Trang

16 tháng 4, 2014

Nếu vì mê đọc mà ăn cắp sách thì nên... tặng thêm sách


BTTD: Ăn cắp là xấu, nếu vì nghèo, ham học mà ăn cắp sách thì có thể tha thứ.

Nếu vì mê đọc mà ăn cắp sách thì nên... tặng thêm sách
Nếu vì lý do mê học, mê đọc nhưng không có tiền nên em lấy cắp 2 cuốn sách thì những người có trách nhiệm nên tặng luôn cho em, thậm chí cho thêm và khuyến khích em học.
 
Bác sĩ Lâm Hữu Tài, chuyên khoa tâm thần, Trung tâm tế dự phòng quận 1, TP.HCM nói như vậy sau khi xem hình ảnh nữ sinh đeo chiếc khăn quàng đỏ bị các nhân viên của một siêu thị ở tỉnh Gia Lai bắt trói 2 tay ngược về phía sau, dùng băng keo dán vào lan can, sau đó bắt đeo trước ngực tấm bảng: “Tôi là người ăn trộm”, rồi chụp hình tung lên mạng. 
Nên tặng món hàng đó cho em
Theo bác sĩ Tài, những nhân viên của siêu thị này hành xử theo kiểu xem em như một kẻ trộm cắp phải xử lý hình sự. Việc bắt trói em vào thành lan can, bắt đeo bảng “tôi là người ăn trộm” trước ngực như thế, khi em không phải là người phạm tội lớn mà xem em là một người phạm tội lớn. 
Ngay cả công an, khi bắt kẻ phạm tội, đôi lúc còn chưa bắt đeo bảng như thế, còn chừa cho họ con đường để hoàn lương.
Đây là vấn đề cần phải xem lại, khi có một tình huống xảy ra mà người lớn phải xử sự như thế nào đối với một đứa trẻ. 
Bác sĩ Tài cho rằng, nếu như em lấy món hàng gì đó có giá trị thì chuyện sẽ khác, đằng này vì lý do em mê học nhưng không có tiền nên đã lấy cắp 2 cuốn sách.
“Trong tình huống này, những người có trách nhiệm ở đây nên tặng luôn cho em, thậm chí cho thêm và khuyến khích em học. Qua đó, nhắc nhở nhẹ nhàng, dạy cho em hiểu rằng, nếu muốn điều gì mà không có tiền để mua thì cứ trình bày hoàn cảnh để mọi người ở đây xem xét giải quyết cho em.
Tôi nghĩ với vai trò giám đốc của một siêu thị, chắc chắn rằng họ cũng đã từng nhiều lần bỏ ra một số tiền lớn hơn nhiều so với 2 cuốn sách để đi làm từ thiện, tặng quà cho học sinh nghèo thì không có lý do gì người giám đốc siêu thị này lại tiếc 2 quyển sách mà không tặng luôn cho em”, bác sĩ Tài chia sẻ. 
Tương lai em về đâu
Theo bác sĩ Tài, cách hành xử của người lớn như vậy là quá nhẫn tâm. Điều này không phải 1 cá nhân mà có đến 3, 4 người cùng đồng quan điểm ứng xử như thế đối với một em bé mang chiếc khăn quàng đỏ trên cổ là hết sức phản cảm. Cách hành xử của người lớn như thế là quá ác độc, cần phải được lên án.
Việc làm này khiến em cảm thấy mình bị sỉ nhục, cảm thấy xấu hổ, tội lỗi. Bên cạnh đó, lại còn tung lên mạng, nhiều bạn bè khác của em biết được, không chỉ riêng ở địa phương của Gia Lai mà cả nước, thậm chí ở nước ngoài cũng biết được. 
Tuy em có sai là đã lấy cắp 2 cuốn sách, nhưng người lớn đối xử như thế, sẽ gây ảnh hưởng lớn về mặt tâm thần của em sau này.  
Nhiều khả năng, sau này em  sẽ rơi vào tâm lý tự ti, mặc cảm, không dám gần gủi bạn bè, thầy cô trong lớp. Và khi đó, em sẽ sống biệt lập ra khỏi tập thể mà ngày trước em đã sống một cách hồn nhiên.
“Sự hành xử  thô bạo của người lớn, khiến em sẽ sống khép kín, đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực vì cảm thấy xấu hổ. Đó là chưa kể, tuổi trẻ của em còn có những hành động dại dột, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Đối với những đứa trẻ như  thế tâm hồn còn thơ dại, rất dễ bị san chấn. Điều đó có thể ám ảnh em suốt cả cuộc đời, khiến em mất tập trung trong chuyện học hành, vì lúc nào em cũng nghĩ, mọi người xung quanh nhìn mình với một ánh mắt dè bĩu”, bác sĩ Tài phân tích.  
Điều nguy hiểm hơn, theo bác sĩ Tài, nếu sau này chẳng may có bạn bè hay một ai đó châm chọc, trêu gẹo thì có thể lập lại trong tâm hồn em những ký ức xấu, khiến em có thể dẫn đến tự sát, hoặc nhẹ hơn là bỏ học. Và khi đó, tương lai của em sẽ đi về đâu, chỉ vì 2 cuốn sách.
Giáo dục nhẹ nhàng mà khoa học
Từ sự việc trên, bác sĩ Tài cũng đề cập đến những trường hợp tương tự khác, nếu xảy ra sau này. Theo bác sĩ Tài, ngay cả những đứa bé có tiền, nhưng ham mê, thích một món hàng gì đó muốn lấy cắp mà các em nghĩ rằng, có thể qua mặt được mọi người. 
Nếu chúng ta có bắt được thì nên dạy cho các em, phân tích cho các em thấy hành vi đó là không đúng, không được xã hội chấp nhận. Phân tích cho các em thấy tác hại, nếu  sau này lớn lên mà vẫn tiếp tục hành vi này thì sẽ vi phạm pháp luật. Và có thể, chúng ta cũng nên tặng cho các em món hàng đó, để cho các em có một ấn tượng đẹp, sau này các em rút kinh nghiệm, không dám làm điều đó.   
Khi đó, các em sẽ hiểu rằng, nếu thiếu cái gì thì xin cha, mẹ hay xin thẳng những nơi bán món hàng đó. Phải dạy cho các em hiểu được chân lý sống "nghèo cho  sạch, rách cho thơm”, để xứng đáng là một học trò ngon. 
“Đối với tất cả các trẻ khi làm điều gì sai, chúng ta nên lựa lời, phân tích và kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để giáo dục, chứ không nên bêu riếu các em như thế. Phải có phương pháp nhẹ nhàng,nhưng khoa học, không nên xem trẻ như người ăn cắp ăn trộm trưởng thành”, bác sĩ Tài nhắn nhủ. 
Hồ Quang 
Chú thích: "Kẻ trộm sách" là tác phẩm của nhà văn Úc Markus Zusak đã làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times... (Ảnh: Internet)

Chứng minh nghịch lý càng tinh giản, biên chế càng tăng


BTTT:  VN  vưỡn thích chơi "ngược" mừ.


Chứng minh nghịch lý càng tinh giản, biên chế càng tăng

Sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế tăng thêm 20%.

Càng giảm càng tăng
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, qua 5 năm thực hiện Nghị định 132 của Chính phủ về tinh giản biên chế, đến cuối năm 2012, tổng số biên chế cán bộ, công chức (CBCC) từ Trung ương đến cấp huyện tăng thêm 388 – 480 người và CBCC cấp xã tăng hơn 14.000 biên chế).
Tổng biên chế cả nước năm 2013 cũng tăng hơn năm 2012. Riêng Hà Nội, tổng biên chế năm 2013, so với trước khi có chủ trương tinh giản biên chế tăng 4.704 người. Nhiều tỉnh có số biên chế rất cao, như Nghệ An 18.000 người, Thanh Hóa 17.300 người, nhiều hơn cả CBCC ở TP. Hồ Chí Minh - nơi có số dân đông nhất và nhiều cơ quan hành chính công.
Điều đáng nói, trong khi các nỗ lực cắt giảm biên chế đang thực hiện thì nhiều bộ, ngành, địa phương tiếp tục có văn bản đề nghị xin thêm biên chế.
Theo Nghị định 36 của Chính phủ, số Thứ trưởng ở mỗi bộ không vượt quá 4 người, nhưng thực tế đại đa số các bộ hiện nay đều có số Thứ trưởng nhiều hơn nghị định, trong đó có 1 bộ có đến 9 Thứ trưởng, 4 bộ có 7 Thứ trưởng, 9 bộ có 6 Thứ trưởng, 7 bộ có 5 Thứ trưởng. Tại Văn phòng Quốc hội, có đến 836 cán bộ, đông hơn cả văn phòng Chính phủ, trong số này có 214 người không có kỹ năng chuyên môn về công tác văn phòng.
Riêng Bộ Công thương và Giao thông-Vận tải thì số biên chế hiện nay đã tăng gấp đôi so với trước khi tinh giản biên chế.
Đến nỗi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản phải than rằng: “Hầu như bộ, ngành, địa phương nào cũng xin thêm biên chế gây áp lực rất lớn lên Bộ Nội vụ”, ông Thái Quang Toản nói.
Các ngành, lĩnh vực xin tăng biên chế như: Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm... Tuy nhiên, các đề xuất này đều bị từ chối do chủ trương chung là từ nay đến 2016 không tăng thêm biên chế.
Ngay cả Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng từng cho biết lâu nay việc thực hiện tinh giản biên chế có lúc đặt ra mục tiêu giảm 15%, có lúc là 20%, nhưng đều không thực hiện được.
Chính vì vậy, mới đây Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng Dự thảo Nghị định trình Chính phủ về tinh giản 100.000 biên chế từ nay đến năm 2020 với kinh phí hỗ trợ người thuộc diện tinh giản ước tính khoảng 8.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Tuấn còn khẳng định: “Mục tiêu của đợt tinh giản biên chế lần này là nhằm vào những người “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” - người không làm được việc hoặc không làm việc - để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”.
Thế nhưng, nghịch lý "càng giảm lại càng tăng"khiến Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi nghi ngại.
"Thực tế, đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm, mà còn tăng thêm tới 20% là điều khó có thể chấp nhận. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu và có cơ sở để dư luận hoài nghi về tính thực tiễn của Dự thảo, khi chỉ còn hơn 6 năm mà phải cắt giảm tới 100.000 người", ông Lợi nói.
Cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cũng chỉ ra: "nghịch lý sau 4 lần sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế nhưng sau 2-3 năm lại thấy bộ máy tăng gấp đôi".
Lái xe làm chánh văn phòng
Câu chuyện bổ nhiệm cán bộ mới đây lại làm Bộ Nội vụ đau đầu. Cụ thể, ngày 12/10/2011, ông Trương Bá Phúc, Bí thư Huyện ủy huyện Tĩnh Gia đã ký Quyết định số 216-QĐ/HU bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Hợi, công chức lái xe cơ quan Huyện ủy, giữ chức vụ Phó Văn phòng Huyện ủy.
Cùng thời gian trên, ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia ký Quyết định bổ nhiệm ông Vũ Quang Huy, cũng là lái xe cơ quan HĐND-UBND huyện Tĩnh Gia giữ chức vụ Phó Văn phòng HĐND-UBND huyện. Cả hai ông cùng phụ trách công tác hành chính, quản trị.
Tại thời điểm được bổ nhiệm, ông Hợi đã 52 tuổi còn ông Huy 51 tuổi, cả hai đều không có bằng cấp.
Mặc dù, ông Trương Bá Phúc, Bí thư Huyện ủy Tĩnh Gia, thừa nhận việc bổ nhiệm này là sainhưng ông cũng khẳng định Huyện ủy đã thực hiện đúng quy trình.
Chưa hết, tại Huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa) cũng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp đang là lái xe, không có bằng cấp lại quá tuổi, lên giữ chức Phó Chánh văn phòng Huyện ủy.
Ngày 26/5/2008, ông Lê Minh Hành, phó Bí thư thường trực Huyện ủy Lang Chánh đã ký quyết định số 234-QĐ/HU về việc bổ nhiệm ông Phạm Đức Nhần (sinh năm 1957, trú tại xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) từ cán bộ lái xe cơ quan giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy. Cũng theo quyết định bổ nhiệm, ông Phạm Đức Nhần được phân công nhiệm vụ phụ trách công việc hành chính, quản trị.
Hàng loạt lái xe bỗng nhiên là chánh văn phòng, nhưng theo giải thích của Bí thưhuyện ủy Lang Chánh, ông Nguyễn Tá Việt – thì việc này là nằm trong "cơ cấu cán bộ".
Hai quận mới xin tăng biên chế
Tại Hà Nội, sau khi vừa có quyết định thông qua tách huyện Từ Liêm thành hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm câu chuyện nhân sự, biên chế lại khiến các nhà quản lý phải suy nghĩ.
Lãnh đạo 2 quận mới kêu khó và cho rằng, cán bộ huyện Từ Liêm bị xẻ làm đôi, công việc cũng nhiều thêm, do đó đã đề xuất Chủ tịch Hà Nội sớm bổ sung cơ sở vất chất và cán bộ, công chức, viên chức ở vị trí còn thiếu.
Ông Nguyễn Văn Tứ - Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - kiến nghị Bộ Nội vụ sớm giao chỉ tiêu biên chế chính thức cho 2 quận với định mức tối thiểu bằng định mức giao cho UBND quận Cầu Giấy, Thanh Xuân (125 biên chế).
Lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, việc tăng biên chế đã được xác định từ trước khi Từ Liêm lên quận. Do đó, thành phố đã gửi Bộ Nội vụ sớm đưa ra số lượng biên chế cho 2 quận mới.
Theo Lam Lam
Đất Việt

Làm casino chỉ đủ 2 tỷ USD: Đại gia Việt ra rìa

Sẽ vẫn cấm người Việt chơi casino và các chủ đầu tư phải có trong tay ít nhất 4 tỷ USD là những điểm gây nhiều tranh cãi nhất đã tiếp tục được giữ nguyên trong dự thảo mới của Nghị đinh kinh doanh casino.

Mừng hụt
Hôm nay, 17/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Nghị định kinh doanh casino. So với “phiên bản” năm 2012, bản dự thảo mới đã thoáng hơn một vài điểm.
Cụ thể như, các điểm kinh doanh casino sẽ không bị khống chế về diện tích phải dưới 3% tổng diện tích khu du lịch tổng hợp, không bị khống chế về số lượng tối đa 2.000 máy chơi và 180 bàn chơi.
Cụ thể, dự thảo mới vẫn tiếp tục yêu cầu, chủ đầu tư tham gia dự án phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm kinh doanh casino. Về vốn, không những chủ đầu tư phải cam kết quy mô vốn là 4 tỷ USD mà còn phải đảm bảo giải ngân được 50% vốn mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực này.
Nói cách khác, chủ đầu tư sẽ chỉ được cấp phép khi đã chi tiền tươi thóc thật 2 tỷ USD. Nếu so sánh ra, quy định này còn chặt chẽ hơn cả điều kiện trong dự thảo cũ.
Với 2 điểm cơ bản trên, chính sách kinh doanh casino này đã ngay lập tức loại bỏ giấc mơ casino của các doanh nhân Việt.
Kế hoạch hốt bạc tỷ từ casino Vân Đồn (Quảng Ninh) sau cái bắt tay giữa chúa đảo Đào Hồng Tuyển- chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu và Tập đoàn ISC Corporation (Australia) có lẽ sẽ bị lỡ dở. Cho dù, tỉnh Quảng Ninh cũng đã chấp thuận cho phép ISC nghiên cứu khảo sát và liên doanh trên có thể chi tới 7 tỷ USD đầu tư thì 2 nhà đầu tư này vẫn còn mắc ở điều kiện phải đủ 10 năm kinh nghiệm.
Hiện nay, với khoảng 6 sòng bạc nhỏ đã được mở ra ở Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… và khoảng chừng 40-50 phòng chơi bằng máy ở các khách sạn lớn thì vẫn chưa có vị doanh nhân Việt nào đủ được con số 10 năm trên.
Một vị chuyên gia cũng đã phân tích, nếu đòi hỏi đạt giải ngân được 2 tỷ USD mới cho cấp phép casino thì dự án casino khu du lịch Hồ Tràm (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng chẳng đạt. Đây là casino là lớn nhất Việt Nam hiện nay, có số bàn lên tới 90 bàn và gần 1000 máy chơi nhưng sau khi hoạt động 7 tháng, đến nay, dự án mới giải ngân được 530 triệu USD. So với con số 4 tỷ USD thì mới đạt có hơn 12,5% vốn đăng ký.
Song, điều quan trọng nhất là, dự thảo vẫn tiếp tục cấm chơi casino với người Việt, chỉ cho phép, người nước ngoài và Việt kiều tham gia chơi như hiện nay. Đây đã là điều gây tranh cãi lớn tại cuộc họp của Quốc hội cuối năm ngoái và khiến không ít nhà đầu tư thất vọng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Thành, Trưởng Đại diện Cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ- Asean đã từng nhấn mạnh: “Khi họ bỏ hàng tỷ USD vào đây làm casino thì đối tượng đầu tiên là dân bản địa. Nếu xác định đối tượng đầu tiên là người nước ngoài thì họ sẽ xây luôn casino ở nước ngoài, việc gì phải vào đây?”.
Nhà đầu tư đến rồi đi
Cuối năm ngoái, chủ trương sẽ thí điểm cho người Việt tham gia chơi casino tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã được chấp thuận. Nhưng dự thảo Nghị định này lại không nhắc gì đến điều này.
Chia sẻ với chúng tôi, GS Augustine Hà Tôn Vinh nói, Chính phủ cần phải có một quyết tâm và cam kết rõ ràng khi mở ra lĩnh vực kinh doanh này.
Sòng-bài, casino, Vân-Đồn, Chu-Lai, đặc-khu-kinh-tế, Thâm-Quyến, tỷ-phú, đại-gia, siêu-giàu, khu-kinh-tế
Sẽ vẫn cấm người Việt chơi casino (ảnh: theo tn)
Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội thẩm tra Nghị định này đã coi đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và không khuyến khích.
Trong khi đó, ở cấp địa phương, các vị chủ tịch tỉnh lại đang trải thảm đỏ mời gọi các ông trùm thế giới đến làm casino ở địa bàn mình. Như bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh nói, đã có đến 10 tỉnh xin làm.
“Một lĩnh vực không khuyến khích như vậy thì tại sao, chúng ta lại kêu gọi thu hút đầu tư?”, ông Vinh băn khoăn.
Theo nghiên cứu của ông, Nhật Bản hiện nay cũng đang sục sôi bàn tính việc mở casino. Thủ tướng nước này đã lên tiếng bày tỏ rõ quan điểm sẽ phát triển lĩnh vực này và chính phủ cũng đang soạn thảo các dự luật liên quan.
Thay vì muốn người nước ngoài làm tất cả thì người Nhật lại muốn, họ sẽ bỏ vốn, là nhà đầu tư chính và chỉ thuê nước ngoài ở phần công nghệ, quản lý và điều hành. Như vậy, lợi nhuận thu về từ casino phần lớn sẽ thuộc về Nhật Bản.
Las Vegas Sand- Tập đoàn kinh doanh casino số 1 của Mỹ trong dịp đến Quảng Ninh làm việc đã hỏi lãnh đạo tỉnh này 2 câu: bao giờ tỉnh hoàn thiện hạ tầng, có sân bay quốc tế và bao giờ hoàn thành xong thể chế chính sách cho lĩnh vực này?
Khi lãnh đạo tỉnh này trả lời vẫn đang chờ trình Quốc hội thì vị tỷ phú của Las Vegas Sand đã không hỏi thêm gì nữa, chỉ nán lại chưa đầy nửa tiếng rồi lên trực thăng bay về. Họ cũng không quan tâm đến việc tỉnh này đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu thuyết trình với màn đón tiếp long trọng.
Tháng 5 tới, nước Nhật cũng mở hội nghị quốc tế bàn về casino và Tập đoàn Las Vegas Sand cũng đang có ý định sẽ đặt “cứ địa’ tại đây. Trong khi đó, sau khi nghe ngóng ở Việt Nam 2 năm mà chưa thấy có gì sáng rõ, vị tỷ phú, ông trùm sòng bài này đã gần như đình lại kế hoạch làm casino ở Việt Nam.
Trước đó, những ông chủ lớn của sòng bài thế giới cũng đã đến rồi đi, như Genting…
Liệu rằng, cho đến khi Nghị định kinh doanh casino của Việt nam ra đời, và chờ thêm vài năm nữa để Bộ Tài chính ban hành được quy hoạch kinh doanh casino thì các nhà đầu tư nước ngoài có còn hứng thú đổ tiền vào Việt Nam nữa hay không?
Theo Phạm Huyền
Vietnamnet

Ông Trần Xuân Giá và phiên tòa lịch sử


BTTD: Ông đã có danh vọng và tiền bạc, đã già, đã về hưu, đã "hạ cánh an toàn", lẽ ra ông nên nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già, tận hưởng hương vị cuộc đời. Thế mà ông vẫn còn THAM-THÂM-SI để giờ đây vướng vòng lao lý, để người đời cười chê. Tiếc thay cho ông Giá !

Trả lời VnEconomy, ông Giá nói cho dù rất tin tưởng vào sự công minh của tòa án, ông vẫn sẵn sàng cho mọi kịch bản...

Ông Trần Xuân Giá và phiên tòa lịch sử
Bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân suốt một năm qua đều nhấn mạnh đến “nhân thân tốt” của ông Giá với tư cách một người từng có nhiều đóng góp cho nền kinh tế.



In
Không quá khi nói rằng phiên tòa xử “bầu Kiên” diễn ra từ 16- 29/4/2014 sẽ là một phiên tòa lịch sử. 

Ngoài quy mô một đại án kinh tế, phiên tòa là nơi mà, lần đầu tiên, một chính khách từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bị gọi ra tòa vì những “sai phạm” kinh tế tại một doanh nghiệp cụ thể…

Đó là ông Trần Xuân Giá.

Lược sử một chữ ký “sai phạm”


Ông Trần Xuân Giá rời ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào năm 2002, nhưng năm 2006 mới là thời điểm chính thức “rời khỏi hệ thống” với quyết định giải thể Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nơi ông là Trưởng ban.

Ít tháng sau, ông trở thành cố vấn cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) trước khi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này vào năm 2008.

Sau này, trong một bài viết in  trong ấn phẩm kỷ niệm 15 năm thành lập ACB, ông đã lý giải việc đầu quân cho ACB: “Thực sự mình có nhu cầu làm việc, không phải vì thu nhập bởi ngoài lương hưu, nếu thiếu con mình đủ sức đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già. Trong khi đó, nhiều nơi lại cần mình. Vậy thì tại sao không?”.

ACB đã trả cho ông thu nhập tốt, thậm chí “khi làm tốt còn được thưởng rất tốt”, như sau này ông thừa nhận. Nhưng, ở vai trò một Chủ tịch Hội đồng Quản trị không phải cổ đông, ban lãnh đạo ACB cần ở ông uy tín, tầm ảnh hưởng sâu rộng và khả năng quản lý, hơn là sự tinh thông nghiệp vụ ngân hàng. Mặt khác, ít nhiều ông Giá đã tạo ra một hình ảnh tươi mới về một quan chức về hưu, thay vì yên tâm dưỡng già với ít nhiều “đặc lợi”, lại quyết định “tung tăng” giữa thương trường.

Từng đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 với tinh thần “doanh nghiệp và người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm”, ông Giá tự tin rằng việc ký tên vào Nghị quyết Hội đồng Quản trị ACB vào ngày 22/3/2010, theo đó ủy thác cho 19 nhân viên ACB đi “gửi tiết kiệm” cũng là “được phép”, điều mà cơ quan điều tra và viện kiểm sát nhân dân sau này coi là “không được phép”.

Trong khi ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố với nhiều tội danh, ông Trần Xuân Giá chỉ bị truy tố tội danh “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, căn cứ chính là chữ ký của ông vào bản nghị quyết Hội đồng Quản trị đã nói ở trên. Quyết định truy tố được công bố cuối tháng 9/2012, gây chấn động dư luận lúc đó.

Hai vế của tội danh, gồm “cố ý làm trái” và “gây hậu quả nghiêm trọng”, chắc chắn sẽ là nội dung tranh tụng đáng chú ý nhất tại phiên tòa sắp tới, xét trong phạm vi xét xử cá nhân ông Trần Xuân Giá.

Hai mươi tháng bị khởi tố, ông Giá cho hay bị triệu tập tổng cộng 13 lần, không lần nào dưới ba tiếng, có lần kéo dài gần cả ngày, có lần “5 tiếng liền ngồi một chỗ”. Vị quan chức từng ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thừa nhận, chưa bao giờ trong suốt cuộc đời, “cường độ làm việc” lại căng thẳng như vậy.

Căng thẳng nhất chính là thời điểm cuối năm 2012, chỉ mấy tháng sau khi bị khởi tố…

Một số nhà báo tìm gặp ông trước phiên tòa, hoặc để tác nghiệp, hoặc đơn giản chỉ là để hỏi thăm. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và tình cờ giữa ông Trần Xuân Giá với một số nhà báo, đem lại khá nhiều cảm xúc cho cả hai bên.

Vị quan chức khả kính ngày nào không còn nhiều vẻ hùng biện và sắc sảo như khi còn ngồi ghế Bộ trưởng hay những lần xuất hiện trước Quốc hội.

Câu chuyện của ông, chậm rãi và đôi khi chùng xuống mỗi lần nhắc đến những cái tên, những người quen cũ…

Tôi định hướng các cháu ba điều không”

Lịch sử tư pháp rồi đây sẽ ghi nhận phiên tòa xử “bầu Kiên” như một phiên tòa đặc biệt, ít nhất là trên phương diện hồ sơ. Nguồn tin của VnEconomy cho hay, trước ngày mở tòa, hồ sơ vụ án đã lên đến gần 30 ngàn trang.

Gần đây, một số luật sư cũng lên tiếng xin hoãn phiên tòa vì vụ án liên quan là vụ Huỳnh Thị Huyền Như vẫn đang trong giai đoạn chờ xử phúc thẩm, và do đó, chưa đủ căn cứ để xét xử vụ “bầu Kiên”.

Bản án nào đang đợi ông Trần Xuân Giá ở phía trước? Trả lời VnEconomy, ông Giá nói cho dù rất tin tưởng vào lập luận của mình và vào sự công minh của tòa án, ông vẫn sẵn sàng cho mọi kịch bản.

“Tôi thanh thản và có niềm tin từ những người ủng hộ và chia sẻ, dù rất ít người trong đó có thể lên tiếng”, ông nói.

Bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân suốt một năm qua đều nhấn mạnh đến “nhân thân tốt” của ông Giá với tư cách một người từng có nhiều đóng góp cho nền kinh tế.

Đó sẽ là cơ sở “để tòa xem xét khi lượng hình”, và cũng là cơ sở để vị cựu bộ trưởng hy vọng, dù biết mình giờ đã là một “thường dân”.

Ông Giá có hai người con, một trai một gái, hiện đều đã trưởng thành, nhưng không ai kế thừa con đường quan chức.

“Tôi định hướng các cháu ba điều không: không theo chính trị, không làm việc trong hệ thống nhà nước, không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống, nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng”, ông nói.

Người con trai lớn đang sống và làm việc ở nước ngoài, trong khi cô con gái nhỏ hiện làm chuyên gia cho Ngân hàng Thế giới (WB).

Nhiều năm qua, ông Giá sống khá giản dị bên người vợ đã theo ông suốt dặm dài cuộc đời chính khách thừa vinh quang và quãng ngắn cuộc đời “thường dân” không thiếu tủi nhục.

Trong căn nhà ở khu Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, bài thơ về chữ “Nhẫn” được ông in lên một tờ giấy A4 ép plastic nom khá cũ kỹ, được dán băng keo lên tường cạnh bàn làm việc.

Thời gian rảnh, ông tranh thủ ghi chép lại những câu chuyện cuộc đời, một cách đầy chiêm nghiệm. “Được 400 trang rồi và sẽ viết tiếp. Trước làm Bộ trưởng, mình chẳng biết gì đến máy tính, sau này đi làm doanh nghiệp buộc phải học, giờ thì thạo rồi”, ông nói.

Ukraine mất khả năng kiểm soát miền Đông


BTTD đã dự báo: Ukraina sẽ bị chia đôi hoặc có thể diệt vong. Nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tồi tệ như hiện nay là do ở Ukraina  từ hậu Liên Xô tới nay, các chính phủ đều tham nhũng và độc tài, kinh tế kém phát triển làm nhân dân nghèo khổ.


(Dân trí) - Ngày 16/4, Quốc phòng Ukraine đã hoàn toàn mất khả năng kiểm soát miền Đông nước này sau khi nhiều binh sĩ buông súng trước lực lượng thân Nga và đồng ý gia nhập lực lượng này.
 >>  Đến lượt Tổng thống Putin cảnh báo Ukraine “trên bờ vực nội chiến”
 >>  Ukraine: Người biểu tình chiếm văn phòng thị trưởng Donetsk

Các xe thiết giáp lăn bánh vào thành phố Slaviansk nhưng sau đó đều đầu hàng lực lượng thân Nga.

Các xe thiết giáp lăn bánh vào thành phố Slaviansk nhưng sau đó đều đầu hàng lực lượng thân Nga.

Trang mạng warfiles.ru cho biết từ hôm 15/4, tình hình ở miền Đông Ukraine đã trở nên vô cùng nguy hiểm với nhiều diễn biến nóng khó lường.
Tình hình này đã tác động mạnh đến tâm lý và tinh thần của các binh sĩ chính phủ khiến một số thực sự hoang mang, số khác công khai bày tỏ bất bình đối với các quyết định do chính quyền trung ương lâm thời ở Kiev đưa ra.
Kết quả, nhiều đơn vị quân đội và binh sĩ quyết định rời bỏ hàng ngũ để “đầu quân” cho lực lượng thân Nga.
Theo các nguồn tin tại chỗ, một số đơn vị lính dù ở các thành phố miền Đông đã giao nộp vũ khí, trong đó có cả pháo tự hành 2S9 Nona-S 120mm, để đứng về phía người biểu tình.
Tại thành phố Slaviansk thuộc tỉnh Donetsk, nơi khởi đầu các hoạt động chiếm giữ trụ sở công quyền, các binh sĩ chính phủ đang thảo luận với chính quyền địa phương về việc “đào ngũ” sang Cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk.
Tại thành phố Kramatorsk, một đơn vị lính thiết giáp đã tự động vô hiệu hóa vũ khí theo yêu cầu của đám đông biểu tình thân Nga, sau khi đoàn xe bọc thép của họ bị bao vây, chặn giữ.
Một phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho biết các binh sĩ thiết giáp ở Kramatorsk đã giao nộp bộ phận khai hỏa của các khẩu súng để đổi lấy cam kết được rời khỏi xe.
“Các phiến quân ủng hộ Nga đã chiếm 6 xe thiết giáp do Kiev phái đến thành phố Kramatorsk ở miền Đông để trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng ly khai”, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết cả 6 xe thiết giáp đã được đưa tới thành phố điểm nóng Slavyansk.
Còn tại thành phố Donetsk, tổ chức "Thành trì" chiếm giữ trụ sở chính quyền địa phương. Đây là thành phố thứ 8 ở miền Đông Ukrain bị người biểu tình chiếm giữ các cơ quan hành chính.
Trong khi đó, ở bên ngoài các thành phố này, một lượng lớn xe bọc thép của quân đội đang được lệnh bao vây song lại không thể di chuyển do bị người dân chặn giữ. Nhiều người dân còn thuyết phục các binh sĩ hay quay về Kiev hoặc hạ vũ khí đầu hàng.
Những diễn biến này càng củng cố nhận định trước đó cho thấy cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine sẽ ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền trung ương và đẩy Kiev vào thế có thể sẽ bị mất nốt cả khu vực này sau khi đã không thể giữ được bán đảo Crimea cách đây 2 tháng.
Vũ Anh
Tổng hợp 

Man City chết hụt "tiễn" Liverpool lên ngai vàng

 - Dẫn trước từ rất sớm, nhưng Man City phải rất vất vả mới có được trận hòa 2-2 trước Sunderland ngay tại Etihad trong trận đấu bù vòng 26 Premier League.
Lợi thế sân nhà cộng với quyết tâm cao giúp cho Man City nhanh chóng chiếm lĩnh thế trận. Ngay ở phút thứ 2 đội chủ sân Etihad đã phá vỡ thế quân bình của trận đấu.  Sau đường chuyền tinh tế của Aguero, Fernandinho đột nhập vòng cấm rồi dứt điểm tung lưới Sunderland.
Các vị khách có câu trả lời sau đó ít phút với pha lên tham gia tấn công và đánh đầu đưa bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc của O'Shea.
Man City, Sunderland
Fernandinho mở tỷ số cho Man City từ rất sớm
Phút 10, nhận bóng từ chân David Silva, Aguero tung cú nã đại bác từ ngoài vòng cấm hiểm hóc khiến thủ môn Mannone phải vất vả mới cản phá được.
Dù các học trò của HLV Manuel Pellegrini nắm quyền chủ động, nhưng các cầu thủ Sunderland cũng sẵn sàng chơi đôi công trước Man City. Và không ít lần đội khách làm chao đảo cầu môn của Joe Hart.
Đó là tình huống ở phút 19, Borini với cú sút ở góp hẹp đưa bóng đi sạt cột dọc Joe Hart khiến CĐV của Man xanh bị một phen thót tim.
Càng về cuối hiệp 1, Man City càng chiếm lĩnh được thế trận để hoàn toàn chủ động trong cả tấn công lẫn phòng ngự tuy nhiên chẳng thể có thêm bàn thắng. 
Man City, Sunderland
Wickham 2 lần sút tung lưới Joe Hart
Thậm chí, số cơ hội nguy hiểm được tạo ra từ hai phía cũng giảm đi đáng kể và trận đấu bị giảm nhiệt thấy rõ.
Qua giờ nghỉ, Man City chủ động chơi chậm hòng dưỡng sức khi mà cuối tuần một vòng đấu nữa của Premier League sẽ diễn ra. 
HLV Pellegrini cũng mau chóng rút Aguero ra khỏi sân và đưa Jovetic vào thay. Chính tiền đạo người Montengro được Man City đưa về hồi đầu mùa bằng bản hợp đồng tốn kém đã có cú sút từ khá xa, buộc Mannone phải trổ tài.
Dù chơi có phần lép vế trước chủ nhà, nhưng Sunderland lại biết tận dụng tốt cơ hội mà họ tạo ra để gây khó khăn cho gã nhà giàu thành Manchester.
Xuất phát từ tình huống phản công ở phút 73, Emanuele Giaccherini treo bóng vào trong hết sức khó chịu, vượt qua tầm kiểm soát của Joe Hart để rồi Connor Wickham ập vào đệm bóng chính xác, đưa trận đấu về vạch xuất phát.
Man City, Sunderland
Nasri ghi bàn mang về 1 điểm cho Man City
Khi mà CĐV Man City chưa hết bàng hoàng thì đội bóng của họ lại phải nhận đòn hồi mã thương. Phút 83, Sunderland có pha phản công sắc bén, vẫn là đường chuyển thuận lợi của Emanuele Giaccherini để Wickham hoàn tất cú đúp cho riêng mình với cú sút chéo góc căng như kẻ chỉ khiến Hart bó tay.
Những phút cuối trận diễn ra sôi động khi Man City gia tăng sức ép để tìm kiếm bàn gỡ. Những nỗ lực của đội chủ nhà cũng được đền đáp ở phút 88 với pha dứt điểm trong vòng cấm của Nasri khiến thủ môn Mannone bắt hụt để bóng từ từ lăn vào lưới Sunderland.
Dù rất cố gắng, nhưng thời gian là không đủ để Man City có thể ghi thêm bàn thắng qua đó đành ngậm ngùi chia điểm trước Sunderland.
Bàn thắng: Fernandinho 2, Nasri 88 - Wickham 73, 83
Đội hình ra sân:
Man City: Joe Hart, Zabaleta, Demichelis, Kompany, Kolarov, Fernandinho (Rodwell 86'), Javi Garcia, Milner, Nasri, Aguero (Jovetic 57'), Negredo (Dzeko 67')
Sunderland: Mannone, Vergini, Alonso, Brown, O'Shea, Cattermole, Colback, Larsson (Giaccherini 68'), Johnson, Borini (Scocco 69'), Wickham
Thiên Bình

PGS Văn Như Cương: Viết sách giáo khoa chỉ tốn 50 tỷ đồng


BTTD: Đền án "viết sách giáo khoa" (chính xác là  "Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa")  bộ GD-ĐT tính hết có... 34.000 tỷ vnd, còn PGS Văn Như Cương tính "viết sách giáo khoa" hết những ...50 tỷ vnd.

Ai cũng biết các quan ở VN vẽ rất đẹp, nhưng vẽ một bức tranh trừu tượng đến siêu tưởng "viêt sách giáo khoa" như bộ GD-ĐT thì quả  là "đỉnh cao trí tu", dân đen sao hiểu nổi.
(Phạm Hải  đã chỉnh sửa lại)
Nếu người viết sách mỗi tiết được trả 2 triệu đồng thì môn Toán lớp 12 tốn 200 triệu đồng và các môn ở ba cấp học cũng tốn không quá 50 tỷ đồng.
Ngày 14/4, trình bày trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, kinh phí dự kiến thực hiện đề án (chưa bao gồm tiền xây cơ sở vật chất còn thiếu) lên đến 34.275 tỷ đồng, tương đương 1,7 tỷ USD.
Số tiền này khiến Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước "thật sự hoang mang", còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì "băn khoăn" về tính khả thi. Ông Hùng đề nghị cần hoàn thiện đề án thì mới có thể trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Ngày 15/4, giải thích về con số hơn 34.000 tỷ đồng, Vụ phó Giáo dục Trung học Đỗ Ngọc Thống cho biết, tên của đề án làm nhiều người hiểu lầm vì chương trình và sách giáo khoa chỉ hết khoảng 5.000 tỷ đồng, số tiền còn lại dự toán cho các vấn đề khác, với 7-8 mục lớn.
Tương tự, năm 2011, khi đưa ra đề án đổi mới trị giá 70.000 tỷ đồng gây tranh cãi, Bộ GD&ĐT giải thích đó chỉ là con số khái toán và việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa chỉ hơn 960 tỷ đồng, số tiền còn lại để xây dựng cơ sở vật chất (khoảng 35.000 tỷ đồng), mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học (30.000 tỷ đồng), đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 390 tỷ đồng...
[Caption]
Thầy Văn Như Cương băn khoăn về con số 5.000 tỷ đồng viết sách giáo khoaẢnh:Hoàng Thùy.
Chia sẻ với VnExpress.net, PGS Văn Như Cương cho hay, chương trình và sách giáo khoa gồm rất nhiều hạng mục như tập huấn, bồi dưỡng cho người viết sách, đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm, thẩm định chương trình, dạy thử... 
"Nếu tính riêng tiền chi cho viết sách giáo khoa, tôi chỉ xin 34 tỷ đồng, phóng khoáng là 50 tỷ, tương đương 1% của số tiền 5.000 tỷ", thầy Cương nói.
Từng tham gia viết sách giáo khoa, vị giáo già cho biết, mỗi tiết được trả 300.000 đồng, sau đó tăng dần lên 500.000 đồng. Với những người tham gia viết sách giáo khoa mới, nếu được trả 2 triệu đồng mỗi tiết thì chỉ hết khoảng 34 tỷ đồng.
Ông nhẩm tính, môn Toán lớp 12 có 100 tiết, nếu trả 2 triệu đồng mỗi tiết thì hết 200 triệu đồng. Từ lớp 1 đến lớp 12 môn này tốn khoảng hơn 2 tỷ đồng. Con số này đem nhân với 12 môn học là gần 30 tỷ đồng.
Khẳng định từ trước đến nay việc viết sách rất tiết kiệm, thầy Cương đề nghị thành lập trại viết sách giáo khoa tập trung và mời các tác giả đến. Những người này cần từ bỏ công việc của mình, tách ra 3 tháng chỉ đặc phái đi viết sách xong lại về làm việc như cũ.
"Trước đây chúng tôi viết theo kiểu tay trái, nghĩa là ngày tôi vẫn dạy ở trường sư phạm, buổi tối hoặc lúc rảnh rỗi ngồi viết. Nhưng bây giờ không nên như thế, người viết cần tập trung trí tuệ", PGS Toán học nói.
Sau khi có sách rồi, kế hoạch của Bộ Giáo dục là thay sách 3 lớp đầu cấp theo kiểu cuốn chiếu nên ít nhất tiểu học mất 5 năm mới xong. Do đó, thầy Cương đề nghị nên thay mới toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 để tiết kiệm thời gian đổi mới. 
"Nhiều người lo ngại học sinh lớp 2 học ngay sách mới sẽ bị sót những kiến thức lớp 1 chưa học nhưng điều này không đáng ngại bởi chương trình mới so với chương trình cũ đã giảm đi nhiều. Hơn nữa, hiện nay các em lên lớp vẫn phải học lại một số kiến thức, nếu cần thì điều chỉnh một chút là có thể bắt nhịp được ngay, vừa giảm được thời gian vừa giảm được kinh phí", thầy Cương nhận định.
Hoàng Thùy (Vnexpress)