Trang

17 tháng 4, 2014

'Bí mật động trời' của showbiz Việt


Mỗi đêm diễn của nghệ sĩ chỉ được vài trăm nghìn, hàng hiệu, xe hơi, nhà cao cửa rộng đều là đồ đi mượn. Nhiều người dùng thủ đoạn để kiếm tiền của đại gia...
Ngày 16/4, diễn viên Bá Thắng đã viết một bài chia sẻ dài trên Facebook tiết lộ những sự thật động trời của làng giải trí Việt. Thông tin này đã gây sốc đối với nhiều người khi biết được mặt trái của sự hào nhoáng trong giới nghệ sĩ. Đằng sau những bộ quần áo hàng hiệu, trang sức đắt tiền, nhà cửa lộng lẫy hay xế sang tiền tỷ là những góc tối mà ít ai nhìn thấy.
35001-10151437922243673-303987-3432-9605
Bá Thắng tiết lộ, nghệ sĩ giàu ở Việt Nam rất hiếm, cuộc sống xa hoa trên mặt báo chỉ là vẻ ngoài để “loè” thiên hạ.
Đầu tiên anh tiết lộ về thu nhập của nghệ sĩ: "Với nghệ sĩ sân khấu một đêm diễn kịch toát cả mồ hôi, khan cả giọng cao lắm cũng chỉ được vài trăm nghìn. Một bộ phim được chừng vài chục triệu nhưng phải bỏ công sức hàng mấy tháng trời".
Và với số tiền đó, để giữ cho mình những ánh hào quang lấp lánh, họ phải dùng đủ mọi cách để lòe thiên hạ, nào là thuê nhà, thuê xe và "nổ" là mua, hoặc mượn của đại gia. Quần áo lụa là trong các sự kiện đều là đồ đi mượn, họ khép nép vì sợ làm hỏng đồ phải đền.
Ngay trong giới nghệ sĩ, họ cũng phải mượn đồ của nhau, mua hàng cũ để quay phim. Nghệ sĩ giàu rất hiếm, và một số nguồn thu mà chúng ta thấy lộ diện qua những vụ kiện tai tiếng trong thời gian qua. 
Anh tâm sự anh chỉ là một "nghệ sĩ vô sản": "Tôi không ngại các bạn chê tôi nghèo vì trên hết tôi vẫn còn có lòng tự trọng. Tài sản lớn nhất mà tôi có là sự yêu nghề, là tình thương của khán giả và đam mê nghệ thuật của chính tôi”.
Những sự thật về làng giải trí mà Bá Thắng tiết lộ đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nếu không có những chia sẻ của Bá Thắng, có lẽ nhiều người vẫn lầm tưởng giới nghệ sĩ ai cũng giàu có, ai cũng lắm tiền, đi xe sang ở nhà xịn. Thế nhưng sự thật thì không phải như vậy.
Chính vì cái vẻ bề ngoài hào nhoáng đó mà nhiều bạn trẻ đã cố gắng dấn thân vào showbiz để mong được đổi đời. Nhưng showbiz Việt không phải là Hollywood, nơi diễn viên đóng một phim là đủ tiền sống cả năm. Suy cho cùng thì nghệ sĩ cũng là người bình thường như bao người khác mà thôi.
Habi

Việt Nam rút đăng cai ASIAD 18

Chiều 17/4, sau cuộc họp với các bộ ngành liên quan, Thủ tướng quyết định Việt Nam rút đăng cai ASIAD 18 và sẽ xin tổ chức vào một thời điểm khác thích hợp hơn.
Vietnam-ASIAD-JPG-3553-1397736647.jpg
Cuộc tranh cãi về việc Việt Nam có hay không đăng cai ASIAD 18 đã có câu trả lời cuối cùng. Ảnh: Đức Đồng.
Cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng lãnh đạo các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Sau khi nghe các báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội và giao các bộ ngành liên quan khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) cùng các đối tác liên quan để có phương án phù hợp trong việc rút đăng cai.
Theo Thủ tướng, Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức sự kiện thể thao lớn như ASIAD, việc chuẩn bị đăng cai cũng chưa chặt chẽ và khi vận động đăng cai chưa có đề án để bảo đảm tổ chức thành công khi được chấp nhận.
Cho đến nay, Đề án tổ chức ASIAD 18 vẫn chưa được Thủ tướng phê duyệt, trong bối cảnh còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận về mục đích ý nghĩa và khác nhau rất lớn về tổng mức đầu tư cũng như các nguồn kinh phí cụ thể. Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, việc đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện thể dục thể thao khu vực, quốc tế sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của đất nước, nhưng nếu tổ chức không chu đáo, không thành công thì sẽ ảnh hưởng ngược lại.
Trên thực tế, các sự kiện thể dục thể thao lớn đã được tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy nguồn thu hầu như không bù đắp đủ chi phí và hiệu quả sử dụng nhiều công trình sau khi tổ chức là không cao. Thủ tướng cũng cho rằng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam còn có nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước (cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp và phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác.
Việc đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình phải có để phục vụ cho ASIAD 18 theo hình thức xã hội hóa như sân đua xe đạp lòng chảo, làng vận động viên, khu thi đấu đua ngựa và 5 môn phối hợp… cũng như dự kiến nguồn thu từ ASIAD để bổ sung cho kinh phí tổ chức là chưa có cơ sở chắc chắc và rất khó đảm bảo. Chính phủ Việt Nam cảm ơn OCA đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong phát triển thể dục thể thao nói chung và ủng hộ thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức ASIAD 18 nói riêng. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm khác thích hợp hơn.
vne.jpg
Kết quả thăm dò trên VnExpress, từ ngày 1/4 đến 17/4. Ảnh chụp màn hình.
Trước đó vào ngày 7/6/2011, Việt Nam công bố quyết định chạy đua đăng cai ASIAD 18. Đến ngày 8/11/2012, thành phố Hà Nội được Hội đồng Olympic châu Á OCA chọn là địa điểm tổ chức sự kiện với số phiếu là 29, bỏ xa đối thủ duy nhất Surabaya (Indonesia) với 14 phiếu. 
ASIAD 18 dự kiến diễn ra vào tháng 11/2019, thu hút 12.000 vận động viên đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sẽ có 35 môn thể thao thi đấu, tại 14 địa điểm khác nhau. Theo đề án đăng cai, nước chủ nhà Việt Nam bỏ ra chi phí tổ chức là 150 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với các kỳ ASIAD gần đây (Busan năm 2002: 2,9 tỷ USD; Doha 2006: 2,8 tỷ USD; Quảng Châu 2010: 20 tỷ USD; Incheon 2014: 1,6 tỷ USD).
Dự trù chi phí thấp như vậy, theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam có sẵn khoảng 35 công trình như sân vận động Mỹ Đình, Cung thể thao dưới nước, Trung tâm huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội... từ thời tổ chức SEA Games 2003 và Asian Indoor Games 2009, chiếm khoảng 70%, và chỉ cần nâng cấp là sử dụng được; 30% còn lại được triển khai xây mới trong thời gian tới.
Một số ý kiến cho rằng giành quyền đăng cai ASIAD 18 là thắng lợi quan trọng nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có không ít quan điểm phản bác. Bên cạnh việc cho rằng Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức chung về kinh tế, việc dự chi 150 triệu USD cho cả một đại hội thể thao mang tầm châu lục cũng khó khả thi.
Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban Olympic đã nhiều lần phải giải trình với Chính phủ. Trong cuộc họp mới nhất, hồi cuối tháng 3 vừa qua, xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại con số 150 triệu USD huy động từ ngân sách nhà nước để tổ chức sự kiện này sẽ bị bội chi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo cụ thể "tổ chức thế nào, chi cái gì, cái nào được làm, cái nào không" để Chính phủ có ý kiến.
Theo kết quả thăm dò ý kiến trên trang chủ của VnExpress từ đầu tháng 4 đến nay, 87% trong số gần 85.000 độc giả cho rằng Việt Nam nên rút đăng cai ASIAD 18.
Nhóm phóng viên (Vnexpress)

Quân Ukraine bị chặn ở miền đông


Các chiến binh thân Nga ở đông Ukraine đã chiếm được sáu xe thiết giáp của quân đội Ukraine, Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Vụ việc xảy ra một ngày sau khi quân đội Ukraine bắt đầu chiến dịch giải tán những người biểu tình thân Nga khỏi những cơ quan công quyền trên khắp đông Ukraine.
Trong lúc này, Nato đang tăng cường hoạt động ở các nước thành viên giáp giới với Nga.
Sau khi binh lính Ukraine giành lại một phi trường ở ngoại ô thị trấn Kramatorsk hôm thứ Ba ngày 15/4, xe thiết giáp đã xuất hiện ở trung tâm thị trấn này vào sáng ngày hôm sau.

‘Không bắn vào đồng bào’

Phóng viên BBC đã chứng kiến những người dân thường, ít nhất một số người trong số này dường như là dân địa phương, đang cản trở binh lính Ukraine.
Cách thị trấn một vài cây số cũng có đám đông ngăn chặn đà tiến quân của binh sỹ Ukraine.
Một sỹ quan nói rằng ông không phải đến ‘để gây chiến’ và sẽ không tuân thủ mệnh lệnh ‘bắn vào đồng bào’.
“Đám đông người dân địa phương, trong đó có những người dường như theo khủng bố của Nga, ở Kramatorsk đã ngăn chặn một đoàn xe quân sự ,” Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một thông cáo.
Những chiếc xe bị chiếm này sau đó đã được đưa đến Sloviansk và được những người ‘mặc quân phục nhưng không có liên quan gì đến quân đội Ukraine’ kiểm soát, theo thông cáo.
Quân đội Ukraine không thể tiến sâu vào miền đông
Các binh sỹ Ukraine dường như đã bị tước vũ khí trước khi được những chiến binh thân Nga cho ăn uống ở Sloviansk và sau đó được đưa lên xe buýt để trở về căn cứ của họ ở thành phố Dnipropetrovsk.
Trong một diễn biến khác, hàng trăm cư dân ở Pchyolkino, phía nam Sloviansk, đã bao vây một đoàn xe quân sự 14 chiếc xe của quân đội Ukraine.
Sau đó các tay súng thân Nga được tăng cường vào đám đông. Đàm phán đã diễn ra và binh lính Ukraine được phép quay xe trở lại nhưng phải giao nộp băng đạn trong các khẩu súng trường.
Chiến dịch ‘chống khủng bố’ của Ukraine đang gần giống như là không có, hay thậm chí là thất bại hoàn toàn, phóng viên BBC David Stern ở Donetsk cho biết.
Những căng thẳng hiện nay ở miền đông Ukraine bị Kiev và phương Tây đổ lỗi cho sự can thiệp kín đáo của Nga tuy nhiên Moscow đã bác bỏ cáo buộc này.
Căng thẳng gia tăng sau khi các tay súng thân Nga chiếm giữ công sở ở khoảng 10 thị trấn ở miền đông Ukraine để yêu cầu quyền tự trị lớn hơn và trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine.

Nato hứa hẹn

Trong lúc này, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mykhailo Koval đã lên đường đến miền đông để giám sát chiến dịch ‘chống khủng bố’ mà quyền Tổng thống Olexander Turchynov loan báo hôm 15/3.
Ở thành phố Donetsk, nơi trụ sở chính quyền địa phương đã bị chiếm giữ từ ngày 6/4, các tay súng thân Nga cũng đã kiểm soát văn phòng thị trưởng.
Các cơ quan công quyền ở đông Ukraine đã bị các tay súng chiếm giữ
Họ nói với phóng viên AFP rằng yêu cầu duy nhất của họ là được tổ chức trưng cầu dân ý để biến Ukraine thành một liên bang với quyền tự trị lớn hơn cho các địa phương.
Còn ở Brussels, Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen hứa sẽ triển khai ‘thêm máy bay trên không, tàu chiến trên biển và sẵn sàng tác chiến trên bộ’.
Ông kêu gọi Moscow phải nói rõ rằng họ ‘không ủng hộ những hành động bạo lực của những chiến binh có vũ trang hay những phần tử ly khai thân Nga ở đông Ukraine’.
Trong khi đó, Cơ quan An ninh Ukraine đã công bố cái mà họ cho rằng là một loạt các cuộc điện đàm mà họ bắt được giữa mật vụ Nga và các lực lượng thân Nga ở đông Ukraine.
Trong các cuộc điện đàm này, các sỹ quan an ninh Nga đã yêu cầu lực lượng nổi dậy ở đông Ukraine ‘bắn chết’ những binh sỹ Ukraine nào không đầu hàng.
Ông Vitaliy Naida, phát ngôn nhân của cơ quan phản gián Ukraine, nói với các phóng viên rằng cũng chính những đặc vụ Nga này đã tham gia trong những sự kiện dẫn đến việc Nga sáp nhập Crimea.
Những đoạn ghi âm này không thể kiểm chứng độc lập. Tuy nhiên Moscow vẫn nói rằng những cuộc biểu tình ở đông Ukraine là hành động của người dân.

Thêm về tin này


Đòi báo NHÂN DÂN bồi thường 1000 tỷ VND


BTTD: Lê Thanh Long muốn vào đảng cs VN để làm Tổng bí thư và... thay đổi đảng?

 Tuy chưa thành công nhưng cũng đã thành "danh" rồi, ông ta đã khá nổi tiếng vì sự việc này. Nay lại kiện báo Nhân Dân đòi lấy 1000 tỷ vnd thì LTL càng nổi tiếng như chuông.

 Ngày mai ra đường hỏi đứa con nít có biết Lê Thanh Long là ai không? Nó sẽ trả lời: là TBT VN trong tương lai. Biết đâu đó?

Phạm Hải cũng đang muốn nổi tiếng nè, đang muốn làm Tổng Thống VN nè.
 À mà nè, cho hỏi nhỏ chút: làm Tổng thống thì phải viết đơn gửi ai nhỉ?


Cập nhật: 13:22 GMT - thứ tư, 16 tháng 4, 2014
Ông Lê Thăng Long
Ông Lê Thăng Long tin có thể góp phần thay đổi Đảng Cộng sản
Người muốn thành tổng bí thư kiện báo Nhân Dân và đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng vì bôi nhọ cũng như khiến ông không được vào Đảng.
Trong bài viết hồi đầu năm nay, Bấmbáo này gọi Phong trào Con đường Việt Nam mà ông Lê Thăng Long đồng khởi xướng là "trò hề" và chuyện ông ra khỏi phong trào này để xin vào Đảng Cộng sản hồi cuối năm 2013 là "đỉnh điểm của sự không bình thường."
Ông Long xác nhận với BBC ông đã hoàn chỉnh đơn kiện và sẽ gửi đi trong ngày hôm nay hoặc ngày mai để đòi bồi thường vì "bài bôi nhọ danh dự" mà báo Nhân Dân đăng.
Trong đơn kiện nhà hoạt động này cũng viết:
"Thông qua việc cụ thể là viết đơn kiện báo Nhân Dân Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tôi muốn cảnh tỉnh toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam, công chức chính quyền Việt Nam, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam buộc phải thực sự tôn trọng, phục vụ tận tụy đối với nhân dân Việt Nam.
"Tôi và nhân dân Việt Nam không muốn tại Việt Nam có quan chức mà chỉ muốn tại Việt Nam có công chức.
"Quan chức là chức vụ mang tính quan lại để cai trị nhân dân. Công chức là chức vụ công cộng để phục vụ nhân dân.
"Nhưng tôi nhận thấy thái độ của một bộ phận không nhỏ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và công chức chính quyền Việt Nam thể hiện tinh thần thái độ sống, làm việc như là quan chức chứ không phải là công chức."
"Ở Việt Nam từ nhiều năm qua đến nay tồn tại quá nhiều sự bất hợp lý, bất công. Tôi muốn cùng nhân dân Việt Nam xóa bỏ đi hoàn toàn những sự bất hợp lý, bất công."

'Thay đổi lý luận'

Giải thích cơ sở để ông đòi 1.000 tỷ đồng bồi thường, ông Long nói bài trên báo Nhân Dân ảnh hưởng tới cơ hội vào Đảng Cộng sản của ông và nếu được vào tổ chức này ông tin rằng có thể mang lại lợi ích hàng trăm ngàn tỷ đồng cho Việt Nam.
Số tiền ông đòi bồi thưởng chỉ là phần trăm nhỏ của lợi ích có thể có đó, ông Long nói.
Nhà hoạt động nói nói việc ông vào Đảng sẽ có thể mang lại "thay đổi tận gốc về vấn đề lý luận" của Đảng Cộng sản và qua đó dẫn tới cải thiện về hiệu quả kinh tế.
Khi bị chất vấn về khả năng gần như không tưởng của chuyện ông có thể trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản như ông đề nghị, nhà hoạt động nói:
"Có những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra.
"Có những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Nhưng riêng chuyện mọi người phải suy nghĩ về việc đó và mọi người tìm giải pháp [cho] việc đó thì nó đã là một bước tiến."
Ông Lê Thăng Long nói về cơ hội thành tổng bí thư
"Nhưng riêng chuyện mọi người phải suy nghĩ về việc đó và mọi người tìm giải pháp [cho] việc đó thì nó đã là một bước tiến."
Trước câu hỏi tại sao ông xứng đáng hơn các nhà hoạt động dân chủ khác để ngồi vào ghế tổng bí thư và hơn các chuyên gia khác để trở thành cố vấn cho tổng bí thư, ông Long nói:
"Mỗi người có phương pháp của mình.
"Riêng chuyện tôi đề cập thẳng thắn về việc đó là chuyện dám làm.
"Đó là một lợi thế của tôi. Và tôi tự tin vào việc đó cũng là một lợi thế và tôi tạo sự tự tin không chỉ với tôi và các anh em dân chủ mà với toàn thể người dân Việt Nam.
"Nếu anh có đủ tài, đủ đức thì anh cứ việc thể hiện mình và sẵn sàng đón nhận những vị trí để thực hiện trọng trách cho dân tộc, cho đất nước."

Chẳng phải là mất nước từng phần là gì?


Nguyễn Trọng Vĩnh 
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta. Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.


Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:

Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.

Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.

Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Hòa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.

Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000 m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm bình phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện tích khoảng 1.500 ha.

Theo một người dân Kỳ Anh nói: “Người TQ hầu như đã làm chủ thức tế huyện Kỳ Anh”.

Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ là gì trong đó không ai biết được.

Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự.

Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó Giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.

Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!

Vì đâu nên nỗi?

Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.

Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ý thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng thì nói “hữu nghị”, nhưng hành động thì ác độc, đầu óc thì thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. Làm gì có “cùng chung ý thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu Bình nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì họ đã đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. Còn ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có gì là XHCN đâu!?

Hoặc do không tiếp thụ được ý chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho mình là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế.
Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất gì, yêu cầu gì đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lý.

Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền ký thì ký, quyền bỏ qua thì bỏ qua, để mặc họ muốn gì cũng được.

Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, thì được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Phải làm gì?

1. Nhân dân kêu gọi những ai trong bộ máy cầm quyền còn tâm huyết với dân tộc, với Tổ quốc hãy đấu tranh thực hiện dân chủ, quay lại với dân, dựa vào sức mạnh của dân ngăn chặn mối nguy cho đất nước.

2. Các tổ chức, các lực lượng yêu nước liên kết nhau thành sức mạnh đấu tranh quyết liệt loại bỏ những hình bóng của loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ủng họ người có thực đức, thực tài xuất hiện cùng nhau giữ độc lập, tự chủ và đưa đất nước tiến lên.

Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội là chuốc họa.

Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vết tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.

Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.

Đồng ý với bạn Hoàng Mai, tôi cho rằng con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội lợi cho ta thì ít, lợi cho TQ thì nhiều. Trong khi tài chính của ta đương rất khó khăn, nợ nước ngoài đã chồng chất mà vay để chi một khoản tiền khổng lồ 896 triệu đôla cho con đường cao tốc này thì thật là phi lý. Là con nợ của TQ, sau này không chỉ phải trả bằng tiền mà còn phải trả họ bằng nhiều thứ khác theo đòi hỏi của họ.

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

111 ca tử vong, hơn 7.000 ca bệnh sởi

TT - Ngày 16-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có một ngày tận mắt chứng kiến các phòng bệnh đông nghẹt bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Nhi T.Ư.

- BTTD: Có bài thuốc dân gian nào chữa được bệnh sởi không?
 Ngày nhỏ tôi cũng đã bị bệnh sởi. Ngày đó bà ngoại dùng thuốc nam chữa cho tôi khỏi bệnh, nhưng tôi không nhớ bà chữa bằng cách nào? 
 Có ai biết cách trị bệnh sởi thì viết ra cho mọi người thao khảo.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong vòng vây báo chí (ảnh chụp sáng 16-4 tại Bệnh viện Nhi T.Ư) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Nỗi đau tột cùng của cha mẹ cháu H.N.P. (9 tháng tuổi, quê ở Văn Lâm, Hưng Yên) tử vong vì bệnh phổi và sởi tại Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) sáng 16-4 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Sau buổi họp kín với Tổ chức Y tế thế giới, đại diện Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - công bố số bệnh nhân mắc sởi đã lên đến trên 7.000 bệnh nhân, tức tăng hơn gấp đôi so với công bố sáu ngày trước đó. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định không giấu dịch.
"Bộ y tế không giấu dịch" ?
Đúng trong thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm Bệnh viện Nhi T.Ư lần đầu tiên kể từ đầu vụ dịch sởi, gia đình anh V. ở Văn Giang, Hưng Yên lầm lụi bế thi thể con về. Bọc con vừa vĩnh biệt cõi đời trong một chiếc khăn bông lớn, anh V. vừa đi vừa khóc, còn vợ anh phải có người dìu vì không bước nổi. Con anh V. mới 9 tháng tuổi, đến Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị viêm phổi và mắc sởi ở đây. Chứng kiến cảnh này không ai cầm được nước mắt. Đây chính là bệnh nhi thứ 104 tử vong do sởi và liên quan đến sởi tại Bệnh viện Nhi T.Ư trong hơn hai tháng qua. Tính chung tại Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và hai ca tử vong tại Yên Bái cuối tháng 1-2014, đã có tổng số 111 ca tử vong do sởi chỉ trong gần ba tháng qua.
Điều khiến dư luận quan tâm là số tử vong do sởi này cao hơn gần năm lần so với công bố cách đây sáu ngày của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, với chỉ 25 trường hợp. Về số lượng bệnh nhân sởi, sau phiên họp kín bất thường sáng 16-4, ông Nguyễn Văn Kính cho biết riêng số trẻ có xét nghiệm xác định mắc sởi đã lên đến trên 7.000 ca, tại 61/63 địa phương trong cả nước. So với công bố cách đây sáu ngày, số mắc sởi cũng tăng vọt lên hơn gấp đôi.
Trả lời về nghi vấn Bộ Y tế giấu dịch, khi chỉ sau sáu ngày số mắc sởi tăng hơn gấp đôi và số tử vong tăng gần gấp năm lần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng Bộ Y tế không giấu dịch mà tách riêng con số 25 ca tử vong chắc chắn do bệnh sởi, số còn lại là bệnh nhân sởi trên nền các bé bị tim bẩm sinh, bại não, suy dinh dưỡng... và tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong sáu ngày mà số mắc sởi tăng lên bất thường khiến người dân bất ngờ.
Theo ông Nguyễn Văn Kính, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, số mắc bệnh có thể thay đổi mỗi ngày. Tuy nhiên, giải thích này khiến những người quan tâm chưa thấy hài lòng, vì sự thay đổi quá đột ngột về số người mắc bệnh. Nỗi băn khoăn số ca mắc tăng nhanh bất thường hay Bộ Y tế “cất” bớt ca mắc, cập nhật chậm chạp số người mắc bệnh là câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng.
Hà Nội có công bố dịch hay không?
Chuyến thăm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến tới Bệnh viện Nhi T.Ư, tâm điểm của dịch sởi, là muộn màng. Tuy nhiên, đã có những giải pháp chống dịch sởi quyết liệt hơn sau chuyến đi của bà Tiến. Theo đó, Bộ Y tế giao ba bệnh viện của Hà Nội gồm Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa là vệ tinh của ba bệnh viện đầu ngành gồm Nhi T.Ư, Nhiệt đới T.Ư và Bạch Mai, ba bệnh viện tuyến cuối sẽ cử thầy thuốc đến trực chiến tại ba bệnh viện vệ tinh. “Việc này để giảm bớt việc chuyển tuyến quá đông đến bệnh viện tuyến cuối, chống lây nhiễm chéo” - bà Tiến nói.
Có đến 30% số mắc sởi và 50% số tử vong trong mùa dịch sởi này là bệnh nhi Hà Nội. Điều đáng nói hơn, theo ước tính của ông Nguyễn Nhật Cảm - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, nơi đây còn đến 100.000 trẻ chưa có miễn dịch với bệnh sởi. Những con số này khiến người ta lo lắng về nguy cơ lây lan tiếp dịch sởi ở Hà Nội, trong khi TP này không công bố dịch. Theo bà Tiến, cần tới năm yếu tố để quyết định có hay không công bố một vụ dịch nhóm B như dịch sởi, trong đó có yếu tố dịch vượt quá khả năng xử lý của địa phương, có thay đổi về tác nhân gây bệnh... “Tôi là nhà quản lý nên không phát ngôn thay công việc của chuyên môn. Việc Hà Nội có công bố dịch hay không thì giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã cho biết sẽ trao đổi với UBND TP” - bà Tiến nói.
111 ca tử vong do sởi trong thời gian chưa đầy ba tháng, trong đó riêng Hà Nội chiếm một nửa trong tổng số ca tử vong, các cơ sở điều trị luôn ở trong tình trạng quá tải bệnh nhi, phải sắp xếp 3-4 trẻ/giường, thiếu thiết bị y tế tới mức phải xuất quỹ dự trữ quốc gia, như vậy đã là vượt quá khả năng xử trí của địa phương hay chưa? Chúng tôi thông tin để bạn đọc có câu trả lời của riêng mình. Riêng về việc virút sởi đã có biến đổi về độc lực và cách lây truyền hay chưa, ông Nguyễn Văn Kính cho biết qua giải trình tự gen, chủng virút gây dịch sởi năm nay vẫn là chủng truyền thống. “Tuy nhiên để xác định độc lực có thay đổi không thì phải đợi thêm một thời gian nữa mới có câu trả lời” - ông Kính cho biết.
LAN ANH
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập dịch
Ngày 16-4, Thủ tướng Chính phủ có công điện về việc phòng chống dịch sởi. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh sởi tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế thấp nhất trường hợp bị tử vong, ngăn chặn lây chéo trong bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở y tế tuyến trung ương bị quá tải, khẩn trương dập tắt dịch sởi. Bổ sung ngay máy thở, trang thiết bị y tế, thuốc để bảo đảm cấp cứu điều trị bệnh nhân, sinh phẩm cần thiết phòng lây chéo tại các bệnh viện và chế độ đối với người làm công tác phòng chống dịch sởi...
Thủ tướng cũng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh thành phối hợp Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh cũng như ngăn chặn lây lan dịch bệnh tại cộng đồng và trong bệnh viện; khoanh vùng ổ dịch và xử lý triệt để không để lan rộng; tiêm đủ văcxin sởi cho đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Bảo đảm việc cấp đủ phương tiện, kinh phí phòng chống dịch sởi cho các cơ sở y tế trên địa bàn.
V.V.THÀNH
Tây Ninh: hết văcxin sởi và rubella
Ông Vũ Văn Ngọ, trưởng phòng hành chính tổng hợp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, cho biết tính đến sáng 16-4, bệnh viện này đã tiếp nhận 95 bệnh nhân sởi cả người lớn và trẻ em, trong đó có 16 ca bệnh rất nặng. Theo ông Ngọ, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì bệnh sởi, nhưng có một trường hợp bé gái 3 tháng tuổi ở xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng được gia đình xin về vì bệnh quá nặng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Họa - trạm trưởng trạm y tế xã Kiến Thiết, cho biết cháu bé này đã tử vong sau khi được đưa về nhà.
Trong khi đó tại Tây Ninh, nhiều người dân bức xúc khi đưa trẻ dưới 3 tuổi đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tây Ninh tiêm văcxin sởi và rubella nhưng đơn vị này hết thuốc. Ngày 16-4, ông Trần Văn Bé - giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh - cho biết hai loại văcxin này đã hết 1-2 tháng nay nên không thể cung cấp cho các trường hợp đến tiêm dịch vụ, nhưng vài ngày nữa có thể có văcxin. Ông Bé khẳng định chỉ thiếu văcxin sởi và rubella cho dịch vụ, còn văcxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia vẫn được đảm bảo.

THÂN HOÀNG - NGỌC HẬU

16 tháng 4, 2014

Toàn Nguyễn và Phạm Hải



“Ca sĩ tha hương” Toàn Nguyễn mở phòng trà ở số 428 Thống Nhất mới tp. Vũng Tàu. Các bạn vô google truy cập “Toàn Nguyễn” để nghe anh hát nhé. Ngoài ca nhạc Phạm  Hải và Toàn Nguyễn cũng là 1 cặp tennis khá nặng ký đó. Nếu bạn mê ca nhạc và tennis thì Phạm Hải và  Toàn Nguyễn hân hạnh đón tiếp  bạn tại Vũng Tàu.