận tải C-2 được thiết kế với hành trình bay 5598 km, tải trọng tối đa 30 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa trên 140 tấn. Trước năm 2017, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cần 60 chiếc C-2 để dần dần thay thế các máy bay vận tải lỗi thời C-1 và C-130H.
Ngoài ra, C-2 có thể được cải tiến, để trở thành máy bay AWACS (máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không), phương tiện vận chuyển quân tầm xa của Nhật sẽ không cần phải dựa dẫm vào trang thiết bị của Mỹ.
Hơn nữa, hai tàu đổ bộ tấn công thuộc lớp “Osumi”, hai tàu sân bay trực thăng 16DDH và 1 tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH của Lực lượng Phòng vệ trên biển đều là lực lượng tiếp viện từ xa chủ yếu, việc chế tạo các chiến hạm kế tiếp cũng sẽ được tiến hành nhanh chóng.
Các tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH ví dụ như DDH-183 Izumo đều tiềm ẩn khả năng mang theo các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 siêu mạnh F-35B. Điều này sẽ giúp SDF vừa có năng lực triển khai quân tầm xa, vừa có khả năng khống chế không phận, vừa có năng lực tấn công sâu vào trong lục địa của đối phương rất mạnh.
Tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002)
Tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002)
Năm ngoái, Nhật cũng đã có động thái điều chuyển quân tầm xa khi cử biên đội tàu, bao gồm Tàu vận tải đổ bộ LST-4002 Shimokita, tàu khu trục tên lửa Aegis DDG-177 Atago, tàu sân bay trực thăng DDH-181 Hyuga của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản sang Mỹ tham gia diễn tập “Tia chớp bình minh 2013” (Dawn Blitz 2013) được tổ chức từ ngày 10 - 26/06.
Khu vực diễn tập được tổ chức tại Trại Pendleton, California và đảo San Clemente. Cuộc diễn tập lấy tưởng định là đảo San Clemente bị “kẻ địch hùng mạnh tấn công”, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ phối hợp với hải quân đánh bộ Mỹ, đổ bộ đánh chiếm đảo. 
Trong đó, Nhật-Mỹ sẽ phối hợp thực hiện chiến lược “Mỹ tái chiếm – Nhật chốt giữ”. Quân đội Nhật cũng thao diễn khả năng đổ bộ lên bãi biển và đổ bộ vào tung thâm bằng trực thăng vận, trong điều kiện được chi viện hỏa lực của các tàu chiến trên biển. Máy bay trực thăng vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey của Mỹ cũng lần đầu tiên thực hành cất, hạ cánh trên tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật.
Khoa mục diễn tập bắn đạn thật này đã vượt xa so với các cuộc diễn tập trước theo mô hình “đảo nhỏ, tấn công quy mô nhỏ”, chỉ sử dụng lực lượng tác chiến đặc biệt, bước vào phạm vi của một cuộc đổ bộ tấn công quy mô lớn, hiệp đồng quân, binh chủng. Nó biểu lộ rõ ràng là Nhật đã chuẩn bị khả năng tấn công tái chiếm đảo từ trước đây rất lâu.
Cuộc diễn tập lần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì một mặt nó nâng cao khả năng tác chiến độc lập cho quân đội Nhật, mặt khác nó giúp quân đội nước này làm quen với những áp lực khủng khiếp trong đổ bộ đánh chiếm, tái chiếm đảo quy mô lớn để chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến cam go bảo vệ Senkaku với lực lượng hùng mạnh của quân đội Trung Quốc.
Dự kiến trong tương lai không xa, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những quốc gia có lực lượng chi viện, tác chiến tầm xa mạnh nhất Châu Á.
Thanh Tâm