Trang

18 tháng 3, 2014

Cuộc sống ở Triều Tiên qua những bức ảnh





- BTTD: Triều Tiên nổi tiếng thế giới về chế độ chính trị độc tài, khắc nghiệt và nền kinh tế bao cấp, lạc hậu, người dân nghèo khổ. Nhưng qua những bức ảnh thì thấy đời sống xã hội TT khá ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ, ít người đi lại lang thang ngoài đường...(người dân được miễn phí hoàn toàn về y tế và giáo dục). Có thể nói quản lý xã hội của họ tốt hơn VN nhiều.


Người dân trên thế giới hiếm khi được có cái nhìn cận cảnh về đời sống ở Triều Tiên. Những hình ảnh được phát hành từ nhà nước lại thường theo xu hướng tuyên truyền. Sau đây là những hình ảnh chụp từ điện thoại của nhiếp ảnh gia David Gutttenfelder. 
Guttenfelder dành 100 ngày thực hiện khoảng 30 chuyến đi ở Triều Tiên. Cơ hội đến với anh khi chủ tịch của hãng thông tấn AP nảy ra ý tưởng mở văn phòng ở Triều Tiên vào năm 2011. 
Họ phải chụp ảnh những nơi khác nhau ở Triều Tiên, mà có nhiều nơi họ bị từ chối. Guttenfelder phải sử dụng máy ảnh cấu hình thấp để giảm thiểu tiếng ồn. 
Anh ghi lại hình ảnh cuộc sống nơi đây bằng điện thoại của mình ngay sau khi chính phủ Triều Tiên bắt đầu cho phép sử dụng điện thoại di động vào tháng hai năm 2013. 
 Một quân lính Triều Tiên đang đọc sách tại Đại học tập đường Nhân dân
 Bình Nhưỡng
 Đường phố ở Bình Nhưỡng
 Một cửa hàng ở Bình Nhưỡng
 Xe buýt ở Bình Nhưỡng
 Một phụ nữ đứng trước một khách sạn cao 105 tầng đang thi công
 Phòng triển lãm có hình dạng của sao Thổ
 Tường nhà sơn màu pastel ở Bình Nhưỡng
 Đồng diễn bơi lội
 Phòng thí nghiệm hình ảnh
 Trẻ em chơi đùa với máy ảnh của Guttenfelder
 Mô hình tên lửa Unha-3 ở Bình Nhưỡng
 Các áp phích tuyên truyền trên đường phố
 Ngôi sao bóng rổ của Mỹ Dennis Rodman lên đường đến thăm Triều Tiên
 Đại học tập đường Nhân dân
Đại học tập đường Nhân dân nhìn từ trên cao
 Trẻ em chơi đùa trên đường phố
 Bình Nhưỡng nhìn từ trên cao
Sân chơi trẻ em trước một tòa nhà
 Bia tưởng niệm lãnh tụ Kim Nhật Thành trên đường phố
 Các điệu nhảy truyền thống
 Chụp hình cưới 
 Học sinh trong một buổi hòa nhạc
 Các cựu chiến binh
 Các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc Triều Tiên
 Binh lính diễu hành ở Quảng trường Kim Nhật Thành
 Xích đu ở công viên có hình dạng giống tên lửa Unha-3
 Khoang hành khách trên máy bay Air Koryo đến Bắc Kinh
Các binh lính trên một chiếc xe 
 Phạm Uyên (Theo Picture Correct)

Chứng khoán bứt phá mạnh cùng tin giảm lãi suất

Chứng khoán bứt phá mạnh cùng tin giảm lãi suất

Cùng với thông tin hỗ trợ từ giảm các lãi suất chủ chốt, thị trường chứng khoán bứt phá mạnh.

Thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 17/3 với nhiều điểm đáng chú ý.
-Vnindex tạo chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp, vượt ngưỡng 600 điểm.Nếu như trước phiên giao dịch hôm nay thì nhiều lo ngại bởi chuỗi ngày tăng dài của Vnindex thì ngày giao dịch hôm nay đã gạt đi nỗi lo của nhà đầu tư. Chỉ số tăng điểm mạnh 3,53 điểm và chính thức vượt ngưỡng 600 điểm! Thanh khoản đạt mức cao 2.771,6 tỷ đồng giao dịch khớp lệnh và thoả thuận cũng đạt mức cao 451 tỷ đồng.
Về khớp lệnh: Điều đáng nói nhất là số mã tăng hôm nay trên HoSE đạt 178 mã trong khi số mã giảm chỉ 70 mã. Sự đồng thuận tăng giá này cho thấy tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư. Tất nhiên, thành quả của thị trường hôm nay phụ thuộc lớn vào các mã bluechips khi MSN tăng trần lên 108.000 đồng/CP, PVT tăng trần lên 16.000 đồng/CP-đây là 2 mã thuộc "tầm ngắm" của VNM ETF trong đợt tái cơ cấu danh mục lần này.
Về thoả thuận: Dòng tiền thoả thuận đổ dồn vào HSG khi cả ngày cổ phiếu này thoả thuận gần 4,5 triệu cổ phiếu với mức giá trần tương đương giá trị hơn 275 tỷ đồng.
-HNX-Index đạt phiên tăng mạnh 1,88 điểm lên 86,31 điểm. Sàn này gây sự chú ý lớn bởi nhóm cổ phiếu đầu cơ liên tục tăng/ tăng trần. KLS sau tin dự kiến nới room đã tăng mạnh 1.100 đồng lên 14,36 triệu cổ phiếu. VCG, PVX đều tăng trần với khớp lệnh lớn. Đáng chú ý là cầu ngoại hôm nay hút ròng hơn 900 nghìn cổ phiếu VCG.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán vừa và nhỏ tăng trần với dư mua trần khá tốt như APS, VIG, WSS, ORS, IVS, APG, HBS...
Như vậy, cùng với thông tin hỗ trợ là các lãi suất chủ chốt sẽ giảm mạnh, thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục bứt phá mạnh sau khi đã tăng "sốc" những phiên trước.

.............
Đến 14h, 2 sàn vẫn "giữ lửa" với thanh khoản cao. Tính đến thời điểm hiện tại, thanh khoản khớp lệnh 2 sàn đã đạt 3.500 tỷ đồng.
Chiều nay 17/3, NHNN tổ chức họp báo thường kỳ tháng 3.Tại buổi họp báo, đại diện NHNN đã công bố điều chỉnh giảm một loạt các lãi suất chủ chốt. Thôngtin này ngay lập tức ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của rất người. Lãi suất huy động giảm là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán.  
Đến 14h, 2 sàn có 350 mã tăng điểm trong đó có 95 mã tăng trần.
..................
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, nhờ sự đột biến của các cổ phiếu vốn hóa lớn nên chỉ số VnIndex tăng 3,56 điểm và một lần nữa lại cán mốc tâm lý 600 điểm.
Thanh khoản 2 sàn đạt 2.530 tỷ đồng và đây là mức thanh khoản khá lớn so với những phiên trước.
Cuối tuần vừa qua, thông tin tốt liên quan đến hạ lãi suất được đưa ra. Có lẽ nhờ đó mà thị trường phản ứng khá tích cực trong phiên hôm nay.
HNX-Index gần chạm 86 điểm và đây là mốc rất cao của chỉ số này trong một thời gian dài.
................
Mở đầu phiên giao dịch ngày 17/3, cả 2 sàn chứng khoán đều tăng điểm. VnIndex tăng 2,89 điểm lên sát mốc 600 điểm, HNX-Index tăng 0,85 điểm lên 85,28 điểm.
Sáng nay, điều bất ngờ nhất là cổ phiếu nhóm bluechips đã biến động rất mạnh. Cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan tăng trần sau thông tin kết quả review danh mục quý đầu tiên năm 2014 của quỹ Martket Vectors Vietnam ETF (VNM ETF). Theo ước tính của chúng tôi, VNM ETF sẽ mua thêm khoảng 8,5 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 857 tỷ đồng. [Xem thêm]
Một cổ phiếu khác trong rổ của VNM ETF là PVT-PVTrans. Cổ phiếu này hiện dư mua trần 2,6 triệu đơn vị. 
Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn tăng mạnh như FLCITALCG tăng 100 đồng;HAGSSI tăng 400 đồng; HQC tăng 200 đồng...
AGR hiện vẫn đứng đầu thanh khoản HoSE và tuần qua, cổ phiếu này đã giao dịch đột biến. Hiện, vẫn chưa có thông tin gì chính thức liên quan đến sự biến động bất thường này.
Trên HNX, cổ phiếu VCG khớp lệnh nhiều nhất với thanh khoản 4,95 triệu cổ phiếu. PVX được đẩy lên giá trần với thanh khoản 4,76 triệu cổ phiếu; KLS sau thông tin sẽ trình ĐHCĐ nới room ngoại lên 65% đã đạt mức tăng 700 đồng lên 13.300 đồng/CP.
Nhóm cổ phiếu trong danh mục PVX sẽ thoái vốn mà chúng tôi đã đề cập trước đó tiếp tục tăng mạnh với dư mua trần lớn như PVL dư trần hơn 1,03 triệu cổ phiếu; PVA dư trần 400 nghìn, PFL dư trần 651,5 nghìn; PSG dư trần 1,25 triệu cổ phiếu, PVV dư trần 63,3 triệu cổ phiếu....
Chứng khoán bứt phá mạnh cùng tin giảm lãi suất (1)Chứng khoán bứt phá mạnh cùng tin giảm lãi suất (2)
Thanh Hiên
Theo Trí Thức Trẻ

Đường cao tốc đắt vì tham nhũng và xã hội đen

cao-tốc Một đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được đưa vào khai thác từ cuối năm 2011

cao-tốc Một đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được đưa vào khai thác từ cuối năm 2011

Phải cho đến lúc Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I) bị đội kinh phí lên tới hơn 5.240 tỉ đồng


Thì mọi lý lẽ của quan chức ngành giao thông đã trở thành ngụy biện. Những góc khuất sau suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam luôn cao gấp nhiều lần so với thế giới, gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước... giờ mới bước đầu "lộ sáng".
"Bắt tay nhau" nâng giá dự án
Trả lời phỏng vấn của PV về việc có tình trạng chủ đầu tư và Cty tư vấn “bắt tay” nhau nâng đơn giá lên gấp 2-3 lần so với giá trị thực tế? Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định: “Tôi cũng xin thẳng thắn là có tình trạng “bắt tay” nhau.
Có chuyện trúng thầu bằng mọi giá, trúng bằng giá thấp, sau đó cố tình kéo dài thời gian để dẫn tới trượt giá để xin điều chỉnh. Thậm chí, có tình trạng người ta không muốn làm đúng tiến độ để vin vào đó xin điều chỉnh cái này, xin điều chỉnh cái kia”.
Theo kết quả kiểm toán thì chỉ bằng việc áp dụng định mức không đúng quy định, chủ đầu tư đã làm “đội giá” dự án hơn 275,8 tỉ đồng; tính sai khối lượng đã nâng giá dự án thêm hơn 16 tỉ đồng; bù giá do chậm tiến độ nhưng chưa rõ nguyên nhân và trách nhiệm cũng làm đội giá công trình lên thêm hơn 11,2 tỉ đồng...Có thể khẳng định, câu trả lời của Bộ trưởng Thăng là thẳng thắn. Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn chưa chỉ ra cho dư luận thấy những thủ thuật nào đã được sử dụng để đẩy giá dự án, gây thiệt hại cho ngân sách.
Cách nâng giá dự án “thô thiển” nhất mà Bộ trưởng Đinh La Thăng đã xác nhận là việc kéo dài thời gian dự án để rồi cả chủ dự án cũng như các ban quản lý dự án (BQLDA) cùng nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế “thổi giá” lên cao “chót vót”.
cao-tốc
Thảm bê tông nhựa tại km 225+100
Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Theo đó, Bộ GTVT, BQLDA 1 cùng BQLDA Thăng Long và nhà thầu tư vấn khảo sát lập dự án (TEDI) đã cùng nhau bỏ qua việc khảo sát địa chất công trình khi gặp nền đất yếu theo quy định, lựa chọn phương án thiết kế ban đầu chưa tối ưu... làm cho dự án bị kéo dài từ quý I/1999 cho đến tháng 5.2005 mới được phê duyệt - là nguyên nhân làm cho dự án đội giá từ 3.734 tỉ đồng lên tới 8.974 tỉ đồng.
Cụ thể, vì những nguyên nhân nêu trên mà dự án được điều chỉnh lần I vào tháng 8.2007 tăng thêm 3.959 tỉ đồng. Trong đó, tăng chi phí xây lắp thêm 71% (bao gồm các khoản tăng do thay đổi khối lượng dự án tới 63,46%; thay đổi giá vật tư, vật liệu tăng 20,88%; thay đổi về thể chế chính sách 15,66%) dự phòng phí tăng 18%; chi phí giải phóng mặt bằng tăng 5%...
Năm 2010, dự án lại một lần nữa được điều chỉnh tăng thêm 1.282 tỉ đồng do việc thay đổi thiết kế cầu Lạc Chính và cầu vượt Liêm Tức đã làm dự án tăng thêm 200 tỉ đồng, giá dự toán một số gói thầu tăng do trượt giá lên tới 304 tỉ đồng, điều chỉnh thay đổi chính sách (do thời gian thi công bị kéo dài) tăng thêm hơn 757,2 tỉ đồng.
Đội giá cả vì “xã hội đen”
Giải thích nguyên nhân khiến đường cao tốc bị đội giá, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, do địa chất thủy văn phức tạp khiến các tuyến đường cao tốc phải chi phí rất lớn cho việc xử lý sụt trượt, phải sử dụng cầu thay cho nền đất nên mức đầu tư cao gấp 3-5 lần so với làm đường; phải làm nhiều nút giao liên thông, cống chui dân sinh, giải phóng mặt bằng... tăng chi phí.
cao-tốc
Một điểm khai thác cát tại chân cầu Thăng Long (Hà Nội).
Dư luận còn nhớ, trong chuyến thị sát một số dự án giao thông, người đứng đầu ngành giao thông từng thốt lên: Đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thầu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.
Đầu tháng 3.2014 vừa qua, Công an Hà Nội đã khởi tố 8 bị can gồm chủ bãi khai thác và tiêu thụ cát; chủ phương tiện khai thác cát về hành vi “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”. Cơ quan điều tra xác định hành vi của các đối tượng trong vụ án là hoạt động có sự câu kết của chủ bến bãi, hình thành đường dây khai thác cát trái phép có tổ chức, đã xâm hại đến lợi ích của nhà nước.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định các chủ tàu khai thác cát trái phép đều bán cát cho chủ bãi với giá bình quân 13.000 đồng/m3. Điều làm chúng tôi đặc biệt quan tâm là lời khai của đám “cát tặc” bị bắt trong vụ án bán cho chủ bãi cát giá bình quân là 13.000đồng/m3. Còn chủ bãi bơm thẳng từ tàu lên các công trình san lấp, hoặc vận chuyển bằng xe chuyên dụng với cự ly ngắn với giá từ 60.000 - 120.000đồng/m3 tùy khoảng cách.
Để làm được điều nêu trên và che đậy được nguồn gốc cát lậu, ông D - chủ một DN kinh doanh cát - cho biết: Cát cung cấp cho công trình sẽ được “đẩy” vào giá cước vận chuyển và sẽ được hàng loạt doanh nghiệp (DN) ký lòng vòng cho nhau.
Bằng cách này, cát lậu được trở thành cát “có nguồn gốc” cung cấp cho các công trình giao thông, công trình xây dựng lớn... được thông qua các hình thức đấu thầu. Chỉ có điều, cứ sau một thời gian, sẽ có một DN trong chuỗi liên kết tiêu thụ cát nêu trên “biến mất”, nên cát lậu sẽ không còn dấu vết.
Với việc đưa được cát lậu vào các công trình xây dựng, công trình giao thông... cùng với mức “thổi giá” cát lên cao chót vót khi cung cấp cho các dự án làm đường, chi phí đầu tư sẽ phải đội giá lên gấp nhiều lần là điều dễ hiểu. Với các con đường cao tốc dài hàng trăm km, cần tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu mét khối cát đổ vào dự án, có thể thấy lý do vì sao Bộ trưởng Bộ GTVT đã bức xúc với nạn thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng của “xã hội đen, thế giới ngầm”.
Và nạn khai thác cát lậu ở trên các dòng sông, cửa biển bị dư luận phê phán gay gắt nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Không lẽ các cơ quan chức năng cứ bắt cả xã hội và nền kinh tế quốc gia phải chịu đựng việc tăng giá đường cao tốc một cách vô lý như thế?
Theo Công Thắng - Đào Tuấn
Lao động

Người Nga đang nghĩ gì về Putin?



Trong một cuộc thăm dò dư luận do Levada Center tổ chức, với kết quả được công bố hôm 13/3, 72% người Nga được hỏi ủng hộ những việc mà ông Putin đang làm với tư cách Tổng thống - Minh họa: Time.

Các nhà lãnh đạo phương Tây có thể cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin là “điên rồ” khi có ý định cho phép sáp nhập Crimea vào Nga. Tuy nhiên, hầu hết người Nga lại tự hào về ý tưởng này của nhà lãnh đạo.

Theo hãng tin Bloomberg, tỷ lệ ủng hộ ông Putin, vốn đã được củng cố sau khi Nga đăng cai Thế vận hội mùa đông vào tháng trước, đã tăng lên mức cao nhất trong 3 năm khi Nga đưa quân vào Crimea. Cuộc đối đầu căng thẳng nhất giữa Nga với phương Tây kể từ sau thời chiến tranh lạnh hóa ra lại tốt cho uy tín của điện Kremlin trong mắt người dân xứ bạch dương.

“Ông Putin chỉ đang bảo vệ các lợi ích của quốc gia. Crimea có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Nga, và đó là đất của Nga”, anh Yaroslav Batashev, 32 tuổi, một nhà kinh doanh hàng tiêu dùng ở Moscow, nhận xét. Anh Batashev cũng nói thêm rằng, anh không hẳn là một người hâm mộ Tổng thống Putin.

Dấu hiệu của sức mạnh
Kể từ khi vượt qua những cuộc biểu tình phản đối lớn nhất trong 14 năm lãnh đạo nước Nga để giành nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba vào năm 2012, ông Putin đã khẳng định quyền lực trong và ngoài nước. Bất chấp nguy cơ phải đối mặt với những lệnh trừng phạt có thể đẩy kinh tế Nga vào lần suy thoái thứ hai trong vòng 5 năm, người dân Nga vẫn xem thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin trước phương Tây quanh vấn đề Ukraine như một dấu hiệu của sức mạnh. Điều này củng cố hình ảnh của ông Putin như một nhà lãnh đạo tìm lại được sự vĩ đại của nước Nga kể từ sau khi Liên xô sụp đổ vào năm 1990.

Liên quan tới tình hình Crimea, sau cuộc bầu cử ngày 16/3 với tỷ lệ gần như tuyệt đối cử tri ủng hộ việc tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga, lãnh đạo Crimea đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và nộp đơn xin gia nhập Nga. Cùng với đó, Moscow cũng phát tín hiệu sẽ nhanh chóng để Crimea gia nhập vào Liên bang Nga.

“Chúng tôi sẽ quan tâm với phần việc của mình thật nhanh chóng và có trách nhiệm”, ông Sergei Naryshkhin, Chủ tịch Hạ viện Nga, tuyên bố trước báo giới ngày 17/3. Trước đó, giới chức ở Moscow nói rằng, Tổng thống Putin sẽ có một bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Nga vào ngày 18/3 về vấn đề Crimea.

Trong một cuộc thăm dò dư luận do Levada Center tổ chức, với kết quả được công bố hôm 13/3, 72% người Nga được hỏi ủng hộ những việc mà ông Putin đang làm với tư cách Tổng thống. Tương tự, trong cuộc thăm dò dư luận hôm 8-9/3 do trung tâm chuyên thăm dò ý kiến người dân Nga VTsIOM thực hiện, ông Putin cũng đạt tỷ lệ ủng hộ 72%.

“Việc nước Mỹ tham gia vào tình hình ở Ukriane vốn chẳng liên quan gì tới họ thật là khó chịu”, cô Ilya Knyazev, 31 tuổi, một giám đốc bán hàng ở Moscow, nhận xét. “Tôi ủng hộ Crimea gia nhập Nga, vì nếu không NATO sẽ vào Ukraine, ảnh hưởng xấu tới an ninh của Nga”.

Vai trò của truyền thông

Sự ủng hộ của người Nga đối với Tổng thống Putin một phần được đẩy lên cao bởi cuộc “tấn công” của truyền thông nước này vào những người bị cho là “phát xít” lên nắm quyền ở Ukraine sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.

“Người dân Nga thực sự sửng sốt trước những hình ảnh mà họ nhìn thấy trên truyền hình về quảng trường Độc lập ở Kiev, nơi ngập tràn cảnh bạo lực và lửa”, ông Alexander Oslon, người đứng đầu tổ chức Public Opinion Fund thuộc Chính phủ Nga, nói. “Những hình ảnh đó dẫn đến nỗi lo sợ về những gì có thể xảy ra ở Crimea, nơi phần đông dân số là người dân tộc Nga. Giờ thì Tổng thống Putin đã có sự ủng hộ áp đảo của đại đa số người dân”.

Ông Putin lên nắm quyền ở Nga vào năm 1999, sau khi Tổng thống Boris Yeltsin rời ghế như một hậu quả của việc Nga vỡ nợ số tiền 40 tỷ USD. Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin, kinh tế Nga đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 7%, một phần nhờ giá dầu thô thế giới tăng vọt.

Ông Putin - một cựu điệp viên KGB - đã tái khẳng định sự kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế và truyền thông Nga, cũng như giành sự ủng hộ cao của dân chúng, khi mạnh tay với giới tài phiệt Nga vốn là những người trở thành tỷ phú nhanh chóng nhờ thâu tóm những nguồn tài nguyên quý giá nhất của đất nước thông qua các vụ đấu giá bị thao túng. Tổng thống Putin đã bỏ tù một trong số các tài phiệt Nga, là ông Mikhail Khodorkovsky.

Crimea là nơi Nga đặt hạm đội Biển Đen kể từ khi hạm đội này được nữ hoàng Catherine Đại đế thành lập năm 1783, sau khi đế chế Ottoman từ bỏ bán đảo này. Crimea là một phần của Nga cho tới khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tặng cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Ukraine vào năm 1954, khi ông Putin mới tròn 14 tuổi.

Trọng tâm dịch chuyển

Ngay từ trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, ông Putin đã chuyển trọng tâm sang khu vực phía Đông Ukraine, nơi cũng có một số lượng lớn người nói tiếng Nga. Bộ Ngoại giao Nga nói hôm 15/3 rằng, 15 người ở phía Đông Ukraine đã lên tiếng xin được Nga bảo vệ sau một loạt vụ đụng độ chết người ở các thành phố Donetsk và Kharkiv.

Trên thực tế, nhiều người Nga có trình độ học vấn cao cảm thấy “không ổn” với chính sách của Putin về vấn đề Ukraine. Theo giớ truyền thông, các nhà tổ chức cuộc tuần hành hòa bình phản đối hành động của Nga ở Ukraine đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia ở trung tâm Moscow hôm 15/3. Tuy nhiên, cảnh sát Nga nói rằng, số người tham gia cuộc tuần hành này chỉ là 3.000 người.

“Cuộc xâm lấn sang láng giềng gần của nước Nga đã trở thành sứ mệnh ý thức hệ để chống lại phương Tây. Điều này đã bỏ qua mọi cơ sở lý lẽ, phớt lờ tất cả mọi cái giá và hậu quả, bao gồm cả hậu quả đối với chính bản thân nước Nga”, ông Joerg Forbrig, một thành viên của quỹ German Marshall Fund tại Berlin, nhận xét.

Bloomberg đánh giá, Ukraine nói chung và Crimea nói riêng là bước đi mới nhất và quan trọng nhất của Tổng thống Putin trong chiến dịch nhằm ngăn chặn điều mà ông xem là sự xâm lấn không ngừng của phương Tây vào các lợi ích của Nga kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Hầu hết các bang vùng đệm giữa Nga và Đức, nơi hàng triệu người đã chết trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã lần lượt bị hút vào Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) kể từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991. Sevastopol, nơi đặt Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng Nga. Thành phố này đã nằm dưới sự kiểm soát của người Anh và người Pháp trong cuộc chiến tranh Crimea vào thập niên 1850, và tiếp đó là lực lượng Đức quốc xã vào năm 1942-1943.

Niềm tự hào quốc gia
Trong vòng 1 năm qua, Tổng thống Putin đã củng cố vai trò của Nga ở Trung Đông bằng cách trung gian cho một thỏa thuận ngăn chặn Mỹ tấn công Syria và duy trì quyền lực cho Tổng thống nước này Bashar al-Assad - một đồng minh từ thời Liên Xô và là khách hàng mua vũ khí Nga. Ngoài ra, ông Putin cũng khuyến khích phương Tây nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân của Iran, và giành một thỏa thuận vũ khí trị giá nhiều tỷ USD với chính quyền quân sự mới của Ai Cập sau khi Mỹ ngừng viện trợ cho nước này.

“Nước Nga đã suy sụp dưới thời Boris Yeltsin. Dù có nhược điểm, ông Putin là một nhà lãnh đạo cứng rắn và không nhượng bộ, một người đã đưa nước Nga tới một vị thế tốt đẹp hơn thời điểm cách đây 1 thập niên”, thương nhân Batashev ở Moscow nhận xét.

Với nhiệm kỳ Tổng thống Nga được kéo dài lên thành 6 năm từ 4 năm, ông Putin có thể nắm quyền cho tới tận năm 2024 nếu ông ra tranh cử và lại giành thắng lợi vào năm 2018.

Tuy nhiên, theo một số nguồn thân cận, trong nội bộ Chính phủ Nga, một số quan chức hy vọng ông Putin sẽ có cách phản ứng mềm hơn với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Những người này ngại nói ra quan điểm của mình vì họ không muốn đi ngược lại những gì mà họ cho là một tiến trình đã được lựa chọn.

Một quan chức nói, việc Nga trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể quét sạch 10 năm thành quả chính sách tài chính và tiền tệ của nước này. Ngoài ra, một người khác cho rằng, sự leo thang khủng hoảng có thể khiến đồng Rúp mất 1/3 giá trị. Từ đầu năm tới nay, đồng tiền này đã mất giá 10%.

“Tôi không muốn Nga lại bị cô lập và đối đầu với cả thế giới”, cô Anatoly Kapralov, chủ một đại lý quảng cáo ở Moscow, phát biểu.

Tuy nhiên, những quan điểm như thế khó có thể lay chuyển được Putin. “Đối với nước Nga, quan trọng nhất là niềm tự hào quốc gia và văn hóa. Đó là điều thúc đẩy Tổng thống Putin đối chọi với phương Tây”, ông Nicholas Spiro, Giám đốc điều hành công ty Spiro Sovereign Strategy ở London, nhận định.