Trang

18 tháng 3, 2014

Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản


Hai nước quyết định nâng mối quan hệ lên một tầm cao mới thành quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á.

1) Nhận lời mời của Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 16-19/03/2014. Trong thời gian chuyến thăm, Nhà Vua Nhật Bản và Hoàng Hậu đã long trọng tổ chức Lễ đón và Quốc yến chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chân thành cảm ơn Nhà Vua và Hoàng Hậu, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho đoàn sự tiếp đón trọng thị và nồng nhiệt.
 
2) Ngày 18/3/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Sin-dô A-bê đã có cuộc Hội đàm cấp cao. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, hai bên quyết định nâng cấp Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á. Hai nhà Lãnh đạo cho rằng việc nâng cấp quan hệ lần này thể hiện tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển sâu rộng của quan hệ của hai nước trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.  
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe
 
I.                   Về quan hệ song phương 
1.   Về chính trị và an ninh 
Các chuyến thăm cấp cao và các cơ chế đối thoại 
 
3) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản, và Thủ tướng Sin-dô A-bê sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp cho cả hai bên. Phía Nhật Bản đã cảm ơn lời mời của phía Việt Nam.
4) Hai bên đánh giá cao vai trò quan trọng và nhất trí duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, trao đổi giữa các chính đảng và Quốc hội hai nước, trong đó có các tổ chức nghị sĩ hữu nghị. Phía Nhật Bản đánh giá cao bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Quốc hội Nhật Bản ngày 18/3/2014.
5) Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả của các cơ chế đối thoại hiện có như Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nhật Bản cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Đối thoại Đối tác chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao cũng như trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo và các Cục, Vụ liên quan của Bộ Ngoại giao hai nước.

Hợp tác Quốc phòng

6) Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về hợp tác và Trao đổi quốc phòng song phương” ký năm 2011; tiếp tục thực hiện Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt-Nhật, tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp, trong đó có cấp Bộ trưởng, quan chức cấp cao và chuyên gia; thúc đẩy hợp tác giữa các quân chủng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Nhân dân Việt Nam và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, thăm viếng của các tàu quân sự.

7) Phía Nhật hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua giúp phát triển nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm và dưới các hình thức khác.
8) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Nhật Bản tuyên bố hỗ trợ Việt Nam rà phá bom mìn thông qua Quỹ Hỗ trợ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).

Hợp tác biển
9) Hai bên khẳng định hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác về an toàn hàng hải. Trên cơ sở nhu cầu về nâng cao năng lực cho các cơ quan chấp pháp biển của Việt Nam, Thủ tướng Sin–dô A-bê thông báo sẽ sớm cử đoàn khảo sát đến Việt Nam nhằm trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực cho các cơ quan chấp pháp biển.

Hợp tác về an toàn và an ninh công cộng
10) Hai bên đánh giá cao kết quả của phiên họp Đối thoại An Ninh Nhật Bản-Việt Nam cấp Thứ trưởng, và quyết định tổ chức phiên Đối thoại tiếp theo trong năm 2014.

Hợp tác tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật
11) Phía Việt Nam đề nghị sớm đàm phán về các hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án. Phía Nhật Bản ghi nhận đề xuất của phía Việt Nam và bày tỏ hy vọng phía Việt Nam sẽ xem xét gia nhập các hiệp ước đa phương, bao gồm Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại.

12) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách pháp luật và tư pháp, bao gồm sửa đổi Hiến pháp và đánh giá cao việc Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Các vấn đề an ninh phi truyền thống

13) Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển và tội phạm mạng

2. Về kinh tế

Hỗ trợ "Chiến lược Công nghiệp hóa"

14) Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai kế hoạch hành động cho 6 ngành được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, gồm chế biến nông, thủy sản; điện tử; ô tô và phụ tùng ô tô; máy nông nghiệp; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; và đóng tàu. Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố phía Nhật Bản sẽ hợp tác giúp phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam cũng như hỗ trợ phía Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 thông qua hỗ trợ nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp của Việt Nam.

Thúc đẩy ODA và hợp tác đối tác công - tư (PPP)

15) Thủ tướng Sin-dô A-bê khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản. Thủ tướng Sin-dô A-bê cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ cùng có lợi thông qua hợp tác dựa trên công nghệ và tri thức của Nhật Bản trong quá trình triển khai ODA của Nhật Bản nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
16) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao phát biểu trên của Thủ tướng Sin-dô A-bê và cảm ơn về việc hai bên đã ký kết các Công hàm Trao đổi cho 05 dự án ODA vốn vay cho nửa cuối tài khóa 2013 trị giá 120 tỷ yên.

17) Hai bên quyết định tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác đã ký nhằm thúc đẩy phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như đường sắt, đường bộ, cảng biển, cảng hàng không trọng điểm, cấp thoát nước và phát triển tài nguyên nước trong khuôn khổ các bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của hai nước. Phía Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải tạo hệ thống đường sắt Bắc-Nam hiện có và ủng hộ cân nhắc tầm nhìn tương lai về hệ thống đường sắt Bắc-Nam mới và triển khai một cách chắc chắn việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị đang thực hiện.
18) Hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Dự án Thông quan hàng hóa tự động và hệ thống cơ sở dữ liệu Hải quan thông minh (VNACCS/VCIS).
19) Hai bên quyết định tích cực thúc đẩy hợp tác công-tư PPP nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
20) Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố rằng phía Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển 02 khu công nghiệp tại Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu theo đề nghị của Việt Nam thông qua cung cấp kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ thu hút đầu tư từ Nhật Bản.

Cải thiện môi trường đầu tư

21) Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có việc xem xét nghiêm túc mở rộng diện tích đất dành cho các trường Nhật Bản. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả Giai đoạn V của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm thúc đẩy đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Thương mại

22) Hai bên nhất trí phối hợp thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thương mại giữa hai nước, phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và dòng đầu tư vào năm 2020.
23) Phía Việt Nam đánh giá cao việc Nhật Bản nới lỏng quy chế hàm lượng tồn dư Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam xuống mức 0,2ppm và những nỗ lực của Nhật Bản tạo điều kiện và sớm hoàn tất các thủ tục về kỹ thuật để nhập khẩu thanh long, xoài và các loại hoa quả khác từ Việt Nam.

24) Thủ tướng Sin-dô A-bê hoan nghênh Việt Nam đã mở cửa thị trường chomặt hàng thịt bò, thịt lợn và nội tạng trắng của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam. Hai bên bày tỏ hy vọng sẽ sớm hoàn tất các thủ tục bổ sung về kỹ thuật có liên quan theo quy định hiện hành của Việt Nam. Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo điều kiện để sớm nhập khẩu táo từ Nhật Bản.

Nông lâm ngư nghiệp

25) Hai bên hoan nghênh việc ngày 18/3/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản ký Biên bản thảo luận về hợp tác và kế hoạch hành động năm 2014.
26) Hai bên quyết định lập cơ chế Đối thoại hợp tác để thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và sẽ sớm tổ chức phiên họp đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2014. 
27) Hai bên cũng quyết định tăng cường hợp tác công-tư nhằm thiết lập chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam và thiết lập cơ chế trao đổi về phát triển ngành công nghiệp thực phẩm của hai nước và sớm tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Việt Nam.
Cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước
28) Hai bên nhất trí cho rằng việc cải cách hệ thống ngân hàng và cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng như việc giải quyết đồng bộ vấn đề nợ xấu gồm xử lý nợ và chấn hưng doanh nghiệp là các thách thức trong trung - dài hạn đối với Việt Nam..
Năng lượng và tài nguyên

29) Hai bên khẳng định tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân. Về dự án  xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở tỉnh Ninh Thuận, hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác tích cực  để triển khai theo nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
30) Hai bên nhất trí  thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng hiệu quả và ứng dụng công nghệ phát điện than hiệu suất cao, góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
31) Hai bên khẳng định hợp tác triển khai các dự án phát triển nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách năng lượng để ổn định cung - cầu điện của Việt Nam. Hai bên nhất trí hợp tác triển khai hiệu quả dự án mẫu Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Hà Nội do Tổ chức phát triển năng lượng mới và kỹ thuật công nghiệp (NEDO) thực hiện và phổ biến ra các địa phương khác tại Việt Nam.
32) Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
Môi trường, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

33) Hai bên quyết định tiếp tục phối hợp để triển khai hiệu quả “Bản Ghi nhớ hợp tác về môi trường giữa Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản” ký tháng 12/2013. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác thông qua các hội thảo Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) về phòng quản lý thiên tainhằm chủ động giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và quản lýthiên tai. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được trong việc xây dựng Cơ chế tín chỉ chung (JCM) giữa hai nước trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản ký tháng 7/2013 và quyết định triển khai một cách chắc chắn cơ chế JCM tại Việt Nam cũng như thúc đẩy JCM như một cơ chế hiệu quả cho tăng trưởng các bon thấp  trên trường quốc tế.

34) Phía Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
35) Phía Việt Nam đánh giá cao cam kết của Nhật Bản cung cấp ô tô điện thế hệ mới cho thành phố Hà Nội.

36) Hai bên ghi nhận tầm quan trọng và khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí, cấp thoát nước. Phía Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua sử dụng công nghệ tiên tiến mà các địa phương và các công ty tư nhân của Nhật Bản có thế mạnh. 
37) Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp để triển khai hiệu quả “Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phòng quản lý thiên tailiên quan đến nước và thích ứng với biến đổi khí hậu giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản” ký tháng 9/2013. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh việc Nhật Bản chủ trì tổ chức Hội nghị Toàn cầu lần thứ 3 của Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại thành phố Xen - Đai vào tháng 3/2015. Hai bên nhất trí hợp tác vì thành công của Hội nghị.
Xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị

38) Hai bên cam kết tăng cường hợp tác toàn diện trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị bao gồm phát triển các khu đô thị sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn, công trình ngầm... Liên quan đến phát triển các khu đô thị sinh thái, hai bên cam kết phối hợp triển khai hiệu quả Biên bản hợp tác về thúc đẩy thực hiện các dự án phát triển đô thị sinh thái (eco-city) tại Việt Nam ký tháng 10/2013 giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản. Phía Nhật Bản nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy và nâng cao năng lực trong lĩnh vực phát triển đô thị.

Thông tin truyền thông và bưu chính

39) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông và bưu chính thông qua phối hợp triển khai hiệu quả “Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản” sửa đổi tháng 9/2013.
Y tế và an sinh xã hội

40) Hai bên hoan nghênh việc ngày 18/3/2014, Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực y tế. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bao gồm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về hệ thống bảo hiểm y tế công cộng và chuẩn bị cho xã hội dân số già.

41) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam và việc Nhật Bản xem xét tích cực hỗ trợ xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Việt-Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh.
42) Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác song phương về việc phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, bao gồm ung thư và các bệnh do tập quán sinh hoạt và hoan nghênh tiến triển trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành y tế giữa hai bên.
Khoa học công nghệ

43) Hai bên nhấn mạnh tầm quan trong của tăng cường hợp tác toàn diện trong lĩnh vực khoa học công nghệ và tổ chức cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam vào thời gian sớm nhất có thể. Phía Việt Nam đánh giá cao hỗ trợ của Nhật Bản về xây dựng năng lực cho các cơ sở khoa học và công nghệ của Việt Nam. Về lĩnh vực này, hai bên nhất trí đẩy mạnh hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học chung, đào tạo sinh viên, chuyên gia và cán bộ cho Việt Nam trong khuôn khổ “Chương trình đối tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững” (STATREPS) và “Chương trình nghiên cứu chung Khu vực khoa học và đổi mới công nghệ Đông Á”.

Phát triển nguồn nhân lực
44) Hai bên hoan nghênh việc ngày 18/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã ký Chương trình hợp tác chiến lược về giáo dục và đào tạo giữa hai nước.
45) Phía Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam cũng như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam. Hai bên quyết định tiếp tục thúc đẩy giao lưu giữa các trường đại học, sinh viên, và các nhà nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ của hai nước và góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Phía Việt Nam đánh giá cao việc phía Nhật Bản cân nhắc tích cực nâng cấp trường Đại học Cần Thơ và một số trường Đại học được lựa chọn khác thành các trường Đại học xuất sắc, hỗ trợ xây dựng hệ thống chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia và hợp tác phát triển một số trường dạy nghề của Việt Nam đạt tiêu chuẩm quốc tế. Hai bên khẳng định Chính phủ hai nước tiếp tục hợp tác trong Dự án Đại học Việt-Nhật do các tổ chức hữu quan của hai nước hiện đang thúc đẩy.
46) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực xây dựng để triển khai hiệu quả Biên bản hợp tác về phát triển ngành xây dựng ký tháng 6/2013.
Tiếp nhận ứng viên điều dưỡng viên,  hoặc hộ lý và thực tập sinh kỹ thuật
47) Hai bên hoan nghênh các ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đủ điều kiện của đợt tiếp nhận đầu tiên sẽ sang học tập, làm việc tại Nhật Bản từ tháng 6/2014 và khẳng định sẽ tích cực hợp tác để triển khai hiệu quả các đợt tiếp nhận tiếp theo. Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ hy vọng số lượngđiều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam được nhận sẽ gia tăng trong thời gian tới.
48) Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ tiếp nhận thực tập sinh kỹ thuật từ Việt Nam trong lĩnh vực nông-ngư nghiệp, chế biến nông-hải sản và xây dựng.

3. Về Giao lưu Văn hóa và Giao lưu Nhân dân

Thiết lập khuôn khổ đối thoại về giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân

49) Hai bên chia sẻ quản điểm về đẩy nhanh thảo luận hướng tới thiết lập một khuôn khổ đối thoại nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Hợp tác văn hóa
50) Hai bên đánh giá cao việc tổ chức thành công những hoạt động kỷ niệm phong phú của Năm Hữu nghị Việt-Nhật 2013 nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
51) Hai bên nhất trí thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước thông qua việc phối hợp tổ chức các hoạt động hai chiều nhằm quảng bá con người, văn hóa, nghệ thuật, trong đó có việc phối hợp tổ chức hàng năm Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản. Thủ tướng Sin-dô A-bê giải thích chính sách mới của Nhật Bản về giao lưu văn hóa với Châu Á được công bố tháng 12/2013 với tên gọi Dự án WA Hòa-Hoàn-Luân và đề xuất thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua việc hỗ trợ giảng dạy tiếng Nhật và vận dụng chính sách này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh đề xuất của Thủ tướng Sin-dô A-bê.

Hợp tác phát thanh truyền hình
52) Nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau dựa trên văn hóa, truyền thống và lịch sử của hai nước, hai bên nhất trí tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị thông qua sử dụng các chương trình phát thanh truyền hình trên cơ sở sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các đài truyền hình hai nước.

Thúc đẩy du lịch

53) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác du lịch giữa hai nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh việc tháng 7 năm 2013 Nhật Bản đã nới lỏng thủ tục thị thực và bày tỏ hy vọng phía Nhật Bản sẽ thực hiện các bước để đơn giản hóa thủ tục xin cấp thị thực cho người Việt Nam. Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đơn phương miễn thị thực từ năm 2004. Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi về việc sớm thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho người Việt Nam.

Giao lưu thanh niên và thể thao

54) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh việc Thủ tướng Sin-dô A-bê đang triển khai chương trình giao lưu thanh thiếu niên giữa hai nước với quy mô 1.000 người trong khuôn khổ Chương trình giao lưu thanh niên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS2.0).
55) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh thông báo của Thủ tướng Sin-dô A-bê về việc Nhật Bản tổ chức giải U-14 giao lưu bóng đá thanh thiếu niên ASEAN-Nhật Bản vào tháng 4/2014 và giải U-19 Đại hội Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 9/2014.

56) Chủ tịch nước chúc mừng Tokyo, Nhật Bản được chọn đăng cai Thế vận hội mùa Hè và Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2020 và bày tỏ sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản để tổ chức thành công các sự kiện này. Phía Nhật Bản khẳng định sẽ hỗ trợ thể thao Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Thể thao Châu Á 2019 (ASIAD 2019). Thủ tướng Sin-dô A-bê giải thích về chương trình "Thể thao cho ngày mai" của Nhật Bản. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản trong việc truyền bá giá trị của thể thao và phong trào Olympic trên thế giới.

57) Hai bên hoan nghênh việc các trường phổ thông Nhật Bản tổ chức ngày càng nhiều các chuyến du lịch học tập tới Việt Nam.

II. Về các vấn đề khu vực và quốc tế

Đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới

58) Hai bên khẳng định tăng cường phối hợp và hợp tác sâu rộng tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN+3, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)..., góp phần tích cực, mang tính xây dựng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.
59) Thủ tướng Sin-dô A-bê giải thích về chính sách an ninh của Nhật Bản, nhất là các nỗ lực gần đây trong khuôn khổ chính sách “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” trên cơ sở nguyên tắc hợp tác quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ rất mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp một cách tích cực và mang tính xây dựng vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

60) Thủ tướng Sin-dô A-bê nhấn mạnh sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản mang lại lợi ích cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và sự tăng trưởng của Việt Nam có lợi cho Nhật Bản. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ hy vọng thông qua chính sách kinh tế Abenomics, sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hợp tác trong ASEAN và Khu vực Mê Công

61) Hai bên hoan nghênh thành công của Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần thứ 5 tổ chức tháng 12 năm 2013 và nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai kết quả của các hội nghị trên. Phía Nhật Bản ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, bày tỏ sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ tích cực ASEAN tăng cường liên kết khu vực và thu hẹp khoảng cách nội khối, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015.
62) Hai bên đánh giá cao kết quả tích cực của Diễn đàn Mê Công Xanh và nhất trí tiếp tục hợp tác cùng với các tổ chức liên quan, đặc biệt là Uỷ hội Sông Mê Công (MRC), trao đổi thông tin và nghiên cứu như hợp tác nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mê Công, bao gồm nghiên cứu về đánh giá tác động của thủy điện trên dòng chính nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý nguồn nước sông Mê Công. Phía Nhật Bản quyết định dành ưu tiên cho các dự án nông nghiệp, y tế, đầu tư, thương mại, du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang phía Nam, tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam nhằm tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách trong tiểu vùng Mê Công.

63) Phía Việt Nam hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Sin-dô A-bê về việc tham vấn với các nước ASEAN để tổ chức cuộc họp không chính thức Bộ trưởng quốc phòng Nhật-ASEAN nhằm trao đổi về các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có lĩnh vực phòng chống thiên tai.
64) Thủ tướng Sin-dô A-bê hoan nghênh Việt Nam xem xét tích cực tổ chức Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 trong năm nay. Hai bên quyết định hợp tác vì thành công của Diễn đàn.
Thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)

65) Hai bên nhất trí  hợp tác chặt chẽ trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).

Liên Hợp Quốc

66) Thủ tướng Sin-dô A-bê cảm ơn việc Việt Nam liên tục ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này được mở rộng. Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên hợp quốc vào năm 2015, hai bên nhất trí sẽ tích cực hợp tác hướng tới sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liệp hợp quốc theo hướng tăng cường hiệu quả, tính hợp pháp và minh bạch, và tăng cường tính đại diện của Hội đồng Bảo an.
67) Hai bên khẳng định lại sự hợp tác nhằm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ đến năm 2015 cũng như xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau 2015. Hai bên chia sẻ nhận thức chung rằng Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 cần là một khuôn khổ hiệu quả hơn để xóa nghèo, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững và dung nạp, đảm bảo bền vững về môi trường cũng như an ninh con người, trong đó phòng quản lý thiên tai và phổ cập bảo hiểm y tế có vị trí xứng đáng.

Tự do, an toàn hàng hải

68) Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam hướng tới giải quyết các vấn đề trên biển bao gồm lĩnh vực an ninh hàng hải dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Lưu tâm đến các kết nối hàng hải và hàng không giữa Nhật Bản và Việt Nam trong khu vực, Thủ tướng Sin-dô A-bê cho rằng không thể xem nhẹ bất kỳ hành động mang tính đơn phương, cưỡng ép nào thách thức hoà bình và ổn định. Hai bên khẳng định hoà bình và ổn định trên biển là lợi ích chung của cả hai nước cũng như cộng đồng quốc tế. Hai nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ lập trường rằng tất cả các bên hữu quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của duy trì an ninh và an toàn hàng hải, đề cao tự do trên vùng biển quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và vùng trời và thương mại không bị trở ngại và đảm bảo kiềm chế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật quốc tế bao gồm UNCLOS. Hai nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm rằng Bộ Quy tắc Ứng xử tại biển Đông (COC) cần được sớm hoàn tất.

Bán đảo Triều Tiên

69) Hai bên khuyến khích Triều Tiên tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ theo các Nghị quyết có liên quan của LHQ và các cam kết trong Tuyên bố Chung của Vòng Đàm pháp Sáu bên ngày 19 tháng 9 năm 2005 và ủng hộ phi hạt nhân hoá một cách toàn bộ, kiểm chứng được trên bán đảo Triều tiên. Hai bên chia sẻ ý định tăng cường các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề bắt cóc, mối quan tâm nhân đạo của cộng đồng quốc tế. Phía Việt Nam bày tỏ sẵn sàng  hợp tác với Nhật Bản trong khả năng của mình để giải quyết vấn đề bắt cóc con tin.
 Theo Vov.vn

Crimea chính thức trở thành lãnh thổ của Nga

- BTTD: Nguyện vọng của nhân dân Crime phải được tôn trọng. Tuy nhiên việc sát nhập Crime vào Nga vẫn thiếu tính pháp lý, chưa có sự thỏa thuận (đồng thuận) với Ukraina và Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai lãnh đạo Crimea vừa đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Biển Đen vào Liên bang Nga.  Ông Putin phát biểu rằng Crimea "đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước thành viên Hạ viện, chính phủ liên bang, lãnh đạo của các khu vực và đại diện của các giới trong xã hội
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước cácđại biểu tham dự cuộc họp chung của Quốc hội tại điện Kremlin chiều naysau khi phê duyệt dự thảo hiệp ước để Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh: Reuters
"Cộng hòa Crimea chính thức được coi là một phần của Nga kể từ ngày ký hiệp ước", điện Kremlin tuyên bố vài phút sau khi Tổng thống Putin ký kết hiệp ước với các lãnh đạo Crimea.
Nhà lãnh đạo Nga hôm nay chính thức kết thúc quyết định dưới thời Xô viết của Nikita Khrushchev trao quyền quản lý Crimea cho Cộng hòa Ukraine thuộc Liên Xô. Putin nói cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea cuối tuần qua về việc sáp nhập vào Nga là một quyết định "quan trọng mang tính lịch sử".
Trong tiếng hát và tiếng nhạc quốc ca Nga, Putin và các lãnh đạo Crimea ký hiệp ước chính thức đưa bán đảo này trở thành trở thành lãnh thổ của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin bị ngắt lời ít nhất 30 lần bởi tiếng vỗ tay, các đại biểu còn đứng dậy, nhiều người rơi nước mắt.
"Trong trái tim và tâm trí của mọi người, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Nga. Cam kết này, dựa trên sự thật và công lý, đã được khẳng định, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác".
Tổng thống Nga mô tả bán đảo Biển Đen, căn cứ của Hạm hội Biển Đen, là địa điểm linh thiêng đối với không chỉ Nga mà cả ba dân tộc ở Crimea gồm Nga, Ukraine và Tatar. 
"Điều đúng đắn nhất, mà tôi biết rằng người dân Crimea sẽ ủng hộ, là Crimea sẽ có ba ngôn ngữ bình đẳng là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar Crimea", Reutersdẫn lời Putin nói.
ky-6008-1395147145.jpg
Hàng trước, từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga tại Moscow hôm nay. Ảnh: Reuters
Ông Putin lên án các nước phương Tây là "đạo đức giả" khi công nhận độc lập cho Kosovo sau khi tách khỏi Serbia, nhưng nay lại bác bỏ quyền tương tự của người dân Crimea. 
"Không thể cùng một vật mà hôm nay nói trắng, mai lại nói đen", ông Putin nói trong tiếng vỗ tay vang dội.
Ông cũng chỉ trích các nước đối tác phương Tây "đã vượt quá giới hạn" trong vấn đề Ukraine và hành xử "vô trách nhiệm". Putin khẳng định cuộc bỏ phiếu hôm 16/3 đã thể hiện nguyện vọng của người dân Crimea là được đoàn tụ với Nga sau 60 năm thuộc về Cộng hòa Ukraine.
Tổng thống Nga cảm ơn Trung Quốc vì đã ủng hộ Nga, dù Bắc Kinh bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Crimea mà Moscow bỏ phiếu phủ quyết. Ông cũng nói ông từng nghĩ rằng chắc chắn Đức sẽ ủng hộ đề nghị thống nhất của người dân Nga, như Nga từng ủng hộ Đức thống nhất năm 1990.
Và ông cũng tìm cách trấn an Ukraine rằng Nga không cần bất cứ phần lãnh thổ nào khác của họ, trước nỗi lo của Kiev rằng Nga có thể sẽ hành động tương tự đối với khu vực nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine.
"Đừng tin những người cố gắng khiến bạn lo sợ Nga và những người đe dọa rằng các khu vực khác cũng sẽ đi theo Crimea. Chúng tôi không cần lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi chỉ cần điều này", Putin khẳng định.
Ông cũng chỉ trích các lãnh đạo lâm thời ở Kiev, nói rằng họ đã đi vào con đường "phát xít".
"Những người đứng đằng sau những sự kiện gần đây, họ đã chuẩn bị cuộc đảo chính. Họ lên kế hoạch để chiếm quyền và không run sợ trước bất cứ điều gì. Khủng bố, giết người, tàn sát đều đã xảy ra", Putin nói và gọi các lãnh đạo Kiev là "chủ nghĩa dân tộc, phần tử phát xít, bài Nga và bài Do Thái".
"Đó là những người đang quyết định đời sống của Ukraine ngày nay. Cái gọi là chính quyền Ukraine hiện nay đã đưa ra đạo luật tai tiếng về chính sách ngôn ngữ, trong đó vi phạm trực tiếp quyền của người thiểu số trong quốc gia".
Ông Putin hôm qua ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập, một ngày sau khi người dân bán đảo này bỏ phiếu lựa chọn sáp nhập với Nga. Các nước phương Tây coi cuộc bỏ phiếu này của Crimea là bất hợp pháp và ban hành các lệnh trừng phạt với Nga.
Vũ Hà (Vnexpress)

Nguyễn Tấn Dũng treo bản đồ đường lưỡi bò trong phòng họp



- BTTD: Bản đồ VN và Biển Đông treo bên phải nhìn rõ đường lưỡi bò của TQ. Như thế này thì NTD đang ủng hộ TQ độc chiếm biển Đông ?






Nếu không trang điểm nàng có là sao?

Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up

Việc trang điểm được ví như "phù thủy" có thể "biến" các ngôi sao từ một diện mạo bình thường trở nên đẹp rạng rỡ.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Thanh Vân Hugo ấn tượng hơn hẳn khi trang điểm, đặc biệt đôi mắt là điểmnhấn cho gương mặt.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Mỹ Linh hoàn toàn "lột xác" khi để mặt mộc và mặt trang điểm.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Văn Mai Hương rực rỡ và tươi mới hơn khi son phấn.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Để mặt mộc, sắc đẹp của Thái Hà rất đỗi bình dị.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Lâm Chi Khanh nhợt nhạt nếu thiếu bàn tay "phù thủy trang điểm".


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Nhờ son phấn mà Diễm My 9x hấp dẫn hơn nhiều.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Nếu rũ bỏ lớp trang điểm Midu không xấu mà cũng chẳng thực sự nổi bật.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Hiền Thục đằm thắm hơn nhờ trang điểm.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Trúc Diễm rất tự tin khi khoe mặt mộc với khán giả, nhưng có sự khác biệt rõ ràng nếu tô điểm son phấn.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Khánh Thy bơ phờ, lộ dấu vết thời gian nếu thiếu các thủ thuật make- up.

Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Một Tường Vy nhợt nhạt không son phấn và đẹp tươi sáng nếu trang điểm.


Sao nữ Việt và sức mạnh kì diệu của make- up
Khán giả phải giật mình với gương mặt thật và gương mặt son phấncủa Trương Quỳnh Anh.


Theo 2sao

"10 lý do phụ nữ thời nay chớ dại mà yêu trai nghèo"

- BTTD: Thật buồn cho các chàng trai nghèo ! Nhưng nghèo mà sống lương thiện thì đâu có lỗi? Mà lương thiện ở VN thì mấy người giàu? B u ồ n !!!!!!!!!!!!!!





"Bonus" thêm một điều mà mình nói ra có vẻ hơi cành cao cành thấp và động chạm tới nhiều đàn ông. Nhưng thật sự mình còn nghĩ rằng, thời nay trai nghèo đích thị là những trai bất tài và nói thẳng ra là những trai "thất bại" rồi.
Họ và tên: Lê Ngọc Linh
Tuổi: 26
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Stylist
Mức thu nhập: trung bình 35 triệu/tháng
Tình vắt vai: 4 mảnh
Kinh nghiệm xương máu: Xin chớ dại yêu trai nghèo
Hoặc “không bao giờ để trai nghèo lọt vào mắt xanh” một lần nữa.
Có thể mọi người sẽ cho rằng mình là kiểu phụ nữ xốc nổi, ham giàu, muốn gây sự chú ý. Nhưng sự thật là mình đã tốn mấy năm trời để yêu những chàng trai nghèo. Và các mối tình đó đều kết thúc trong nhục nhã làm mình phải hối hận về suy nghĩ “không cần đàn ông tốt túi, chỉ cần đàn ông tốt tình” của mình một thời.
Đây là 10 lý do mình đúc rút ra từ bản thân, và xin khuyên là chị em cũng nên lấy nó làm gương để lựa chọn bạn đời.
Là một Stylist, qua mấy năm dại dột quan niệm “không cần đàn ông tốt túi, chỉ cần đàn ông tốt tình” của mình một thời, mình thấy lãng phí thời gian khủng khiếp (Ảnh minh họa)
Một, yêu trai nghèo sẽ không bao giờ được cảm nhận vương miện của một nữ hoàng. Ban đầu mình nghĩ, chỉ cần tình yêu của anh, mình sẽ là công chúa. Nhưng dù được yêu chiều đến mấy, mà chỉ có thể ngồi ở quán cóc uống cà phê, ở vỉa hè ăn tối hay lang thang trong chợ săn hàng thùng thì đó chỉ là hạng công chúa Lọ Lem mà thôi. Tất nhiên, thời hiện đại không có phép màu để hóa phép nên lọ lem vẫn mãi là lọ lem ngồi nơi xó bếp với những bữa tiệc tưởng tượng.
Hai, yêu trai nghèo hạ sẽ bị hạ thấp sĩ diện. Xã hội bây giờ xô bồ, con người lại quá chuộng vẻ bề ngoài. Mà mình thấy đúng thôi, “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Vật chất bên ngoài tuy không quyết định nhưng làm nên đẳng cấp con người. Hẹn hò với người yêu mà ngồi sau một chiếc xe wave cũ với chiếc xe ga nó khác hẳn.
Chỉ đi cà phê thôi, mà đến thằng trông xe nó còn có quyền khinh. Bảo nó viết phiếu gởi xe nó cũng chẳng thèm, còn bảo “xe rách đó thì chó nó lấy”. Chó không thèm lấy mà mình còn ngồi sau chiếc xe đấy, hóa ra mình không bằng chó à? Mình vẫn nhớ như in cảm giác xấu hổ và tủi thân ngày đó đã hành hạ mình thế nào. Mình tủi thân và khổ sở vô cùng.
Ba, yêu trai nghèo khiến phụ nữ trở nên tự ái, ích kỷ, đố kỵ. Hội bạn gái của mình có 5 đứa thì hết 3 đứa có người yêu có điều kiện. Lúc đầu mình toàn chỉ trích tụi nó hám vật chất. Nhưng cuối cùng, thật lòng mà nói, mình mới là người luôn khổ sở vì ganh tỵ với chúng nó.
Làm bài toán đơn giản so sánh giá trị quà cáp nhận được là biết mình đã thua đậm. Còn mỗi lần tụ họp, liếc qua cũng biết cặp mình “cùi bắp” nhất. Đi ăn hay karaoke, tụi nó đều tranh nhau trả tiền cả vì biết bạn trai mình nghèo. Làm một kẻ bu bám bạn bè như thế, mình đâm ra tự ái hay giận dỗi.
Bốn, yêu trai nghèo khiến con gái ngày càng nghèo. Tình phí là một khoản không hề nhỏ. Nếu yêu được người tiền bạc rủng rỉnh, mình chỉ cần việc hưởng thụ mà không cần phải tự móc ví. Đằng này, để hẹn hò, các khoản thường bị chia đôi. Tệ hơn là những lúc bạn trai hết xăng, hết tiền ăn... mình cũng phải quyên góp. Con gái sướng nhất là lúc được yêu. Còn như thế tính ra chả sướng.
Năm, trai nghèo thường nghèo tài năng nhưng giàu trí tưởng tượng. Hầu hết đàn ông nghèo đều không tự nhận mình bất tài. Ngược lại họ nghĩ họ chưa gặp thời. Các người yêu trước của mình đều hăng hái diễn thuyết về tương lai lập công ty này, mở dự án nọ. Mở miệng ra là nhắc đến tiền tỉ nhưng đến bữa ăn vặt trăm nghìn đồng cũng để bạn gái trả.
Sáu, nếu không giàu trí tưởng tượng thì họ cũng sẽ rất sĩ diện hão. Đã ai gặp tình huống bị người yêu vay tiền để chở mình đi ăn chưa? Một người yêu cũ của mình đã làm thế. Tức là đến chết vẫn không chịu nhận mình nghèo, không có khả năng “bao” bạn gái.
Mình nhớ như in câu nói kinh điển của chàng ta “Đây nhé, tiền này là anh mượn, anh sẽ trả. Tức là bữa ăn hôm nay vẫn được trả bằng tiền của anh. Yêu anh em sẽ chẳng phải tốn kém gì cả”. Mình phát ốm với trò sĩ diện này của anh.
Bảy, phụ nữ yêu trai nghèo thường rất khó đẹp lên. Lý do đơn giản là họ không thích bạn gái chưng diện nổi bật và bị gọi là “hoa bãi cắm bãi *** trâu”. Ngoài ra còn nguyên nhân sâu xa hơn đó là họ sợ tốn thêm tiền vào khoản làm đẹp cho người yêu. Đàn ông ai cũng thích cái đẹp, nên hễ chàng nào khó chịu vì bạn gái thích làm đẹp và biện cớ bằng cách nói “anh muốn em đơn giản mộc mạc” thì rõ là có vấn đề.
Một trong số người yêu cũ của mình có thói quen là kiếm cớ gây gổ mỗi khi mình diện đồ đẹp. Và nói thẳng luôn “Em cố tình làm anh mất mặt phải không?”. Bó tay.
Tám, yêu trai nghèo rất khó được sự đồng thuận từ gia đình. Tâm lý làm cha mẹ ai cũng muốn con gái tìm được một bến đỗ bình yên và sung túc. Thế nên, 4 lần mang người yêu về giới thiệu là 4 lần mình làm bố mẹ buồn phiền lo lắng. Phản đối thì sợ mình làm liều, nhưng đồng ý lại sợ tương lai con gái sẽ bấp bênh.
Chín, yêu trai nghèo thì xác định luôn là nặng gánh gia đình nhà chồng. Chồng nghèo, dĩ nhiên bố mẹ chồng cũng không thể khá hơn. Làm vợ, làm dâu trong một gia đình thiếu trước hụt sau, liệu có bình yên thanh thản mãi được không? Gánh nặng kinh tế mình biết, nó đủ mạnh để làm phá hủy tình yêu và sự chung thủy.
Thực sự với mình bây giờ, thời nay trai nghèo đích thị là những trai bất tài và nói thẳng ra là những trai "thất bại" rồi (Ảnh minh họa)
Mười, yêu trai nghèo rất thấp thỏm, như người đi trong đường hầm với tâm trạng chờ đợi tương lai tươi sáng phía trước. Nếu gặp may, sẽ đến lúc gặp ánh sáng. Ngược lại, đó sẽ là một cuộc đánh cược trả giá bằng cả cuộc đời chờ đợi. Và cuối cùng, nếu có may mắn hay không thì đều phải trải qua cả một chặng đường trong nghèo khó.
"Bonus" thêm một điều mà mình nói ra có vẻ hơi cành cao cành thấp và động chạm tới nhiều đàn ông. Nhưng thật sự mình còn nghĩ rằng, thời nay trai nghèo đích thị là những trai bất tài và nói thẳng ra là những trai "thất bại" rồi.
Vì thế, các bạn đừng "mắng" mình nhé. Đó chỉ là tất cả bài học xương máu và lý do mình khuyên chị em nên suy nghĩ trước khi yêu một người nghèo. Nói chung, nói trắng ra điều mình muốn nói là: Phụ nữ nên chọn trai giàu mà yêu vì sinh ra là phụ nữ thời nay, ai cũng "có giá" hết!
Nguồn : aFamily

Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng


Chắc hẳn, rất nhiều mẫu Việt cũng đang ao ước có được vòng eo "con kiến" như Minh Hằng.
Minh Hằng có thể xem là một trong những nghệ sĩ trẻ làm việc và cống hiến hết mình cho nghệ thuật.  Cũng nhờ hoạt động nghệ thuật hăng say này mà nữ ca sĩ sinh năm 1987 này chính là người có mức thu nhập khủng nhất trong giới showbiz Việt hiện nay, bỏ xa cả những tên tuổi đình đám  và "gạo cội" như Mr Đàm, Hồ Ngọc Hà hay Mỹ Tâm.
Không chỉ là một nữ ca sĩ được nhiều người yêu thích vì khả năng hát kết hợp vũ đạo mà Minh Hằng còn thử sức rất thành công với vai trò diễn viên. Để thể hiện niềm đam mê với nghiệp diễn, nữ ca sĩ đã không ngại ngần hi sinh cả vóc dáng và ngoại hình để có thể hoàn thành vai diễn. Có những vai diễn cô phải "phá dáng" tăng đến 10kg để vào vai một cô nàng học sinh mũm mĩm thế nhưng không lâu sau, Minh Hằng đã có thể lấy lại được vóc dáng cơ thể ban đầu để trở về với hình ảnh của một ca sĩ xinh xắn. Dù phải thay đổi cân nặng mỗi khi đóng phim nhưng Minh Hằng là người đẹp có ý thức rất cao trong việc giữ gìn vóc dáng cơ thể bởi hơn ai hết cô nhận thức được rằng một người nghệ sĩ muốn thành công phải có một thân hình bắt mắt và đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với khán giả. Ở thời điểm hiện tại, Minh Hằng đang được mệnh danh là một trong những người đẹp của showbiz sở hữu vòng eo đáng mơ ước nhất. Cô từng nằm trong danh sách người đẹp "đụng" vòng eo 58cm bé nhất Vbiz thế nhưng hiện tại, sau khoảng thời gian lao động cật lực để hoàn thành bộ phim "Vừa đi vừa khóc" vòng eo nữ ca sĩ chỉ còn 56cm. Và đây có thể xem là vòng eo đáng mơ ước nhất của giới giải trí Việt hiện nay.
Cùng chiêm ngưỡng vòng eo "con kiến" mà bao phụ nữ phải thầm ghen tị của Minh Hằng:
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Ở thời điểm hiện tại, Minh Hằng sở hữu vòng eo 56cm
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Cũng nhờ vòng eo thon nhỏ mà Minh Hằng ngày càng yêu thích phong cách thời trang khoe eo
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Đường cong uốn lượn của vòng eo khiến bao người không thể rời mắt
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Vòng eo của nữ ca sĩ không những nhỏ nhắn mà còn rất săn chắc
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Minh Hằng khoe vóc dáng cơ thể táo bạo trong một shoot hình nghệ thuật
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Nữ ca sĩ khoe vóc dáng đẹp trên sân khấu âm nhạc cùng vũ đạo bốc lửa
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Những chiếc áo lửng đang được Minh Hằng rất yêu thích bởi một lẽ rất đơn giản: Cô sở hữu một vòng eo quá hoàn hảo
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Người đẹp nóng bỏng trong bộ áo tắm 2 mảnh gợi cảm
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Những shoot hình 'tự sướng" khoe eo cũng không thể nào thiếu
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Minh Hằng ngày càng sở hữu vòng eo hoàn hảo và đẹp mắt hơn rất nhiều
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Những bộ cánh ôm sát, khoe đường cong không hề khiến nữ ca sĩ cảm thấy ngại ngùng
Ngất ngây vòng eo 56cm của Minh Hằng
Minh Hằng lao động nghệ thuật hăng say và cũng không quên giữ gìn vóc dáng

Giữa người với người (Công vụ và sinh tồn)

(TNO) Đêm đó tôi cùng một đồng nghiệp theo các anh công an phường X đi bắt gái mại dâm. Mặc đồ dân sự, đi xe máy, mang theo còng, thẻ ngành và súng, các anh chở chúng tôi ngồi sau, lượn ra các ngã tư nơi gái mại dâm thường đứng chờ khách.

- BTTD: Cuộc sống của h cứ  “mốc lên, mòn đirỉ ramục ra” không lối thoát. (Sống mòn- Nam Cao)


Gái mại dâm “di động” tại TP.HCM - Ảnh: Nghĩa Phạm
Có em vừa cất tiếng hỏi "Đi hông anh" là bị vài cảnh sát chụp còng tay lôi lên xe liền, nhưng cũng có em vừa nhìn thấy mấy chiếc xe máy trờ tới đã vụt phóng chạy. Chạy sao nổi với đôi giày cao gót, các em té sấp ra đường, tấm thân mỏng mảnh bị mấy thanh niên lao tới đè dí, cảnh tượng thật thảm hại. Người đi đường thoạt nhìn chẳng thể biết vì sao các em lật đật phóng chạy, và cái đám thanh niên đang không phi xe máy xuống rượt người ta rồi đè sấp ra còng chặt tay lôi lên xe máy chở đi...  là những ai, đang làm cái gì.
Về đồn. Hôm đó bắt được khá nhiều nhưng tôi nhớ nhất một em khai 16 tuổi, phổng phao, xinh đẹp, quê ở Đồng Nai, trốn nhà đi bụi và một thiếu phụ khoảng 45 tuổi, người đầy đặn, nét mặt hiền hậu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến một buổi lấy cung trong nhục hình của công an phường X.
Các công an lấy cung bắt em gái chụm tay đặt phần ngón lên bàn. Rút thắt lưng, chập đôi lại, vừa hỏi gằn từng câu vừa quật thẳng cánh xuống các đầu móng tay sơn đỏ. Chỉ chốc lát, nước mắt cô gái giàn giụa lem luốc hết khuôn mặt phấn son, tóc rũ ra, người giật lên sau mỗi lần chiếc thắt lưng quật xuống.
Còn thiếu phụ nọ không ngồi trên ghế mà ôm đầu ngồi dí xuống sàn. Người hỏi cung rất thành thạo túm từng nhúm tóc bên thái dương chị ta giật mạnh. Không khai. Anh ta thẳng chân đá mạnh vào hạ bộ chị nọ.  Hết cú này đến cú khác. Mỗi cú đá, chị ta gập mình lại rên rỉ, nước mắt lấp lánh trên mặt.
Tôi run hết cả người, quên hết mình đang ở đâu, quên hết mình đang làm gì. Đang đứng trong một nhóm công an bên ngoài, tôi nhao lên. Thì người đồng nghiệp tôi giữ chặt lại và nói thầm: "Đừng". Tôi cảm thấy ruột gan trào ra ngoài. Tôi cảm thấy muốn nôn ọe.
Lát sau, anh đội trưởng mời tôi ra uống trà. Anh xin lỗi tôi, hỏi tôi có làm sao không, rồi giải thích: "Không làm thế, những người này không khai ra bọn tú bà. Họ bị bắt rất nhiều lần rồi, đưa lên trại hết thời hạn lại quay về, ra đường đứng tiếp. Nhiều khi cứ vài tháng lại bắt lên trại một lần. Công an đi bắt quá nhiều lần, quen mặt hết trơn, biết cả gia cảnh. Nhưng nếu không khui ra được đường dây (đường dây tổ chức bán dâm - NV) thì dù biết rõ ràng (họ được chăn dắt) cũng không thể làm gì hơn. Bắt vô trung tâm một tuần, có người lên bảo lãnh là nó được ra. Như con nhỏ này. Đi đứng đường tiếp, có lúc thấy anh em còn cười. Anh em cảm thấy công việc của mình như bắt cóc bỏ dĩa, hết sức mệt mỏi. Nhưng không làm thì không được".
Đêm đó anh chở tôi đi lòng vòng những con đường trên địa bàn quận 3 mà gái mại dâm hay đứng, chỉ từng người nói vanh vách họ tên gì, bao nhiêu tuổi, đã bị bắt bao nhiêu lần. Tôi hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy những phụ nữ mặc áo bà ba, quần đen, tóc đen mượt búi một búi to sau gáy, xách cái giỏ nhựa đi chợ, nhìn đoan trang như bà nội trợ của một gia đình khá giả nền nếp, mà lại có tuổi nghề bán dâm dài thượt. Lại có cả bà cụ trên 70 tuổi bị bắt bao nhiêu lần vẫn quay lại "hành nghề". Riết chán, công an làm lơ, không thèm bắt bà nữa.
Có một thứ cảm xúc có thật gọi là "chai lì" trong nghề nghiệp, mà nghề nghiệp nào hình như cũng vậy. Khi suốt nhiều năm phải đi bắt các phụ nữ bán dâm và phá các đường dây bán dâm, mà là bắt đi bắt lại, phá đi phá lại, thì trong con mắt các anh công an, những cô gái điếm thậm chí không được coi là những con người bình thường chứ đừng nói đến việc như những phụ nữ. Hoặc những phụ nữ trẻ. Hoặc những phụ nữ trẻ và đẹp.
Vì thế, mặc dù khêu gợi, mặc dù là phụ nữ, mặc dù trẻ và đẹp, nhưng các cô gái bán dâm lúc này tuyệt nhiên không gây được cảm xúc nhân tính nào với các anh công an, ngoài việc chỉ là những đối tượng của công việc. Mà hơn nữa, đó là những đối tượng ranh ma, lì lợm, khiến các anh tốn thời gian, tốn công sức nhưng vô vọng. Sự "cứng đầu" của những kẻ phạm tội cộng với sự rối rắm và thiếu hiệu quả của pháp luật khiến các anh công an trút nỗi tức giận, sự bất lực và mệt mỏi từ công việc vào những cú đấm đạp. Không còn người phạm tội mà chỉ là bằng chứng của sự khinh thị hiển nhiên. Không còn vị đại diện của pháp luật mà là một cỗ máy mù mắt đang gầm thét.
Tôi nghĩ nó như một sự "giận cá chém thớt", xả stress một cách vô thức.
Khoảng 2 giờ đêm, cuối cùng, khi kết thúc màn nhục hình và lấy cung, hoàn tất biên bản, chúng tôi áp giải các cô gái bán dâm lên trung tâm (trung tâm giáo dục - dạy nghề phụ nữ, các cô gái mại dâm được đưa vào đây để học nghề) ở Thủ Đức. Trên xe, hầu hết thời gian chúng tôi im lặng. Ra khỏi nội thành, cả công an và các cô gái mại dâm hình như đều trở thành những người khác. Đôi mắt quắc lên hung hãn, đôi tay từng chập đôi chiếc thắt lưng quật không thương tiếc vào những ngón tay con gái để móng dài sơn đỏ...  không còn. Các anh công an tháo mũ, vuốt mái tóc đẫm mồ hôi ra dưới làn gió đêm, kéo chiếc áo sắc phục ra khỏi thắt lưng một chút, ngả người trên lưng ghế. Các cô gái nhạt hết son phấn và vẻ đong đưa bán chác, tóc xổ ra được quấn gọn sau gáy, ngồi kẹp hai tay vào đùi, bỗng chân chất như con Nụ cái Thắm dưới quê, thời chưa trôi sông lạc chợ. Và đó là lúc thỉnh thoảng vài câu hỏi phá tan bầu không khí im lặng.
Anh công an hỏi, bé X (con của cô gái điếm) giờ gởi ai (mẹ nó phải vào trại một thời gian). Cô gái điếm đáp chắc nhỏ bạn coi giùm. Anh công an nói gởi nó về ông bà ngoại đi, nó lớn rồi, phải lo đi học. Cô gái điếm im lặng. Lát sau cô chắc lưỡi nói, chắc kỳ này em cũng phải tính vậy.
Vài hơi thở dài.
Chỉ có vậy.
Không một câu nào khuyên nên hoàn lương, nên học lấy nghề nghiệp nào đó, cũng không hề có câu nào kiểu thôi cố gắng cải tạo tốt nhé, chóng trở thành công dân lương thiện...
Và tôi nghĩ những mẩu đối thoại đó mới chính là đối thoại giữa người với người.
Hoàng Xuân
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là người viết báo tự do đang sống tại TP.HCM.